Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Xây dựng đạo đức cách mạng cho cản bộ chủ chốt cấp cơ sở trong điều kiện kinh tế thị trường ở tỉnh Bắc Giang hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.22 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

DƢƠNG QUỐC QUÂN

XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO CÁN BỘ
CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ
THỊ TRƢỜNG Ở TỈNH BẮC GIANG HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2005


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

DƢƠNG QUỐC QUÂN

XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO CÁN BỘ
CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ
THỊ TRƢỜNG Ở TỈNH BẮC GIANG HIỆN NAY
Chuyên ngành: CNDVBC & CNDVLS
Mã số:
5.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN THẾ KIỆT

HÀ NỘI - 2005




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Thế Kiệt. Các số
liệu, tài liệu nêu ra trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính
khách quan, khoa học. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc
xuất xứ rõ ràng.

Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2005
Tác giả luận văn

Dương Quốc Quân


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

CHNQ

: Chấp hành nghị quyết

CNTB

: Chủ nghĩa tư bản


CNH, HĐH

: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội

KTTT

: Kinh tế thị trường

Nxb

: Nhà xuất bản

TTDC

: Tập trung dân chủ

UBND

: Ủy ban nhân dân

UBKT

: Ủy ban kiểm tra

XHCN


: Xã hội chủ nghĩa


MỤC LỤC
Trang
Mở đầu

1

Chƣơng 1. Đạo đức cách mạng, tầm quan trọng, nội dung và yêu cầu của
việc xây dựng đạo đức cách mạng cho cán bộ chủ chốt cấp cơ
sở ở Việt Nam hiện nay

7

1.1. Đạo đức và sự biến đổi của đạo đức trong điều kiện kinh tế thị
trường ở Việt Nam hiện nay

7

1.2. Tầm quan trọng, nội dung và yêu cầu của việc xây dựng đạo
đức cách mạng cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong điều kiện
kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay

24

Chƣơng 2. Đạo đức ngƣời cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong điều kiện kinh
tế thị trƣờng ở tỉnh Bắc Giang hiện nay - thực trạng và giải
pháp


50

2.1. Đạo đức người cán bộ chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Bắc Giang hiện
nay - Thực trạng và nguyên nhân

50

2.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng đạo đức cách mạng
cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Bắc Giang hiện nay

80

Kết luận

103

Danh mục tài liệu tham khảo

105

Phụ lục

112


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, đạo đức đã sớm xuất hiện trong
lịch sử loài người và khẳng định vai trò to lớn trong việc đảm bảo sự ổn định,
phát triển của mỗi chế độ xã hội. Chính vì vậy, việc xây dựng đạo đức của con

người nói chung, cán bộ lãnh đạo nói riêng là vấn đề mà mọi chế độ xã hội từ
trước tới nay đều quan tâm.
Để lãnh đạo quản lý nhà nước, thúc đẩy đất nước phát triển theo mục tiêu
của Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn, người cán bộ cách mạng phải có cả đức lẫn
tài, trong đó đức là gốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Cũng như sông thì có
nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có
gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài
giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc,
giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức,
không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì?" [49,
tr.253].
Thực tế cho thấy, sau gần 20 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng
Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, đất nước đang chuyển mình và tiếp
tục đạt được những thành tựu to lớn, góp phần vào những thắng lợi ấy, phải kể
đến ý nghĩa của việc xây dựng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng của đội
ngũ cán bộ cách mạng nói chung và đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở nói riêng.
Bởi lẽ, họ là những người cán bộ trực tiếp tiếp xúc, lãnh đạo và phục vụ nhân
dân trong việc vận dụng, thực hiện những chủ trương, đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước ở cơ sở. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực thì với mặt trái của
nền KTTT, cùng với sự chống phá của các thế lực thù địch và sự yếu kém trong
công tác giáo dục tư tưởng, lý luận, rèn luyện đạo đức cách mạng trong những
năm vừa qua ở nước ta đã dẫn tới "Tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng


chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất
nghiêm trọng" [20, tr.16]. Đáng chú ý là sự suy thoái về phẩm chất này trong cán
bộ vẫn đang có chiều hướng gia tăng làm xói mòn bản chất cách mạng của đội
ngũ cán bộ, cản trở việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, làm giảm uy
tín của Đảng, gây bất bình và làm giảm lòng tin trong nhân dân, ảnh hưởng xấu
đến sự nghiệp cách mạng của toàn dân tộc, tạo thành nguy cơ lớn đe dọa sự sống

