Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

Sử dụng Internet của sinh viên hiện nay Thực trạng, đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng (Nghiên cứu trường hợp Học viện Báo chí và Tuyên truyền)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 116 trang )

1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, “toàn cầu hóa” trở thành một thuật ngữ được sử dụng phổ
biến và rộng rãi, bởi, quá trình toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu khách quan,
nó diễn ra ở khắp mọi nơi và không loại trừ bất cứ lĩnh vực nào của đời sống
XH. Theo như cách nói của Thomas L.Friedman, thế giới của chúng ta đã trở
nên “phẳng”, chính quá trình toàn cầu hóa đã làm tăng khả năng liên kết các
quốc gia, các tổ chức và cá nhân trên thế giới với nhau, thế giới ngày nay đã,
đang và sẽ thống nhất, phụ thuộc vào nhau nhiều hơn. Và thực tế đã chỉ ra
rằng, thế giới đã trở thành ngôi nhà chung về thông tin. TTĐC là một trong
những lĩnh vực chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của tiến trình toàn cầu hóa. Tuy
nhiên, chính TTĐC cũng là tác nhân mạnh mẽ thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa,
giúp quá trình này diễn này ra thuận lợi, tạo điều kiện cho giao lưu văn hóa, tư
tưởng trên phạm vi thế giới, khiến nhân loại xích lại gần nhau hơn.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và quốc tế hóa hiện nay, nhu cầu nắm bắt
thông tin của con người ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Việc tiếp
cận và sử dụng thông tin nói riêng và các phương tiện truyền thông nói chung
ngày càng đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển không chỉ của mỗi quốc
gia mà còn với mỗi cá nhân, gia đình và XH. Tại Việt nam, cùng với tốc độ
phát triển kinh tế XH, công nghiệp truyền thông cũng trên đà phát triển mạnh
mẽ và tăng trưởng vượt bậc. Sự tăng trưởng này không chỉ ở quy mô thị
trường mà cả về công nghệ với sự bùng nổ của rất nhiều loại hình, các kênh
truyền thông và các chương trình ngày càng đa dạng phong phú.
Hiện nay, nhu cầu tiếp nhận và tâm lý tiếp nhận thông tin của công
chúng Việt Nam đã có nhiều thay đổi. Thói quen và nhu cầu đọc báo giấy
giường như không có ở lớp tuổi trẻ thế hệ 8x trở lên, thậm chí cả 7x. Thay


2



vào văn hóa đọc báo in truyền thống, nghe đài truyền thông hay ngồi trước ti
vi xem truyền hình là văn hóa lướt mạng, họ đọc báo, xem truyền hình qua
mạng và rồi lại đăng tải thông tin lên mạng… Đi theo xu hướng chung của thế
giới, cùng với những tác động to lớn của công nghệ thông tin, dịch vụ Internet
ở đất nước chúng ta đang phát triển chóng mặt, theo đánh giá của Liên minh
viễn thông thế giới (ITU) thì Việt Nam nằm trong top các nước có tốc độ phát
triển Internet nhanh nhất thế giới. Báo cáo trích dẫn số liệu của Trung tâm
Internet Việt Nam (VNNIC) đã cho thấy nước ta đáng tự hào khi có một tỷ lệ
thâm nhập Internet đạt 35.6% tính đến tháng 11/2012. Số người dùng Internet
ở nước ta đã tăng lên đáng kể trong 10 năm qua, từ 2.1 triệu người năm 2003
lên 31.3 triệu người cuối năm 2012. Theo báo cáo từ WeAresocial, tính đến
tháng 3 năm 2015 ở Việt Nam có tới 41 triệu người sử dụng Internet (tương
đương 45% dân số) [37].
Nói tới tốc độ phát triển của Internet, người ta không chỉ nói tới khả
năng thâm nhập của nó vào đời sống con người thông qua các số liệu thống
kê về số người sử dụng, thời lượng sử dụng… mà người ta còn quan tâm
nhiều hơn nữa đến những tính năng mới mẻ mà Internet mang lại dựa trên
nền tảng của sự liên tục đổi mới và phát triển của công nghệ. Ngày nay, với
sự giúp đỡ của Internet cả thế giới thông tin, truyền thông đã nằm trọn
trước màn hình máy tính hay điện thoại di động thông minh. Trước đây,
các nhà nghiên cứu truyền thông đã đánh giá Internet là một phương tiện
TTĐC kiểu mới, đến nay có lẽ chúng ta nên nhận định Internet là một
phương tiện TTĐC ‘kiểu mới đặc biệt’, bởi Internet đã len lỏi vào mọi ngõ
ngách của đời sống con người, tác động mạnh mẽ đến lối sống của người
sử dụng ở nhiều khía cạnh khác nhau, trở thành thành tố không thể thiếu
trong sự phát triển XH, kinh tế, an ninh. Internet mới mẻ mỗi ngày vì vậy
nghiên cứu về Internet hiện nay luôn cần thiết và cấp bách, người ta nghiên



3

cứu Internet để nắm bắt xu hướng và đón đầu xu hướng.
Trong báo cáo mới nhất của eMarketer chỉ ra rằng, ở Việt Nam 40%
lượng người truy cập trực tuyến có độ tuổi từ 15 đến 24 [57]. Điều này đặt ra
cho chúng ta một câu hỏi cần lý giải đó là: việc sử dụng Internet có mối liên hệ
như thế nào với đời sống của giới trẻ hiện nay? Đặc biệt, sinh viên là nhóm dân
số XH đặc thù, là các trí thức trẻ tuổi trong XH, họ là những người năng động và
nhạy bén nhất với sự phát triển của công nghệ, cũng như Internet. Nhận thấy
Internet có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của sinh viên hiện nay, tác giả chọn
vấn đề: “Sử dụng Internet của sinh viên hiện nay: Thực trạng, đánh giá và các
nhân tố ảnh hưởng (Nghiên cứu trường hợp Học viện Báo chí và Tuyên truyền)”
làm đề tài luận văn thạc sỹ. Với mong muốn cung cấp những thông tin mới nhất,
những số liệu cập nhật nhất về thái độ, cách thức, mức độ sử dụng Internet của
sinh viên nói chung và sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói riêng,
đặc biệt đưa ra những đánh giá của chính sinh viên về tác động của Internet đến
một số hoạt động trong đời sống của các em, để từ đó đề xuất những định hướng
đúng đắn đối với việc sử dụng Internet sao cho Internet luôn là công cụ, người
bạn hữu ích của thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Những năm trở lại đây, khi truyền thông trở thành một ngành công
nghiệp với nguồn thu lợi khổng lồ thì tiêu điểm của giới nghiên cứu tập
trung vào việc tiếp cận, sử dụng phương tiện TTĐC. Là một bộ phận đang
phát triển không gì cưỡng lại được của TTĐC, Internet càng ngày càng
khẳng định tầm quan trọng trong đời sống XH loài người. Internet đóng vai
trò tích cực trong tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, XH tới văn hóa,
khoa học, giáo dục… tuy nhiên, trong giới nghiên cứu về TTĐC vẫn chưa
chú ý đúng mức tới Internet. Trong khuôn khổ của nghiên cứu này tác giả
sẽ khái lược tổng quan tình hình nghiên cứu TTĐC, đặc biệt là Internet trên
phạm vi thế giới và Việt Nam.



