Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

văn hóa tộc người ngữ hệ mông dao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.72 KB, 20 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU:
Trải qua bao thế kỷ, cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã gắn bó với nhau
trong suốt quá trình lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ bờ cõi,
giành tự do, độc lập và xây dựng đất nước. Mỗi dân tộc hầu như có tiếng nói,
chữ viết và bản sắc văn hoá riêng. Trong số đó, nhóm dân tộc theo ngữ hệ
Mông- Dao là một mảng màu đặc sắc trong bức tranh đa dạng của các dân
tộc trên dải đất hình chữ S.
Bản sắc văn hoá của các dân tộc nhóm Mông- Dao thể hiện rất rõ nét trong
các sinh hoạt cộng đồng và trong các hoạt động kinh tế. Từ trang phục, ăn, ở,
quan hệ xã hội, các phong tục tập quán trong cưới xin, ma chay, thờ cúng, lễ
tết, lịch, văn nghệ, vui chơi của mỗi dân tộc lại mang những nét chung. Đó là
đức tính cần cù chịu khó, thông minh trong sản xuất; với thiên nhiên - gắn bó

Nguyễn Thị Thùy Trang – 14CVHH

Page 1


hoà đồng; với kẻ thù - không khoan nhượng; với con người - nhân hậu vị tha,
khiêm nhường...
NỘI DUNG:
I.
Nguồn gốc và sự phân bố dân cư
1. Tộc người H’mông
Người H’mông ở Việt Nam hiện nay đều có nguồn gốc chủ yếu từ phương
Bắc, họ di cư trực tiếp từ Qúy Châu, Quảng Tây và Vân Nam sang. Riêng
một số nhóm ở Thanh Hóa, Nghệ An di cư đến Việt Nam qua Lào. Người
H’mông đến Việt Nam qua những con đường khác nhau và chia thành nhiều
đợt, trong đó có 3 đợt chính:


Đợt 1: khoảng 100 hộ, trong đó có những hộ thuộc họ Lù, họ Giàng đến khu
vực các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ đây họ bắt đầu tiếp
tục di cư vào sâu hơn các tỉnh ở Đông Bắc Việt Nam.
Đợt 2: khoảng trên 100 hộ, trong đó có những hộ thuộc hộ Vàng, họ Lý cũng
vào khu vực Đông Văn. Còn một nhóm số người ít hơn, thuộc vào họ Vàng,
Lù, Chấu, Sùng, Hoàng, Vừ vào khu vực Si Ma Cai, Bắc Hà ( Lào Cai). Sau
đó khoảng 30 hộ gồm các họ Vừ, Sùng chuyển sang phía Tây Bắc Việt Nam.
Đợt 3: số người Hmông di cư vào Việt Nam đông nhất, gồm khoảng trên 10
ngàn người. về sau, họ tiếp tục di cư đến các huyện của các tỉnh thuộc Đông
Bắc và Tây Bắc Việt Nam. Từ đây, hàng năm vẫn có người H’mông di cư lẻ
tẻ sang Việt Nam. Các con đường di chuyển của đồng bào là vào Đồng Văn
rồi xuống Tuyên Quang.
Về dân số và địa bàn cư trú: theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009,
người H’Mông ở Việt Nam có dân số 1.068.189 người (năm 2009), đứng
hàng thứ 8 trong bảng danh sách các dân tộc ở Việt Nam, cư trú tại 62 trên
tổng số 63 tỉnh, thành phố. Nằm trong một quốc gia đa dân tộc, dân tộc
H’mông được coi là một thành viên quan trọng trong cộng đồng các dân tộc
thiểu số ở Việt Nam. Dân tộc H’mông thường cư trú ở độ cao từ 800 đến
1500m so với mực nước biển, gồm hầu hết các tỉnh miền núi phía bắc trong
một địa bàn khá rộng lớn, dọc theo biên giới Việt-Trung và Việt-Lào, từ Lạng
Sơn đến Nghệ An. Người H’Mông cư trú tập trung tại các tỉnh: Hà Giang
(231.464 người,), Điện Biên (170.648 người), Sơn La (157.253 người), Lào
Cai (146.147 người), Lai Châu (83.324 người), Yên Bái (81.921 người), Cao
Bằng (51.373 người), Nghệ An (28.992 người), Đắk Lắk (22.760 người), Đắk
Nông (21.952 người), Bắc Kạn (17.470 người), Tuyên Quang (16.974 người),
Thanh Hóa (14.799 người).
Nguyễn Thị Thùy Trang – 14CVHH

Page 2



2.

3.

II.
1.
1.1.

Tộc người Dao
Dân tộc Dao là một trong 54 dân tộc anh em đang sống trên dải đất Việt
Nam, phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng cao biên giới phía Bắc Việt Nam như
Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn. Dân tộc Dao có nhiều nhóm
địa phương, như: Dao Quần trắng, Dao quần chẹt, Dao Tiền, Dao Thanh Y,
Dao Lô Gang, Dao Đỏ...và có nhiều tên gọi khác: Mán, Động, Trại, Đại Bản,
Tiểu Bản… Tuy cư trú ở núi cao, xa xôi, còn nhiều khó khăn, nhưng đồng
bào Dao đỏ có truyền thống văn hoá phong phú và giàu bản sắc. Văn hoá dân
tộc Dao hoà vào dòng chảy của văn hoá các dân tộc anh em, góp phần hình
thành bản sắc văn hoá các dân tộc Việt Nam.
Tộc người Pà Thẻn
Về nguồn gốc, cho đến nay, kể cả già làng cũng không còn ai nhớ chính xác
điểm xuất phát của họ có từ đâu, chỉ nghe người già truyền lại rằng xưa kia
có một tượng gia phả của họ rất to và sinh sống ở gần biển kéo dài đến ngã
ba sông (từ Trung Quốc đổ về) và chân núi Hùng Sợ nay là Hoàng Liên Sơn,
trước đây người Pà Thẻn rất đông người không ai còn nhớ con số chính xác
nữa nhưng họ có rất nhiều họ khác nữa, nhưng do cuộc sống khó khăn không
tìm được thức ăn và chiến tranh giữa các bộ tộc họ phải di dời đi tìm miền đất
mới, trên đường đi họ bị chặn giết tại ngã ba sông chết rất nhiều, họ phải chia
ra thành nhiều nhóm di chuyển theo nhiều đường khác nhau, cuối cùng tụ
họp lại chỉ còn sống sót 8 anh em là 8 họ gây dựng lại đời sống ngày hôm

nay, trên đường đi vất vả họ phải để lại gia phả của mình một phần bên kia
biển, phần còn lại bên này biển họ sống rất sum vầy hòa thuận.
Các đặc trưng văn hóa của tộc người H’mông
Một số yếu tố văn hóa vật chất
Ẩm thực
Người H’mông thường ăn ngày hai bữa, ngày mùa ăn ba bữa. Bữa ăn với các
thực phẩm truyền thống có mèn mén (bột ngô đồ) hay cơm, rau xào mỡ và
canh. Bột ngô được xúc ăn bằng thìa gỗ. Phụ nữ khéo léo làm các loại bánh
bằng bột ngô, gạo vào những ngày tết, ngày lễ. Người H’mông quen uống
rượu ngô, rượu gạo, hút thuốc bằng điếu cày. Ðưa mời khách chiếc điếu do tự
tay mình nạp thuốc là biểu hiện tình cảm quý trọng. Trước kia, tục hút thuốc
phiện tương đối phổ biến với họ.
Nếu người miền xuôi tự hào với món phở, thì người miền núi tự hào vì có
thắng cố. Nói đến thắng cố, ai cũng biết đó là đặc sản của đồng bào dân tộc
Mông ở miền núi phía Bắc. Nhưng bây giờ, thắng cố đã trở thành món ăn
ngon và quen thuộc của nhiều tộc người vùng cao. Trời càng lạnh, thắng cố

Nguyễn Thị Thùy Trang – 14CVHH

Page 3


1.2.

