Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Thương hiệu Trường đại học kinh tế và quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên dưới quan điểm của sinh viên và người sử dụng lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.62 KB, 15 trang )

i

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục thì kết cấu luận văn gồm 3 chương. Nội dung cụ thể các chương được
tóm tắt như sau:

CHƢƠNG 1
THƯƠNG HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG GIÁO DỤC
Chƣơng này gồm 3 nội dung chính:
- Nghiên cứu, tìm hiểu bản chất của thương hiệu trong giáo dục. Đây là
nội dung lý thuyết đặt nền móng cho các nghiên cứu sau này. Để làm rõ bản
chất thương hiệu trong giáo dục phần này đi vào nghiên cứu các nội dung chi
tiết như sau:
+ Tìm hiểu khái niệm thương hiệu là gì? Xem xét dưới góc độ giáo dục
thì khái niệm nào được sử dụng phù hợp. Khái niệm được nhiều người chấp
nhận và có thể vận dụng trong giáo dục đó là:
Thương hiệu là một tập hợp các thuộc tính cung cấp cho khách hàng
mục tiêu các giá trị mà nó đòi hỏi.
Phần này cũng làm rõ các thuộc tính mà thương hiệu cung cấp, nó bao
gồm thuộc tính chức năng và thuộc tính tâm lý. Tìm hiểu mối liên hệ giữa sản
phẩm dịch vụ và thương hiệu, mối liên hệ giữa thương hiệu và khách hàng.
+ Xem xét cụ thể xem đối tượng phục vụ của nhà trường là những ai?
Sinh viên có thể là khách hàng hay sản phẩm của một trường ĐH?
+ Nghiên cứu giáo dục như là một ngành cung ứng hàng hóa, dịch vụ
đặc biệt. Tính đặc biệt được thể hiện qua: Giáo dục có thể được xem là một
hàng hóa, dịch vụ nhưng phải tuân theo những tiêu chuẩn nghề nghiệp và đạo
đức riêng riêng trong tất cả các hoạt động của trường ĐH.


ii


+ Xem xét vai trò của thương hiệu đối với các trường ĐH. Vai trò ấy
được thể hiện ở bốn nội dung Thứ nhất, thương hiệu tạo ra danh tiếng, sức
hấp dẫn cũng như tài chính cho các nhà trường ĐH. Thứ hai, Một nhà trường
thì chức năng chính là giáo dục - đào tạo, nhưng song song với nó còn có
nhiều các hoạt động khác, như: chuyển giao công nghệ, hợp tác liên kết đào
tạo, triển khai các dự án, hợp tác quốc tế… . Thứ ba, thương hiệu mang lại
những lợi thế cạnh tranh cho nhà trường.
- Nội dung lớn thứ hai được đề cập tới trong chương này đó là: chiến
lược thương hiệu. Chiến lược là con đường mà mà doanh nghiệp hay tổ chức
vạch ra để đạt được mục tiêu của mình. Một chiến lược thương hiệu bao gồm
những các nội dung cốt yếu sau:
+ Tầm nhìn thương hiệu
Đây là một thông điệp ngắn gọn và xuyên suốt, định hướng hoạt động
của doanh nghiệp hay tổ chức, đồng thời cũng định hướng phát triển cho
thương hiệu, sản phẩm qua phân tích định vị giữa hiện tại và tương lai. Một
cách ngắn gọn, Tầm nhìn thương hiệu thể hiện lý do cho sự hiện hữu của
doanh nghiệp.
+ Định vị thương hiệu
Định vị thương hiệu được xem là một cách cơ bản và cốt lõi nhất để thu
hút sự quan tâm của khách hàng. Yếu tố cần thiết mà thông điệp định vị muốn
truyền tải đến khách hàng chính là sự khác biệt.
+ Hệ thống nhận diện thương hiệu.
Đây là tập hợp những liên tưởng mà một doanh nghiệp muốn đọng lại
trong tâm tưởng của khách hàng thông qua sản phẩm, công ty, con người và
biểu tượng. Hệ thống nhận diện thương hiệu chủ yếu bao gồm các yếu tố
được thiết kế dựa trên đặc tính riêng của một thương hiệu nhằm giúp khách
hàng dễ dàng nhận biết và phân biệt với các sản phẩm khác có trên thị trường.


