Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (629.95 KB, 11 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG



BÀI DỰ THI:

CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN

- Trường THPT Đường An
- Địa chỉ: xã Bình Minh – huyện Bình Giang – tỉnh Hải Dương
- Điện thoại: 0320.3778420
- Email:............................................................................................
- Thông tin về thí sinh:
1. Cao Thị Trang
Ngày sinh: 21/1/1999

Lớp: 12A

2. Nguyễn Hồng Sơn
Ngày sinh: 24/2/1998

Lớp: 12A


1. Tên tình huống
VẬn dụng kiến thức liên môn trong việc bảo vệ môi trường
2. Mục tiêu giải quyết tình huống
Vận dụng kiến thức liên môn để đưa ra những biện pháp, hành động cụ
thể cho mỗi cá nhân, cho cộng đồng nhằm bảo vệ môi trường.
3. Tổng quan về các nghiên cứu có liên quan đến giải quyết tình huống


- Về toán học: Tính các chỉ số đặc trưng của môi trường.
- Về vật lí: Tìm hiểu nguyên nhân, biện pháp xử lí ô nhiễm tiếng ồn.
- Về hóa học: Tìm hiểu các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, hiệu
ứng nhà kính, ô nhiễm đất, ô nhiễm nước. Tìm hiểu thành phần hóa học
các khí thải, túi nilon…
- Về sinh học: Tìm hiểu về tác dụng của cây, đặc biệt là một số loài cây
có khả năng hấp thụ chất độc.
- Về công nghệ: Tìm hiểu về thành phần đất, các biện pháp cải tạo đất.
- Về tin học: Tra cứu thông tin, thiết kế các băng rôn, khẩu hiệu…
4. Giải quyết tình huống
- Giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí.
- Giải quyết vấn đề ô nhiễm đất.
- Giải quyết vấn đề ô nhiễm nước.
- Giải quyết vấn đề rác thải.
- Tuyên truyền bảo vệ môi trường.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
“ Chung tay bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cả cộng đồng”


Như tất cả chúng ta đều biết, môi trường bao gồm tất cả các yếu tố vô
sinh và hữu sinh có tác động, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe,
các hoạt động sản xuất, kinh tế của con người.
Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi
phạm tiêu chuẩn môi trường. Chất gây ô nhiễm môi trường là những nhân tố
làm cho môi trường trở nên độc hại.
Hiện nay, môi trường là vấn đề nóng của toàn nhân loại. Các vấn đề
như: hiệu ứng nhà kính, rác thải, suy thoái tài nguyên rừng, tài nguyên đất… là
các vấn đề mà toàn nhân loại đã và đang phải đối mặt.
Để góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, mỗi cá nhân chúng
ta đều có thể bắt đầu từ những hành động rất nhỏ. Mỗi hành động của cá nhân

dù nhỏ, nhưng góp chung lại của cả cộng đồng sẽ là những hành động lớn, sẽ
góp phần tác động lớn đến môi trường. Vậy mỗi cá nhân chúng ta có thể làm
gì?
a. Giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí
Hiện nay, ô nhiễm không khí đang là vấn đề nóng bỏng của cả thế giới
chứ không phải của riêng bất kì quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có
nhiều biến đổi rõ rệt và ngày càng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người mà
biểu hiện rõ ràng nhất là hiện tượng hiệu ứng nhà kính, khói bụi ở các khu đô
thị... Sức khỏe con người ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng bởi các căn bệnh
ung thư phổi, ung thư da, viêm phế quản… đều do ô nhiễm không khí gây ra.
Một số biện pháp khắc phục vấn đề ô nhiễm không khí:
-

Không đốt rác bừa bãi.
Sử dụng các loại xe thân thiện với môi trường: xe đạp, xe gắn máy, xe ô
tô tiết kiệm nhiên liệu, đi xe với tốc độ hợp lí: không tăng giảm tốc độ
đột ngột, không chạy xe quá nhanh hay quá chậm (theo nghiên cứu của
các kĩ sư ngành xe, trong dải vận tốc 45-60km/h, xe sẽ hoạt động ổn
định và có mức tiêu hao nhiên liệu tối ưu nhất), bảo dưỡng xe định kì…


vì thành phần chính của nhiên liệu xăng là hidrocacbon, khi xăng bị đốt
cháy sẽ giải phóng khí CO 2, là nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà
-

kính.
Hạn chế sử dụng các loại nhiên liệu không tái tạo như xăng, dầu, than

-


đá…
Loại bỏ các lò luyện than, lò rèn, lò đốt than có tính truyền thống vì
trong quặng sắt thường có lưu huỳnh, nếu không xử lý tốt sẽ tạo ra SO 2
trong không khí, là nguyên nhân gây ra mưa axit, ảnh hưởng đến mùa

