Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Phát triển nguồn nhân lực cho quản lý dự án xây dựng trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.13 KB, 20 trang )

i

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giao thông vận tải trong đó có cơ sở hạ tầng giao thông đƣờng bộ luôn
đƣợc coi là huyết mạch của một quốc gia. Để phát triển kinh tế xã hội, giao
thông vận tải đặc biệt là cơ sở hạ tầng giao thông đƣờng bộ phải luôn phát
triển trƣớc một bƣớc. Và từ năm 2002 đến 2020, tổng nhu cầu vốn đầu tƣ cho
việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đƣờng bộ của nƣớc ta lên đến 574.520
tỷ đồng.
Để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đƣờng bộ, ngoài vốn đầu tƣ không
thể không nhắc tới yếu tố nguồn nhân lực (NNL). Chính vì vậy tác giả chọn
vấn đề “Phát triển NNL cho quản lý dự án xây dựng trong lĩnh vực giao
thông đường bộ ở Việt Nam” làm đề tài luận văn cao học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài.
Phát triển NNL là một đề tài khoa học rộng lớn và đã có nhiều đề tài,
công trình khoa học đi sâu nghiên cứu, phân tích ở các lĩnh vực và khía cạnh
khác nhau, tuy nhiên đề tài phát triển NNL cho quản lý dự án xây dựng cơ sở
hạ tầng giao thông đƣờng bộ gắn với điều kiện mở cửa, hội nhập khu vực và
quốc tế thì chƣa có đề tài hay công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ khoa học của đề tài.
 Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về phát
triển NNL, đánh giá thực trạng NNL quản lý dự án xây dựng trong lĩnh vực
giao thông đƣờng bộ, luận văn nêu lên các định hƣớng và đề xuất các giải pháp
cơ bản nhằm phát triển NNL cho QLDA xây dựng trong lĩnh vực giao thông
đƣờng bộ ở Việt Nam, đáp ứng các yêu cầu đặt ra trong quá trình phát triển
kinh tế xã hội của đất nƣớc.
 Những nhiệm vụ khoa học:
- Phân tích, khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển NNL.



ii

- Phân tích, đánh giá thực trạng NNL quản lý dự án xây dựng trong lĩnh vực
giao thông đƣờng bộ ở Việt Nam.
- Nêu lên những định hƣớng và đề xuất các giải pháp cơ bản để phát triển
NNL cho quản lý dự án xây dựng trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ ở Việt
Nam trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
 Đối tượng:
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là phát triển NNL cho quản lý dự án
xây dựng trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ ở Việt Nam trong thời kỳ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá và trong quá trình đổi mới, mở cửa hội nhập kinh tế
khu vực và quốc tế.
 Phạm vi nghiên cứu.
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến phát triển
NNL cho quản lý dự án xây dựng trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ trong
thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và trong quá trình đổi mới, mở cửa hội
nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
5. Phƣong pháp nghiên cứu.
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị đó
là: Phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phƣơng pháp phân
tích và tổng hợp, phƣơng pháp kết hợp logic với lịch sử, phƣơng pháp trừu
tƣợng hoá, phƣơng pháp so sánh, hệ thống hoá, phƣơng pháp phân tích các số
liệu thống kê để nghiên cứu NNL.
6. Những đóng góp chủ yếu của luận văn.
- Luận văn góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển
NNL qua thực tiễn phát triển NNL cho quản lý dự án xây dựng trong lĩnh
vực giao thông đƣờng bộ.
- Đánh giá thực trạng NNL quản lý dự án xây dựng trong lĩnh vực giao thông

đƣờng bộ ở Việt Nam.


iii

- Đề xuất phƣơng hƣớng và các giải pháp cơ bản nhằm phát triển NNL cho
quản lý các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đƣờng bộ ở nƣớc ta
đến năm 2020.
7. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luận văn đƣợc
chia thành 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển NNL cho
quản lý dự án xây dựng trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam.
Chƣơng 2: Thực trạng NNL cho quản lý dự án xây dựng trong lĩnh
vực giao thông đường bộ ở Việt Nam.
Chƣơng 3: Định hướng và những giải pháp cơ bản phát triển NNL cho
quản lý dự án xây dựng trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam.

CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY
DỰNG TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ Ở VIỆT NAM
1.1 NGUỒN NHÂN LỰC VÀ CÁC NHÂN TỐ ÁNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT
TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC.
1.1.1 Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực.
1.1.1.1 Nguồn nhân lực:
Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm NNL, nhƣng dƣới dạng tổng
quát thì có thể cho rằng “Nguồn nhân lực (NNL) là nguồn cung cấp sức lao
động cho xã hội, là yếu tố cấu thành của LLSX mà nó giữ vai trò trung tâm và
quyết định đến sự phát triển KT-XH của một quốc gia, đồng thời được xem

xét là một yếu tố đánh giá sự phát triển, tiến bộ xã hội của một đất nước"
Nguồn nhân lực thƣờng đƣợc đánh giá qua hai yếu tố chính là số lƣợng và
chất lƣợng.
1.1.1.2 Phát triển nguồn nhân lực.


