Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Dịch tễ học chấn thương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 63 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

GIÁO TRÌNH

DỊCH TỄ HỌC CHẤN THƯƠNG
Tài liệu sử dụng giảng dạy cho Cử nhân Y tế công cộng

HÀ NỘI, 2011
1


MỤC LỤC

TỔNG QUAN VỀ CHẤN THƯƠNG - VẤN ĐỀ Y TẾ CÔNG CỘNG TOÀN CẦU .......... 3
DỊCH TỄ HỌC CHẤN THƯƠNG ..................................................................................... 20
CHIẾN LƯỢC PHÒNG NGỪA VÀ KIỂM SOÁT CHẤN THƯƠNG ............................. 35
GIÁM SÁT CHẤN THƯƠNG ............................................................................................ 49
XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT CHẤN THƯƠNG ................................................. 61

2


TỔNG QUAN VỀ CHẤN THƯƠNG - VẤN ĐỀ Y TẾ
CÔNG CỘNG TOÀN CẦU

Mục tiêu bài học:
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
1. Nêu được định nghĩa chấn thương/tai nạn thương tích.
2. Nêu được khung lý thuyết về dịch tễ học của chấn thương để áp dụng trong nghiên
cứu, phòng ngừa và kiểm soát chấn thương.
3. Trình bày và giải thích được tại sao chấn thương là vấn đề của y tế công cộng.


4. Mô tả được những nét khái quát về gánh nặng chấn thương tại Việt Nam.

I. Định nghĩa chấn thương
Tại nhiều nơi trên thế giới, chấn thương đang là gánh nặng bệnh tật hàng đầu và nguyên nhân
hàng đầu gây tử vong ở nhiều lứa tuổi, từ trẻ nhỏ, vị thành niên và thanh niên, cho tới người
trưởng thành và người cao tuổi. Tuy vậy, suốt một thời gian dài mọi người thường hay gọi các
hiện tượng chấn thương (injury) là “tai nạn” (accident). Cách gọi phổ biến như vậy khiến
chúng ta dễ có cảm tưởng rằng các sự kiện chấn thương xảy ra do những “tai bay vạ gió” nào
đó, không lường trước và do vậy không thể phòng tránh được. Vậy chấn thương là gì? Để trả
lời câu hỏi này, trước hết chúng ta cần khẳng định với nhau là: “Chấn thương không phải là
tai nạn”. Theo định nghĩa mới đây của Gibson và Haddon, được chấp nhận một cách rộng rãi
thì:
Chấn thương là bất cứ tổn thương có chủ định hay không có chủ định cho cơ thể
người được gây nên bởi sự phơi nhiễm cấp tính đối với năng lượng nhiệt, cơ học,
điện hay năng lượng hoá học, hay bởi sự thiếu vắng của các yếu tố thiết yếu như
sức nóng hay ôxy.
Như vậy có thể thấy các sự kiện chấn thương xảy ra với con người có thể hết sức đa dạng, từ
những dạng năng lượng nhiệt (như bỏng nước nóng), hóa chất (bỏng hóa chất, ngộ độc hóa
chất), cơ học (ngã, va chạm xe cộ, bị vật sắc nhọn đâm, động vật cắn, ...), điện (điện giật), cho
tới những sự kiện do nạn nhân bị thiếu những yếu tố thiết yếu cho sự sống (như ngạt, bị chết
đuối, bị chết cóng vì lạnh, ...).
Tai nạn và chấn thương
Chấn thương không phải là tai nạn. Sự tiến triển về chấn thương được phản ánh theo cách mà
chúng được phân loại. Trước kia chấn thương được phân loại một cách truyền thống là chấn
thương do tai nạn hay chủ ý. Đầu tiên việc kiểm soát chấn thương tập trung vào “phòng ngừa
tai nạn”, còn bạo lực có chủ ý được dành cho luật pháp, tâm thần và các nhà xã hội học...
Điều này không có ý nói rằng các ngành nghề trên không góp phần vào việc kiểm soát chấn
thương hay cho rằng tất cả những cố gắng trên nhằm phòng ngừa tai nạn đều không thành

3



công, nhưng phạm vi của các điều tra khoa học về tính hiệu quả của các tiếp cận này đều rất
hạn chế.
“Tai nạn” liên quan đến một tập hợp rất lớn, rối bời và không rõ ràng của các sự kiện, mà chỉ
một phần nhỏ của các sự kiện này mang tính chấn thương. Bất cứ một sự kiện không chủ ý,
ngẫu nhiên can thiệp vào công việc hàng ngày của ai đó thì đều thường được gọi là một tai
nạn. Trong nhiều ngành nghề, “tai nạn” thường được hiểu như những “sự cố” bất thường,
không mong muốn, xảy ra vào một thời điểm nào đó. Chẳng hạn, “tai nạn lao động” tại một
phân xưởng sản xuất có thể xảy ra khi một bộ phận của cỗ máy bị gãy và làm cỗ máy bị hỏng,
ngừng hoạt động. Sự kiện đó đồng thời cũng có thể dẫn tới hậu quả chấn thương cho người
công nhân tại chỗ nếu mảnh vỡ gây thương tích cho công nhân. Như vậy sự cố trong lao động
đó có thể hoặc có thể không gây ra thương tích cho con người. Vì vậy tai nạn thường để chỉ
một sự kiện gây ra hay có tiềm năng gây ra chấn thương. Nếu xét kỹ ví dụ trên thì có thể thấy
rằng rất có nhiều khả năng “sự cố” gãy vỡ bộ phận của máy móc gây nên chấn thương trên cơ
thể người công nhân là hoàn toàn có thể phòng tránh, hay ít nhất là giảm nhẹ được. Chẳng
hạn, nếu máy móc được bảo dưỡng, kiểm tra định kỳ nghiêm ngặt để phát hiện sớm những chi
tiết bị xuống cấp, hỏng hóc để kịp thời sửa chữa thì sự cố đó có thể đã không xảy ra. Thêm
nữa, cho dù sự cố đó có xảy ra nhưng nếu máy được thiết kế tốt, có bộ phận che chắn, ... thì
rất có thể khi bị sự cố mảnh vỡ sẽ không văng vào người công nhân. Cuối cùng, nếu người
công nhân có ý thức chấp hành các qui định an toàn lao động và được bảo hộ bởi các quần áo,
thiết bị cá nhân (mũ, kính, găng, ...) đầy đủ thì rất có thể mảnh vỡ dù có văng vào người cũng
không gây thương tích nghiêm trọng cho nạn nhân.
Nhiều chuyên gia y tế công cộng (YTCC) cho rằng sự sử dụng rộng rãi thuật ngữ “tai nạn” đã
không chỉ gây nên nhầm lẫn đáng báo động mà còn kìm hãm các cố gắng nhằm làm giảm
chấn thương. Điều này xảy ra do nhiều người cho rằng “tai nạn” là cái gì đó tồn tại không thể
dự đoán trước và hoàn toàn ngẫu nhiên và chính vì vậy không thể phòng ngừa được. Nghĩa
rộng khác của “tai nạn” là hậu quả của sự bất cẩn của con người mà người bị chấn thương
thường lấy đó làm cái cớ qui kết trách nhiệm cho nó đã gây nên chấn thương cho họ.
Chỉ là hai khái niệm đơn giản nhưng mang lại những ý nghĩa khác nhau ở những con người

khác nhau, từ sự tin tưởng cho rằng đây là số trời không thể tránh cho đến ý tưởng tán thành
một cách rộng rãi cho rằng đó là những “sự kiện” hay “hiện tượng” chấn thương là có thể
phòng ngừa và kiểm soát được theo nhiều cách khác nhau. Sử dụng khái niệm chấn thương và
phòng ngừa chấn thương thay cho tai nạn và phòng ngừa tai nạn, có thể giúp mọi người hiểu
các khái niệm và các biện pháp cần thiết để thiết kế các chương trình phòng ngừa có hiệu quả
hơn.
Trong thực tế, các sự cố gây nên thương tổn cho con người thường là không ngẫu nhiên và có
các yếu tố nguy cơ có thể phân biệt được. Những yếu tố nguy cơ thường gắn liền với mối tác
động qua lại giữa phương tiện giao thông, trang thiết bị, điều kiện lao động, sinh hoạt, môi
trường và hoàn cảnh xã hội, v.v. cũng như những thói quen, hành vi của từng con người.
Chính vì lẽ đó, nghiên cứu về chấn thương và các biện pháp, chiến lược phòng chống và kiểm
soát chấn thương cũng có thể áp dụng những phương pháp luận và mô hình lý thuyết dịch tễ
học.