càng ngon, thêm bát rượu ngô ấm nồng với người miền núi thực không có gì
sánh bằng.
Nói đến rượu thì không thể không nhắc tới rượu ngô Bản Phố, hay còn gọi là
rượu ngô Bắc Hà là một thứ rượu ngon đặc sản của người Mông ở Bản Phố,
cao nguyên Bắc Hà, Lào Cai. Cùng với rượu Táo Mèo và rượu San Lùng,
rượu ngô Bản Phố là các danh tửu của Lào Cai. Rượu Bản Phố có màu trong

như nước suối, lúc mới uống nghe hương vị thơm nồng, sau đó là cảm giác
êm dịu. Rượu ngô nơi đây say lâu nhưng không làm người ta ngu muội mà
cảm giác vẫn sảng khoái. Rượu ngô Bản Phố nấu từ nước lấy từ suối Hang
Dế. Rượu ngô Bản Phố hương thơm thì nồng nàn, quyến rũ, uống vào không
gắt, không chua. Ngô dùng nấu rượu Bản Phố không phải trồng ở nương rẫy
hoặc thung lũng, mà ở trên núi đá cao heo hút. Loại ngô này cho bắp chắc,
vàng, năng suất không cao, bù lại hạt mềm, bùi và rất giàu dinh dưỡng. Sau
khi thu hoạch, ngô được giữ nguyên bắp, phơi khô và bảo quản để nấu rượu
dần. Bí quyết tạo nên sự khác biệt của rượu ngô Bản Phố với các loại rượu
khác là lên men bằng bột bông của cây "pa" Người Mông nơi đây cho rằng:"
Uống rượu Bản Phố vào buổi sáng sẽ có thêm sức mạnh, tựa như có một vị
thần dũng mãnh hỗ trợ làm việc đồng áng suốt ngày không cảm thấy mệt
mỏi. Nếu uống vào buổi tối, cùng với bằng hữu, rượu như có sợi dây vô hình
ràng buộc tình yêu thương khăng khít, trong lòng mọi người trào dâng lời
hay, ý đẹp, nói lên được những điều mới mẻ, ý nghĩa thấm sâu và hào hứng
mà những lúc khác không có rượu chưa nói được”.
Trang phục
Quần áo của người H’mông chủ yếu may bằng vải tự dệt, đậm đà tính cách
tộc người trong tạo hình và trang trí với kỹ thuật đa dạng. Chỉ với 4 màu chủ
đạo xanh, đỏ, trắng, vàng của chỉ tơ tằm mà họa tiết của trang phục đã tỏa ra
muôn sắc màu, tạo cảm giác trầm ấm.
Trang phục của phụ nữ H’mông có họa tiết hoa văn đẹp từ khăn đội đầu đến
xà cạp quấn chân. Phụ nữ H’mông trắng trang phục có họa tiết tập trung ở cổ
áo, nẹp áo, thắt lưng, bồ giáo phía trước. Phụ nữ H’Mông Hoa trang trí họa
tiết ở trang phục phong phú hơn, ở cả khăn đội đầu, cổ áo, nẹp áo, thắt lưng,
bồ giáo, thân váy, xà cạp… kỹ thuật thêu hoa văn của người H’Mông rất
phức tạp và vì thế, nó thể hiện sự tinh tế của người phụ nữ H’Mông. Cách bố
cục và họa tiết trên trang phục của người Mông còn thể hiện sức sống, bản
lĩnh của người Mông trước thiên nhiên… Trang phục của người H’mông rất
sặc sỡ, đa dạng giữa các nhóm. Phụ nữ H’mông Trắng trồng lanh, dệt vải


Nguyễn Thị Thùy Trang – 14CVHH

Page 4


lanh, váy màu trắng, áo xẻ ngực, thêu hoa văn ở cánh tay, yếm sau. Cạo tóc,
để chỏm, đội khăn rộng vành. Phụ nữ H’mông Hoa mặc váy màu chàm có
thêu hoặc in hoa văn bằng sáp ong, áo xẻ nách, trên vai và ngực đắp vải màu
và thêu. Ðể tóc dài, vấn tóc cùng tóc giả. Phụ nữ H’mông Ðen mặc váy bằng
vải chàm, in hoa văn bằng sáp ong, áo xẻ ngực. Phụ nữ H’mông Xanh mặc
váy ống. Phụ nữ H’mông Xanh đã có chồng cuốn tóc lên đỉnh đầu, cài bằng
lược móng ngựa, đội khăn ra ngoài tạo thành hình như hai cái sừng. Trang trí
trên y phục chủ yếu bằng đắp ghép vải màu, hoa văn thêu chủ yếu hình con
ốc, hình vuông, hình quả trám, hình chữ thập.
Trang phục nam:Nam thường mặc áo cánh ngắn ngang hoặc dưới thắt lưng,
thân hẹp, ống tay hơi rộng. Áo nam có hai loại: năm thân và bốn thân. Quần
nam giới là loại chân què ống rất rộng so với các tộc trong khu vực. Đầu
thường chít khăn, có nhóm đội mũ xung quanh có đính những hình tròn bạc
chạm khắc hoa văn, có khi mang vòng bạc cổ, có khi không mang.
1.3.

Kiến trúc nhà ở
Với môi trường sống trên các triền núi cao, khí hậu lạnh, khắc nghiệt thì ngôi
nhà trình tường bằng đất, lợp ngói hay tranh của người H’mông có ưu điểm
mát mẻ về mùa hè, giữ ấm về mùa đông, chống thú dữ… Nhà người H’mông
thường thống nhất 3 gian 2 cửa, một cửa chính, một cửa phụ và phải có hai
cửa sổ trở lên. Trong 3 gian nhà chính, gian bên trái dùng để đặt bếp lò và
chỗ ngủ của vợ chồng chủ nhà. Gian bên phải đặt bếp sưởi và giường khách.
Gian giữa rộng hơn để đặt bàn thờ tổ tiên và là nơi tiếp khách, ăn uống của

gia đình. Hai gian trái đặt cối xay ngô, giã gạo… Bàn thờ tổ tiên của người
H’mông rất đơn giản, chỉ là một mảnh ván hoặc 3 ống cắm hương làm bằng
tre nứa cắm vào tường. Trong gia đình người H’mông, phòng ngủ của vợ
chồng con cái được bố trí riêng. Người H’mông ngủ bằng phản hoặc giát
bằng tre mai đập giập, họ rất khắt khe, nơi ngủ của con dâu, em dâu thì bố
chồng và anh chồng không được vào và ngược lại, con dâu, em dâu không
được vào chỗ ngủ của bố chồng, anh chồng. Nhà của người H’mông bao giờ
cũng có sàn gác để cất giữ đồ đạc, lương thực, thực phẩm. Ngô lúa khi mang
từ nương về bao giờ cũng được cât lên gác. Khói bếp sẽ làm khô và giữ cho
không bị sâu mọt. Phong tục người H’mông không cho con gái, đàn bà được
ngủ trên gác. Khi đàn ông trong nhà đi vắng thì con dâu không được phép lên
gác. Nhà của người H’mông không bao giờ làm dính sát vào nhau, cho dù là
anh em ruột thịt. Khi chọn đất làm nhà, người Mông lấy 3 hạt gạo hoặc ngô
đặt xuống khu đất đã chọn rồi đặt bát hoặc chậu gỗ lên trên, sau đó thắp 3

Nguyễn Thị Thùy Trang – 14CVHH

Page 5


nén hương khấn thần đất, đốt 3 tờ giấy bản xin thổ công thổ địa cho gia chủ
làm nhà. Sáng hôm sau hoặc sau 3 tháng, chủ nhà quay lại xem số hạt ngô đặt
dưới đất, nếu thấy vẫn còn nguyên thì coi như đất ở nơi đó tốt, làm nhà được.
Nếu những hạt gạo hay ngô đó đã bị sâu hay kiến ăn thì coi như đất ở đó dữ,
không làm nhà được. Chọn được đất ở, người H’mông tiến hành san nền, kê
móng, trình tường nhà. Công việc trình tường được làm khá công phu. Trong
quá trình trình tường, người lạ không được đến, nhất là phụ nữ. Để trình
tường người ta phải làm những chiếc khuôn gỗ có chiều dài 1,5 mét, rộng
0,45- 0,5 mét. Khi trình tường người ta đổ đất vào khuôn gỗ và dùng những
chiếc vồ nện chặt đất. Đất dùng để trình tường được loại bỏ sạch rễ cây, đá