4

2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Cái tên đáng được nhắc đến đầu tiên chính là M.Weber (1864 - 1920) nhà xã hội học người Đức, ông là người mở đầu cho việc nghiên cứu tác động
của các phương tiện TTĐC đối với công chúng. Tên tuổi của ông trong giới
nghiên cứu TTĐC gắn liền với việc đề xướng và đưa ra bộ môn xã hội học báo
chí năm 1910. Bản thân ông và thực tế đã chứng minh được sự cần thiết của bộ
môn này trong sự phát triển của TTĐC và trong đời sống XH. M.Weber đã
nhận định rằng: Truyền thông như là phương tiện của tương tác XH làm sáng
tỏ các ý nghĩ chủ quan của một bên là hành động XH, một bên là định hướng
XH. Lập luận của M.Weber chỉ rõ tác dụng của truyền thông là hình thành ý
thức quần chúng.
Lasswell và Hobland là hai học giả đã có nhiều nghiên cứu về TTĐC và
chỉ rõ hiệu quả của chúng trong những năm chiến tranh thế giới thứ hai. Theo
Hobland, TTĐC là công cụ duy trì đảm bảo trật tự XH.
T.Parson (1902 - 1979) - nhà xã hội học người Mỹ là người luôn đề cao
vai trò của thông tin, bởi ông cho rằng, thông tin là quá trình cơ bản trong hệ
thống XH, vì vậy khi nghiên cứu về thông tin cần đặt nó trong sự vận hành của
hệ thống XH.
Nhà xã hội học, tương lai học người Mỹ - A.Toffler, trong tác phẩm
“Làn sóng thứ ba” ông đã dành một chương nói về “Các phương tiện thông
tin đại chúng” [34, tr.258-276]. Ông đã phân tích sâu sắc về “giải truyền
thông đại chúng” mà bản chất là quá trình chia nhỏ công chúng giữa các
phương tiện truyền thông, là “truyền thông mới, chia nhỏ người xem” và
chúng ta đang ở vào “thời đại truyền thông nhóm nhỏ” [34, tr.272-273]. Theo
ông, Làn sóng thứ ba đang tạo ra một thời đại mới, thời đại của thông tin phi
đại chúng hóa.
Nghiên cứu về TTĐC có tên tuổi của rất nhiều nhà khoa học khác cần

được nói đến như: J. Klapper (1960) với tác phẩm tiêu biểu “Tác động của
truyền thông đại chúng” ông đã đưa ra “Mô hình tác động tối thiểu” của


5

TTĐC [15]; Philip Breton và Serge Proulx (1996) trong Bùng nổ truyền thông
- Sự ra đời một ý thức hệ mới - một công trình được các tác giả coi là “một
cách nhìn mới đối với truyền thông” [2], Andy Ruddock với tác phẩm Hiểu
công chúng truyền thông xuất bản năm 2000 [25]; Pertti Alasuutari với Tư
duy lại công chúng truyền thông xuất bản năm 1999; Morely D. với Phân tích
công chúng truyền thông; E.P. Prôkhôrôp với cuốn Cơ sở lý luận của báo chí
(2001) được dùng làm giáo trình chuyên ngành báo chí ở Nga [21]…
Ngoài những nghiên cứu về công chúng truyền thông nói trên còn có
các nghiên cứu về xu hướng TTĐC thế giới. Hiệp hội báo chí các nước cũng
như các tổ chức truyền thông nổi tiếng như Nielsen,TNS, Kantar Media…
hàng năm đều có các nghiên cứu, thống kê, báo cáo về thực trạng phát triển,
xu hướng tiếp nhận báo chí của công chúng cùng với những phân tích và đánh
giá về công chúng truyền thông trên thế giới, châu lục hay quốc gia.
Cho đến cuối thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu về truyền thông vẫn chỉ
chú ý tới những phương tiện truyền thông truyền thống, bởi họ chưa sẵn sàng
cho việc thay đổi quan niệm đã được hình thành trong gần suốt thế kỷ XX về
TTĐC. Ban đầu, Internet chỉ được phát triển trong cộng đồng hẹp cho sinh
viên, các nhà khoa học và những người yêu thích nó. Đến những năm đầu của
thập niên 80, 90 của thế kỷ XX, Internet mới bắt đầu nhận được sự quan tâm từ
các nhà nghiên cứu.
Vào những năm đầu của thập niên 60, thế kỷ XX, Marshall MacLuhan
trong cuốn Understanding Media: The Extension of Man(1964) đã cho rằng
sự phát triển của các phương tiện truyền thông điện tử, kỷ nguyên “làng toàn
cầu” sẽ xuất hiện, trong đó loài người sẽ chuyển từ “chủ nghĩa cá nhân rời

rạc” sang một bản sắc tập thể. Thực tế đã chứng minh những dự đoán của
ông hoàn toàn phù hợp khi ngày nay Internet đã khiến cho con người xích lại
gần nhau, xóa bỏ mọi rào cản của không gian. [41]
Cathcart và Gumpert (1983) nhận thấy định nghĩa TTĐC đã “giới hạn


