Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả vào việc bảo vệ môi trường sinh thái trong sản xuất nông nghiệp ở huyện mê linh (hà nội) hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (952.58 KB, 73 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
=====o0o=====

VŨ THỊ THU HƢƠNG

VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG
GIỮA NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ VÀO VIỆC
BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG SINH THÁI TRONG SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN MÊ LINH (HÀ NỘI) HIỆN NAY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Triết học

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. Trần Thị Hồng Loan

HÀ NỘI, 2016


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Thị Hồng Loan, ngƣời đã tận
tình giúp đỡ, hƣớng dẫn, khích lệ và động viên tôi trong quá trình học tập, nghiên
cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong tổ Bộ môn Triết học, khoa
Giáo dục Chính trị, trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã tạo mọi điều kiện cho tôi
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp này đƣợc


thực hiện một cách trung thực. Kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong khóa luận
tốt nghiệp này chƣa đƣợc công bố trên bất kì công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Vũ Thị Thu Hƣơng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ LÍ LUẬN CHUNG VỀ CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN
NHÂN-KẾT QUẢ VÀ MÔI TRƢỜNG SINH THÁI................................................ 5
1.1. Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả ........................................ 5
1.2. Môi trƣờng sinh thái ....................................................................................... 9
1.3. Nội dung của sự vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết
quả vào việc bảo vệ môi trƣờng sinh thái ............................................................. 15
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG MÔI TRƢỜNG SINH THÁI Ở HUYỆN MÊ LINH
TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HIỆN NAY VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA
THỰC TRẠNG ĐÓ.................................................................................................. 19
2.1. Vài nét khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế- xã hội ở huyện Mê Linh
( Hà Nội) ............................................................................................................... 19
2.2. Thực trạng môi trƣờng sinh thái trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Mê Linh
.............................................................................................................................. 22
2.3. Nguyên nhân của thực trạng môi trƣờng sinh thái ở huyện Mê Linh trong sản
xuất nông nghiệp hiện nay .................................................................................... 35
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM
BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG SINH THÁI TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở
HUYỆN MÊ LINH HIỆN NAY TRÊN CƠ SỞ VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ
BIỆN CHỨNG GIỮA NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ....................................... 45
3.1. Quan điểm và mục tiêu bảo vệ môi trƣờng của huyện Mê Linh .................. 45

3.2. Một số phƣơng hƣớng chủ yếu trong việc bảo vệ môi trƣờng sinh thái trong
sản xuất nông nghiệp ở huyện Mê Linh ............................................................... 46
3.3. Một số biện pháp chủ yếu nhằm bảo vệ môi trƣờng sinh thái trong sản xuất
nông nghiệp ở huyện Mê Linh hiện nay trên cơ sở vận dụng mối quan hệ biện
chứng giữa nguyên nhân và kết quả ..................................................................... 48
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 68


MỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài
Hiện nay nƣớc ta đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội với nhiệm

vụ trọng tâm là thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Để làm đƣợc
điều này, chúng ta cần tận dụng các nguồn lực để phát triển kinh tế cả về con
ngƣời, nguồn vốn, tài nguyên thiên nhiên… Sau đại hội đổi mới 1986, mặc dù
cơ cấu nền kinh tế nƣớc ta đã có bƣớc phát triển mạnh mẽ theo hƣớng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhƣng ngành nông nghiệp vẫn chiếm một vị trí quan
trọng. Hiện nay nền nông nghiệp ở Việt Nam không chỉ đảm bảo an ninh lƣơng
thực quốc gia mà còn xuất khẩu ra bên ngoài thế giới. Nếu nhƣ trƣớc kia con
ngƣời chỉ biết gieo trồng một số loại cây có sẵn trong tự nhiên để phục vụ nhu
cầu cho mình mà không cần đến thuốc bảo vệ thực vật hay phân bón,thì nay
trong quá trình phát triển đã có nhiều tiến bộ khoa học đƣợc đƣa vào ứng dụng
trong sản xuất, nhiều giống cây trồng nhiều loại phân bón và nhiều chủng loại
thuốc bảo vệ thực vật khác nhau ra đời đáp ứng yêu cầu sản xuất của bà con
nông dân. Tuy nhiên, cùng với phát triển kinh tế nông nghiệp là sự ô nhiễm
nghiêm trọng về môi trƣờng sinh thái. Chính hoạt động sản xuất nông nghiệp
chƣa an toàn, khoa học nhƣ: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón tùy