to, cỏ rác. Trình tường xong, cây cột cái thường được đem thẳng từ rừng về,
không được đặt xuống đất mà phải đưa lên nóc ngay. Người H’mông coi hai
cây cột cái là cột chủ đạo trong nhà, thể hiện sự ngay thẳng, cứng cáp, vững
vàng của chủ nhà nên cây cột phải là cây rừng không bị sâu thối cụt ngọn.
Hai cây cột này có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người
H’mông, nhất là trong tang ma. Cây cột cái ở giữa phía bếp lò dùng để treo
trống khi có người chết ( ma tươi); cây cột cái giữa ở phía bếp sưởi để treo
trống khi làm ma khô. Cây cái nóc gần trời nhất nên là nơi người trời về nghỉ
ngơi, xem xét mọi việc làm trong nhà. Người trời thường thanh cao nên khi
đưa cây đòn nóc ở rừng về người ta phải đưa lên nóc ngay, không đựoc đặt
xuống đất. Đặc biệt khi vào rừng chặt hạ cây cột cái, cây đòn nóc thường
phải chọn ngày tốt hợp với tuổi của của gia chủ. Tìm được cây gỗ, phải thắp
3 nén hương, tiếp đó cắm 3 tờ giấy bản vào gốc cây khấn thần rừng, thần cây
cho xin cây gỗ về làm nhà. Họ quan niệm rằng như thế thần cây, thần rừng
mới không quở mắng và nhà cửa mới yên vui, mọi người khoẻ mạnh, ăn nên
làm ra. Cửa chính nhà của ngưòi H’mông cũng phải tìm gỗ tốt để làm, nếu là
tre nứa thì phải là thân trúc hoặc mai già. Cửa bao giờ cũng mở vào trong chứ
không mở ra ngoài. Người H’mông không sử dụng bản lề, then chốt bằng sắt
mà hoàn toàn bằng gỗ, bởi người H’mông coi cửa mở ra đóng vào là lòng
bụng con người, trong khi đó bản lề sắt thép là những vật cứng được ví như
dao kiếm. Ngoài cửa chính, nhà của người H’mông còn có cửa phụ, là lối để
đưa đồ dùng cho người chết vào nhà lúc tang ma. Chỉ khi đưa ra nghĩa địa
mới đi qua cửa chính.
Làm nhà được coi là một việc hệ trọng trong đời người H’mông, do vậy ngày
về nhà mới là ngày đại sự của gia chủ. Ngày hôm ấy, người ta tổ chức ăn
uống vui vẻ, chúc nhau mọi sự tốt lành.
Nguyễn Thị Thùy Trang – 14CVHH

Page 6



Cùng với việc làm nhà mới là làm chuồng gia súc. Chuồng gia súc được làm
chếch với cửa chính, tuỳ thuộc vào hướng gió. Để làm chuồng gia súc, người
ta cũng phải xem tuổi gia chủ, tính ngày tháng rồi mới làm. Người H’mông
rất yêu quý gia súc, có khi còn làm chuồng gia súc tốt hơn làm nhà ở. Khi
làm chuồng gia súc người H’mông đều thắp hương cúng ma chuồng, ma trại
phù hộ cho gia súc hay ăn chóng lớn, dễ nuôi. Nhà người H’mông thường
được xếp đá xung quanh làm hàng rào che chắn. hàng rào đá xếp xung quanh
một nhà hoặc 2,3 nhà có quan hệ anh em nội tộc với nhau, làm thành một khu
riêng biệt.Người H’mông cũng làm nhà dựa lưng vào núi, kiêng làm nhà
quay lưng ra khe, vực sâu. Bản của người H’mông có từ vài ba nóc nhà trở
lên, có bản chỉ có một dòng họ, nhưng không nhiều, còn lại đa số là một bản
có nhiều dòng họ sống cùng nhau.Một số yếu tố văn hóa tinh thần
1.4.

Đời sống và quan hệ xã hội
Người H’mông có nhiều dòng họ: Giàng, Thào, Lù, Vù, Sùng, Mã, Lùng,
Hầu, Ly, Vàng, Tẩu, Tráng, Hản, Thèn, Cù. Tên của các dòng họ được đặt
theo tên con vật, màu sắc, cây cối, đồ vật và một số họ có tính chất chung
chung không xác định được nội hàm tên gọi. Các họ lấy tên con vật; Sùng
(gấu), Hầu (khỉ, Lồ (lừa), Má (ngựa), Giàng (dê), Lùng (rồng); họ lấy tên
màu sắc; Hoàng (màu vàng), Lù (màu xanh), Hùng (màu đỏ); họ lấy tên cây:
Thào (đào), Lý (mận); họ lấy tên đồ vật: Cư (trống), Thèn (thùng) và một số
không xác định được tên họ: Mùa, Châu, Phàng, Tẩn, Tráng, Vàng, Lầu,
Vừ… Mỗi họ có những điều kiêng kị và những lễ nghi cúng bái riêng biệt: họ
Giàng kiêng ăn quả tim con vật, họ Hờ kiêng ăn thịt khỉ, họ Lý kiêng ăn lá
lách con vật, con dâu dòng họ Lầu kiêng quét dọn bếp. Sự khác nhau giữa
các dòng họ trong các nghi lễ thờ cúng tổ tiên, ma chay, cúng ma… là ở số
lượng bát cúng, cách bày bát, địa điểm cúng, bài cúng, cách thức ăn uống và
chia thịt; họ Sùng bày 13 bát và chia thịt từ trái sang phải, họ Giàng bày 33

bát theo đường vòng tròn từ phải qua trái, họ Má bày 19 bát theo đường
thẳng.
Những người trong cùng một họ là cùng tổ tiên sinh ra phải có nghĩa vụ giúp
đỡ lẫn nhau trong cuộc sống như ma chay, cưới xin, làm nhà mới, ốm đau
bệnh tật, sinh đẻ, theo đuổi các vụ kiện cáo. Cho dù ở xa cách nhau bao nhiêu
những người cùng họ có thể sinh đẻ và chết trong nhà của nhau mà không sợ
tổ tiên trách cứ. Đứng đầu mỗi dòng họ là trưởng tộc, người có đạo đức, uy
tín và am hiểu sâu sắc phong tục tập quán của dòng họ, giàu kinh nghiệm tổ
chức sản xuất, gánh vác hướng dẫn các gia đình khi có ma chay, cưới xin,

Nguyễn Thị Thùy Trang – 14CVHH

Page 7


giải quyết mâu thuẫn xích mích giữa các thành viên. Người trưởng tộc là
người đại diện cho dòng họ giao thiệp với chính quyền và các dòng họ khác,
đồng thời còn là người tổ chức các vụ kiện, đi đòi nợ máu xưa kia. Có người
tộc trưởng do các thành viên dòng họ bầu ra nhưng cũng có nơi lại do người
tộc trưởng cũ tìm chọn và bồi dưỡng.
Tổ chức gia đình của người H’mông là gia đình nhỏ phụ hệ (gồm hai thế hệ
bố mẹ và con cái sống với nhau). Đứng đầu gia đình là người đàn ông, người
đó có nghĩa vụ gánh vác công việc gia đình: đi làm nương rẫy, khấn tổ tiên,
đón thầy cúng, thay mặt gia đình tham gia công việc Giao, mà bất cứ phụ nữ
nào cũng không có quyền làm thay, làm hộ. Trong gia đình người H’mông
người ta quí trọng con trai hơn con gái, vì thế gia đình nào có nhiều con trai
là niềm kiêu hãnh trong thôn xóm, bản làng. Nếu trong gia đình có mối bất
hoà giữa vợ và chồng, thì con dâu chỉ được lánh nạn sang hàng xóm, không
được phép trở về nhà bố mẹ đẻ. Nếu con dâu muốn về thăm bố mẹ đẻ phải
xin phép nhà chồng và được chồng đưa về tận nhà mới hợp lệ. Khi vợ chồng

li dị, người đàn bà không được trở về sống với bố mẹ đẻ mà đến ở nhờ nhà
chức dịch cho tới khi tái giá. Người đàn bà goá không muốn lấy em chồng
mà lại lấy người khác thì toàn bộ tài sản phải để lại nhà chồng. Trong gia
đình, người con gái tự cho mình là người khách, tự do đi lại và ăn uống
không phải kiêng khem như con dâu trong nhà. Phân chia tài sản, con trai
được chia đều nhau, bố mẹ giữ một phần tài sản bằng các con trai, con gái đi
lấy chồng được bố mẹ đẻ chia cho của hồi môn. Nhìn chung, cuộc sống gia
đình người H’mông tương đối hoà thuận, vợ chồng gắn bó với nhau như hình
với bóng, khi đi chợ cũng như đi làm nương rẫy và thăm thân họ hàng bên
nội, ngoại, chồng đi trước vợ đi sau. Trong mối quan hệ gia đình, ông cậu và
bà cô có vai trò vô cùng quan trọng.
1.5.