4


II. Khung lý thuyết về dịch tễ học chấn thương
1. Mô hình chấn thương
Chấn thương luôn luôn tồn tại tối thiểu ở dưới dạng của tình trạng bệnh, các biện pháp nhằm
kiểm soát chấn thương rất phong phú và được sử dụng rộng rãi. John E.Gordon từ khoảng hơn
30 năm trước đây đã cho rằng chấn thương khi được phân tích cụ thể theo vụ dịch, thay đổi
mang tính chất mùa, xu hướng dài và các sự phân bố theo vùng địa lý, kinh tế xã hội, thành
thị nông thôn thì nó cũng thể hiện theo nhiều khía cạnh hay phương diện khác nhau giống như
các bệnh truyền nhiễm rất cổ điển và các dạng bệnh học khác mà chúng ta đã tìm hiểu cặn kẽ.
Trong thực tế, hầu hết các vấn đề chấn thương được biết thường phân bố không ngẫu nhiên
xét theo các khía cạnh thời gian, nơi chốn và con người.
Các sự kiện chấn thương có thể được phân tích dựa trên nguyên tắc bộ ba dịch tễ học (tác
nhân, vật chủ, môi trường) như những loại bệnh tật khác, nhất là những bệnh truyền nhiễm.
Bên cạnh đó, Haddon (1980) cũng nhấn mạnh tới sự cần thiết phải phân tích những yếu tố về

trang thiết bị/phương tiện và những hoạt động của chủ thể (con người) khi sự kiện chấn
thương xảy ra. Bảng 1 dưới đây so sánh dịch tễ học của bênh sốt rét và chấn thương do giao
thông.
Bảng 1. So sánh mô hình dịch tễ của bệnh sốt rét và chấn thương sọ não do giao thông
xảy ra với người đi xe máy
Biến số

Tình trạng sức khỏe
Chấn thương
Tổn thương não
Tai nạn giao thông làm cho người
đi xe máy va đầu vào thân cây
bên đường
sốt rét Năng lượng cơ học (khi va chạm)

Bệnh
Bệnh học
Biến cố xảy ra ban đầu

Bệnh sốt rét
Muỗi đốt

Tác nhân

Ký sinh trùng
(Plasmodium)
Véc tơ /vật mang
Muỗi Anopheles
Hoạt động
Bệnh nhân bị muỗi đốt lúc

đang ngủ
Yếu tố cá thể/Đặc điểm Bệnh nhân là cháu nhỏ, có
của vật chủ
tình trạng miễn dịch kém

Chiếc xe máy
Nạn nhân đang đi xe máy trên
đường giao thông
Nạn nhân là một thanh niên nam,
đang say rượu, lái xe trong tình
trạng không tỉnh táo, lại chưa có
kinh nghiệm đi xe máy.
Yếu tố phương tiện/trang Màn chống muỗi, lưới chống Mũ bảo hiểm đi xe máy
thiết bị
muỗi
Yếu tố môi trường
Nhà ở trong khu vực ẩm ướt, Nạn nhân lái xe máy gặp đoạn
gần ao, xung quanh nhiều bụi đường cua không có biển báo,
cây rậm rạp, không được mặt đường bị nghiêng, trời mưa,
phun thuốc muỗi, đang mùa cây bên đường lại không có rào
mưa.
chắn.
Yếu tố thời gian/tầm Trời đêm
Trời tối, khó nhìn đường
nhìn
Nguồn: Peter Barss và cộng sự.

5



Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng mô hình phân tích tác nhân – vật chủ - môi trường thường
được áp dụng trong bệnh truyền nhiễm có thể được sử dụng để mô tả dịch tễ học của chấn
thương. Cụ thể là chấn thương do giao thông gây nên tổn thương não. Mặc dù chấn thương có
thể được mô tả cụ thể bằng cách sử dụng các khái niệm của dịch tễ học bệnh truyền nhiễm
nhưng dịch tễ học chấn thương vẫn bị chậm phát triển vào cỡ hàng thập kỷ. Cho đến gần đây
các tác nhân gây chấn thương mới được xác định một cách chính xác là các dạng khác nhau
của năng lượng cơ học, nhiệt, hoá, điện, từ trường ion hoá, hay ngược lại - quá thiếu năng
lượng trong trường hợp bị ngạt (Gibson, 1961). Chính các nhà tâm lý học đã xác định vấn đề
này chứ không phải các nhà dịch tễ học. Vào thời gian đó nhiều tác giả đã cho rằng ô tô, súng
và rượu, v.v.. cũng là các tác nhân gây nên chấn thương, nhưng điều này là sai lầm trong việc
sử dụng dịch tễ học xét theo khía cạnh tác nhân. Ô tô và súng là các vật chuyên chở năng
lượng cơ học theo cách nói của dịch tễ học, và rượu góp phần vào chấn thương bằng cách đôi
khi tác động lên hành vi của con người, đưa người ta tới nguy cơ phơi nhiễm đối với năng
lượng gây nguy cơ cao.
Tác nhân
Sự truyền năng lượng bất
thường hay sự can thiệp
vào sự truyền năng lượng
(ví dụ năng lượng cơ học
được chuyển dịch do tác
động của một vật di
chuyển; các dạng năng
lượng khác là nhiệt, hoá
học, điện và phóng xạ)

Các phân loại chấn
thương
Môi trường
Thời tiết, nhiệt độ,
thời gian trong ngày,

thời gian trong năm,
yếu tố môi trường có
hại, sự thay đổi về
trang thiết bị và thiết
kế

Va chạm hay đâm nhau
của các phương tiện có
động cơ và người đi bộ,
ngã, cháy bỏng, ngộ độc,
chết đuối, v.v.

Vật chủ
Tuổi, giới, giáo dục,
kỹ năng, điều kiện
thể chất, trạng thái
tâm thần, sử dụng
rượu, ma tuý và hành
vi có nguy cơ khác

Hình 1. Mô hình dịch tễ học ứng dụng trong chấn thương
Dịch tễ học chấn thương tìm tòi xác định các yếu tố nguy cơ, các nhóm đích và trả lời các câu
hỏi: Ai/ Cái gì? Khi nào? Ở đâu? Tại sao? khi sự kiện chấn thương xảy ra. Phần lớn chấn
thương có thể phòng ngừa được rất nhiều thông qua các cách tiếp cận như giáo dục, áp dụng
các qui tắc, điều lệ và cơ khí hoá.

2. Phân loại chấn thương
Có nhiều cách đề phân loại chấn thương (sẽ được trình bày chi tiết trong những bài sau). Cách
phân loại phổ biến nhất và thường được đề cập trong hệ thống phân loại bệnh tật quốc tế dựa
trên ý định của sự kiện chấn thương. Ngoài ra người ta cũng có thể phân theo nguyên nhân


6


bên ngoài, bản chất của chấn thương, bộ phận cơ thể bị chấn thương, địa điểm nơi chấn
thương xảy ra, và hoạt động của nạn nhân khi bị chấn thương. Khi phân loại theo ý định của
các đối tượng tham gia vào quá trình diễn biến hay sự kiện chấn thương, chấn thương thường
được chia thành hai nhóm lớn là chấn thương có chủ định (intentional injury) và chấn thương
không có chủ định (unintentional injury).
Chấn thương không chủ định (vô ý)
Chấn thương không chủ định: Chấn thương gây nên không do chủ ý của những người bị chấn
thương hay của những người khác.
Ví dụ:
- Chấn thương do giao thông
+ Ô tô
+ Xe đạp, xe máy.
+ Người đi bộ.
+ Tàu hoả, tàu thuỷ, máy bay.
- Ngã
- Lửa cháy
- Nghẹt thở
- Chết đuối
- Ngộ độc
CHẤN THƯƠNG

CÓ CHỦ ĐỊNH
( CỐ Ý)

KHÔNG CHỦ
ĐỊNH

( VÔ Ý)
GIAO THÔNG

NGUYÊN NHÂN
KHÁC

GIẾT NGƯỜI

TỰ SÁT
CHÁY

NGÃ
CHIẾN TRANH

CHẾT ĐUỐI

NGỘ ĐỘC
ĐÁNH NHAU

HÀNH HẠ TRẺ
EM
7


Hình 2. Sơ đồ phân loại chấn thương
Thuật ngữ “tai nạn” thường được sử dụng một cách rộng rãi khi người ta bàn về chấn thương
không chủ định. Tuy nhiên như đã phân tích ở trên, thuật ngữ này thường gây ra cảm tưởng
rằng sự may mắn và tính ngẫu nhiên đóng vai trò chính thường ít khi đúng. Chấn thương
không chủ định - khi mà không có sự cố ý nào, thường lại có các yếu tố con người tham gia.
Những yếu tố này có thể tìm thấy đồng thời ở cả nạn nhân bị chấn thương và nhữngngười

khác trong cộng đồng. Nhiều yếu tố thuộc về hành vi con người (chẳng hạn như trạng thái
tình cảm, sử dụng chất ma tuý làm thay đổi khả năng tự chủ, áp lực của bạn cùng lứa hay sự
thiếu kinh nghiệm của tuổi trẻ, v.v.) đều đóng vai trò nhất định cả trong chấn thương không
chủ định và chấn thương có chủ định.
Chấn thương có chủ định
Chấn thương có chủ định: Chấn thương gây nên có sự chủ ý của người chấn thương hay của
cả những người khác. Nhóm này còn có thể được phân ra thành những loại như:
- Chấn thương có chủ định tự mình gây ra (nạn nhân tự gây thương tích cho mình)
- Chấn thương có chủ định gây ra bởi người khác (người bị chấn thương là nạn nhân
của hành động do người khác gây nên).
- Các chấn thương trong hoàn cảnh chiến tranh.
Chấn thương có chủ định còn được nhiều tác giả gọi là hành vi “bạo lực” (violence). Tổ chức
Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa bạo lực như sau: “Việc sử dụng (hoặc đe dọa sử dụng) có
dụng ý một lực hoặc sức mạnh vật lý chống lại bản thân, người khác hoặc chống lại một
nhóm hay cộng đồng, dẫn đến kết quả (hoặc có khả năng cao dẫn đến kết quả) chấn thương,
tử vong, phát triển dị dạng, hay những tổn hại về tâm lý, tinh thần.”
Ví dụ về chấn thương có chủ định:
- Tự tử
- Giết người.
- Bạo lực nhóm (chiến tranh)
- Đánh nhau.
- Hiếp dâm.
- Hành hạ trẻ em.
- Hành hạ người già.
- Bạo lực trong trường học.

III. Chấn thương - Vấn đề y tế công cộng mang tính toàn cầu
Trên toàn thế giới tỉ lệ tử vong và mắc bệnh liên quan đến chấn thương ngày càng gia tăng
không ngừng, sụ gia tăng không ngừng này chính là một thử thách gắt gao đối với YTCC
trong việc kiểm soát và phòng ngừa các bệnh đóng vai trò nổi bật.