tiện, tập quán canh tác lạc hậu, ý thức ngƣời dân chƣa cao…đã là nguyên nhân
gây ra tình trạng ô nhiễm môi trƣờng trong sản xuất nông nghiệp ở nông thôn.
Việc phát triển kinh tế luôn mâu thuẫn với việc bảo vệ môi trƣờng, vậy làm sao
để phát triển kinh tế nông nghiệp theo hƣớng bền vững gắn với bảo vệ môi
trƣờng đang là câu hỏi lớn đặt ra cho mỗi chúng ta.
Với đặc điểm là một huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội, sản xuất
nông nghiệp vẫn là hoạt động chính của ngƣời dân, vì vậy, huyện Mê Linh cũng
đang đứng trƣớc thách thức về môi trƣờng. Hiện Mê Linh có diện tích trồng hoa
lớn nhất miền Bắc, ngoài ra huyện còn thành lập các vùng trông cây rau màu
nhƣ: Súp lơ, bắp cải, su hào, hành, rau thơm…Việc thiếu kiến thức, kĩ năng sản

1


xuất, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón của ngƣời dân đã làm cho môi
trƣờng sinh thái của huyện đang dần bị hủy hoại ảnh hƣởng trực tiếp đến sức
khỏe con ngƣời, làm gia tăng bệnh tật. Do đó, đây là một vấn đề cấp thiết cần có
hƣớng giải quyết. Ngoài ra đã có nhiều công trình nghiên cứu về bảo vệ môi
trƣờng nhƣng chủ yếu là nghiên cứu trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, trong
quá trình đô thị hóa mà rất ít có công trình nào nghiên cứu riêng về bảo vệ môi
trƣờng trong sản xuất nông nghiệp tại địa phƣơng. Vì vậy, tôi đã quyết định lựa
chọn đề tài “ Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
vào việc bảo vệ môi trường sinh thái trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Mê
Linh ( Hà Nội) hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho bài khóa luận của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Môi trƣờng có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống của con ngƣời và đối với
toàn nhân loại. Do đó, bảo vệ môi trƣờng là trách nhiệm chung của tất cả chúng
ta nhằm giữ cho môi trƣờng đƣợc trong sạch. Ở Việt Nam vấn đề bảo vệ môi
trƣờng luôn đƣợc Đảng, Nhà nƣớc chú trọng quan tâm, đƣợc nhiều nhà khoa học
nghiên cứu. Đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về đề tài môi trƣờng

dƣới các góc độ khác nhau nhƣ:
Trần Thị Hồng Loan, Vấn đề văn hóa sinh thái trong sự phát triển bền
vững ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Viện khoa học, xã hội Việt
Nam (2012), luận án đã cho thấy sự cần thiết phải xây dựng văn hóa sinh thái
đối với sự phát triển bền vững ở nƣớc ta hiện nay
Nguyễn Văn Tuyên (1997), Sinh thái học và môi trường, Nxb Giáo dục,
Hà Nội đã chỉ ra vai trò quan trọng của môi trƣờng đối với cuộc sống con ngƣời
Mai Đình Yên (1994), Con người và môi trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội
đã làm rõ mối quan hệ mật thiết không thể tách rời giữa con ngƣời và môi
trƣờng sống, qua đó thay đổi nhận thức của con ngƣời về môi trƣờng.
Nhƣ vậy, đề tài về môi trƣờng không phải là một vấn đề mới mà đã đƣợc
các tác giả, các nhà nghiên cứu quan tâm bàn bạc để tìm ra giải pháp. Nhƣng
những công trình nghiên cứu trên mới chỉ tìm hiểu chung về môi trƣờng,vẫn
chƣa phân tích kĩ các khía cạnh của vấn đề, hơn nữa với đề tài “Vận dụng mối
2


quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả vào việc bảo vệ môi trường
sinh thái trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Mê Linh (Hà Nội) hiện nay” thì
hiện chƣa có một công trình nghiên cứu nào. Vì vậy, nhằm góp phần nâng cao
công tác bảo vệ môi trƣờng sinh thái trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Mê
Linh (Hà Nội) tôi đã mạnh dạn quyết định nghiên cứu đề tài này.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lí luận về cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả và sự vận dụng
mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả trong bảo vệ môi trƣờng
sinh thái trên cơ sở tìm hiểu thực trạng môi trƣờng sinh thái; trong sản xuất nông
nghiệp ở huyện Mê Linh, bƣớc đầu đề xuất một số biện pháp thiết thực để bảo
vệ môi trƣờng sinh thái ở địa phƣơng này
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Trình bày những lí luận cơ bản về nguyên nhân và kết quả, về môi trƣờng
sinh thái.
- Chỉ ra thực trạng của môi trƣờng sinh thái trong sản xuất nông nghiệp ở
huyện Mê Linh (Hà Nội) hiện nay.
- Chỉ ra đƣợc nguyên nhân của thực trạng trên, từ đó đề xuất một số biện
pháp khắc phục.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu vấn đề môi trƣờng sinh thái trong sản xuất
nông nghiệp ở Mê Linh ( Hà Nội) hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian
Trên địa bàn huyện Mê Linh (Hà Nội) hiện nay.
- Về thời gian
Khóa luận nghiên cứu từ năm 2010 đến nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu lí luận và thực tiễn sau:
3


- Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận nhƣ: Phƣơng pháp duy vật biện chứng,
phƣơng pháp duy vật lịch sử.
- Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn nhƣ: so sánh, thống kê, điều tra, phân
tích, tổng hợp, bảng biểu…
Trong quá trình triển khai khóa luận tôi không tuyệt đối hóa bất cứ một
phƣơng pháp nghiên cứu nào mà linh hoạt sử dụng tất cả các phƣơng pháp trên
cho bài khóa luận của mình.
6. Đóng góp của khóa luận
6.1. Về mặt lí luận
Góp phần củng cố nhận thức lí luận về cặp phạm trù nguyên nhân và kết

quả, đặc biệt là mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả trong việc
bảo vệ môi trƣờng sinh thái.
6.2. Về mặt thực tiễn
Góp phần nâng cao nhận thức, thái độ của con ngƣời đối với tự nhiên. Giúp
ngƣời dân ý thức sâu sắc hơn trong hoạt động sản xuất nông nghiệp để không
gây hại đến môi trƣờng.
7. Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung khóa
luận gồm 3 chƣơng, 9 tiết.

4


CHƢƠNG 1
MỘT SỐ LÍ LUẬN CHUNG VỀ CẶP PHẠM TRÙ
NGUYÊN NHÂN-KẾT QUẢ VÀ MÔI TRƢỜNG SINH THÁI
1.1. Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
1.1.1. Khái niệm nguyên nhân và kết quả
Nguyên nhân và kết quả là một cặp phạm trù trong phép biện chứng duy
vật và là một trong những nội dung của nguyên lí về mối liên hệ phổ biến, dùng
để chỉ mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả.
Nguyên nhân dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự
vật, hiện tƣợng hoặc giữa các sự vật, hiện tƣợng với nhau, từ đó tạo ra sự biến
đổi nhất định.
Kết quả dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động giữa các mặt,
các yếu tố trong một sự vật, hiện tƣợng hoặc giữa các sự vật, hiện tƣợng.
Ví dụ: Khói bụi từ các nhà máy, các khu công nghiệp là nguyên nhân gây
ra ô nhiễm không khí. Hay phá rừng là nguyên nhân dẫn đến tài nguyên rừng bị
can kiệt, suy thoái, lũ lụt, hạn hán…
1.1.2. Nội dung quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả

Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả là mối quan hệ khách quan, bao
hàm tính tất yếu. Nguyên nhân xuất hiện trước và sinh ra kết quả.
- Nguyên nhân là cái có trƣớc sinh ra kết quả; còn kết quả là cái có sau
và chỉ xuất hiện sau khi có nguyên nhân tác động. Tuy nhiên không phải cứ
hai hiện tƣợng nào nối tiếp nhau về thời gian cũng là quan hệ nhân quả. Cụ
thể:
Ví dụ: Ngày kế tiếp đêm, mùa đông kế tiếp mùa thu…
Ở đây, không phải đêm là nguyên nhân của ngày, không phải mùa thu là
nguyên nhân của mùa đông. Cái phân biệt quan hệ nhân quả với quan hệ kế
tiếp về mặt thời gian là ở chỗ nguyên nhân và kết quả có quan hệ sản sinh cho
nhau.

5


- Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả thể hiện ở chỗ; một kết quả có
thể do một hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau sinh ra và một nguyên nhân có
thể sinh ra một hoặc nhiều kết quả khác nhau:
+ Sự tác động của nhiều nguyên nhân dẫn đến sự hình thành một kết quả có
thể diễn ra theo các hƣớng thuận, nghịch khác nhau và đều có ảnh hƣởng đến sự
hình thành kết quả nhƣng vị trí, vai trò của chúng là khác nhau: có nguyên nhân
trực tiếp, nguyên nhân gián tiếp, nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên
ngoài…
+ Một nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều kết quả, trong đó có kết quả
chính, kết quả phụ, trực tiếp và gián tiếp, cơ bản và không cơ bản…
- Nếu nhiều nguyên nhân cùng tồn tại và tác động cùng chiều trong một sự
vật thì chúng sẽ gây ảnh hƣởng cùng chiều dẫn đến sự hình thành kết quả, làm
cho kết quả xuất hiện nhanh hơn. Ngƣợc lại, nếu những nguyên nhân tác động
đồng thời theo các hƣớng khác nhau, thì sẽ cản trở tác dụng của nhau, thậm chí
triệt tiêu tác dụng của nhau. Điều đó sẽ ngăn cản sự xuất hiện của kết quả.

- Khi các nguyên nhân tác động cùng lúc lên sự vật thì hiệu quả tác động
của từng nguyên nhân dẫn đến việc hình thành kết quả sẽ khác nhau, tùy thuộc
vào hƣớng tác động của nó.
- Nguyên nhân sinh ra kết quả, song kết quả có thể tác động trở lại nguyên
nhân đã sinh ra nó, nếu nguyên nhân đó chƣa mất đi. Sự ảnh hƣởng tác động trở
lại theo hai hƣớng: Hƣớng tích cực (tức là thúc đẩy sự hoạt động của nguyên
nhân), hƣớng tiêu cực ( tức là cản trở sự hoạt động của nguyên nhân). - Trong sự
vận động của thế giới vật chất, không có nguyên nhân đầu tiên và không có kết
quả cuối cùng. Nguyên nhân và kết quả có thể chuyến hóa cho nhau. Một sự vật,
hiện tƣợng nào đó trong mối quan hệ này là kết quả, song trong mối quan hệ
khác lại là nguyên nhân. Trong thế giới chuỗi quan hệ nhân - quả là vô cùng, vô
tận, không có điểm bắt đầu và không có điểm kết thúc. Một hiện tƣợng nào đó
đƣợc coi là nguyên nhân hay kết quả bao giờ cũng đƣợc xét trong mối quan hệ
xác định, ở một không gian, thời gian cụ thể.