iv

Theo tác giả luận văn thì: “Phát triển NNL là sự phát triển về nguồn lực
con người. Đó là quá trình của sự biến đổi về số lượng và chất lượng NNL,
được biểu hiện thông qua các mặt số lượng, cơ cấu, thể lực, kỹ năng, kiến
thức và tinh thần cần thiết cho công việc. Quá trình này cũng là quá trình
phát triển con người. Việc đầu tư cho con người cả về phát triển nhân tính đi
đôi với việc phát triển khả năng đồng thời phải tạo ra cơ hội, điều kiện và môi
trường để con người phát huy được năng lực của mình”.
1.1.2 Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá NNL.
Nguồn nhân lực thƣờng đƣợc đánh giá qua hai yếu tố chính là số lƣợng và
chất lƣợng.
Các chỉ tiêu đánh giá số lƣợng NNL.
- Cơ cấu dân số và tốc độ tăng dân số.
- Tỷ lệ dân số hoạt động kinh tế so với số dân
Các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng NNL
- Tình trạng sức khoẻ bao gồm cả sức khoẻ thể chất và tinh thần.
- Trình độ văn hoá đƣợc thể hiện ở các tiêu chí: Tỷ lệ ngƣời biết chữ trong
tổng dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế; Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở
lên hoạt động kinh tế có trình độ văn hoá tiểu học, trung học cơ sở, trung
học phổ thông; Số năm đi học trung bình của dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt
động kinh tế; Tỷ lệ số dân đi học chung các cấp; Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi
các cấp.
- Trình độ chuyên môn kỹ thuật. Lao động đƣợc đánh giá có CMKT là lao

động có tay nghề đạt từ thợ bậc 3 trở lên (có thể có hoặc không có bằng) cho
tới những ngƣời có trình độ trên đại học.
- Chỉ số phát triển nhân lực HDI (Human Development Index) đƣợc đánh giá
qua các tiêu chí: Mức độ phát triển kinh tế; Chỉ tiêu về phát triển giáo dục;
Chỉ tiêu y tế.
- Nhận thức, tinh thần, thái độ, phong cách làm việc của ngƣời lao động. Đạo
đức, lối sống, kinh nghiệm sống và năng lực hoạt động thực tiễn.


v

1.1.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển nguồn nhân lực.
- Tốc độ tăng dân số: Qui mô, tốc độ tăng dân số ảnh hƣởng trực tiếp đến số
lƣợng và chất lƣợng NNL.
- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Sự phát triển KT-XH có tác động trực
tiếp đến phát triển NNL.
- Mức sống. Mức sống không chỉ ảnh hƣởng mà còn tác động rất lớn đến
phát triển NNL.
- Trình độ phát triển và chất lƣợng giáo dục, đào tạo. Giáo dục đào tạo tham
gia trực tiếp và đóng vai trò quyết định trong chiến lƣợc phát triển con
ngƣời, phát triển NNL. Qua giáo dục đào tạo, NNL nâng cao trình độ văn
hoá, trình độ học vấn, trình độ CMKT, năng lực quản lý trong tổ chức hoạt
động SXKD và năng lực hoạt động thực tiễn của con ngƣời.
- Trình độ phát triển KHCN. NNL không chỉ là những ngƣời phát minh ra
những thành tựu khoa học công nghệ, mà còn áp dụng và sử dụng những kết
quả nghiên cứu khoa học, những công nghệ hiện đại tiên tiến trong nƣớc và
quốc tế vào quá trình sản xuất xã hội, trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội.
- Trình độ phát triển y tế và chăm sóc sức khoẻ. Con ngƣời đƣợc bảo vệ và
chăm sóc tốt về sức khoẻ sẽ có thể lực tốt để hoạt động có chất lƣợng và
hiệu quả, thúc đẩy KT-XH đất nƣớc phát triển.

- Tƣ tƣởng, lối sống, đạo đức và truyền thống văn hoá dân tộc. Con ngƣời
với những giá trị chân, thiện, mỹ đƣợc khẳng định là nền tảng để xây dựng
và hoàn thiện NNL.
1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
CHO QLDA XÂY DỰNG TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƢỜNG
BỘ Ở VIỆT NAM.
1.2.1 Đặc điểm nguồn nhân lực quản lý dự án xây dựng trong lĩnh vực
giao thông đƣờng bộ ở Việt Nam
Công việc của các ban quản lý dự án xây dựng giao thông đƣờng bộ trải
dài theo chiều dài đất nƣớc, từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến


vi

trung du miền núi và bao gồm nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau nhƣ
thiết kế, tính toán suất đầu tƣ, giải phóng mặt bằng, luật pháp, giám sát thi
công ...Với những lý do trên mà NNL ban quản lý dự án xây dựng trong lĩnh
vực giao thông đƣờng bộ có những đặc điểm sau:
Thứ nhất. Trình độ chuyên môn cao và có khả năng tiếp thu, nắm bắt các
thành tựu của KHCN một cách nhanh chóng.
Thứ hai. Tính chuyên môn hoá sâu.
Thứ ba. Sức khoẻ cả về thể lực lẫn tinh thần phải tốt.
Thứ tư. Làm việc có tinh thần trách nhiệm, đạo đức và ý thức kỷ luật lao động cao.
1.2.2 Vai trò và sự cần thiết khách quan phải phát triển NNL cho quản lý
dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đƣờng bộ ở Việt Nam.
1.2.2.1 Vai trò của NNL trong quản lý dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao
thông đường bộ ở Việt Nam.
Vai trò của NNL quản lý dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đƣờng
bộ đƣợc thể hiện qua các khía cạnh:
- Thứ nhất. Vai trò dẫn dắt, định hƣớng, lập dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao

thông đƣờng bộ.
- Thứ hai. Vai trò tổ chức, quản lý triển khai thực hiện dự án.
- Thứ ba. Tiếp thu và ứng dụng các thành tựu KHCN, khoa học quản lý vào
việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đƣờng bộ.
1.2.2.2 Sự cần thiết khách quan phải phát triển NNL cho quản lý dự án xây
dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam.
- Đối với mỗi quốc gia, giao thông vận tải đƣợc ví nhƣ huyết mạch trong cơ
thể. Chính vì vậy, để phát triển KT-XH thì tất yếu phải phát triển giao thông
vận tải trong đó có cơ sở hạ tầng giao thông đƣờng bộ.
- Quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Đồng thời, nƣớc
ta đã và đang hội nhập sâu rộng với nền kinh tế quốc tế nên việc phát triển
giao thông vận tải nói chung và cơ sở hạ tầng giao thông đƣờng bộ nói riêng


vii

là một tất yếu để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia cũng nhƣ năng lực
cạnh tranh của sản phẩm trong nƣớc.
- Để đáp ứng quá trình CNH, HĐH đất nƣớc, sớm đƣa nƣớc ta ra khỏi tình
trạng kém phát triển đòi hỏi cơ sở hạ tầng giao thông vận tải nói chung và
cơ sở hạ tầng giao thông đƣờng bộ nói riêng phải đi trƣớc một bƣớc.
- Mô hình cơ cấu tổ chức của các Ban QLDA hiện nay đã hoàn thành sứ mạng
lịch sử của mình và không còn phù hợp với tình hình phát triển trong giai
đoạn mới.
Nhằm đáp ứng các yêu cầu trên, việc phát triển NNL cho QLDA xây
dựng giao thông đƣờng bộ ở Việt Nam là một tất yếu khách quan.
1.2.3 Nội dung phát triển NNL cho quản lý dự án xây dựng trong lĩnh
vực giao thông đƣờng bộ.
1.2.3.1 Xây dựng, đổi mới, hoàn thiện tổ chức các ban QLDA.
Tổ chức ban QLDA đƣợc hiểu là một chức năng của quản lý bao gồm

việc phân bổ, sắp xếp nguồn lực con ngƣời, thiết lập một hệ thống các vị trí
cho mỗi cá nhân và bộ phận sao cho chúng có thể phối hợp với nhau một cách
tốt nhất để thực hiện các mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ chiến lƣợc của
QLDA xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đƣờng bộ.
Trong công tác tổ chức các ban QLDA xây dựng cơ sở hạ tầng giao
thông đƣờng bộ, những yêu cầu cơ bản là phân chia các chức năng, nhiệm vụ
của từng phòng ban một cách khoa học, tách bạch nhiệm vụ, chức năng của
các phòng ban trên cơ sở đó tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận
để đảm bảo tiến độ, chất lƣợng và hiệu quả kinh tế của các công trình.
Việc xây dựng, đổi mới và hoàn thiện cơ cấu tổ chức các ban QLDA xây
dựng cơ sở hạ tầng giao thông đƣờng bộ cần chú ý tới những nội dung sau:
Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của tổ chức; Thiết kế cơ cấu tổ chức phù
hợp; Chuyên môn hóa công việc và phân chia thành các bộ phận; Tách bạch
quyền hạn và nhiệm vụ của từng bộ phận; Tập trung và phân quyền trong
quản lý; Phối hợp giữa các bộ phận, phân hệ của cơ cấu.


viii

1.2.3.2 Kế hoạch hóa nguồn nhân lực cho QLDA xây dựng cơ sở hạ tầng
giao thông đường bộ.
Kế hoạch hóa là một quá trình chuẩn bị các chƣơng trình phát triển
tƣơng lai trên cơ sở cân nhắc mọi yếu tố đã, đang và sẽ tác động đến sự phát
triển của tổ chức để từ đó có thể lựa chọn những hoạt động thích hợp.
Kế hoạch hóa NNL là quá trình đánh giá, xác định nhu cầu về NNL để
đáp ứng mục tiêu công việc của tổ chức và xây dựng các kế hoạch lao động
đáp ứng đƣợc các nhu cầu đó.
Do đặc điểm công việc của QLDA, nên trong việc kế hoạch hóa phát
triển NNL cho QLDA xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đƣờng bộ cần phải
chú trọng tới các khía cạnh.

- Phát triển số lƣợng NNL.Việc phát triển NNL phải đảm bảo sự phù hợp
giữa yêu cầu và khả năng cung ứng sức lao động cho sự phát triển KT-XH
- Phát triển chất lƣợng nguồn nhân lực. Phát triển chất lƣợng NNL là nâng
cao thể lực và trí tuệ đạo đức, tinh thần của con ngƣời nói chung. Việc phát
triển chất lƣợng NNL đƣợc thực hiện thông qua các nội dung: Nâng cao trí
lực của NNL; Nâng cao năng lực thể chất của NNL; Nâng cao phẩm chất
đạo đức và giáo dục truyền thống văn hoá, dân tộc cho NNL;
1.2.3.3 Tuyển mộ, tuyển chọn, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực cho
quản lý dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ.
Tuyển mộ là quá trình thu hút những ngƣời xin việc có trình độ từ lực
lƣợng lao động bên ngoài và lực lƣợng lao động bên trong tổ chức. Và các
ban QLDA phải đảm bảo đƣợc khả năng thu hút đủ số lƣợng và chất lƣợng
lao động nhằm đạt đƣợc mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đƣờng
bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nƣớc. Khi thực hiện công tác tuyển mộ
các ban QLDA cần phải sử dụng hài hòa cả hai nguồn tuyển mộ là nguồn bên
trong và nguồn bên ngoài.
Tuyển chọn nhân lực là quá trình đánh giá các ứng viên theo nhiều khía
cạnh khác nhau dựa vào các yếu tố công việc, để tìm đƣợc những ngƣời phù


