Tải bản đầy đủ (.docx) (70 trang)

khóa luận về phát triển làng nghề bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.72 KB, 70 trang )

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN
KHOA LUẬT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ TÀI :
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TẠI LÀNG NGHỀ
LÀM NÓN LÁ XÃ TRƯỜNG GIANG , HUYỆN NÔNG CỐNG ,
TỈNH THANH HÓA VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN LÀNG
NGHỀ BỀN VỮNG .

Họ tên:
Lớp :
Mã sinh viên:
Giảng viên hướng dẫn :

Hà Nội tháng 5 năm 2016

1


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
LỜI CẢM ƠN

2


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DNNN


Doanh nghiệp nhà nước

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

TCN

Thủ công nghiệp

CNH

Công nghiệp hóa

HDH

Hiện đại hóa

UBND

Ủy ban nhân dân

HDND

Hội đồng Nhân dân

HTX

Hợp tác xã


VLXD

Vật liệu xây dựng

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

3


LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của Khoa Luật Trường Đại Học Công Đoàn, và sự
đồng ý của Giảng viên hướng dẫn em đã thực hiện đề tài “Thực trạng thực hiện
pháp luật tại làng nghề làm nón lá của xã Trường Giang , Huyện Nông Cống ,
Tỉnh Thanh Hóa và giải pháp để phát triển làng nghề bền vững”
Để hoàn thành khóa luận này em xin chân thành cảm ơn cà thầy , cô giáo
đã tận tình hướng dẫn , giảng dạy trong suốt quá trình học tập , nghiên cứu , rèn
luyện tại Trường Đại học Công đoàn .
Xin chân thành cảm ơn Giảng viên hướng dẫn PGS.TS Lê Thi Châu đã tận
tình chu đáo hướng dẫn em thực hiện khóa luận này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất.
Song do buổi đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học , tiếp cận với thực
tế sản xuất cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh
khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được, em rất mong nhận
được sự góp ý của quý Thầy , Cô giáo và các bạn để khóa luận thêm hoàn chỉnh
hơn .
Em xin chân thành cảm ơn !

.


LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Làng nghề có vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước ta .Phát triển làng
nghề là một trong những giải pháp quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển
kinh tế , ổn định tình hình chính trị , xã hội.Việc khôi phục và phát triển các làng
nghề đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ứng dụng tiến bộ khoa
4


học , kĩ thuật , huy động , khai thác tiềm năng về lao động , nguồn vốn trong
nhân dân để phát triển sản xuất-kinh doanh tạo ra nhiều việc làm , xóa đói –
giảm nghèo , tác động đến việc phân công lại lao động xã hội , nâng cao thu
nhập và đời sống cho người dân .
Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương
khuyến khích tạo điều kiện đế các làng nghề được khôi phục và phát triển . Thực
hiện chủ trương đó các địa phương đã phát triển các cụm công nghiệp làng
nghề , làng nghề truyền thống và làng nghề mới , cùng với sự phát triển của các
làn nghề trong cả nước , làng nghề ở tỉnh Thanh Hóa cũng được chính quyền địa
phương quan tâm , tuy nhiên vẫn còn những làng nghề mang tính chất tự phát ,
một số ngàng tiềm năng như thủ công , hàng lâm sản còn kém phát triển vì vậy
cần có biện pháp để phát triển làng nghề bền vững .
2.Mục đích chọn đề tài.
Để hiểu rõ thêm về một trong những nét văn hóa truyền thống của cha ông
ta thể hiện qua kĩ thuật thủ công và làng nghề truyền thống có lịch sử lâu dài của
quê hương cùng với khả năng phát triển trong tương lại của làng nghề thủ công
nghiệp mà trọng điểm là làng nghề làm nón lá xin được lựa chọn đề tài “Thực
trạng thực hiện pháp luật tại làng nghề làm nón lá xã Trường Giang , huyện
Nông Cống , tỉnhThanh Hóa và giải pháp để phát triển làng nghề bền vững”
Mục đích của đề tài là làm rõ vị trí, vai trò và thực trạng thực hiện pháp

luật làng nghề tại làng nghề làm nón lá của xã Trường Giang , huyện Nông
Cống , tỉnh Thanh Hóa từ đó đề xuất một số phương pháp nhằm phát triển làng
nghề bền vững của các làng nghề ở tỉnh Thanh Hóa trong tương lai
3.Đối tượng , phạm vi nghiên cứu đề tài
Do thời gian có hạn cùng vốn hiểu biết hạn chế do đó trong đề tài này xin
được trình bày một số tìm hiểu của bản thân dựa trên quá trình nghiên cứu
những quy định của nhà nước về thực trạng thực hiện pháp luật trong làng nghề

5


và thực trạng làng nghề làm nón lá tại xã Tuy Hòa từ đó xin được đưa ra một số
biện pháp để phát triển làng nghề bền vững .
Đối tượng nghiên cứu : Đề tài tập trung nghiên cứu các vẫn đề liên quan
đến làng nghề làm nón lá xã Trường Giang , huyện Nông Cống , tỉnh Thanh Hóa
, sự phát triển của làng nghề này được xem xét dưới các góc độ như pháp lý,
chính trị , kinh tế , xã hội
Phạm vi nghiên cứu : Nghiên cứu về làng nghề có phạm vi rất rộng do thời
gian có hạn xin được phép giới thiệu về nghề tiểu thủ công nghiệp mà tiêu biểu
là làng nghề làm nón lá tại làng Tuy Hòa, xã Trường Giang , huyện Nông Cống ,
tỉnh Thanh Hóa
4.Phương pháp nghiên cứu đề tài .
Đề tài nghiên cứu sử dụng cơ sở lí luận và phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác – Lê nin , tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm , chủ trương chính
sách của Đảng và Nhà nước về khoa học kinh tế , phép duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử .
Ngoài ra , trong đề tài này có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu
khoa học như phân tích , thông kê, phân tích tổng hợp, thống kê , lô gic học và
trích dẫn một số kiến thức của địa phương cùng với kiến thức được học tập tại
khoa Luật –đại học Công đoàn để phân tích , lí giải các nội dung của đề tài.