Chấn thương thực sự là một vấn đề y tế công cộng
Theo WHO thì chấn thương:
- Thường là nguyên nhân đứng thứ nhất hay thứ hai trong các nguyên nhân nhập viện
- Nguyên nhân chính gây tàn phế, số năm sống tiềm tàng bị mất (YPLL)
- Chiếm 12% gánh nặng bệnh tật toàn cầu.

8


-

90% tử vong do chấn thương xảy ra ở các nước thu nhập trung bình và thấp.

Chấn thương thực sự là một vấn đề toàn cầu và là một đại dịch, trên toàn thế giới trung bình
mỗi năm có khoảng gần 5 triệu người tử vong liên quan tới chấn thương (chiếm 9% tổng số
các nguyên nhân tử vong) (WHO, 2000). Như vậy trung bình một ngày có khoảng 16.000 ca
tử vong do chấn thương trên toàn cầu. Nói cách khác, số người chết do các nguyên nhân chấn
thương trên toàn thế giới mỗi ngày tương đương với khoảng 40 máy bay Boeing 747 bị rơi
(400 hành khách trên 1 máy bay). Phép so sánh như vậy cho chúng ta thấy rằng vấn đề chấn
thương trầm trọng và đáng báo động đến mức nào.
Chấn thương đang là vụ đại dịch (pandemic), nó xảy ra và hoành hành không chỉ ở các nước
đang phát triển và các nước phát triển (theo nếp cũ thì người ta cho rằng chấn thương chỉ là
vấn đề của các nước công nghiệp phát triển). Theo P. Gracer thì mỗi năm có khoảng 3,4 triệu
tử vong ở các nước đang phát triển, 807.000 tử vong ở các nước phát triển do các loại chấn
thương gây nên. Trên toàn thế giới chấn thương là nguyên nhân gây nên khoảng 78 triệu
người trở nên tàn phế mỗi năm (Berger and Mohan, 1996). Các nguyên nhân tử vong hàng
đầu được tổng kết trong bảng 2 đối với những nước có thu nhập trung bình và thấp (1998) cho
thấy các loại chấn thương chiếm vai trò quan trọng về số các trường hợp tử vong ở các nhóm
tuổi.
Bảng 2. Nguyên nhân tử vong hàng đầu ở các nước thu nhập trung bình và thấp, 1998

Thứ hạng
1
2
3
4
5
6

Số tử vong
Nhóm 5-14 tuổi
Nhóm 15-44 tuổi
Nhiễm khuẩn cấp (đường hô hấp dưới)
HIV/AIDS
(212.606)
(1.606.263)
Sốt rét (209.109)
Chấn thương giao thông đường bộ
(524.063)
Chấn thương giao thông đường bộ
Bạo lực
(156.643)
(483.647)
Đuối nước
Cố ý tự gây thương tích
(156.414)
(454.103)
Tiêu chảy
Lao
(133.682)
(426.104)

Chấn thương chiến tranh
Chấn thương chiến tranh
(56.984)
(370.497)

Nguồn: Krug và cộng sự.

Nếu xét về tác động của chấn thương lên sức khoẻ thì ta thấy rằng ở Đài Loan, chấn thương
không chủ định từng đứng hàng thứ 7 đã chuyển thành nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 3
trong giai đoạn từ 1960 - 1978. Trong khi đó chấn thương là nguyên nhân gây tử vong hàng
đầu ở Thái Lan.
Ở Trung quốc, Ai Cập, Mỹ các nguyên nhân gây nên chấn thương chủ yếu là do các phương
tiện giao thông có động cơ mà chủ yếu là do ô tô, theo sau đó là các nguyên nhân như ngã,
cháy và bỏng, chết đuối, tự tử, giết người.
Theo thông báo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC Atlanta, Mỹ) trong năm 1995 các tử
vong là có liên quan đến chấn thương chiếm 6% tổng tất cả tử vong và chấn thương gây nên
tử vong ở người trẻ tuổi nhiều hơn bệnh tật và các nguyên nhân tự nhiên khác. Nếu các
nguyên nhân tử vong do súng nổ giảm thì các nguyên nhân tử vong do giao thông lại gia tăng.

9


Mô hình bệnh tật và tử vong ở nhiều nước trên thế giới đã có những thay đổi đáng kể trong
vài thập kỷ qua. Tại Mỹ, trong khoảng từ 1910 tới 1990 tỷ suất tử vong do các bệnh về dạ dày
ruột trên cộng đồng đã giảm từ 115 xuống khoảng 2 phần 100.000. Tình hình bệnh lao cũng
giảm tương tự (từ 155 xuống khoảng 2 phần 100.000). Tuy nhiên tỷ suất tử vong do chấn
thương chỉ giảm được khoảng 20%, do vậy các nguyên nhân chấn thương hiện chiếm hàng
thứ 4 trong tổng số các trường hợp tử vong (sau một số bênh tim mạn tính, ung thư và đột
quỵ) (Baker và cs, 1992).
Trên thế giới, gánh nặng chấn thương do giao thông vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tất cả

các nguyên nhân chấn thương. WHO ước tính trong Báo cáo Toàn cầu về Chấn thương Giao
thông năm 2004 rằng:
-

Chấn thương thông đường bộ làm chết 1,2 triệu người mỗi năm (hay 3242 người mỗi
ngày)
Các vụ tai nạn giao thông đường bộ để lại hậu quả thương tích hoặc tàn tật cho vào
khoảng từ 20 tới 50 triệu người mỗi năm.
Riêng chấn thương giao thông đã đứng hàng thứ 11 trong các nguyên nhân tử vong hàng
đầu, chiếm 2,1% tổng số tử vong trên toàn thế giới.
Có 73% các trường hợp tử vong do chấn thương giao thông là nam giới.

Các chi phí kinh tế của chấn thương
Các chi phí hàng năm về xã hội và y tế của chấn thương được ước tính là vượt quá 500 tỉ
USD tính trên toàn thế giới (WHO 1989a). Chấn thương chiếm lên tới 1/3 của tất cả các nhập
viện (WHO 1989a). Thêm vào đó là chi phí cho các dịch vụ cấp cứu, các chi phí không thể kể
hết cho việc tiếp tục điều trị, phục hồi chức năng, và mất khả năng lao động do cả tử vong và
tàn tật gây nên. Người ta ước tính rằng chi phí cho việc điều trị cho mỗi trường hợp tử vong ở
Mỹ vào khoảng 317 nghìn USD trong năm 1985, 34 nghìn cho mỗi trường hợp nhập viện và
500 USD cho mỗi trường hợp chấn thương không cần nhập viện (Rice và cộng sự 1989).
Ở Thái lan ước tính cho thấy rằng chi phí cho chấn thương chiếm vào khoảng 2% sản phẩm
quốc nội, không tính đến các chi phí cho tàn phế lâu dài (WHO 1987b).
Bởi sự thiệt hại chủ yếu rơi vào nhóm người trẻ tuổi cho nên chấn thương là nguyên nhân
chính của số năm mất khả năng sống tiềm tàng ở các nước công nghiệp phát triển. Ví dụ ở Mỹ
chấn thương chiếm 40,8% của YPLL, chi phí ước tính vào khoảng 158 tỉ USD/năm cho cả
chấn thương gây nên tử vong và chấn thương không gây nên tử vong (Rice và cộng sự 1989).
Ở Ai Cập thì tình trạng còn tồi tệ hơn, chấn thương chiếm 78% YPLL và từ 10-30% của tất cả
các ca nhập viện.
Tàn tật, bao gồm cả tạm thời và vĩnh viễn do hậu quả của chấn thương không tử vong gây
nên là chi phí đáng kể của chấn thương. Ở Mỹ tàn tật do chấn thương làm mất khả năng hoạt

động bình thường vào khoảng 3 ngày/người/năm. Theo WHO (1986) ước tính rằng có 13%
dân số thế giới bị tàn tật và tàn tật do chấn thương gây nên chiếm tối thiểu 15% trong số này.

10


100%
90%
80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%
ChÊn th­¬ng
CP gi¸n tiÕp cho m¾c bÖnh

C¸c bÖnh h« hÊp

CP gi¸n tiÕp cho tö vong

CP trùc tiÕp

Hình 3. Chi phí trực tiếp và gián tiếp của chấn thương và các bệnh hô hấp.
Nguồn: DeCodes, Baker & Schumann 1988