iii

+ Hoạt động truyền thông thương hiệu
Đây là vấn đề cốt lõi dẫn đến sự thành công của công tác xây dựng
thương hiệu.
- Nội dung lớn thứ ba của chương đề cập tới các yếu tố cơ bản tạo nên
thương hiệu cho các trường ĐH và được đề cập dưới quan điểm của sinh viên
và người sử dụng lao động.
+ Thương hiệu trường ĐH dưới quan điểm của sinh viên.
Sinh viên khi còn đang học tập tại trường thì họ chính là “khách hàng”
của nhà trường. Họ là đối tượng sẽ trực tiếp nhận được tất cả các dịch vụ, sự
phục vụ từ nhà trường ĐH. Thông qua các dịch vụ từ nhà trường tới sinh viên,
sinh viên sẽ có sự thay đổi về chất, trưởng thành. Các mặt hoạt động chủ yếu
ấy thể hiện qua: mục tiêu và chương trình đào tạo của nhà trường; đội ngũ
giảng viên của trường; phương pháp giảng dạy trong nhà trường; phương thức
tổ chức và quản lý đào tạo của nhà trường; cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy,
học tập và nghiên cứu khoa học cho sinh viên.
Mục tiêu và chương trình đào tạo
Có thể nói đây là một yếu tố quan trọng hàng đầu đối với các trường ĐH,
đó chính là những kiến thức, những kỹ năng nền tảng cũng như chuyên môn
cụ thể mà nhà trường sẽ trang bị cho sinh viên của mình. Khi sinh viên ra
trường có làm được việc hay không, đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của
thị trường lao động hay không phụ thuộc rất nhiều vào chương trình đào tạo.
Một chương trình đào tạo tốt đòi hỏi phải đảm bảo được tính năng động và
tập trung vào tương lai. Chương trình đào tạo ấy giúp sinh viên có khả năng
thích ứng với các tình huống, hoàn cảnh cụ thể và có thể dễ dàng tiếp thu cái
mới. Chương trình ấy phải là chương trình tiên tiến đón đầu tương lai. Sinh
viên học tập từ hôm nay, nhưng họ sẽ làm việc ở ngày mai.


iv
Đội ngũ giảng viên.

Đội ngũ giảng viên là người trung gian giữa kiến thức và sinh viên,
chuyển tải những kiến thức kỹ năng, phương pháp, cách thức làm việc cho
sinh viên, dìu dắt sinh viên từng bước ứng dụng kiến thức vào thực tế. Muốn
tạo thương hiệu ĐH, trước hết chất lượng đào tạo phải bảo đảm. Muốn có
chất lượng, phải có một đội ngũ cán bộ giảng dạy vững vàng về chuyên môn,
nghiệp vụ.
Phương pháp giảng dạy
Trong thời đại kinh tế tri thức, tri thức đương nhiên là quan trọng, song
yếu tố quyết định sức sống và vươn lên của cộng đồng là khả năng sáng tạo
và óc tưởng tượng. Do đó, giáo dục ĐH ngày nay không chỉ coi trọng tri thức
mà phải chú ý rèn luyện trí tưởng tượng, làm cơ sở cho tư duy sáng tạo.
Tổ chức và quản lý đào tạo
Để có một sản phẩm tốt thì chương trình đào tạo phải tốt, nếu chương
trình đào tạo khép kín lạc hậu thì dù đội ngũ giảng dạy có tốt mấy cũng không
có ý nghĩa gì lắm cho nhu cầu xã hội. Thứ hai là đội ngũ giảng dạy tốt nhưng
nó được phát huy và thể hiện hay không thì lại phải phụ thuộc vào một yếu tố
tiếp theo là phương thức tổ chức và quản lý đào tạo.
Cơ sở vật chất phục vụ học tập và nghiên cứu của sinh viên.
Cơ sở vật chất có vai trò quan trọng không kém trong việc đảm bảo chất
lượng giảng dạy. Nói tới cơ sở vật chất trong một trường ĐH bao gồm rất
nhiều yếu tố, nhưng những yếu tố vật chất không thể không nói tới đó là hệ
thống khu vực giảng đường - phòng học, phòng thực hành; các trang thiết bị,
phương tiện vụ vụ giảng dạy và đặc biệt là hệ thống thư viện. Nói đến cơ sở
vật chất của một ĐH người ta thường nghĩ ngay đến các giảng đường, các
phòng thí nghiệm, xưởng thực tập hay trại thực nghiệm, và thư viện. Nhưng
có thể nói yếu tố quan trọng hàng đầu trong hệ thống cơ sở vật chất của một
trường ĐH chính là thư viện.


