www.soflstudent.weebly.com
CONSTRASTIVE LINGUISTICS REVIEW
ÔN TẬP MÔN NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
Câu 1. Hãy phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ học đối chiếu.
1. Định nghĩa:
Ngôn ngữ học đối chiếu là một phân ngành của ngôn ngữ học sử dụng phương pháp so
sánh đối chiếu để tìm ra những nét tương đồng và dị biệt của hai hay nhiều ngôn ngữ nhằm
cung cấp những cứ liệu cần thiết cho các phân ngành của ngôn ngữ học, phục vụ các mục đích
lí luận và thực tiễn.
2. Đặc điểm chủ yếu của ngôn ngữ học đối chiếu
2.1. Phạm vi nghiên cứu
Ngôn ngữ học đối chiếu thường nghiên cứu, xem xét nhiều ngôn ngữ, ít nhất là một cặp
ngôn ngữ. Nó xem xét sự giống và khác nhau về hình thức, cấu trúc, hoạt động và sự phát
triển của ngôn ngữ, nghiên cứu sự giống và khác nhau thể hiện qua nội dung, ý nghĩa và chức
năng của ngôn ngữ.
2.2. Mục đích nghiên cứu (ý nghĩa của việc nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ)
a. Đối với ngôn ngữ học đại cương: nhờ kết quả của ngôn ngữ học đối chiếu, ngôn ngữ học
đại cương trong nhiều trường hợp có thể bổ sung, điều chỉnh, kiểm chứng các khái niệm,
phạm trù.
b. Đối với ngôn ngữ học mô tả: có nhiệm vụ nghiên cứu cấu trúc, hệ thống ngôn ngữ.
Ngôn ngữ học đối chiếu có tác dụng nhất định đối với ngôn ngữ học môt tả: 1) cung cấp cứ
liệu cần thiết cho ngôn ngữ học mô tả; 2) kiểm định xem sự mô tả có chính xác hay không.
c. Đối với loại hình học: là so sánh, đối chiếu và phân loại về mặt loại hình. Trong nhiều
trường hợp, các cứ liệu của ngôn ngữ học đối chiếu cho phép kiểm chứng, bổ sung, làm sáng
tỏ thêm các đặc điểm của loại hình học.
d. Đối với dịch thuật: ngôn ngữ học đối chiếu cung cấp những cơ sở dữ liệu về đối chiếu,
những hiểu biết về mối quan hệ giữa sự giống và khác nhau giữa các ngôn ngữ, những
phương pháp, thủ pháp để chuyển đổi đơn vị của ngôn ngữ này thành dạng thức tương đương
ở ngôn ngữ khác.
Mối quan hệ giữa dịch thuật và ngôn ngữ học đối chiếu là mối quan hệ tự nhiên. Dịch thuật
tìm kiếm và xác lập mối quan hệ chuyển dịch, đơn vị văn bản ở ngôn ngữ nguồn sang ngôn
1|Page
www.soflstudent.weebly.com
ngữ đích. Dịch thuật và ngôn ngữ học đối chiếu cùng làm việc với hai ngôn ngữ, ngôn ngữ
học đối chiếu cũng dựa vào các cứ liệu dịch thuật để đối chiếu.
e. Đối với việc dạy và học ngoại ngữ: ngôn ngữ học đối chiếu có tác dụng quan trọng đối
với vấn đề này. Nhờ có các kiến thức của ngôn ngữ học đối chiếu mà việc dạy và học ngoại
ngữ có thể dễ dàng hơn. Cũng nhờ đó, người dạy và học có thể phân tích, nhận diện và đề ra
cách sửa chữa những lỗi mà người học ngoại ngữ thường gặp.
3. Sự giống và khác nhau với các phân ngành khác của ngôn ngữ học:
Đặt ngôn ngữ học đối chiếu trong mối quan hệ với các phân ngành so sánh để trả lời cho
câu hỏi về nhiệm vụ của ngôn ngữ học đối chiếu: tất cả đều có đặc điểm chung là dùng
phương pháp đối chiếu so sánh. Điểm khác nhau là:
So sánh loại hình nghiên cứu sự giống và khác nhau của các ngôn ngữ về mặt cấu trúc, từ
đó thiết lập và phân loại các ngôn ngữ.
So sánh khu vực (ngữ vực) nghiên cứu mọi mặt các ngôn ngữ để tìm hiểu sự ảnh hưởng
qua lại, tiếp xúc giữa các ngôn ngữ.
So sánh lịch sử tìm ra những nét tương đồng, quan hệ họ hang của các ngôn ngữ để quy
chúng vào những phổ hệ ngôn ngữ cụ thể khác nhau nhằm tìm ra nguồn gốc của ngôn ngữ.
So sánh đối chiếu là áp dụng phương pháp so sánh để nghiên cứu sự tương đồng và dị biệt
giữa các ngôn ngữ.
4. Hãy tìm những điểm tương đồng và dị biệt giữa hệ thống nguyên âm tiếng Việt và
tiếng Anh sau khi thực hiện phân tích đối chiếu.
1. Định nghĩa: Nguyên âm là những âm phát ra chỉ có tiếng thanh, không có tiếng động,
được tạo ra bằng luồng không khí phát ra tự do, không có chướng ngại.
2. So sánh
2.1. Về số lượng
Nguyên âm
Tổng
Tổng
Đơn
Dài
Ngắn
Đôi
Ba
Tiếng Anh
25
12
5, gồm: /i:/, /u:/, / :/, /Α:/, /∈:/
7, gồm: /Ι/, /Υ/, / /, /Θ/, /℘/, /Ε/, /↔/
8,
gồm:
/Ι↔/, /e↔/, /Υ↔/, /eΙ/, /aΙ/, / Ι /, /aΥ/, /↔Υ/
5, gồm: /eΙ↔/ (player), /aΥ↔/
Tiếng Việt
16
13
9, gồm: /i/, /e/, /Ε/, /a/, /∝/,
/u/, /o/, / /, /⊗/
4, gồm: /Ε(/, /a(/, /↔(/, / ( /
3, gồm: /Ιe/, /∝↔/, /uo/
2|Page
www.soflstudent.weebly.com
(shower), /↔Υ↔/ (slower), / Ι ↔ /
(royal), /aΙ↔/ (higher)
2.2. Hình thang nguyên âm quốc tế
Khép
Mở vừa
Mở
Độ nâng của lưỡi
Độ mở của miệng
Vị trí của lưỡi:
hàng trước
i:
hàng giữa
Ι
Cao
∈:
Θ
Thấp vừa
Nhỏ
:
Nhỏ vừa
Α:
Tròn môi
Bổng
Âm lượng
℘
Không tròn môi
Âm sắc:
Υ
↔
Ε
Cao vừa
Hình dáng của môi:
hàng sau
u:
Trầm vừa
Lớn
Trầm
Hình thang nguyên âm tiếng Anh
Vị trí của lưỡi:
Mở vừa
hàng giữa
hàng sau
Cao
Độ nâng của lưỡi
Độ mở của miệng
Khép
hàng trước
i
Ε
Mở
Thấp vừa
Hình dáng của môi: Không tròn môi
o
⊗
Cao vừa
Âm sắc:
u Nhỏ
∝
e
Âm lượng
Nhỏ vừa
a
Lớn
Tròn môi
Bổng
Trầm vừa
Trầm
Hình thang nguyên âm tiếng Việt
2.3. Đối chiếu theo tiêu chí âm sắc và âm lượng
a. Tiếng Anh
Âm sắc Bổng
Trầm vừa Trầm
Âm lượng
Nhỏ
/i:/, /Ι/
Nhỏ vừa
/Ε/
/↔/, /∈:/
/ :/
Lớn
/Θ/
/℘/
/ /, /Α:/
/u:/, /Υ/
3|Page
www.soflstudent.weebly.com
b. Tiếng Việt
Âm sắc Bổng
Trầm vừa Trầm
Âm lượng
Nhỏ
/i/
/∝/
/u/
Nhỏ vừa
/Ε/
/⊗/,/↔(/
/o/
Lớn
/
e/, /Ε(/
/a/, /a(/
/ /, / ( /
Qua việc phân tích và đối chiếu trên, ta thấy giữa nguyên âm tiếng Việt và tiếng Anh có
một số điểm:
(1) Tương đồng: đều có nguyên âm đơn và đôi
(2) Dị biệt:
- Số lượng nguyên âm của tiếng Anh nhiều hơn của tiếng Việt.