Bảng 3. Ước tính tử vong toàn cầu do chấn thương và ngộ độc (theo vùng, tuổi, giới và

năm, trên 100.000 dân).
Nhóm
tuổi
Thế giới
Dưới 1
1-4
5-14
15-44
45-64
>65

1970
Nam
96
99
31
100
124
126

1985
Nữ

Nam

2000
Nữ

Nam


2015
Nữ

Nam

Nữ

84
85
14
22
32
153

95
67
28
92
115
201

78
57
13
22
31
140

78
47

26
86
111
202

62
35
11
20
28
144

68
43
23
79
107
205

50
30
10
19
27
151

Công nghiệp phát triển
Dưới 1
78
30

1-4
363
312
5-14
24
312
15-44
63
11
45-64
88
28
>65
224
188

63
112
112
53
74
191

24
109
109
11
25
151


44
28
28
47
84
209

19
26
26
8
21
167

38
19
19
39
81
208

16
20
20
6
20
168

Châu Á
Dưới 1

1-4
5-14
15-44
45-64

91
58
27
96
124

82
49
13
24
32

75
46
25
90
117

63
36
12
23
30

66

43
23
81
110

50
31
11
20
29

94
65
29
104
131

91
59
15
24
32

Nguồn: Lopez

11


Chi phí bởi sự hỏng hóc, tài sản bị phá huỷ, bảo hiểm và các vật dụng không thuộc về y tế
khác thường cao hơn những chi phí do mất khả năng lao động hay chăm sóc y tế dành cho

chấn thương. Nghiên cứu tiến hành ở 5 nước đang phát triển (Thổ Nhĩ Kỳ, Thái lan và 3 nước
Châu Phi khác) trong các năm từ 1961 - 1971 cho thấy rằng các chi phí do phá huỷ tài sản hay
phương tiện chiếm từ 60 - 87% chi phí gây nên bởi các vụ đâm ô tô (Jacobs & Sayer, Badouy
1989). Không có trường hợp nào chi phí dành cho y tế vượt quá 9% chi phí do vụ đâm ô tô
gây nên.
Gần đây nhất, năm 2004 WHO ước tính trên toàn thế giới riêng chi phí do chấn thương giao
thông đường bộ gây nên vào khoảng 518 tỷ USD mỗi năm. Chi phí này ở nhóm nước thu
nhập thấp và trung bình cộng lại là 65 tỷ USD, lớn hơn cả số viện trợ cho phát triển mà những
nước này nhận được.
Tình hình chấn thương ở các nước đang phát triển
Một số tóm tắt về tình hình chấn thương ở một số các nước đang phát triển cho ta thấy được
rõ hơn vấn đề chấn thương tại nhóm các nước đang phát triển, bác bỏ quan điểm cũ cho rằng
chấn thương chủ yếu chỉ có ở các nước phát triển.
Ở Ai Cập, chấn thương là nguyên nhân thứ hai trong các nguyên nhân nhập viện. Còn ở
Zambia, tỉ lệ tử vong do phương tiện giao thông có động cơ tăng gấp 3 trong 10 năm gần đây.
Thái lan là nước gần ta nhất có xu hướng phát triển chung đặc trưng của các nước đang phát
triển, thì từ năm 1969 chấn thương đã là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong. Tỉ lệ tử vong
tăng lên gấp hai lần trong những năm từ 1975-1982 (tăng từ 16 tới 33 tử vong/100.000 dân).
Trong năm 1983 có gần 3 triệu người bị chấn thương đã điều trị trong các bệnh viện và có
31.000 trường hợp tử vong. Gánh nặng kinh tế của chấn thương tăng lên không ngừng, chỉ
riêng chi phí trực tiếp cho chấn thương đã lên tới 1,5 triệu USD trong năm 1987.
Tại Brazil, tỷ lệ các ca tử vong do bệnh truyền nhiễm trong tổng số tử vong giảm từ 45% năm
1930 xuống còn 11% vào năm 1980, trong khi các bệnh tim mạch, ung thư và chấn thương
tăng lên (Ngân hàng Thế giới, 1989).
Ở Trung Quốc, do tỷ lệ người già ngày một tăng lên trong dân số, chấn thương từ vị trí
nguyên nhân tử vong hàng thứ 2 đã trở thành nguyên nhân đứng hàng thứ 5, sau các bệnh ung
thư, bệnh tim mạch và đột quỵ ở người già, và bệnh hệ hô hấp. Tuy vậy, tỷ suất tử vong do
chấn thương vẫn vượt xa tỷ suất tử vong do bệnh truyền nhiễm; và chấn thương là nguyên
nhân tử vong hàng đầu (ở cả nam và nữ) trong độ tuổi từ 1 – 44 (Li và Baker, 1991; WHO,
1991). Trung Quốc có tỉ lệ tử vong liên quan tới chấn thương hiệu chỉnh theo tuổi cao hơn cả

ở Mỹ (69 trường hợp so với 61 trường hợp tính trên 100.000 dân). Ở Mỹ các tỉ lệ tử vong cao
nhất liên quan tới đâm ô tô, cháy và giết người. Trung Quốc tỉ lệ tử vong lớn hơn liên quan tới
chết đuối, ngộ độc, ngã và tự sát.
Ấn Độ: tử vong hàng năm liên quan tới chấn thương được ước tính vào khoảng từ 130.000 650.000. Số giường trong bệnh viện dành cho chấn thương chiếm vào khoảng 15%. Hàng
năm có vào khoảng hơn 100.000 tử vong và 1 triệu tàn phế do bỏng gây nên. Ở Ấn độ, tỉ lệ tử
vong do phương tiện giao thông có động cơ tăng gấp đôi từ 1957 đến 1979. Trong năm 1992
nhà nước thông báo là có khoảng hơn 57.000 người chết do các chấn thương liên quan tới
giao thông.

12


Trung Đông và Châu Phi: ở Trung Đông và Châu Phi số lượng xe ô tô tăng đáng chú ý vào
những năm giữa thập kỷ 80. Tử vong trên 100.000 dân liên quan tới giao thông trải từ 2,5 ở
Ethiopia, 13,4 ở Kenia, đến 17,1 và 30,5 ở Nam Phi (so với 10,0 ở Thuỵ Điển). Khi sử dụng tỉ
lệ "tử vong do giao thông trên số ô tô đăng ký" thì tỉ lệ tử vong đó vượt quá Mỹ và các nước
Châu Âu.
Theo WHO thì khoảng 80% gánh nặng chấn thương nằm trong các nước đang phát triển mà
các nước này chiếm 80% dân số toàn thế giới, 90% tai nạn giao thông đường bộ xảy ra ở các
nước đang phát triển. Những tỉ lệ tử vong cao này không chỉ là do sự bùng nổ về dân số, đô
thị hoá, công nghiệp hoá mà còn bị làm cho gia tăng và trầm trọng hơn bởi sự nghèo đói.
Nhìn bao quát chung tất cả thì tỉ lệ chấn thương cao hơn thường gặp trong các nhóm có đời
sống kinh tế xã hội thấp hơn.
Ở các nước đang phát triển, chấn thương thường được nhìn nhận như là một hậu quả không
thể tránh khỏi của sự thay đổi về công nghệ và phát triển kinh tế và như thế là một cái giá phải
trả cho sự phát triển. Trong cách nhìn bao quát chung cả về mặt thương nghiệp và cộng đồng
thì những thu nhập được trước mắt về mặt kinh tế thường có nhiều giá trị hay ảnh hưởng hơn
các chi phí mà tử vong và tàn tật bởi chấn thương gây nên. Chịu sự bất lợi về mặt kinh tế xã
hội và chính trị, những người dân ở các nước đang phát triển phải sống hàng ngày với các
nguy cơ chấn thương vốn không thể chấp nhận được ở các nước công nghiệp phát triển.

Từ các năm của giữa thập kỷ 1980 việc áp dụng các phương pháp nghiên cứu dịch tễ học vào
trong nghiên cứu chấn thương đã làm tăng lên sự hiểu biết về các yếu tố nguy cơ của chấn
thương, các nhóm đích cũng như việc phát triển các chiến lược phòng ngừa và kiểm soát chấn
thương. Đáng tiếc là phần lớn các cố gắng trên chỉ được thực hiện ở các nước có thu nhập cao
hay là các nước phát triển và chỉ một số ít các cố gắng được thực hiện ở các nước có thu nhập
thấp hay các nưóc đang phát triển.
Bảng 4. Các yếu tố nguy cơ lựa chọn kết hợp với sự kiện ở các nước đang phát triển
Yếu tố nguy cơ
không

Sốc
điện


Loại chấn thương
Va đập
Ngã
Đánh
nhau






Ngộ
độc
không



không
không


không

không
không

không

không
không


không

không

không

không



không
không
không




không
không



















không
không



không









không









Lửa
Nam
Tuổi
Dưới 15
15-64
Từ 65 trở lên
Tình trạng kinh tế
xã hội thấp
Các sản phẩm có
hại
Sử dụng rượu
Rối loạn tâm thần
Giáo dục về an
toàn thấp


Chết
đuối

Nhìn chung thì những nguyên nhân dẫn đến chấn thương ở các nước đang phát triển thường là
do các nguyên nhân xếp theo thứ tự giảm dần theo mức độ trầm trọng như sau:
13


 
 
 
 
 
 
 

Chấn thương do giao thông
Ngã
Ngộ độc
Chết đuối
Bỏng
Tự tử
Giết người

Tỷ lệ đặc trưng theo nguyên nhân thay đổi tùy theo từng nước. Nhìn chung các loại chấn
thương thường gặp nhất ở cả các nước phát triển và đang phát triển là chấn thương liên quan
tới giao thông, ngã, chết đuối, ngộ độc và bạo lực.
Đối với các nước đang phát triển người ta cho rằng những nước này chuyển dịch theo cái gọi
là "sự chuyển đổi (hay quá độ) dịch tễ học" từ tình hình bệnh tật mà chủ yếu là các bệnh

truyền nhiễm trong vòng 15-20 năm gần đây đã làm gia tăng thêm sự trầm trọng của chấn
thương và nó đã làm nổi bật một cách rõ nét chấn thương như là một nguyên nhân tử vong
quan trọng nhất của lứa tuổi từ 1 đến 44.
Ở nhiều nước công ngiệp hoá nhanh trong số các nước đang phát triển, các tỷ lệ tử vong tuyệt
đối do chấn thương cũng tăng lên nhanh chóng. Cùng với sự phát triển là sự thay đổi về công
nghệ và xã hội đã làm thay đổi nguy cơ chấn thương. Những thay đổi này có tiềm năng tác
động lên số mới mắc do chấn thương đồng thời trên cả 2 phương diện: có hại (chẳng hạn qua
việc tăng các yếu tố có hại hay tăng các hành vi có nguy cơ), và cả có lợi (chẳng hạn như qua
các sản phẩm và hành vi an toàn). Ở phần lớn các nước đang phát triển cho đến nay những
thay đổi về môi trường và cách sống này đã làm trầm trọng hơn các vấn đề về chấn thương
hơn là cải thiện nó.
Sự gia tăng cơ giới hoá giao thông ở các nước đang phát triển có lẽ là một ví dụ thuyết phục
nhất cho hậu quả có hại không mong muốn của sự thay đổi công nghệ. Ví dụ ở Thái Lan, tỷ lệ
tử vong do ô tô tăng gần 30% mỗi năm (Punyahotra, 1982), từ những năm 1947 nguyên nhân
tử vong do chấn thương từ đứng hàng thứ sáu đã nhảy lên thứ nhất. Chỉ riêng tử vong do giao
thông đã chiếm số YPLL nhiều hơn cả lao và sốt rét cộng lại.