v

+ Xem xét Thương hiệu trường ĐH dưới quan điểm của người sử dụng
lao động. Thương hiệu của một trường ĐH được đánh giá thông qua chính
chất lượng của sinh viên sau khi tốt nghiệp công tác tại doanh nghiệp, cơ quan
của họ. Sự đánh giá này thông qua quả khả năng đáp ứng các đòi hỏi của công
việc, tính hiệu quả trong công việc của sinh viên trong công tác. Thứ hai,
người sử dụng lao động đánh giá thương hiệu của một trường ĐH thông qua
sự đóng góp của nhà trường đối với xã hội, đối với cộng đồng doanh nghiệp
hay tổ chức. Thể hiện qua, hoạt động phổ biến các kiến thức đến cộng đồng,
hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật
cho cộng đồng.
+ Đề cập một số yếu tố quan trọng khác tạo nên thương hiệu cho trường
ĐH như: hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, hoạt
động liên kết đào tạo và hợp tác quốc tế.

CHƢƠNG 2
THƯƠNG HIỆU TRƯỜNG ĐH KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ
KINH DOANH – ĐH THÁI NGUYÊN DƯỚI QUAN ĐIỂM
CỦA SINH VIÊN VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
Chƣơng này gồm các nội dung:
- Phần đầu của chương sẽ giới thiệu tổng quan về thương hiệu Trường
ĐH Kinh tế và QTKD Thái Nguyên, bao gồm các nội dung cụ thể như: Sự ra
đời và phát triển của thương hiệu Trường ĐH Kinh tế và QTKD Thái
Nguyên; cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của nhà trường và quy mô đào tạo
của nhà trường.


vi
Bam giám hiệu của nhà trường gồm: Hiệu trưởng và hai Phó hiệu
trưởng. Trường gồm 5 khoa và 1 phòng tương đương khoa đào tạo là:
Khoa Kinh tế, Khoa quản trị kinh doanh, Khoa kế toán, Khoa Khoa học

cơ bản, Khoa sau ĐH và Phòng thực hành kinh doanh. Nhà trường cũng
có năm phòng ban chức năng: Phòng Tổng hợp, Phòng Học sinh sinh
viên, Phòng Khoa học – Đào tạo và QHQT, Phòng Thanh tra khảo thí và
Đảm bảo chất lượng và Trạm xá trường.
- Nội dung lớn thứ hai của chương này là: Phân tích, đánh giá thực trạng
thực hiện chiến lược thương hiệu tại Trường ĐH Kinh tế và Quản trị kinh
doanh Thái Nguyên thông qua các hoạt động tại nhà trường, ý kiến trực tiếp
của sinh viên và người sử dụng lao động. Sự đánh giá được thực hiện trên các
nội dung: Sứ mạng và mục tiêu đào tạo, định vị thương hiệu, xây dựng
thương hiệu, xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu và công tác truyền
thông thương hiệu.
+ Tầm nhìn thương hiệu.
Sứ mạng:
Cung cấp cho người học các chương trình đào tạo tiên tiến trong các lĩnh
vực kinh tế, quản lý và kinh doanh; có tính chuyên môn cao về lý thuyết và có
tính thực tiễn cao trong ứng dụng.
Nghiên cứu khoa học và chuyển giao những kết quả nghiên cứu vào thực
tiễn nhằm phục vụ cho công cuộc xoá đói giảm nghèo, công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, đặc biệt là ở trung du và miền núi Bắc bộ, góp phần đưa
vùng này tiến kịp và hoà nhịp với sự phát triển chung của toàn dân tộc.