6

các phương tiện và kênh truyền thông”, các ông cho rằng cần có một mô hình
lý thuyết mới để Internet chính thức trở thành một phương tiện của TTĐC.
Cũng bàn về lý thuyết Poole và Jackson (1993) cho rằng: “Tính cấp thiết
của những kỹ thuật mới như hệ thống hỗ trợ nhóm tạo ra một thách thức mới,
khoảng cách về không gian đã không còn gây trở ngại, liệu khi đó, các khuôn
mẫu được xây dựng trên cơ sở TTĐC hay giao tiếp trực diện sẽ còn thỏa đáng”
[42].
Lazarfeld, Berelson và Gaudet nhận định: Những hình thức khác nhau của
truyền thông liên cá nhân, TTĐC vốn đã là đối tượng nghiên cứu của lý thuyết
dòng truyền thông hai bậc. Internet chính là phương tiện truyền thông đại chúng
đa diện bao gồm nhiều dạng truyền thông khác nhau được các nhà nghiên cứu nói
tới [40].
Nhóm tác giả của cuốn The Information Society: An International
Journal 2008 khi bàn về Internet cho rằng, cần dựa trên những kiến thức khoa
học và quan điểm của Xã hội học để triển khai và khám phá sự ra đời của
những nghiên cứu về Internet, đặc biệt tập trung vào việc phát triển các
phương pháp tiếp cận. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, Internet chính là một đối
tượng mà các nhà xã hội học cần nghiên cứu, thảo luận và đưa ra những
phương pháp luận mới phù hợp hơn so với việc nghiên cứu các phương tiện
truyền thông truyền thống [43].
Đề tài “The influence of Social Networking Sites to the Interpersonal
Relationships of the students of Rogationist College” (Ảnh hưởng của MXH

tới các mối quan hệ giao tiếp của sinh viên ở trường Cao đẳng Rogationist)
được thực hiện bởi John Manuel C. Asilo, Justine Angeli P. Manlapig và
Jerremiah Josh R. Rementilla trong năm học 2009-2010 ở Philipine. Nghiên
cứu này hướng tới đối tượng sinh viên cùng những lời khuyên về việc nhận
thức tầm ảnh hưởng của MXH và cách sử dụng MXH một cách hiệu quả, hợp
lí cũng như việc cải thiện và xây dựng các mối quan hệ XH một cách thân


7

thiện, tốt đẹp từ các trang mạng này. [43]
Ngoài ra có thêm một nghiên cứu về MXH đó là “Impact of Social
networking websites on students life” (Tác động của các trang web mạng
XH tới đời sống của sinh viên) của Shahzad Khan. Trong nghiên cứu này
tập trung phân tích những tới tác động chủ yếu của MXH lên đối tượng SV.
[45]
Vì Internet có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển trên mọi lĩnh vực của
mỗi quốc gia, vì vậy chính phủ các nước hầu như đều đầu tư cho các cuộc
khảo sát và xuất bản sách trắng về Internet hàng năm. Ở cuốn sách đó là
những thông tin luôn được cập nhật, bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý
và nắm bắt thông tin của công chúng.
Thực tế cho thấy, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, cách thức
nghiên cứu về TTĐC nói chung, cũng như nghiên cứu về thái độ, hành vi và
nhu cầu sử dụng của công chúng đối với Internet nói riêng, tác giả cho rằng
nghiên cứu truyền thông đã trở thành một chuyên ngành được học giả khắp
nơi trên thế giới quan tâm.Trên nền tảng đó, khi Internet - một phương tiện
TTĐC kiểu mới xuất hiện và phát triển ngày càng rực rỡ trong những năm gần
đây, thì Internet thực sự đã thu hút được sự chú ý của các nhà khoa học.
2.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Dưới tác động của toàn cầu hóa, TTĐC Việt Nam trong những năm qua

đã có những bước tiến vượt bậc. Về cơ sở hạ tầng phục vụ TTĐC được đầu tư
và cải tiến. TTĐC nước ta đã phát triển với tốc độ nhanh chóng cả về chiều
rộng lẫn chiều sâu, vì vậy nhu cầu nghiên cứu về công chúng của TTĐC là
hết sức khách quan và cần thiết. Tuy nhiên trên thực tế, những công trình,
những đề tài nghiên cứu về tiếp cận TTĐC của công chúng ở Việt Nam chỉ
mới thực sự xuất hiện vào cuối những năm 90 của thế kỷ XX, cho đến nay số
lượng vẫn chưa nhiều và quy mô cũng tương đối nhỏ.
Từ năm 1996 đến năm 2001, Mai Quỳnh Nam đã công bố nhiều công
trình liên quan đến công chúng học - một chuyên ngành mới của Xã hội học


8

Việt Nam. Trong bài viết Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội (được
ông đăng trong tạp chí xã hội học, Số 1/1996) ông đã phân tích mối quan hệ
giữa báo chí và công chúng, sự tác động của TTĐC đối với vai trò là phương
tiện tổ chức và vận động công chúng đối với việc hình thành - thể hiện DLXH
và những yêu cầu đổi mới hoạt động báo chí [18].
Cuốn Xã hội học báo chí của Trần Hữu Quang (2006) được coi là công
trình đầu tiên ở Việt Nam đề cập trực tiếp và mang tính chuyên biệt về xã hội
học báo chí. Tác giả trình bày một cách có hệ thống về việc tiếp cận xã hội
học đối với các quá trình truyền thông, những quan điểm và phương pháp
nghiên cứu xã hội họcvề công chúng. [24]
Tạ Ngọc Tấn với Truyền thông đại chúng (2001) khi bàn về cơ chế tác
động, về hiệu quả của TTĐC đã phân tích sự phụ thuộc của hiệu quả XH đối
với sự tiếp nhận của công chúng. Theo tác giả, “việc nghiên cứu, nắm rõ tính
chất, đặc điểm, nhu cầu đối tượng tác động bao giờ cũng là một trong những
yếu tố hàng đầu của TTĐC” [28, tr.27-28].
Đối với tác giả Đỗ Thị Thu Hằng, với nghiên cứu “Tâm lý tiếp nhận
sản phẩm báo chí của công chúng thanh niên sinh viên hiện nay (khảo sát

một số trường ĐH, CĐ tại Hà Nội)” tác giả đã trình bày đặc điểm và những
vấn đề mang tính quy luật trong tâm lý tiếp nhận các sản phẩm báo chí của
thanh niên, sinh viên Việt Nam, đồng thời đưa ra những kiến nghị nhằm tăng
cường hiệu quả tiếp nhận sản phẩm báo chí của nhóm đối tượng công chúng
đặc thù này [8].
Khoa Xã hội học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng là một đơn
vị có nhiều đóng góp trong công tác nghiên cứu về công chúng TTĐC, với
một loạt những dẫn chứng tiêu biểu sau:
- Năm 2004, đề tài Thực trạng và nhu cầu tiếp cận TTĐC của sinh
viên Hà Nội tại 5 trường đại học ở Hà Nội với 200 sinh viên được triển khai.