- Tiếng Anh có nguyên âm ba còn tiếng Việt thì không.
- Tiếng Việt có hai bán nguyên âm (âm đệm) /-u-/ và /φ/. Âm /-u-/ được thể hiện thành chữ
viết bằng chữ cái "o" và "u", giữ nguyên âm sắc và thêm tính chất tròn môi. Ví dụ: ngoan →
ngan. Âm /φ/ không có chữ cái biểu hiện, có tác dụng làm trầm hoá âm sắc. Ví dụ: tấm
Tiếng Anh không có hai bán nguyên âm này.
Câu 5. Tìm những điểm tương đồng và dị biệt giữa hệ thống phụ âm tiếng Việt và
tiếng Anh sau khi thực hiện phân tích đối chiếu.
1. Định nghĩa: phụ âm, về cơ bản, là tiếng động, được cấu tạo do sự cản trở không khí trên
lối thoát đi ra từ phổi.
2. Phân loại phụ âm
2.1. Tiêu chí phân loại
Có nhiều cách cản trở khác nhau, được gọi là phương thức cấu âm.
Cùng một cách cản trở, nhưng thực hiện ở những chỗ khác nhau, gọi là vị trí cấu âm, sẽ
cho ta những phụ âm khác nhau. Khi miêu tả một phụ âm, người ta thường xác định âm đó
theo hai tiêu chuẩn: phương thức cấu âm và vị trí cấu âm.
4|Page
www.soflstudent.weebly.com
Về mặt âm học: phụ âm là những âm được cấu tạo bởi sự có mặt của tiếng động. Một tỉ lệ
lớn các phụ âm có sự tham gia của tiếng thanh. Căn cứ vào tỉ lệ tiếng động và tiếng thanh mà
người ta phân loại phụ âm thành vô thanh và hữu thanh. Khi phát ra phụ âm hữu thanh, dây
thanh chấn động còn khi phát ra phụ âm vô thanh thì dây thanh không chấn động. Phụ âm hữu
thanh gồm tiếng thanh và tiếng động còn phụ âm vô thanh thì chỉ có tiếng động.
2.2. Phân loại
a. Theo phương thức cấu âm: có ba phương thức cấu âm chính
- Tắc: các phụ âm được tạo thành khi luồng khí từ phổi đi ra bị cản trở hoàn toàn, phải phá
vỡ sự cản trở ấy để tạo thành tiếng nổ. Ví dụ: /p/
- Xát: các phụ âm được tạo thành khi luồng không khí từ phổi đi ra không bị cản trở hoàn
toàn mà vẫn thoát ra được qua một khe hẹp nhỏ và bị cọ xát vào thành bộ máy phát âm. Ví
dụ: /f/, /v/, /z/ …
- Rung: các phụ âm được tạo thành do luồng không khí đi ra từ phổi bị chặn lại từng đợt ở
vị trí nào đó đến khi kết thúc quá trình tạo âm.
Ngoài ra còn có các loại phụ âm: tắc xát, bên, lướt …
b. Theo vị trí cấu âm: theo vị trí mà luồng không khí bị cản trở, hay sự tham gia của các bộ
phận của cơ quan phát âm vào sự cản trở mà ta có các âm: môi – môi, môi – răng, răng, lợi,
ngạc – lợi, ngạc, mạc, họng …
3. Số lượng và các loại phụ âm tiếng Việt và tiếng Anh
3.1. Tiếng Anh có 24 phụ âm. Theo phương thức cấu âm và vị trí cấu âm, các phụ âm này
được trình bày như sau:
Vị trí
Phương
Thức
Tắc (plosive)
Xát (fricative)
Tắc xát
(affricate)
Mũi
(nasal)
Bên
(lateral)
Lướt(approxi
Môimôi
(bilabial)
p
MôiRăng
Lợi
(labio-
(dental)
(Aveolar)
dental)
b
f
m
Ngạc-lợi
răng
v
Τ
∆
t
s
d
z
(palatoaveolar)
Ngạc
Mạc
Họng
(palatal)
(velar)
(glottal)
γ
k
Σ
Ζ
tΣ
dΖ
h
Ν
n
l
w
r
j
5|Page
www.soflstudent.weebly.com
mant)
Qua bảng trên,
a. Theo phương thức cấu âm, ta có: 6 âm tắc (/p/, /b/, /t/, /d/, /k/, /γ/), 9 âm xát (/f/,
/v/, /Τ/, /∆/, /s/, /z/, /Σ/, /Ζ/, /h/), 2 âm tắc xát (/tΣ/, /dΖ/), 3 âm mũi (/m/, /n/, /Ν/), 1 âm bên
(/l/), 3 âm lướt (/w/, /r/, /j/).
b. Theo vị trí cấu âm, ta có: 4 âm môi-môi (/p/, /b/, /m/, /w/), 2 âm môi-răng (/f/, /v/), 2 âm
răng (/Τ/, /∆/), 7 âm lợi (/t/, /d/, /s/, /z/, /n/, /l/, /r/), 4 âm ngạc-lợi (/Σ/, /Ζ/, /tΣ/, /dΖ/), 1 âm
ngạc (/j/), 3 âm mạc (/k/, /γ/, /Ν/), 1 âm họng (/h/).
Đồng thời, qua bảng này ta cũng có thể mô tả các phụ âm theo các tiêu chí khác:
c. Theo trạng thái của dây thanh: những âm nằm bên tay trái của cột là những âm vô thanh,
những âm năm bên phải là những âm hữu thanh. Các âm mũi, âm bên, âm lướt cũng là các âm
hữu thanh. Tổng cộng, có 15 âm hữu thanh (/b/, /m/, /w/, /v/, /d/, /∆/, /z/, /n/, /l/, /Ζ/, /dΖ/,
/r/, /γ/, /Ν/, /j/), và 9 âm vô thanh (/p/, /f/, /t/, /Τ/, /s/, /Σ/, /tΣ/, /k/, /h/)
d. Theo trạng thái của ngạc mềm (đóng hay mở - ta có âm mũi hay âm miệng), ta có 3 âm
mũi (/m/, /n/, /Ν/), và 21 âm miệng (/b/, /w/, /v/, /d/, /∆/, /z/, /l/, /Ζ/, /dΖ/, /r/, /γ/, /j/, /h/, /p/,
/f/, /t/, /Τ/, /s/, /Σ/, /tΣ/, /k/)
3.2. Tiếng Việt có 22 phụ âm đầu, 8 âm cuối, trong đó có 6 phụ và 2 bán phụ âm. Chúng
được trình bày trong hai bảng sau:
Định vị
Tắ
ồ
c
n
Xát
ồ
n
Môi
Bật hơi
Vô thanh
Không bật hơi Hữu thanh
Vang mũi
Vô thanh
Hữu thanh
Vang (bên)
b
m
f
v
Đầu lưỡi Mặt lưỡi Gốc lưỡi Thanh hầu
Bẹt Quặt
ť
t
ţ
c
k
/
d
n
Ν
s
x
h
♣
z
Φ
l
Bảng 1. Các phụ âm đầu của tiếng Việt.
Định vị Môi
Đầu lưỡi
Đầu lưỡi Mặt lưỡi
6|Page
www.soflstudent.weebly.com
ồn
Vang
Không mũi
Mũi
p
m
υ9
t
n
ι9
k
Ν
Bảng 2. Các âm cuối của tiếng Việt.
