Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Đại cương văn hoá Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.8 KB, 20 trang )

ĐẠI CƯƠNG VĂN HOÁ VIỆT NAM.

Câu 1: Hãy chỉ ra sự khác nhau giữa hai loại hình văn hóa phương Đông / phương Tây và lý giải nguyên
nhân của sự khác nhau đó.
Văn hoá gốc chăn nuôi du mục
Văn hoá gốc nông nghiệp, trồng trọt
 Hình thành ở phương Tây bao gồm toàn bộ Chây Âu.
 Hình thành ở phương Đông bao gồm châu Á và châu
Phương Tây là vùng khí hậu lạnh, khô, địa hình chủ yếu Phi. Phương Đông là vùng có khí hậu nóng ẩm, mưa
là thảo nguyên, rất thích hợp cho nghề chăn nuôi.
nhiều, tạo nên sông nên đồng bằng trù phí, phì nhiêu,
thích hợp cho nghề trồng trọt phát triển.
 Đòi hỏi cư dân phải sống theo lối du cư, nay đây mai
 Nghề trồng trọt buộc con người phải sống định cư. Do
đó, từ đó tạo thành thói quen thích đi lại (trọng động).
sống định cư nên cư dân nông nghiệp phải lo tạo dựng
một cuộc sống ổn định lâu dài, không thích sự di
chuyển, đổi thay (trọng tĩnh).
 Vì luôn di chuyển nên cuộc sống không phụ thuộc
 Vì nghề trồng trọt phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên,
nhiều vào thiên nhiên, từ đó nảy sinh tâm lý coi thường
nên cư dân nông nghiệp rất tôn trọng, sùng bái và mong
thiên nhiên và có tham vọng chinh phục, chế ngự thiên
muốn sống hoà hợp với thiên nhiên.
nhiên.
 Vì sống du cư nên tính gắn kết cộng đồng của cư dân
 Cuộc sống định cư đã tạo cho cư dân nông nghiệp tính
du mục không cao, yếu tố cá nhân được coi trọng, dẫn
gắn kết cộng đồng cao.
đến tâm lý ganh đua, cạnh tranh, hiếu thắng, lối ứng xử
độc tôn, độc đoán trong tiếp nhân, cứng rắn trong đối


phó.
 Vì cuộc sống du cư cần đến sức mạnh và bản lĩnh nên  Cuộc sống định cư và tính cố kết cộng đồng đã tạo nên
người đàn ông có vai trò quan trọng; tư tưởng sức mạnh, lối sống tình nghĩa, trọng văn, trọng phụ nữ.
trọng võ, trong nam giới cũng từ đó mà ra.
 Nghề chăn nuôi du mục đòi hỏi sự khẳng định vai trò
 Nghề trồng trọt của cư dân nông nghiệp phụ thuộc
cá nhân, thêm vào đó, đối tượng mà hằng ngày con
cùng lúc vào nhiều yếu tố: trời, đất, nắng, mưa,… nên từ
người tiếp xúc là đàn gia súc với từng cá thể độc lập, từ đây hình thành kiểu tư duy tổng hợp – biện chứng, coi
đó hình thành kiểu tư duy phân tích chú trọng vào từng
trọng mối quan hệ giữa các yếu tố. Lối tư duy này thiên
yếu tố. Kiểu tư duy này là cơ sở cho sự phát triển của
về kinh nghiệm chủ quan, cảm tính hơn là coi trọng các
khoa học dựa trên những cơ sở khách quan, lý tính.
cơ sở khách quan và khoa học thực nghiệm.
 Kiểu tư duy phân tích là nguyên nhân sinh ra lối sống
 Lối tư duy tổng hợp, biện chứng là nguyên nhân dẫn
trọng lý, ứng xử theo nguyên tắc; thói quen tôn trọng
đến thái độ ứng xử mềm dẻo, linh hoạt.
pháp luật cũng vì vậy mà được hình thành rất sớm ở
phương Tây.
Câu 2: Hãy chỉ ra những bằng chứng cho thấy văn hóa Việt Nam thuộc loại hình văn hóa gốc nông nghiệp
trồng trọt điển hình.
- Do vị trí địa lý nằm ở góc tận cùng phía đông – nam châu Á nên VN thuộc loại hình văn hoá gốc nông nghiệp,
trồng trọt điển hình. Tất cả đặc trưng của loại hình này đều được thể hiện rất rõ nét trong đặc trưng văn hoá VN.
- Biểu hiện:
+ Người Việt từ xưa đến nay đều ưa thích một cuộc sống định cư ổn định (An cư lạc nghiệp), vì vậy đã tạo nên
tình cảm gắn bó với quê hương xứ sở, với làng, nước. Nhưng cũng từ đây hình thành lối sống tự trị, khép kín,
hướng nội.
+ Cư dân nông nghiệp VN rất sùng bái tự nhiên, luôn mong muốn mưa thuận gió hoà để có cuộc sống no đủ (câu

cửa miệng của người Việt là “ơn Trời”, “lạy Trời”, “nhờ Trời”,…). Các tín ngưỡng và lễ hội sùng bái tự nhiên vì
vậy rất phổ biến ở các tộc người trên khắp mọi vùng miền của đất nước.
+ Cuộc sống đinh cư tạo cho người Việt tính cố kết cộng đồng cao (Bán anh em xa mua láng giềng gần, Một con
ngựa đau cả tàu bỏ cỏ,…).
1


+ Sự gắn bó cộng đồng tạo nên lối sống trọng tình nghĩa (Lá lành đùm lá rách; Chị ngã em nâng; Bầu ơi thương
lấy bí cùng,…); các quan hệ ứng xử thường đặt tình cao hơn lý (Một bồ cái lý không bằng một tí cái tình; Nhất
quen, nhì thân, tam thần, tứ thể,…).
+ Cuộc sống định cư ổn định cần đến vai trò chăm lo thu vén của người phụ nữ. Thêm nữa, nghề trồng trọt, đồng
áng cũng là công việc phù hợp với phụ nữ, do đó, vai trò của người phụ nữ được tôn trọng, đề cao (Ruộng sâu trâu
nái không bằng con gái đầu lòng; Nhất vợ nhì trời; Lệnh ông không bằng cồng bá; Ba đồng một mớ đàn ông, đem
bỏ vào lồng cho kiến nó tha, ba trăm một mụ đàn bà, đem về mà trải chiếu hoa cho ngồi,..).
→ Sau này, do ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo nên mới hình thành tư tưởng trọng nam khinh nữ. Tuy nhiên
hiện nay, vẫn còn các dân tộc không chịu hoặc ít chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa (Chăm, Êđê, Giarai,…),
vẫn duy trị chế độ mẫu hệ.
+ Lối tư duy tổng hợp – biện chứng, nặng về kinh nghiệm chủ quan cảm tính cũng thể hiện rõ trong văn hoá nhận
thức, ứng xử của người Việt: coi trọng kinh nghiệm chủ quan hơn là cơ sở khách quan và tri thức khoa học (Nhìn
mặt mà bắt hình dong; Trăm hay không bằng tay quen; Sống lâu lên lão làng,…).
→ Kiểu tư duy thiên về chủ quan, cảm tính kết hợp với lối sống trọng tình đã tạo nên thói quen tư duy, ứng xử tuỳ
tiện (Yêu nên tốt, ghét nên xấu; Yêu nhau cau sáu bổ ba, ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười; Thưowng nhau mọi
việc chẳng nề, dẫu trăm chỗ lệnh cũng kê cho bằng,…).
+ Lối tư duy tổng hợp – biện chứng cũng là nguyên nhân dẫn đến lối ứng xử mềm dảo, linh hoạt được thể hiện rõ
qua quan niệm sống của người Việt: “Tuỳ cơ ứng biến”, “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”, “Đi với Bụt mặc áo cà sa,
đi với ma mặc áo giấy”,… .
Câu 3: Hãy chỉ ra những bằng chứng cho thấy khả năng tận dụng tự nhiên và xã hội của người Việt biểu
hiện ở lĩnh vực văn hóa vật chất.
1. Văn hóa ẩm thực:
a. Cơ cấu bữa ăn của người Việt:

- Hai yếu tố có tính trội chi phối đến văn hoá vật chất của người Việt, đó là tính sông nước và thực vật. Sự chi
phối đó được thể hiện trong việc lựa chọn cơ cấu bữa ăn truyền thống: cơm – rau – cá – thịt (theo thứ tự quan trọng
giảm dần).
+ Món ăn cung cấp tinh bột chủ yếu trong bữa ăn là cơm. Không phải ngẫu nhiên mà người Việt gọi bữa ăn là
bữa cơm, người Việt có thói quen gặp nhau thường hỏi: “Ăn cơm chưa?”. Tục ngữ có rất nhiều câu nói về vai trò
quan trọng hàng đầu của cơm gạp (Cơm tẻ mẹ ruột; Người sống về gạo, cá bạo về nước,…). Ngoài cơm, từ gạo còn
chế biến thành nhiều món ăn khác (bánh cuốn, cháo, bún, miến, bánh đa, bánh chưng, bánh dầy,…).
+ Trong bữa ăn của ngươì Việt, sau cơm là đến rau.
 Tục ngữ có rất nhiều câu nói về tầm quan trọng của rau: Ăn cơm không rau như nhà giàu chết không kèn trống;
Ăn cơm không rau như đánh nhau không có người gỡ; Đói ăn ray, đau uống thuốc,…).
 Là một đất nước nằm ở xứ nhiệt đới, là một trong những trung tâm của nghề trồng trọt, rau quả của Việt Nam
mùa nào thức ây, vô cùng phong phú.
 Ngoài rau, dưa và cà là hai món ăn đặc trưng trong bữa ăn cổ truyền của người nông dân Việt Nam (Thịt cá laf
hương hoa, tương cà là gia bản; Anh đi anh nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương,…).
 Ngoài các loại rau, dưa, cà, còn có các loại rau gia vị rất đa dạng như: hành, tỏi, gừng, ớt, riềng, sả, rau mùi, rau
răm, rau húng, thìa là, tía tô,… cũng là những thứ rau gia vị không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt.
+ Thức ăn cung cấp đạm động vật của người Việt chủ yếu là cá – sản phẩm của vùng sông nước (nhiều sông –
gần biển). Từ các loại thuỷ, hải sản, người Việt lại chế biến các loại mắm (mắm tôm, mắm tép, mắm cáy, mắm cá,
mắm rươi,…) và nước mắm dùng làm nước chấm. Một bữa cơm người Việt hầu như không thể thiếu được món
nước mắm.
- Nước uống, hút: cùng với thức ăn, đồ uống của người Việt cũng là sản phẩm của nghề trồng trọt.
+ Nước uống thông dụng là nước chè xanh, nước chè vối; rượu là loại đồ uống được nấu từ gạo nếp.
+ Thuốc lào là thứ đồ hút truyền thống, được chế biến từ lá cây thái nhỏ, phơi khô, có khả năng gây nghiện. Với
nhiều người, hút thuốc lào là một đam mê không thể bỏ.
+ Ăn trầu là một phong tục rất độc đáo, có từ rất lâu đời ở VN, phổ biến đến mức người Việt coi “miếng trầu là
đầu câu chuyện”. Trong nhiều nghi lễ của người Việt, đặc biệt, trong phong tục cưới hỏi không thể thiếu được nghi
lễ trầu cau.
2



b. Tính tổng hợp trong văn hoá ẩm thực của người Việt:
- Tư duy tổng hợp – biện chứng là một đặc trưng của văn hoá gốc nông nghiệp trồng trọt cũng chi phối đến văn
hoá ẩm thực Việt Nam.
- Biểu hiện:
+ Trong cách chế biến thức ăn: hầu hết các món ăn đều là sản phẩm của sự pha chế tổng hợp (xào, nấu, canh, rau
sống, bánh chưng, nem rán, nước chấm, bún,…) tạo nên những món ăn hấp dẫn, đa màu sắc, đa hương vị.
+ Trong cách ăn: mâm cơm người Việt bao giờ cũng có đồng thời nhiều thức ăn: canh, rau, dưa, cá, thịt,… được
chế biến đa dạng: xào, rán, nấu, luộc, kho,… Quá trình ăn cũng là sự tổng hợp các món ăn.
c. Tính linh hoạt:
- Lối ứng xử mềm dẻo, linh hoạt của nông nghiệp trồng trọt cũng được thể hiện rõ nét trong văn hoá ẩm thực VN.
- Biểu hiện:
+ Việc ăn uống theo mùa, theo vùng miền, đó là một biểu hiện của lối ứng xử thích nghi với môi trường tự nhiên,
cũng vừa là một cách tự thích nghi của nền kinh tế tiểu nông tự cung tự cấp.
+ Việc chế biến thức ăn và lựa chọn các món ăn để điều chỉnh, làm cân bằng các trạng thái của cơ thể (âm –
dương, nóng – lạnh) giữa cơ thể với môi trường để đối phó với thời tiết. Ăn uống theo mùa, theo vùng miền cũng là
cách để con người vừa tận dụng, vừa ứng phó với môi trường tự nhiên, cũng vừa tạo nên sự cân bằng giữa con
người với môi trường.
+ Tính linh hoạt còn thể hiện trong dụng cụ ăn: đôi đũa. Có thể dùng đôi đũa một cách linh hoạt với nhiều chức
năng khác nhau. Tập quán dùng đũa lâu đời đã làm hình thành cả một triết lý đôi đũa ở người Việt, đó là tính cặp
đôi (Vợ chồng như đũa có đôi), tính cân xứng (Bây giờ chồng thấp vợ cao, như đôi đũa lệch so sao cho bằng; Vợ
dại không hại bằng đũa vênh), tính tập thể (Vơ đũa cả nắm).
d. Tính cộng đồng:
- Tính cộng đồng như một đặc trưng biểu hiện của lối sống nông nghiệp cũng chi phối đến văn hoá ẩm thực VN.
- Biểu hiện:
+ Bữa ăn của người Việt là bữa ăn chung; các thành viên trong bữa ăn liên quan và phụ thuộc nhau (chung nồi
cơm, chung chén nước chấm, chung đĩa thức ăn, khác hẳn mỗi suất ăn độc lập của người phương Tây).
+ Vì mang tính cộng đồng nên trong bữa ăn người Việt rất thích trò chuyện.
e. Tính chuẩn mực và mực thước:
- Do lối sống cộng đồng cùng với sự chi phối của quan niệm Nho giáo coi trọng tính tôn ti, thứ bậc nên người
Việt rất coi trọng nghi lễ và thái độ ứng xử ý tứ, mực thước, chừng mực trong ăn uống (Ăn trông nồi, ngồi trông