9

Đây là một đề tài nghiên cứu với quy mô nhỏ kết hợp phương pháp định tính
và định lượng để tìm hiểu về hành vi của sinh viên đối với các ấn phẩm và
chương trình trên phương tiện TTĐC. Đề tài đã tổng hợp được những mong
muốn của sinh viên xem các kênh truyền hình, nội dung và các chương trình
truyền hình cụ thể [13].
- Năm 2006, đề tài “Sự tiếp cận với các phương tiện thông tin đại
chúng của người dân vùng Tây Bắc” được thực hiện nhằm nghiên cứu toàn diện
về thái độ, hành vi, nhu cầu và đánh giá một phần về hiệu quả truyền thông của 4
loại phương tiện TTĐC: truyền hình, phát thanh, báo in và Internet từ công
chúng [14].
- Trong năm 2009, cuốn “Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn
cầu hóa”, Nxb Dân trí (Lưu Hồng Minh chủ biên) là công trình tuyển tập các
bài nghiên cứu truyền thông của Khoa, đề cập rất nhiều đến các vấn đề nghiên
cứu liên quan đến nhu cầu tiếp cận, thực trạng tiếp cận, hiệu quả truyền thông
đối với công chúng. Trong đó có rất nhiều bài viết đề cập tới việc tiếp cận và sử
dụng Internet của người dân các vùng miền trong cả nước [17].

Những năm vừa qua, rất nhiều tác giả lựa chọn hướng nghiên cứu công
chúng TTĐC để hoàn thành luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ của mình. Có
thể kể đến Luận án tiến sĩ xã hội học của Trần Hữu Quang (1998) với đề tài
“Truyền thông đại chúng và công chúng - trường hợp Thành phố Hồ Chí
Minh”[34]; Luận án tiến sĩ của Trần Bảo Khánh (2007) chọn đề tài: “Đặc
điểm công chúng truyền hình Việt Nam giai đoạn hiện nay” [12]; cũng năm
2008 Trần Bá Dung đã bảo vệ Luận án tiến sĩ đề tài: “Nhu cầu tiếp nhận
thông tin báo chí của công chúng Hà Nội”; Phạm Thị Thanh Tịnh (2012) với
Luận án “Nhu cầu và điều kiện tiếp nhận thông tin phát thanh của công chúng
nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay” [31]; hay luận văn thạc sĩ Xã
hội học của tác giả Phạm Hương Trà năm 2005 với “Nhu cầu xem truyền hình


10

của Thanh niên Hà Nội”[35]; luận văn “Nhu cầu và điều kiện tiếp nhận sản
phẩm báo chí của sinh viên các trường Đại học khu vực Hà Nội hiện nay” của
Nguyễn Viết Sơn (2008) [27].
Các nhà khoa học Việt Nam trong những năm trở lại đây đã bắt đầu
nghiên cứu Internet theo những hướng nghiên cứu chính của TTĐC.
Năm 2001, một hội nghị quốc tế được tổ chức với chủ đề “Trẻ em trên
mạng Internet” bàn về tình hình sử dụng Internet của trẻ em cùng những vấn
đề có liên quan ở các quốc gia châu Á. Trong hội nghị này, tác giả Nguyễn
Thị Minh Phương và Nguyễn Thái Quỳnh Chi đã trình bày báo cáo với tiêu
đề “Nghiên cứu ảnh hưởng của truyền thông mới đến trẻ em - Trường hợp
Hà Nội”. Trong nghiên cứu này, tác giả đã tìm hiểu những cơ hội tiếp cận
hình thức truyền thông mới - Internet ở trẻ em. Từ đó nghiên cứu những ảnh
hưởng tích cực và tiêu cực của truyền thông mới đến trẻ. Cũng trong báo cáo
này, tác giả đã bàn đến các giải pháp nhằm khuyến khích trẻ sử dụng Internet
và bảo vệ chúng khỏi những tác động của truyền thông mới. Đây là một

nghiên cứu khá nhạy bén mang tính chất chuyên môn cao về hình thức truyền
thông mới. Tuy nhiên, ở nghiên cứu này, tác giả chỉ sử dụng phương pháp
nghiên cứu định tính dựa trên phân tích tài liệu và phỏng vấn sâu. Thêm vào
đó, nghiên cứu được thực hiện khi ở Việt Nam mức độ sử dụng Internet chưa
cao và chưa đạt hiệu quả nên xem xét vấn đề trong thời điểm hiện tại có lẽ đã
có nhiều nội dung cần được làm mới.
Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của Internet đến trẻ em” do Viện Xã hội
học tiến hành nhằm tìm hiểu những tác động của Internet với tư cách là phương
tiện truyền thông mới tới trẻ vị thành niên. Nghiên cứu chỉ ra ảnh hưởng tích cực
từ Internet như mang lại cơ hội mở mang kiến thức, học tập và giải trí cho trẻ,
đồng thời thông qua các hoạt động trên Internet, trẻ dần hoàn thiện bản thân, tính
tự giác, khả năng giao tiếp và hình thành nên những nhóm bạn bè trên mạng của


11

trẻ. Mặt khác nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trẻ vị thành niên cũng đang đứng
trước nguy cơ bị quấy rầy bởi những điều không lành mạnh thấy được từ
Internet.
Tác giả Nguyễn Quý Thanh trong quá trình nghiên cứu về Internet đã có
bài viết “Internet và định hướng giá trị của sinh viên về tình dục trước hôn
nhân” đăng trên tạp chí xã hội học, số 2, năm 2006. Từ việc thực nghiệm
khảo sát trên 640 sinh viên trên quy mô tại 5 trường đại học ở Hà Nội và 5
trường đại học ở TP.HCMNguyễn Quý Thanh đã làm rõ nhu cầu và mục đích
của sinh viên khi sử dụng Internet. Cũng qua bài viết, tác giả nhấn mạnh đến
việc sử dụng Internet thường xuyên có ảnh hưởng đến định hướng giá trị của
sinh viên. Đồng thời cũng đưa ra nhận định về số lượng các nghiên cứu về tác
động của Internet đối với lối sống sinh viên vẫn còn nhiều hạn chế và chưa
nhiều [29, tr.46-56].
Tác giả Nguyễn Quý Thanh cùng nhóm tác giả Nguyễn Thị Vân Anh,

Nguyễn khánh Hòa và Lê An Ni trong Đề tài: “Mối quan hệ của việc sử dụng
Internetvà hoạt động học tập của sinh viên” mã số Q.CL.05.01, cho thấy rằng
Internet là một công cụ hữu hiệu bổ trợ cho quá trình giảng dạy - học tập của
sinh viên. Khẳng định Internet đã tạo những sự thay đổi nhất định trong cách
học tập của sinh viên, mặc dù không được như chúng ta mong đợi. Đề tài
cũng cho thấy tầm quan trọng của việc phổ cập và tạo điều kiện cho sinh viên
có thể truy cập Internet phục vụ cho việc học là một việc vô cùng cần thiết.
Việc này phải được thực hiện một cách đồng bộ từ phía giáo viên, sinh viên
cũng như các nhà quản lý giáo dục [46].
Đề tài “Đánh giá tình hình sử dụng Internet của thanh niên Việt Nam”
của tổ chức iGURU đã phác hoạ sơ lược bức tranh Internet Việt Nam với đối
tượng sử dụng là thanh thiếu niên Việt Nam sau 10 năm Internet du nhập vào
Việt Nam. Đây là một kết quả khảo sát mang tầm quốc gia. Báo cáo nghiên