vii
Tầm nhìn thương hiệu:
Vào năm 2015, Trường sẽ trở thành một trung tâm đào tạo, nghiên cứu
và chuyển giao khoa học - công nghệ, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh tế quản trị kinh doanh có uy tín, ngang tầm với các trường ĐH hàng đầu ở vùng
trung du và miền núi Bắc bộ.
Năm 2020, Trường sẽ trở thành một trung tâm có uy tín, ngang tầm với
các trường ĐH tiên tiến trong cả nước.
+ Định vị thương hiệu:

Định vị thương hiệu trong giáo dục ĐH có thể hiểu là xác định vị trí của
thương hiệu đối với các Trường ĐH khác, trong hệ thống giáo dục và đặc biệt
là trong cùng lĩnh vực đào tạo, được nhận thức bởi người học, người sử dụng
lao động và toàn xã hội.
Nhà trường cũng đã xác định rõ và triển khai các nội dung của chiên lược
thương hiệu: xác định bối cảnh hoạt động, xác định đối tượng đào tạo mục
tiêu, thấu hiểu khách hàng mục tiêu, xác định các lợi ích cung ứng cho khách
hàng mục tiêu, xác định lý do tin tưởng thương hiệu.
+ Xây dựng hệ thống nhận diện:
Hệ thống nhận diện thương hiệu là công cụ rất tốt để quảng bá hình ảnh
nhà trường tới cộng đồng. Nhà trường đã xác định một tên gọi và logo thương
hiệu cho nhà trường, phù hợp với sứ mạng mục tiêu và chiến lược phát triển
của nhà trường.
+ Hoạt động truyền thông thương hiệu.
Nhà trường đã có Website riêng phục vụ đắc lực cho công tác truyền
thông thương hiệu. Truyền thông thương hiệu còn được thực hiện thông qua
các hoạt động như: công tác thanh niên tình nguyện, tham gia trò chơi trên
truyền hình, tham gia các hoạt động xã hội trên địa bàn, thực hiện phổ biến
kiến thức tới cộng đồng…
+ Đánh giá một số nội dung trong chiến lược thương hiệu


viii
Đánh giá của sinh viên.
Trong thực tế các tiêu chí trong nội dung chiến lược thương hiệu của nhà
trường đạt được thế hiện qua kết quả cuộc điều tra được tiến hành trong sinh
viên thể hiện như sau: Các tiêu chí trong nội dung của chiến lược thương hiệu
nhà trường phần lớn ý kiến đánh giá ở mức độ đồng ý chiếm tỷ lệ cao. Trong
đó có ba tiêu chí nhà trường đạt được rất khả quan: Tiêu chí về xác định sứ
mạng tầm nhìn và chiến lược phát triển nhà trường. Hai tiêu chí quan trọng

của hệ thống nhận diện thương hiệu đó là tên gọi và logo thương hiệu cũng
được đánh giá rất tốt. Tuy nhiên có 3 chỉ tiêu còn hạn chế đó là: Công tác
truyền thông thương hiệu, sự biết đến tên tuổi của nhà trường của xã hội và
khả năng truyền phổ biến kiến thức tới cộng đồng.
Đánh giá của người sử dụng lao động.
- Một số tiêu chí trong nội dung chiến lược thương hiệu của nhà trường
đạt được thế hiện qua cuộc điều tra được tiến hành đối với người sử dụng lao
động thể hiện như sau: Nhìn chung các tiêu chí đưa ra đánh giá đều có kết quả
là trên 50% ý kiến đánh giá khá và tốt. Tuy nhiên số người không đưa ra ý
kiến đánh giá cao hơn so với tất cả các tiêu chí đã được đưa ra đánh giá ở các
phần trên.
- Nội dung lớn thứ ba của chương phân tích, đánh giá thương hiệu
Trường ĐH Kinh tế và Quản trị kinh doanh – ĐH Thái nguyên dưới quan
điểm của Sinh viên. Sự đánh giá được thể hiện qua phân tích các hoạt động
đào tạo của nhà trường và thông qua cuộc điều tra nghiên cứu marketing để
lấy ý kiến đánh giá trực tiếp của sinh viên. Sự đánh giá này thông qua các nội
dung nhỏ sau:
+ Đánh giá về mục tiêu và chương trình đào tạo