còn của chế độ ta. Tình hình tư tưởng đạo đức ở đội ngũ cán bộ, đảng viên, cán
bộ chủ chốt cấp cơ sở của tỉnh Bắc Giang cũng không nằm ngoài cái chung đó.
Vì vậy, việc tiếp tục khẳng định vai trò và xây dựng đạo đức cách mạng ở người
cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở nói riêng lại càng nổi lên
đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay.
Với những lý do trên, việc nghiên cứu vấn đề Xây dựng đạo đức cách
mạng cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong điều kiện kinh tế thị trường ở tỉnh
Bắc Giang hiện nay là việc làm hết sức cơ bản và cần thiết.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Vấn đề xây dựng đạo đức cách mạng nói chung và xây dựng đạo đức cách
mạng cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo nói riêng trong điều kiện KTTT ở nước ta đã
thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Cho đến nay đã có
nhiều công trình được công bố với những mức độ, cách tiếp cận khác nhau, trong
đó có những công trình có liên quan trực tiếp đến đề tài như:
* Về đạo đức cách mạng có:
- "Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng", Nxb Sự thật, Hà Nội, 1976.
- "Chủ động và tích cực xây dựng đạo đức mới", Nxb Sự thật, Hà Nội,
1983.
- "Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề đạo đức cách mạng", Nxb Thông tin
lý luận, Hà Nội, 1986.


- "Nâng cao đạo đức cách mạng theo gương Bác Hồ vĩ đại", Tạp chí Cộng
sản, số 5-1988.
- "Tư tưởng đạo đức cách mạng - truyền thống, dân tộc, nhân loại", Vũ
Khiêu (chủ biên), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993.
* Về đạo đức cách mạng đối với cán bộ trong điều kiện KTTT hiện nay:
- "Hồ Chí Minh với vấn đề đạo đức cán bộ", Đức Vượng, Nxb CTQG, Hà
Nội, 1995.
- "Đạo đức, phong cách, lề lối làm việc của công chức theo tư tưởng Hồ

Chí Minh", Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, Thang Văn Phúc (chủ biên).
- "Những vấn đề đạo đức trong điều kiện KTTT", Viện Thông tin khoa học
xã hội, Hà Nội, 1996.
- "Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện KTTT ở nước ta hiện nay", Nguyễn
Trọng Chuẩn - Nguyễn Văn Phúc (đồng chủ biên), Nxb CTQG, Hà Nội, 2003.
- "Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong nền KTTT với việc xây dựng
đạo đức mới cho cán bộ quản lý ở nước ta hiện nay", Nguyễn Chí Mỳ, Nxb
Quốc gia Hà Nội, 1999.
- "Tư tưởng Hồ Chí Minh về rèn luyện đạo đức cán bộ đảng viên", Phạm
Quốc Thành, Nxb CTQG, Hà Nội, 2004.
* Một số luận án, luận văn có liên quan đến đề tài:
- "Sự hình thành đạo đức XHCN trong điều kiện quá độ lên CNXH bỏ qua
giai đoạn phát triển TBCN", Nguyễn Ngọc Long, Luận án tiến sĩ triết học, Hà
Nội, 1982.
- "Vấn đề đạo đức cách mạng của người cán bộ hậu cần quân đội nhân
dân Việt Nam trong điều kiện hiện nay", Hà Nguyên Cát - Luận án tiến sĩ triết
học, 2000.


- "Quan hệ cá nhân - xã hội trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với vấn
đề giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ quản lý lãnh đạo hiện nay", Phạm
Huy Kỳ, Luận án tiến sĩ triết học, 2001.
- "Quan hệ kinh tế và đạo đức trong việc xây dựng đạo đức mới cho đội
ngũ cán bộ, đảng viên cơ sở hiện nay", Dương Xuân Lộc, luận văn thạc sĩ triết
học, 2001.
- "Vấn đề xây dựng đạo đức cho cán bộ cơ sở trong điều kiện KTTT ở Việt
Nam hiện nay (qua thực tế tỉnh Thái Bình)", Đặng Thanh Giang, Luận văn thạc
sĩ triết học, 2001.
- "Vấn đề xây dựng đạo đức cách mạng cho người cán bộ chủ chốt cơ sở ở
tỉnh Đăk Lăk trong điều kiện KTTT hiện nay", Nguyễn Tuyên Quang, Luận văn