12

cứu đã đưa ra rất nhiều số liệu cũng như các nhận định về sự thay đổi trong
việc sử dụng Internet của thanh niên Việt Nam qua từng năm. [11]
Tập đoàn thông tin thị trường toàn cầu (TNS) nghiên cứu “Xu hướng sử
dụng Internet ở Việt Nam” thực hiện tháng 12 năm 2008. Cuộc nghiên cứu
được khảo sát trên 1.200 người sử dụng Internet tại bốn thành phố là Hà Nội,
TP.HCM, Đà Nẵng và Cần Thơ bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp.
Nghiên cứu mang tính chất khảo sát và dừng lại ở mục đích nhằm cung cấp
thông tin cho các nhà tiếp thị và truyền thông những thông tin về thói quen sử
dụng Internet của người Việt Nam từ đó hoạch định được các chiến lược
Maketing trên Internet phù hợp hơn với người Việt Nam. Kết quả nghiên cứu
chuyên sâu về xu hướng sử dụng Internet tại các thành phố lớn ở Việt Nam
cho thấy một tầm nhìn tổng quát về các hoạt động trực tuyến của người sử
dụng bao gồm thói quen sử dụng, lối sống tâm lý của người sử dụng

Internet…[32].
Cũng đề cập đến Internet trong mối liên hệ với đời sống của người dân,
đặc biệt của thanh niên, học sinh, sinh viên, có rất nhiều bài viết và các công
trình nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau như: tác giả Nguyễn Thị Hậu
với đề tài “Hiện tượng nghiện trò chơi trực tuyến”; Tác giả Nguyễn Trung
Hiếu với đề tài “Thói quen sử dụng Internet của thanh thiếu niên”; Tác giả
Cấn Thu Hồng với đề tài “Tác động của việc sử dụng các công cụ công nghệ
cao đến cách thức giao tiếp của học sinh trung học phổ thông”; Luận văn tốt
nghiệp của tác giả Phan Thị Mai Lan với đề tài“Tìm hiểu cộng đồng blog như
một môi trường xã hội hóa đối với học sinh phổ thông trung học”; Bùi Hoài
Sơn với cuốn “Ảnh hưởng của Internet đối với thanh niên Hà Nội”[26].
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ thực trạng sử dụng Internet của sinh viên; đưa ra những đánh giá
của sinh viên về thực trạng sử dụng và những tác động của Internet tới đời sống


13

sinh viên hiện nay; đồng thời đề xuất những khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng Internet của sinh viên.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa và thao tác hóa các khái niệm và lý thuyết sử dụng trong
nghiên cứu.
- Trình bày thực trạng sử dụng Internet của sinh viên.
- Phân tích những đánh giá và nhận xét của sinh viên về Internet và
những tác động của Internet đến đời sống sinh viên hiện nay. Tìm hiểu và phân
tích, làm rõ những nhân tố đã ảnh hưởng đến việc sử dụng cũng như việc
đánh giá, nhận xét của sinh viên về việc sử dụng Internet hiện nay.
- Đưa ra những đề xuất, khuyến nghị đối với việc sử dụng Internet của

sinh viên và việc quản lý, kinh doanh mạng Internet của các cơ quan chức năng
đồng thời đưa ra dự báo về xu hướng tiếp cận Internet của sinh viên trong thời
gian tới.
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng, đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng Internet của
sinh viên.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Sinh viên học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thời gian: Tháng 5/2015
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
5.1 Phương pháp luận
- Phương pháp luận chung: Vận dụng quan điểm của Đảng và Nhà nước
ta về TTĐC và về mở rộng, quản lý mạng Internet.
- Phương pháp luận chuyên biệt: Sử dụng các lý thuyết và quan điểm


14

tiếp cận của các nhà xã hội học liên quan đến vấn đề:
+ Lý thuyết cấu trúc - chức năng
+ Lý thuyết công dụng và sự thỏa mãn
5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Đề tài kết hợp các phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính bổ
trợ.
5.2.1 Nghiên cứu định tính
* Phương pháp phân tích tài liệu:
Thu thập và xử lý các tài liệu, số liệu và kết quả sẵn có ở các nghiên cứu

trước về tiếp cận TTĐC nói chung và Internet nói riêng:
+ Các đề tài khoa học, giáo trình, kỷ yếu, tài liệu hội thảo khoa học, bài
báo, tạp chí … liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
+ Các nghị quyết, văn kiện của Đảng và Nhà nước về TTĐC và Internet ở Việt
Nam
+ Sách trắng trong và ngoài nước
+ Các tài liệu thu thập từ mạng Internet
* Phỏng vấn sâu:
Phỏng vấn sâu 20 sinh viên học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên
truyền. Đặt trọng tâm vào câu hỏi trải nghiệm cá nhân, về mục đích sử dụng
Internet của sinh viên. Đánh giá của sinh viên về những tác động của Internet
đến hoạt động học tập, hoạt động vui chơi giải trí, việc mở rộng mối quan hệ
XH, kiếm sống...
5.2.2 Nghiên cứu định lượng
Phương pháp này được tiến hành khảo sát với 300 bảng hỏi, dành để hỏi
300 sinh viên đang học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Mẫu nghiên
cứu phải đảm bảo được lấy từ tất cả các năm học (từ năm thứ 1 đến năm thứ
4), và thuộc cả hai khối lý luận và khối nghiệp vụ.