ix
Về mục tiêu đào tạo
Trường ĐH Kinh tế và QTKD đã xác định lấy đào tạo hệ ĐH chính quy
làm chuẩn. Đối với sinh viên ĐH, về trình độ chuyên môn nghiệp vụ được
đào tạo theo diện rộng, có nền tảng kiến thức cơ bản về kinh tế và quản trị
kinh doanh vững vàng để dễ chuyển đổi trong vận dụng kiến thức đào tạo vào
thực tế, có chuyên môn sâu trong lĩnh vực được đào tạo.
Về chương trình đào tạo
Hiện nay, trường ĐH Kinh tế và Quản trị kinh doanh đang có 7 chuyên
ngành đào tạo ở bậc ĐH: Kế toán tổng hợp, Kế toán doanh nghiệp công nghiệp,

Kinh tế nông nghiệp, Quản trị kinh doanh tổng hợp, Quản trị doanh nghiệp công
nghiệp, Kinh tế đầu tư, Quản trị Marketing; Có 1 chuyên ngành đào tạo ở bậc
thạc sĩ - Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp.
Kết quả đánh giá của sinh viên về mục tiêu và chương trình đào tạo của
nhà trường như sau:
Ngành học và chương trình đào tạo có mục tiêu rõ ràng và được phổ biến
tốt. Phần lớn các tiêu chí về chương trình đào tạo đạt ở mức đồng ý. Có 2 tiêu
chí về chương trình đào tạo còn yếu, đó là tỷ lệ phân bổ giữa lý thuyết và thực
hành, cung cấp khả năng thích ứng với tình huống, hoàn cảnh cụ thể của
chương trình đào tạo còn hạn chế.
+ Đánh giá về đội ngũ giảng viên.
Cùng với việc tăng lên về số lượng người học qua các năm, đội ngũ
giảng viên của nhà trường cũng không ngừng tăng lên cả về lượng và chất, tỷ
lệ người học trên giảng viên nằm trong mức quy định được phép.
Đánh giá thực tế về đội ngũ giảng viên của nhà trường thông quan cuộc
khảo sát sinh viên: Nhà trường cần tiếp tục quan tâm tới công tác quản lý và
đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên. Tập trung vào hai nội dung là
kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, và kiến thức chuyên sâu cho từng môn học.


x
+ Đánh giá về phương pháp giảng dạy
Nhà trường đã từng bước thực hiện chuyển phương pháp giảng dạy
truyền thống sang phương pháp hướng dẫn người học chủ động trong quá
trình tiếp cận tri thức với sự trợ giúp các công cụ hiện đại .
Theo kết quả của cuộc điều tra đã được tiến hành, sinh viên đánh giá một
số tiêu chí về phương pháp giảng dạy của nhà trường trong thực tế như sau:
Các tiêu chí về phương pháp giảng dạy trong thực tế đạt được là chưa tốt. Tỷ
lệ số người đánh giá ở mức độ đồng ý luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong phần
lớn các tiêu chí. Tuy nhiên cần chú ý tới một số tiêu chí còn yếu là: Đổi mới