-

màng và phá hủy các công trình xây dựng, các công trình bằng đá...
Xử lý tốt rác thải hữu cơ, thường xuyên khử trùng, tẩy uế hố rác, cống
rãnh, chuồng trại chăn nuôi… vì nơi đây thường có H 2S, thành phần

-

chính có trong chất hữu cơ và thực vật phân hủy, là khí có độc tính cao.
Trồng thật nhiều cây xanh, bởi cây xanh không chỉ làm giảm lượng CO2,
tăng lượng O2 mà còn có tác dụng làm giảm nhiệt độ, giảm tiếng ồn, hút

-

các loại bụi trong không khí…
Không sử dụng các loại keo dán gỗ, sơn phun có mùi hắc nồng, vì chúng
thường có fomanđehit và các chất gây ung thư hay gây các bệnh về phổi

-

như viêm xoang, ung thư vòm họng…
Trồng một số cây xanh trong nhà có tác dụng hút các loại chất độc như
thường xuân, thiết mộc lan, trúc mây, lô hội (nha đam)…
Đun nấu bằng nhiên liệu ít gây ô nhiễm môi trường: gas, điện, hạn chế


-

dùng than…
Những hộ gia đình thực hiện mô hình kinh tế chăn nuôi có thể xây dựng

-

hệ thống biogas, vừa đạt hiệu quả cao trong việc xử lý ô nhiễm môi
trường, đồng thời cung cấp nguồn chất đốt đủ dùng cho cả hộ gia đình.


Cây thường xuân hấp thụ tốt fomanđehit

Cây lô hội hấp thụ tốt khí cacbonic và nhả oxi về đêm


b. Giải quyết vấn đề ô nhiễm đất
Với đặc điểm đất đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, lại nằm trong vùng
nhiệt đới mưa nhiều và tập trung nên đất dễ bị thoái hóa, rửa trôi, xói mòn,
nghèo chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng, dẫn đến thoái hóa đất. Mặt khác,
đất ngày càng bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân khác nhau:
-

Do sử dụng không hợp lí phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật

-

trong nông nghiệp.
Ô nhiễm do các chất thải từ hoạt động công nghiệp và dân sinh.
Ô nhiễm cục bộ do tàn dư của các chất độc sau chiến tranh.

Ô nhiễm do một số khí thải…

Do đó, một số biện pháp phòng chống và khắc phục là:
-

Phân tích điều tra đất để dự kiến được trạng thái ô nhiễm và xu thế

-

chuyển hóa, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
Loại bỏ các nguồn gây ô nhiễm, nâng cao vấn đề xử lý nước thải.
Sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, chất diệt cỏ hợp lí, đúng
lượng, đúng quy trình và đảm bảo an toàn bởi các loại chất này khi vào
môi trường đều ảnh hưởng không tốt đến môi trường, đất, nguồn nước,

-

sinh vật và sức khỏe con người.
Làm sạch hóa ruộng đồng: bón vôi để khử chua, luân canh gối vụ, tăng

-

cường phân bón hữu cơ.
Đổi đất, lật đất để cải tạo đất bị ô nhiễm nặng.
Trồng các loại cây có khả năng hấp thụ các nguyên tố kim loại nặng để
giảm nhanh ô nhiễm, ví dụ: cải xoong có khả năng hấp thụ tốt kẽm và
niken; dương xỉ có khả năng hấp thụ chì và asen, thơm ổi có khả năng
hấp thụ chì và cadimi…

c. Giải quyết vấn đề ô nhiễm nước

Hiện nay ở Việt Nam, tình trạng ô nhiễm nước là vấn đề rất đáng lo
ngại. Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số
gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ.
Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng
bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Ở các thành phố lớn, hàng


trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không
có công trình và thiết bị xử lý chất thải. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp
là rất nặng.
Tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp,
hiện nay Việt Nam có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở
hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không
được xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm
nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao. Theo báo cáo của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số vi khuẩn Feca coliform trung bình
biến đổi từ 1.500-3.500MNP/100ml ở các vùng ven sông Tiền và sông Hậu,
tăng lên tới 3800-12.500MNP/100ml ở các kênh tưới tiêu.
Để khắc phục hiện trạng đó, chúng ta cần:
-