6


Ph.Ăngghen có viết: “ Chúng ta thấy rằng nguyên nhân và kết quả khi
được áp dụng trong trường hợp riêng biệt nhất định, nhưng một khi chúng ta
nghiên cứu trường hợp riêng biệt ấy trong mối liên hệ chung của nó với toàn bộ
thế giới thì những khái niệm ấy vẫn gắn bó với nhau và xoắn xuýt với nhau
trong một khái niệm về sự tác động qua lại lẫn nhau một cách phổ biến, trong
đó nguyên nhân và kết quả luôn thay đổi vị trí cho nhau, cái ở đây hoặc trong
lúc này là nguyên nhân thì ở chỗ khác hoặc ở lúc khác lại là kết quả và ngược
lại”[13, tr.38]
Ph.Ăngghen khẳng định: Nguyên nhân và kết quả là những biểu tƣợng có ý
nghĩa là nguyên nhân và kết quả khi nào đƣợc áp dụng vào một trƣờng hợp riêng
biệt, nhƣng khi ta xét trƣờng hợp riêng biệt ấy trong mối quan hệ chung của nó
với toàn bộ thế giới thì nguyên nhân hội tụ lại và quyện vào nhau trong biểu

tƣợng về sự tác động qua lại phổ biến, trong đó nguyên nhân và kết quả luôn đổi
vị trí cho nhau, cái ở đây bây giờ là nguyên nhân thì ở chỗ khác hay lúc khác lại
thành kết quả và ngƣợc lại.
Tính chất
Phép biện chứng duy vật của Triết học Mac- Lênin khẳng định mối liên hệ
nhân quả có tính khách quan, tính phổ biến và tính tất yếu. Cụ thể:
- Tính khách quan:
Mối liên hệ nhân quả là cái vốn có của bản thân sự vật, hiện tƣợng, không
phụ thuộc vào ý thức con ngƣời. Dù con ngƣời biết hay không biết thì các sự vật
vẫn tác động lẫn nhau và tác động đó tất yếu gây nên những biến đổi nhất định.
Con ngƣời chỉ phản ánh vào trong đầu óc mình những tác động và những biến
đổi, tức là mối liên hệ nhân quả của hiện thực chứ không sáng tạo ra mối liên hệ
nhân quả hiện thực từ trong đầu óc mình
- Tính phổ biến
Mọi sự vật, hiện tƣợng trong tự nhiên và xã hội đều có nguyên nhân nhất
định gây ra. Không có hiện tƣợng nào mà không có nguyên nhân, chỉ có điều là
nguyên nhân đó đƣợc nhận thức hay chƣa mà thôi. Không nên đồng nhất vấn đề

7


nhận thức của con ngƣời về mối liên hệ nhân quả với vấn đề tồn tại của mối liên
hệ đó trong hiện thực
- Tính tất yếu
Cùng một nguyên nhân nhất định, trong những điều kiện giống nhau sẽ gây
ra kết quả nhƣ nhau. Tuy nhiên trong thực tế không có sự vật nào tồn tại trong
những điều kiện, hoàn cảnh giống nhau. Do tính tất yếu của mối liên hệ nhân
quả, trên thực tế phải hiểu đƣợc là: Nguyên nhân tác động trong những điều
kiện, hoàn cảnh càng ít khác nhau bao nhiêu thì kết quả do chúng gây ra càng
giống nhau bấy nhiêu.