phương pháp giảng dạy, Khả năng ứng dụng tiến bộ công nghệ thông tin và
truyền thông, và tiêu chí phương pháp giảng dạy tích cực phương tiện dạy học
hiện đại cần phải cải thiện hơn.
+ Đánh giá về tổ chức và quản lý đào tạo
Tuy là một Trương ĐH mới được thành lập còn gặp nhiều khó khăn
nhưng công tác tổ chức và quản lý đào tạo luôn được nhà trường quan tâm.
Trong thực tế thông qua cuộc điều tra thì kết quả đánh giá về công tác tổ
chức và quản lý đào tạo của nhà trường được sinh viên đánh giá như sau:
phần lớn các chỉ tiêu trong nhóm 10 chỉ tiêu đánh giá về công tác tổ chức và
quản lý đào tạo của nhà trường ở mức trung bình và yếu. Chỉ có 3 chỉ tiêu
được đánh giá ở mức độ trung bình và khá. Trong khi có tới 4 tiêu chí đánh
giá còn yếu với tỷ lệ ý kiến đánh giá ở mức rất không đồng ý chiếm tỷ lệ cao
nhất trong 5 mức độ đánh giá.
+ Cơ sở vật chất phục vụ dạy học, học tập và nghiên cứu của sinh viên.
Được thành lập từ tháng 10/2004 từ tiền thân sát nhập 2 khoa (Khoa
Kinh tế Công nghiệp của trường ĐH Kỹ thuật công nghiệp với khoa Kinh tế
Nông nghiệp Trường ĐH Nông lâm) với những tài sản của hai khoa gộp lại và


xi
sử dụng một phần cơ sở vật chất, hạ tầng của trường ĐH Kỹ thuật Công
nghiệp, sau 3 năm trường đã có một số cơ sở vật chất cơ bản đáp ứng được
các hoạt động đào tạo cũng như nghiên cứu khoa học.
Trong thực tế thông qua cuộc điều tra thì kết quả đánh giá về công tác tổ
chức và quản lý đào tạo của nhà trường được sinh viên đánh giá như sau: Trong
các tiêu chí về cơ sở vật chất thì chỉ có hai tiêu chí được đánh giá với kết quả
khả quan. Hầu hết các chỉ tiêu ở mức trung bình và yếu. Trong đó có 4 chỉ tiêu
còn nhiều hạn chế mà Nhà trường cần phải chú ý: điều kiện trang thiết bị phục
vụ học tập và nghiên cứu, hệ thống cảnh quan môi trường, hệ thống giáo trình
và tài liệu tham khảo, hệ thống nhà thi đấu và luyện tập thể thao.

- Phần lớn thứ ba của chương này là: phân tích, đánh giá thương hiệu
Trường ĐH Kinh tế và QTKD Thái Nguyên thông qua quan điểm của người
sử dụng lao động. Sự đánh giá này được thể hiện qua ý kiến đánh giá trực tiếp
của người sử dụng lao động đối với sinh viên đã tốt nghiệp từ nhà trường và
hiện đang công tác tại các doanh nghiệp hay tổ chức, qua cuộc điều tra nghiên
cứu đối với người sử dụng lao động.
+ Đánh giá về phẩm chất của sinh viên sau khi tốt nghiệp
Có thể nói phẩm chất của sinh viên thì một phần do bản chất của cá nhân
con người đó quyết định, nhưng mặt khác qua quá trình đào tạo của nhà
trường thì những phẩm chất này được thể hiện và khẳng định và có những
phẩm chất được hình thành mới qua quá trình đào tạo của nhà trường.
Kết quả đánh giá của những người sử dụng lao động về một số tiêu thức
phẩm chất của sinh viên sau khi ra trường được thể hiện như sau: các chỉ tiêu
về phẩm chất của sinh viên Trường ĐH Kinh tế và QTKD Thái Nguyên đạt
được là khá tốt. Phần lớn các chỉ tiêu đưa ra đều đạt mức khá trở lên. Có hai
chỉ tiêu nhà trường cần phải tiếp tục quan tâm trong nhóm các tiêu chí này đó
là: tính năng động sáng tạo trong công việc của sinh viên, tính kiên định trong
quan điểm lập trường.