Cưới xin
Hôn nhân của người Hmông thông qua mua bán và có phần tin vào tín
ngưỡng. Trong lễ ăn hỏi, người Hmông tin rằng đôi trai gái có hợp nhau hay
không là do lễ cúng "xem chân gà". Người con gái được định giá thông qua
giá trị vật chất thịt, rượu, bạc trắng, thuốc phiện. Mỗi đám cưới thường nhà
gái yêu cầu từ 60 đến 120 đồng bạc trắng, từ 60kg đến 120kg thịt lợn, từ
60kg đến 120kg rượu và một số thuốc phiện. Giá trị vật chất nhà gái yêu cầu
càng nhiều đối với nhà trai thì người con gái đó càng hoàn hảo về tài sắc.
Trong quan hệ hôn nhân con dì, con già, con cô, con cậu được phép lấy nhau.
Điều đặc biệt là con trai cậu được phép lấy con gái cô, đó là một điều tốt đẹp

Nguyễn Thị Thùy Trang – 14CVHH

Page 8


trong gia đình (nước tốt không để chảy vào ruộng người) và (vì tôi đã để vật

quí ở đây thì phải lấy lại nó).
Người Hmông có phong tục em chồng được phép lấy chị dâu (nếu anh trai bị
chết), ngược lại chị dâu có quyền lấy em chồng là để giữ gìn tài sản và có
trách nhiệm nuôi dưỡng các cháu của anh trai. Nếu em chồng đã có vợ thì chị
dâu chỉ được làm vợ lẽ. Trong trường hợp gia đình không có em chồng thì chị
dâu được phép lấy em họ.
Những tục lệ như "bắt vợ", "ǎn hỏi" và "buộc chỉ cổ tay cô dâu" là di sản lớn
về tinh thần do cha ông ta từ xa xưa truyền lại. Người H'mông đã mang nó đi
qua hàng trǎm cánh rừng du canh du cư ngày xưa đến những bản làng trù phú
định canh định cư ngày nay. Bao giờ cũng vậy, Xuân về, Tết đến cũng là dịp
để thanh niên nam nữ H’Mông có cơ hội gặp gỡ, tìm hiểu nhau, đó có thể là
các phiên chợ cuối năm, hội hè trong những ngày Tết hay đơn giản chỉ là
những buổi đi lấy củi, địu nước chuẩn bị cho một năm mới Khi đôi trai gái đã
ưng ý và thề nguyền đi đến hôn nhân thì họ sẽ về thưa chuyện với bố mẹ và
dòng họ. Nếu mọi chuyện suôn sẻ thì nhà trai sẽ mời ông mối sang đánh tiếng
dạm hỏi, rồi tiến tới lễ ăn hỏi (hẹn cưới) và cuối cùng là lễ cưới (đón dâu).
Đám cưới của người H’Mông thường được tổ chức linh đình vào ngày lành
tháng tốt, thường là vào mùa Xuân. Thế nhưng không phải câu chuyện tình
yêu nào cũng có một cái kết có hậu mà không phải trải qua sóng gió. Trong
thực tế có rất nhiều đôi trai gái yêu nhau tha thiết nhưng lại không được một
hoặc cả hai bên cha mẹ đồng ý. Khi cha mẹ đã không đồng ý mà đôi trái gái
tự tìm đến sống với nhau thì không những bị coi là bất hiếu mà cuộc hôn
nhân đó còn không được cộng đồng chấp nhận. Thế nên tục “kéo vợ” có thể
được coi là một giải pháp khá hiệu quả cho những đôi trai gái yêu nhau tha
thiết nhưng lại gặp phải trở ngại từ phía gia đình. Khi đó, đôi trái gái sẽ bàn
cách tiến tới hôn nhân bằng tục “kéo dâu” bằng cách nhờ cậy những ông chú,
bà thím, bà cô, ông cậu, anh em, bạn bè làm nội ứng, thống nhất kế hoạch
“kéo dâu”, hợp lý hoá cuộc hôn nhân. Mọi chuyện được tính toán trong bí
mật, gia đình nhà gái không hề hay biết, cô gái vẫn ngày ngày đi nương, lấy
củi, địu nước như thường. Rồi một ngày như đã hẹn chàng trai xuất hiện. Hai

người đang tâm sự thì bạn bè của chàng trai xuất hiện và giúp chàng trai kéo
cô gái về nhà mình. Cô gái dù biết trước mọi chuyện vẫn cảm thấy bất ngờ,
kêu toáng lên. Không những thế cô gái phải giả vờ kêu cứu, khóc lóc để mọi
người nhà mình biết đến cứu. Người ta cho rằng người con gái bị kéo về làm
vợ mà không khóc lóc, kêu la thì đó là đồ con gái rẻ rúng và hư hỏng, bị gia
Nguyễn Thị Thùy Trang – 14CVHH

Page 9


đình và làng xóm coi khinh. Khi người nhà gái mang gậy gộc đến cứu cô gái
thì các bạn của chàng trai sẽ xông ra đỡ đòn để chàng trai mang cô gái về
nhà. Sau khi gia đình chàng trai mang gà ra làm lễ quét phép, cô gái mới
được đưa vào nhà. Người H’Mông quan niệm, con gái đã bị người ta dùng gà
trống làm lễ nhập nhà rồi thì có bỏ về bố mẹ đẻ cũng không thể chấp nhận
được vì cô ta đã trở thành người của nhà khác, khi chết cũng là ma nhà khác
rồi. Chính vì vậy, khi biết con gái mình đã bị người ta kéo về làm vợ thì dù có
không đồng ý, có ấm ức thì đa phần nhà gái cũng đành đồng ý. Tục “kéo vợ”
còn có thể diễn ra bởi nhiều lý do như: người con trai thích người con gái
nhưng người con gái lại từ chối; gia đình người con trai dùng quyền thế
“cướp vợ” cho con trai nhưng những trường hợp này chỉ xảy ra trước kia,
dưới thời xã hội phong kiến.
Còn ngày nay, cũng như nhiều dân tộc khác, người H’Mông luôn trọng chế
độ hôn nhân một vợ, một chồng và quan niệm cái đẹp lứa đôi là khỏe mạnh,
đạo đức và chăm chỉ. Hôn nhân là kết quả của tình yêu tự nguyện, các cuộc
“kéo vợ” giờ đây chỉ là sự khẳng định cho tình yêu mãnh liệt, khát vọng về
một gia đình hạnh phúc của trai gái người H’Mông mà thôi. Chính vì vậy,
hiểu tục “kéo vợ” của người H’Mông như ngày này chúng ta vẫn hiểu, là khi
người con trai thích một người con gái, liền rủ bạn bè bắt cóc người đó về
làm vợ là rất sai lầm, nghiêng về khía cạnh bạo lực mà không thấy hết được

tính nhân văn sâu sắc trong đó. Chính vì vậy, có thể nói, người H’Mông có
rất nhiều tục lệ với những ràng buộc khắt khe song bên trong đó đều chứa
đựng các yếu tố nhân văn rất tình người, được xử lý linh hoạt trên cơ sở đoàn
kết thương yêu. Đó chính là nhân lõi để giữ gìn sự gắn bó của cộng đồng và
bảo lưu các giá trị văn hóa độc đáo của người H’Mông.
1.6.

Ma chay
Trước kia, ma chay của người H’mông thường được tổ chức kéo dài từ 5 đến
7 ngày, ngày nay giảm xuống còn từ 2 đến 3 ngày. Khi gia đình có người
chết, họ đi mời người (thầy mo) đến làm thủ tục cúng hát mở đường, sau đó
mới tiến hành khâm liệm (áo ngoài bằng lanh thì mới được đoàn tụ với tổ
tiên).
Cách hành xử mỗi nơi mỗi khác: có nơi để người chết trên "cáng" treo trước
bàn thờ hoặc để trên ghế dài đặt ngang cửa ra vào. Có nơi người chết được
đặt vào quan tài nhưng không đậy nắp để dễ dàng xem mặt người chết. Trong
lúc hát mở đường đến đoạn sự tích gà dẫn đường cho người chết về với tổ

Nguyễn Thị Thùy Trang – 14CVHH

Page 10


tiên, người ta mang một con gà đã chết để nguyên lông đặt trong âu bột ngô
để phía dưới người chết.
Trong đám ma người Hmông dùng khèn và trống để thực hiện nghi lễ tiễn
đưa người chết về với tổ tiên được êm đẹp. Sau khi chôn cất xong, nếu là
nam giới, người ta cắm 9 cành lá, nữ giới cắm 7 cành để đánh lạc hồn người
chết không quay về làm hại những người thân trong gia đình. Lễ cúng đưa
hồn người chết về với tổ tiên sau khi chôn cất hoặc kéo dài một hay vài năm.

1.7.