hướng; Miếng ăn là miếng nhục,…).
2. Văn hóa trang phục:
a. Quan niệm về mặc của người Việt:
- Chú trọng tính bền chắc (Ăn chắc, mặc bền).
- Thích trang phục kín đáo, giản dị.
- Ưa các màu sắc âm tính: nâu, đen, chàm, gụ, tím,…; các trang phục có màu sắc dương tính (đỏ, vàng, xanh lá
cây, xanh lá mạ,…) chỉ mặc vào dịp lễ, hội.
- Người Việt cũng rất có ý thức về việc làm đẹp (Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân; Cau già khéo bổ thì ngon, nạ
dòng trang điểm lại giòn hơn xưa).
b. Chất liệu may mặc truyền thống của người Việt:
- Người Việt thường sử dụng các chất liệu may mặc có sẵn trong tự nhiên, mang đậm dấu ấn nông nghiệp trồng
trọt, có nguồn gốc từ thưc vật, là những chất liệu mỏng, thoáng mát như tơ tằm, tơ chuối, sợi bông, sợi đay, sợi gai.
- Cùng với nghề trồng lúa, nghề tằm tang ra đời từ rất sớm. Nông và tang là hai đặc điểm tiêu biểu của con người
là ăn và mặc. Từ tơ tằm, nhân dân ta đã dệt nên nhiều loại vải rất phong phú (tơ, lụa, lượt, là, gấm vóc, nhiễu, the,
đoạn, lĩnh, thoa, vân, sồi,…).
- Ngày nay, khi công nghiệp phát triển, nhiều loại vải đẹp đã được sản xuất từ các chất liệu hoá học, nhưng tơ tằm
vẫn là thứ vải sang trọng, rất được ưu thích.
c. Kiểu trang phục truyền thống của người Việt:
* Trang phục của phụ nữ:
3


- Trang phục truyền thống phổ biến thời phong kiến gồm váy, yếm, áo cánh (áo tứ thân), áo dài, quần lĩnh, khăn
chít đầu, thắt lưng). Trong đó, chiếc váy được bảo tồn như là một trong những nét bản sắc văn hoá dân tộc để phân
biệt với trang phục người Tàu (Cái thúng mà thủng hai đầu, bên ta thì có bên Tàu thì không).
- Trong các dịp lễ hội, phụ nữ mặc áo dài (tứ thân hoặc năm thân, bỏ buông hai vạt trước, hoặc áo mớ bảy mớ ba
với nhiều màu sắc sặc sỡ).
- Màu sắc trang phục truyền thống của người Việt chủ yếu là những gam màu trầm, tối: miền Bắc là màu nâu, gụ
(màu đất); miền Nam là màu đen (màu bùn – phù hợp vói miền sông nước). Màu sắc trang phục cũng phản ánh
phong cách truyền thống của người Việt là ưu sự kín đáo, giản dị, đồng thời cũng phản ánh sự thích nghi với môi

trường sống và sinh hoạt của nghề trồng lúa nước.
- Ngoài ra, chiếc nón cũng là một bộ phận kèm theo không thể thiếu trong trang phục của người phụ nữ VN
truyền thống. Nón để che nắng, che mưa, do đặc thù khí hậu nắng lắm, mưa nhiều nên nón có đặc điểm là rộng
vành và có mái dốc.
* Trang phục của nam giới:
- Trang phục truyền thống thường ngày là áo cánh, quần lá toạ; ngày lễ tết, lễ hội thì đội khăn xếp, mặc áo the,
quần ống sớ.
- Sang những thập niên đầu thế kỉ XX, do tác động của phong trào Âu hoá, trang phục truyền thống của người
Việt mới bắt đầu thay đổi.
 Tóm lại, trang phục của người Việt đã thể hiện sự ứng xử linh hoạt để đối phó với môi trường tự nhiên vùng
nhiệt đới và nghề trồng lúa nước. Trong sự ứng xử với môi trường xã hội, trang phục của người Việt thể hiện quan
niệm thẩm mỹ về vẻ đẹp kín đáo, giản dị.
3. Văn hóa ở và đi lại:
a. Ứng xử trong văn hoá ở của người Việt:
Đối với cư dân nông nghiệp, ngôi nhà là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo cho cuộc sống định cư ổn
định, bởi vậy, trong quan niệm của người Việt, có “an cư” mới “lạc nghiệp”.
* Ứng xử với tự nhiên:
- Vật liệu làm nhà: từ nguyên vật liệu có sẵn trong tự nhiên như gỗ, tre, nứa, rơm rạ, lá cọ, lá mía, ngói. Qua đó
thể hiện khả năng sáng tạo trong việc thích nghi và tận dụng các điều kiện tự nhiên.
- Kiến trúc nhà:
+ Mang dấu ấn của vùng sông nước: nhà sàn là kiểu nhà phổ biến của người Việt từ thời Đông Sơn, thích hợp
cho cả miền sông nước lẫn miền núi để ứng phó với tác động xấu của môi trường (tránh côn trùng, thú dữ, tránh lũ
ở miền núi và tránh ngập lụt ở đồng bằng).
+ Sang thời phong kiến, dù đã chuyển sang kiểu nhà đất bằng là phổ biến, song dấu ấn văn hoá sông nước còn
thể hiện ở kiểu nàh mái cong mô phỏng mũi thuyền.
+ Không gian ngôi nhà Việt là không gian mở, có cửa rộng, thoáng mát, giao hoà với tự nhiên; xung quanh nhà
có cây xanh bao bọc, chở che.
+ Nhà được cấu trúc số gian lẻ (số dương) theo quan niệm Âm dương – Ngũ hành.
- Chọn hướng nhà và chọn đất làm nhà:
+ Để ứng phó với môi trường tự nhiên, hướng nhà được ưu thích của người Việt là hướng nam hoặc đông nam

(Lấy vợ hiền hoà, làm nhà hướng nam). Hướng này vừa tận dụng được gió mát từ biển thổi vào, vừa tránh được
nắng nóng từ phía tây sang và gió lạnh từ phía bắc xuống.
+ Việc chọn đất, chọn ngày làm nhà của người Việt được đưa theo thuật phong thuỷ, trên cơ sở của quan niệm
Âm dương – Ngũ hành.
* Ứng xử với xã hội: Kiến trúc nhà ở của người Việt mang tính cộng đồng:
- Khác với kiểu kiến trúc phương Tây được chia thành nhiều phòng biệt lập, nhà Việt truyền thống là một không
gian sinh hoạt cộng đồng giữa các thành viên trong gia đình với các gian nhà thường để thông nhau, không có vách
ngăn.
- Ranh giới giữa các nhà hàng xóm cũng thường chỉ được ngăn cách tượng trưng bằng một hàng cây (râm bụt,
ruối, mùng tơi,…) được xén thấp để dễ quan hệ qua lại.
b. Văn hoá đi lại:
* Giao thông đường bộ: kém phát triển vì nhiều lí do:
- Do lối sống nông nghiệp ở định cư nên cư dân ít có nhu cầu di chuyển khỏi nơi cư trú.
4


- Do nền kinh tế tự cung tự cấp đã khiến cho nhu cầu giao lưu, mua bán, trao đổi hàng hoá giữa các vùng rất hạn
chế.
- Do địa hình sông ngòi dày đặc nên rất khó khăn cho việc làm đường bộ.
 Do vậy, cho đến thế kỷ XIX, giao thông đường bộ ở nước ta chỉ mới có những con đường nhỏ; phương tiện đi
lại và vận chuyển ngoài sức trâu, ngựa, voi thì phổ biến là đi bộ; quan lại thì di chuyển bằng cáng, kiệu.
* Giao thông đường thuỷ:
- Do đặc điểm là vùng sông nước, với hệ thống sống ngoài chằng chịt, có bờ biển kéo dài từ Bắc chí Nam nên
phương tiện đi lại và vận tải phổ biến là đường thuỷ.
- Các phương tiện chuyên chở và giao thông đường thuỷ ở VN rất phong phú: thuyền, ghe, xuồng, bè, phà, tàu,…
- Do giao thông đường thuỷ phát triển nên phần lớn đô thị VN đều là những cảng sông, cảng biển (Vân Đồn,
Thăng Long, Phố Hiến, Hội An, Qui Nhơn, Nam Định,….)
- Cuộc sống và sinh hoạt gắn với sông nước đã khiến cho hình ảnh sông nước và con thuyền đã ăn sâu vào trong
tư duy, trong cách nghĩ, được biểu hiện ra trong ngôn từ ví von, so sánh (Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo; Buôn
tàu buôn bè không bằng ăn dè hà tiện; Thuyền theo lái, gái theo chồng,…).

Câu 4: Anh hay chị hãy trình bày những hiểu biết của mình về âm dương – ngũ hành và ảnh hưởng của nó
đến triết lý sống của người Việt Nam.
a. Thuyết Âm – dương: quan niệm về bản chất tinh thần (mặt định tính) của vũ trụ.
* Nội dung của thuyết Âm – dương: khái quát nguyên lý hình thành vũ trụ: “Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi
sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái biến hoá vô cùng”.
- Thuyết Âm – dương quan niệm, thuở sơ khai, vĩ trụ tồn tại trong trạng thái hỗn mang, không định hình, không
giới hạn, bao la, vô tận, đến cực điểm gọi là thái cực (sự hợp nhất đến mức cực điểm, tuyệt đối).
- Sự hợp nhất khi đạt đến cực điểm sẽ phân chia thành hai: thái cực sinh lưỡng nghi. Lưỡng nghi là âm dương.
Cặp đối lập âm – dương gốc trong vũ trụ là Đất – Trời. Từ cặp đối lập âm – dương gốc trong vũ trụ suy ra cặp đối
lập âm – dương ứng với con người là Mẹ - Cha.
- Cặp đối lập âm – dương gốc (Đất – Trời, Mẹ - Cha) lại giao hoà với nhau tạo thành 4 tổ hợp mới là tứ tượng
(đất trời sinh ra 4 mùa; cha mẹ sinh ra con cái).s
- Tứ tượng lại phối hợp với nhau để tạo thành 8 tổ hợp gọi là bát quái: càn – đoài – ly – chấn – tốn – khảm – cấn –
khôn (trời – đầm – lửa – sấm – gió – nước – núi – đất).
- Bát quái lại tiếp tục kết hợp với nhau để tạo thành 64 quẻ, tượng trưng cho các trạng thái, tình huống thường gặp
trong thế giới tự nhiên và cuộc sống con người.
 Sự giao hoà giữa các mặt đối lập (âm – dương) trong vũ trụ và con người tạo ra những sự vật mới.
* Đặc tính của âm – dương:
- Vận dụng 2 cặp đối lập âm – dương gốc là đất – trời, mẹ - cha, người xưa đã suy ra các đặc tính trội của âm
dương trong tương quan với nhau:
- Âm
Thấp Lạnh Tối
Mềm dẻo Chậm Tĩnh Ổn định
Hướng nội
Tình cảm
Dương Cao Nóng Sáng Cứng rắn Nhanh Động Phát triển Hướng ngoại Lý trí
Ứng dụng các đặc tính trên vào việc xem xét các sự vật và hiện tượng, người xưa cũng suy ra vô số những cặp đối
lập âm – dương khác như:
Về con
Về thời gian Về không

Về màu sắc Về tính chất Về thời tiết Về phương Về hình khối
người
gian
vị
Nam – nữ
Sáng – tối
Đất – nước Trắng – đen Tốt – xấu
Nắng – mưa Nam – bắc Tròn – vuông
Đực – cái
Ngày – đêm Lửa – nước Đỏ - xanh
Cứng –
Nóng – lạnh Đông – tây Cao – thấp
Mạnh – yếu
Núi – sông Đỏ - đen
mềm
Mùa hè –
Sống – chết
Thịnh – suy mùa đông.
* Biểu tượng của âm – dương:
- Biểu tượng âm – dương được thể hiện trong một hình tròn kín, có 2 phần uốn lượn chia
vòng tròn làm 2 phần bằng nhau với 2 phần đối nghịch: đen – trắng. Phần trắng biểu tượng
cho dương, phần đen biểu tượng cho âm. Trong phần trắng (dương) có dấu chấm đen (âm)
và ngược lại.
5


- Biểu tượng này nói lên rằng: mọi sự vật và hiện tượng đều tồn tại trong sự hợp thành giữa âm và dương. Âm –
dương tồn tại trong nhau không thể tách rời nhau; trong âm có
dương và trong dương có âm.
* Quy luật tương tác của âm – dương:

- Âm – dương đối nghịch nhau nhưng giao hoà: dựa vào nhau, là nguồn gốc của nhau. Không có âm, dương
không thể tồn tại; không có dương, âm cũng không thể tồn tại (trong âm có dương, trong dương có âm, không có
cái gì hoàn toàn âm, không có cái gì hoàn toàn dương).
- Âm – dương chuyển hoá: âm có thể chuyển hoá thành dương và ngược lại, cái này yếu đi thì cái kia mạnh lên
(âm cực sinh dương và dương cực sinh âm).
Ví dụ:  Đêm sáng dần thì sẽ chuyển sang ngày, ngày tối dần sẽ chuyển sang đêm.
 Nắng yếu dần thì chuyển sang mưa và sau cơn mưa trời sẽ nắng.
⇒ Cứ thế mà thay nhau
 Nóng bớt dần thì sẽ chuyển sang lạnh và ngược lại.
theo năm tháng
 Mặt trời lặn thì mặt trăng lên, trăng lặn thì mặt trời mọc.
- Quy luật chuyển hoá âm – dương cũng nói lên rằng, âm – dương phải nằm trong trạng thái cân bằng động thì
mới duy trì được sự phát triển, vận động bình thường của sự vật.
 Mọi sự tồn tại, vận hành của các sự vật và hiện tượng trong vũ trụ đều dựa trên cơ sở sự đối lập và chuyển hoá
giữa hai mặt đối lập nhưng thống nhất âm – dương.
b. Thuyết Ngũ hành:
* Khái niệm về thuyết Ngũ hành:
- Hành: vận động; Ngũ hành: trạng thái vận động động của 5 loại vật chất tạo ra vũ trụ.
- Thuyết Ngũ hành quan niệm về cấu trúc vật chất (mặt định lượng) của vũ trụ.
* Nội dung của thuyết Ngũ hành:
- Vũ trụ được tạo bởi 5 yếu tố vật chất cơ bản: Kim – Mộc – Thuỷ – Hoả – Thổ.
- Đặc tính của mỗi hành:
+ Thuỷ (nước): lạnh, hướng xuống.
+ Hoả (lửa): nóng, hướng lên.
+ Mộc (cây): sinh sôi, đặc điểm dài, thẳng.
+ Kim (kim loại): thanh tĩnh, thu sát.
+ Thổ (đất): nuôi lớn, hoá dục.
- Các hành không chỉ là những vật chất cụ thể mà còn tượng trưng cho một số thuộc tính cane bản của vật chất, cả
trong thế giới vĩ mô và vi mô. Vì vậy, có thể qui các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên về các hành:
+ Hành thuỷ: không chỉ là nước, mà còn chỉ phương Bắc; chỉ mùa đông; chỉ những sự vật có hình dáng ngoằn

ngoèo; chỉ những sự vật có tính chất hướng xuống; chỉ màu đen; chỉ vị mặn; chỉ con rùa (Hành thuỷ có tính âm
mạnh nhất).
+ Hành hoả: không chỉ là lửa; mà còn chỉ phương Nam; chỉ mùa hè; chỉ những sự vật có hình dáng nhọn; chỉ
những sự vật có tính chất hướng lên; chỉ màu đỏ; chỉ vị đắng; chỉ con chim (thích ở phương nam ấm nóng, rất động,
bay lên) (Hành thuỷ có tính dương mạnh nhất).
+ Hành mộc: không chỉ là cây cối; mà còn chỉ phương Đông; chỉ mùa xuân; chỉ những sự vật có hình dáng dài;
chỉ màu xanh; chỉ vị chua; chỉ con rồng.
+ Hành kim: không chỉ là kim loại; mà còn chỉ phương Tây; chỉ mùa thu; chỉ những sự vật có hình dáng tròn; chỉ
màu trắng; chỉ vị cay; chỉ con hổ.
+ Hành thổ: không chỉ là đất; mà còn chỉ những gì ở vị trí trung tâm (ví
dụ khoản giữa các mùa); chỉ những sự vật có hình dáng vuông; chỉ màu
vàng; chỉ vị ngọt; chỉ con người (Con người ở trung tâm vũ trụ, cai quản
muôn loài, cai quản bốn phương – vua mặc hoàng bào).
- Đặc điểm của ngũ hành: luôn luôn vận động theo 2 quy luật:
+ Ngũ hành tương sinh: cùng bồi bổ, thúc đẩy, trợ giúp nhau phát triển.
 Thuỷ sinh mộc: nước tưới cho cây tốt tươi.
 Mộc sinh hoả: cây khô làm nhiên liệu cho lửa cháy.
 Hoả sinh thổ: lửa cháy sinh ra tro làm cho đất màu mỡ.
 Thổ sinh kim: trong lòng đất sinh ra kim loại.
 Kim sinh thuỷ: kim loại nóng chảy thành nước.
6


+ Ngũ hành tương khắc: chế ngự, khắc lại, khống chế, kìm hãm nhau.
 Thuỷ khắc hoả: nước dập lửa.
 Hoả khắc kim: lửa nung chảy kim loại.
 Kim khắc mộc: dao chặt cây.
 Mộc khắc thổ: cây hút chất màu của đất.
 Thổ khắc thuỷ: đất đắp đê ngăn nước.
- Nguyên tắc tương sinh tương khắc trong ngũ hành cũng dựa trên nguyên lý âm – dương. Sinh – khắc là hai mặt

không thể tách rời của sự vật; không có sinh thì sự vật không phát sinh và phát triển được, không có khắc thì không
thể duy trì được sự cân bằng và điều hoà trong sự phát triển và tiến hoá của sự vật.
→ Nhờ tương sinh tương khắc mà các sự vật duy trì được trạng thái cân bằng động. Quan hệ tương sinh – tương
khắc là cơ sở để duy trì sự tồn tại của vạn vật, là nguyên nhân thúc đẩy vạn vật sinh trưởng, phát triển và không
ngừng tiến hoá.
- Ngũ hành quá thừa:
+ Xuất phát từ nguyên lí âm – dương, thuyết Ngũ hành quan niệm, phàm vật gì cực thịnh thì thừa. Vật cực thịnh,
thái quá sẽ bị chuyển hoá sang trạng thái khác.
Ví dụ: Vật cứng quá thì dễ gãy (ngọc cứng dễ vỡ, sắt cứng dễ gãy, cây cao quá dễ đổ). Như vậy, trong mạnh đã có
mầm yếu (Đầy quá sẽ đổ, Già néo đứt dây).
+ Thuyết Âm – dương và Ngũ hành có mỗi liên quan trực tiếp, được kết hợp với nhau để lý giải về nguyên lý
hình thành, về bản chất, cấu trúc và sự vận hành của vũ trụ.
d. Ảnh hưởng của thuyết Âm dương – Ngũ hành với triết lí sống của người Việt:
- Triết lý về sự cân xứng, cặp đôi:
+ Chỉ khi tồn tại trong sự cặp đôi, tương xứng, cân bằng âm – dương thì sự vật mới hoàn thiện, trọn vẹn, bền
vững, hợp quy luật.
+ Trong thành ngữ, tục ngữ, lời ăn tiếng nói hằng ngày, các cặp âm – dương thường được sử dụng cặp đôi như:
trời – đất, cha – mẹ, ông – bà, đất – nước, sông – núi,…
- Triết lý sống quân bình, hài hoà âm dương:
+ Quan niệm trạng thái tồn tại tối ưu của mọi sự vật, từ tự nhiên đến xã hội là sự cân bằng, hài hoà âm dương.
+ Chỉ khi tồn tại trong trạng thái này, sự vật mới ổn định, bền vững, không bị biến đổi sang trạng thái khác (vi
âm cực sinh dương, dương cực sinh âm nên cái gì thái quá cũng dẫn đến bất cập và sinh biến: Đẩy quá sẽ đổ; Già
néo đứt dây; Hồng nhan bạc mệnh,…).
+ Từ đó, người Việt Nam sống theo triết lý quân bình, cố gắng duy trì trạng thái âm dương bù trừ nhau, từ việc
ăn uống (chế biến các món ăn) đến việc làm nhà ở (nhà lợp ngói âm dương, mộng gỗ lồi lõm tra khớp vào nhau để
tạo sự bền vững), cho đến việc ứng xử hài hoà trong quan hệ với người khác để không làm mất lòng ai (Dĩ hoà vi
quí) → người Việt thường phê phán thái độ sống cực đoan: Sướng lắm khổ nhiều; Trèo cao ngã đau; Yêu nhau lắm,
cắn nhau đau,…
+ Triết lý sống quân bình cũng khiến cho người Việt thường tự bằng lòng, an phận với những gì mình đang có,
không hiếu thắng.

- Triết lý sống lạc quan:
+ Nhận thức được quy luật bù trừ âm – dương, vận dụng vào trong cuộc sống, người Việt thường có cái nhìn
bình tĩnh, lạc quan trước mọi sự biến: trong rủi có may, trong dở có hay, trong hoạ có phúc.
+ Nhận thức được quy luật chuyển hoá âm – dương, người Việt có cái nhìn biện chứng về cuộc sống: Không ai
giàu ba họ, không ai khó ba đời; Khổ trước sướng sau, sướng trước khổ sau,…
+ Tuy nhiên, nếu lạc quan thái quá thì lại dẫn đến thái độ tiêu cực: tự bằng lòng, an bài với cuộc sống hiện tại,
phó mặc cho số phận, không nỗ lực cố gắng hết mình.
 Việc nhận thức về không gian, thời gian vũ trụ và con người dựa trên thuyết Âm dương – Ngũ hành đã ảnh
hưởng sâu sắc đến đời sống văn hoá tinh thần của người Việt thời phong kiến, từ triết lý sống đến các ứng dụng
trong các lĩnh vực của đời sống thực tiễn.

Câu 5: Trình bày những hiểu biết của anh /chị về Phật giáo ở Việt Nam và chỉ ra sự ảnh hưởng của Phật
giáo đối với đời sống văn hóa tinh thần của người Việt xưa và nay.
7


- Du nhập vào nước ta bằng con đường hoà bình nên đã nhanh chóng bén rễ ngay từ thời Bắc thuộc.
- Vào những thế kỉ đầu thời kỳ Đại Việt, Phật giáo phát triển rất nhanh và đạt tới cực thịnh vào thời Lý – Trần
(thế kỷ XI – XIII).
- Thời gian này, chùa không chỉ là trung tâm tín ngưỡng – tôn giáo, mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hoá cộng
đồng của làng xã.
- Thời kỳ Lý – Trần có rất nhiều chùa tháp với qui mô lớn và kiến trúc độc đáo được xây dựng: Chùa Phật Tích
(Tiên Sơn, Bắc Ninh, 1057), chùa Dạm (Quế Võ, Bắc Ninh, do nguyên phi Ỷ Lan xây dựng năm 1086), chùa Diên
Hựu (chùa Một Cột), chùa Phổ Minh, chùa Quỳnh Lâm, hệ thống chùa Yên Tử,…
- Tuy nhiên, đại bộ phận các thành tựu văn hoá Lý – Trần, tiêu biểu là văn hoá Phật giáo đã bị giặc Minh tàn phá
vào đầu thế kỷ XV.
- Đến thế kỷ XV, khi nhà Lê tuyên bố lấy Nho giáo làm quốc giáo thì Phật giáo đã phải nhường chỗ cho sự lên
ngôi của Nho giáo.
- Đặc điểm Phật giáo VN:
+ Phật giáo VN đã có hơn 2000 năm lịch sử.