ix

hợp với các yêu cầu đặt ra trong số những ngƣời đã thu hút đƣợc trong quá
trình tuyển mộ.
Do đặc điểm công việc của QLDA xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông
đƣờng bộ có phạm vi rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau. Chính vì vậy mà
quá trình tuyển mộ cũng nhƣ tuyển dụng đều phải xác định rõ ràng vị trí cần
tuyển dụng, xây dựng đƣợc các tiêu chí tuyển dụng cho từng vị trí làm việc …
Công việc QLDA xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đƣờng bộ mang
tính chất đặc thù, thời gian để ngƣời lao động thích nghi với công việc và làm

việc đạt hiệu quả cao lâu nên cần đặc biệt lƣu ý tới công tác sử dụng NNL sao
cho đạt hiệu quả cao nhất, tránh lãng phí.
1.3 KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ PHÁT TRIỂN
NNL VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO PHÁT TRIỂN NNL QUẢN LÝ
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ
TẠI VIỆT NAM
1.3.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc
- Đào tạo con ngƣời mới XHCN có lý tƣởng, đạo đức, văn hoá, kỷ luật.
- Trung Quốc có quan điểm: ”Sự nghiệp hƣng suy mấu chốt là ở con ngƣời”
và “Cuộc cạnh tranh kinh tế gay gắt hiện nay xét cho cùng chính là sự cạnh
tranh nhân tài”. Quan điểm tuyển chọn và dùng ngƣời là: ”Chọn ngƣời và
dùng ngƣời sai lệch là sai lầm lớn, để nhân tài mai một, chậm trễ sử dụng
cũng là một sai lầm lớn”.
- Đổi mới cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của công tác quản lý dự án xây
dựng cơ sở hạ tầng giao thông đƣờng bộ.
1.3.2. Kinh nghiệm ở một số nƣớc NIEs Đông Á.
- Các nƣớc NIEs chọn con đƣờng phát triển bắng cách là phải khai thác tối đa
nguồn lực con ngƣời dồi dào của mình, coi con ngƣời là động lực của CNH.
- Xây dựng, hình thành đội ngũ quản lý giỏi.
- Coi trọng việc phát huy các yếu tố truyền thống vào quản lý và sử dụng con ngƣời.
- Chú trọng đào tạo và bồi dƣõng NNL phục vụ CNH.


x

1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho việt nam .
- Thứ nhất. Chính phủ phải nâng cao vai trò quyết định trong việc đầu tƣ, định
hƣớng, dẫn dắt phát triển NNL nói chung và NNL cho quản lý dự án xây
dựng cơ sở hạ tầng giao thông đƣờng bộ ở Việt Nam nói riêng.
- Thứ hai. Nâng cao tỷ trọng ngân sách dành cho giáo dục trong ngân sách

nhà nƣớc. Đẩy nhanh quá trình đổi mới toàn diện phƣơng thức đào tạo đặc
biệt là phƣơng thức đào tạo NNL quản lý dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao
thông đƣờng bộ.
- Thứ ba. Hoàn thiện cơ chế, cơ cấu tổ chức hoạt động trong Quản lý dự án
xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đƣờng bộ.
- Thứ tƣ. Quá trình nâng cao chất lƣợng NNL phải gắn liền với việc nâng cao
phẩm chất đạo đức, tác phong làm việc, đề cao truyền thống dân tộc.
CHƢƠNG 2.
THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CHO QUẢN LÝ DỰ ÁN TRONG
LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ Ở VIỆT NAM
2.1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
XÂY DỰNG TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển các Ban quản lý dự án xây dựng
trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ.
- Các ban quản lý dự án (Project Management Unit - viết tắt là PMU) là đơn
vị trực thuộc Bộ GTVT, với nhiệm vụ là thay mặt Bộ GTVT làm đại diện Chủ
đầu tƣ các dự án, tiếp nhận và quản lý nguồn vốn đầu tƣ trong nƣớc và các tổ
chức quốc tế để xây dựng các dự án quan trọng, thiết yếu của hệ thống giao
thông đƣờng bộ quốc gia.
- PMU đầu tiên (PMU1) đƣợc Bộ trƣởng Bộ GTVT ký quyết định thành lập
năm 1993.
- Đến nay, Bộ giao thông vận tải đã có tổng cộng trên dƣới 10 Ban QLDA.