Tín ngưỡng
Người ta tin rằng tổ tiên đã chết, che chở cho con cháu đang sống làm những
nghi lễ cầu xin cho các thành viên thị tộc hay gia đình và tiến hành những
nghi thức nhằm thờ phụng tổ tiên. Bàn thờ tổ tiên thường đặt ở vị trí gian
giữa, nhiều dòng họ H’mông không lập bàn thờ tổ tiên riêng. Nơi thờ cúng tổ
tiên chỉ là một miếng giấy hình chữ nhật kích thước 20- 30cm. Nơi đặt bàn
thờ là linh thiêng, chỉ có chủ gia đình mới được làm chủ lễ cúng mời tổ tiên,
chỉ có con trai mới được đến gần bàn thờ. Người H’mông chỉ cúng tổ tiên
vào dịp năm mới, lễ cơm mới hoặc khi cần cúng chữa bệnh đối với hồn cụ,
ông, cha ở thế giới bên kia.
Bên cạnh thờ cúng tổ tiên, người H’mông còn tồn tại một hệ thống ma nhà
với những lễ thức cúng bái riêng biệt: "Xử Cả" là ma có vị trí quan trọng
trong hệ thống các ma nhà người H’mông, gắn liền với sự giàu có, nhất là
tiền bạc. Nơi thờ "Xử Cả" ở tấm ván hậu gian giữa nhà. Chỗ thờ được dán hai
miếng giấy bản màu vàng và bạc cắm 3 hoặc 9 lông gà, bôi ít máu gà. Mỗi
năm cúng xử cả một lần vào đêm 30 tết, đồ cúng là một con gà trống màu đỏ.
"Bùa Đáng" (ma lợn) được thờ ở cột chính trong nhà, cột tượng trưng cho sự
hưng thịnh và vận mệnh của gia đình. Ma lợn chỉ có chủ gia đình mới được
cúng, vật cúng là lợn nái đã đẻ một lứa. Trong đời một người con trai phải
làm lễ cúng cột chính 1 hoặc 2 lần, nhằm tưởng nhớ và làm tròn đạo hiếu
giữa người còn sống đối với người đã chết. Cúng ma cột chính, theo quan
niệm của người H’mông còn nhằm tạ ơn những người xưa kia đã giúp người
H’mông qua hoạn nạn, để tìm chữ viết đã mất. "Xìa Mình"(ma cửa), có
nhiệm vụ ngăn ma ác vào nhà, bảo vệ gia súc, bảo vệ của cải, bảo vệ các hồn,
ngăn không cho hồn các thành viên gia đình bỏ đi. Theo quan niệm của đồng
bào, ma cửa thường ngự ở miếng vải đỏ dán trước cửa chính. Ma cửa thường
được cúng vào dịp tết, khi có người ốm đau hoặc mất tài sản. Lễ vật cúng là
con gà trống, khi có điềm xấu chủ nhà phải cúng ma cửa bằng lợn- gọi là lễ


Nguyễn Thị Thùy Trang – 14CVHH

Page 11


cúng lớn. "Hú Sinh" (ma bếp) có liên quan đến việc sinh nở của phụ nữ và
phù hộ cho việc chăn nuôi gia súc. Do đó kiêng giẫm chân lên bếp lò, kiêng
làm hư hại lòng lò bằng đất, không được gõ và đánh vào bếp cám lợn, lúc lợn
chửa kiêng không lấy tro trong bếp lò. Muốn nhấc chảo cám ra phải để một
hòn đá vào giữa bếp, nếu không làm như vậy, gia súc dễ bị dịch bệnh chết,
phụ nữ khó đẻ hoặc đẻ ra quái thai, dị hình. "Nhìu Đáng" (ma trâu), trong đời
người con trai phải cúng báo hiếu bố mẹ, một lần. Vật cúng là trâu to, lớn,
khoẻ mạnh. Lễ cúng tuỳ từng gia đình, dòng họ qui định, cúng ở trong nhà
hay ở vị trí nào đó ngoài trời. Người cúng phải hiểu lai lịch dòng họ.Như vậy,
thờ cúng tổ tiên ở người H’mông đã được hình thành, quan niệm tổ tiên đã
mở rộng đến ba đời- quan niệm này gần gũi với tâm thức thờ cúng tổ tiên của
người Tày, người Dao, người Kinh.
Người H’mông thờ cúng thần cộng đồng "Giao" (thần thổ địa). Thần thổ địa
được thờ ở một gốc cây to, hoặc hòn đá lớn trong một khu rừng cấm. Đồng
bào quan niệm thần của "Giao" chi phối cuộc sống của cộng đồng "Giao".
Người dân trong "Giao" khoẻ mạnh, mùa màng bội thu, gia súc nhiều, dân số
tăng là nhờ thần phù hộ. Hàng năm vào ngày Thìn của tháng hai (hoặc ngày
mồng 2 tháng 2) đại diện các gia đình các gia đình trong "Giao" đến khu
rừng cấm, nơi thờ thần làm lễ cúng thần, lễ vật cúng là gà, hoặc lợn và rượu.
Người đứng đầu "Giao" trịnh trọng cầu khấn thần linh phù hộ. Nội dung bài
cúng thần tỏ rõ lòng tôn kính nhưng vẫn thân mật và bình đẳng với thần.
Quan hệ người dân với thần như trong cộng đồng "Giao" bình đẳng, thân ái,
giúp đỡ lẫn nhau. Ở đây thần cũng bình đẳng như một thành viên của cộng
đồng. Thần chưa có sức mạnh siêu phàm tuyệt đối, chưa đứng trên cộng

đồng. Do đó, cộng đồng dâng lễ vật cho thần thì thần phải có nghĩa vụ phù
hộ, bảo vệ cộng đồng "Giao". Ngoài ra, người H’mông còn có những hình
thức sinh hoạt tín ngưỡng khác như: hồn xác con người (người có ba hồn ở
đỉnh đầu, ngực và rốn), một số kiêng cữ không ăn vật tổ, ma thuật (ma ngũ
hải), kiêng kị trong sinh đẻ, trong cưới xin, nghi thức tang ma, lễ Nào xồng,
lễ hội Gầu Tào, lễ cầu tự và còn rất nhiều hình thức sinh hoạt tín ngưỡng
mang tính chất huyền bí khác.
Ngoài những yếu tố tinh thần truyền thống, người Hmông còn tiếp thu yếu tố
văn hoá mới Kitô giáo (đạo Thiên Chúa và đạo Tin Lành). Từ năm 1888, thực
dân Pháp chiếm đóng Sa Pa đã có ý định xây dựng các cơ sở truyền giáo.
Nhưng mãi tới năm 1921, mới có 5 gia đình H’mông theo đạo và đến những
năm 40 của thế kỷ XX, chỉ có 33 hộ gia đình người H’mông ở 11 làng theo
Nguyễn Thị Thùy Trang – 14CVHH

Page 12


đạo. Người H’mông ở Sa Pa theo đạo không chỉ do yêu cầu tín ngưỡng khao
khát một niềm tin mà chủ yếu là do sự thúc đẩy của tâm lí thực dụng. Họ cần
đi theo chúa không chỉ vì hạnh phúc trên thiên đàng mà vì những vấn đề thiết
thân trong cuộc sống đang đặt ra (được cấp ruộng nương, có chỗ dựa mới, bỏ
lễ cúng ma đầy tốn kém… Người H’mông coi tôn giáo chỉ là phương tiện
nhằm giải quyết những nhu cầu bức xúc của đời sống chứ không quan tâm
nhiều về triết lí, về hạnh phúc hư ảo ở thế giới bên kia. Như vậy, đời sống
sinh hoạt tinh thần của người Hmông đã được pha trộn giữa đạo lí Gia tô vào
đạo lí người Hmông, như một yếu tố văn hoá mới gá lắp vào đời sống sinh
hoạt tinh thần của họ.
1.8.

Văn hóa văn nghệ

Người H’mông còn có một nền văn hoá nghệ thuật phong phú, truyện cổ dân
ca chiếm một vị trí quan trọng, gồm nhiều loại (cúng ma, tình yêu, cưới xin,
làm dâu, mồ côi…). Các loại nhạc cụ như khèn, kèn lá, đàn môi và các loại
hình hoa văn trang trí trên trang phục phụ nữ là những tác phẩm nghệ thuật
dân gian đẹp, cái đẹp tươi sáng tự nhiên của vùng cao.

III.

Các đặc trưng văn hóa của tộc người Dao
1. Một số yếu tố văn hóa vật chất
1.1. Ẩm thực
Trong gia đình người Dao, phụ nữ phụ trách công việc đồng ruộng, hái rau lo
bữa ăn cho gia đình vào ngày thường. Các ngày lễ, nam giới phải dâng lễ vật
cúng cho tổ tiên, vì theo phong tục thì phụ nữ không được tham gia vào các
lễ cúng đó.
Lương thực chính trong bữa ăn hàng ngày là cơm. Các thức ăn có trong bữa
ăn thường có rau, thỉnh thoảng có thịt lợn hoặc mổ gà, vịt, được chế biến
thành các món luộc, xào, kho, hấp, sốt, nướng, ăn gỏi… Người Dao ăn ba
bữa trong một ngày, trong đó hai bữa quan trọng nhất là bữa sáng và bữa tối,
bởi nó mang tính chất đặc thù của công việc, còn bữa trưa đôi khi là chỉ là
bữa phụ. Khi đi làm nương, phải đi rất xa nên bà con thường gói cơm mang
theo để dùng bữa trưa ngay tại nương, ruộng không về nhà.
Khi ăn, vị trí của ngồi của các thành viên trong gia đình cũng có những quy
định cụ thể. Người cao tuổi trong gia đình được ngồi ở phía trên, sau đó đến
các thành viên khác. Gia đình có khách tuỳ thuộc vào mối quan hệ thân sơ
với gia đình và tuỳ thuộc vào giới tính của khách là nam hay nữ mà có những
cách tiếp đãi khác nhau.Với người Dao, mỗi món ăn có một vị đặc sắc riêng,
cách chế biến khác nhau và phù hợp với từng lễ thức. Đặc biệt là, bữa ăn