xii
+ Đánh giá về kiến thức được của sinh viên sau khi tốt nghiệp
Kết quả đánh giá được thể hiện quả bảng kết quả được tổng hợp và thể hiện như
sau: Trong bốn chỉ tiêu đưa ra đánh giá thì có 2 chỉ tiêu có kết quả đánh giá với ý
kiến khá và tốt chiếm tỷ lệ cao. Hai chỉ tiêu nhà trường cần phải tiếp tục cần hoàn
thiện đó là kỹ năng làm việc độc lập và kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên.
+ Đánh giá về khả năng của sinh viên sau khi tốt nghiệp
Kết quả đánh giá về khả năng của sinh viên sau khi tốt nghiệp và tham
gia công tác thể hiện qua đánh giá của người sử dụng lao động. Trong các tiêu
chí đánh giá về khả năng của sinh viên sau khi ra trường, thì khả năng ứng

dụng công nghệ thông tin trong công việc, khả năng lĩnh hội kiến thức kỹ
năng mới là khá tốt. Nhà trường cần chú ý rèn luyện cho sinh viên khả năng
tự tin và thích ứng với sự phức tạp của thực tế.
+ Đánh giá một số hoạt động khác khẳng định thương hiệu Trường ĐH
Kinh tế và QTKD Thái Nguyên.
Hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ
Trường ĐH Kinh tế và QTKD Thái Nguyên có nhiệm vụ đào tạo cán bộ
có trình độ cao, nghiên cứu khoa học và chuyển giao khoa học công nghệ
thuộc các lĩnh vực Kinh tế, quản trị kinh doanh, kế toán và phát triển nông
thôn cho các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc Việt Nam.
Trường quyết tâm trở thành một trung tâm đào tạo và nghiên cứu chuyển
giao khoa học công nghệ có uy tín tầm cỡ quốc gia của Việt Nam.
Hoạt động quan hệ và hợp tác quốc tế.
Từ ngày đầu mới thành lập vào tháng 10 năm 2004 cho đến nay, Ban
giám hiệu, Đảng uỷ và cán bộ giáo viên của Trường ĐH Kinh tế và Quản trị
Kinh doanh Thái Nguyên đã xác định hoạt động hợp tác quốc tế là một trong
những ưu tiên trong kế hoạch phát triển của trường.
- Phần cuối của chương nêu và phân tích nguyên nhân của những thành
công cũng như hạn chế trong xây dựng và phát triển thương hiệu Trường ĐH
Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên


xiii

CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TRƯỜNG
ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
THÁI NGUYÊN
Chƣơng 3 gồm các nội dung chính nhƣ sau:
- Mục tiêu phát triển thương hiệu Trường ĐH Kinh tế và QTKD Thái

Nguyên với các nội dung cụ thể: bối cảnh cảnh cho sự phát triển, mục tiêu
phát triển, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
+ Bối cảnh cho sự phát triển: Phần này được thể hiện qua phân tích cụ
thể: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đang đặt ra đối với Trường ĐH
Kinh tế và QTKD Thái Nguyên.
+ Nhà trường đã vạch ra các mục tiêu cụ thể: Mục tiêu ngắn hạn: xây
dựng thương hiệu; mục tiêu trung hạn: phát triển thương hiệu; mục tiêu dài
hạn: khẳng định thương hiệu.
+ Nhiệm vụ của nhà trường được vạch ra cụ thể cho thời gian tới.
- Nội dung thứ hai trọng tâm của chương này, chính là các giải pháp cụ
thể nhằm phát triển thương hiệu Trường ĐH Kinh tế và QTKD Thái Nguyên.
Phần này đưa ra 9 giải pháp tương đương các nội dung hạn chế đã chỉ ra trong
chương thực trạng. Các giải pháp đó là:
+ Định vị thương hiệu Trường ĐH Kinh tế và QTKD Thái Nguyên
Chỉ ra khu vực thị trường mà nhà trường cần tập trung khai thác là khu
vực trung du miền núi Bắc bộ. Trường cũng cần xác định và khẳng định vị trí
số 1 trong đào tạo và chuyển giao công nghệ trên khu vực này. Định vị cho
sản phẩm (SV) của nhà trường với các mức độ kiến thức, kỹ năng, khả năng
cụ thể được chỉ ra trên bản đồ định vị. Xác định các nội dung sẽ cung ứng cho
khách hàng mục tiên của mình.