Qua việc trình bày trên, có thể rút ra một số điểm như sau:
- Về số lượng: tiếng Việt có tới 30 phụ âm trong khi tiếng Anh chỉ có 24.
- Hai bảng tổng hợp về phụ âm tiếng Việt cho ta biết chi tiết hơn các đặc điểm phương
thức cấu âm và định vị. Điều đó giúp ta hiểu rõ hơn đặc điểm phụ âm, đồng thời nó giúp cho
thực hành phát âm các phụ âm tiếng Việt. Các bảng này cũng tập trung hơn: phương thức cấu
âm được quy về 2 phương thức là tắc (plosive) và xát (fricative) rồi sau đó chi tiết hoá mỗi
phương thức chung thành ồn và vang rồi sau mới phân ra bật hơi, không bật hơi, hữu thanh,
vô thanh. Về định vị cũng được xử lí nhất quán. Tiêu chí chung là môi, đầu lưỡi, mặt lưỡi
- Tiếng Việt phân biệt phụ âm đầu và phụ âm cuối làm cho số lượng phụ âm tăng lên, còn
tiếng Anh thì không. Trong tiếng Anh, phụ âm có thể đứng ở đầu âm tiết (initial position),
giữa âm khác (medial position), hay cuối từ (final position).
4. Đối chiếu một số phụ âm Việt – Anh cụ thể.
4.1. Nhóm phụ âm tắc:
Tiếng Anh bao gồm vang tắc và có kết hợp tắc xát. Riêng tắc có 6 phụ âm (/p/, /b/, /t/,
/d/, /k/, /γ/) và tắc xát (/tΣ/, /dΖ/). Các âm /b/, /d/, /γ/, /dΖ/ là âm hữu thanh, các âm kia là vô
thanh.
Tiếng Việt có tắc bật hơi /ť/; tắc ồn, không bật hơi, vô thanh /t/, /τƒ/, /c/, /k/; tắc ồn, không
bật hơi, hữu thanh /b/, /d/; tắc, vang, mũi /m/, /n/, //, /Ν/.
Âm /γ/ trong tiếng Anh là âm tắc thì /Φ/ trong tiếng Việt là âm xát.
Riêng về phụ âm tắc, bảng phụ âm tiếng Anh chi tiết hơn, phân ra theo 8 tiêu chí còn tiếng
Việt chỉ có 6.
Các tác giả Việt chú ý nhiều đến lưỡi thì các tác giả Anh lại chú ý đến nhiều chi tiết hơn:
răng, lợi, ngạc.
Trong tiếng Anh, /k/, /γ/ là phụ âm tắc mạc thì /k/ tiếng Việt là tắc gốc lưỡi còn /Φ/ là xát
gốc lưỡi.
4.2. Nhóm phụ âm xát:
7|Page
www.soflstudent.weebly.com
Tiếng Anh có 9 âm xát (/f/, /v/, /Τ/, /∆/, /s/, /z/, /Σ/, /Ζ/, /h/), 2 âm tắc xát (/tΣ/, /dΖ/) và phụ
âm bên /l/, trong đó có các phụ âm hữu thanh /v/, /∆/, /z/, /Ζ/, /dΖ/, /l/.
Tiếng Việt có /f/, /s/, /♣/, /x/, /h/ (vô thanh), /v/, /z/, //, /Φ/ (hữu thanh) và /l/ (vang bên).
Từ đó ta thấy một số điểm giống và khác nhau: cả hai ngôn ngữ đều có phụ âm xát, vang
bên, lợi /l/ và phụ âm xát, họng /h/. Nhưng tiếng Việt không có phụ âm xát răng /Τ/, /∆/; phụ
âm xát lợi /s/, /z/; và phụ âm xát ngạc-lợi /Σ/, /Ζ/ như tiếng Anh.
4.3. Tiếng Việt cũng không có một số phụ âm như: âm lướt (approximant) môi-môi
(bilabial) /w/; âm lướt ngạc-lợi /r/ và âm lướt ngạc /j/.
Câu 6. Âm tiết là gì? Bản chất âm tiết? Có bao nhiêu loại âm tiết? Ví dụ?
1. Định nghĩa: Âm tiết là là một khúc đoạn âm thanh được cấu tạo bởi một hạt nhân, đó là
nguyên âm, cùng với những âm khác bao quanh, đó là phụ âm.
2. Bản chất âm tiết.
2.1. Âm tiết là đơn vị phát âm nhỏ nhất, về cơ chế cấu âm, âm tiết được xác định như một
lần căng của cơ thịt bộ máy phát âm. Mỗi lần căng để phát âm một âm tiết được hình dung
như sau: bắt đầu căng, căng lên đỉnh cao, chùng xuống, kết thúc. Như vậy, một chuỗi âm căng
theo 3 mức trên tạo thành một chuỗi các âm tiết.
Ví dụ chuỗi 4 âm tiết: "Tôi đi học tiếng Anh" có bốn lần căng và chùng khi phát âm như
nói trên và tạo thành 4 âm tiết riêng: tôi, học, tiếng, Anh. Có thể biểu diễn âm tiết "tôi" theo sơ
đồ như sau:
ô
t
i
Những âm tiết có cấu tạo phức tạp dễ dàng phân biệt trung tâm (ở đây là [ô] và biên [t] và
[i]) hay nói cách khác là đỉnh âm tiết và không đỉnh. Âm căng nhất, trung tâm là đỉnh âm tiết,
âm khởi phát và âm kết thúc không căng, biên là ranh giới âm tiết.
Trên thực tế, việc vạch ranh giới âm tiết là không dễ dàng. Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập
nên việc xác định ranh giới giữa âm tiết đơn giản hơn so với các ngôn ngữ đa tiết tính.
Ví dụ: going /γ↔ΥΙΝ/ ⇒ /γ↔Υ + ΙΝ/ hay /γ↔ + ΥΙΝ/ ?
extra
/ekstr↔/ ⇒ /e + kstr↔/ hay /ek + str↔/ hay /ekst + r↔/ hay /ekstr +
↔/ (dấu + là ranh giới âm tiết.)
3. Các loại âm tiết
8|Page
www.soflstudent.weebly.com
Căn cứ vào vai trò âm kết thúc trong tạo âm hưởng âm tiết, người ta phân thành:
(1) Âm tiết mở (kết thúc bằng giữ nguyên âm sắc của nguyên âm), như: lô nhô.
(2) Âm tiết khép (kết thúc bằng phụ âm), như: lấm láp.
Chi tiết hơn còn có loại âm tiết nửa khép và nửa mở. Loại nửa khép có âm kết thúc là một
bán nguyên âm kiểu "υ9", "ι9" hay "y" tiếng Việt như: đại nội, lâu nay. Loại nửa mở thường
kết thúc bằng phụ âm vang /n, Ν, / như: bảng thông tin.
Câu 7. Cấu trúc âm tiết tiếng Việt.
1. Định nghĩa: Âm tiết là là một khúc đoạn âm thanh được cấu tạo bởi một hạt nhân, đó là
nguyên âm cùng với những âm khác bao quanh, đó là phụ âm.
2. Cấu trúc âm tiết tiếng Việt.
Mặc dù âm tiết tiếng Việt vừa có cương vị ngôn ngữ học vừa như hình vị lại vừa như âm
vị, về mặt cấu tạo, nó cũng có thể là điểm xuất phát của việc phân tích âm vị học. Điều này có
nghĩa là từ âm tiết ta có thể phân tách ra các âm tố (âm vị) cấu tạo nên nó và ngược lại, một
âm tiết được cấu tạo từ các âm tố (âm vị). Cấu trúc âm tiết tiếng Việt được liệt kê trong lược
đồ sau:
Âm đầu
Thanh điệu
Vần
Âm đệm Âm chính Âm cuối
2.1. Thanh điệu: Gồm 1 trong 6 thanh là: không – không dấu, huyền ( ∃), sắc ( ⇔ ), nặng
(.), hỏi (∋), ngã (~).