5.Bố cục đề tài
Ngoài phần Mở đầu, kết luận , danh mục tài liệu tham khảo đề tài được
chia làm 3 chương
Chương 1 : Làng nghề làm nón lá xã Trường Giang , huyện Nông Cống,
tỉnh Thanh Hóa .
Chương 2 : Thực trạng thực hiện pháp luật tại làng nghề làm nón lá xã
Trường Giang , huyện Nông Cống , tỉnh Thanh Hóa và một số quy định pháp
luật điều chỉnh hoạt động làng nghề.
6


Chương 3 :Những đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về làng nghề và biện
pháp phát triển làng nghề làm nón lá bền vững tại xã Trường Giang , huyện
Nông Cống , tỉnh Thanh Hóa.

7


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : LÀNG NGHỀ LÀM NÓN LÁ XÃ TRƯỜNG GIANG ,
HUYỆN NÔNG CỐNG ,TỈNH THANH HÓA
Lịch sử phát triển nền văn hóa cũng như lịch sử phát triển kinh tế Việt Nam
luôn gắn liền với lịch sử phát triển của các làng nghề .Sự tồn tại và phát triển
của các làng nghề là một quá trình tích lũy kinh nghiệm lâu đời của những người
thợ , trong số này có không ít làng nghề có sự phát triển hàng trăm năm và được
truyền qua nhiều thế hệ , Nhiều làng nghề là một bộ phận kinh tế - văn hoá quan
trọng góp phần phát triển kinh tế nông thôn, thậm chí có nghề được nâng lên
thành "di sản vật thể". Nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo làm bằng các
vật liệu đơn giản mang đậm đặc trưng văn hoá Việt Nam đã được đông đảo
khách hàng trong và ngoài nước ưu chuộng, trở thành một tiềm năng kinh tế văn hoá - xã hội có sức sống bền vững.

1.1 Một số vấn đề lí luận chung
Làng ở Việt Nam được phát triển từ rất lâu đời. Ngay từ thời vua Hùng
dựng nước đã xuất hiện, những xóm làng định canh được hình thành trên cơ sở
những công xã nông thôn. Trong đó mỗi công xã gồm một số gia đình, có tinh
thần cộng đồng, cộng cảm, sống quây quần trong một khu vực địa lý nhất định.
Như vậy, có thể hiểu làng là một cộng đồng dân cư tự nhiên được tập hợp theo
quan hệ huyết thống, quan hệ địa vị, quan hệ nghề nghiệp,… được ổn định nhiều
mặt.
Lúc đầu, nguồn sống cơ bản của người dân trong các làng là sản phẩm
nông nghiệp, nhưng về sau có một bộ phận dân cư sống bằng những nghề khác
nhau, có những người làm nghề buôn bán, có những người chế tác công cụ lao
động, sản xuất đồ mộc, đan lát đồ dùng, nuôi tằm, dệt vải… tức là chuyển sang
sản xuất thủ công. Trong thời kỳ đầu, nghề thủ công ở quy mô gia đình và phụ
thuộc vào kinh tế tự nhiên giống như mô tả của Lênin: "ở đây, nghề thủ công với
nông nghiệp chỉ là một mà thôi" Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất,
nghề thủ công từ một nghề phụ trong nông nghiệp chuyển thành một nghề độc


lập. Tuy họ không làm nông nghiệp nhưng vẫn gắn chặt với làng quê. Có những
thợ thủ công chuyên làm TTCN và sống bằng nghề đó, nhưng cũng có những
người làm nông nghiệp kiêm thợ thủ công. Càng về sau số người trong làng
chuyển hẳn sang sản xuất mặt hàng thủ công tăng lên dần, có đội ngũ thợ, có
quy trình công nghệ và mở rộng đến mức độ nhất định thì làng đó được gọi là
làng nghề.
Đến nay, các nhà nghiên cứu đã đưa ra các quan niệm khác nhau về làng
nghề. Sau đây xin nêu ra một số quan niệm tiêu biểu về làng nghề.
Theo GS. Trần Quốc Vượng thì làng nghề được định nghĩa như sau: Làng
nghề là làng ấy vẫn có trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhỏ (lợn, gà…)
cũng có một số nghề phụ khác (đan lát, làm tương, làm đậu phụ…) song đã nổi
trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầng lớp thủ công chuyên nghiệp hay

bán chuyên nghiệp, có phường (cơ cấu tổ chức), có ông trùm, ông phó cả…
cùng một số thợ và phó nhỏ, đã chuyên tâm, có quy trình công nghệ nhất định
"sinh ư nghệ, tử ư nghệ", " nhất nghệ tinh, nhất thân vinh" sống chủ yếu được
bằng nghề đó và sản xuất ra những mặt hàng thủ công, những mặt hàng đã có
tính mỹ nghệ, đã trở thành sản phẩm hàng hoá và có quan hệ tiếp thị với một thị
trường là vùng xung quanh và với thị trường đô thị, thủ đô (Kẻ Chợ, Huế, Sài
Gòn…) và tiến tới mở rộng ra cả nước rồi có thể xuất khẩu ra cả thị trường nước
ngoài. Những làng nghề ấy ít nhiều đã nổi danh từ lâu (có một quá khứ trăm
ngàn năm) "dân biết mặt, nước biết tên, tên làng đã đi vào lịch sử, vào ca dao tục
ngữ... trở thành di sản văn hoá dân gian" < trích “bảo tồn và phát triển làng
nghề truyền thống việt nam” tháng 8/1996. trang 38-39.>
Quan niệm này đúng với làng nghề truyền thống, nhưng lại không thích
hợp đối với với làng nghề nói chung và làng nghề mới hoạt động, với yêu cầu
phải có nghề cổ truyền nổi trội, tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên
nghiệp là rất khó thực hiện.
Khái niệm Làng nghề thường được xuất hiện khá nhiều trên sách báo địa
phương và trung ương, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống


nhất mà “chấp nhận” như một phạm trù trong văn hoá. Nên chúng ta thường gặp
những câu “tình làng, nghĩa xóm”, “sau luỹ tre làng”, hay “trai khôn chọn vợ
cùng làng”…Song để nhận dạng làng như vậy không thể thống kê được. Dưới
đây chúng tôi sẽ trình bày một số vấn đề có liên quan đến khái niệm làng.
Làng trong hệ thống hành chính trước đây và ngày nay
Theo nhiều tài liệu lịch sử để lại, hệ thống hành chính của các triều đại
phong kiến nước ta gồm:
- Chính quyền phong kiến trung ương, gọi là triều đình, đứng đầu là Vua
(chúa) và dưới vua chúa có triều đại có tể tướng, có triều đại không và lục bộ
(bộ binh, bộ lĩnh, bộ hình, bộ hộ, bộ công và bộ lễ)
- Chính quyền địa phương có tỉnh (hoặc châu). Đứng đầu tỉnh là quan tuần