15

5.2.3 Kỹ thuật xử lý thông tin
- Phần mềm SPSS 13.0 được áp dụng để xử lý số liệu định lượng.
- Phần mềm NVIVO 7.0 được áp dụng để phân tích các dữ liệu định tính.
5.3 Phương pháp chọn mẫu
5.3.1 Phương pháp chọn mẫu của nghiên cứu định lượng
Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân chùm: Đối với đề tài nghiên cứu
này, tác giả thực hiện chọn mẫu theo các bước như sau:
Bước 1: Lấy danh sách tất cả các lớp trong trường (137 lớp), mỗi lớp

được coi như 1 cụm/chùm (bao gồm các lớp từ năm thứ nhất đến năm thứ 4,
thuộc cả 2 khối lý luận và nghiệp vụ).
Bước 2: Chọn ngẫu nhiên đơn giản 15 lớp (tương ứng với 15 chùm)
Bước 3: Tiếp tục chọn ngẫu nhiên 20 sinh viên trong mỗi lớp đã chọn ở
bước 2 để phát bảng hỏi điều tra.
5.3.2 Phương pháp chọn mẫu của nghiên cứu định tính
Chọn mẫu để phỏng vấn sâu với phương pháp chọn mẫu chủ đích căn cứ
vào yêu cầu của đề tài.
6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết
6.1. Giả thuyết nghiên cứu
- Phần lớn sinh viên được hỏi đều sử dụng Internet. Hiện nay, sinh viên
sử dụng mạng thường xuyên hơn, với thời lượng nhiều hơn; địa điểm và
phương tiện truy cập mạng có thay đổi theo hướng hiện đại và thuận tiện hơn.
Mục đích sử dụng Internet của sinh viên hiện nay đa dạng, việc khai thác
Internet cũng trở nên hiệu quả hơn.
- Sinh viên đánh giá về Internet tích cực nhiều hơn so với tiêu cực.
Phần lớn sinh viên cho rằng Internet của ngày hôm nay thuận tiện, hữu ích và
có giá thành hợp lý.
- Sinh viên nhận định rằng cuộc sống của các em hiện nay phụ thuộc và
chịu nhiều tác động từ Internet. Sinh viên đặc biệt đánh giá cao vai trò của


16

Internet trong hoạt động học tập, vui chơi giải trí và mở rộng mạng lưới xã
hội.
- Những yếu tố cơ bản liên quan đến sinh viên như: vùng miền, khối
học, yếu tố giới, khu vực cư trú, nơi sống hiện tại, năm học, học lực, mức chi
tiêu, mức sống của gia đình, trình độ học vấn của bố mẹ… tác động không
giống nhau đến mức độ tiếp cận Internet, tới đánh giá của của sinh viên về

Internet, về những tác động đến nhiều mặt trong đời sống nhiều mặt của các
em.
6.2. Khung lý thuyết
Điều kiện kinh tế - văn hóa - chính trị - xã hội
Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta

Đặc điểm nhân khẩu
học của người trả lời
Thực trạng sử dụng
Internet của sinh viên
Đặc điểm gia đình
của người trả lời

- Tần suất; thời
lượng truy cập;
- Phương tiện, địa
điểm truy cập;

Đặc điểm nhóm
bạn bè

- Mục đích,
dung truy cập

nội

Đánh giá của sinh
viên về Internet và
việc sử dụng Internet
hiện nay

- Đánh giá chung về
Internet
- Tác động tới hoạt
động học tập;
- Tác động tới hoạt
động giải trí
- Mở rộng mạng lưới
XH;
- Tác động tới việc
kiếm sống


17

Thực trạng Internet tại Việt Nam

Hệ thống biến số:
a. Biến độc lập:
- Đặc điểm nhân khẩu học của người trả lời:
o Giới tính: nam/nữ
o Năm học: Năm thứ 1, thứ 2, thứ 3, thứ 4
o Ngành học: Thuộc khối lý luận chính trị/ khối nghiệp vụ
o Nơi ở hiện nay: cùng gia đình, thuê nhà, ký túc xá, nhà người thân
o Sở hữu phương tiện phục vụ truy cập mạng Internet
- Đặc điểm gia đình
o Trình độ học vấn của bố mẹ: Trung học cơ sở trở xuống; trung học
phổ thông; trung cấp, cao đẳng; đại học, sau đại học
o Nơi ở của gia đình: nông thôn, thành thị
o Mức sống: giàu; nghèo, đủ chi tiêu
o Chu cấp mỗi tháng: dưới 1 triệu đồng; từ 1 triệu đến 2 triệu đồng; từ

trên 2 triệu đến 3triệu đồng; từ trên 3triệu đồng trở lên; không chu
cấp
- Đặc điểm nhóm bạn bè: số lượng bạn bè, số lượng bạn thân, kết bạn
trong nhà trường, kết bạn qua Internet
b. Biến trung gian:
- Thực trạng sử dụng Internet của sinh viên:
o

Tần suất truy cập

o

Thời lượng truy cập

o

Phương tiện truy cập

o

Địa điểm truy cập


18

o

Mục đích truy cập

o


Nội dung truy cập

c. Biến phụ thuộc
- Đánh giá của sinh viên về việcsử dụng Internet hiện nay về:
o

Thực trạng sử dụng

o

Tác động tới hoạt động học tập

o

Tác động tới hoạt động giải trí

o

Mở rộng mạng lưới XH

o

Tác động tới việc kiếm sống

d. Biến can thiệp:
-

Môi trường văn hóa - chính trị - xã hội


-

Các chính sách của Đảng và Nhà nước

-

Thực trạng Internet tại Việt Nam

7. Điểm mới và ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài
7.1. Điểm mới của đề tài
Đề tài đi sâu phân tích những đánh giá của sinh viên về viêc sử dụng
Internet hiện nay. Đây là một trong những cách tiếp cận mới khi nghiên cứu về
Internet trong mối liên hệ với đời sống của sinh viên. Nghiên cứu về thực trạng
sử dụng Internet, về tác động của Internet đến hoạt động học tập, vui chơi giải
trí… của sinh viên đã có một số tác giả đề cập tới, nhưng những kết luận ở các
nghiên cứu đó mang hơi hướng cá nhân, dựa trên định hướng chủ quan của các
nhà nghiên cứu. Tại nghiên cứu này, các em sinh viên sẽ được đưa ra những
nhận định, quan điểm của bản thân mình về vai trò của Internet, về tác động
của Internet tới nhiều mặt trong đời sống của các em hiện nay.
7.2. Ý nghĩa lý luận
Thông qua việc nhận xét, đánh giá của chính sinh viên về thực trạng và