Phân chia theo âm điệu: trắc, bằng
Phân chia theo âm vực: cao, thấp
Cao
Trắc
Gãy Không gãy
Không Ngã
Sắc
Thấp
Huyền
Âm điệu
Bằng
Hỏi
Nặng
2.2. Âm đầu: là do các âm vị phụ âm đảm nhiệm. Đối với các âm tiết như an, yên thì có
phụ âm tắc thanh hầu /// (không có chữ cái biểu thị) đảm nhiệm.
2.3. Âm đệm: do âm vị bán nguyên âm môi đảm nhiệm /υ9/: toàn, hoa, quả hoặc âm đệm
zero: ca hát.
2.4. Âm chính: do các nguyên âm đảm nhiệm.
9|Page
www.soflstudent.weebly.com
2.5. Âm cuối: do các phụ âm đảm nhiệm: tam, năm, hoặc âm vị zero: ta, là…
Trong 5 thành phần dẫn trên có 3 thành phần luôn có mặt trong âm tiết với nội dung tích
cực là: thanh điệu, âm đầu và âm chính của phần vần, chỉ có 2 thành phần của vần có thể do
âm vị /zero/ đảm nhiệm là âm đệm và âm cuối.
Câu 8 – 11 – 12. Cấu trúc âm tiết tiếng Anh. Phần đầu, phần cuối âm tiết tiếng Anh.
1. Định nghĩa: Âm tiết là là một khúc đoạn âm thanh được cấu tạo bởi một hạt nhân, đó là
nguyên âm cùng với những âm khác bao quanh, đó là phụ âm.
2. Cấu trúc âm tiết tiếng Anh.
Pre-initial Initial Post-initial
Vowel
Pre-final Final Post-final 1 Post-final 2
Onset (phần đầu)
Trung tâm
Termination (phần cuối)
2.1. Onset (phần đầu)
a. Bắt đầu bằng một âm vị
- Tất cả các nguyên âm, trừ nguyên âm /Υ/ là hãn hữu, và gọi là vị trí zero.
- Tất cả các phụ âm, trừ /Ν/ và /Ζ/ ít gặp
b. Bắt đầu bằng tổ hợp 2 âm, gồm 2 loại:
Initial
Pre-initial
/s/. Ví dụ
/p/
/t/
/k/
/f/
/l/
/m/
/n/
speak stun skip sphere slow smell snow
(1)
(2) 15 phụ âm initial và 4 phụ âm post-initial
Initia
l
Postinitial
/j/
/r/
/l/
/p/
/t/
/k/
/b/
/d/
pjΥ↔
preΙ
pleΙ
tju:n
treΙ
kju:
kraΙ
kleΙ
kwΙ
bju:tΙ
brΙΝ
blu:
dju:
dr p
/w/
twΙn
k
dwel
/γ/
/f/
/Τ/
γrΙp
γlu:
fju:
fraΙ
flu:
Τru:
/s/
/Σ/
sju:
/h/
/v/
/m/
/n/
/l/
hju:dΖ
vju:
mju:z
nju:
ljΥ↔
Σru:
slΙp
swΙm
ΣwΑ:
c. Tổ hợp 3 âm (tối đa)
/s/
pre-initial
Initial
/p/
/l/
splay /spleΙ/
Post-initial
/r/
spray /spreΙ/
/w/
-
/j/
spew /spju:/
10 | P a g e
www.soflstudent.weebly.com
-
/t/
/k/
stress /stress/
-
stew /stju:/
sclerosis /sklΙr↔ΥsΙs/ screen /skri:n/ squeeze /skwi:z/ skew /skju:/
2.2. Termination (phần cuối)
a. Loại 1, có một phụ âm đảm nhiệm:
(1) Zero termination: trường hợp cuối âm tiết không có phụ âm nào, đó là âm kết thúc bằng
zero. Ví dụ: bar /bΑ:/, key /ki:/
(2) Có một phụ âm cuối (final consonant): có thể là tất cả các phụ âm trừ /h, r, w, j/.
b. Loại 2, có phần cuối do tổ hợp 2 phụ âm đảm nhiệm
(1) pre-final + final, thường là một tổ hợp với các phụ âm sau: /m, n, Ν, l, s/. Ví dụ:
bump /b℘mp/, band /bΘnd/, bank /bΘΝk/, belt /belt/, ask /Α:sk/.
(2) final + post-final, thường là một tổ hợp với các phụ âm /s, z, t, d, Τ/. Ví dụ: bets /bets/,
backed /bΘkt/, bagged /bΘγd/, eighth /eΙtΤ/.
c. Loại 3, phần cuối do 3 phụ âm đảm nhiệm
(1)
Từ
Phần đầu giữa âm Tiền-cuối cuối sau cuối
help
he-l-p-t
banks
-k-s
bΘ-Νbonds
-n-d-z
b twelfth
twe-l-f-Τ
(2)
Từ
giữa âm Tiền cuối cuối sau cuối 1 sau cuối 2
fifths
fi-f-s
-Τnext
ne-k-s-t
lapsed
-p-s-t
lΘ-
d. Loại 4, gồm 4 phụ âm.
11 | P a g e
www.soflstudent.weebly.com
Ví dụ 1:
từ
twelfths
prompts
giữa âm
twepr -
tiền cuối
-l-m-
cuối
-f-p-
sau cuối 1
-Τ-t-
sau cuối 2
-s
-s
Ví dụ 2:
từ
sixths
texts
giữa âm
site-
tiền cuối
-
cuối
-k-k-
sau cuối 1
-s-s-
sau cuối 2
-Τ-t-
sau cuối 3
-s
-s
2.3. Syllabic consonants (âm tiết phụ âm)
Trong tất cả các trường hợp đã dẫn, vị trí trung tâm âm tiết là nguyên âm. Tuy nhiên,
trường hợp âm tiết phụ âm thì rất khó phân định, có chăng là một nguyên âm zero giữa hai
phụ âm, và nếu có, nó được phát âm "rất thấp", phát âm cẩn thận.
Âm tiết phụ âm là nét đặc trưng nổi bật của tiếng Anh khi đối chiếu âm tiết Việt Anh.
Những phụ âm có thể làm thành âm tiết phụ âm trong trong tiếng Anh là /l/, /n/, /m/, /Ν/, /r/.
Ví
dụ:
tunnel
/'t℘n∩l/;
seven
/'sev∩n/,
socialism
/'s↔ΥΣ↔lΙz∩m/,
buttering /'b℘t↔r∩Ν/ (hoặc /'b℘t↔rΙΝ/), history /'hΙst∩rΙ/ (hoặc /'hΙst↔rΙ/).
Các âm đó không chỉ đứng một mình như trong ví dụ đã dẫn mà còn kết hợp với nhau nữa.
Ví dụ: national /'nΘΣ∩n∩l/, literal /'lΙt∩r∩l/, visionary /'vΙΖ∩n∩rΙ/, veteran /'vet∩r∩n/
Câu 9. Phần đầu âm tiết tiếng Việt. Ví dụ.
Phần đầu âm tiết tiếng Việt do 22 phụ âm đảm nhiệm. Đối với các âm tiết như an, yên thì
có phụ âm tắc thanh hầu /// (không có chữ cái biểu thị) đảm nhiệm. Để cho dễ hiểu, cũng có
thể nói: ở vị trí đầu âm tiết này trong các từ như ăn, uống là vị trí âm zero.
Ví dụ: bay, nhảy, chạy, ăn, yến
Trong 22 phụ âm này không kể đến 2 phụ âm /p/ và /r/ xuất hiện trong một số từ vay mượn
(pa-tê, pin, ra-đi-ô, ra-đa) hoặc một số từ địa phương không điển hình: rổ, rá. Các âm /r/
(rung đầu lưỡi) không tiêu biểu và không đại diện cho một phương ngữ phổ biến nên không
được đưa vào phụ âm đầu.