thạc sĩ triết học, 2003...
Vấn đề đạo đức cách mạng và vai trò của nó trong sự nghiệp đổi mới ở
nước ta hiện nay là vấn đề rộng lớn và phức tạp, cần được tiếp tục đi sâu nghiên
cứu. Đặc biệt là vấn đề đạo đức của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Bắc Giang cũng
chưa có công trình nào đề cập một cách có hệ thống dưới góc độ triết học, vì thế
chúng tôi chọn đề tài "Xây dựng đạo đức cách mạng cho cán bộ chủ chốt cấp
cơ sở trong điều kiện kinh tế thị trường ở tỉnh Bắc Giang hiện nay" để viết
luận văn thạc sĩ triết học.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
* Mục đích của luận văn:
Từ thực tế tỉnh Bắc Giang, luận văn phân tích thực trạng đạo đức của đội
ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong điều kiện KTTT hiện nay, trên cơ sở đó đề
xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng đạo đức cách mạng cho đội ngũ
cán bộ này.
* Nhiệm vụ của luận văn:


- Trình bày tầm quan trọng, nội dung và yêu cầu của đạo đức cách mạng
đối với người cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Việt Nam hiện nay.
- Phân tích thực trạng đạo đức của người cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong
điều kiện KTTT hiện nay ở tỉnh Bắc Giang và nguyên nhân của nó.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng đạo đức cách mạng
cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Bắc Giang hiện nay.
4. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn không nghiên cứu tất cả những đối tượng cán bộ lãnh đạo, cũng
không nghiên cứu tất cả các phẩm chất của người cán bộ lãnh đạo theo yêu cầu
của sự nghiệp đổi mới, mà chỉ nghiên cứu về phẩm chất đạo đức cách mạng và
vai trò của nó với hoạt động của người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh
Bắc Giang.
Cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là những người làm công tác Đảng, chính

quyền, mặt trận, đoàn thể ở cơ sở (xã, phường, thị trấn) bao gồm các chức danh
như: Bí thư, phó Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch, phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân; Chủ
tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Mặt trận và các đoàn thể chính trị khác (Theo
Nghị định số 9/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998).
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
- Luận văn dựa trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức và đạo đức
cách mạng, xây dựng đạo đức cho người cán bộ cách mạng nói chung và người
cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở nói riêng.
- Luận văn còn sử dụng những tài liệu của các cấp ủy Đảng và chính
quyền ở tỉnh Bắc Giang liên quan đến đề tài.
* Phương pháp nghiên cứu


Luận văn sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử, các phương pháp lịch sử và lôgíc, phân tích và tổng
hợp, điều tra, thống kê đã được sử dụng... để thực hiện mục đích và nhiệm vụ đã
đề ra.
6. Đóng góp của luận văn
- Góp phần làm rõ thực trạng đạo đức của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong
điều kiện kinh tế thị trường ở Bắc Giang hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng đạo đức cách mạng
cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của tỉnh Bắc Giang hiện nay.
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc xây dựng, hoạch định
chiến lược, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao đạo đức cách mạng cho đội
ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Bắc Giang.
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo để giảng dạy môn triết học Mác Lênin nói chung và phần đạo đức học nói riêng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận

văn gồm 2 chương, 4 tiết.
Chương 1: Đạo đức cách mạng, tầm quan trọng, nội dung và yêu cầu
của việc xây dựng đạo đức cách mạng cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Việt Nam
hiện nay
Chương 2: Đạo đức người cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong điều kiện kinh
tế thị trường ở tỉnh Bắc Giang hiện nay - Thực trạng và giải pháp


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

G.Bandxelaze (1985), Đạo đức học, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội

2.

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang (1999), Bắc Giang những chặng
đường lịch sử, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3.

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang (2004), Báo cáo kết quả 3 năm
(2001 - 2003) thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV gắn
với Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX về kinh tế - xã hội.

4.

Hoàng Chí Bảo (Chủ biên, 2004), Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn
nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.


5.

Bộ Nội vụ (2004), Hệ thống chính trị cơ sở - Thực trạng và một số giải
pháp đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6.

Bun - Ma Kết - Kê - Sôn (2003), Nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ
lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào trong
giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh, Hà Nội.

7.

Hà Nguyên Cát (2000), Vấn đề đạo đức cách mạng của người cán bộ hậu
cần quân đội nhân dân Việt Nam trong điều kiện hiện nay, Luận án Tiến sĩ
triết học. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

8.