Nguyễn Thị Thùy Trang – 14CVHH


Page 13


không chỉ để đáp ứng nhu cầu vật chất mà còn là hoạt động mang tính văn
hoá cao. Đây là dịp để cả gia đình đoàn tụ quây quần, trò chuyện, trao đổi
kinh nghiệm sản xuất cũng như cũng như bao quát tất cả mọi hoạt động của
mọi thành viên trong gia đình, là nét văn hóa đặc sắc cần được gìn giữ và
phát huy.
1.2. Trang phục
Trước đây đàn ông để tóc dài, búi sau gáy hoặc để chỏm tóc dài trên đỉnh
đầu, xung quanh cạo nhẵn. Các nhóm Dao thường có cách đội khăn khác
nhau. áo có hai loại, áo dài và áo ngắn.Trang phục của người phụ nữ Dao
gồm: áo, yếm, xà cạp, cùng đồ trang sức vàng bạc, khăn vấn đầu... Đối với
trang phục của nam giới thì rất đơn giản, đó là những chiếc áo ngắn, xẻ ngực,
cài cúc trước ngực và thường cài 5 cúc. Quần rất rộng đũng, có thể cử động
trong mọi tư thế. Cả nam, nữ và trẻ con người Dao đều thích đeo trang sức
như vòng cổ, chân, tay. Ngoài việc làm đẹp thì chúng còn mang giá trị nhân
văn, tín ngưỡng. Theo truyền thuyết kể lại, người đeo trang sức bằng bạc thì
sẽ trừ tà ma, tránh gió và thậm chí là được thần linh phù hộ.
1.3. Kiến trúc nhà ở
Người Dao thường sống ở vùng lưng chừng núi hầu khắp các tỉnh miền núi
miền Bắc. Tuy nhiên một số nhóm như Dao Quần trắng ở thung lũng, còn
Dao Ðỏ lại ở trên núi cao.Về cấu trúc nhà ở của người Dao có ba loại nhà:
nhà sàn, nhà đất, nhà nửa sàn nửa đất; nhà ở bằng gỗ, tre, nứa rất chắc chắn,
đơn giản nhưng được kết hợp khéo léo toát lên sự kín đáo, tế nhị của người Á
Đông. Kiểu nhà truyền thống của người Dao quần trắng là nhà sàn, thường
được làm ba gian, cách chắp nối các cấu kiện bằng nguyên liệu rời. Tuy
nhiên, họ không phải dùng đinh trong quá trình lắp ghép nhà ở. Kiểu nhà này
chỉ có một cầu thang lên xuống, cầu thang có số bậc lẻ; trong nhà thường có

hai bếp. Nhà người Dao đỏ làm nửa sàn nửa đất ở lưng chừng đồi. Cách chọn
hướng nhà thì cũng như các dân tộc khác
2. Một số yếu tố văn hóa tinh thần
2.1. Đời sống và quan hệ xã hội
Trong thôn xóm tồn tại chủ yếu các quan hệ xóm giềng và quan hệ dòng họ.
Người Dao có nhiều họ, phổ biến nhất là các họ Bàn, Ðặng, Triệu. Các dòng họ,
chi họ thường có gia phả riêng và có hệ thống tên đệm để phân biệt giữa những
người thuộc các thế hệ khác nhau.
2.2. Cưới xin
Đối với việc cưới hỏi, trong Lễ ăn hỏi: Nhà trai mang gà, rượu, thịt sang nhà gái
đưa đồng bạc trắng, tuỳ từng địa phương số tiền thách cưới là 1,20 hoặc 30 đồng
bạc hoa xoè. Số bạc này nhà gái dùng để chuẩn bị quần áo, tư trang để cô dâu về
Nguyễn Thị Thùy Trang – 14CVHH

Page 14


nhà chồng. Từ khi ăn hỏi đến khi cưới khoảng 1 năm để cô gái phải thêu thùa quần
áo cưới. Để báo hỉ cho khách đến dự đám cưới, hai bên gia đình dùng vỏ quả bầu
khô cắt ra từng viên nhỏ như hạt bầu nhuộm bằng màu hồng. Người thân thường
cho hai hạt (nghĩa là người được nhận hạt vỏ bầu này được mời thêm một người
nữa, thường là vợ hoặc chồng). Bao nhiêu khách thì chuẩn bị bấy nhiêu hạt (việc
dùng vỏ quả bầu cắt nhỏ để báo hỉ có liên quan đến sự tích chuyện nạn hồng thuỷ
của người Dao).
Lễ cưới: Người Dao thường tổ chức cưới chủ yếu là bên nhà trai. Bên nhà gái báo
cho bên nhà trai số khách đến dự cưới là bao nhiêu (thường là 100 - 120 người) để
nhà trai chuẩn bị cỗ và thịt ruợu cho thông gia nhà gái. Số thịt rượu hồi cho khách
sui gia mỗi người 1 kg thịt lợn, 1 chai rượu. Ngày cưới, đoàn nhà gái đưa dâu sang
nhà trai gọi chung là đoàn (săn cha), từ trẻ đến già ăn mặc chỉnh tề theo trang phục
truyền thống của dân tộc mình. Sau khi ăn uống, đoàn đưa dâu đứng trước bàn thờ

tổ tiên, hai ông quan lang hai bên thưa với tổ tiên việc cưới xin của gia đình và xin
phép được đưa đón dâu sang nhà trai. Cô dâu mặc trang phục ngày cưới, cổ và tay
đeo vòng bạc... Trên đầu trùm chiếc khăn đỏ to che kín mặt. Trong khi làm lễ cô
dâu quay mặt ra phía cửa. Cô phù dâu bên cạnh có nhiệm vụ che ô cho cô dâu đi
đường và phụ giúp cô dâu trong quá trình hành lễ từ nhà gái sang nhà trai. Trong
đoàn săn cha có một người thổi Phằn tỵ (kèn). Trên đường đi qua các bản, người
thổi kèn thổi các bài ca chào bản chào mường, mừng cưới theo điệu vui vẻ. Đến
nhà trai, đoàn săn cha dừng chân cách nhà trai một quãng. Nhà trai đưa bàn ghế ra,
thuốc, trà, rượu ra mời đoàn săn cha đang dừng chân (đợi giờ vào nhà). Đội nhạc lễ
nhà trai gồm: trống, thanh la, kèn, hai chũm chọe gồm một to và một nhỏ. Trước
khi ra cửa đón dâu, đội nhạc lễ thổi những bài ca mừng cưới vòng ba lần trong nhà
rồi ra ngoài đón đoàn săn cha nhà gái. Người thổi kèn đôi bên thổi bài chào đón
khách và đưa cô dâu cùng đoàn săn cha vào nhà.
Lễ cô dâu vào nhà: Người Dao quan niệm khi cô dâu đi đường có thể các loại ma,
ngoại thần bám theo, nên trước khi vào nhà thầy Tào phải làm lễ trừ tà quỷ. Cô dâu
được phù dâu che ô và dắt vào trước cửa nhà, cô dâu vẫn quay mặt ra ngoài. Nhà
trai lấy một chậu nước trên chậu đặt một con dao, một đôi dày mới, chuẩn bị ba
cành đào hoặc ba cọng gianh tươi (dùng để đuổi tà) Thầy miệng ngậm nước phép
Tào làm phép đuổi tà thầy phù nước ra phía cửa đoạn cầm ba nhành đào phi từ
trong nhà qua trên đầu cô dâu. Xong động tác này, cô dâu bước vào nhà dừng trước
chậu nước bỏ đôi hài cũ ra dơ chân qua trên chậu nước, con dao đặt trên chậu nước
được bỏ ra, một em bé trai hoặc gái nhà trai rửa chân cho cô dâu và đi hài mới vào
chân cho cô dâu. Cô dâu được đưa vào buồng, chậu nước được bê vào đặt dưới
gầm giường cô dâu để đó ba ngày mới đổ đi. Đêm đó, các cô gái, chàng trai đôi
Nguyễn Thị Thùy Trang – 14CVHH