xi

- Qua hơn 10 năm hoạt động thực tiễn, các PMU đã có những đóng góp đáng
kể vào sự nghiệp phát triển mạng lƣới hạ tầng GTVT cả nƣớc. Hệ thống
đƣờng bộ, đƣờng sắt, sân bay, bến cảng đƣợc nâng cấp từng bƣớc, một loạt
công trình tầm cỡ về quy mô, quan trọng về chức năng nhƣ cầu Mỹ Thuận,

nâng cấp QL1, QL18, QL 51, QL 14, cầu Thanh Trì, Bãi Cháy, Hầm đƣờng
bộ Hải Vân ... đã tạo nên bộ mặt giao thông mới, phục vụ yêu cầu công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc và đời sống nhân dân.
2.1.2 Các hình thức hoạt động của các ban quản lý dự án xây dựng trong
lĩnh vực giao thông đƣờng bộ ở Việt Nam.
Hiện có hai hình thức chính:
2.1.2.1 Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án
Trong trƣờng hợp này, chủ đầu tƣ thành lập ban quản lý dự án trực thuộc
để quản lý thực hiện dự án. Và khi dự án hoàn thành, đƣa vào khai thác sử
dụng, Ban quản lý dự án đã hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao thì Chủ đầu tƣ ra
quyết định giải thể hoặc giao nhiệm vụ mới cho ban quản lý dự án.
2.1.2.2 Hình thức chủ nhiệm điều hành dự án.
Theo hình thức này thì các Ban quản lý dự án chuyên ngành là các pháp
nhân độc lập có đủ năng lực quản lý, điều hành dự án thực hiện. Hình thức
này thƣờng áp dụng đối với các dự án thuộc chuyên ngành xây dựng đƣợc
Chính phủ giao cho các bộ, cơ quan ngang bộ có xây dựng chuyên ngành.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của các Ban quản lý dự án xây dựng cơ sở hạ tầng
giao thông đƣờng bộ ở Việt Nam.
Trong suốt hơn 10 năm hoạt động thực tiễn, vẫn chƣa có một mô hình
quản lý cụ thể quy định cho các ban quản lý dự án. Tuy nhiên có thể đƣa ra
một mô hình tƣơng đối phổ biến gồm các bộ phận nhƣ sau:
- Tổng giám đốc,
- 02 ~ 03 Phó tổng giám đốc,
- Văn phòng ban QLDA,
- Phòng kế hoạch - Thống kê,


xii

- Phòng Tài chính - Kế toán,

- Phòng Giải phóng mặt bằng,
- Phòng Quản lý dự án,
- Văn phòng đại diện Ban QLDA.
2.2 THỰC TRẠNG SỰ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ DỰ
ÁN XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ Ở VIỆT
NAM NHỮNG NĂM VỪA QUA.
2.2.1 Sự phát triển về số lƣợng NNL quản lý dự án xây dựng trong lĩnh
vực giao thông đƣờng bộ
Số lƣợng NNL của đa phần các ban quản lý dự án đều tăng lên theo thời
gian, thể hiện sự phát triển ngày càng lớn mạnh của các Ban, công việc của
các Ban cũng ngày càng tăng lên theo yêu cầu phát triển của ngành cũng nhƣ
của nền kinh tế. Và số lƣợng nhân sự là Nữ giới tƣơng đối khiêm tốn, đây là
đặc điểm chung của ngành xây dựng, để đáp ứng đặc thù công việc.
2.2.2 Sự phát triển về chất lƣợng NNL quản lý dự án xây dựng trong lĩnh
vực giao thông đƣờng bộ
Đánh giá theo trình độ chuyên môn. Nhìn chung trình độ chuyên môn của các
Ban quản lý dự án là cao và có xu hƣớng tăng lên, điều này giúp công tác
quản lý, giám sát tốt hơn.
Đánh giá theo trình độ chính trị. Do yêu cầu công việc nên tỷ lệ cán bộ công
nhân viên trong các Ban quản lý dự án có trình độ lý luận chính trị cao hơn
các đơn vị khác trong ngành và có xu hƣớng tăng lên rõ rệt
Đánh giá theo trình độ tin học, ngoại ngữ. Trình độ ngoại ngữ của cán bộ
công nhân viên trong các ban quản lý còn rất hạn chế, chiếm tỷ trọng nhỏ.
Còn trình độ tin học của cán bộ của các Ban quản lý dự án là tƣơng đối cao,
chiếm tới trên 80%.
Đánh giá theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ. Về cơ bản các Ban quản lý dự án
đã hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao. Tuy nhiên, việc xác định mức độ hoàn
thành nhiệm vụ còn mang tính chất tƣơng đối.