+ Được người Việt bản địa hoá, khiến nó nhanh chóng cộng sinh để hoà mình trong dòng chảy của văn hoá dân
tộc tạo nên sắc thái riêng của Phật giáo VN với các đặc điểm:
* Khuynh hướng nhập thế:
- Giáo lý của Phật giáo là cứu khổ, cứu nạn, phổ độ chúng sinh.
- Bản thân mục đích ấy đã bao hàm nhân tố nhập thế, do vậy, Phật giáo VN luôn đồng hành với cuộc sống của
chúng sinh bằng những việc làm thiết thực:
+ Nhà chùa mở trường dạy học, tham gia đào tạo tri thức;
+ Nhiều nhà sư đồng thời là thầy thuốc chữa bệnh;
+ Nhiều vị cao tăng được triều đình mời tham chính hoặc cố vấn trong những việc hệ trọng (sự Vạn Hạnh đã vận
động đưa Lý Công Uẩn lên ngôi vua, lập ra triều Lý; sư Đa Bảo và Viên Thông được tham dự bàn bạc và quyết
định các việc trong triều như cố vấn của nhà vua).
- Giáo lý của Phật giáo còn được người Việt cụ thể hoá trong các mối quan hệ đời thường: Tu đầu cho bằng tu
nhà, thờ cha kính mẹ mới là chân tu (cha, mẹ được tôn kinh như Phật); Thứ nhất là tu tại gia, thứ hai tu chợ, thứ ba
tu chùa; Dù xây chín bậc phù đồ, không bằng âm phúc cứu cho một người,…
* Tính tổng hợp:
- Là một trong những đặc trưng của lối tư duy nông nghiệp, bởi vậy, tính tổng hợp cũng chi phối đến thái độ ứng
xử với Phật giáo của người Việt, làm nên sắc thái riêng của Phật giáo VN.
- Biểu hiện:
+ Dung hợp giữa Phật giáo với các tín ngưỡng và truyền thống văn hoá bản địa:
 Dung hợp với tín ngưỡng sùng bái tự nhiên (các vị thần Mây, Mưa, Sấm, Chớp đã được “Phật hoá” thành Phật
Pháp Vân, Phật Pháp Vũ, Phật Pháp Lôi, Phật Pháp Điện).
 Dung hợp với tính ngưỡng thờ Mẫu, Phật giáo VN có khuynh hướng thiên về nữ tính: có rất nhiều Phật Bà, có
vị đức Phật trong quan niệm của Phật giáo nguyên thuỷ Ấn Độ vốn là đàn ông; khi du nhập sang VN đã biến thành
Phật Bà; Bồ Tát Quán Thế Âm được biến thành Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay; nhiều ngôi chùa mang tên
các bà (Chùa Bà Dâu, chùa Bà Đậu, chùa Bà Tướng, chùa Bà Dàn, chùa Bà Đen (Linh Sơn Thánh Mẫu),…).
 Dung hợp giữa việc thờ Phật với việc thờ các vị Thần, Thánh, Mẫu, Thành Hoàng, Thổ Địa, các anh hùng dân
tộc; kiến trúc phổ biến của chùa VN là tiền Phật hậu Thần.
+ Dung hợp giữa các tông phái Phật giáo:
 Đây là một nét đặc trưng rất riêng của Phật giáo VN so với các quốc gia Phật giáo láng giềng. Trong khi ở
Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia chỉ có Phật giáo Nam Toong, còn ở Tây Tạng, Trung Hoa, Nhật Bản, Mông

Cổ thuần tuý chỉ có Phật giáo Bắc Tông thì Việt Nam lại có sự dung hoà và điều hợp cả Nam Tông (Tiểu thừa, ở
Nam Bộ) và Bắc Tông (Đại thừa, ở Bắc Bộ).
 Trong tông phái Đại thừa cũng có sự kết hợp giữa Thiền tông với Mật tông (các vị thiền sư thời Lý như Vạn
Hạnh, Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không đều giỏi pháp thuật); Thiền tông kết hợp với Tịnh Độ tông (tụng niệm
Phật A-di-đà và Bồ Tát).
 Nhiều điện thờ ở chùa miền Bắc cùng thờ các loại tượng Phật của các tông phái khác nhau; nhiều chùa miền
Nam có xu hướng kết hợp Tiểu thừa với Đại thừa: hình thức là Tiểu thừa nhưng lại theo giáo lý Đại thừa (bên cạnh
Thích Ca Mâu Ni còn có các tượng Phật nhỏ khác; bên cạnh áo vàng còn có áo nâu, áo lam).
8


+ Dung hợp giữa Phật giáo với các tôn giáo khác:
 Thời Đại Việt, Phật giáo với Nho giáo và Đạo giáo cùng tồn tại trong sự dung hợp và bổ sung cho nhau để
cùng hướng về một mục đích vì cuộc sống tốt đẹp cho mọi người (Nho giáo quan tâm việc tổ chức xã hội, Đạo giáo
quan tâm đến thể xác con người, Phật giáo lo cho thế giới tinh thần, tâm linh), gọi là hiện tượng tam giáo đồng qui.
 Vào đầu thế kỉ XX, ở Nam Bộ hình thành 2 tôn giáo bản địa đều dựa trên nền tảng của Phật giáo, đó là đạo
Cao Đài và Hoà Hảo.
 Đạo Cao Đài (Đại đạo Tam kỳ Phổ độ) là một tôn giáo bản địa (ra đời năm 1926, trung tâm là Toà Thánh Tây
Ninh), đó là một bằng chứng hùng hồn cho tính dung hợp của Phật giáo khi nó được xây dựng trên nền tảng của
Phật giáo, kết hợp với giáo lý của Nho giáo, Lão giáo và Thiên Chúa giáo, để hướng con người tới một cuộc sống
tự tại về thể xác và tinh thần.
 Đạo Hoà Hảo (Phật giáo Hoà Hảo, ra đời ở ĐBSCL năm 1939) chính là đạo Phật được bản địa hoá trên tinh
thần nhấn mạnh “Phật tại tâm, tâm tức Phật”. Chủ yếu dựa trên giáo lý Phật giáo nhưng được lược bớt và có sửa đổi
đôi chỗ, đồng thời bổ sung thêm phần thực hành đạo đức “Từ ân hiếu nghĩa” để tu thân. Đó là thực hành ân tổ tiên
cha mẹ, ân đất nước, ân tam bảo, ân đồng bào và nhân loại.
 Giáo lý Phật giáo đã thấm vào tầng sâu nhất của triết lý sống; ngôi chùa là nơi giáo dục đạo đức và lòng hướng
thiện, nơi cư trú của tâm hồn, là trung tâm sinh hoạt cộng đồng và cũng là nơi ẩn chứa các giá trị văn hoá truyền
thống đã có lịch sử từ lâu đời.
Câu 6: Trình bày những hiểu biết của anh /chị về Nho giáo ở Việt Nam và chỉ ra sự ảnh hưởng của Nho giáo
đối với đời sống văn hóa tinh thần của người Việt xưa và nay.

- Du nhập vào VN từ thời Bắc thuộc, nhưng do xu hướng cưỡng bức văn hoá nên suốt 1000 năm, Nho giáo chưa
có được chỗ đứng trong đời sống của cư dân Việt.
- Đến thế kỷ XV, Nho giáo đạt đến cực thịnh khi nhà Lê tuyên bố lấy Nho giáo làm quốc giáo.
- Đặc điểm của Nho giáo VN:
+ Nền nho giáo Trung Hoá đặc biệt coi trọng tư tưởng trung quân, quyền lực của nhà vua được đề cao tuyệt đối,
thì Nho giáo VN tuy vẫn đề cao tư tưởng này nhưng không cực đoan đến mức đòi hỏi phải hi sinh tính mạng vì vua.
Mặt khác, quan niệm trung quân ở VN luôn gắn liền với ái quốc, và trong nhiều TH, nước được đề cao hơn vua.
+ Các khái niệm: nhân, nghĩa được mở rộng, nó không chỉ là một khái niệm đạo đức hạn hẹp trong ứng xử cá
nhân, mà trở thành một lý tưởng xã hội cao đẹp: vì cuộc sống hạnh phúc, bình yên của nhân dân (Việc nhân nghĩa
cốt ở yên dân – “Cáo bình Ngô” – Nguyễn Trãi).
+ Tư tưởng trọng nam khinh nữ của Nho giáo khi vào VN cũng bị làm cho nhẹ bớt đi bởi truyền thống trọng phụ
nữ vốn có trong văn hoá bản địa.
+ Từ cuối XVI đến hết XVIII là thời kỳ khủng hoảng của chế độ phong kiến Đại Việt do Trịnh – Nguyễn phân
tranh, Nho giáo đi vào giai đoạn suy vong không thể cứu vãn. Các vương triều phong kiến từ Gia Long đến Minh
Mạng, Tự Đức đều không thể làm cho Nho giáo có được vị thế như nó đã từng có ở thế kỷ XV.
- Tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội. Biểu hiện:
+ Là nền tảng tư tưởng để tổ chức bộ máy nhà nước, là cơ sở pháp lý để quản lý, duy trì sự ổn định của xã hội
dựa trên các quan hệ cộng đồng xã hội và gia đình theo quan niệm Tam cương, Ngũ thường.
 Tam cương (3 mối quan hệ chủ chốt trong xã hội): quân thần – phụ tử – phu phụ (vua tôi – cha con – vợ
chồng).
 Ngũ thường (5 đức tính cơ bản của con người): nhân – nghĩa – lễ – trí – tín.
+ Là nền tảng đạo đức để củng cố các mối quan hệ gia đình – xã hội theo thứ bậc, kỷ cương của giáo lý Nho
giáo, qua đó xác lập chuẩn mực đạo đức để xây dựng mô hình nhân cách con người VN truyền thống với các tiêu
chí: đạt đức (Trai thời trung hiếu làm đầu, gái thời tiết hạnh làm câu sửa mình; Một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn
chữ hiếu mới là đạo con) và đạt đạo (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín).
+ Nho giáo đã chi phối trực tiếp và toàn diện hệ thống giáo dục, thi cử truyền thống, từ mục đích đến nội dung và
phương pháp giáo dục.
Câu 7: Hãy chỉ những đặc trưng của văn hoá nông nghiệp ảnh hưởng đến văn hoá giao tiếp ứng xử của
người Việt truyền thống.


9


a. Người Việt coi trọng việc giao tiếp: Do nền văn hoá nông nghiệp sống quần cư, sự gắn kết cộng đồng cao, nên
người Việt coi trọng việc giao tiếp và thích giao tiếp. Biểu hiện:
- Chào hỏi nhau được xem là một ứng xử văn hoá quan trọng (Lời chào cao hơn mâm cỗ).
- Thích thăm viếng nhau, coi trọng việc thăm viếng như biểu hiện của tình cảm, tình nghĩa, để thắt chặt thêm quan
hệ.
- Có tính hiếu khách (khách đến nhà thường được đón tiếp niềm nở, chu đáo, tận tình).
b. Ứng xử trong giao tiếp của người Việt:
- Thích tìm hiều, quan sát, đánh giá đối tượng giao tiếp: Quan tâm đến những thông tin cá nhân của đối tượng
giao tiếp (tuổi tác, quê quán, nghề nghiệp, địa vị, hoàn cảnh gia đình,…). Đặc điểm này có nguyên nhân từ tính
cộng đồng và lối sống trọng tình.
- Ứng xử nặng tình hơn lý trí:
+ Được thể hiện phổ biến trong tục ngữ, ca dao: Một bồ cái lý không bằng một tí cái tình; Yêu nhau chín bỏ làm
mười; Yêu nhau củ ấu cũng tròn, ghét nhau quả bồ hòn cũng méo; Yêu nhau mọi việc chẳng nề, dẫu trăm chỗ lệch
cũng kê cho bằng,…
+ Vì trọng tình cảm nên trong giao tiếp, người Việt có cách xưng hô thân mật hoá, coi mọi người trong cộng
đồng như bà con họ hàng: cô, bác, chú, dì, cháu, con,…
- Trọng danh dự hơn giá trị vật chất:
+ Người Việt coi trọng danh dự, danh tiếng hơn là những giá trị vật chất (Tốt danh hơn lành áo; Đói cho sạch,
rách cho thơm; Trâu chết để da, người ta chết để tiếng).
+ Vì coi trọng danh dự nên nghi thức lời nói trong giao tiếp cũng thể hiện tính tôn ti, thứ bậc (chào nhau theo
quan hệ xã hội và sắc thái tình cảm chứ không theo thời gian như nghi thức phương Tây).
+ Chính vì quá coi trọng danh dự nên người Việt thường mắc bệnh sĩ diện (Ở đời muôn sự của chung, hơn nhau
một tiếng anh hùng mà thôi; Đem chuông đi đánh nước ngoài, không kêu cũng đánh ba hồi lấy danh; Một quan
tiền công không bằng một đồng tiền thưởng; Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp,…).
+ Vì trọng danh dự và sĩ diện nên người Việt rất sợ dư luận, bởi vậy, dư luận trở thành một thứ vũ khí lợi hại,
một sợi dây vô hình để ràng buộc cá nhân với cộng đồng, nhờ đó mà duy trì sự ổn định của làng xã.
- Giữ ý, cả nể, thiếu tính quyết đoán trong giao tiếp:

+ Khi giao tiếp, người Việt thường có thói quen không mở đầu trực tiếp, không đi thẳng vào vấn đề cần nói mà
thường hay mở đầu “vòng vo tam quốc” để đưa đẩy, tạo không khí thân mật và thăm dò thái độ của đối tượng giao
tiếp.
+ Do giữ ý, người Việt thường không biểu lộ trực tiếp cảm xúc của mình với đối tượng giao tiếp (các bài ca dao
tỏ tình thường nói vòng vo bóng gió).
+ Thái độ giữ ý trong giao tiếp dẫn đến tâm lý nhường nhịn, cả nể, sợ mất lòng người đối thoại (Lời nói chẳng
mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau; Học ăn học nói, học gói học mở; Một sự nhịn, chín sự lành,…).
+ Hệ quả của việc giữ ý, cả nể dẫn đến thái độ đắn đo, cân nhắc thái quá, thiếu tính quyết đoán trong giao tiếp
(Người khôn ăn nói nửa chừng, để cho người dại nửa mừng nửa lo; Uống lưỡi ba lần trước khi nói,…).
c. Văn hoá ngôn từ trong giao tiếp: Đặc trưng của văn hoá ngôn ngữ trong giao tiếp của người Việt:
- Lời nói mang tính biểu trưng, ước lệ cao: không nói trực tiếp, cụ thể vào điều cần nói mà nói bóng gió bằng hình
ảnh ví von, ẩn dụ (Trăm dâu đổ một đầu tằm; Tưởng giếng nước sâu nối sợi gàu dài, ai ngờ giếng cạn tiếc hoài sợi
dây…). Lối nói này tạo nên tính đa nghĩa, có thể tạo vận dụng linh hoạt vào nhiều văn cảnh giao tiếp khác nhau.
- Tính so sánh và tương phản: trong tục ngữ, thành ngữ, trong lời ăn tiếng nói hằng ngày, ông cha ta thường hay
dùng những câu nói có hai vế đối ứng trong quan hệ so sánh, tương phản (Trèo cao – ngã đau; Ông nói gà – bà nói
vịt; Đàn ông nông cạn giếng khơi – Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu,…). Cấu trúc này tạo tiết tấu, vần điệu cho
lời nói (giàu chất thơ).
Câu 8: Hãy so sánh và chỉ ra sự thay đổi của văn hóa gia đình Việt Nam xưa và nay. Theo anh /chị, hiện nay
những giá trị nào của văn hóa gia đình Việt Nam truyền thống cần được gìn giữ và phát huy?
* So sánh và chỉ ra sự thay đổi của văn hoá gia đình Việt Nam xưa và nay:
Tiêu chí

Quy
cấu


Gia đình Việt Nam xưa
- Quy mô gia đình lớn, trong gia đình có
nhiều thế hệ. Thường là “tam đại đầu


Gia đình Việt Nam nay
- Quy mô gia đình giảm dần. Các gia đình chỉ có
hai thế hệ chung sống là chủ yếu: bố mẹ - con
10


đường”, “tứ đại đầu đường”.
- Gia đình đông con.
Loại
hình
Chức
năng
sinh
sản

Chức
năng
của
gia
đình

Chức
năng
giáo
dục
Chức
năng
kinh
tế
Chức

năng
tâm lí
tình
cảm

- Gia đình mở rộng – có nhiều thế hệ chung
sống theo quan hệ huyết thống.
- Một người chồng có thể lấy nhiều vợ.
- Coi trọng chức năng này, họ coi việc sinh
càng nhiều con càng tốt, “con đàn cháu
đống” là có phúc.
- Đặc biệt coi trọng con trai.
- Con cháu chịu ảnh hưởng từ họ hàng, gia
đình, làng xóm.
- Chủ yếu theo tư tưởng Nho giáo, theo lễ
nghi.
- Giáo dục con bằng những kinh nghiệm
được truyền từ đời này sang đời khác.
- Chỉ có con trai mới được đi học, con gái
được giáo dục để làm việc nhà.
Chức năng sản xuất và tiêu dùng đi đôi với
nhau, do sản xuất tự cung tự cấp là chính.
Vợ chồng sống với nhau có trác nhiệm, nghĩa
vụ với nhau, cùng chia sẻ với nhau trong
quan hệ vợ chồng và chăm sóc con cái.