Giữ sạch nguồn nước bằng cách không vứt rác bừa bãi, không thải trực
tiếp vào nguồn nước sạch, không dùng phân tươi làm phân bón; sử dụng
thuốc trừ sâu đúng hướng dẫn. Cần hạn chế tối đa việc sử dụng các hóa

-

chất gây ô nhiễm môi trường.
Tiết kiệm nước sạch: Giảm lãng phí khi sử dụng nước trong sinh hoạt
hàng ngày; kiểm tra, bảo trì cải tạo lại đường ống, bể chứa nước để

chống thất thoát nước; dùng lại nguồn nước bể bơi, nước mưa vào những
việc thích hợp như cọ rửa sân, tưới cây…

-

Xử lí phân gia súc, động vật: Cần có kế hoạch thu gom với hố ủ hợp vệ
sinh, chuồng trại cách xa nguồn nước theo qui định vệ sinh, có nền
không thấm nước.

-

Cần có phương tiện chứa rác có nắp đậy kín, đủ sức chứa nhất là rác hữu
cơ ở gia đình, khu tập thể cũng như nơi công cộng, đồng thời có biện
pháp xử lý hợp vệ sinh không gây ô nhiễm nguồn nước.

-

Xử lý nước thải: Cần có hệ thống xử lý nước thải do sinh hoạt (cống
ngầm kín) rồi đổ ra hệ thống cống chung, đồng ruộng hoặc sông rạch sau
khi đã được xử lý chung hoặc riêng. Nước thải công nghiệp, y tế phải xử
lý theo qui định môi trường trước khi thải ra cộng đồng.


d. Giải quyết vấn đề rác thải
Rác thải là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi
trường, từ môi trường đất, môi trường nước đến môi trường không khí.
Từ trong đời sống sinh hoạt của con người và các hoạt động sản xuất
khác, hàng ngày đều thải ra môi trường một lượng rác thải khổng lồ. Nhiều bãi
rác lớn xuất hiện ở khắp nơi chưa được xử lý. Tại các bãi biển hay trên các
dòng sông, rác thải xuất hiện tràn lan. Các cống rãnh thì thường xuyên bị tắc

nghẽn do rác… Tình trạng này không chỉ gây ô nhiễm môi trường, tích tụ
những mầm bệnh gây hại cho sức khỏe con người, mà còn làm mất mĩ quan
chung.
Trong đó, chiếm phần lớn lại là rác thải túi nilon. Với ưu điểm bền,
chắc, tiện dụng và giá thành thấp, túi nilon được sử dụng rất phổ biến và hầu
như có mặt ở mọi nơi, từ các khu chợ nhỏ đến các khu chợ trung tâm, siêu thị
lớn. Túi nilon có thành phần chính hóa học chính là PE (polietilen), PP (poli
propilen)… mang tính chất trơ tương đối của ankan mạch không nhánh nên
chúng bền trong môi trường, khó bị phân hủy. Trong điều kiện thường, để phân
hủy được túi nilon phải mất từ 500 – 1000 năm. Vì vậy nên hạn chế sử dụng
túi nilon, thay vào đó là các loại túi dễ phân hủy như túi giấy, túi làm từ thực
vật, túi tái sử dụng được nhiều lần…
Để thu gom và tiêu hủy rác thải một cách hiệu quả, ta cần phải có
phương pháp phân loại và xử lý rác một cách thích hợp, cụ thể như sau:
Rác thải được chia làm 2 loại chính: rác thải hữu cơ và rác thải vô cơ.
Rác thải vô cơ lại được chia ra là rác thải có thể tái chế và rác thải không thể
tái chế.
-