xiv
+ Xây dựng và phát triển hệ thống nhận diện thương hiệu của mình
Nhóm giải pháp này bao gồm các giải pháp nhỏ sau: Tạo cho sinh viên
do trường đào tạo những phẩm chất riêng. Xây dựng môi trường, nếp sống
văn hóa trong nhà trường, tăng cường các yếu tố nhận diện thương hiệu khác.
+ Tăng cường các hoạt động truyền thông thương hiệu gồm các nội
dung: duy trì nâng cấp cập nhật cho Website; tham gia các chương trình tự
giới thiệu trên truyền hình; truyền thông và quảng bá trong các ngày lễ, các

dịp đặc biệt; tham gia các trò chơi trên truyền hình; khuyến khích cán bộ
giảng viên sinh viên viết bài báo cho các báo, tạp chí chuyên ngành, các tạp
chí khác liên quan; tham gia tư vấn hỗ trợ sinh viên mới tốt nghiệp tìm kiếm
việc làm; tư vấn và hỗ trợ các doanh nghiệp đào tạo nguồn nhân lực và tìm
kiếm nhân tài.
+ Đổi mới mạnh mẽ chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo; thực
hiện liên kết đào tạo quốc tế; áp dụng chương trình, giáo trình tiên tiến nước
ngoài. Nội dung giải pháp này tập trung vào các giải pháp nhằm đổi mới nội
dung và chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy.
+ Đào tạo đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý. Xây dựng đội ngũ cán
bộ quản lý và giảng dạy tâm huyết, giỏi chuyên môn, giàu trí tuệ, tinh thông
nghiệp vụ đủ sức giải quyết nhanh chóng, hiệu quả các vấn đề thực tiễn cuộc
sống đặt ra. Cố gắng tạo điều kiện và môi trường làm việc tốt nhất để thu hút
được những nhà khoa học các cán bộ giảng dạy xuất sắc, có đức, có tài, gắn
bó với sự nghiệp khoa học - đào tạo, tập hợp thành đội ngũ vững mạnh kế
thừa và phát huy không ngừng những thành quả đã đạt được.
+ Hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý đào tạo với các nội dung: Kiện
toàn công tác quản lý và thi kết thúc học phần; đổi mới công tác đánh giá kết
quả học tập của SV; đẩy mạnh công tác thanh tra khảo thí; áp dụng các phần
mềm trong quản lý điểm và quản lý học sinh – sinh viên.


xv
+ Xây dựng cơ sở vật chất: Tăng cường trang thiết bị dạy, học; nhà
trường tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất như: thư viện, phòng học, phòng thực
hành ; tăng cường biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo, chuyên khảo; trang bị
hệ thống trang thiết bị phục vụ giảng dạy bằng bài giảng điện tử; nâng cấp hệ
thống internet không dây trong toàn trường; nâng cấp trang web - một nguồn
học liệu mở; nối mạng với Trung tâm Học liệu, thư viện quốc gia và các thư
viện, các trung tâm thông tin; khuôn viên mới của nhà trường.

+ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và tăng cường
hợp tác quốc tế.
+ Kiểm định chất lượng và đào tạo theo nhu cầu xã hội: Thực hiện kiểm
định chất lượng trường đại học; đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao khoa học
- công nghệ, quan hệ quốc tế căn cứ vào yêu cầu của thực tiễn; coi trọng ý
kiến của các chuyên gia đào tạo, các nhà tuyển dụng.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc tới PGS.TS Trương Đình
Chiến đã trực tiếp hướng dẫn, định hướng cho tác giả khi viết luận văn này.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo đã giảng dạy cung
cấp các kiến thức quý báu trong suốt khóa học là những kiến thức nền tảng
cho luận văn. Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo Khoa Marketing, Đại
học kinh tế quốc dân đã góp ý cho bản luận văn này.



×