- Có sự kiểm soát giữa các cá nhân, theo
chiều từ trên xuống, thế hệ trước kiểm soát
Chức năng
thế hệ sau, bố mẹ kiểm soát con cái.

điều chỉnh và
- Sự kiểm soát của gia đinh là rất chặt chẽ,
kiểm soát xã
đặc biệt là đối với con gái.
hội
- Sự kiểm soát các cá nhân theo gia phong,
theo những luật lệ trong làng,…
- Mối quan hệ giữa các thành viên được củng
Mối quan hệ cố bằng chế độ tông pháp và chế độ gia
giữa các
trưởng.
thành viên
- Có sự mấu thuẫn nhau trong những mối
trong gia đình quan hệ và trở nên gay gắt: mẹ chồng – nàng
dâu, em chồng – chị dâu.
Thường là chủ gia đình, có quyền quyết định
Chồng mọi hoạt động lớn nhỏ trong gia đình.
Vị trí
– vai
- Bị phụ thuộc vào chồng.
trò
- Không có vị trí quan trọng trong gia đình
của
Vợ
(nếu không sinh được con trai).
thành
- Phải có trách nhiệm sinh con trai, làm mọi
viên
công việc nhà.
trong

Con - Con trai: được coi trọng nhiều hơn.
gia
cái
- Con gái: không có giá trị bằng con trai.
đình
- Thường con cái phải tuân theo lời của bố
mẹ (“Cha mẹ đặc đâu còn ngồi đấy”).

cái.
- Gia đình ít con, mỗi gia đình thường chỉ sinh
từ 1 – 2 con.
- Gia đình hạt nhân – chỉ có thế hệ bố mẹ cái
sống trong gia đình.
- Gia đình chỉ 1 vợ - 1 chồng theo quy định của
luật pháp.
- Vẫn được chú trọng, nhưng chỉ sinh 1 – 2 con
là chủ yếu (nhất là những gia đình ở thành thị).
- Đã giảm bớt giá trị con trai.
- Ngày càng được coi trọng hơn, nhưng gia đình
lại chú ý đến việc học hành của con cái trong
trường như thế nào.
- Quá trình xã hội hoá của đứa trẻ được diễn ra
nhanh hơn, được gia đình cho tiếp xúc với xã
hội, với các nhóm xã hội nhiều hơn: nhà trẻ, nhà
trường.
- Cả con gái và con trai đều được đi học.
Gắn với chức tiêu dùng nhiều hơn sản xuất.

- Cả hai vợ chồng tuy vẫn cùng chia sẻ với nhau
quan hệ vợ chồng – con cái.

- 2 vợ chồng trong gia đình hiện đại có ít trách
nhiệm và nghĩ vụ với nhau hơn.
- Họ coi trọng quan hệ vợ chồng hơn quan hệ
giữa cha mẹ và con cái.
- Có sự kiểm soát từ trên xuống.
- Sự kiểm soát của gia đình có phần lỏng lẻo
hơn. Nhưng phương tiện kiểm soát thì đa dạng
hơn.
- Sự kiểm soát các cá nhân theo pháp luật và nề
nếp của gia đình.
- Mối quan hệ giữa các cá nhân bình đẳng hơn.
- Vẫn còn những mâu thuẫn tồn tại trong các
mối quan hệ nhưng đã bớt gay gắt. Các cá nhân
có quyền tự do.
Vẫn là người chủ trong gia đình.
Đã có vai trò quan trọng trong sản xuất, tái sản
xuất, tiếp cận các nguồn lực phát triển, các quyết
định, các sinh hoạt cộng đồng và thụ hưởng
phúc lợi xã hội, gia đình.
- Đã giảm phân biệt giữa nam và nữ.
- Con cái có quyền lựa chọn bạn đời cho mình,
có quyền quyết định cuộc sống của mình khi đến
tuổi công dân.
11


Nghề nghiệp

- Thường gia đình, dòng họ theo một nghề
nhất định (“Cha truyền con nối”) → tạo thành

“nghề gia truyền”, hay rộng hơn là thành làng
nghề.
- Chủ yếu làm nghề nông.
- Kinh tế nông nghiệp là chủ yếu.
- Kinh tế phụ thuộc vào thành viên chính
trong gia đình.

Kinh tế gia
đình

Tư tưởng, giá
trị - chuẩn
mực gia đình

Chu kỳ gia
đình

Theo tư tưởng Nho giáo là chủ đạo.
- Tình yêu đôi lứa trong sáng.
- Lòng chung thuỷ, tình nghĩa vợ chồng.
- Trách nhiệm và sự hy sinh vô tận của cha
mẹ với con cái.
- Con cái hiếu thảo với cha mẹ.
- Con cháu kính trọng, biết ơn và quan tâm
tới ông bà, tổ tiên.
- Tình yêu thương, chăm lo và đùm bọc anh
em, họ hàng.
- Đề cao lợi ích chung của gia đình.
- Tự hào truyền thống gia đình, dòng họ.
- Vấn đề kết hôn: Tuổi kết hôn sớm (“Lấy

chồng từ thuở 13”).
- Sinh con: thể hiện vai trò của người làm bố
mẹ.
- Nuôi dạy con, giúp con cái hoà nhập vào
cuộc sống của cộng đồng làng xã, họ hàng.
Có sự nuôi dạy của ông bà.
- Sinh hoạt vợ chòng ít bị ảnh hưởng.

- Các thành viên trong gia đình làm những công
việc khác nhau.
- Mỗi thành viên có quyền quyết định nghề
nghiệp cho riêng mình.
- Nghề nghiệp phong phú hơn.
- Kinh tế nông nghiệp vẫn chiếm phần lớn trong
các gia đình, nhưng hiện nay còn thêm kinh tế
phi nông nghiệp và hỗn hợp phi nông nghiệp –
nông nghiệp.
- Mỗi người đều có thể đóng góp những giá trị
kinh tế khác nhau. Không còn phụ thuộc vào
một cá nhân cụ thể (trừ những gia đình khó
khăn).
Tiếp thu tư tưởng, tinh hoa của phương Đông và
phương Tây. Bên cạnh những giá trị truyền
thống, gia đình VIệt Nam còn tiếp thu những gia
trị tiên tiến của gia đình hiện đại như:
- Tôn trọng tự do cá nhân. Tôn trọng quan niệm
và tự do của người. Tôn trọng lợi ích cá nhân.
- Dân chủ trong mọi quan hệ/
- Bình đẳng nam nữ.
- Bình đẳng trong trách nhiệm, nghĩa vụ.

- Bình đẳng trong thừa kế.
- Không phân biệt đối xử đẳng cấp, thứ bậc giữa
con trai – con gái, anh – em.
- Vấn đề kết hôn: tuổi kết hôn muộn hơn và kết
hôn theo quy định của pháp luật.
- Sinh con: gây nên những căng thẳng, sự thích
ứng bố mẹ của những cặp vợ chồng trẻ.
- Sinh hoạt vợ chồng được quan tâm nhiều. Là
vấn đề mà các cặp vợ chồng quan tâm.

* Những giá trị của văn hoá gia đình Việt Nam truyền thống cần được giữ gìn và phát huy:

Câu 9: Hãy trình bày về văn hoá làng xã truyền thống Việt Nam và tác động của nó đến lối sống và ứng xử
của người Việt xưa và nay.
1. Tổ chức hành chính của làng:
- Làng là đơn vị hành chính nhỏ nhất trong các cấp của bộ máy chính quyền phong kiến.
- Bộ máy chính quyền làng xã gồm 3 tổ chức lồng vào nhau:
+ Dân hàng xã: gồm toàn bộ cư dân là nam giới từ 18 tuổi trở lên và là dân chính cư.
+ Hội đồng Kì mục: gồm những người có điền sản, vừa có chức vụ hay phẩm hàm, được dân làng xã cử lên, có
chức trách đề ra các chủ trương và biện pháp để làm tròn việc làng việc nước.
+ Lý dịch: là các chức vụ cấp xã của chính quyền phong kiến, đứng đầu là Lí trưởng, có chức trách thực hiện các
chủ trưởng của Hội đồng Kì mục để thực hiện công việc tự quản lí làng xã và thi hành các chiếu chỉ của triều đình.
2. Đặc trưng của văn hoá làng:
a. Tính cộng đồng:
- Lối sống định cư của cư dân nông nghiệp trồng trọt đã hình thành nên tính cộng đồng như một đặc trưng tiêu
biểu của văn hoá làng.
12


- Tính cộng đồng là sự liên kết, gắn bó chặt chẽ giữa các gia đình, gia tộc, giữa các thành viên trong làng với nhau

* Cơ sở hình thành tính cộng đồng: trên nền tảng của hai mối quan hệ
- Quan hệ láng giềng: do phương thức sản xuất nông nghiệp lúa nước đòi hỏi phải sống định cư, quần tụ thành
làng, từ đó hình thành mối quan hệ láng giềng gắn bó (Bán anh em xa mua láng giềng gần,…).
- Quan hệ huyết thống: làng Việt cổ truyền được hình thành trên cơ sở của sự quần tụ các gia đình có cùng huyết
thống, gắn bó, cưu mang, đùm bọc nhau cả về vật chất lẫn tinh thần (Sẩy cha có chú, sẩy mạ bú gì; Chị ngã em
nâng; Một người làm quan cả họ được nhà,…).
* Biểu hiện của tính cộng đồng:
- Về kinh tế: cư dân trong cùng một làng luôn tương trợ, giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất, chống thiên tai
(hạn hán, lũ lụt), khi đói kém, mất mùa (Một miếng khi đói bằng một gói khi no; Lá lành đùm lá rách,…).
- Về tình cảm: cư dân trong làng luôn giúp đỡ nhau khi khó khăn hoạn nạn, khi vui, khi buồn (Một con ngựa đau
cả tàu bỏ cỏ; Bầu ơi thương lấy bí cùng,…).
- Về phong tục, tín ngưỡng: cả làng có chung phong tục, tập quán, tín ngưỡng, cùng thờ chung một vị thần của
làng (Thành Hoàng); cùng tham gia các hội hè, đình đám,…; hôn nhân đặt lợi ích cộng đồng (gia đình, gia tộc,
làng) lên trên quyền lợi cá nhân.
- Về luật pháp: mỗi thành viên trong cộng đồng không được pháp luật công nhận với tư cách cá nhân, mà họ bị
hoà tan rong cái chung của cộng đồng họ mạc, làng xã (pháp luật phong kiến áp dụng trách nhiệm hình sự liên đới
với những người có quan hệ huyết thống, dòng tộc hoặc quan hệ hôn nhân, thậm chí cả quan hệ hàng xóm, đồng cư
với người phạm tội, mặc dù họ không liên quan gì với hành vi phạm tội) → Trong xã hội phong kiến, “một người
làm quan cả họ được nhờ”, nhưng một người phạm tội thì cả cộng đồng phải chịu vạ lây (Phúc cùng hưởng, hoạ
cùng chia).
 Ý thức cộng đồng đã tạo nên sự gắn bó các thành viên trong làng, khiến cho làng trở thành một đơn vị có kết cấu
chặt chẽ. Chính tính cộng đồng là lí do giải thích vì sao trong suốt mười thế kỉ Bắc thuộc, người Việt “chỉ mất nước
chứ không mất làng”.
 Tính cộng đồng được hình thành trên nền tàng của văn hoá làng cũng chính là cơ sở để hình thành tinh thần đoàn
kết dân tộc như một giá trị tinh thần truyền thống quí báu của dân tộc ta.
* Biểu tượng của tính cộng đồng:
- Đình làng.
- Cây đa.
- Bến nước.
* Tác động của tính cộng đồng đến lối sống, cách tư duy ứng xử của người Việt:

- Tác động tích cực:
+ Tạo nên nếp sống dân chủ bình đẳng và tính tập thể hoà đồng (Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ,…).
+ Tạo nên sự gắn bó, đoàn kết tương trợ, cưu mang đùm bọc lẫn nhau, là cơ sở tạo nên lối sống trọng tình – một
nét đẹp trong văn hoá ứng xử của người Việt (Tay đứt ruột đau; Chị ngã em nâng; Lá lành đùm lá rách;…)
- Tác động tiêu cực:
+ Tạo nên tư tưởng bè phái, “chủ nghĩa thân quen” (Rút dây động rừng; Đóng cửa bảo nhau;…).
+ Thói dựa dẫm, ỉ lại (Một người làm quan cả họ được nhờ; Nước nổi thì bèo nổi; Cha chung không ai khóc;
Lắm sãi không ai đóng cửa chùa,…).
+ Thói cào bằng, đố kị, thủ tiêu ý thức về con người cá nhân (Xấu đều hơn tốt lõi; Khôn độc không bằng ngốc
đàn; Chết một đống còn hơn sống một người,…).
+ Trọng tình, cả nể là nguyên nhân tạo nên lối ứng xử đặt tình cao hơn lí trí (Một bồ cái lí không bằng một tí cái
tình,….).
b. Tính tự trị:
- Tính tự trị là suự ứng xử trong mối quan hệ giữa làng này với làng khác.
- Do tính cố kết cộng đồng cao khiến cho mỗi làng trở thành một đơn vị độc lập, khép kín, co cụm lại trong không
gian khá biệt lập của mỗi làng, tạo nên tính chất tự trị, khép kín như một đặc trưng nổi bật của văn hoá làng.
* Cơ sở hình thành tính tự trị: Phương thức sản xuất nông nghiệp trồng trọt ở định cư và nền kinh tế tiểu nông tự
túc tự cấp là nguyên nhân tạp nên lối sống khép kín, tự trị, hướng nội của văn hoá làng.
* Biểu hiện của tính tự trị:
13


- Về không gian địa lí: cư dân của mỗi làng đều sống quần tụ trong một không gian khá biệt lập, bao quanh làng
là luỹ tre và cổng làng, khiến cho mỗi làng tồn tại như một “vương quốc” nhỏ, khép kín, làng nào biết làng ấy.
- Về kinh tế: mỗi làng tồn tại như một đơn vị kinh tế độc lập, có khả năng tự túc tự cấp nên không có nhu cầu
quan hệ giao thương với bên ngoài.
- Về mặt hành chính:
+ Mỗi làng có một bộ máy hành chính tự quản độc lập, có vai trò và chức năng giải quyết mọi việc trong làng.
+ Bộ hành chính của mỗi làng bao gồm:
 Hội đồng Kì mục: chức năng lập pháp.

 Lý dịch: chức năng hành pháp.
 Lệ làng – hương ước: là luật lệ của làng.
 Hương ước là văn bản ghi chép các lệ làng, trong đó qui định những điều cấm không được làm; những hình
phạt khi làm trái với lệ làng và những hình thức khen thưởng đối với những việc làm tốt, có ích cho làng.
 Hương ước là một luật tục dân gian bắt nguồn từ tập quan của từng làng, phản ánh tâm lí, phong tục, tập quán,
nếp sống, ăn sâu vào tiềm thức của mỗi cư dân trong làng, tạo nên một áp lực tinh thần bất khả kháng → “lệ làng”.
 Luật tục – hương ước – lệ làng đã tạo thành nếp sống chung ổn định trong không gian khép kín của mỗi làng.
 Trong xã hội truyền thống VN, luật tục đã tồn tại song song với luật pháp của nhà nước (lệ làng/ phép nước).
 Tuy không đối lập với luật pháp nhưng luật tục lại đề cập tới những nội dung cụ thể gắn với hoàn cảnh, phong
tục, tập quán lâu đời và đặc điểm của từng làng mà các luật của nhà nước khó có thể cụ thể hoá.
 Người dân trong làng có thể ít hiểu về luật pháp của nhà nước, nhưng lại hiểu râts rõ lệ làng và tuân thủ lệ làng
một cách nghiêm ngặt; thậm chí, luật tục của làng còn có hiệu lực hơn luật pháp (Phép vua thua lệ làng; Nhập gia
tuỳ tục,…). Đây chính là một nguyên nhân tạo nên không tuân thủ luật pháp của cư dân nông nghiệp VN.
- Về tình cảm: các thành viên trong làng đều có quan hệ họ hàng, nên quan hệ giao lưu tình cảm cũng tự đầy đủ,
khép kín trong phạm vi làng.
- Về tín ngưỡng: mỗi làng đều có Thành Hoàng là vị thần bảo trợ; có hội hè, đình đám riêng của mỗi làng.
* Biểu tượng của tính tự trị:
- Luỹ tre làng.
- Cổng làng.
* Tác động của tính tự trị đến lối sống, cách tư duy, ứng xử của người Việt:
- Tác động tích cực:
+ Tính tự trị tạo nên ý thức độc lập, tự chủ.
+ Tinh thần tự lực, tự cường và đức tính cần vù, chịu khó, tiết kiệm.
- Tác động tiêu cực:
+ Tính tự trị làng xã là cơ sở hình thành tư tưởng tiểu nông tư hữu, ích kỉ (Bè ai người nấy chống; Ruộng ai
người nấy đắp bờ; Thân trâu trâu lo, thân bò bò liệu; Của mình thì giữ bo bo, của người thì để cho bò nó ăn,…).
+ Tư tưởng bè phái, địa phương cục bộ, bảo thủ (Nhập gia tuỳ tục; Trâu ta ăn cỏ đồng ta; Ta về ta tắm ao ta,…).
+ Tính gia trưởng, tôn ti (Sống lâu lên lão làng; Áo mặc không qua khỏi đầu), lối ứng xử kiểu gia đình chủ nghĩa
(Đóng cửa bảo nhau,…).
 Mặt trái của tính tự trị làng xã đã tạo nên lối tư duy hướng nội, bảo thủ, trì trệ, tâm lí không thích sự thay đổi.

 Kết luận:
- Từ 2 đặc trưng tiêu biểu của văn hoá làng đã sản sinh ra những ưu điểm và nhược điểm trong lối sống, thói
quen, tính cách của người Việt truyền thống.
- Những thói quen, tính cách trên, với cả hai mặt tốt và xấu đã ăn sâu trong tâm lí, tiềm thức, trong cách tư duy,
ứng xử của mỗi con người VN vốn gắn bó với máu thịt với làng quê, để rồi tuỳ từng hoàn cảnh mà mặt tốt hay xấu
sẽ được phát huy.
- Tính cộng đồng và tính tự trị là 2 đặc trưng cơ bản của văn hoá làng, có mối quan hệ hữu cơ, tác động biện
chứng, vừa là nguyên nhân vửa là hệ quả của nhau.
- Văn hoá làng từ ngàn năm nay đã thấm sâu vào trong tâm thức của người dân Việt. Mỗi người con của làng dù
sống xa quê đều mang nặng tình cảm máu thịt với làng xóm, quê hương.
- Nói đến làng ta nghĩ đến những hình ảnh quen thuộc, gắn bó thân thương như: mái đình, cây đa, bến nước, con
đê, ngôi chùa, góc miếu, bãi mía, nương dâu,…
- Văn hoá làng chính là cội người, là sức mạnh, cũng là nơi nuôi dưỡng, bảo tồn và gìn giữ các đặc trưng bản sắc
của văn hoá dân tộc, và cũng là cơ sở để hình thanh ý thức về quốc gia – dân tộc của người Việt.
14


- Tuy nhiê, những đặc trưng tiêu biểu trên đây của văn hoá làng được khái quát chủ yếu từ làng Việt Bắc Bộ với
bề bày lịch sử hàng ngàn năm.
- Đi vào Trung Bộ, cơ cấu làng Việt bắt đầu lỏng lẻo dần, tính tự trị khép kín theo đó mà mờ nhạt hơn.
- Đến Nam Bộ, tính chất mở hầu như đã hoàn toàn đẩy lùi tính tự trị, khép kín; theo đó là lối sống năng động, dễ
hoà nhập, thích nghi với cái mới.
Câu 10: Hãy phân tích mối quan hệ nhà – làng – nước trong văn hóa tổ chức cộng đồng của xã hội Việt Nam
truyền thống.
- Nhà – làng – nước là ba thực thể xã hội với ba cấp độ khác nhau về không gian kinh tế - xã hội nhưng lại có mối
liên quan liên kết chặt chẽ.
- Sự thống nhất giữa nhà – làng – nước đã tạo nên một sức mạnh lớn đưa đất nước Việt Nam vượt qua biết bao
thăng trầm của thời đại vẫn đứng vững sau nhiều cuộc xâm lược.
- Mối quan hệ nhà – làng – nước là mối quan hệ hữu cơ. Có làng mới có nước. Nước hình thành trên cơ sở làng.
Mọi người đều gắn bó với làng với nước. Xây dựng bảo vệ làng là xây dựng bảo vệ nước. Ngược lại chống lại làng

là chống lại nước.
* Mối liên hệ về kinh tế:
- Gia đình Việt Nam truyền thống chủ yếu lấy kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước làm nghề nghiệp chính. Do yêu
cầu cần phải hợp tác nên đã dẫn đến sự hình thành làng xã và ở mức độ cao hơn là sự hình thành nhà nước như một
biểu hiện cao nhất của sự hợp tác này.
- Mối liên kết nhà – làng – nước về kinh tế thể hiện qua nền kinh tế tiểu nông. Kinh tế đất nước hay kinh tế trong
phạm vi làng xã đều lấy kinh tế hộ gia đình làm cơ sở.
- Thực tế lịch sử cho thấy khi kinh tế hộ gia đình phát triển ổn định thì kinh tế làng xã hay kinh tế đất nước phát
triển ngược lại khi kinh tế hộ gia đình kém phát triển hay suy yếu thì kinh tế đất nước cũng gặp nhiều khó khăn.
- Sức mạnh của làng xã hay Nhà nước đều phải dựa vào nông dân. Đồng thời mỗi nhà muốn phát triển kinh tế đều
phải nhờ vào cộng đồng làng xã và nhà nước.
- Làng do người dân tạo nên thì nó là tài sản chung của mọi người trong làng. Chính điều này mà một gia đình
tiểu nông không thể sống tách rời khỏi làng xã họ phải dựa vào làng xã và nhà nước.
- Mối liên hệ giữa gia đình tiểu nông với làng xã nhà nước là mối liên kết biện chứng có tác động qua lại với nhau
phụ thuộc lẫn nhau.
- Sức mạnh kinh tế của gia đình sẽ tạo nên sức mạnh kinh tế của làng xã và sức mạnh kinh tế làng xã lại tạo nên
sức mạnh kinh tế của cả nước.
- Nguyên nhân một gia đình tiểu nông nước ta phải gắn bó chặt chẽ với làng và nước:
+ Nước ta thường xuyên phải chịu nhiều thiên tai → Tạo nên sự hợp tác lẫn nhau giữa các thành viên trong làng
xã và cả nước, phải có sự hợp tác cùng nhau giải quyểt của cả cộng đồng đất nước.
+ Do yêu cầu của việc làm thuỷ lợi.
+ Các chính sách của nhà nước phong kiến, chẳng hạn như chính sách quân điền: ruộng làng nào chỉ được cho
làng đó không được đem ruộng làng này chia cho dân làng khác → Càng cột chặt người tiểu nông vào làng xã,
đồng thời tạo nên ý thức cộng đồng làng xã gắn các thành viên trong cộng đồng chặt chẽ hơn để bảo vệ ruộng đất
chung và bảo vệ làng.
 Chính yêu cầu của kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước dựa trên cơ sở hộ gia đình là nguyên nhân quan trọng
chính yếu tạo nên mối liên kết nhà – làng – nước về mặt kinh tế. Đồng thời đến lượt nó mối liên kết này lại góp
phần rất lớn cho kinh tế tiểu nông có thể tồn tại và phát triển.
* Mối liên hệ về văn hoá – xã hội:
- Nhiều gia đình họp lại thành một làng và nhiều làng hợp lại thành nhà nước. Giữa nhà nước và làng xã vừa có

tính liên kết chặt chẽ với nhau nhưng xét về phương diện nào đó làng xã vẫn có tính độc lập tương đối với nhà
nước.
- Về tính tự trị:
+ Làng vẫn giữ được tính tự trị đặc thù của mình thông qua việc lập hương ước trong suốt quá trình lịch sử làng
xã vẫn giữ được tính tự trị nhất định.