Vị trí đầu âm tiết tiếng Việt không có tổ hợp phụ âm như trong tiếng Anh.
Câu 10. Phần cuối âm tiết tiếng Việt. Ví dụ.
Tiếng Việt có hệ thống phụ âm và bán nguyên âm cuối: trong đó có 6 phụ âm cuối /p, t, k,
m, n, Ν/ và hai bán nguyên âm /υ9, ι9/.
12 | P a g e
www.soflstudent.weebly.com
Các bán nguyên âm chỉ được phân bố sau các âm chính có âm sắc đối lập:
Bán nguyên âm /υ9/ có âm sắc trầm chỉ được phân bố sau các nguyên âm bổng và trung
hoà, trừ /⊗/. Ví dụ: lếu, láo, cừu, kêu.
Bán nguyên âm /ι9/ có âm sắc bổng chỉ được phân bố sau các nguyên âm trầm và trung
hoà. Ví dụ: lấy, lại, túi, chơi.
Các nguyên âm đôi chính âm cũng kết hợp với hai bán nguyên âm cuối theo sự phân bố âm
đơn chính âm cùng âm sắc: /i, e, ê, và ie/ kết hợp với /υ9/ mà không với /ι9/; âm /u, o, ,
uo/ kết hợp với /ι9/ mà không với /υ9/. Âm /∝, ⊗, ⊗, a, ă, và ∝⊗/ kết hợp với /-υ9/ và cả
với /-ι9/.
Cũng cần kể đến một phụ âm không thể hiện bằng chữ viết là âm cuối zero. Âm cuối này
không bao giờ được phân bố sau các nguyên âm ngắn để đảm bảo tính cố định của trường độ
âm tiết. Nó xuất hiện sau cả nguyên âm đơn và nguyên âm đôi. Ví dụ: tô, ba, đưa, ta.
Các phụ âm cuối tiếng Việt nói chung phân bố đều sau các nguyên âm, trừ 2 âm
tiết /Ε(/, / ( /. Cụ thể:
/p/ và /m/ không xuất hiện sau /∝/: không có lựp, tứp
/p/, /t/, /m/ không xuất hiện sau /Ε(/, / ( /.
/Ν/, /k/ xuất hiện sau tất cả các âm trừ /⊗/.
Như vậy, đứng về phía nguyên âm (chính âm), hai âm /Ε(/, / ( / chỉ được đứng trước /Ν/ và
/k/ mà thôi. Ví dụ: ong / ( Ν /, óc / ( k/, ang /Ε(Ν/, ác /Ε(k/
Câu 15. Nhận xét về phần đầu và phần cuối âm tiết tiếng Việt – Anh. Cho ví dụ.
1. Định nghĩa: Âm tiết là một khúc đoạn âm thanh được cấu tạo bởi một hạt nhân, đó là
nguyên âm cùng với những âm khác bao quanh, đó là phụ âm.
2. Nhận xét
2.1. Điểm giống nhau.
- Phần đầu âm tiết tiếng Anh và tiếng Việt đều có thể do một phụ âm đảm nhiệm.
- Phần cuối âm tiết Việt – Anh đều có thể kết thúc bằng phụ âm hoặc âm zero. Ví dụ: tập,
tô, banana, still.
- Trong tiếng Việt và tiếng Anh, âm tiết luôn được cấu tạo với nguyên âm tổ hợp với phụ
âm. Ví dụ: ten, thuyền.
13 | P a g e
www.soflstudent.weebly.com
2.2. Điểm khác nhau.
- Phần âm tiết tiếng Việt do 1 trong 22 phụ âm đảm nhiệm, không có tổ hợp phụ âm; còn
trong tiếng Anh, phần đầu âm tiết có thể do một phụ âm hoặc một tổ hợp phụ âm (nhiều nhất
là 3) đảm nhiệm.
- Ở vị trí đầu âm tiết tiếng Anh có thể là tất cả các nguyên âm, trừ âm /Υ/ ít gặp, và gọi là
vị trí zero. Trong tiếng Việt, không có trường hợp nguyên âm bắt đầu âm tiết. Đối với các từ
như ăn, uống, phần đầu âm tiết do phụ âm tắc thanh hầu /// đảm nhiệm. Vị trí zero thuộc về
âm tắc thanh hầu này.
- Phần cuối âm tiết tiếng Việt do một trong 8 âm (6 phụ âm cuối /p, t, k, m, n, Ν/ và hai
bán nguyên âm /υ9, ι9/) đảm nhiệm và cũng không có tổ hợp phụ âm. Còn phần cuối âm tiết
tiếng Anh có thể do một trong tất cả các phụ âm trừ /h/, /r/, /w/, /j/ hoặc tổ hợp lên tới 4 phụ
âm đảm nhiệm.
- Trong tiếng Anh có âm tiết phụ âm còn tiếng Việt thì không.
Câu 16. Hãy trình bày những đặc điểm khái quát chung về danh từ.
1. Định nghĩa: theo truyền thống, nói đến danh từ là người ta thường gắn với sự vật hiện
tượng, chính xác hơn là nghĩa sự vật hay tính sự vật. Nghĩa của tính sự vật không chỉ dùng để
chỉ sự vật hiện tượng cụ thể mà còn chỉ mọi khái niệm thực tại, trừu tượng trong hiện thực
khách quan và tư duy.
2. Chức năng:
2.1. Danh từ có thể kết hợp với những từ khác để tạo ra cụm danh từ.
Ví dụ:
Tiếng Việt
: một cô gái đẹp
Tiếng Anh
: a beautiful girl.
Nếu coi trật tự từ trong tiếng Việt là ngược thì trong tiếng Anh là thuận và ngược lại.
2.2. Danh từ có thể làm thành phần của câu như chủ ngữ, bổ ngữ, tân ngữ, định ngữ.
Ví dụ :
TV
: Hà Nội là thủ đô cuả Việt Nam. (chủ ngữ)
Gà, tôi nuôi hai con. (định ngữ)
TA
: Danh từ (noun) có các vai trò của subject, object, complement,
attribute, part of adverbial modifier.
: My friend has many books.
14 | P a g e
www.soflstudent.weebly.com
S
O
3. Hình thức: ý nghĩa của danh từ bộc lộ ở hình thức của nó. Tiếng Anh dùng phương pháp
biến đổi từ, tiếng Việt dùng phương pháp hư từ (khả năng kết hợp từ để tạo ra một nghĩa dùng
mới).
4. Trong tiếng Việt và tiếng Anh, ta thường không thể xác định được một từ có phải là
danh từ hay không nếu chỉ dựa vào hình thức mà phải đặt từ đó vào trong văn cảnh cụ thể.
Ví dụ:
Món ăn này rất Việt Nam. (tính từ)
The dog damages the garden. (động từ)
Câu 17. Trình bày các tiểu loại danh từ trong tiếng Việt và tiếng Anh. Cho ví dụ
1. Định nghĩa: theo truyền thống, nói đến danh từ là người ta thường gắn với sự vật hiện
tượng, chính xác hơn là nghĩa sự vật hay tính sự vật. Nghĩa của tính sự vật không chỉ dùng để
chỉ sự vật hiện tượng cụ thể mà còn chỉ mọi khái niệm thực tại, trừu tượng trong hiện thực
khách quan và tư duy.
2. Các tiểu loại danh từ
2.1. Trong tiếng Việt, người ta phân loại danh từ thành các cặp như sau:
(1) Danh từ chung: nhà, sách, vở.
Danh từ riêng: Hà Nội, Hạnh
(2) Danh từ tổng hợp (tập hợp) (chỉ những sự vật tồn tại không thành một sự vật riêng lẻ
mà thành sự vật tổng thể): cây cối, thực phẩm, bàn ghế, sách vở, quần áo ..