19

tác động của Internet đến đời sống của các em; nhận diện những yếu tố ảnh
hưởng đến việc sử dụng và đánh giá đó; tìm kiếm giải pháp cho sinh viên trong
việc sử dụng Internet một cách hiệu quả; đồng thời đề xuất những khuyến nghị
cho các cơ quan chức năng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ Internet; bằng
cách phân tích tác động của môi trường kinh tế - xã hội làm biến đổi văn hoá

nghe nhìn, vai trò XH của Internet, đề tài góp phần bổ sung vào các lý thuyết
đã có nhằm chứng minh tính đúng đắn trong những luận điểm, lập luận của XH
về vai trò, chức năng của TTĐC nói chung và Internet nói riêng.
Việc thực hiện luận văn góp phần bổ sung các nguồn số liệu còn thiếu
của các đề tài khoa học đã thực hiện trước đây; là nguồn tài liệu tham khảo cho
sinh viên báo chí - truyền thông, sinh viên xã hội học; gợi mở hướng nghiên
cứu mới.
7.3. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của luận văn là tài liệu khoa học đáng tin cậy đối với các cơ
quan báo chí - truyền thông nước ta trong việc nâng cao chất lượng công tác
nghiên cứu công chúng, đánh giá đúng chất lượng Internet hiện nay, từ đó có
những giải pháp để nâng cấp chất lượng dịch vụ, chương trình, nội dung… sao
cho phù hợp với nhu cầu và xu hướng tiếp cận của từng đối tượng công chúng.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và
phần phụ lục, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2:Thực trạng và đánh giá của sinh viên về việc sử dụng Internet
hiện nay
Chương 3: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng và đánh giá của sinh
viên về sử dụng Internet hiện nay


20

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu về TTĐC bao gồm Internet, giới nghiên cứu trên thế giới đi
theo ba hướng chính là: nghiên cứu công chúng - người tiếp nhận (thái độ,
ứng xử của người đọc, người xem, người nghe đối với các phương tiện

TTĐC); nghiên cứu thông điệp của truyền thông; nghiên cứu ảnh hưởng (hay
tác động) của TTĐC đối với đời sống XH; đặc biệt ngày nay giới nghiên cứu
chú trọng, đầu tư cho nghiên cứu việc tiếp cận, sử dụng phương tiện TTĐC.
Internet và sự phát triển lớn mạnh của mình có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với


21

mọi mặt của đời sống XH. Đặc biệt Internet và những vấn đề liên quan đến
nhóm công chúng trẻ, cụ thể là “sinh viên” - nhóm công chúng XH đặc thù là
một trong những nội dung cần được quan tâm và xem xét đúng mức. Chương 1
của luận văn sẽ khái lược một số vấn đề lý luận và thực tiễn xung quanh vấn đề
nghiên cứu, nhằm cung cấp những kiến thức nền tảng cho việc khảo sát và
phân tích ở các chương sau.
1.1.

Các khái niệm công cụ

1.1.1 Khái niệm truyền thông đại chúng
Nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng chính sự xuất hiện của tiếng nói và
ngôn ngữ cách đây hơn 36.000 năm đã là sự mở đầu vĩ đại nhất cho một cuộc
cách mạng về thông tin kéo dài suốt lịch sử của loài người. Từ khi chiếc máy
in đầu tiên ra đời vào thế kỷ thứ 15 đã tạo điều kiện cho sự ra đời của những
tờ báo in đầu tiên của nhân loại, và sau đó hàng loạt những tiến bộ khoa học
kỹ thuật đã làm biến đổi hệ thống thông tin một cách bền vững và phát triển
như ngày hôm nay. Cũng chính trên nền tảng đó, truyền thông đại chúng ở
Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung hiện nay đã có những bước
tiến vượt bậc. Vậy, truyền thông là gì, như thế nào được gọi là TTĐC, có sự
khác biệt gì giữ hai khái niệm TTĐC và phương tiện truyền thông đại chúng
là những câu hỏi sẽ được giải đáp dưới đây.

1.1.1.1 Truyền thông
Theo P. Andelson: truyền thông là quá trình trong đó chúng ta hiểu
được người khác và cũng làm người khác hiểu chúng ta. Còn theo Cooley:
truyền thông tồn tại từ khi con người xuất hiện. Nó là một dạng căn bản của
hành vi con người trong XH, là cơ chế để các liên hệ của con người tồn tại và
phát triển.
Năm 1970. Frank Dance định nghĩa: truyền thông là quá trình làm cho
cái trước đây là độc quyền của một hoặc vài người trở thành cái chung của hai


22

hoặc nhiều người.
Trong từ điển Xã hội học, tác giả G.Endrweit và G.Trammdroff đã định
nghĩa khái niệm truyền thông như sau: Trong xã hội học, thuật ngữ truyền
thông chỉ quá trình trung chuyển giữa con người (truyền thông con người).
Quá trình thông báo này, sự trao đổi về kinh nghiệm, tri thức, tư tưởng, ý
kiến, tình cảm có thể sử dụng các hệ thống ký hiệu khác nhau theo dạng phi
ngôn từ. Hệ thống thông báo phân hóa nhất này được tạo từ tổ hợp ký hiệu
tổng hợp của ngôn ngữ đòi hỏi có sự nắm vững khối lượng rất nhiều các quy
tắc và chỉ dẫn đối với phía vật phát cũng như vật thu, để đạt được sự thông
hiểu lẫn nhau hoàn chỉnh nhất có của các đối tác truyền thông [39].
Theo Golding (1974) truyền thông tiêu biểu cho một kênh được thiết
chế hóa để chi phối tri thức XH và do đó tiêu biểu cho một công cụ mạnh để
kiểm soát XH. Kết quả của Truyền thông không chỉ dừng lại ở những thông
điệp, nó còn nhấn mạnh đến vai trò tỏa khắp của nó như một nguồn tri thức
XH, ý tưởng và niềm tin cho những ai tiếp nhận chúng. Truyền thông không
chỉ làm gia tăng ý thức về thế giới con người mà còn giúp chúng ta ý thức về
thế giới.
Theo “Xã hội học về truyền thông đại chúng” của tác giả Trần Hữu

Quang xuất bản tháng 5/1997 định nghĩa như sau: Truyền thông là một dạng
hoạt động căn bản của bất cứ tổ chức nào mang tính XH. Trong XH loài người,
truyền thông là điều kiện tiên quyết để có thể hình thành nên một “XH” hoặc
“cộng đồng”. [22]
Vậy có thể nói một cách ngắn gọn rằng: Truyền thông là một quá trình
truyền đạt thông tin. Hay truyền thông là quá trình trao đổi, chia sẻ thông tin,
ý kiến, quan điểm, tình cảm giữa các cá nhân hay các nhóm người trong XH
nhằm đạt được sự hiểu biết lẫn nhau.
1.1.1.2 Truyền thông đại chúng