15


+ Tính tự trị không có nghĩa là làng hoàn toàn độc lập với nhà nước. Thực ra giữa làng xã và nhà nước truyền
thống có mối liên kết vô cùng chặt chẽ chính mối liên kết này là nhân tố dẫn đến sự hình thành nhà nước Việt Nam
trong lịch sử.
+ Trong tâm thức của người Việt Nam làng bao giờ cũng gắn với nước và ngược lại. Do đó mà trong lịch sử các
đơn vị trung gian giữa làng và nước thì luôn luôn thay đổi còn tổ chức của làng thì vẫn luôn được giữ nguyên.
+ Hương ước tạo nên tính tự trị của làng xã. Nhưng mặt khác chính nội dung hương ước cũng có các điều khoản
quy định nghĩa vụ của làng xã với nhà nước. Như vậy từ lệ làng ý thức cộng đồng làng xã đã phát triển thành ý thức
quốc gia dân tộc.
+ Thành ngữ "phép vua thua lệ làng" thường được dùng để nói làng Việt có sự độc lập với chính quyền TW.
Làng ̣được xem có tính tự trị khép kín độc lập là một vương quốc nhỏ trong vương quốc lớn.
+ Tính tôn ti trong trật tự của các dòng tộc đã dẫn đến mặt trái của nó là tâm lý gia trưởng trọng nam khinh nữ và
đặc biệt là tâm lý địa phương cục bộ → Tạo rào cản rất lớn trong quá trình hội nhập của người nông dân Việt.
+ Làng xã Việt Nam như một vương quốc thu nhỏ với luật pháp riêng (hương ước) tạo nên một sự cố kết bền
vững của làng xã và cũng đã tạo nên tâm lý bè phái địa phương ích kỷ.
+ Với hương ước sự cố kết trong cộng làng xã tăng lên nhưng có thể làm giảm tính liên kết giữa làng xã và nhà
nước bản thân làng xã có sự "độc lập tương đối" với các đơn vị xã hội khác.
- Về tính cộng đồng:
+ Các yếu tố như chợ làng các sinh hoạt văn hóa tôn giáo lễ hội cũng tạo ra mối liên hệ vùng và trong toàn quốc.
Mọi nhà mọi làng xã trong cả nước ta đều có chung một tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
+ Từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã tạo nên tín ngưỡng thờ các vua Hùng - tổ tiên lớn nhất của dân tộc. Chính
việc thờ các vua Hùng đã thắt chặt thêm mối liên kết nhà – làng – nước trong lịch sử dân tộc.

+ Từ tính cộng đồng làng đã tạo nên ý thức cộng đồng làng. Mọi người dân trong làng tồn tại với tư cách là thành
viên trong làng xã.
+ Chính các tổ chức như xóm ngõ giáp phe phường hội mà mỗi cá nhân là thành viên đã đảm bảo cho cuộc sống
ngèo khổ đầy rủi ro của dân làng giúp họ vươn lên trong cuộc sống. Người Việt Nam khi đi xa luôn dành cho quê
hương một tình cảm đặc biệt. Họ luôn tự hào về quê hương của mình.
+ Ý thức cộng đồng làng trong quan hệ với nhà nước mang tính hai mặt rõ rệt:
 Một mặt do ý thức cộng đồng làng cao nên dẫn đến tính tự trị của làng xã từ đó tạo nên hạn chế là sự cục bộ
địa phương chỉ chăm lo cho quyền lợi của làng mình mà quên đi quyền lợi của cả nước.
 Mặt khác ý thức cộng đồng làng là nguồn gốc của ý thức dân tộc ý thức đoàn kết toàn dân. Lòng yêu nước
cũng từ đó mà ra. Do điều kiện khách quan của sự phát triển nông nghiệp lúa nước gắn liền với nhu cầu thuỷ lợi và
nhu cầu tự vệ chống ngoại xâm sự liên kết cộng đồng giữ vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của quốc
gia dân tộc.
 Mối liên kết nhà – làng – nước trong xã hội Việt Nam hết sức độc đáo. Nó thể hiện ở chỗ làng vừa liên kết chặt
chẽ với nước vừa có tính độc lập tương đối của nó. Điều này có thể được lý giải như sau:
- Mỗi làng xã cũng vậy nó cũng có cách tổ chức quản lý riêng. Không có một cách quản lý dùng chung cho mọi
làng xã.
- Nhà nước ra đời trên cơ sở tập hợp các làng xã. Hay nói cách khác nhà nước xuất hiện là tổ chức của nhiều làng
→ Trước khi nhà nước ra đời làng xã tồn tại như một thực thể riêng biệt. Thêm vào đó sự tồn tại các phe phái các
quan hệ chồng chéo trong làng làm nảy sinh những mâu thuẫn ngầm trong nội bộ từng làng mà nhà nước không thể
điều hoà nên đành “để mặc” cho làng xã tự giải quyết.
- Nhà nước để có sức người sức của dùng vào việc công và quốc phòng cần phải có sự đóng góp của người dân.
Nhưng người dân lại chịu sự kiểm soát của làng xã về mọi mặt từ lâu đời. Muốn đạt được mục đích nhà nước phải
đi đến người dân thông qua làng xã. Nhà nước giao chỉ tiêu làng xã trực tiếp thực hiện từ việc thu thuế bắt lính huy
động lao dịch....Như vậy nhà nước chỉ biết đến làng xã mà không biết đến từng cá nhân. Có thể nói về mặt này làng
xã là công cụ khá lý tưởng phục vụ cho nhà nước. Đổi lại nhà nước muốn làng xã làm lợi cho mình thì đương nhiên
phải tôn trọng quyền tự trị hay quyền "độc lập tương đối" của làng.
Câu 11: Anh hay chị hãy phân tích quá trình chuyển mình từ truyền thống lên hiện đại của văn hoá VN.
1. Sự du nhập của văn hóa phương Tây:
a. Tiếp xúc văn hoá Pháp – bước khởi đầu:
16



* Bối cảnh lịch sử:
- 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược VN, sau đó lần lượt đánh chiếm các tỉnh Nam Bộ rồi đánh ra Bắc Bộ.
- 1883, triều đình Nguyễn kí hiệp ước với Pháp tại Huế, thừa nhận quyền thống trị của thực dân Pháp trên toàn
lãnh thổ VN.
- Qua 2 lần khai thác thuộc địa của thực dân Pháp (lần thứ nhất từ 1897 đến trước đại chiến thế giới thứ nhất
1914; lần thứ hai từ 1920 – 1930), xã hội phong kiến VN đã trải qua những thay đổi có tính bước ngoặc.
* Đặc điểm văn hoá:
- Văn hoá vật chất:
+ Sự phát triển đô thị, công nghiệp và giao thông:
 Với mục đích khai thác tài nguyên của nước thuộc địa, thực dân Pháp chú trọng vào việc phát triển đô thị,
công nghiệp và giao thông.
 Đầu thế kỉ XX, Hà Nội đã trở thành một đô thị sầm uất, tập trung các nhà máy, sở giao dịch và các trụ sở công
ty. Ngoài tính chất là một trung tâm chính trị - văn hoá, Hà Nội đã bắt đầu mang dáng dấp khá rõ nét của một trung
tâm công – thương nghiệp.
 Hải Phòng trở thành hải cảng lớn ở Đông Dương.
 Ở phía Nam, Sài Gòn – Chợ Lớn cũng trở thành một đô thị công – thương nghiệp khá sầm uất.
 Nhiều thành phố và thị trấn cũng dần dần phát triển (Nam Định, Hải Dương, Huế, Đà Nẵng, Qui Nhơn, Biên
Hoà, Mỹ Tho,…).
 Công nghiệp khai thác than phát triển mạh với sự ra đời của những khu khai thác mỏ lớn nhu Hồng Gai, Cẩm
Phả - đó là những cơ sở đầu tiên của ngành công nghiệp VN.
 Để phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa, thực dân Pháp rất chú trọng phát triển của giao thông (hệ thống
đường bộ liên tỉnh dài khoảng 20.000 km; năm 1919 đã có hệ thống đường sắt dài tổng cộng trên 2.000 km).
+ Sự du nhập của văn minh vật chất phương Tây:
 Sự du nhập các phương tiện giao thông hiện đại: các loại xe có động cơ (ô tô, tài điện, tàu lửa, tàu thuỷ, xuồng
máy,…).
 Kiến trúc nhà cửa ở thành thị thay đổi theo kiểu nhà Tây: nhà nhiều tầng, nhà biệt thự,…
 Về trang phục: ở đô thị, nam giới bắt đầu mặc đồ Âu phục (sơ mi, quần Tây, complet); áo dài tứ thân của nữ
giới được cải tiến thành áo dài tân thời, kết hợp được một cách hài hoà giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại.

- Văn hoá xã hội:
+ Sự ra đời của các giai tầng xã hội mới: Sự phát triển cuả đô thị, công nghiệp và giao thương buôn bán đã sản
sinh ra những giai cấp và tầng lớp xã hội mới, đó là:
 Giai cấp tư sản, tiểu tư sản thành thị (tiểu thương, tiểu chủ, thầy thông, thầy kí trong các sở công, sở tư,…).
 Giai cấp vô sản (công nhân các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, phu cầu đường, phu khuân vác,…).
 Các trường học Tây học ra đời dẫn đến sự hình thành tầng lớp tri thức Tây học. Đây là lực lượng xã hội có vai
trò chính trong việc tiếp nhận ảnh hưởng của văn hoá Pháp nói riêng và văn hoá phương Tây nói chung.
+ Sự tồn tại cả hai loại hình thái kinh tế - xã hội:
 Đây là thời kì cùng song song tồn tại hai hình thành kinh tế - xã hội: phong kiến và TBCN – gọi là chế độ thực
dân nửa phong kiến.
 Một mặt, chính quyền thực dân chủ trương duy trì bộ máy cường hào phong kiến để làm việc cho chính quyền
thuộc địa, phục vụ cho mục tiêu khai thác thuộc địa của chúng; mặt khác, hình thái kinh tế TBCN đã làm phá sản
chính sách bế quan toả sáng của triều đình phong kiến nhà Nguyễn đưa VN vào con đường tiếp xúc với thế giới tư
bản phương Tây → Giai đoạn đen tối nhất trong lịch sử dân tộc, khi người dân phải chịu cảnh “một cổ hai tròng”.
- Văn hoá tinh thần:
+ Tư tưởng: Sự tiếp xúc và giao lưu văn hoá với phương Tây đã tạo ra sự chuyển mình có tính bước ngoặt của hệ
tư tưởng VN truyền thống, đó là sự tồn tại và xuất hiện cùng lúc với hệ tư tưởng khác nhau, tác động và ảnh hưởng
lẫn nhau:
 Tư tưởng Nho giáo đã từng giữ vị thế độc tôn thời Đại Việt, nay đã bị khủng hoảng, phân hoá và mất dần vai
trò lịch sử:
 Một bộ phận nhà Nho trung thành với nền văn hoá và giáo dục cũ, trở nên lạc hậu và bất lực trước những biến
đổi của xã hội mới.
 Một bộ phận đầu hàng thực dân Pháp, tiếp nhận những yếu tố văn hoá và giáo dục Pháp để ra làm quan cho
chính quyền thực dân.
17


 Một bộ phận chủ trương cải cách văn hoá để thông qua đó làm nền tảng cho cuộc đấu tranh giải phóng dân
tộc. Bộ phận này được gọi là các nhà Nho canh tân, vì họ đã từ bỏ hệ tư tưởng cũ để tiếp nhận các luồng văn hoá
phương Tây. Đại diện cho xu hướng này là một nhóm các nhà Nho lập ra phong trào Đông Kinh nghĩa thục với chủ

trương vận động cách tân. Tác phẩm “Văn minh tân học sách”, họ nêu lên 6 yêu cầu của việc cải cách: dùng chữ
Quốc ngữ, hiệu đính sách vở, sửa đổi phép thi, cổ vũ nhânn tài, chấn hưng công nghệ, phát triển báo chí.
 Tư tương dân chủ tư sản: là tư tưởng của tầng lớp tư sản, tiểu tư sản, thị dân, tri thức Tây học tiếp thu được từ
phương Tây. Tư tưởng này hoàn toàn đối lập với tư tương tiểu nông và tư tưởng Nho giáo đã từng tồn tại hàng ngàn
năm trong nếp sống của người nông dân VN. Sự đối lập này được thể hiện trên nhiều phương diện:
 Ý thức về vai trò cá nhân được nâng cao, đối lập với ý thức cộng đồng của văn hoá làng xã.
 Sự đề cao văn minh vật chất, đối lập với truyền thống đề cao các giá trị tinh thần của văn hoá Nho giáo và lối
sống của cư dân nông nghiệp.
 Đề cao tri thức khoa học và lối tư duy phân tích, đối lập với truyền thống coi trọng kinh nghiệm chủ quan
cảm tính và lối tư duy tổng hợp biện chứng của cư dân nông nghiệp; khoa học kĩ thuật đang dần trở thành những tri
thức chiếm ưu thế so với các luận thuyết đạo đức, chính trị của nền giáo dục Nho giáo.
 Lối sống cởi mở, năng động cuả đô thị và tầng lớp thị dân đối lập với tính tự trị, khép kín, thụ động, bảo thù
của văn hoá làng xã.
 Tư tưởng Mac – Lenin: được truyền bá vào VN qua con đường hoạt động bí mật của nhà cách mạng yêu nước
Nguyễn Ái Quốc và các đảng viên Cộng sản.
 Trong 3 luồng tư tưởng đó, tư tưởng dân chủ tư sản có nhiều ưu thế hơn cả, gây ảnh hưởng mạnh mẽ và tác
động trực tiếp vào tư tưởng và lối sống của cư dân thành thị, tư đây bắt đầu làm rạn nứt hệ giá trị đã định hình ổn
định trong văn hoá truyền thống.
 Vào những thập niên đầu thế kỉ XX, hệ giá trị của văn hoá truyền thống đã dần bị mai một bởi sự hình thành
của một hệ giá trị mới mang nội dung dân chủ tư sản.
+ Ngôn ngữ:
 Sự ra đời của chữ Quốc ngữ thay thế cho chữ Hán và chữ Nôm đã tạo nên những biến đổi toàn diện trong bộ
mặt văn hoá tinh thần của xã hội.
 Chữ Quốc ngữ dùng chữ cái Latinh để ghi âm tiếng Việt, được hình thành vào thế kỉ XVII, do nhu cầu truyền
đạo của các giáo sĩ phương Tây.
 Đến những năm 60 của thế kỉ XIX, chữ Quốc ngữ vẫn chỉ được dùng phổ biến trong nội bộ đạo Thiên Chúa để
in kinh sách. Khi người Pháp chiếm được Nam Kì, chữ Quốc ngữ mới bắt đầu được dạy trong các trường học.
 Sự kiện chữ Quốc ngữ ra đời thay thế cho chữ Hán và chữ Nôm là một bước ngoặt quan trọng trong tiến trình
văn hoá VN, đánh dấu sự khởi đầu của công cuộc hội nhập văn hoá VN vào nền văn hoá hiện đại của nhân loại.
 Báo chí Quốc ngữ ra đời và phát triển nhanh chóng (báo Nông Cổ Mín Đàm, Gia Định báo, Phan Yên báo,

