Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Xây dựng chính sách thu hút nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao trong điều kiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.39 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_________________________________

ĐỖ THỊ LÂM THANH

XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH THU HÚT NHÂN LỰC
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CHẤT LƢỢNG CAO TRONG
ĐIỀU KIỆN TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM TẠI
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hà Nội, 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_________________________________

ĐỖ THỊ LÂM THANH

XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH THU HÚT NHÂN LỰC
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CHẤT LƢỢNG CAO TRONG
ĐIỀU KIỆN TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM TẠI
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ


Mã số: 60.34.04.12

Hƣớng dẫn khoa học: TS. ĐÀO THANH TRƢỜNG

GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN

THƢ KÝ HỘI ĐỒNG

TS. Đào Thanh Trƣờng

TS. Nguyễn Mạnh Dũng

Hà Nội, 2015

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS.TS. Phạm Huy Tiến


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ……………………………………………………………..
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ………………………………………
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ………………………………………..
PHẦN MỞ ĐẦU ……………………………………………………….….
1. Lý do chọn đề tài ……………………………………………………….
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ……………………………………...
3. Mục tiêu nghiên cứu …………………………………………………...
4. Phạm vi nghiên cứu …………………………………………………….
5. Mẫu khảo sát …………………………………………………………...
6. Câu hỏi nghiên cứu …………………………………………………….

7. Giả thuyết nghiên cứu ………………………………………………….
8. Phƣơng pháp nghiên cứu ………………………………………………
9. Kết cấu của Luận văn ………………………………………………….
CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT NHÂN LỰC KH&CN
CHẤT LƢỢNG CAO ………………………………………………..
1.1. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận …………………………………
1.2. Một số hƣớng tiếp cận nghiên cứu lý thuyết của đề tài …………....
1.2.1. Quản lý nhân lực và yếu tố con người ………………………….
1.2.2. Thuyết X và thuyết Y của Douglass Mr.Gregor ………………...
1.2.3. Quan điểm chiết trung …………………………………………..
1.3. Các hệ khái niệm công cụ ……………………………………………
1.3.1. Chính sách ………………………………………………………
1.3.2. Nhân lực ………………………………………………………...
1.3.3. Nhân lực khoa học và công nghệ ……………………………….
1.3.4. Thu hút nhân lực KH&CN ……………………………………...
1.3.5. Tự chủ, tự chịu trách nhiệm …………………………………….
* Kết luận Chƣơng I ……………………………………………………...
CHƢƠNG II. HIỆN TRẠNG CHÍNH SÁCH THU HÚT NHÂN LỰC
KH&CN CHẤT LƢỢNG CAO TẠI VIỆN HÀN LÂM KH&CN
VIỆT NAM …………………………………………………………...

3
4
5
6
6
8
20
20
20

20
20
21
22
23
23
24
28
29
31
38
38
39
40
43
48
50

51


2.1. Tổng quan về Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam ………………….

51

2.1.1. Về chức năng, nhiệm vụ ………………………………………...

51

2.1.2. Về cơ cấu tổ chức………………………………………………..


53

2.1.3. Vài nét về nhân lực KH&CN tại Viện Hàn lâm KH&CN VN …..

58

2.2. Hiện trạng chính sách thu hút nhân lực KH&CN chất lƣợng cao ở
Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam ………………………………………

60

2.2.1. Các văn bản và tài liệu có liên quan ……………………………

60

2.2.2. Hiện trạng hoạt động KH&CN tại Viện Hàn lâm KH&CN Việt
Nam ……………………………………………………………………

64

2.2.3. Những tồn tại của chính sách thu hút nhân lực KH&CN tại Viện
Hàn lâm KH&CN Việt nam ……………………………………………

73

2.3. Đánh giá, phân tích chính sách thu hút nhân lực KH&CN chất lƣợng
cao tại Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam …………………...

74


* Kết luận Chƣơng II …………………………………………………….

78

CHƢƠNG III. CHÍNH SÁCH THU HÚT NGUỒN NHÂN LỰC
KH&CN CHẤT LƢỢNG CAO TẠI VIỆN HÀN LÂM KH&CN
VIỆT NAM …………………………………………………………...

79

3.1. Cơ sở pháp lý để xây dựng chính sách ……………………...………

79

3.2. Xây dựng chính sách thu hút nhân lực KH&CN chất lƣợng cao tại
Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam ……………………………………

82

3.2.1. Triết lý của chính sách ………………………………………….

82

3.2.2. Mục tiêu của chính sách ………………………………………...

82

3.2.3. Kịch bản hoạt động của chính sách …………………………….


82

3.3. Điều kiện cần và đủ để thực hiện chính sách thu hút nhân lực
KH&CN chất lƣợng cao tại Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam ……….