phủ
- Dưới tỉnh có phủ và huyện. Đứng đầu phủ có quan tri phủ và đứng đầu
huyện có quan tri huyện. Sở dĩ dưới tỉnh có đặt ra các phủ vì do điều kiện giao
thông vận tải khó khăn, nên trong một tỉnh chia ra một số phủ, người đứng đầu
huyện (tri huyện) ở địa phương được chọn gọi là tri phủ có trách nhiệm giúp
tuần phủ, theo dõi và giám sát một số phủ, cũng như chuyển công văn giấy tờ từ
tỉnh về huyện và ngược lại.
- Dưới huyện có các làng, đứng đầu làng có chức lý trưởng làm chức năng
quản lý nhà nước trong làng (quản lý đinh, điền, thu thuế, trật tự an ninh). Đặc
trưng cho mỗi làng đều có đình làng, với những chức năng sau:
Thờ cúng thần hoàng làng là người có công xây dựng làng hoặc người có
nhiều công với nước;
Trụ sở hành chính của làng - Đây là nơi hội họp xem xét những vấn đề
trọng đại của làng. Đặc biệt đây là nơi làng xem xét luận tội những người vi
phạm lệ làng (nhiều nơi gọi là hương ước hoặc hiện nay gọi chung là luật ước).
Tổ chức hội hè đình đám,… Tuỳ thuộc vào quy mô của làng, dưới làng có thể
chia ra một số thôn xóm.


Để giúp cho tri phủ hoặc tri huyện quản lý đội ngũ lý trưởng tại từng vùng,
có thành lập chức danh chánh tổng và những làng chịu sự “giám sát” của một vị
chánh tổng gọi là Tổng. Như vậy, Tổng không phải là một đơn vị hành chính mà
chỉ là một cấp trung gian “thừa phái viên toàn quyền của chi phủ”
Theo cuốn Việt Nam sử lược của học giả Trần Trọng Kim do NXB Đà
Nẵng ấn hành năm 2001, trang 195 có ghi “Trong thời kỳ Minh thuộc (14181427) phép hộ thiếp và hoàng sách như sau: “Việc điều hộ ở An Nam bấy giờ
phải theo như lệ bên tàu,... việc cai trị trong nước thì chia ra làm lý và giáp. ở
chỗ thành phố gọi là phường, ở chung quang thành phố gọi là tương, ở nhà quê
gọi là lý. Lý lại chia ra giáp.
Cứ 110 hộ làm một lý và 10 hộ làm một giáp, lý có lý trưởng, giáp có giáp
thủ,...

“.... một lý, một phường hay một tương có một cuốn sách để biên tất cả số
đinh và điền vào đây,... khi nào cuốn sổ ấy xong rồi, thì biên ra 4 bản, một có
bìa, cho nên gọi là hoàng sách để gửi về bộ Hộ.
Phép hộ thiếp và hoàng sách được trình bày trên được tồn tại ở nước ta cho
đến cuối thế kỷ XIX.
Sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, bộ máy chính quyền vẫn duy trì
như dưới chế độ phong kiến.
Từ năm 1945, khi nước ta giành độc lập, theo hiến pháp 1946, 1959, 1980
và đặc biệt là Hiến pháp 1992 đã qui định rõ hệ thống chính quyền 4 cấp: Trung
ương, tỉnh, huyện, xã. Dưới xã tổ chức thành các thôn/ xóm/ bản hoặc phường
và “khái niệm” làng để chỉ địa danh của một cụm dân cư gồm nhiều thôn/ xóm/
bản hợp thành chẳng hạn xã Thành Kinh, Thạch Hà, Hà Tĩnh gồm 4 làng: Tri lệ
(có 4 xóm), Tri nang (3 xóm), Thượng Nguyên (3 xóm), và Chi lưu (4 xóm).
Từ những điều phân tích trên đây có thể rút ra một kết luận khái niệm
“làng” là một phạm trù lịch sử và văn hoá có sự thay đổi từ thời đại này sang


thời đại khác. Do vậy khi thống kê có liên quan đến khái niệm “làng” phải hết
sức chú ý nếu không sẽ gây ra sự tranh luận về phân chia .
Sự hình thành khái niệm Nghề
Cùng với trồng trọt và chăn nuôi, hầu hết dân cư sống ở vùng nông thôn
đều có hoạt động thêm một số nghề thủ công với mục đích ban đầu sản xuất ra
một số hàng gia dụng phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống của hộ gia đình
mang tính chất tự cung tự cấp trên cơ sở sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có.
Nhưng qua một quá trình dài phát triển do có sự khác nhau về tay nghề và kinh
nghiệm tích luỹ được ở từng địa phương nhất định đã có sự chuyên môn hoá và
các sản phẩm làm ra bắt đầu đưa ra thị trường trao đổi như những loại hàng hoá.
Đó là quá trình chuyên môn hoá lâu đời và các sản phẩm của địa phương đó
không những bền đẹp mà có giá thành rẻ nên được xã hội chấp nhận. Chẳng hạn
quê lụa Hà Tây có làng lụa Vạn Phúc nổi tiếng cả trong và ngoài nước, hoặc

nghề rèn ở Đa Sỹ…và Hà Tây nơi có nhiều làng nghề nổi tiếng nên được thiên
hạ đặt tên là “đất của trăm nghề”. Không riêng Hà Tây mà hầu hết các địa
phương trên cả nước ở làng quê nào ngoài sản xuất nông nghiệp đều có làm
thêm một vài nghề phụ. Song vấn đề quan tâm ở đây là những hoạt động ngành
nghề nào được gọi là nghề. Theo quan điểm chung, các hoạt động sản xuất tiểu
thủ công nghiệp ở địa phương nào đó được gọi là nghề khi nào phải tạo ra được
một khối lượng sản phẩm chiếm lĩnh thị trường thường xuyên và những người
sản xuất, hoặc hộ sản xuất đó lấy nghề đang hành làm nguồn thu chủ yếu thì mới
được xem là có nghề như cha ông thường nói “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”
Sự hình thành khái niệm Làng nghề
Từ khái niệm nghề trình bày trên đây, chúng ta sẽ đi vào việc nhận dạng
khái niệm làng nghề. Khái niệm này có từ lâu đời nó nhằm phân biệt với khái
niệm phường hội ở khu vực đô thị mà đặc điểm nổi bật nhất là trình độ và công
nghệ làng nghề ở khu vực nông thôn vẫn mang nặng hoạt động thủ công và gắn
với sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, để có một khái niệm đầy đủ về làng nghề
cần thống nhất một số quan điểm sau:


Một làng được gọi là làng nghề khi hội tụ 2 điều kiện sau:
- Có một số lượng tương đối các hộ cùng sản xuất một nghề;
- Thu nhập do sản xuất nghề mang lại chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng
thu nhập của làng.
Như vậy, không phải bất kỳ làng nào có hoạt động ngành nghề cũng gọi là
làng nghề mà cần có qui định một số tiêu chuẩn nhất định, Thanh Hóa là một
vùng đất có lịch sử lâu đời và nổi tiếng với nhiều làng nghề lưu giữ nét văn hóa
truyền thống của dân tộc ta cho đến ngày nay, để những làng nghề này có thể
tồn tại không chỉ có trong hiện tại mà còn đến tương lại việc tìm ra những giải
pháp để làng nghề có thể phát triển bền vững là điều cần thiết
Khái niệm "phát triển bền vững" xuất hiện trong phong trào bảo vệ môi
trường từ những năm đầu của thập niên 70 của thế kỷ 20. Năm 1987, trong Báo

cáo "Tương lai chung của chúng ta" của Hội đồng Thế giới về Môi trường và
Phát triển (WCED) của Liên hợp quốc, "phát triển bền vững" được định nghĩa
"là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở
ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau".
Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển tổ chức ở Rio
de Janeiro (Braxin) năm 1992 và Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển
bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 đã xác định
"phát triển bền vững" là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài
hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng
kinh tế), phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xoá đói
giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc
phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy
và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên).
Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là sự tăng trưởng kinh tế ổn định;
thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài
nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao được chất lượng môi trường sống.


Phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến trình
phát triển của xã hội loài người ở trong tất cả các lĩnh vực , bảo tồn văn hóa
cũng không ngoại lệ .
Thực hiện pháp luật là là quá trình hoạt động có mục đích mà các chủ thể
pháp luật bằng hành vi của mình thực hiện các qui định pháp luật trong thực tế
đời sống.
Trong cơ chế điều chỉnh pháp luật thực hiện pháp luật là giai đoạn thứ hai
sau khi tiến hành xây dựng pháp luật , đây là quá trình các chủ thể , tổ chức , cá
nhân và các chủ thể pháp luật khác khi gặp phải tình huống thực tế mà quy phạm
pháp luật đã dự liệu trên cơ sở nhận thức của mình chuyển hóa một cách sáng
tạo quy tác xử sự chung của nhà nước đã quy định vào tình huống cụ thể đó
thông qua hành vi thực tế hợp pháp của mình

Thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích nhằm hiện thực hóa các quy
định pháp luật , do vậy đây là quá trình hoạt động có lí trí và ý chí của các chủ
thể pháp luật làm cho những quy định pháp luật đi vào đời sống nhằm đạt được
mục đích nhất định vì lợi ích của mỗi thành viên cũng như của cộng đồng xã hội
.
Thực hiện pháp luật được tiến hành thông qua nhiều hình thức với những
quy trình khác nhau , việc thực hiện pháp luật phụ thuộc vào có thể phụ thuộc
một phía vào ý chí của chủ thể hoặc ý chí của nhà nước .
Thực hiện pháp luật có các hình thức như : Tuân thủ pháp luật , thi hành
(chấp hành ) pháp luật , sử dụng pháp luật , áp dụng pháp luật .
Tóm lại thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích nhằm hiện thực hóa
các quy định pháp luật , làm cho chúng đi vào thực tế .
Hiện nay tại Việt Nam chưa có bộ luật riêng quy định về làng nghề ,việc
điều chỉnh hoạt động của làng nghề một cách phù hợp hầu như được thực hiện
bằng việc áo dụng những bộ luật có liên qua như luật lao động , thương mại,


hành chính , hợp tác xã bởi vậy việc thống kê và công nhận và thực hiện pháp
luật để bảo vệ làng nghề luôn được quan tâm .
Vấn đề phát triển làng nghề một cách bền vững và thực hiện pháp luật tại
làng nghề không chỉ là vấn đề chung của Đảng và Nhà nước mà còn là nhiệm vũ
của mỗi một vùng miền , một địa phương ,làng nghề nón lá tại xã Trường
Giang , huyện Nông Cống , tỉnh Thanh Hóa cũng là một trong những đối tượng
cần quan tâm trong quá trình phát triển làng nghề
1.2 Những làng nghề đang tồn tại và phát triển tại tỉnh Thanh Hóa
Thanh Hoá nằm ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ và Nam Bộ,
một vị trí rất thuận lợi. Đường sắt và quốc lộ 1A, quốc lộ 10 chạy qua vùng
đồng bằng và ven biển, đường chiến lược 15A, đường Hồ Chí Minh xuyên suốt
vùng trung du và miền núi Thanh Hoá, tạo điều kiện thuận lợi cho Thanh Hoá
trong việc giao lưu với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước.Thanh Hóa là

vùng đất có lịch sử lâu đời trên mọi phương diện lịch sử , địa lí , văn hóa , trong
lịch sử hơn 1000 năm phong kiến của Việt Nam vùng đất này có hơn 500 năm
làm nơi xuất thế của các vị vua vì thế mà không thể phủ nhận vai trò của xứ
Thanh trong việc giữ gìn những nét văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc .
Do vị trí địa lý, Thanh Hoá nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động
từ khu vực trọng điểm kinh tế phía Bắc và những tác động từ các vùng trọng
điểm kinh tế Trung Bộ, vùng trọng điểm kinh tế Nam Bộ. Với sự tác động tổng
hợp của các vùng trên, Thanh Hoá có thể huy động tốt các nguồn lực để thoả
mãn nhu cầu của các vùng Bắc Bộ và các tỉnh phía Nam nhằm mục đích bảo tồn
và giữ gìn nét văn hóa truyền thống hướng tới sự phát triển bền vững trong hiện
tại và tương lai , sự phát triển về kinh tế xã hội của Thanh Hóa không chỉ thể
hiện qua điều kiện thuận lợi ,nguồn lực mà còn thể hiện qua phương diện bảo
tồn và phát triển văn hóa mà một trong số đó là việc giữ gìn sức sống cho làng
nghề .
Theo tiêu chí của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, đến năm 2005,
Thanh Hoá có 219 làng nghề, trong đó có 103 làng là làng nghề truyền thống, và