Phụ nữ Tân văn,…). Việc dùng chữ Quốc ngữ để làm báo góp phần to lớn trong việc mở mang, khai thông dân trí.
+ Nghệ thuật:
 Văn học đã trải qua một bước chuyển mình mạnh mẽ, bắt đầu từ việc dùng chữ Quốc ngữ để sáng tác văn học.
Vào những năm 30, văn xuôi bằng chữ Quốc ngữ đã có một bước tiến vượt bậc. Sự du nhập các thể loại văn học
mới có nguồn góc phương Tây và sự chi phối của luồng tư tưởng khác nhau đã dẫn đến sự ra đời và phát triển của 3
dòng văn học:
 Văn học lãng mạn: Thơ Mới và tiểu thuyết Tự lực văn đoàn (nội dung đề cao ý thức cá nhân, khát vọng tình
yêu đôi lứa).
 Văn học hiện thực phê phán: phơi bày nỗi cơ cực của người nông dân, phê phán những tệ nạn hủ lậu ở nông
thôn và thói đua đòi văn minh Âu hoá ở thành thị.
 Văn học cách mạng: tuyên truyền cho tư tưởng vô sản (thơ Tố Hữu).
 Với những biến đổi lớn lao đó, trong khoảng hơn 30 năm đầu thế kỉ, văn học VN đã thực sự làm được một
cuộc cách mạng: chuyển từ phạm trù văn học trung đại sang phạm trù văn học hiện đại.
 Các loại hình nghệ thuật chuyên môn hoá và du nhập thêm nhiều loại hình mới: kiến trúc, điện ảnh, kịch nói,
các thể loại âm nhạc phương Tây.
 Sự thay đổi toàn diện và phát triển mạnh mẽ của nền văn học và nghệ thuật mới đã làm thay đổi cả hệ thống
quan điểm thẩm mỹ, biến đổi một cách đáng kể thế giới tinh thần cũng như diện mạo văn hoá VN.
+ Giáo dục:
 Để đào tạo đội ngũ viên chức phụ vụ cho nhà nước bảo hộ, chính phù thực dân bãi bỏ mô hình giáo dục Nho
giáo bằng việc mở trường Pháp – Việt (Tây học).
18


 Từ những năm 20 của thế kỉ XX trở đi, một số trường kỉ nghệ, cao đẳng, đại học được thành lập (Cao đẳng
Canh Nông, Cao đẳng Thú y, Cao đẳng Mỹ thuật, Đại học Y dược và Khoa học).
 Một số cơ sở nghiên cứu khoa học cũng ra đời (trường Viễn Đông Bác Cổ, Viện Vi trùng học ở Sài Gòn, Nha
Trang, Hà Nội).
 Khoa học – kỹ thuật từ đây dần trở thành những tri thức chiếm ưu thế so với các luận thuyết đạo đức, chính trị,
xã hội vốn là đặc điểm của nền giáo dục Nho giáo.
 Đây là giai đoạn tạo lập những tiền đề của nền khoa học VN và sự hình thành tầng lớp tri thức mới VN.

 Nhận xét:
- Trong khoảng thời gian gần 100 năm (1858 – 1945), văn hoá VN đã trải qua một “sự đứt gãy lịch sử” chưa từng
có với sự thay đổi toàn diện bộ mặt văn hoá xã hội từ thành thị đến nông thôn; từ văn minh lúa nước sang văn minh
công nghiệp; từ ăn mặc, ở đến các phương tiện giao thông; từ chữ Hán, chữ Nôm sang chữ Quốc ngữ; từ thơ Đường
sang thơ Mới, từ văn vần sang văn xuôi, tiểu thuyết; từ tư tưởng Nho giáo sang tư tưởng dân chủ tư sản → Tất cả
đều hướng vào quỹ đạo hội nhập với thế giới phương Tây.
- Khó có thể chỉ ra một cách đầy đủ những chuyển biến mạnh mẽ của nền văn hoá VN trong cuộc tiếp xúc với văn
hoá phương Tây. Tuy nhiên, một số điều có thể khẳng định là, trải qua bước ngoặt lịch sử này, bản sắc văn hoá dân
tộc chẳng những không bị mất đi mà còn chứng tỏ tính linh hoạt, dung chấp trong việc thu nạp những yếu tố
văn hoá ngoại sinh để không ngừng làm giàu có thêm trong quá trình hội nhập với văn hoá hội nhập.
b. Tiếp xúc với văn hoá Mỹ:
* Bối cảnh lịch sử:
- 1954 – 1975, đế quốc Mỹ gây chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam.
- Nền kinh tế, văn hoá xã hội ở Miễn Nam phát triển theo con đường TBCN.
* Đặc điểm văn hoá:
- Ưu điểm: nền kinh tế hàng hoá phát triển, theo đó là lối sống năng động, cởi mở, dễ hoà nhập, phát huy khả
năng sáng tạo của cá nhân.
- Nhược điểm: coi trọng văn minh vật chất, nặng nề lối sống thực dụng, đề cao chủ nghĩa cá nhân và lối sống tự
do, phóng túng.
c. Tiếp xúc với văn hoá Liên Xô và các nước Đông Âu:
- Cuộc giao lưu diễn ra ở miền Bắc XHCN, đây là cuộc giao lưu văn hoá với tính chất chủ động, theo địn hướng
XHCN, thông qua con đường hợp tác, giúp đỡ, trao đổi kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học (gửi sinh viên và cán
bộ đi học ở nước ngoài; chuyên gia nước ngoài sang giúp VN).
- Về kinh tế, văn hoá, khoa học, giáo dục ở miền Bắc đã có những phát triển quan trọng, ngày càng hội nhập với
thế giới hiện đại.
- Tuy nhiên, do không mở rộng quan hệ giao lưu với các nước ngoài hệ thống XHCN, cùng với nền kinh tế bao
cấp đã tạo nên sự trì tuệ về kinh tế, cứng nhắc, bảo thủ trong tư duy, đơn điệu về văn hoá.
2. Sự thay đổi nền tảng kinh tế - xã hội:
a. Tác động của văn hoá truyền thống đôí với sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá:
* Thuận lợi: Quá trình đấu tranh kiên cường, bền bỉ vượt qua thiên tai và địch hoạ đã hun đúc nên những giá trị

tinh thần truyền thống tốt đẹp của người VN:
- Ý thức đoàn kết cộng đồng bền chặt.
- Đức tính tiết kiệm và tinh thần tự lập tự cường, ý chí vượt qua gian khổ, khó khăn và tinh thần cần cù, sáng tạo
trong lao động.
- Tính tôn ti, nề nếp, lối sống trọng tình, hoà hiếu đã tạo nên một nền tảng xã hội có tính ổn định cao.
- Tư duy biện chứng và lối ứng xử mềm dẻo, linh hoạt tạo khả năng thích nghi cao trong hoàn cảnh mới.
* Khó khăn: Văn hoá truyền thống cũng có không ít những mặt đã trở nên lạc hậu trong xã hội hiện đại, gây cản
trở, kìm hãm, làm chậm tiến độ phát triển của công nghiệp hoá – hiện đại hoá:
- Thói quen làm ăn kiểu sản xuất nhỏ, tự túc tự cấp, bệnh tuỳ tiện, vô nguyên tắc, tác phong đủng đỉnh, lối ứng xử
kiểu gia đình chủ nghĩa, ý thức tôn trọng pháp luật không cao.
- Tư tưởng bình quân chủ nghĩa, thói đố kị, cào bằng, kìm hãm năng lực sáng tạo cá nhân.
- Bệnh gia trưởng, “phép vua thua lệ làng”, tư tưởng độc đoán, bảo thủ.
b. Tác động của công nghiệp hoá đối với văn hoá truyền thống:
19


- Khi xã hội ngày càng đi vào qui củ, nề nếp; luật pháp, kỉ cương ngày càng hoàn thiện thì lối làm ăn tuỳ tiện sẽ bị
đẩy lùi, lối hành xử kiểu gia đình chủ nghĩa không có cơ sở tồn tại.
- Khi nền kinh tế hàng hoá ngày càng phát triển, nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn thì lối làm ăn kiểu sản xuất nhỏ
sẽ không còn thích hợp.
- Khi nhịp sống công nghiệp càng khẩn trương thì tác phong đủng đỉnh sẽ không còn lí do tồn tại.
- Khi quan hệ xã hội ngày càng mở rộng thì tư tưởng địa phương hẹp hòi, bảo thủ cũng bị đẩy lùi dần.
Câu 12: Phân tích sự tác động hai mặt của toàn cầu hóa đối với văn hóa của giới trẻ Việt Nam hiện nay.
- Sau 1975, hai miền thống nhất, xã hội VN được qui về một mối, giao lưu văn hoá được mở rộng.
- Sự tan rã của phe XHCN đã phá bỏ bức tường cách biệt giữa hai thế giới Đông Âu và Tây Âu, cùng với sự phát
triển vượt bậc của những thành tựu khoa học hiện đại đã tạo điều kiện cho sự giao lưu văn hoá diễn ra mạnh mẽ và
đa phương hoá trong phạm vi toàn cầu.
- Quá trình hội nhập giữa VN với thế giới đã khẳng định thái độ của VN là chấp nhận toàn cầu hoá từng bước:
tham gia hiệp hội các nước ĐNÁ (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), gia
nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

- Thông qua các tổ chức quốc tế và khu vực này, nước ta đã chủ động tạo quan hệ để liên kết các giá trị khu vực,
từng bước hội nhập với thế giới.
* Tác động tích cực:
- Về văn hoá vật chất: Góp phần kích thích sự cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển khoa học kĩ thuật, làm tăng tốc
độ phát triển kinh tế, tăng mức sống của cư dân, rút ngắn thời gian để theo kịp sự phát triển của thế giới nhờ việc áp
dụng kinh nghiệm và khoa học công nghệ hiện đại của thế giới.
- Về văn hoá tinh thần:
+ Trong giao lưu toàn cầu hoá, cư dân văn hoá nông nghiệp lúa nước VN được tiếp xúc với các nền văn hoá
phong phú, có điều kiện để hưởng thụ các sản phẩm văn hoá đa dạng của nhân loại.
+ Tạo ra môi trường để cọ xát giữa văn hoá truyền thống với những giá trị văn hoá mới của nhân loại, đó là con
đường để đào thải những đặc trưng văn hoá dân tộc đã trở nên lỗi thời, không còn phù hợp với thời hiện đại.
+ Đồng thời qua giao lưu văn hoá với thế giới, nền văn hoá truyền thống VN sẽ được bổ sung, làm giàu thêm bởi
những giá trị văn hoá tiên tiến của nhân loại.
* Tác động tiêu cực:
- Toàn cầu hoá với nền kinh tế thị trường cạnh tranh lạnh lùng vì lợi nhuận dẫn tới nguy cơ làm xói mòn những
giá trị truyền thống của dân tộc (lối sống trọng tình, sự bền vững của gia đình và tính ổn định của xã hội,…).
- Toàn cầu hoá kinh tế sẽ mang lại sự hưởng thụ các giá trị vật chất, theo đó là văn hoá tiêu dùng, văn hoá hưởng
thụ, là khái vọng làm giàu, lối sống ăn chơi sa đoạ, bạo lực, thực dụng, tác động đến lối sống giản dị, cần kiệm của
người VN truyền thống.
- Tính cộng đồng như một giá trị tốt đẹp của văn hoá làng xã đang chịu thử thách mạnh mẽ trước làn sóng đô thị
hoá. Các quan hệ gia đình lỏng lẻo dần, sự phân hoá trong tư duy, lối sống, cách ứng xử giữa các vùng miền, các
tầng lớp dân cư, các thế hệ.
- Trong giai đoạn hiện nay, văn hoá VN đang ở buổi giao thời, khi các giá trị truyền thống đang bị khủng hoảng,
nhiều cái cũ đã tỏ ra lỗi thời, trong khi cái mới được du nhập ồ ạt mà chưa được thẩm định bởi thời gian nên chưa
định hình những chuẩn mực mới.
→ Không tránh khỏi những hiện tượng xô bồ, đan xen về văn hoá, trong đó tốt – xấu lẫn lộn, tệ nạn xã hội lan
tràn, hó kiểm soát, thậm chí có lúc, có nơi, cái xấu nổi trội, lấn át cái tốt.
- Đặc biệt, đối với tầng lớp thanh niên luôn vồ vập với cái mới thì càng khó định vị một chuẩn mực sống cho phù
hợp, đó cũng là những nguyên nhân trực tiếp đẻ ra các loại tội phạm trong thanh niên – một thực trạng đáng báo
động hiện nay.


20



×