Rác hữu cơ dễ phân hủy, thường có nguồn gốc từ sinh vật, là các loại rác
dễ bị thối rữa trong các điều kiện tự nhiên sinh ra mùi hôi thối như thức
ăn thừa, rau củ, vỏ trái cây… Vì vậy cách xử lý là chôn lấp hợp vệ sinh:
rác thải được trải thành từng lớp, đầm nén để giảm thể tích và phủ đất


lên (phun hóa chất để tăng hiệu quả xử lý và hạn chế côn trùng); bãi
chôn cần hợp vệ sinh, có lắp đặt hệ thống thu khí, hệ thống thu gom và
xử lý nước rỉ rác. Đặc biệt, ta có thể dùng các chế phẩm sinh học là các
vi sinh vật thuộc họ baccilluc, lactobacilluc… để xử lí rác hiệu quả, hợp
-


vệ sinh, tiết kiệm đất…
Đối với rác thải vô cơ:
o Các loại rác thải có thể tái chế (giấy, bao bì, lon bia, vỏ chai,
nhựa, sắt phế thải…): thu gom lại để bán cho các cơ sở tái chế.
o Các loại rác không thể tái chế được: thu gom, đựng trong các
dụng cụ đựng rác và đưa đến điểm tập kết để xe chuyên dụng đến
vận chuyển đưa đi, xử lý tại các khi xử lý rác thải tập trung theo

-

quy định.
Một số biện pháp hạn chế rác thải:
Túi nilon đã dùng có thể làm sạch, sử dụng lại nhiều lần.
Quần áo cũ chật có thể mang đi cho.
Hạn chế tối đa đồ ăn thừa.
Các loại rác thải từ trong môi trường như phân động vật, lá cây… có thể

ngâm ủ để dùng trực tiếp làm phân bón.
- Tận dụng các đồ cũ hỏng để làm thành đồ dùng mới.
• Một số sản phẩm thủ công được tái chế từ vật dụng bỏ đi


Ống đựng bút làm từ lõi cuộn băng dính

Vỏ chai nhựa dùng để trồng cây

Giấy gói hoa đã sử dụng có thể dùng để bọc sách
e. Tuyên truyền bảo vệ môi trường
-


Tổ chức các hoạt động cộng đồng như thu gom rác, quét dọn đường phố,
thường xuyên kêu gọi, vận động mọi người bỏ rác đúng nơi quy định,

-

giữ gìn vệ sinh chung.
Tổ chức hoạt động trồng cây trong các nhà trường, khu phố…
Tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện, tiết kiệm nước: tắt các thiết bị khi
không cần thiết. Tham gia hoạt động giờ trái đất: tắt các thiết bị điện từ

-

20h30 đến 21h30 ngày thứ bảy cuối cùng của tháng 3 hàng năm.
Tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày môi trường thế giới 5/6.
Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về môi trường, bảo vệ môi trường.
Treo băng rôn, áp phích tuyên truyền, nhắc nhở người dân tham gia bảo

-

vệ môi trường.
Đặc biệt, có thể thông qua mạng xã hội như Facebook, Youtube... để ca
ngợi những hành vi bảo vệ môi trường, phê phán những việc làm xấu.


6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
Bảo vệ môi trường là công việc hết sức thiết thực và có ý nghĩa to lớn
trong xã hội ngày nay. Giờ đây, bảo vệ môi trường không còn là vấn đề của
riêng cá nhân, tổ chức nào, nó là trách nhiệm của tất cả con người trên trái đất.
Việc bảo vệ môi trường sẽ giúp cho môi trường trong lành hơn, sức

khỏe con người được cải thiện, nhờ đó mà con người có thể học tập, lao động,
cống hiến hết mình cho đất nước.
Ngoài ra, môi trường trong lành, sạch đẹp còn tạo điều kiện cho các lĩnh
vực như du lịch, nghỉ dưỡng phát triển, tạo ấn tượng tốt với bạn bè quốc tế.
Không chỉ vậy, việc bảo vệ môi trường còn tạo điều kiện cho rừng và
các loài sinh vật phát triển, là cơ hội bảo tồn các nguồn gen quý hiếm, là
nguyên liệu cho công nghiệp góp phần phát triển kinh tế đất nước.
Để có thể thực hiện được điều này, rất cần sự nỗ lực quyết tâm của mỗi
người. Chúng ta hãy cùng chung tay tham gia hoạt động bảo vệ môi trường
bằng các việc làm cụ thể. Hãy cùng nhau làm cho thế giới sạch đẹp hơn, để
bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta cùng sự phát triển bền vững của đất
nước.



×