Page 15


bên được dịp trổ tài hát Páo Dung. Càng về khuya lời Páo Dung càng da diết, lũ trẻ

mong mình lớn lên để được hát Páo Dung, người già như thấy mình trẻ lại, thần
rừng, thần cây nghe nuốt lấy từng câu, cất vào lòng để rồi mai này nếu người Dao
có quên hát Páo Dung thần sẽ nhắc lại...
Đám cưới là một trong những sinh hoạt văn hoá truyền thống của người Dao trong
đó chứa đựng những giá trị về văn hoá, về lịch sử, giá trị về giáo dục.
2.3. Ma chay
Thầy tào có vị trí quan trọng trong việc ma và làm chay. Nhà có người chết con cái
đến nhà thầy mời về chủ trì các nghi lễ, tìm đất đào huyệt. Người ta kiêng khâm
liệm người chết vào giờ sinh của những người trong gia đình. Người chết được
liệm vào quan tài để trong nhà hay chỉ bó chiếu ra đến huyệt rồi mới cho vào quan
tài. Mộ được đắp đất, xếp đá ở chân mộ. ở một số nơi có tục hoả táng cho những
người chết từ 12 tuổi trở lên.
Lễ làm chay cho người chết diễn ra sau nhiều năm, thường được kết hợp với
lễ cấp sắc cho một người đàn ông nào đó đang sống trong gia đình. Lễ tổ chức ba
ngày, ngày đầu gọi là lễ phá ngục, giải thoát hồn cho người chết, ngày thứ hai gọi
là lễ tắm hương hoa cho người chết trước khi đưa hồn về bàn thờ tổ tiên trong nhà,
ngày thứ ba lễ cấp sắc.
2.4. Tín ngưỡng
Người Dao có hai hình thức thờ cúng chính là cúng tổ tiên (Bàn Hồ) và cúng Bàn
Vương. Trong cúng tổ tiên, người ta cúng đến 9 đời và bàn thờ tổ tiên đặt ở nơi tôn
nghiêm nhất và họ cho rằng tổ tiên không ở thường trực trên bàn thờ mà chỉ ghé
thăm họ vào ngày mồng một hoặc ngày rằm; cúng Bàn Vương là cúng một nhân
vật huyền thoại. Thờ Bàn Vương, không cần lập bàn thờ riêng mà khấn chung với
tổ tiên, tông tộc trong các dịp lễ tết. Người Dao tin rằng, Bàn Vương có liên quan
đến số phận từng gia đình, từng tông tộc, nên có cúng bái tốt thì mọi người mới
khoẻ mạnh, gia tộc mới hưng thịnh.
Tuy nhiên, hình thái tín ngưỡng vạn vật hữu linh giáo tồn tại rộng rãi ở người Dao.
Đó là quan niệm đa thần, vạn vật hữu linh - tức là vạn vật đều có linh hồn. Vì vậy,
người Dao tin là có thần gió, thần mưa, thần trông coi lúa gạo, hoa màu và thần
chăn nuôi. Người Dao có rất nhiều nghi lễ như lễ cúng nương, lễ cúng cơm mới,

cúng thóc giống, cúng hồn gia súc, lễ cấp sắc khá phổ biến và rất quan trọng đối
với người đàn ông Dao.
2.5. Văn hóa văn nghệ
Dân tộc Dao có một nền văn hóa rất phong phú và đậm đà bản sắc, phản ánh
nhiều lĩnh vực của đời sống. Ca hát và sáng tác thơ là nhu cầu sinh hoạt văn
nghệ phổ biến của người Dao. Người Dao hát, sáng tác hoặc ứng tác lời hát
Nguyễn Thị Thùy Trang – 14CVHH

Page 16


vào các dịp trai gái đến chơi làng, trong đám cưới, dịp vào nhà mới, những
ngày hội và chợ phiên... Có hai hình thức thể hiện là hát đơn và hát đối đáp,
nhưng hát đối đáp là thông dụng hơn. Hát đối đáp thường áp dụng khi làm
quen, tìm hiểu nhau. Theo đó, người ta chia làm hai bên, một bên nam, một
bên nữ, tối thiểu mỗi bên có một người. Tục ngữ, ca dao phải ánh nhiều lĩnh
vực khác nhau, đặc biệt là các kinh nghiệm sản xuất và sinh hoạt xã hội. Câu
đối cũng đa dạng và phản ánh nhiều khía cạnh của cuộc sống lao động và
thiên nhiên xunh quanh con người. Nhạc cụ dân tộc của người Dao chủ yếu
được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng, gồm có trống, thanh la,
chũm choẹ, chuông nhạc và tù và. Ngoài ra, người Dao còn có các loại nhạc
cụ khác như nhị, sáo, đàn môi...
Cùng với các làn điệu dân ca, người Dao còn có các điệu dân vũ phong phú
và đặc sắc, chủ yếu gắn liền với nghi lễ, tôn giáo. Múa có nhiều điệu, thường
được sử dụng trong các nghi lễ cúng tế, cấp sắc, tết nhảy như: múa cầu mùa,
múa đón xuân, múa kiếm, múa trống, múa bắt ba ba. Người Dao có một tập
tục rất thú vị nhờ đó mà các điệu múa của họ lưu truyền từ đời này sang đời
khác đó là lễ dậy múa. Người dậy múa phải là người có hiểu biết, có uy tín
trong cộng đồng, được mọi người tín nhiệm. Âm nhạc, múa là một thành tố
văn hoá, một giá trị sáng tạo văn hoá trong đời sống tinh thần của người Dao.

Có thể nói nghệ thuật ca múa của người mang tính giáo dục, sự kế thừa nền
văn hoá truyền thống, ý thức nguồn gốc cộng đồng cao. Cùng với thời gian
nghệ thuật ca múa của họ đã, đang và sẽ tồn tại mãi với một niềm tự hào mà
không phải bất cứ một dân tộc nào cũng có được.
IV.
1.
1.1.

1.2.

Các đặc trưng văn hóa của tộc người Pà Thẻn
Một số yếu tố văn hóa vật chất
Ẩm thực
Ẩm thực của người Pà Thẻn cũng rất phong phú, nhiều món ăn ngon, lạ như
bánh sừng trâu, cơm ngũ sắc, noãn cọ, noãn mây, cá sông nướng...và đặc biệt
là món thịt trâu muối ,thịt heo muối treo khô… những món ăn được chế biến
hết sức đơn sơ cùng với sự nhiệt tình cởi mở chắc chắn sẽ mang lại sự ngon
miệng cho người thưởng thức. Người Pà Thẻn đặc biệt rất hiếu khách, khi
khách đến nhà ăn cơm, ăn xong khách không được dọn mâm bởi họ quan
niệm như vậy là khách đến lần cuối và chủ nhà tiếp đón chưa chu đáo
Trang phục
Cái độc đáo của trang phục Pà thẻn là ở trang phục nữ, được biểu hiện ở lối
tạo dáng áo dài, cách dùng màu và lối mặc, tạo nên một phong cách riêng. Đó
là loại áo cánh ngắn xẻ ngực, quần lá tọa, giống phong cách trang phục các

Nguyễn Thị Thùy Trang – 14CVHH

Page 17



dân tộc Tày. Phụ nữ Pà thẻn đội khăn màu chàm quấn thành nhiều vòng trên
đầu. Đó là lối đội khăn chữ nhất quấn thành mái xòe rộng như mũ, hoặc lối
đội khăn hình chữ nhân giản đơn hơn cũng tạo thành mái nhơ ra hai bên
mang tai.
Áo có hai loại cơ bản là áo ngắn và áo dài. Áo ngắn xẻ ngực, cổ thấp, màu
chàm, cổ làm liền với hai vạt trước. Áo này thường mặc với váy rộng nhiều
nếp gấp, màu chàm. Áo dài là loại xẻ ngực, có thể gọi là áo lửng, cổ thấp liền
hai vạt trước, khi mặc vạt phải đè chéo lên vạt trái, phía dưới của vạt phải
nhọn xuống tạo thành vạt chính của thân trước. Ông tay và toàn bộ thân áo
được trang trí với lối dùng màu nóng sặc sỡ. Áo này mặc với váy hở dệt thuê
hoa văn đa dạng (hình thập ngoặc, hình quả trám...). Giữa eo thân áo được
thắt dây lưng là loại được dệt thuê hoa văn. Phụ nữ ưa mang nhiều đồ trang
sức vòng cổ, vòng tay,...
Cùng với áo và váy, phụ nữ có a thứ (vừa giống cái yếm vừa giống tạp dề).
Nó được mang như mang tạp dề nhưng không có công dụng như tạp dề. Màu
sắc chủ yếu trên phụ nữ là đỏ, đen, trắng. Hoa văn chủ yếu được tạo ra bằng
dệt.
1.3.
Kiến trúc nhà ở
Nhà ở của người Pà Thẻn có 3 loại: nhà sàn, nhà nền, nhà đất và nhà nữa sàn nữa
đất. Loại nhà nền đất to lớn cột có kê đã phổ biến ở những vùng định canh định cư
do tiếp thu văn hóa cấu trúc và của người Dao. Kiến trúc nhà của người Pà Thẻn
xưa kia là kiểu nhà nửa sàn nửa đất cổ, nay còn lưu giữ lại nhà đất cổ, trong nhà họ
chỉ thờ duy nhất một bát hương gia phả, nếu trong nhà có người làm nghề thầy mo
thì có thêm một bát hương nữa gọi là bát hương tổ tiên, bát hương này chỉ khi đi
cúng về mới được thắp hương kèm theo lễ vật nhà chủ biếu thầy mang về báo cáo
thành tích với tổ tiên, cạnh bát hương có một bát đựng nước và một bát khác úp bát
nước đó lại.
2. Một số yếu tố văn hóa tinh thần
2.1.