IV. Tình hình chấn thương tại Việt Nam
Tại Việt Nam theo số liệu từ cuộc Hội thảo phòng ngừa tai nạn giao thông đường bộ năm
1993 thì tỷ lệ tử vong trên quần thể của chấn thương là 3,7/100 000 dân và tỷ lệ tử vong trên
phương tiện giao thông là 12/10 000 phương tiện giao thông được đăng ký. Các tỷ lệ này là
các tỷ lệ đặc trưng cho một nước đang ở trong giai đoạn ô tô, xe máy hoá cao, tỷ lệ tử vong
thấp trên khía cạnh quần thể, nhưng cao trên khía cạnh liên quan tới số phương tiện được
đăng ký.
Theo số liệu của cục cảnh sát giao thông (Bộ Nội vụ) từ 1990 đến tháng 5/1997, trên phạm vi
cả nước đã xảy ra 92.071 vụ tai nạn giao thông làm chết 31.385 người và làm bị thương
95.719 người khác, trong đó tai nạn giao thông đường bộ chiếm 95% số vụ, 94% số người
chết, 98% số người bị thương. Từ 1991 đến nay, tai nạn giao thông luôn gia tăng, trung bình
năm sau tăng hơn năm trước 2000 vụ. So với năm 1991 thì năm 1996 số vụ tai nạn giao thông
tăng 2,68 lần, số người chết tăng 2,52 lần, số người bị thương tăng 3,05 lần. Trong 5 năm

1991- 1994, bình quân mỗi ngày tai nạn giao thông làm chết 13 người, nhưng 6 tháng đầu

14


năm 1995 tai nạn giao thông tiếp tục tăng, bình quân mỗi ngày chết 17 người. Số chết và số bị
thương do tai nạn giao thông có xu hướng ngày càng gia tăng.
Bảng 5. Tổng kết tình hình tại nạn giao thông đường bộ tại Việt Nam (1990-2002)
Số vụ

Số vụ
Năm

1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002

6.110
7.382
9.470

11.582
13.760
15.999
19.638
19.998
20.753
21.538
23.327
25.831
27.993

Số người chết

Tăng so
với năm
trước (%)

20,8%
28,3%
22,3%
18,8%
16,3%
22,7%
1,8%
3,8%
3,8%
8,3%
10,7%
8,4%


Số chết

2.268
2.602
3.077
4.140
4.897
5.728
5.932
6.152
6.394
7.095
7.924
10.866
13.186

Tăng so với
năm trước
(%)

14,7%
18,3%
34,5%
18,3%
17,0%
3,6%
3,7%
3,9%
11,0%
11,7%

37,1%
21,4%

Số người bị thương
Số bị
thương

4.956
7.114
10.048
11.854
14.174
17.167
21.718
22.071
22.989
24.179
25.693
29.449
30.999

Tăng so với
năm trước (%)

43,5%
41,2%
18,0%
19,6%
21,1%
26,5%

1,6%
4,2%
5,2%
6,3%
14,6%
5,3%

Nguyồn: Bộ Giao thông, 2004

Theo Niên giám Thống kê Y tế từ năm 1993 - 1996, thì nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử
vong là viêm phổi (1,1/100 000 dân) rồi sau đó đến lao phổi và xuất huyết não, trong khi đó
tai nạn giao thông đứng thứ 5 (0,7/100 000), tự tử (0,6/100 000). Nếu phân chia theo nhóm
bệnh thì tỉ lệ mắc của nhóm tai nạn, chấn thương, ngộ độc đứng hàng thứ 4 trong khi đó tỷ lệ
tử vong cao hơn rất nhiều so với nhóm bệnh đầu tiên là nhiễm trùng và ký sinh trùng. Số liệu
thống kê bệnh viện được tổng kết vào năm 2003 ước tính chấn thương do tai nạn giao thông
tại Việt Nam đứng hàng thứ 6 trong nhóm 10 nguyên nhân bệnh tật và đứng thứ 4 trong số 10
nhóm nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.
Các số liệu trên chỉ nói lên phần nào của thực trạng tình hình chấn thương ở nước ta, một
nước có tỷ lệ dân số ở tuổi trẻ cao, đang trên đà cơ giới hoá cao trong khi đó cơ sở hạ tầng
cũng như các biện pháp bảo vệ khỏi chấn thương chưa được quan tâm đúng mức và hữu hiệu.
Hơn thế nữa, những thống kê tại bệnh viện của ngành y tế cũng như những thống kê của
ngành giao thông và công an có những hạn chế nhất định về tính đầy đủ của số liệu. Chính vì
vậy, những cuộc điều tra cộng đồng đóng vai trò đáng kể trong việc cung cấp một nguồn số
liệu để đánh giá thực trạng chấn thương tại Việt Nam. Bên cạnh những cuộc điều tra nhỏ lẻ
mang tính địa phương, cuộc Điều tra Chấn thương Liên trường tại Việt Nam (còn gọi là cuộc
Điều tra Chấn thương ở Việt Nam - ĐTCTVN) do Trường Đại học Y tế Công cộng chủ trì,
kết hợp với các trường đại học y dược trong cả nước tiến hành vào năm 2001 đã một lần nữa
khẳng định gánh nặng chấn thương là một trong số những vấn đề sức khỏe hàng đầu tại Việt
Nam.
ĐTCTVN là một cuộc điều tra mang tính quốc gia về các trường hợp tử vong do tất cả mọi

nguyên nhân và những thông tin về các chấn thương ở mọi lứa tuổi của người dân Việt Nam
với mẫu nghiên cứu gồm 27.000 hộ gia đình thuộc tám vùng sinh thái của Việt Nam.

15


ĐTCTVN đã cho thấy rõ chấn thương đang dần trở thành một trong những nguyên nhân hàng
đầu gây tử vong ở Việt Nam, đặc biệt ở lứa tuổi trẻ em. Trong khi bệnh mạn tính là nguyên
nhân lớn nhất gây tử vong ở những người trên 50 tuổi, thì ở nhóm tuổi dưới 50 (nhóm chiếm
tỉ lệ dân số lớn nhất Việt Nam), chấn thương là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong. Hình
4 cho thấy, ở nhóm dưới 50 tuổi, tỉ lệ các trường hợp tử vong do chấn thương chiếm tới hơn
50% tổng số các trường hợp tử vong và có thể đến hơn 80% (nhóm 5-9 tuổi); trong khi các tỉ
lệ trường hợp tử vong do bệnh mạn tính đứng thứ hai khoảng dưới 30% và tỉ lệ các trường
hợp tử vong do bệnh truyền nhiễm chỉ chiếm dưới 20% tổng số các trường hợp tử vong.
100%
90%
80%
70%
60%

Chấn thương

50%

Bệnh m ạn tính

40%

Bệnh truyền nhiễm


30%
20%
10%
0%
0-1

1-4

5-9

10-14

15-49

50-64

65+

Chung

Hình 4. Tỉ lệ các trường hợp tử vong do chấn thương và các nhóm bệnh tại Việt Nam
Nguồn: ĐTCTVN 2001

Hình 5 cũng cho thấy một xu hướng tương tự khi xét các nhóm nguyên nhân chấn thương,
bệnh mạn tính và bệnh truyền nhiễm trong số các trường hợp không gây tử vong: trừ nhóm
tuổi sơ sinh (dưới 1 tuổi) và nhóm trên 50 tuổi, chấn thương hiện là nguyên nhân lớn nhất gây
ra các trường hợp bệnh, tiếp theo sau là các bệnh mạn tính và các bệnh truyền nhiễm. Bên
cạnh đó, khi xét chung ở tất cả các nhóm tuổi, chấn thương cũng là một nguyên nhân đáng kể
dẫn đến các trường hợp bệnh, xấp xỉ bằng bệnh mạn tính và hơn hẳn so với bệnh truyền
nhiễm. Theo kết quả ĐTCTVN 2001 có khoảng 5,5% người Việt Nam đã bị thương trong

năm đó, với mức độ nghiêm trọng phải cần đến các can thiệp y tế hay phải nghỉ học hay nghỉ
làm ít nhất là một ngày.
ĐTCTVN cũng cho thấy ở Việt Nam có một mô hình dịch tễ học đặc thù về tử vong do chấn
thương và mô hình này tuỳ thuộc vào từng lứa tuổi khác nhau. Từ tuổi sơ sinh cho tới lứa tuổi
dậy thì, đuối nước là một nguyên nhân nổi bật gây tử vong ở tất cả các nhóm tuổi, vượt xa các
nguyên nhân khác. Bắt đầu từ sau lứa tuổi dậy thì, tai nạn giao thông đường bộ (TNGT) bắt
đầu nổi bật và sau đó tăng nhanh khi tuổi tăng. Chấn thương do giao thông đường bộ trở
thành nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong ở những nhóm tuổi từ 15 tuổi trở lên. Mô hình
bao gồm đuối nước vượt trội ở lứa tuổi trẻ nhỏ và chấn thương do giao thông đường bộ nổi
bật ở lứa tuổi trẻ lớn là một mô hình phổ biến ở cả các quốc gia láng giềng của Việt Nam.