làng nghề mới là 116 làng, với các loại hình sản xuất như hàng thủ công mỹ
nghệ, thêu ren, đồ gỗ mỹ nghệ; khai thác và chế biến vật liệu xây dựng, chế tác
đá mỹ nghệ; ươm tơ dệt lụa; chế biến lương thực, thực phẩm, giết mổ; luyện
kim, cơ khí... Hầu hết, các làng nghề có quy mô nhỏ, trình độ sản xuất thấp,
công nghệ lạc hậu, hoạt động sản xuất xen kẽ trong các khu dân cư.
Phân loại theo nhóm nghề , các làng nghề đang phát triển tại tỉnh Thanh
Hóa được chia thành
Các làng nghề chế biến thực phẩm, nông, lâm và thủy sản như xay sát, làm
bún, làm bánh tráng, nấu rượu, nấu đường, sản xuất nước mắm,…
Các làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ như : Gốm sứ mỹ nghệ ,
sơn mĩ nghệ , thêu ren, chạm khắc gỗ, chạm khắc đá, thổ cẩm, vàng bạc, dệt tơ
tằm,… Các làng nghề sản xuất và sửa chữa cơ khí như đúc đồng , gang , nhôm

Các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng như : gạch, ngói, thủy tinh ,…
Các làng nghề sản xuất hàng tiêu dùng thông thường như :dệt chiếu , làm
nón, dệt vải . sản xuất giấy ,làm rổ đánh cá ,…
Các làng nghề trồng cây và kinh doanh sinh vật cảnh.
Các làng nghề này phân bố chủ yếu ở các vùng nông thôn Thanh Hóa với
nhiều sản phẩm nổi bất như nem Như Xuân , chiếu cói Nga Sơn , trống đồng
Đông Sơn , rượu Thiệu Hóa , nón lá Trường Giang Nông Cống.
Năm 2014 , làng nghề nón lá ở làng Tuy Hòa xã Trường Giang , huyện
Nông Cống đã được xét công nhận là làng nghề truyền thống đây là một vinh
hạnh cùng là trách nhiệm lớn cho mảnh đất giàu truyền thống văn hóa này .
Nông Cống một mảnh đất địa linh, nhân kiệt, một vùng quê giàu truyền
thống cách mạng, cần cù, sáng tạo trong lao động, năng động trong đổi mới. Là
huyện nằm phía nam tỉnh Thanh hóa, phía bắc giáp huyện Triệu Sơn và Đông
Sơn, phía đông giáp huyện Tĩnh Gia và Quảng Xương, phía tây giáp huyện Như
Thanh. Là huyện phụ cận trong vùng kinh tế nam Thanh, bắc ghệ, có đường sắt
Bắc Nam chạy qua huyện (có ba nhà ga là Yên Thái, Minh Khôi, Thị Long); có
quốc lộ 45 chạy dọc huyện nối Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh, tạo điều
kiện cho sự phát triển kinh tế, giao lưu, buôn bán và hội nhập.


Nông Cống có diện tích tự nhiên 28.700ha, trong đó diện tích đất nông
nghiệp trên 14.000ha; với 33 đơn vị hành chính bao gồm 32 xã, 1 thị trấn (trong
quy hoạch 2015-2020 huyện Nông Cống sẽ có 3 thị trấn là thị trấn Nông Cống,
thị trấn Yên Mỹ, thị trấn Trường Sơn và 3 khu dân cư dịch vụ, thương mại là
Cầu quan, Minh Khôi, Trầu - Công Liêm); Dân số 183.000 người (dân số trong
độ tuổi lao động 97.400 người. Có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và
đa dạng, đặc biệt là nguồn tài nguyên khoáng sản như: Quặng cromit, quặng
secpentin, quặng đá Baza làm phụ gia xi măng, quặng sắt, đất phụ gia xi măng,
đá vôi VLXD, cát xây dựng, đá mỹ nghệ ..... Khu du lịch sinh tái hồ Yên Mỹ
cũng là một tiềm năng và thế mạnh trong mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của

huyện, Không chỉ có điều kiện thuận lợi về tự nhiên , văn hóa vùng đất này còn
nổi tiếng với nhiều làng nghề như chiếu cói Ngọc Lẫm, nón lá Trường Giang mà
tiêu biểu là làng nghề làm nón lá tại Tuy Hòa và Yên Lai .
Diện tích làng Tuy Hòa và Yên Lai trải rộng đến hơn 200ha, là một vùng
đất rộng lớn màu mỡ nơi tập trung giao thương qua đường sông, đường sắt và
đường bộ .
Phía Bắc giáp làng Hậu hiện nay là làng Tiên Bản.Phía Nam giáp làng Yên
Lai Lũng Xá .Phía Nam Giáp làng Thiềng hiện nay là làng Thành Liên .Phía
Đông Nam có bồn sông Tuần thuận tiện cho việc đi lại .Phía Đông Bắc giáp
làng Ngọc Lẫm cũng với truyền thống làm chiếu cói lâu đời , hai làng nghề này
vừa thi đua sản xuất vừa hộ trợ lẫn nhau trong quá trình xúc tiến thương mại
Ban đầu làng Tuy Hòa được đặt tên là làng Nón được hình thành trên vùng
đất có dòng sông Ngà cũng với làng Yên Lai , những năm mới hình thành số dân
trong làng còn ít sau đó lần lượt từng nhóm người từ khắp nơi đến khai khẩn ,
trồng trọt và sinh sống , đến năm 1829 các dòng họ ở khắp nơi từ Hà Tĩnh ,
Quảng Bình , Đồng Hới đến sinh sống trong đó , dòng họ Nguyễn là dòng họ
đầu tiên đến sinh sống và phát triển nghề các nhóm nghề thủ công ở đây mà chủ
yếu là nghề làm chiếu cói và làm nón .