xiii

Đánh giá theo phẩm chất đạo đức. Nhìn chung các cán bộ công nhân viên
trong các Ban quản lý dự án xây dựng thuộc lĩnh vực giao thông đƣờng bộ đã
có thái độ làm việc tốt, điều đó thể hiện qua sự đảm bảo về tiến độ, chất lƣợng
của rất nhiều công trình giao thông quan trọng và trong nội bộ các Ban quản
lý dự án đã xây dựng đƣợc môi trƣờng làm việc gần gũi, thân thiện.
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ DỰ ÁN
TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ
2.3.1 Những thành tựu đạt đƣợc trong những năm qua
- Sự phát triển nhanh chóng cả về số lƣợng và chất lƣợng.
- Nắm bắt và đi nhanh vào khoa học công nghệ tiên tiến, sử dụng nhiều kỹ
thuật máy móc thiết bị hiện đại, không ngừng nâng cao trình độ và năng lực
quản lý.
- Góp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế quốc dân
nhiều năm liền.
2.3.2 Những tồn tại và hạn chế
- Tƣ tƣởng nhận thức còn nhiều bất cập thể hiện ở các khía cạnh: Không nhận
thức rõ vai trò xứ mệnh của mình; Tƣ tƣởng làm việc yếu kém.
- Sắp xếp tổ chức, cơ cấu bộ máy quản lý dự án không nhất quán, giữa các
ban quản lý, cơ cấu bộ máy không giống nhau và không hợp lý.
- Chƣa đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, còn có
khoảng cách xa về khoa học công nghệ, trình độ quản lý so với các nƣớc phát
triển trong khu vực và thế giới. Điều này đƣợc thể hiện ở các mặt: trình độ về
khoa học công nghệ còn nhiều hạn chế; trình độ quản lý yếu kém.
2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế
- Một là. Sự hạn chế trong tƣ tƣởng và nhận thức.
- Hai là. Cơ chế chính sách của nhà nƣớc còn nhiều bất cập, không tạo động
lực để nâng cao tính tự chủ, tinh thần trách nhiệm, tính sáng tạo của đội ngũ
cán bộ công nhân viên trong các Ban QLDA.



xiv

- Ba là. Sự quản lý, chỉ đạo của bộ chủ quản còn chƣa cụ thể, chƣa đƣa ra
đƣợc mô hình và quy chế cụ thể để các Ban thực hiện.
- Bốn là. Sắp xếp tổ chức, cơ cấu bộ máy quản lý dự án là chƣa phù hợp, thiếu
tính khoa học, thậm chí tuỳ tiện.
- Năm là. Công tác tuyển dụng, đào tạo, đãi ngộ của ngành đƣợc thực hiện
kém chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển.
- Sáu là. Môi trƣờng làm việc còn mang nặng tính bao cấp, "Con ông cháu
cha" và chƣa tạo ra đƣợc sự cạnh tranh lành mạnh.
- Bẩy là. Ý thức rèn luyện, tu dƣỡng, trí tiến thủ của mỗi cá nhân còn kém, dễ
chán nản khi gặp khó khăn vất vả.
CHƢƠNG 3
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC CHO QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG TRONG
LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ Ở VIỆT NAM
3.1 DỰ BÁO YÊU CẦU NGUỒN NHÂN LỰC CHO QUẢN LÝ DỰ ÁN
XÂY DỰNG TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ GIAI
ĐOẠN 2006 ~ 2020
3.1.1 Bối cảnh chung
3.1.1.1 Bối cảnh quốc tế
- Quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới. Nền kinh tế
tri thức đã và đang khẳng định đƣợc vị thế của mình.
- Sự phát triển nhanh chóng của nền khoa học công nghệ tạo đà cho sự phát
triển của nền kinh tế thế giới.
- Tại các nƣớc phát triển, hệ thống cơ sở hạ tầng ngành giao thông vận tải nói
chung và cơ sở hạ tầng giao thông đƣờng bộ nói riêng đã đƣợc đầu tƣ đồng bộ
và rất hiện đại. Còn tại các nƣớc đang phát triển, hệ thống cơ sở hạ tầng

ngành giao thông vận tải nói chung và cơ sở hạ tầng giao thông đƣờng bộ nói
riêng cũng đã có những bƣớc phát triển mạnh mẽ và vƣợt bậc.


xv

3.1.1.2 Bối cảnh trong nước
- Qua 20 năm đổi mới dƣới sự lãnh đạo của Đảng, đất nƣớc ta đã đạt đƣợc
những thành tựu to lớn về sự phát triển kinh tế cũng nhƣ công cuộc xoá đói
giảm nghèo.
- Nhu cầu về vận tải hàng hoá cũng nhƣ vận tải hành khách ở trong nƣớc tăng
lên nhanh chóng.
- Nƣớc ta đã là thành viên thứ 150 của WTO, quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế đang diễn ra sâu rộng đòi hỏi nƣớc ta phải nâng cao năng lực cạnh tranh
của mình.
3.1.2 Mục tiêu phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đƣờng bộ Việt
Nam giai đoạn 2006 ~ 2020
- Mục tiêu cụ thể đến năm 2020 là toàn bộ hệ thống quốc lộ và hầu hết tỉnh lộ
phải đƣợc đƣa vào đúng cấp kỹ thuật; Mở rộng và xây dựng mới các quốc lộ
có nhu cầu vận tải lớn; Xây dựng hệ thống đƣờng bộ cao tốc trên các hành
lang vận tải quan trọng; Đƣờng giao thông nông thôn cho xe cơ giới tới tất cả
các xã và các thôn bản, có điều kiện đảm bảo thông suốt quanh năm. Tỷ lệ
mặt đƣờng nhựa và BTXM đạt trên 50%.
- Trên trục dọc Bắc- Nam. Hoàn thành nâng cấp và mở rộng QL1A từ Hữu
Nghị Quan đến Năm Căn; Nối thông và nâng cấp toàn tuyến Đƣờng Hồ Chí
Minh từ Cao Bằng đến Đất Mũi (Cà Mau); Xây dựng đƣờng cao tốc Bắc- Nam.
- Khu vực phía Bắc. Hoàn thành nâng cấp các tuyến QL5, QL10, QL18,
QL12B, QL21, QL21B bao gồm cả các cầu lớn.
- Khu vực miền Trung. Nâng cấp, xây dựng đạt tiêu chuẩn cấp III và IV các
QL48, QL7, QL8A, QL12A, QL9, QL48, QL49, QL14D, QL14E, QL24,