16


100%
90%
80%
70%
60%
Chấn thương
50%

Bệnh m ạn tính
Bệnh truyền nhiễm

40%
30%
20%
10%
0%

0-1

1-4

5-9

10-14

15-49

50-64

65+

Chung

Hình 5. Tỉ lệ các trường hợp bệnh do chấn thương và các nhóm bệnh tại Việt Nam
Nguồn: ĐTCTVN 2001

Với tỉ suất 26,7 trường hợp tử vong tính trên 100.000 dân, TNGT là nguyên nhân hàng đầu
gây nên tử vong ở Việt Nam, với dân số khoảng 78 triệu vào năm 2001, tỉ suất này có nghĩa là
trung bình có khoảng hơn 20.000 trường hợp tử vong do TNGT trong năm 2001 và tương
đương mỗi ngày trung bình có khoảng 57 trường hợp tử vong do TNGT.
30

Tỉ suất (/100.000)

25
20
15

10
5
0
Đuối
nước

TNGT Vật sắc

Ngộ
độc

Ngã

Điện
giật

Ngạt

Vật tự
nhiên

Bỏng

Máy
m óc

Khác

Hình 6. Tỉ suất chấn thương gây tử vong phân theo nguyên nhân tại Việt Nam
Nguồn: ĐTCTVN 2001


Đuối nước là nguyên nhân đứng thứ hai gây nên tử vong ở Việt Nam với tỉ suất tử vong là
22,6/100.000. Đuối nước chủ yếu xảy ra ở lứa tuổi trẻ em, nếu tính riêng ở lứa tuổi từ 19 trở
xuống thì, tỉ suất của đuối nước cao hơn hẳn so với tỉ suất của TNGT. Tỉ suất chết do đuối
nước ở trẻ em Việt Nam cao gấp mười lần ở các nước phát triển. Chấn thương do các ngã là
17


nguyên nhân đứng thứ ba gây nên tử vong với tỉ suất tử vong là 9,5/100.000 và gây ra hơn
7.400 trường hợp tử vong ở Việt Nam mỗi năm, hay gần 20 người mỗi ngày. Ngộ độc đứng ở
vị trị thứ tư với tỉ suất ngộ độc gây tử vong là 7,3/100.000 và gây ra khoảng hơn 5.600 trường
hợp tử vong trong năm 2001, hay khoảng gần 16 người mỗi ngày. Vật sắc là nguyên nhân
đứng hàng thứ 5 với tỉ suất là 5,3/100.000, hay là có khoảng 11 trẻ bị chết do ngã mỗi ngày.
Đối với các trường hợp chấn thương không tử vong, TNGT cũng là nguyên nhân hàng đầu
vởi tỉ suất trên 100.000 lên đến hơn 1.400, nghĩa là mỗi ngày trung bình có khoảng gần 4.000
số vụ TNGT không dẫn đến tử vong. Trong số này thì phần lớn các trường hợp TNGT xảy ra
ở những nhóm tuổi từ 15 trở lên và mức độ nghiêm trọng chủ yếu là các chấn thương ở mức
nhẹ và vừa.
1600

Tỉ suất (/100.000)

1400
1200
1000
800
600
400
200
0

TNGT

Vật
sắc

Đuối
nước

Ngộ
độc

Ngã

Điện
giật

Súc
vật
cắn

Bỏng Ngạt

Vật tự Máy
nhiên m óc

Sét
đánh

Khác


Hình 7. Tỉ suất chấn thương không gây tử vong phân theo nguyên nhân tại Việt Nam
Nguồn: ĐTCTVN 2001

Ngã đứng thứ hai trong số các nguyên nhân hàng đầu gây nên các chấn thương không gây tử
vong. Vật sắc là nguyên nhân chấn thương không gây tử vong đứng hàng thứ ba ở Việt Nam.
Vật sắc gây ra hơn 2.000 trường hợp chấn thương mỗi ngày. Chấn thương do động/súc vật
cắn là nguyên nhân đứng hàng thứ 4 với gần 1.800 trường hợp trung bình mỗi ngày.

10%

28%

62%

Bệnh truyền nhiễm

Bệnh mạn tính

Chấn thương

Hình 8. Tỉ lệ YPLL trước tuổi 65 theo nhóm nguyên nhân tại Việt Nam
Nguồn: ĐTCTVN 2001

18


Xét về số năm sống tiềm tàng bị mất, hình 8 cho thấy sự phân bổ tương quan của YPLL ở
Việt Nam trong năm 2001 của các nguyên nhân gây tử vong. Rõ ràng chấn thương là nguyên
nhân hàng đầu gây nên sự mất mát các năm sống của con người.
Những kết quả nghiên cứu cũng như các số liệu thống kê nêu trên cho thấy chấn thương đang

là một vấn đề rất nhức nhối trên thế giới và ở Việt Nam, với mọi lứa tuổi nhưng đặc biệt là ở
trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Việc xây dựng các chương trình phòng chống và kiểm soát chấn
thương hiện đang được ngành Y tế và các ngành có liên quan trong toàn xã hội rất quan tâm
chú ý. Nỗ lực phòng ngừa và kiểm soát chấn thương sẽ không thể mang lại hiệu quả nếu
không được áp dụng theo những nguyên tắc khoa học và nhận được sự đầu tư thích đáng.
Những bài học tiếp theo sẽ tiếp tục đề cập cụ thể về phương pháp luận và những nguyên tắc
phòng ngừa và kiểm soát chấn thương.
Tài liệu tham khảo:
1. Dean T. Jamison, W.Henry Mosley.et al – Editors. Disease Control Priorities in
Developing Countries - Published for the World Bank - Oxford University Press.
2. Gibson, J.J., The contribution of experimental psychology to the formulation of the
problem of safety: a brief for basic research. 1961, New York Association for the Aid of
Crippled children: New York. p. 77-89.
3. Haddon, W., Jr., A note concerning accident theory and research with special reference
to motor vehicle accidents. Ann N Y Acad Sci, 1963. 107: p. 635-46.
4. Krug, E.E. Injury: a leading cause of the global burden of disease. 1999, World Health
Organization: Geneva.
5. Lawrence R.Berger, Dinesh Mohan. Injury control - a global view. Delhi Oxford
University Press 1996.
6. Leon S.Robertson. Injury Epidemiology. 1992.
7. Peter Barss, Gordon Smith, Susan Baker, Dinesh Mohan. Injury Prevention: An
International Perspective. Oxford University Press 1998.
8. Le, Linh C; Linnan, Mike J. Vietnam Multi-center Injury Survey, Annex on Causespecific injury rates by age-group, sex and location in Vietnam. Hanoi School of Public
Health; June 2003. (report to UNICEF).
9. Lê Vũ Anh, Nguyễn Thị Hồng Tú, Nguyễn Thúy Quỳnh, Lê Cự Linh, Phạm Việt
Cường, Bùi Thanh Tâm, Lã Ngọc Quang và cs. Chỉ số đánh giá chấn thương trong các
lĩnh vực. Bộ Y tế, Hà Nội 3/2004.
10. Lê Vũ Anh, Lê Cự Linh, Phạm Việt Cường. Chấn thương: Một số kết quả sơ bộ từ
cuộc điều tra chấn thương đầu tiên tại Việt Nam. Tạp chí Y Tế Công Cộng. Số 1(1),
8/2004.

11. Susan P.Baker, Brian O'neil. The injury fact book. Lexington Books. D.C Health and
company Lexington, Massachusetts.
12. Trường Đại học Y tế Công cộng. Điều tra Chấn thương tại Việt Nam (Báo cáo đề tài cấp
bộ). 2003.
13. WHO. Global burden of disease attributable to injuries, 2000 estimates, (in World Health
Report. 2001). World Health Organization: Geneva.
14. WHO. World Report on Road Traffic Injury Prevention. 2004, World Health
Organization: Geneva.

19


DỊCH TỄ HỌC CHẤN THƯƠNG
Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng:
1. Trình bày được các dạng năng lượng gây chấn thương.
2. Mô tả được những khái niệm cơ bản của dịch tễ học áp dụng trong nghiên cứu và
phòng chống chấn thương.
3. Mô tả và tính toán được một số chỉ số đo lường chấn thương.
4. Nêu được một số vấn đề liên quan đến đo lường và đánh giá tác động của chấn
thương lên sức khoẻ.

1. Giới thiệu về chấn thương
Trong dịch tễ học chấn thương, trước hết chúng ta phải biết được chấn thương là gì?. Trong
nhiều thế kỷ, người ta quan niệm chấn thương và tai nạn là những sự kiện chết người. Một
cách khái quát, chấn thương xảy ra khi sự truyền năng lượng bất thường từ các vật thể sang cơ
thể con người, mà mức năng lượng này quá sức chịu đựng của cơ thể con người. Các dạng
năng lượng có thể gây chấn thương cho con người bao gồm: năng lượng cơ học, nhiệt độ,
năng lượng hoá học, năng lượng điện và năng lượng phóng xạ.
- Năng lượng cơ học: có thể gây xuyên thủng; không xuyên thủng; nén.