90

3.3.1. Điều kiện cần ……………………………………………………

90

3.3.2. Điều kiện đủ …………………………………………………….

92


* Kết luận Chƣơng III ……………………………………………………

93

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ……………………………………………

94

Kết luận ……………………………………………………………….

94

Kiến nghị ……………………………………………………………...


95

LỜI CẢM ƠN

Xin chân thành cảm ơn TS.Đào Thanh Trường, Chủ nhiệm Khoa Khoa
học quản lý, Thầy đã tận tình hướng dẫn và đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp
tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn các thầy cô trong Khoa Khoa học quản
lý, khoa Quản lý Khoa học và Công nghệ và các thầy cô trong Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện
để tôi hoàn thành chương trình học cao học và luận văn này!
Tôi xin cảm ơn PGS.TS.Phạm Huy Tiến, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam
đã chia sẻ kinh nghiệm, gợi ý đề tài luận văn và đóng góp cho tôi nhiều ý kiến
giúp tôi hoàn thành luận văn!
Nhân dịp này tôi cũng xin cảm ơn các bạn đồng nghiệp hiện đang công
tác tại viện Công nghệ môi trường, các Viện nghiên cứu chuyên ngành và các
Ban chức năng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã động
viên, giúp đỡ tôi trong khóa học cũng như trong quá trình hoàn thiện luận văn!
Trong quá trình thực hiện luận văn do hạn chế về thời gian và năng lực
của bản thân cho nên luận văn này chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết. Tôi
mong nhận được sự thông cảm và chia sẻ .
Tác giả luận văn
Đỗ Thị Lâm Thanh


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

KÝ HIỆU

Ý NGHĨA


KH&CN

Khoa học và Công nghệ

NCCB

Nghiên cứu cơ bản

DĐXH

Di động xã hội

NCKH

Nghiên cứu khoa học

R&D

Nghiên cứu và triển khai

OECD

Tổ chức hợp tác & phát triển kinh tế (Oganiation
for Economic Co-operation and Development).

TKCN

Triển khai công nghệ

UNESCO


Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên
Hiệp Quốc (United Nations Educational,
Scientific and Cuntural Organisation).

NCV

Nghiên cứu viên

NCVC

Nghiên cứu viên chính


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Trang

Bảng 1.1. Thuyết X và thuyết Y của Douglass Mc Gregor

31

Hình 1.1. Những bậc phát triển của quản lý nhân lực

32

Hình 1.2. Mô hình quản lý nhân lực của Martin Hilb

34


Hình 1.3. Mô hình liên kết

35

Hình 1.4. Hình khối quản trị nhân sự

37

Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam

56

Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức của các đơn vị nghiên cứu chuyên ngành

57

thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam
Bảng 2.1. Nhân lực phân theo trình độ tại Viện Hàn lâm KH&CN VN

58

Hình 2.3. Phân bố lực lượng cán bộ KHCN của Viện Hàn lâm

58

Hình 2.4. Phân bố lực lượng cán bộ KH&CN chất lượng cao, giai

66


đoạn 2010-2014
Bảng 2.2. Số lượng NCS và học viên cao học, giai đoạn 2010-2014

66

Hình 2.5. Số lượng NCS và học viên cao học, giai đoạn 2010-2014

67

Bảng 2.3. Tổng hợp số lượng cán bộ nghiên cứu trẻ của các đơn vị

67

trực thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam năm 2014
Bảng 2.4. Tổng hợp số lượng và kinh phí thực hiện đề tài độc lập
trẻ cấp Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam

70


Bảng 2.5. Tổng hợp số lượng các công trình công bố khoa học,

72

sáng chế, giải pháp hữu ích, giai đoạn 2010-2014
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do nghiên cứu
Trong mọi thời đại nguồn lực con người luôn luôn được coi là nguồn tài
nguyên quý giá. Từ đầu thế kỷ 15,Tiến sĩ Thân Nhân Trung đã tổng kết thành một