23

TTĐC là cụm từ hay thuật ngữ bắt đầu được sử dụng vào cuối những
năm 1930. Sự lớn mạnh và tác động sâu sắc của TTĐC đến XH loài người là
nguyên nhân khiến các nhà khoa học của nhiều chuyên ngành khác nhau đi
sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu. Tùy vào việc cảm nhận và góc độ tiếp cận,
TTĐC đã được hiểu theo những cách khác nhau.
Nhìn từ bình diện giao tiếp, người ta cho rằng TTĐC là kênh giao tiếp
đại chúng với đặc trưng bản chất là nhiều người tham gia về những chủ đề mà
họ quan tâm, với tần suất ngày càng gia tăng.
Báo chí học: “TTĐC được hiểu là hệ thống các phương tiện truyền
thông hướng tác động vào đông đảo công chúng XH (nhân dân các vùng
miền, cả nước, khu vực hay cộng đồng quốc tế) nhằm thông tin, chia sẻ, lôi
kéo và tập hợp, giáo dục, thuyết phục và tổ chức đông đảo nhân dân tham gia
giải quyết các vấn đề kinh tế - văn hóa - XH đã và đang đặt ra.” Có thể nói
về phương diện Báo chí học đây là một định nghĩa nhấn mạnh đến mục đích
của TTĐC đến con người và XH. Định nghĩa cũng đã đề cập đến những thành
phần cơ bản cấu thành lên quá trình TTĐC [6].
Theo cuốn “Truyền thông đại chúng” của tác giả Tạ Ngọc Tấn, TTĐC

là hoạt động giao tiếp XH rộng rãi, thông qua các phương tiện TTĐC [28].
Về TTĐC các nhà xã hội học cũng đưa ra rất nhiều ý kiến khác nhau:
Theo Sibermann (1981) TTĐC đó là sự truyền bá với số lượng lớn
những nội dung giống nhau cho những cá nhân và những nhóm đông người
trong XH dựa trên kỹ thuật truyền bá tập thể.
Theo từ điển xã hội học do Nguyễn Khắc Viện chủ biên, TTĐC là toàn
bộ những kỹ thuật lan truyền thông tin tới những công chúng lớn, chủ yếu
bằng báo chí, điện ảnh, phát thanh, truyền hình, sách báo, băng đĩa… đó là
sự truyền bá với số lượng lớn những nội dung giống nhau cho những cá nhân
và những nhóm người trong XH, dựa vào kỹ thuật truyền bá tập thể [36].


24

Trong Xã hội học hoạt động TTĐC được phân tích như một quá trình
XH. Trong đó diễn ra các tương tác XH giữa các yếu tố tạo nên hệ thống này.
Hệ thống đó bao gồm nguồn tin, thông điệp, kênh truyền, đối tượng tiếp nhận
và hiệu quả truyền thông. TTĐC được hiểu là quá trình thông tin trên quy mô
ngày một sâu rộng, tức là “đại chúng” không chỉ về phía người tiếp nhận
thông tin mà còn đại chúng về cả sự kiện và công nghệ thông tin [1].
Cũng có ý kiến cho rằng TTĐC là quá trình truyền tải và phổ biến
thông tin XH đến số lượng lớn công chúng, phân tán về không gian và thời
gian. Quá trình được thực hiện thông qua cơ chế trung gian:
- Các phương tiện kỹ thuật: 1- Các phương tiện kỹ thuật dùng để thu
thập, xử lý, phát thông tin, thường gắn với các cơ quan TTĐC. 2- Các phương
tiện dùng để nhận thông tin và thưởng thức các thông tin thường gắn với gia
đình
- Các tổ chức hoạt động trong TTĐC: Đây là một nhóm XH đông đảo
phóng viên, nhà biên tập, nhà báo, phát thanh viên những người tham gia các
quá trình thu thâp, xử lý, lưu trữ và phát thông tin.

Vậy có thể nói, TTĐC chưa có một định nghĩa thống nhất dùng chung
cho tất cả các chuyên ngành, nhưng về cơ bản các định nghĩa đều đề cập tới 3
đối tượng chính là: Hoạt động truyền thông, các nhà truyền thông và đại
chúng (các tầng lớp công chúng rộng rãi).
1.1.1.3 Phân biệt TTĐC và phương tiện TTĐC
“Truyền thông đại chúng” và “Phương tiện truyền thông đại chúng” là hai
thuật ngữ cần được phân biệt để công chúng có cách nhìn chính xác. “Truyền
thông đại chúng” để chỉ một quá trình XH: quá trình truyền tải thông tin ra rộng
rãi công chúng, còn “Phương tiện truyền thông đại chúng” là những công cụ kỹ
thuật, là phương tiện hay là các “kênh” để thông qua đó thực hiện quá trình
truyền thông tới đại bộ phận công chúng. Sự phát triển của các phương tiện
TTĐC về mặt công nghệ và cả mặt XH là một trong những yếu tố cơ bản thúc


25

đẩy sự phát triển của TTĐC. Điều này đã được thực tế chứng minh trong những
thập kỉ trở lại đây.
1.1.2 Khái niệm Internet
Không giống như TTĐC, khái niệm về Internet (chữ viết tắt của
international network) được hiểu chung trên toàn cầu như sau: “Internet là
một mạng thông tin diện rộng, bao trùm toàn cầu, hình thành trên cơ sở kết
nối các máy tính điện tử với nhau với việc sử dụng bộ giao thức truyền
thông TCP/IP.”
Thuật ngữ Internet bắt đầu được sử dụng năm 1983 và đến nay đã phát
triển vượt xa tưởng tượng của loài người, đáp ứng rất nhiều nhu cầu khác
nhau của con người: gửi thư điện tử, các loại sách báo và tạp chí điện tử,
quảng cáo, học tập, dịch vụ mua bán…
Trước đây có rất nhiều cuộc tranh luận để xác định Internet có phải là
phương tiện TTĐC hay không? Mặc dù cuộc tranh luận ấy vẫn diễn ra và

chưa ngã ngũ trong hiện tại, tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu và bài viết gần
đây đều đề cập đến Internet với tư cách là một trong những phương tiện
TTĐC. Trong nghiên cứu này, tác giả cũng muốn khẳng định rằng,
Internetlà một trong những phương tiện TTĐC phát triển mạnh mẽ nhất,
Internet đang dần dần trở thành một phương tiện truyền thông đa chiều, đa
phương tiện. Thông qua Internet con người có thể tiếp cận được các loại
hình dịch vụ cũng như lượng thông tin khổng lồ, vô cùng hữu ích và thuận
tiện, nó thực sự mang lại những cơ hội mới cho con người trong XH hiện
đại.
1.1.3 Khái niệm sinh viên
Thuật ngữ ‘Sinh viên’ được bắt nguồn từ tiếng Latinh “students” với
nghĩa là người làm việc, học tập, khai thác tri thức. Trong đề tài này khái niệm
sinh viên được xác định bởi các dấu hiệu chính sau đây:
Một là: sinh viên phần lớn thuộc lớp người ở độ tuổi từ 18 đến 30, đang


×