Bất kỳ một vật thể nào, có thể là vật thể sống hoặc không phải vật thể sống, khi chuyển
động đều sản sinh ra một lực tác động. Lực sản sinh ra được tính theo công thức: F =
(mv2)/2. Trong đó F là lực sản sinh ra khi di vật di chuyển; m là trọng lượng của vật; v là
vận tốc di chuyển tính bằng m/giây. Khi vật di chuyển càng nhanh cũng như vật càng
nặng thì lực sản sinh ra càng lớn.
Khi một người bị dừng lại đột ngột do va vào vật đang di chuyển (ví dụ trong các vụ đâm
xe) thì lực do xe sản sinh ra khi đang di chuyển sẽ được giải phóng ra môi trường, lên xe
cộ khác hoặc vào cơ thể người bị va chạm. Các bộ phận cơ thể sẽ bị tổn thương do lực tác
động. Mức độ tổn thương này phụ thuộc vào cường độ lực tác động, diện tích phần bị tác
động, hình dáng và mức độ đàn hồi của vật tác động.
- Nhiệt độ và năng lượng hoá học
Các trường hợp bị chấn thương và tử vong do chấn thương liên quan tới cháy, sức nóng và
khói là những hậu quả của việc các vật liệu dễ cháy bị cháy và giải phóng ra năng lượng
làm tổn thương. Nguồn gây cháy thường gặp nhất là thuốc lá hút dở bị rơi xuống các vật
liệu dễ cháy như thảm trải nền hoặc giường, cháy âm ỉ rồi gây hoả hoạn lớn. Nhiều nguồn
gây cháy khác rất đa dạng, tuỳ thuộc vào đặc điểm của điều kiện sống. Có thể là bật lửa,
bếp gas, các vật đánh lửa bằng điện. Các nguồn nhiệt không do cháy có thể là nước và các
dung dịch khác được đun nóng. Tổn thương cơ thể do nhiệt là sự tổn thương mô, tế bào và
cơ quan cơ thể do tiếp xúc nhiệt độ quá sức chịu đựng.
Tổn thương do hoá chất khác có thể do hít phải, uống phải, tiêm phải hoặc ngấm phải
những hoá chất có tính gây tổn thương. Những hoá chất này phản ứng với các chất sinh
hoá của cơ thể và nhanh chóng huỷ hoại các tế bào.

20


-

-


Tuy nhiên, liều-đáp ứng của các cá nhân có thể rất khác nhau do tính nhạy cảm của cơ thể,
phát triển thể lực và kinh nghiệm của bản thân, cũng như sự có mặt của các yếu tố hoá
chất có tác dụng cộng hưởng khác có ảnh hưởng rất lớn tới mức trầm trọng của chấn
thương.
Năng lượng điện, phóng xạ
Năng lượng điện cũng là một nguồn năng lượng gây tổn thương trầm trọng. Khái niệm
ampere liên quan tới cường độ dòng điện đang di chuyển trong đường dẫn, và là yếu tố
quyết định tới các tổn thương của cơ thể khi tiếp xúc với dòng điện không được bảo vệ.
Cường độ dòng điện càng lớn thì mức độ tổn thương của cơ thể càng nặng.
Các chất phóng xạ cũng sản sinh ra những năng lượng gây tổn thương cho cơ thể. Các
phản ứng hạt nhân không được bảo vệ sẽ sản sinh ra một lượng năng lượng khổng lồ,
nhiệt độ có thể lên đến hàng ngàn độ C, đồng thời sản sinh ra áp lực tác động rất lớn và
làm tổn thương cơ thể rất mạnh mẽ.
Các yếu tố thiết yếu cho sự sống
Các cơ quan, bộ phận của cơ thể sẽ không thể hoạt động được khi có quá ít năng lượng
được cung cấp từ quá trình trao đổi chất nội tế bào. Sự thiếu vắng của ô xy sẽ làm ngắt
quãng quá trình trao đổi chất nội sinh, được gọi là ngạt, dẫn tới sự tổn thương của các tế
bào quan trọng trong não và tim. Ngạt có thể do các dị vật ngăn chặn đường thở (mũi,
họng hoặc các phế quản). Các dạng ngạt thường gặp nhất đó là ngạt trong đuối nước, ít
gặp hơn có thể là tràn dịch màng phổi do một số bệnh tim phổi gây ra.

2. Một số khái niệm dịch tễ học cơ bản
2.1. Những khái niệm cơ bản
Dịch tễ học mô tả:
Sự đặc tính hoá về phân phối của những tình trạng hoặc những biến cố liên quan đến sức khoẻ
là một khía cạnh rộng của dịch tễ học được gọi là dịch tễ học mô tả.
Cho biết:
Cái gì?
Ai?
Khi nào?

Ở đâu?
Của những biến cố có liên quan đến sức khoẻ.
Những yếu tố quyết định/nguy cơ. Dịch tễ học cũng được sử dụng để tìm nguyên nhân và
những yếu tố khác ảnh hưởng đến sự xuất hiện của những biến cố liên quan đến sức khoẻ.
Dịch tễ học phân tích. Cố gắng cho biết xem Tại sao và Thế nào của những biến cố đó bằng
cách so sánh những nhóm với những tỷ lệ xuất hiện bệnh khác nhau và những khác biệt về
đặc tính dân số, cấu trúc di truyền hoặc miễn dịch, hành vi, những yếu tố tiếp xúc thuộc môi
trường, và những yếu tố nguy cơ tiềm ẩn.
Những biến cố hoặc tình trạng có liên quan đến sức khoẻ: Bệnh truyền nhiễm và bệnh
không truyền nhiễm, chấn thương; Phương pháp dịch tễ học được áp dụng cho những bệnh
mạn tính, chấn thương, những khuyết tật bẩm sinh, sức khoẻ bà mẹ-trẻ em, sức khoẻ nghề
nghiệp, và sức khoẻ môi trường; Những hành vi có liên quan đến sức khoẻ và sự thoải mái
(vận động, sử dụng dây dây an toàn, ...).

21


Những quần thể xác định. Mặc dù cả những nhà dịch tễ học và bác sĩ điều trị trong thực
hành lâm sàng đều quan tâm đến bệnh và kiểm soát bệnh, nhưng họ khác nhau nhiều trong
cách nhìn nhận “người bệnh.” Những bác sĩ lâm sàng quan tâm đến sức khoẻ của một cá
nhân, những nhà dịch tễ quan tâm đến sức khoẻ chung của những người dân trong một
cộng đồng hoặc một khu vực khác.

2.2. Những câu hỏi dịch tễ học thường hỏi về chấn thương
1. Phạm vi, độ lớn của tình trạng chấn thương như thế nào?
2. Các yếu tố nguy cơ quan trọng gây chấn thương trong cộng đồng là gì?
3. Quần thể nào có nguy cơ?
4. Bao nhiêu người hiện nay đang mắc bệnh?
5. Bao nhiêu người có nguy cơ bị mắc bệnh (hoặc dẫn đến tử vong)?


2.3. Cách tiếp cận dịch tễ học trong phòng chống chấn thương
Các nhà dịch tễ học sử dụng cách tiếp cận của Mô hình Sức khoẻ cộng đồng trong việc tăng
cường sức khoẻ cho cộng đồng. Hình 1, mô tả mô hình sức khoẻ cộng đồng.

Mô tả vấn đề

Xác định các yếu
tố nguy cơ

Xác định tỷ lệ mắc,
tử vong

Môi trường xã hội,
dịch vụ chăm sóc
sức khoẻ

Can thiệp

Đánh giá

Hình 9. Mô hình sức khoẻ cộng đồng
Mô hình này mô tả một số các bước cơ bản trong can thiệp làm giảm gánh nặng bệnh tật của
chấn thương.
  Bước đầu tiên là triển khai các nghiên cứu mô tả, chúng ta phải mô tả phạm vi của
vấn đề. Trong bước này chúng ta phải xác định được tỷ lệ mắc, tàn tật, tử vong của
chấn thương chung hoặc một loại chấn thương cụ thể nào đó. Đưa ra những định
hướng, ưu tiên trong nghiên cứu, can thiệp tiếp theo.
  Bước tiếp theo đó là triển khai các nghiên cứu phân tích để xác định các yếu tố
nguy cơ đặc thù theo từng loại chấn thương, từng loại đối tượng bị chấn thương và
các giải pháp can thiệp có thể.

  Dựa trên các kết quả nghiên cứu trên, chúng ta có thể triển khai các can thiệp để
giảm thiểu tác động của chấn thương thông qua việc giảm tỷ lệ mắc, tàn tật, tử

22


 

vong. Thông qua việc áp dụng những mô hình can thiệp thành công đã được thử
nghiệm hoặc triển khai mô hình can thiệp mới.
Để kiểm định được can thiệp có những kết quả như kỳ vọng hay không, chúng ta
phải triển khai những nghiên cứu đánh giá. Từ đó đưa ra những bài học kinh
nghiệm cho can thiệp, hoặc mô tả lại vấn đề và đưa ra những định hướng cho can
thiệp mới.

3. Mô hình dịch tễ học chấn thương
Ngay từ những nă 1949, J.E. Gordon đã đưa ra: “Thay vì vấn đề được đặt ngoài tình trạng
bệnh và hầu như không được quan tâm trong phạm vi của y học dự phòng, chấn thương cũng
là vấn đề y tế công cộng như bệnh Sởi. Chấn thương tuân theo cách tiếp cận dịch tễ học tương
tự (như đối với bệnh sởi) và điều tối thiểu mà mọi người thấy rõ là chấn thương có thể phòng
ngừa và kiểm soát được”.
Chấn thương được coi là nhóm bệnh hay quá trình bệnh chứa đựng đầy đủ các cấu phần của
diễn biến bệnh, lịch sử tự nhiên của bệnh và các yếu tố dịch tễ học.
Chấn thương luôn luôn tồn tại tối thiểu ở dưới dạng của tình trạng bệnh, các biện pháp nhằm
kiểm soát chấn thương rất phong phú và được sử dụng rộng rãi. John E.Gordon từ khoảng hơn
30 năm trước đây đã cho rằng chấn thương khi được đặc tính hóa theo vụ dịch, thay đổi mang
tính chất mùa, xu hướng dài và các sự phân bố theo vùng địa lý, kinh tế xã hội, thành thị nông
thôn thì nó tự thể hiện theo nhiều khía cạnh hay phương diện khác nhau giống như các bệnh
truyền nhiễm rất cổ điển và các dạng bệnh học khác mà đã được hiểu cặn kẽ. Trong thực tế,
tất cả các phân bố chấn thương được biết thì rất không ngẫu nhiên theo các khía cạnh thời

gian, nơi chốn và con người.
Dựa trên kinh nghiệm của những người tiền nhiệm trong việc điều tra, nghiên cứu về các
bệnh truyền nhiễm, nhiều nhà dịch tễ học về chấn thương đã tiến hành điều tra của họ khi lưu
tâm đến mô hình lý thuyết được các nhà bệnh truyền nhiễm phát triển. Các khía cạnh trọng
tâm của quá trình này bao gồm vật chủ (người bị chấn thương), tác nhân gây nên chấn
thương, vật hay vector chuyên chở tác nhân, cũng như các yếu tố môi trường khác.