Nguyễn Hữu Cát (2004),"Giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán
bộ, đảng viên theo Di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh", Tạp chí Triết học,
(9), trang 11 - 16.

9.

Nguyễn Trọng Chuẩn - Nguyễn Văn Phúc (Đồng chủ biên, 2004), Mấy vấn
đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.


10. Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề đạo đức cách mạng (1986), Nxb Thông
tin lý luận, Hà Nội.


11. Lê Ngọc Danh (2002), Đạo đức người cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh
Bình Định trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay - Vấn đề và giải pháp,
Luận văn Thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà
Nội.
12. Thành Dung (2000),"Vấn đề nâng cao đạo đức cách mạng trong xây dựng
chỉnh đốn Đảng", Tạp chí Cộng sản, (26), tr.13-18.
13. Vũ Trọng Dung (2004),"Tác động của kinh tế thị trường đến đạo đức người
cán bộ quản lý", Tạp chí Triết học, (5), tr.5-10.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba, Ban Chấp
hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm, Ban
Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu (lần hai),
Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Hội nghị lần thứ bẩy, Ban Chấp
hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm, Ban
Chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ bẩy, Ban Chấp
hành Trung ương khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín, Ban
Chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.



23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc
Giang lần thứ XV, Văn phòng Tỉnh uỷ.
24. Nguyễn Tĩnh Gia (1997),"Sự tác động hai mặt của cơ chế thị trường đối với
đạo dức người cán bộ quản lý", Tạp chí Triết học, (2), tr.25-26.
25. Đặng Thanh Giang (2001), Vấn đề xây dựng đạo đức cho cán bộ cơ sở
trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Qua thực tế tỉnh
Thái Bình), Luận văn Thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội.
26. Giáo trình Đạo đức học (2000), Dùng cho hệ cử nhân chính trị, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
27. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình các môn khoa học Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh (2002), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
28. Nguyễn Ngọc Hà (2002), "Những nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng
suy thoái đạo đức ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Triết học, (3), tr.15 - 17.
29. Lương Đình Hải (2004), "Mấy vấn đề về phẩm chất đạo đức của cán bộ,
đảng viên trong thời kỳ đổi mới", Tạp chí Triết học, (10), tr.5-12.
30. Phạm Văn Hùng (2000), Vấn đề nâng cao đạo đức cách mạng cho đội ngũ
cán bộ lãnh đạo quản lý Nhà nước trong giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc
sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
31. Đỗ Huy (1995), "Sự thay đổi các chuẩn mực giá trị văn hoá trong nền kinh
tế Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường", Tạp chí Triết học, (1), tr.2023.
32. Đỗ Lan Hiền (2002), "Vấn đề xây dựng đạo đức trong bối cảnh phát triển
kinh tế thị trường", Tạp chí Triết học, (4), tr.16-19.


33. Trần Hiệp (1983), "Mấy vấn đề thuộc quan điểm cần được quán triệt trong
quá trình giáo dục đạo đức ở thời kỳ quá độ", Tạp chí Triết học, (4), tr.6574.
34. Vũ Khiêu (Chủ biên, 1993), Tư tưởng đạo đức cách mạng - truyền thống,

dân tộc, nhân loại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
35. Nguyễn Hữu Khiển (2003), "Đạo đức công vụ và vấn đề nâng cao đạo đức
công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay", Tạp chí Triết
học, (10), tr.5- 8.
36. Nguyễn Thế Kiệt (1996), "Quan hệ giữa đạo đức và kinh tế trong việc định
hướng các giá trị đạo đức hiện nay", Tạp chí Triết học, (6), tr.9-11.
37. Phạm Huy Kỳ (2001), Quan hệ cá nhân - xã hội trong tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh với vấn đề giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ quản lý lãnh
đạo hiện nay, Luận án Tiến sĩ triết học. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội.
38. Tương Lai (1984), "Cách đặt vấn đề và cách giải quyết vấn đề về đạo đức
mới, đạo đức của người lao động làm chủ tập thể XHCN", Tạp chí Triết
học, (2).
39. Nguyễn Ngọc Long (1982), Sự hình thành đạo đức XHCN trong điều kiện
quá độ lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN, Luận án Tiến sĩ Triết
học. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
40. Dương Xuân Lộc (2001), Quan hệ kinh tế và đạo đức trong việc xây dựng
đạo đức mới cho đội ngũ cán bộ đảng viên cơ sở hiện nay, Luận văn Thạc
sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
41. V.I. Lênin (1977), Toàn tập, Tập 4, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.
42. V.I. Lênin (1977), Toàn tập, Tập 37, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.
43. V.I. Lênin (1977), Toàn tập, Tập 41, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.