1.1.3. Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ biện chứng giữa
nguyên nhân và kết quả
Từ việc phát hiện ra mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả,
Triết học Mác-Lênin nêu ra một số ý nghĩa phƣơng pháp luận cho mối quan hệ
này để ứng dụng vào thực tiễn và tƣ duy, cụ thể là:
Vì mối quan hệ nhân quả là mối quan hệ có tính khách quan, nên trong
nhận thức và thực tiễn không thể phủ nhận quan hệ nhân- quả. Trong thế giới
hiện thực không thể tồn tại những sự vật, hiện tƣợng hay quá trình biến đổi,
không có nguyên nhân nào không dẫn đến kết quả nhất định.
Vì mối quan hệ nhân quả rất phức tạp, đa dạng nên phải phân biệt chính
xác các loại nguyên nhân để có phƣơng pháp giải quyết đúng đắn, phù hợp với
những trƣờng hợp cụ thể trong nhận thức và thực tiễn.
Vì một nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều kết quả và ngƣợc lại một kết quả
có thể do nhiều nguyên nhân tạo ra nên trong nhận thức và thực tiễn cần có cách
nhìn nhận mang tính toàn diện và lịch sử cụ thể trong phân tích, giải quyết và
ứng dụng quan hệ nhân quả.
Mối liên hệ nhân quả có tính khách quan và tính phổ biến, nghĩa là không
có sự vật, hiện tƣợng nào trong thế giới vật chất lại không có nguyên nhân,
nhƣng không phải con ngƣời có thể nhận thức ngay đƣợc mọi nguyên nhân.
Nhiệm vụ của nhận thức khoa học là phải tìm ra nguyên nhân của những hiện
tƣợng trong tự nhiên, xã hội và tƣ duy để giải thích đƣợc những hiện tƣợng đó.
8


Muốn tìm đƣợc nguyên nhân phải tìm trong thế giới hiện thực, trong bản thân
các sự vật, hiện tƣợng tồn tại trong thế giới vật chất chứ không phải trong tƣởng
tƣợng của đầu óc con ngƣời tách rời thế giới hiện thực.
Vì nguyên nhân luôn có trƣớc kết quả nên muốn đi tìm nguyên nhân của
một hiện tƣợng nào đó cần tìm trong mối liên hệ xảy ra trƣớc khi hiện tƣợng đó
xuất hiện.

Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, những nguyên nhân này
có vai trò khác nhau, tìm ra nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân chủ yếu, nguyên
nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan, đồng thời phải nắm đƣợc chiều hƣớng
tác động của nguyên nhân. Từ đó có biện pháp thích hợp để tạo điều kiện cho
nguyên nhân có tác động tích cực hoạt động và hạn chế hoạt động của nguyên
nhân có tác động tiêu cực.
1.2. Môi trƣờng sinh thái
1.2.1. Khái niệm môi trường sinh thái
Khái niệm môi trường
Ngày nay con ngƣời đã và đang phải dối mặt với hàng loạt các vấn đề
mang tính toàn cầu, một trong số đó là môi trƣờng. Hằng ngày những tình trạng
báo động nhƣ mất cân bằng sinh thái, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, nạn săn
bắt động vật hoang dã… luôn xảy ra đe dọa trực tiếp sự tồn tại, phát triển của
con ngƣời và xã hội loài ngƣời. Vì vậy nhiều tổ chức quốc tế, các nhà khoa học
khắp nơi trên thế giới đã lên tiếng cảnh báo mức độ gia tăng theo chiều hƣớng
xấu đi của môi trƣờng.
Có thể thấy môi trƣờng là một khái niệm khá rộng và tƣơng đối phức tạp.
chính vì vậy tùy vào cách nhìn nhận mối quan hệ của thực tế (sinh thể) với các
điều kiện xung quanh và phạm vi xem xét, nói chung khái niệm môi trƣờng
đƣợc hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.
Thứ nhất, môi trƣờng đƣợc hiểu là toàn bộ thế giới vật chất, với tất cả sự đa
dạng, muôn màu, muôn vẻ, nó luôn tồn tại khách quan. Môi trƣờng hiểu theo
nghĩa nhƣ vậy thì đƣợc gọi là môi trƣờng toàn cầu, môi trƣờng trái đất và những
điều kiện xung quanh trái đất. Nó bao gồm cả thạch quyển, thủy quyển.
9