Danh từ không tập hợp (chỉ những sự vật rất dễ nhận biết, chỉ tồn tại ở dạng sự vật
riêng lẻ): quyển sách, cây…
Hai loại danh từ này khác nhau ở khả năng kết hợp vì danh từ tổng hợp không kết hợp trực
tiếp với số đếm trước nó.
(3) Danh từ chỉ chất thể
Danh từ chỉ đơn vị:
- Đơn vị đại lượng qui ước:
Đơn vị khoa học: mét, kilogram, vôn.
Dân gian: gang, sải, vốc …
15 | P a g e
www.soflstudent.weebly.com
- Đơn vị rời: cây, cái, chiếc, tấm.
- Đơn vị tập thể: đàn, lũ, bầy, đống, bộ
2.2. Trong tiếng Anh, người ta phân loại danh từ thành các cặp:
(1) Concrete nouns (danh từ cụ thể): book, house.
Abstract nouns (danh từ trừu tượng): happiness, idea.
(2) Common nouns (danh từ chung): boy, student, ocean.
Proper nouns (danh từ riêng): Atlantic, Smith.
(3) Collective nouns (danh từ tập hợp): family, crew, police, council, audience.
Material nouns (danh từ chỉ chất thể): cement, gold, plastic, wool.
(4) Countable nouns (danh từ đếm được): a pen, ten farmers, a dozen of eggs.
Uncountable nouns (danh từ không đếm được): coffee, milk, money, time, anger.
(5) One word nouns (danh từ đơn): disk, mouse, rain, river.
Compound nouns (danh từ ghép): cupboard, typewriter, mother-in-law, reading lamp.
Câu 18: Đặc trưng ngữ pháp của danh từ tiếng Việt và danh từ tiếng Anh. Cho ví dụ.
1. Định nghĩa: theo truyền thống, nói đến danh từ là người ta thường gắn với sự vật hiện
tượng, chính xác hơn là nghĩa sự vật hay tính sự vật. Nghĩa của tính sự vật không chỉ dùng để
chỉ sự vật hiện tượng cụ thể mà còn chỉ mọi khái niệm thực tại, trừu tượng trong hiện thực
khách quan và tư duy.
2. Chức năng:
2.1. Danh từ có thể làm thành phần của câu như chủ ngữ, bổ ngữ, tân ngữ, định ngữ.
Ví dụ :
TV
: Hà Nội là thủ đô cuả Việt Nam. (chủ ngữ)
Gà, tôi nuôi hai con. (định ngữ)
TA
: Danh từ (noun) có các vai trò của subject, object, complement,
attribute, part of adverbial modifier.
: My friend (S) has many books (O)
3. Một số đặc trưng ngữ pháp của danh từ: Phạm trù số và phạm trù vị trí
3.1. Phạm trù số
16 | P a g e
www.soflstudent.weebly.com
a. Tiếng Anh: Danh từ tiếng Anh có cách biến đổi từ số ít sang số nhiều tương đối phức
tạp. Tất cả các danh từ tiếng Anh đều có hình thức số ít, tuy nhiên, chỉ các danh từ đếm được
mới có hình thức số nhiều. Hình thức số nhiều của các danh từ đếm được trong tiếng Anh
được thành lập như sau:
(1) Hầu hết các danh từ được thêm hậu tố "-s": books, tables
Một số khác có cách biến đổi phức tạp hơn:
shelf – shelves, loaf – loaves
church – churches, brushes, city – cities
tomato – tomatoes
boyfriend – boyfriends, son-in-law – sons-in-law, bookshelf – bookshelves, grown up
– groun ups, policeman – policemen, woman teacher – women teachers.
Mouse – mice, child – children.
(2) Một số danh từ có hai hình thức số nhiều với hai nghĩa khác nhau:
Brother – brothers (anh em cùng cha mẹ)/ brethren (đồng môn)
Cloth – clothes (quần áo)/ cloths (những mảnh vải để lau chùi)
(3) Một số danh từ có hình thức số nhiều và số ít giống nhau: sheep, deer, cod, aircraft,
moose, mullet …
(4) Trong tiếng Anh còn có một số dạng thức và cách dùng đặc biệt
Một số danh từ chỉ những thứ không đếm được trong tiếng Anh và dùng với động từ số ít
nhưng được coi là đếm được ở nhiều ngôn ngữ khác. Ví dụ: advice, baggage, garbage,
furniture, information, knowledge.
Một số danh từ luôn ở hình thức số ít nhưng nghĩa chỉ số nhiều và dùng với động từ ở số
nhiều. Ví dụ: cattle, police, army
Một số danh từ có hình thức số nhiều nhưng chỉ dùng với động từ số ít. Ví dụ: news, darts,
measles, diabetes, mumps, physics, linguistics.
Một số danh từ có hình thức số ít và số nhiều có nghĩa khác nhau. Ví dụ: compass –
compasses; custom – customs; security – securities …
Một số danh từ chỉ nghĩa chung thì ở số ít và chỉ các cá thể thì ở số nhiều: fish – fishes
17 | P a g e
www.soflstudent.weebly.com
Một số danh từ chỉ có dạng số nhiều và chỉ dùng với động từ số nhiều. Ví dụ: trousers,
glasses, scissors, scales…
b. Trong tiếng Việt, hình thức số nhiều của danh từ được thành lập bằng cách:
(1) Kết hợp: nhiều người, vài cái nhà.
(2) Lặp: người người, nhà nhà.
3.2. Phạm trù vị trí:
a. Trong tiếng Anh, vị trí của danh từ trong cụm danh từ như sau:
(Premodifier) + Head + (Postmodifier) [phần đặt trong ngoặc đơn có thể có hoặc không].
Ví dụ:
coffee (Head alone)
my computer, the girl (Premodifier + Head)
printers of good quality (Head + Postmodifier)
the decision on national security (Premodifier + Head + Postmodifier)
b. Trong tiếng Việt:
Danh từ
Thành phần phụ trước
trung tâm
Thành phần phụ sau
Phụ tố chỉ
Phụ tố chỉ
Phụ tố chỉ loại
Phụ tố
Phụ tố
Phụ tố
tổng lượng
số lượng
thể, đơn vị
chỉ xuất
hạn định
chỉ định
(-4)
Tất cả
(-3)
những
(-2)
cái
(-1)
con
(1)
xấu xa
(2)
đó
người
(-4) Các từ mang ý nghĩa tăng lượng
(-3) Các từ chỉ số đếm.
Số ước lượng: vài, dăm, ba
Từ có ý nghĩa phân phối: mỗi, từng, mọi.
(-2) Biểu đạt ý nghĩa đơn nhất/ dùng để nhấn mạnh.
Không thể nhập "cái" ở (-2) vào "những", "các" ở (-3)
Dùng "cái" với ý nghĩa chỉ xuất hiện trên nguyên tắc phải có phụ tố (2) "ấy", "đó"
18 | P a g e
www.soflstudent.weebly.com
(-1) Vị trí của các đơn vị quy uớc: cân, miếng, cốc, và đơn vị chỉ người/ vật: ngài, vị, cuốn
(1) Vị trí của các từ có chức năng hạn định
(2) Vị trí của các danh từ mang ý nghĩa chỉ trỏ, xác định cho danh từ.
Câu 19. Phương thức cấu tạo từ là gì? Các phương thức phổ biến?
1. Định nghĩa: phương thức cấu tạo từ là cách thức tạo nên từ mới.
2. Các phương thức cấu tạo từ phổ biến
2.1. Phương thức phụ gia (thêm phụ tố) (affixation/ derivation) (ở đây không xét đến
inflection vì phương thức này chỉ làm biến đổi từ để thể hiện sự biến đổi về mặt ngữ pháp chứ
không tạo ra từ mới) là phương thức thêm vào căn tố (root) hay thân từ (stem) một hay nhiều
phụ tố để tạo ra từ mới.
a. Trong tiếng Anh, gồm: Prefixation (thêm tiền tố) và suffixation (thêm hậu tố)
b. Tiếng Việt, theo một số nhà ngôn ngữ, chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ Pháp. Ví dụ: tự
động hoá, vôi hoá, nhà giáo, nhà thơ, nhà văn, bác sĩ, hoạ sĩ, nhạc sĩ.