QL19, QL25, QL26, QL27, QL27B, QL28, QL40.
- Khu vực phía Nam. Xây dựng các tuyến đƣờng bộ nối liền các trung tâm
kinh tế thuộc khu vực kinh tế trọng điểm và xây dựng các trục ngang (QL30,
QL53, QL54, QL57, QL61, QL62, QL63, QL80, QL91) đạt tiêu chuẩn cấp III.


xvi

- Hệ thống giao thông đối ngoại. Hoàn thành mạng đƣờng bộ xuyên Á,
ASEAN và tiểu vùng.
3.1.3 Yêu cầu nguồn nhân lực cho quản lý dự án xây dựng trong lĩnh vực
giao thông đƣờng bộ ở Việt Nam.
Thứ nhất. Nhu cầu về số lƣợng lao động trong các ban QLDA đến năm 2020
tăng trung bình trên 50%.
Thứ hai. Chất lƣợng NNL tăng theo hƣớng tập trung vào lực lƣợng lao động
có trình độ Đại học và cao đẳng.
Thứ ba. Tổ chức, cơ cấu bộ máy ban quản lý dự án phải tách bạch đƣợc vai
trò Chủ đầu tƣ và Đại diện Chủ đầu tƣ. Đồng thời phải có cơ sở pháp lý ràng
buộc rõ ràng.
Thứ tư. Về tư tưởng và nhận thức. Cán bộ công nhân viên trong các ban
QLDA phải ý thức đƣợc tính chất quan trọng trong công việc mà mình đang
làm. Đồng thời phải luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm, tránh xa các thói hƣ
tật xấu và giữ mình trong sạch.
3.2 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO QUẢN LÝ
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ
3.2.1 Quan điểm phát triển nguồn nhân lực cho QLDA xây dựng cơ sở hạ
tầng giao thông đƣờng bộ ở Việt Nam
Thứ nhất. Việc phát triển NNL cho quản lý dự án xây dựng trong lĩnh vực
giao thông đƣờng bộ phải đƣợc quan tâm, chú trọng và đặt ở vị trí trung tâm
trong chiến lƣợc phát triển chung của ngành.

Thứ hai. Việc phát triển NNL cho quản lý dự án xây dựng trong lĩnh vực giao
thông đƣờng bộ phải đƣợc thực hiện đồng bộ với việc kiện toàn, tổ chức sắp
xếp bộ máy gọn nhẹ, làm việc hiệu quả. Đồng thời phải tăng cƣờng công tác
tƣ tƣởng, tuyên truyền gắn liền với giáo dục đạo đức, truyền thống dân tộc.
Thứ ba. Nâng cao chất lƣợng đào tạo và sử dụng có hiệu quả NNL quản lý dự án
là yếu tố mang tính quyết định đến việc đảm bảo chất lƣợng và tốc độ phát triển
của cơ sở hạ tầng giao thông đƣờng bộ.


xvii

Thứ tư. Phát triểnNNL cho quản lý dự án xây dựng trong lĩnh vực giao thông
đƣờng bộ phải đảm bảo chuyển dịch nhanh cơ cấu theo hƣớng tăng nhanh tỷ
lệ NNL có chất lƣợng và trình độ chuyên môn cao.
Thứ năm. Phát triển NNL phải có tính liên tục, tính kế thừa và tiếp thu những
tri thức, kinh nghiệm của các nƣớc công nghiệp phát triển.
3.2.2 Phƣơng hƣớng phát triển NNL cho quản lý dự án xây dựng trong
lĩnh vực giao thông đƣờng bộ ở Việt Nam trong thời gian tới.
Thứ nhất. Phát triển NNL cho quản lý dự án xây dựng trong lĩnh vực giao thông
đƣờng bộ phải phù hợp với phƣơng án tổ chức sắp xếp, kiện toàn bộ máy.
Thứ hai. Phát triển NNL cho quản lý dự án xây dựng trong lĩnh vực giao
thông đƣờng bộ phải đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển của cơ sở hạ tầng giao
thông đƣờng bộ.
Thứ ba. Phát triển NNL có khả năng luôn thích ứng đƣợc với sự thay đổi của
KHCN cũng nhƣ quản lý.
Thứ tư. Phát triển NNL đảm bảo lao động có trình độ chuyên môn cao chiếm
tỷ lệ lớn trong cơ cấu NNL quản lý dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông
đƣờng bộ.
3.3 NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN NNL QUẢN LÝ DỰ
ÁN XÂY DỰNG TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ

NHỮNG NĂM TỚI.
3.3.1 Nhóm giải pháp về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Việc thay đổi mô hình cơ cấu tổ chức của các ban quản lý dự án phải
đảm bảo phù hợp với luật pháp, đáp ứng đƣợc yêu cầu hội nhập và xu thế xã
hội hoá đầu tƣ cơ sở hạ tầng giao thông đƣờng bộ. Đồng thời việc chuyển đổi
tổ chức hoạt động của các PMU là một quá trình phủ định biện chứng. Và xu
hƣớng chung là chuyển đổi các Ban QLDA thành các công ty hoạt động theo
Luật doanh nghiệp và dần tiến hành cổ phần hoá các công ty này.
3.3.2 Nhóm giải pháp về giáo dục, đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao chất
lƣợng NNL.