triết lý “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” và ngày nay, trong nền kinh tế thị trường,
nhân lực khoa học và công nghệ đã trở thành nhân tố quyết định không chỉ đối với
việc thực hiện thành công các mục tiêu kinh tế-xã hội trung và dài hạn mà còn trực
tiếp góp phần thay đổi lực lượng sản xuất ngay trong từng cơ sở. Trên bình diện
quốc gia, nguồn “vốn nhân lực“ (Human capital) đóng vai trò quyết định thắng lợi
trong sự cạnh tranh của các doanh nghiệp, việc thiếu đội ngũ cán bộ khoa học và
công nghệ (KH&CN) giỏi, chất lượng cao còn trở thành lực cản đối với tiến trình
đi tới những mục tiêu tăng trưởng kinh tế và bền vững.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của khoa học và công nghệ và cùng với việc tiếp
tục khẳng định KH&CN là quốc sách hàng đầu, Hội nghị Ban chấp hành TW Đảng
lần thứ 6 khóa XI đã nhận định “Nhân lực KH&CN là tài sản vô giá của đất nước;
tri thức KHCN là nguồn lực đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế tri thức”.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 đã đề ra mục tiêu: “Hình thành đồng bộ
đội ngũ cán bộ KH&CN có trình độ cao, tâm huyết, trung thực, tận tụy. Phát triển
các tổ chức, tập thể KH&CN mạnh, các nhà khoa học đầu ngành. Số cán bộ
KH&CN nghiên cứu đạt mức 11 người/1 vạn dân; tăng nhanh số lượng các công
trình công bố quốc tế và số lượng các sáng chế được bảo hộ trong nước và ở nước
ngoài”.


Để đạt được mục tiêu trên, giải pháp đầu tiên cần: “Xây dựng và thực hiện
chính sách đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng, đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ cán bộ
KHCN; tạo môi trường thuận lợi, điều kiện vật chất để đội ngũ cán bộ KHCN phát
triển tài năng và hưởng lợi ích xứng đáng với giá trị lao động sáng tạo của mình”
Lý thuyết và thực tiễn phát triển ở tất cả các quốc gia trên thế giới cho thấy,
nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình tăng trưởng và
phát triển kinh tế. Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, mô hình tăng
trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào tích lũy vốn vật chất. Tuy nhiên, quá trình tăng
trưởng và phát triển kinh tế trong giai đoạn sau này sẽ chủ yếu dựa trên cải tiến
công nghệ và phát triển vốn con người hay nhân lực, đặc biệt là nhân lực cho phát

triển KH&CN.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, khi mà sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay
gắt, nguồn nhân lực đóng vai trò ngày càng quan trọng. Việt Nam đứng trước đòi
hỏi phải bằng mọi cách chuyển từ lợi thế so sánh dựa trên lao động giá rẻ và nhờ
cậy vào tài nguyên, môi trường, sáng tạo sang lợi thế cạnh tranh chủ yếu dựa trên
phát huy nguồn lực con người nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.
Tuy nhiên, trong giai đoạn kinh tế thị trường hiện nay, mặc dù các Nghị quyết
của Đảng, các văn bản pháp luật luôn đề cao vai trò của nhân tài trong khoa học
nhưng trên thực tế hầu như chưa có chính sách nào cụ thể để thực sự trọng dụng,
sử dụng và tôn vinh cán bộ khoa học. Đã đến lúc phải thay đổi tư duy về sử dụng,
chính sách đãi ngộ và trọng dụng cán bộ KH&CN, phải coi đây là một vấn đề cấp
bách cần được giải quyết kịp thời để giải quyết tình trạng “chảy chất xám” đang
gia tăng trong các tổ chức khoa học và công nghệ.
Mặt khác, chính sách tiền lương cho người làm khoa học và công nghệ chưa
thỏa đáng. Có thể nói người làm công tác khoa học và công nghệ ở Việt Nam đang
hưởng một chế độ tiền lương thấp nhất trong hệ thống thang bảng lương của công


chức, viên chức nhà nước. Điều này là nguyên nhân quan trọng làm cho hiện tượng
“chảy chất xám” trong các tổ chức KH&CN gia tăng.
Không nằm ngoài xu thế hiện nay, tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ
Việt Nam, việc xây dựng chính sách thu hút nhân lực khoa học và công nghệ chất
lượng cao cũng đang là vấn đề cấp thiết. Hàng năm số lượng cán bộ KH&CN đầu
ngành, có trình độ chuyên môn cao đang ít dần và ngày càng suy giảm do hết tuổi
lao động và sức khỏe không đảm bảo, đặc biệt thiếu cán bộ KH&CN trẻ kế cận có
trình độ cao. Trong khi đó, hàng năm số lượng cán bộ trẻ có trình độ cao tốt nghiệp
loại giỏi ở trong và ngoài nước về làm việc tại Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam
thì rất ít do họ không được tạo động lực và đủ niềm say mê với hoạt động nghiên
cứu khoa học, không đủ điều kiện để phấn đấu theo đuổi và gắn bó với sự nghiệp
khoa học lâu dài. Vậy câu hỏi: làm thế nào để xây dựng nguồn nhân lực khoa học