Trong một thời gian có quan niệm cho rằng tiếng Việt có sử dụng phương thức phụ gia. Do
đó, trong thành phần cấu tạo từ có hình vị phụ tố vì theo họ, như: cái, nhà, bất … có thể xuất
hiện ở một từ hay một loạt từ. Tuy nhiên, trên thực tế, không thể nói những yếu tố trên là tiền
tố hay hậu tố vì:
Các từ trên có thể có thể đứng một mình, độc lập như một từ đơn, chưa bị hư hoá về nghĩa.
Sự kết hợp giữa căn tố và phụ tố trong ngôn ngữ Ấn-Âu chặt chẽ còn trong tiếng Việt thì
lỏng lẻo.
Số lượng từ này trong tiếng Việt không nhiều mà thực ra chỉ là từ ghép.
2.2. Ghép (compounding):
a. Tiếng Việt:
Ghép đẳng lập: ghép hai từ có quan hệ ngang hàng nhau về nghĩa, không từ nào phụ thuộc
vào từ nào. Ví dụ: quần áo, sách vở..
Ghép chính phụ: ghép hai từ tố có quan hệ không ngang nhau về nghĩa, trong đó có một từ
chính và một từ tố phụ. Ví dụ: nhà gỗ, nhà đá (C + P); bất mãn, vô ích (P + C)
b. Tiếng Anh:
Ghép đẳng lập: hometown, classroom
19 | P a g e
www.soflstudent.weebly.com
Ghép chính phụ: blackboard, businessman.
2.3. Phương thức láy: là phương thức lặp lại một phần hay toàn bộ một từ đã có.
Việc phân loại từ láy thường được dựa vào hai cơ sở:
a. Bậc láy: là thứ tự của lần phương thức láy được thực hiện để tạo ra từ láy. Trong tiếng
Việt thường dùng từ láy bậc một và từ láy bậc hai.
Từ không láy
(chín) mõm
Cuống
Vội
(đen) lánh
Từ láy bậc một
Mõm mòm
Cuống cuồng
Vội vàng
ấp úng
ỡm ờ
Kề cà
Lấp lánh
Từ láy bậc hai
Mõm mòm mom
Cuống cuồng cuồng
Vồi vội vàng vàng
ấp a ấp úng
ỡm à ỡm ờ
Kề rề cà rà
Lấp la lấp lánh
Ngoài ra còn gặp nhiều từ láy bốn tiếng, từ láy ba tiếng thuộc bậc một cũng ít gặp hơn. Ví
dụ: không khổng khồng không, buồn thỉu buồn thiu, sạch sành sanh.
b. Xét về mặt số lượng tiếng: từ láy đôi, từ láy ba, và từ láy tư. Ví dụ:
(1) Từ láy đôi
Từ láy toàn bộ: hao hao, lăm lăm, đùng đùng, đo đỏ, sừng sững, ăm ắp, phơn phớt,
vằng vặc, rừng rực.
Từ láy bộ phận: nhúc nhích, đủng đỉnh, gồ ghể, ngo ngoe, tẹp nhẹp, chạng vạng, tần
ngần, túi bụi.
(2) Từ láy ba: dửng dừng dưng, cỏn còn con, sạch sành sanh
(3) Từ láy tư: hì hà hì hục, ấm a ấm ớ, hớt ha hớt hải, lơ thơ lẩn thẩn, hăm hăm hở hở, tầng
tầng lớp lớp, nhí nha nhí nhảnh.
Trong tiếng Anh không sử dụng phương thức láy.
2.4. Phương thức chuyển đổi từ loại (conversion/ zero-derivation): là phương thức tạo ra từ
phái sinh mà trong đó một từ chỉ thay đổi từ loại hay lớp từ (word-class) mà không cần phải
thêm phụ tố.
Trong tiếng Anh: love – to love, doubt – to doubt, answer – to answer
Trong tiếng Việt:
Việt Nam là một quốc gia nằm ở khu vực Đông Nam Á. (danh từ)
20 | P a g e
www.soflstudent.weebly.com
Món ăn này rất Việt Nam. (tính từ)
Ý kiến của mọi người rất thống nhất. (tính từ)
Chúng ta đã hoàn toàn thống nhất đất nước kể từ Đại thắng 30-4. (động từ).
Câu 20. Đặc điểm chung của giới từ và cụm giới từ trong tiếng Việt. Ví dụ.
1. Trong tiếng Việt, giới từ là những từ thuộc nhóm hư từ (phân biệt với thực từ)*. Giới từ
tự thân nó không có nghĩa mà nó phải kết hợp với các từ khác để tạo thành từ có ý nghĩa khác
nhau như vị trí, thời gian, cách thức, nguyên nhân.
2. Đặc điểm chung
2.1. Về mặt hình thức: giới từ tiếng Việt không có khả năng động lập làm thành phần của
cụm từ. Nó kết hợp và đứng trước danh từ để tạo thành cụm giới từ.
Ví dụ: Từ Hà Nội.
2.2. Về mặt ý nghĩa: giới từ tiếng Việt không phải là một đơn vị định danh biểu thị sự vật
hiện tượng mà nó là những hư từ chỉ quan hệ cú pháp chính phụ.
Ví dụ: Sách của tôi.
Sống nhờ thuốc.
Tôi không nghĩ đến ai cả.
3. Phân biệt giới từ với liên từ và các từ chỉ hướng vận động:
3.1. Trong tiếng Việt cần phân biệt giới từ và liên từ:
a. Giới từ dùng để nối các từ có quan hệ chính phụ về mặt kết nối. Giới từ có xu hướng gắn
kết với các thành phần phụ còn liên từ dùng để kết nối có quan hệ đẳng lập hoặc nối các mệnh
đề thành câu.
Các thành tố đứng trước và đứng sau liên từ có thể đổi vị trí cho nhau một cách tự do và có
khả năng kết hợp các mệnh đề để hình thành câu phức và câu ghép. Còn giới từ có khả năng
mở rộng thành phần của cụm từ và của câu đơn.
Ví dụ: Tôi và nó. → Nó và tôi.
Vì trời mưa nên tôi nghỉ học.
(liên từ)
(liên từ)
Tôi đi học. → Tôi đi học bằng xe đạp. (giới từ mở rộng thành phần câu đơn)
3.2. Trong tiếng Việt cần phân biệt giới từ và các từ chỉ hướng vận động như: vào, ra, lên,
xuống …
Các từ này chỉ được xem là giới từ khi:
(1) Nó không có khả năng kết hợp trực tiếp với các phó từ đã, sẽ, đang…
21 | P a g e
www.soflstudent.weebly.com
(2) Nó kết hợp với danh từ kèm theo sau và gắn chặt với danh từ ngay cả khi đảo danh từ
lên phía trước.
Đựa vào hai tiêu chí trên, ta thấy chỉ trong kết hợp với động từ chỉ cảm nghĩ, nói năng thì
từ chỉ hướng vận động mới là giới từ.
Ví dụ: Trông lên trời.
Nói về dân chủ.
Tin vào tình yêu.
Các từ chỉ hướng vận động là giới từ khi chúng đứng sau những động từ có bổ ngữ trực
tiếp. Ví dụ: Đóng đinh lên tường.
Trong kết hợp với các động từ vận động thì các từ này là từ chỉ hướng vận động.
Ví dụ: Chạy vào nhà.
Đi ra bờ hồ.
Còn trong kết hợp với các tính từ thì các từ chỉ hướng vận động này chỉ là phó từ. Ví dụ:
Béo ra, đẹp ra, đỏ lên.