Đời sống và quan hệ xã hội
Các bản của người Pà Thẻn thường tập trung ở ven suối, thung lũng hoặc triền núi
thấp. Mỗi làng của người Pà Thẻn có nhiều dòng họ. Trong làng có một dòng họ to
nhất. Người Pà Thẻn nhận mình là con cháu của tám họ như (Phù, Tần, Táy, Hưng,
Sinh…) ngoài ra còn là họ Bàn, họ Triệu. Mỗi họ có hai tên gọi, một theo âm Hán,
và một được dùng giao tiếp xưng hô giữa những người đồng tộc, thí dụ họ Phù
theo tiếng dân tộc Pà Thẻn là Ca Bồ, họ bình là Ca Sơ, họ Dừ là Ca Đo.
Quan hệ xóm giềng giữ vai trò chủ đạo. Thôn xóm hoà thuận, các gia đình thường
quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, đổi công cho nhau những lúc thời vụ hay những công
việc cần lao động. Trong một bản của ngươi Pà Thẻn có nhiều dòng họ cùng cư trú,
Nguyễn Thị Thùy Trang – 14CVHH

Page 18


2.2.

2.3.

2.4.

trong đó thường có một dòng họ lớn nhất. Người Pà Thẻn có 8 họ gốc và một số họ
khác của ngươi Dao (Bàn, Triệu). Mỗi họ chia ra nhiều chi họ gắn với truyền
thuyết riêng.
Cưới xin
Xưa kia người Pà Thẻn còn nặng nề về nghi thức hôn nhân cưới xin phức tạp. Số
tiền nhà gái thách cưới rất nặng. Người Pà Thèn có tục ở rể theo hạn định là 12
năm, ít nhất cũng là 6 năm, còn 6 năm sau có thể chấp nhận bằng tiền. Nếu gia
đình đó mà khong có con trai thì chú rể đó phải ở hẳn bên nhà vợ. Người ở rể phải
thờ ma họ vợ, chia ra làm hai phàn nửa con cái theo họ bố, nửa con cái theo họ mẹ.

Gia đình một vợ một chồng bền vững. Việc lấy nhau giữa những người cùng họ bị
nghiêm cấm ngặt. Rất hiếm các trường hợp người chồng lấy vợ hai, vợ chồng ít khi
ly dị. Việc ngoại tình bị xã hội lên án. Từ khi dạm hỏi cho đến lễ cưới phải qua
nhiều nghi lễ. Có hai hình thức ở rể là ở rể tạm thời (tối đa 12 năm) và ở rể đời sang ở hẳn bên nhà vợ, con mang họ mẹ.
Ma chay
Khi có người chết thì người nhà bắn ba phát súng báo hiệu, sau đó tiến hành khâm
liệm. Lễ vật dùng cho đám ma do con đã có chồng đưa đến phúng viếng. Mỗi
người viếng một con lợn khoảng 25 kg, nhà nghèo thì chỉ 7 con gà trống. Quan tài
làm bằng thân cây khoét rỗng. Trong quan tài có đổ gạo rang, phủ giấy bản rồi mới
đóng chốt hạ huyệt.
Ma chay của họ được chia làm 3 dạng: dạng thứ nhất từ 1 đến 18 tuổi khi mất họ
cúng nghi lễ cúng thả về trời bằng cách deo sợi dây dài khoảng 1m theo đường
thẳng về mâm cơm sợi dây có một gạch, cùng với một cây gậy tượng trưng cho
vực thẳm lấy sợi dây đó buộc một đầu vào cây gậy cho hồn người chết được thả về
với tổ tiên. Dạng thứ hai đối với người có gia đình và người già họ có một lễ cúng
đưa đường dẫn linh hồn đến với tổ tiên. Dạng thứ ba trên mười tám tuổi chưa có
gia đình tùy theo gia đình lựa chọn làm theo nghi lễ của người có gia đình hoặc trẻ
con, nhưng trước khi cúng thầy cúng cần xác định xem gia phả người chết ở bên
này biển hay bên kia biển để có bài cúng riêng.
Người Pà Thẻn xưa kia không khâm niệm xác chết tại nhà mà dùng một cây gậy
buộc xác chết sau đó đem ra huyệt khâm niệm rồi mới đưa vào áo quan để chôn,
thủ tục cúng người chết được thực hiện sau khi đã chôn cất xong, hàng năm họ
không làm giỗ vì họ quan niệm người chết đã về cùng tổ tiên nên không cần làm
giỗ và cũng không để ảnh thờ, cũng không thờ bát hương.
Tín ngưỡng
Người Pà Thẻn tin vào sự tồn tại của các siêu linh, vạn vật có linh hồn. Ma quỷ,
thần thánh gồm hai loại: lành dữ. Loại lành gồm các thần ở trên trời, tổ tiên, thổ
Nguyễn Thị Thùy Trang – 14CVHH

Page 19



2.5.

địa...; loại ma dữ như ma sông, ma suối, ma của người chết bất đắc kỳ tử... chúng
thường phá hoại mùa màng, làm hại gia súc.
Chủ yếu là thờ cúng tổ tiên trong nhà. Bàn thờ làm bằng tấm gỗ hình chữ U lộn
ngược. Mặt bàn để một bát hương và một bát nước lã.
Người Pà Thẻn có nhiều tín ngưỡng liên quan đến nông nghiệp như: cúng trước khi
tra hạt, lễ cúng cơm mới. Truyền thuyết về sự xuất hiện của cây lúa là do 3 con vật:
chó, mèo, lợn lấy trộm giống lúa trên trời về cho con người, nên khi cúng cơm mới
phải cho 3 con vật trên ăn trước. Khi hạn hán lâu, dân bản làm lễ cầu mưa. Các
nghi lễ liên quan đến chăn nuôi, săn bắn cũng được chú trọng.
Văn hóa văn nghệ
Sinh hoạt văn hóa dân gian của dân tộc Pà Thẻn khá phong phú và đa dạng, thể
hiện qua kho tàng truyện cổ tích, các làn điệu dân ca, hát ru, các điệu nhảy múa,
các loại nhạc cụ: khèn bè, đàn tầy nhậy, sáo trúc… Người Pà Thẻn thích ca hát,
thổi sáo và những trò chơi dân gian, có tính chất cổ truyền. Có nhiều truyện kể và
truyền thuyết về cây lúa kể rằng: ”Ngày xửa ngày xưa sau nạn hồng thuỷ trên trái
đất không còn sinh vật, loài người không biết lấy gì để ăn, một gia đình nghèo có
ba con vật là con chó, con mèo, và con heo, chúng bàn nhau lên trời lấy trộm lúa
giống của Ngọc Hoàng để cứu giúp loài người thoát khỏi cơn nguy khốn (xưa
người Pà Thẻn tin trời và đất ở gần nhau), từ đó loài người mới có cây lúa ở ruộng
nước, cây lúa ở trên nương trên rẫy, có cái để mà ăn cho nên người ta mới gọi là
”hạt lúa trời”.
TỔNG KẾT:
Ngay từ thời dựng nước, Việt Nam đã là quốc gia đa dân tộc. Trong tiến trình phát
triển hàng ngàn năm, các dân tộc dù quá trình tộc người khác nhau nhưng luôn
luôn sát cánh bên nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với truyền thống: “Bầu ơi
thương lấy bí cùng; tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Cái “giàn” mà

ông cha ta đã tổng kết chính là Tổ quốc Việt Nam của tất cả chúng ta. Các tộc
người trên đất nước ta trong suốt tiến trình lịch sử đã có sự hoà hợp, gắn bó mật
thiết với nhau trong vận mệnh chung của dân tộc. Nhân dân các dân tộc Việt Nam
từ sớm đã có truyền thống đoàn kết, không phân chia thiểu số hay đa số, miền núi
hay miền xuôi. Và ngày nay, khi đất nước đã hòa bình, các dân tộc lại bắt tay cùng
nhau xây dựng và bảo vệ đất nước, tạo dựng nên một nền văn hoá Việt Nam giàu
truyền thống, đậm bản sắc, đa dạng trong thống nhất.

Nguyễn Thị Thùy Trang – 14CVHH

Page 20



×