xviii

Giáo dục, đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng NNL phải đƣợc chú
trọng trên cả ba khía cạnh là: Tổ chức sử dụng lao động, Các cơ sở đào tạo
của Bộ giao thông vận tải, Cá nhân ngƣời lao động.
- Tổ chức sử dụng lao động phải xác định đƣợc những yêu cầu đối với việc
đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực của đơn vị; Phải gắn kết kiến thức đào
tạo, bồi dƣỡng với thực tế công việc của ngƣời đƣợc đào tạo; xác định đƣợc
mục đích của việc đào tạo, bồi dƣỡng; Phải tiến hành hoạch định nhu cầu
đào tạo và lựa chọn phƣơng án đào tạo, bồi dƣỡng phù hợp nhất; Phải tiến
hành đánh giá chƣơng trình đào tạo.
- Các cơ sở đào tạo của Bộ giao thông vận tải phải tăng cƣờng công tác lãnh
đạo ngành đối với việc mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả công tác đào
tạo; Đổi mới mục tiêu và nội dung chƣơng trình, phƣơng pháp đào tạo; Đa
dạng hoá phƣơng thức đào tạo và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong
đào tạo.
- Cá nhân ngƣời lao động phải có đủ sức khoẻ cả về thể lực và tinh thần;
Phải có mong muốn đƣợc đào tạo để nâng cao nghề nghiệp và phải có khả

năng tự đào tạo.
3.3.3 Nhóm giải pháp về công tác tuyển dụng, sử dụng NNL
Để việc tuyển dụng có kết quả thì đòi hỏi những nhà quản lý phải có ý
tƣởng rõ ràng về các vị trí cần bố trí ngƣời, phải có sự thu thập các thông tin
về ngƣời dự tuyển, vẽ ra đƣợc hình ảnh hấp dẫn về tổ chức, nhƣng phải thực
tế và thu hút đƣợc nhiều ngƣời có trình độ nhất để tuyển mộ cho các vị trí đó.
Và tiến hành các giải pháp: Tiến hành hoạch định nhu cầu tuyển dụng NNL
hàng năm và dài hạn; Xây dựng nội dung, quy trình tuyển dụng phù hợp với
công việc quản lý dự án xây dựng trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ; Xây
dựng chiến lƣợc tuyển dụng, các nguồn tuyển dụng và lựa chọn nguồn thích
hợp; Định kỳ tiến hành đánh giá hiệu quả làm việc của cán bộ công nhân viên
và thực hiện luân chuyển cán bộ.


xix

3.3.4 Nhóm giải pháp về chế độ chính sách đối với việc phát triển NNL
cho quản lý dự án xây dựng trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ.
Các chế độ, chính sách phát triển NNL cho quản lý dự án xây dựng trong
lĩnh vực giao thông đƣờng bộ đƣợc thể hiện ở các khía cạnh sau: Xây dựng
chính sách quản lý nguồn nhân lực hợp lý, đáp ứng đƣợc đặc thù công việc
quản lý dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đƣờng bộ; Xây dựng và
hoàn thiện hệ thống chính sách đối với cán bộ quản lý trong Ban quản lý dự
án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đƣờng bộ; Xây dựng chính sách tiền
lƣơng hợp lý nhằm thu hút và giữ đƣợc các nhân tài; Xây dựng chính sách khen
thƣởng đãi ngộ, tạo môi trƣờng làm việc.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ, Nƣớc ta vừa
gia nhập WTO và đang hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, quá trình CNH,
HĐH trong nƣớc đang đƣợc đẩy mạnh nhu cầu về phát triển giao thông vận

tải trở thành vấn đề cấp bách hơn bao giờ hết.
Giao thông vận tải bao gồm giao thông đƣờng sắt, đƣờng thuỷ, đƣờng
bộ, đƣờng hàng không và đƣợc cấu thành bởi hai yếu tố đó là cơ sở hạ tầng và
phƣơng tiện vận tải. Để phát triển giao thông vận tải, ngoài yếu tố vốn đầu tƣ
không thể không nhắc đến yếu tố NNL.
Luận văn "Phát triển nguồn nhân lực cho quản lý dự án xây dựng
trong lĩnh vực giao thông đường bộ" góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý
luận cơ bản về phát triển NNL cho quản lý dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao
thông đƣờng bộ, đồng thời chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, tồn tại và hạn
chế của nguồn nhân lực quản lý dự án xây dựng trong lĩnh vực giao thông
đƣờng bộ ở Việt Nam những năm vừa qua. Trên cơ sở đó, tác giả luận văn đề
xuất một số định hƣớng và giải pháp cơ bản nhằm phát triển NNL cho quản lý
dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đƣờng bộ Việt Nam trong thời gian tới.


xx

Tuy nhiên, do các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đƣờng bộ
nằm trải dài từ Bắc vào Nam, từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến
trung du, miền núi, đồng thời nghiên cứu nguồn nhân lực là nghiên cứu các
yếu tố liên quan trực tiếp đến con ngƣời nên trong quá trình phân tích, đánh
giá còn có nhiều hạn chế và không thể tránh khỏi những thiếu sót.



×