4. Các vấn đề liên quan trong đo lường chấn thương
4.1. Định nghĩa, nguyên nhân chấn thương
4.1.1. Định nghĩa chấn thương
Việc định nghĩa chính xác những trường hợp chấn thương có vai trò quan trọng trong các
cuộc điều tra về xác định tình trạng hiện mắc của chấn thương trong cộng đồng nhằm loại bỏ
các chấn thương nhẹ ít có ý nghĩa trong việc đánh giá gánh nặng chấn thương và thiết kế các
chiến lược phòng ngừa và xây dựng kế hoạch dịch vụ y tế.
Các trường hợp chấn thương thường được chia ra ba loại là tử vong, nhập viện và các trường
hợp khác. Trong số đó các trường hợp tử vong và nhập viện do chấn thương thì thường dễ xác
định hơn là các trường hợp khác (điều trị phòng khám tư, tại nhà hoặc không điều trị gì).
Thêm vào đó một số tiêu chí được đặt ra như là các tiêu chí gián tiếp cho việc xác định mức
độ trầm trọng của các trường hợp chấn thương trong các điều tra hay hệ thống giám sát là các
mức độ tàn phế tạm thời hay vĩnh viễn, ví dụ như không có khả năng làm việc hoặc thực hiện
một số công việc cụ thể trong sinh hoạt hàng ngày.

23


Mức độ trầm trọng của chấn thương cũng còn được xác định dựa trên thang bậc phân cấp theo
bản chất của chấn thương của những trường hợp được điều trị tại bệnh viện hay tử vong. Các
số liệu này giúp cho việc đánh giá gánh nặng về việc cung cấp dịch vụ y tế cho chấn thương
tại các cơ sở y tế cũng như đánh giá tác động và hiệu lực của các biện pháp dự phòng cấp 3.
Ví dụ dưới đây là một số định nghĩa trường hợp chấn thương trong các nghiên cứu về tình

trạng mắc chấn thương.
  Tất cả các trường hợp chấn thương trong vòng một năm vừa qua dẫn đến việc hạn chế
sinh hoạt tối thiểu 1 ngày. (Nghiên cứu xác định tỷ lệ hiện mắc chấn thương tại Chí
Linh, 1999).
  Chấn thương được định nghĩa là những thương tổn cấp tính do: ngã, đụng xe ô tô, xe
máy, ngã cây, chấn thương trong lao động, vui chơi, ...v.v. dẫn đến bị vết thương phần
mềm chảy máu, bong gân, phù nề xây xát, gãy xương, gãy răng, vỡ thủng nội tạng
phải mổ, chấn thương sọ não, bỏng các loại, ... mà cần đến sự chăm sóc hoặc điều trị y
tế, hoặc bị hạn chế sinh hoạt hàng ngày mất tối thiểu 1 ngày. (Điều tra chấn thương
liên trường, 2001).
4.1.2. Nguyên nhân chấn thương
-

Chấn thương giao thông là những trường hợp chấn thương xảy ra do sự va chạm bất
ngờ, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người; xảy ra khi các đối tượng tham gia giao
thông đang hoạt động trên đường giao thông công cộng, đường chuyên dùng hoặc ở địa
bàn giao thông công cộng; nhưng do chủ quan vi phạm luật lệ giao thông hoặc do gặp
phải các tình huống, sự cố đột xuất không kịp phòng tránh, gây ra thiệt hại về tính mạng
hoặc sức khỏe.

-

Bỏng là tổn thương một hoặc nhiều lớp tế bào da khi tiếp xúc với chất lỏng nóng, chất
rắn nóng, lửa. Các chấn thương da do sự phát xạ của tia cực tím hoặc phóng xạ, điện,
chất hoá học cũng như tổn thương phổi do bị khói xộc vào cũng được coi là những
trường hợp bỏng.

-

Đuối nước là những trường chấn thương xảy ra do bị chìm trong chất lỏng (nước, xăng,

dầu,...) dẫn đến ngạt do thiếu ô xy hoặc ngừng tim dẫn đến tử vong trong vòng 24 giờ
hoặc cần đến chăm sóc y tế hoặc bị các biến chứng khác.

-

Điện giật là những trường hợp chấn thương do tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện dẫn
đến bị thương hoặc tử vong.

-

Ngã là những trường hợp chấn thương do bị ngã, rơi từ trên cao hoặc ngã trên cùng một
mặt bằng.

-

Động vật cắn chấn thương do động vật cắn là những trường hợp chấn thương do động
vật cắn, húc, đâm phải.

-

Ngộ độc là những trường hợp hít phải, ăn vào, tiêm vào cơ thể các loại độc tố dẫn đến tử
vong hoặc ngộ độc cần đến chăm sóc y tế. Chấn thương do ngộ độc còn có thể phân ra
thành nguyên nhân do ngộ độc thức ăn hoặc ngộ độc do các chất độc khác.

-

Máy móc là những chấn thương xảy ra khi tiếp xúc, vận hành máy móc trang thiết bị
dẫn đến thương tổn thực thể hoặc tử vong.

-


Bạo lực là hành động sử dụng vũ lực hăm doạ hoặc đánh đập người, nhóm người, cộng
đồng khác dẫn đến chấn thương, tử vong, tổn thương tinh thần, chậm phát triển.
24


-

Tự tử là trường hợp tử vong do chấn thương, ngộ độc, hoặc ngạt mà có đủ bằng chứng
rằng tử vong đó do chính nạn nhân tự gây ra mới mục đích đem lại cái chết cho chính
họ.

-

Có ý định tự tử là hành vi do tự làm thương tổn bản thân nhưng chưa gây tử vong mà
có đủ bằng chứng rằng nạn nhân định đem lại cái chết cho bản thân. Một dự định tự tử
có thể hoặc không dẫn đến thương tích.

4.2. Phân lĩnh vực chấn thương
Chấn thương giao thông là sự va chạm bất ngờ, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người;
xảy ra khi các đối tượng tham gia giao thông đang hoạt động trên đường giao thông công
cộng, đường chuyên dùng hoặc ở địa bàn giao thông công cộng; nhưng do chủ quan vi phạm
luật lệ giao thông hoặc do gặp phải các tình huống, sự cố đột xuất không kịp phòng tránh, gây
ra thiệt hại về tính mạng hoặc sức khỏe.
Được xác định là chấn thương thương giao thông khi có 3 đặc điểm: (1) xảy ra hoặc xuất phát
ở những đường/tuyến giao thông công cộng; (2) có ít nhất một nạn nhân (tử vong hoặc không
tử vong), và (3) có ít nhất 1 phương tiện tham gia giao thông đang chuyển động.
Chấn thương trong lao động là những trường hợp chấn thương xảy ra do tác động của các
yếu tố nguy hiểm độc hại trong lao động gây tổn thương bất kỳ bộ phận, chức năng nào của
cơ thể người lao động hoặc gây tử vong xảy ra trong quá trình lao động gắn liền với việc thực

hiện công việc, nhiệm vụ lao động (trong thời gian làm việc, chuẩn bị hoặc thu dọn sau khi
làm việc). Được coi là chấn thương lao động đối với các trường hợp chấn thương hoặc tử
vong do chấn thương đối với người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm
việc về nhà và khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết mà luật lao động và nội quy
lao động của cơ sở cho phép (như nghỉ giải lao, ăn cơm giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ
sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh). Tất cả các trường hợp trên xảy ra ở địa
điểm và thời gian hợp lý.
Chấn thương trong trường học là tất cả những trường hợp chấn thương xảy ra đối với học
sinh, cán bộ giáo dục gắn liền với các hoạt động giảng dạy, học tập, lao động, vui chơi giải trí,
các hoạt động ngoại khoá và các sinh hoạt do nhà trường quản lý.
Chấn thương trong cộng đồng tập hợp tất cả các trường hợp chấn thương trong cộng đồng.
Gây ra bởi các nguyên nhân và xảy ra ở mọi lứa tuổi. Chính vì vậy mà chấn thương cộng
đồng có thể được hiểu là một khái niệm rộng, bao hàm nhiều phân loại chấn thương khác hiện
đang được sử dụng, như chấn thương Giao thông; chấn thương Lao động; chấn thương Học
đường; ...
Ghi chú: Việc phân chia các lĩnh vực chấn thương đôi khi cũng sẽ có những chồng chéo giữa
các lĩnh vực. Trong những trường hợp như vậy cần chỉ rõ các nguyên nhân, hoàn cảnh để có
thể phân biệt được rõ ràng.

4.3. Mã hoá chấn thương
Chấn thương là nhóm bệnh duy nhất có hai hệ thống mã hoá rtiêng biệt trong Phân loại bệnh
quốc tế (International Classification of Disease: ICD) của Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG).
Mã thứ nhất là mã N (Mã theo chẩn đoán - Diagnosis codes) phân loại theo bản chất của chấn
thương và các phần cơ thể bị tổn thương. Mã này mô tả các loại chấn thương nhưng không

25


×