Thứ hai, môi trƣờng đƣợc hiểu là môi trƣờng sống, là phần của thế giới vật
chất đã và đang tồn tại sự sống, hay còn gọi là sinh quyển. Môi trƣờng sống bao
gồm trong đó những điều kiện hữu cơ, vô cơ liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp

đến sự tồn tại, phát triển của các sinh thể.
Thứ ba, môi trƣờng sống còn đƣợc hiểu là môi trƣờng của con ngƣời và xã
hội loài ngƣời. Nó bao gồm sinh quyển và các điều kiện xã hội. Nói cách khác
đó là môi trƣờng tự nhiên- xã hội, môi trƣờng sinh thái nhân văn.
Trên thực tế cho đến nay ở Việt Nam và thế giới đã có khá nhiều công trình
bàn đến khía cạnh của vấn đề này và đề xuất nhiều vấn đề khác về khái niệm
môi trƣờng. Năm 1981 Tổ chức Giáo dục của Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã
đƣa ra một định nghĩa về khái niệm này nhƣ sau: Môi trƣờng bao gồm toàn bộ
các hệ thống tự nhiên và nhân tạo, trong đó con ngƣời sinh sống và bằng lao
động của mình đã khai thác những tài nguyen thiên nhiên hay nhân tạo để thỏa
mãn nhu cầu của mình. Ở nƣớc ta, một số tác giả từ nhiều góc độ tiếp cận khác
nhau cũng đã đƣa ra quan niệm khác nhau về vấn đề này.
Khi bàn đến khái niệm môi trƣờng có ý kiến cho rằng: Đứng về mặt sinh
học thì “ Môi trƣờng là tất cả yếu tố xung quanh bao gồm các nhân tố vô sinh và
hữu sinh ảnh hƣởng trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống, sự phát triển, sự sinh
sản của sinh vật”. Tuy nhiên tác giả của quan điểmtrên cũng nhấn mạnh rằng,
đối với môi trƣờng của con ngƣời thì phải đƣợc hiểu theo nghĩa rộng hơn. Nó
bao gồm toàn bộ hệ thống tự nhiên và những gì do con ngƣời sáng tạo ra nhƣ
các hệ sinh thái nhân tạo, những nhóm và hội môi trƣờng văn hóa… trong đó
con sống, khai thác và hoạt động của mình, những nguồn lợi từ tự nhiên và nhân
tạo cho phép thỏa mãn những nhu cầu của con ngƣời.[3,tr.6]
Tác giả khác,khi xác định khái niệm môi trƣờng lại nhấn mạnh đến mối
quan hệ giữa môi trƣờng và cơ thể sinh vật sống trong môi trƣờng đó. Theo ý
kiến này, hiểu theo nghĩa rộng thì môi trƣờng bao gồm tất cả những gì ở xung
quanh một đối tƣợng và có mối quan hệ nhất định đến nó. Nếu đối tƣợng đó là
một cơ thể sinh vật thì môi trƣờng là tất cả những gì trực tiếp hay gián tiếp ảnh
hƣởng đến sự sinh trƣởng, phát triển, tồn tại của cơ thể đó. Vì vậy cơ thể sống
10