Ngay từ khi quyết định sinh sống lâu dài tại đây các dòng họ Nguyễn ,Lê
đã có tầm nhìn xa về kinh tế , họ nhận thấy nếu chỉ sản xuất nông nghiệp thì
không đủ ăn ,do đó làng nghề làm nón lá bắt đầu được hình thành và phát triển
từ nghề thủ công trong lúc nông nhàn đến làng nghề truyền thống ngày nay .
Những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa , sự hoạt động của làng nghề đang góp phần vào công
cuộc đổi mới của đất nước là bằng chứng sống để giữ gìn văn hóa dân tộc ,từ đó
Đảng và Nhà nước có sự quan tâm sâu sắc hơn về lĩnh vực này sự quan tâm
được cụ thể hóa qua các chủ trương chính sách và công tác truyền truyền thực
hiện pháp luật điều chỉnh hoạt động làng nghề .



CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TẠI LÀNG
NGHỀ LÀM NÓN LÁ XÃ TRƯỜNG GIANG , HUYỆN NÔNG CỐNG ,
TỈNH THANH HÓA VÀ MỘT SỐ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT ĐIỀU
CHỈNH HOẠT ĐỘNG LÀNG NGHỀ
Làng nghề nước ta rất đa dạng và phong phú , mỗi địa phương nổi tiếng với
những nghề khác nhau tuy nhiên những làng nghề vẫn có các đặc điểm cơ bản .
Làng nghề là sự tổng hợp của hai khái niệm “làng” là từ dùng để chỉ cộng
đồng dân cư sống ở nông thôn gắn với hoạt động kinh tế truyền thống hoạt động
sản nông nghiệp , “nghề”gắn liền với hoạt động kinh tế sản xuất phi nông
nghiệp nhìn chung đa số làng nghề Việt Nam hiện nay còn giữ vững được những
đặc điểm như sau :
Làng nghề gồm một hoặc nhiều cụm dân cư sống cùng một khu vực địa lí
được gọi là làng hay thôn , ấp , bản , phum , sooc tùy theo cách gọi của từng địa
phương hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã , thị trấn .Cư dân của
làng nghề thường có quan hệ về kinh doanh lẫn dòng tộc tạo nên liên hệ chặt chẽ
về kinh tế , đời sống , xã hội
Làng nghề chủ yếu là sản xuất thủ công nhưng vẫn có thể áp dụng công
nghệ sản xuất mới để cải tiến năng suất ở mức độ khác nhau, hộ sản xuất gia
đình là loại hình sản xuất chiếm số lượng nhiều nhất ở làng nghề
Làng nghề thu hút một số lượng đáng kể các hộ lao động của làng tham gia
sản xuất phi nông nghiệp và nhiều hộ gia đình có thu nhập chính lấy từ quá trình
sản xuất phi nông nghiệp này . Nghề phi nông nghiệp của làng nghề thường là
các nghề thủ công nghiệp truyền thông như mây , tre đan , chạm khắc , gốm sứ,
dệt sợi , làng nghề có thể có một nghề suy nhất hoặc nhiều nghề khác nhau .
Việc hình thành các làng nghề có thể không quá khó khăn những gìn giữ và
phát triển làng nghề như thế nào để làng nghề có thể tồn tại có thị trường và
được mọi người biết đến là cả một quá trình lâu dài không thể tách rời với lịch
sử của đất nước .



2.1 Nguồn gốc và lịch sử phát triển của nghề làm nón lá tại xã Trường
Giang , huyện Nông Cống , tỉnh Thanh Hóa
2.1.1 Nguồn gốc và lịch sử của nghề làm nón lá tại Trường Giang , Nông
Cống .
Các làng nghề truyền thống ở Thanh Hoá đã thực sự có bước đổi mới và
phát triển trong những năm gần đây. Nhiều làng nghề tiêu biểu tiếp tục mở rộng
quy mô như nghề chiếu cói, nghề mây tre đan Hoằng Thịnh, nghề rèn Tất Tác,
nhưng cũng có những làng nghề thu hẹp, thậm chí bị mai một như làng nghề tơ
tằm, dệt nhiễu Hồng Đô, làng nghề đúc đồng Trà Đông, làng nghề chạm khắc đá
Nhuệ Thôn, nghề gốm Đông Hương, dệt thổ cẩm.. Bên cạnh đó, nhiều làng nghề
mới được du nhập và hình thành. Tổng số làng nghề được thành lập mới là 116
làng nghề. Cụ thể:
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Nghề mây giang đan và mây tre đan: 51 làng/11 huyện
Thêu ren, thêu màu, thêu móc: 36 làng
Nghề xe lõi cói, đan thảm cói: 5 làng
Dâu tằm tơ: 4 làng
Nứa cuốn, thủ công mỹ nghệ từ dừa, vỏ sò, ốc, hến, bẹ chuối: 9 làng
Đá Mỹ nghệ (đồ trang sức bằng đá): 1 làng
Các số liệu trên cho thấy làng nghề ở Thanh Hoá đã thực sự có bước đổi

mới và phát triển trong những năm gần đây. Việc các làng nghề mới phát triển

nhanh hơn làng nghề truyền thống cho thấy Thanh Hoá đã rất chú ý tới việc phát
triển làng nghề mới. ở một số nơi, phạm vi của làng nghề không còn ở phạm vi
làng mà đã phát triển thành cụm làng hay xã nghề như ở các huyện Nga Sơn,
Hoằng Hoá, Quảng Xương, Hậu Lộc Nông Cống …
Sự phát triển làng nghề nhanh chóng cho thấy các phương hướng và giải
pháp phát triển làng nghề là hợp tình, hợp lý, tiềm năng của tỉnh được khơi dậy
và phát huy một cách có hiệu quả. Góp phần tăng giá trị hàng TTCN năm 2014
đạt trên 3000 tỷ đồng trong đó có sự góp phần của làng nghề làm nón lá tại
Trường Giang ,Nông Cống