* Hư từ: từ không có khả năng độc lập làm thành phần câu, chỉ được dùng để biểu thị quan
hệ ngữ pháp giữa các thực từ. Hư từ bao gồm phụ từ (những, các, đã, đang, vẫn, sẽ, cứ …),
kết từ (và, với, nhưng, còn, …; về, cho, vì, nếu, tuy, nên, thì, mà …), tình thái từ (à, a, ạ, ư,
nhỉ, nhé, nhá, nghen, mà, ru…), trợ từ nhấn mạnh (chính [chính anh đã nói], cả [tôi mời cả
anh], chỉ [chỉ một cái bánh], những [những năm vé])…
Thực từ: từ có ý nghĩa từ vựng độc lập và có khả năng làm thành phần câu, như danh từ,
động từ, tính từ …
Thực từ
Hư từ
Ý nghĩa
Việc gì cũng có nguyên nhân của nó. Nó nghỉ vì ốm.
nguyên nhân
Tương lai thuộc về thế hệ trẻ.
Thế hệ trẻ sẽ gánh vác mọi việc
nguyên nhân
Chưa hiểu thỉ nên hỏi.
Bạn chưa hiểu à?
hỏi
Câu 21. Đặc điểm chung của giới từ và cụm giới từ tiếng Anh. Cho ví dụ.
1. Trong tiếng Anh, giới từ thuộc nhóm hư từ nhưng giới từ và cụm giới từ có vị trí rất
quan trọng trong cấu trúc và hoạt động của ngôn ngữ. Giới từ tự thân nó không có nghĩa mà
nó phải kết hợp với các từ khác để tạo thành từ có ý nghĩa khác nhau như vị trí, thời gian,
cách thức, nguyên nhân.
2. Đặc điểm chung
22 | P a g e
www.soflstudent.weebly.com
2.1. Về mặt hình thức
Giới từ tiếng Anh không có khả năng độc lập làm thành phần của cụm từ hoặc câu mà chỉ
có khả năng làm thành phần phụ hoặc kết nối các thành phần của cụm từ. Giới từ tiếng Anh
thường đứng trước danh từ, đại từ để hình thành cụm giới từ. Giới từ tiếng Anh còn đứng
trước danh động từ (gerund)
Ví dụ: I went to school by bike with my brother.
She is beautiful with blue eyes and blond hair.
He came here before going to London.
2.2. Về mặt ý nghĩa
Giới từ tiếng Anh không có ý nghĩa từ vựng (khi xét về ý nghĩa từ vựng). Nó không phải là
đơn vị định danh, không biểu thị sự vật, hiện tượng, sự kiện, hoạt động, tính chất … mà chỉ có
khả năng xác định mối quan hệ giữa các từ mà nó liên kết. Đó là quan hệ chính phụ.
Ví dụ: I write my letter in English.
2.3. Cụm giới từ đựoc thành lập bằng cách kết hợp:
Giới từ + danh từ + giới từ: by means of.
Giới từ + cụm từ + mệnh đề: for the fact that he loves her
Giới từ + mệnh đề: I believe in what he said.
3. Phân biệt giới từ với tiểu trạng từ và liên từ.
3.1. Giới từ và tiểu trạng từ
Tiểu trạng từ trong tiếng Anh có cùng hình thức như giới từ nhưng có chức năng khác giới
từ: nó không được dùng để chỉ mối quan hệ giữa danh từ, đại từ với các từ loại khác trong câu
mà nó được dùng như trạng từ.
Nhiều từ có thể dùng như giới từ hoặc như trạng từ. Quan trọng nhất là các từ: above,
about, across, along, before, behind, below, besides, by, down, in, near, off, on, over, past,
round, since, through, under, up. Ví dụ:
They were here before six.
(giới từ)
He has done his sort of work before.
(tiểu trạng từ)
Peter is behind us.
(giới từ)
He's along way behind.
(tiểu trạng từ)
23 | P a g e
www.soflstudent.weebly.com
Các giới từ có tân ngữ đi sau còn các trạng từ thì không. Nhiều từ có thể dùng như giới
từ hoặc tiểu trạng từ. Tuy nhiên, một số từ chỉ là tiểu trạng từ: back, away, backward,
downward, forward, out hay chỉ là giới từ: from, during, against, at, beside, despite,except,
for, from, into, of, onto, per, since, until, toward, upon, via, các giới từ -ing [concerning …]
Nhiều từ trong số này được dùng để tạo thành động từ nhóm (phrasal verbs). Khác với hầu
hết các trạng từ khác, các trạng tiểu từ có thể đi liền trước tân ngữ của một động từ.
Could you switch off the light?
Tương đối giống các trạng từ khác, các trạng tiểu từ có thể được dùng như bổ ngữ của
động từ be.
Why are all the lights on?
Hello! You're back!
The match will be over by 4.30.
Trật tự từ của giới từ và tiểu trạng từ với tân ngữ: giới từ và tiểu trạng từ thường không ở
cùng một vị trí trong mệnh đề có tân ngữ. Thông thường, giới từ đứng trước tân ngữ.
He fell off the bridge. (not fell the bridge off.)
Tiểu trạng từ có thể đi trước hoặc đi sau một tân ngữ là danh từ.
She switched off the light/ the light off.
Tiểu trạng từ chỉ có thể đi sau một tân ngữ là đại từ.
She switched it off. (not off it.)
Is that the light which you switched off? (not off which you switched?)
Give me back my watch./ Give me my watch back (not Give back me my watch.)
Nói chung, giới từ liên kết nhiều hơn đến danh từ còn trạng tiểu từ liên kết nhiều hơn đến
động từ.
3.2. Liên từ và giới từ
Một số liên từ có hình thức giống như giới từ: after, before, as, since, until. Tuy nhiên, liên
từ nối 2 từ, cụm từ, mệnh đề có mối quan hệ liên hợp hay qua lại với nhau. Xét về mối quan
hệ giữa 2 thành phần mà liên từ kết nối thì có thể chia liên từ thành liên từ đẳng lập
(coordinative conjunctions/ coordinators) và liên từ phụ thuộc (subordinative conjunctions/
subordinators).
24 | P a g e
www.soflstudent.weebly.com
Ví dụ: Both Lan and her sister are here.
(coordinator)
If I had enough money, I would buy a new house.
(subordinator)
I haven't seen him since this morning.
(giới từ)
I haven't seen him since he left this morning.
(liên từ)
Câu 22. Đối chiếu giới từ và cụm giới từ trong tiếng Anh và tiếng Việt về chức năng
ngữ pháp.
1. Điểm giống nhau.
Giới từ tiếng Anh và tiếng Việt đều không có khả năng đứng độc lập làm thành phần của
cụm từ, của câu. Giới từ dùng để biểu thị mối quan hệ chính phụ và đều có xu hướng kết nối
với thành tố phụ. Ví dụ:
I always think of my relatives.
Tôi luôn nghĩ về người thân của mình.
2. Điểm khác nhau.
Trong tiếng Việt, cụm giới từ có khả năng làm vị ngữ. Ví dụ:
Lỗi này (C) tại bạn (V).
Chiếc bình này (C) bằng pha lê (V)
Trong tiếng Việt, cụm giới từ có khả năng làm chủ ngữ. Ví dụ:
Ở nhà (C) vẫn khoẻ chứ ạ? (V)
Ngoài sân (C) có hai chú gà con. (V)
Cụm giới từ tiếng Anh không có các chức năng này.
Câu 23. Đối chiếu giới từ và cụm giới từ trong tiếng Anh và tiếng Việt về hoạt động
trong lời nói.
1. Điểm giống nhau.
1.1. Trong tiếng Việt và tiếng Anh, giới từ được dùng kết hợp với danh từ, đại từ để tạo
thành cụm giới từ đóng vai trò làm trạng ngữ chỉ thởi gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích,
phương tiện, cách thức. Ví dụ:
He looks through the window.
(giới từ + danh từ)
I have bought this present for you.
(giới từ + đại từ)
Mẹ mua một chiếc áo mới cho tôi.
(giới từ + đại từ)
25 | P a g e