44. C.Mác - Ph. Ăngghen (2004), Toàn tập, Tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
45. C.Mác - Ph. Ăngghen (2004), Toàn tập, Tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
46. C.Mác - Ph. Ăngghen (2004), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.

47. C.Mác - Ph. Ăngghen (2004), Toàn tập, Tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
48. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
49. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
50. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
51. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
52. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
53. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
54. Hồ Chí Minh (1999), Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá
nhân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
55. Nguyễn Chí Mỳ (1999), Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong nền
kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý ở nước
ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
56. Lục Nam (1996),q"Đạo đức người lãnh đạo theo tư tưởng Hồ Chí Minh",
Tạp chí Triết học, (6), tr.2-8.
57. Phạm Văn Nhuận (2005), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa
đạo đức và chính trị", Tạp chí Triết học, (5), tr.10- 13.
58. Những vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường (1996) , Viện thông
tin khoa học xã hội, Hà Nội.


59. Thang Văn Phúc (Chủ biên, 1998), Đạo đức, phong cách và lề lối làm việc
của công chức theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
60. Nguyễn Văn Phúc (1996), "Vai trò của giáo dục đạo đức đối với sự phát
triển nhân cách trong cơ chế thị trường", Tạp chí Triết học, (5), tr.15-17.
61. Nguyễn Văn Phúc (2001), "Vấn đề xây dựng đạo đức nghề nghiệp trong
nền kinh tế thị trường hiện nay", Tạp chí Triết học, (7), tr.8-11.
62. Trần Văn Phòng (2003), "Tiêu chuẩn đạo đức của người cán bộ lãnh đạo
chính trị hiện nay", Tạp chí Lý luận chính trị, (5), tr.51-54.

63. Nguyễn Tuyên Quang (2003), Vấn đề xây dựng đạo đức cách mạng cho
người cán bộ chủ chốt cơ sở ở tỉnh Đăc Lăk trong điều kiện kinh tế thị
trường hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh, Hà Nội.
64. Hoàng Thị Kim Quế (2002), "Vấn đề kết hợp quản lý xã hội bằng pháp luật
với giáo dục và nâng cao đạo đức ở nước ta hiện nay", Tạp chí Triết học,
(12), tr.28-31.
65. Sở Nội vụ Tỉnh Bắc Giang (2002), Báo cáo khoa học về thực trạng và một
số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của
đội ngũ cán bộ cấp xã.
66. Phạm Quốc Thành (2004), Tư tưởng Hồ Chí Minh về rèn luyện đạo đức cho
cán bộ đảng viên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
67. Trương Niệm Thức (1949), Hồ Chí Minh Truyện, Bản dịch Trung văn, Bản
nguyên Nxb Xã hội Thượng Hải.
68. Trung tâm Khoa học - xã hội và nhân văn (1994), Tóm tắt công trình tư
tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, Chương trình khoa học và công nghệ cấp Nhà
nước Tư tưởng Hồ Chí Minh (KX. 02), Đề tài KX. 02. Hà Nội.


69. Hoàng Trung (1998),"Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và vấn đề giáo dục,
rèn luyện đạo đức trong nền kinh tế thị trường", Tạp chí Triết học, (5),
tr.27-29.
70. Nguyễn Phú Trọng - Trần Xuân Sầm (Đồng chủ biên, 2001), Luận cứ khoa
học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
71. Tỉnh uỷ Bắc Giang, Báo cáo tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm
2001, 2002, 2003, 2004 và 6 tháng đầu năm 2005 .
72. Đức Vượng (1995), Hồ Chí Minh với vấn đề xây dựng đạo đức cán bộ, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
73. Lê Hữu Xanh (2005), Ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đối với cán

bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp nhà nước, Nxb Lý luận chính trị, Hà
Nội.
74. Uỷ ban Kiểm tra tỉnh uỷ Bắc Giang, Báo cáo công tác kiểm tra năm 2001,
2002, 2003, 2004 và 6 tháng đầu năm 2005.
75. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang (2003), Báo cáo kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội 5 năm (2001 - 2005) tỉnh Bắc Giang.
76. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang (2004), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội
và sự chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh năm 2004; mục tiêu, nhiệm vụ và
một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2005.



×