và công nghệ chất lượng cao, đặc biệt đối với những lĩnh vực KH&CN mới, lĩnh
vực KH&CN tiên tiến, lĩnh vực KH&CN ưu tiên và xây dựng được những tổ chức
KH&CN đạt trình độ quốc tế, thì việc xây dựng chính sách thu hút nhân lực khoa
học và công nghệ chất lượng cao trong điều kiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là hết sức cần thiết. Đã đến lúc
chúng ta phải thay đổi cách trả lương cào bằng như hiện nay sang trả lương theo
nhu cầu công việc, trả lương theo nhiệm vụ để tạo động lực và tạo môi trường
thuận lợi, điều kiện vật chất để các nhà KH&CN phát triển tài năng và hưởng lợi
ích xứng đáng với đúng giá trị lao động sáng tạo của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Hiện nay, các quốc gia đều có sự nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của
nguồn nhân lực trong khoa học và công nghệ (KH&CN). Được coi là nguồn lực
then chốt nhất trong các nguồn lực, nguồn nhân lực KH&CN sẽ tạo ra sự đổi mới
mang tính cách mạng, thúc đẩy truyền bá tri thức về KH&CN, là động lực cho áp


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Nghị định số

115/2005/NĐ-CP về quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức
khoa học và công nghệ công lập.
2. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định số

43/2006/NĐ-CP về quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện
nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công
lập.
3. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Nghị định số

80/2007/NĐ-CP về doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
4. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Nghị định

96/2010/NĐ-CP ngày 20/9/2010 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều
của Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 quy định cơ chế tự chủ, tự chịu
trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập và Nghị định số
80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và
công nghệ.
5. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Nghị định số
40/2014/NĐ-CP ngày 12/5/2014 quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân
hoạt động KH&CN.
6. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Nghị định số
95/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với
hoạt động khoa học và công nghệ
7. Phan Xuân Dũng, Hồ Thị Mỹ Duệ (2006), Đổi mới quản lý và hoạt động các tổ
chức Khoa học và Công nghệ theo cơ chế doanh nghiệp, NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.


8. Vũ Cao Đàm, Trịnh Ngọc Thạch (2002), Giáo trình lý luận đại cương về Khoa
học và công nghệ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
9. Vũ Cao Đàm (2009), Giáo trình Khoa học chính sách, NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội.
10.Vũ Cao Đàm (2003), Tập bài giảng Lý thuyết hệ thống, Trường Đại học
KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội
11.Vũ Cao Đàm (2009), Tuyển tập các công trình đã công bố, tập III NXB Thế
giới.
12. Nguyễn Trọng Điều (2002), Quản lý nguồn nhân lực, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội,
13. Martin Hilb (2003), Quản trị nhân lực tổng thể: Mục tiêu- Chiến lược- Công
cụ, NXB Thống kê, Hà Nội
14. Hà Duy Ngọ (2014), Đánh giá nhu cầu và đề xuất giải pháp cho công tác đào
tạo, phát triển đội ngũ chuyên gia, cán bộ KH&CN, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia

về đào tạo, phát triển đội ngũ chuyên gia, cán bộ khoa học và công nghệ trong
lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
15. Hoàng Xuân Long, Phan Thu Hà (2005), Tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các
tổ chức nghiên cứu và phát triển Nhà nước, Tổng luận Khoa học–Công nghệ Kinh tế, số 1-2005 (203), Bộ Khoa học và Công nghệ, Trung tâm Thông tin
khoa học và công nghệ quốc gia.
16. Luật Khoa học và Công nghệ (2013), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
17. Phạm Huy Tiến (2006): Bàn về thực hiện Nghị định 115/2005/NĐ-CP, Tạp chí
Hoạt động Khoa học số tháng 12.2006, trang 28-29.
18. Nguyễn Thị Anh Thu (2000): Đổi mới chính sách nhân lực khoa học và công
nghệ trong cơ quan nghiên cứu và phát triển, NXB Khoa học xã hội.


19. Đào Thanh Trường (2008), Di động xã hội của cộng đồng khoa học, Tạp chí
Xã hội học.



×