Nghề làm nón lá có mặt ở hai làng Tuy Hòa và Yên Lai từ năm 1867 tồn
tại đến nay đã hơn 170 năm , theo các cụ truyền lại , nghề đan nón lá do cụ Lê
Văn Huầy ( dòng họ Lê Văn )quê gốc ở Đồng Hới trước sinh sống ở Kì Anh ,
Hà Tĩnh truyền nghề và gây dựng nghề đan nón lá ở địa phương .
Ban đầu nghề đan nón chủ yếu là theo phương pháp thủ công , nguyên liệu
là cây lá Cọ được thu mua từ vùng núi với phương thức sản xuất là đan khâu thủ
công bằng tay và vẫn suy trì cho đến ngày nay , toàn bộ quá trình sản xuất ra
một chiếc nón lá không hề sử dụng đến máy móc công nghiệp hiện đại
Khi mới được hình thành thợ may chủ yếu là phụ nữ và trẻ em trong làng ,
sau này , mẹ truyền cho con , bà con làng xóm học tập lẫn nhau mà phát triển
dần đông lên . Ngày nay nghề còn thu hút được một lượng nhỏ lao động nam ,
người già và trẻ nhỏ, tuy nhiên không thể phủ nhận quá trình từ một nghề phụ
trở thành làng nghề và tồn tại đến hiện tại là không dễ dàng
Nghề làm nón lá được hình thành từ những năm 1800 , đây là thời kì mà
nến phong kiến còn tồn tại , thời gian đó , nghề làm nón cũng có sự phân chia
tầng lớp với những nhánh làm nón chóp tròn , nón chóp nhọn , nhánh nghề làm
nón chóp tròn chủ yếu tập trung ở miền Bắc , nón chóp tròn đại diện cho liền
anh , liền chị trong quan họ phục vụ vua chúa , nón chóp nhọn là loại nón được
nông dân sử dụng khi thực hiện hoạt động nông nghiệp và phương thức sản xuất

chỉ là tự phát không có sự bảo tồn , tuy nhiên phương pháp may nón vẫn được
thợ làm tự gìn giữ để phục vụ cho đời sống .
Trước năm 1975: dưới ách áp bức bóc lột của thực dân, văn hóa của Việt
Nam dần bị đồng hóa , những nét văn hóa truyền thống như dân ca , quan họ đều
bị đè nén bởi vậy mà một nhánh của nghề nón , nón chóp tròn khó phát triển
mạnh , nón chóp tròn với vẻ ngoài đơn sơ và mức độ phổ biến trong tầng lớp lao
động vẫn tiếp tục phát triển.
Từ năm 1975 đến 1986 : Trong thời gian bao cấp , kinh tế đất nước còn
nhiều khó khăn , nghề làm nón lá vẫn phát triển với quy mô nhỏ lẻ nhằm phục
vụ nhu cầu của địa phương và người dân trong cả nước bởi đây là một mặt hàng


chạm đến nhu cầu của người tiêu dùng có nhiều công dụng , giá thành rẻ ,đối
tượng sử dụng đa dạng
Nghề làm nón lá từ phát triển nhỏ lẻ cho đến năm 2014 đã được công
nhận là làng nghề truyền thống và có thương hiệu trên thị trường trong nước ,
trở thành biểu tượng văn hóa đi đôi với áo dài của Việt Nam , chiếc nón lá đã
theo chân những người đẹp đi khắp nơi trên thế giới .
Hiện nay nghề làm nón lá tại làng Tuy Hòa , xã Trường Giang , huyện
Nông Cống , tỉnh Thanh Hóa là một trong những làng nghề vang danh khắp
nước cùng với những thương hiệu khác như nón Huế , lụa Hà Đông và có những
đặc điểm nổi bật khác với những làng nghề tiểu thủ công nghiệp đang cùng phát
triển.
Làng nghề làm nón lá gắn liền với quá trình hoạt động phi nông nghiệp ,
đây là hoạt động tiểu thủ công nghiệp được tiến hành trong làng bởi thời gian
dành cho sản xuất nông nghiệp bị phụ thuộc vào thời tiết chỉ 1/2 đến 1/3 thời
gian trong năm , thời gian lao động ít , năng suất thấp vì vậy nhu cầu tạo việc
làm thêm cho người nông dân là nhu cầu bức thiết , vì vậy nhu cầu tạo việc làm
để có thêm thu nhập được hình thành , tuy nghề làm nón chỉ là nghề phụ nhưng
quá trình chuyên môn hóa đã tạo ra một năng suất nhất định cho nghề làm nón ,

hình thành sản phẩm dư thừa và có thể bán ra thị trường , hoạt động của nghề
làm nón đã ngày càng gắn liền với thị trường .
Lao động trong làng nghề làm nón là sự kết hợp giữa kĩ năng , kỹ thuật cao
với tay nghề khéo léo của thợ thủ công giữa lao động tại chỗ và lao động của nơi
khác đến , trừ một số bí quyết nghề nghiệp như quá trình lựa chọn lá , kéo lá
hoặc làm khung vành còn lại lao động phổ thông đều có thể làm được và lượng
lao động này chủ yếu là lao động địa phương .


2.1.2 Vai trò của làng nghề làm nón lá làng Tuy Hòa , Yên Lai xã Trường
Giang , huyện Nông Cống , tỉnh Thanh Hóa
Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề phát
triển nghề và làng nghề. Cụ thể như tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Đảng ta khẳng định: "Phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ nông thôn, hình
thành các khu vực tập trung công nghiệp, các điểm công nghiệp ở nông thôn,
các làng nghề gắn với thị trường xuất khẩu…" Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng
toàn quốc lần thứ XII đã tiếp tục khẳng định: "Tạo điều kiện thuận lợi hơn để
nông dân chuyển sang làm nghề ngoài nông nghiệp và dịch vụ… phát triển
mạnh các loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa; phát triển bền vững các làng nghề.
Tạo mọi thuận lợi cho kinh tế hộ phát triển "Để cụ thể hoá đường lối chủ trương
của Đảng, Nhà nước đã ban hành hàng loạt chính sách, pháp luật nhằm tạo điều
kiện, môi trường cho sự phát triển làng nghề như: Luật Đất đai, Luật Doanh
nghiệp, Luật Đầu tư, Thuế sử dụng đất nông nghiệp,… Đặc biệt là quyết định số
132/2000/QĐ- TTg ngày 24/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính
sách khuyến khích ngành nghề, làng nghề ở nông thôn. Sở dĩ sự khôi phục và
phát triển làng nghề được Đảng và Nhà nước quan tâm và khẳng định trong các
kỳ đại hội của Đảng là vì sự phát triển làng nghề có vai trò quan trọng đối với sự
phát triển kinh tế xã hội nông thôn, có vai trò hình thành các khu đô thị ở nông
thôn và làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn. Vai trò đó
thể hiện cụ thể ở làng nghề nón lá Trường Giang trên các mặt sau:

Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở nông
thôn Nước ta là nước đông dân và có tốc độ tăng lao động tương đối cao. Vì
vậy, sự phát triển của làng nghề đã tác dụng tích cực không chỉ về mặt kinh tế
mà cả về mặt xã hội trên phương diện việc làm và tăng thu nhập cho người lao
động. Thực tế cho thấy hiện nay lao động nông nghiệp chiếm tới gần 60% lao
động xã hội, trong khi diện tích đất canh tác ngày càng thu hẹp, thời gian lao
động dư thừa trong nông thôn còn khoảng 1/3 chưa sử dụng nên tình trạng thất
nghiệp càng có nguy cơ gia tăng. Trong khi đó kinh tế nông nghiệp vẫn lạc hậu
là chủ yếu, năng suất lao động thấp, nên bản thân sản xuất nông nghiệp không


có khả năng giải quyết lao động dư thừa trong nông thôn hiện nay. Vấn đề đặt ra
là phải làm sao giải quyết được việc làm cho lực lượng lao động này, đồng thời
tăng thu nhập cho các hộ gia đình trong điều kiện sản xuất còn khó khăn.. Một
trong những giải pháp có ý nghĩa chiến lược là phát triển làng nghề ở nông thôn
với nhiều ngành nghề đa dạng, phong phú và có khả năng phát triển rộng khắp
nông thôn mà tại xã Trường Giang là phát triển các mặt hàng thủ công .
Tạo điều kiện thu hút vốn, tận dụng thời gian và lực lượng lao động Thực
tế cho thấy đa số các làng nghề không đòi hỏi vốn đầu tư quá lớn, nghề nón lá
chỉ cần công cụ thủ công, thô sơ mà những người thợ trong các làng nghề có thể
tự chế tạo được. Bên cạnh đó, do sản xuất trong làng nghề chủ yếu là quy mô
nhỏ, yêu cầu về vốn và lao động không lớn nên rất phù hợp với khả năng huy
động nguồn vốn nhàn rỗi của các hộ gia đình vào sản xuất kinh doanh. Các làng
nghề còn có khả năng tiết kiệm chi phí xây dựng cơ bản vì không phải đầu tư
nhiều vào xây dựng nhà xưởng, kho tàng… Việc sử dụng ngay diện tích nhà ở,
sân vườn, bếp làm nơi sản xuất, quản lý, nhà kho đã tiết kiệm được khá lớn vốn
đầu tư cơ bản là một lợi thế của các làng nghề. Bên cạnh đó, do đặc điểm sản
xuất là sử dụng lao động thủ công là chính nên có khả năng tận dụng nhiều loại
lao động, kể cả lao động là trẻ em. Việc khôi phục và phát triển làng nghề đã
thực sự tạo ra một chuyển biến quan trọng trong việc tạo việc làm ổn định, tăng

thu nhập và cải thiện đời sống dân cư. Người dân nông thôn luôn có tâm lý gắn
bó với làng quê, do vậy khi đã có việc làm và thu nhập ổn định, mà nguồn thu
nhập này lại cao hơn thu nhập từ sản xuất nông nghiệp thì họ không muốn đi tìm
việc nơi khác. Việc phát triển các làng nghề theo phương châm "ly nông, bất ly
hương" không chỉ có khả năng lớn giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho
người lao động mà còn hạn chế được dòng di dân tự do ở nông thôn hiện nay.
Phát triển làng nghề sẽ thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng, làm thay đổi bộ
mặt nông thôn Hệ thống giao thông và kết cấu hạ tầng vừa là tiền đề, vừa là hệ
quả của phát triển làng nghề. Đầu tiên làng nghề được hình thành ở vùng có giao
thông thuận lợi, đồng thời làng nghề phát triển sẽ làm nảy sinh nhu cầu xây
dựng hệ thống kết cấu hạ tầng. Bên cạnh đó, phát triển làng nghề cùng với việc


tăng thu nhập của người dân đã tạo một nguồn tích luỹ khá lớn và ổn định ngân
sách địa phương cũng như các hộ gia đình. Vì vậy, có điều kiện đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng như đường giao thông, trạm biến thế điện, hệ thống thông tin liên
lạc và các yếu tố thuộc kết cấu hạ tầng phục vụ sinh hoạt, nâng cao dân trí và
sức khoẻ của người dân như trường học, trạm y tế, vệ sinh môi trường… Kết
cấu hạ tầng nông thôn có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội
nông thôn, là một trong những điều kiện để khai thác các nguồn lực và lợi thế
của từng vùng, là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hoá,
mở rộng giao lưu trao đổi hàng hoá giữa các vùng, nâng cao mức sống vật chất
và tinh thần của dân cư, góp phần giảm sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn,
thúc đẩy quá trình đô thị hoá.
Như vậy, khi phát triển đến một mức độ nhất định, làng nghề vừa có nhu
cầu về phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ cho chính làng nghề, vừa có điều kiện
để đáp ứng việc phát triển kết cấu hạ tầng đó. Việc xây dựng các công trình này
đã góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn.
Phát triển làng nghề góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và phát triển
du lịch Sự tồn tại và phát triển của các làng nghề là một quá trình gìn giữ nét văn

hoá đậm đà bản sắc dân tộc và truyền thống dân tộc, là cơ sở mở mang du lịch
làng nghề. Mỗi một làng nghề là một địa chỉ văn hoá, nó phản ánh nét văn hoá
độc đáo của từng địa phương, từng vùng. Mỗi loại sản phẩm làng nghề được gắn
với một địa danh văn hoá truyền thống, với một phong tục tập quán riêng, độc
đáo, được các bàn tay khéo léo, tài hoa của các nghệ nhân tạo nên và được coi là
biểu tượng của cái đẹp mang truyền thống dân tộc. Sản phẩm truyền thống của
làng nghề là nét đặc sắc, biểu trưng cho nền văn hoá cộng đồng làng xã Việt
Nam. Vì vậy, các sản phẩm của làng nghề không còn là hàng hoá đơn thuần mà
trở thành sản phẩm văn hoá với tính nghệ thuật cao. Tuy nhiên, việc phát triển
làng nghề giữ gìn bản sắc dân tộc cần gắn việc hiện đại hoá để tăng khả năng
của sản phẩm. Việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc đòi hỏi quá trình hiện đại
hoá sản xuất làng nghề đi liền với bảo tồn văn hoá dân tộc, phong tục tập quán
tốt đẹp của làng nghề. Qua làng nghề, có thể hiểu thêm văn hoá của nghề, hiểu


×