và môi trƣờng có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, tạo thành một hệ thống
nhất định.
Dựa vào những cách hiểu trên và từ góc độ triết học, xã hội, có thể định
nghĩa khái niệm môi trƣờng nhƣ sau “Môi trường là khái niệm dùng để chỉ toàn
bộ những điều kiện xung quanh và thực thể luôn tồn tại mối quan hệ ảnh hưởng
tác động lẫn nhau. Đối với con người và xã hội loài người, các điều kiện bao
quanh đó không chỉ là điều kiện tự nhiên mà còn là điều kiện xã hội’’ [3,tr.5]
Nhƣ vậy, nó đến bảo vệ môi trƣờng là nói đến môi trƣờng sinh thái nhân
văn- môi trƣờng sống của con ngƣời và xã hội loài ngƣời. Con ngƣời ở đây phải
đƣợc hiểu trên cả 2 mặt: Một là thực thể tự nhiên có những nhu cầu sống nhƣ
sinh vật khác, đồng thời là một thực thể xã hội mà xã hội là bộ phận không thể
tách rời tự nhiên.
Tóm lại nhìn chung có thể thấy rằng, môi trƣờng là tất cả những gì xung
quanh chúng ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển. Khái niệm môi trƣờng sống
của con ngƣời và xã hội loài ngƣời rất rộng, trong đó bao gồm tất cả những điều
kiện tƣ nhiên và điều kiện xã hội. Thực tế con ngƣời theo đúng nghĩa của từ
này,không chỉ sống bằng nhu cầu mang tính bản năng tự nhiên, hơn thế cò tồn
tại, phát triển trong hàng loạt mối quan hệ đa dạng, phong phú. Tuy nhiên môi
trƣờng ở đây mà bài khóa luận đề cập trƣớc hết và chủ yếu giới hạn ở khía cạnh
các điều kiện tự nhiên, nghĩa là môi trƣờng tự nhiên- môi trƣờng sinh thái.
Khái niệm môi trường tự nhiên- môi trường sinh thái
Sinh thái theo tiếng Hy Lạp là “oikos”, có nghĩa là nhà ở, nơi cƣ trú,nơi
sinh sống của các sinh vật từ nhỏ bé nhất đến lớn nhất, trong đó có cả con ngƣời.
Vì vậy môi trƣờng sinh thái có nghĩa là môi trƣờng tự nhiên, là môi trƣờng sống
hay nhà ở sinh vật, bao gồm tất cả điều kiện tự nhiên xung quanh liên quan đến
sự sống của sinh thể, bao gồm các nhân tố chủ yếu là: Nhân tố vô cơ ( đất, nƣớc,
không khí…), các nhân tố hữu cơ ( vi sinh vật, nấm, động vật, thực vật…), con
ngƣời. Giữa các nhân tố này có liên hệ chặt chẽ với nhau và hoạt động của
chúng phải theo những quy luật cơ bản của sinh thái học, cụ thể là nguyên tắc tự
tổ chức, tự điều chỉnh, tự bảo vệ, tự làm sạch của sinh quyển. Trong môi trƣờng

11


tự nhiên sự tác động của con ngƣời vào giới tự nhiên là tác động có ý thức, có
quy mô rộng lớn nên hoạt động của con ngƣời có tác động làm thay đổi mạnh
mẽ môi trƣờng sinh thái, cụ thể: Nó có thể làm cho môi trƣờng sinh thái trở nên
phong phú, đa dạng, giàu có hơn, phát triển hơn, nhƣng bên cạnh đó cũng có thể
làm cho chúng bị suy thoái.
Nhƣ vậy có thể khẳng định rằng, cách thức tác động của con ngƣời vào tự
nhiên là nhân tố quyết định đế sự sinh tồn của bản thân con ngƣời nói riêng và
tất cả sự sống trên Trái Đất nói chung bởi: Chỉ có con ngƣời mới đật đƣợc đến
cái in cái dấu của mình lên giới tự nhiên, không chỉ bằng cách di chuyển các loài
động vật và thực vật từ chỗ này sang chỗ khác mà còn làm biến đổi cả diện mạo,
thậm chí còn làm biến đổi cả cây cối và các thú vật tới một mức độ mà kết quả
hoạt động của họ chỉ có thể biến mất khi nào toàn bộ Trái Đất tiêu vong
[2,tr.475]
Từ các khái niệm về môi trƣờng, sinh thái trên cơ sở kế thừa có chọn lọc
những quan niệm môi trƣờng sinh thái của các công trình công bố và dựa trên
quan điểm duy vật biện chứng, thì môi trƣờng sinh thái là một khái niệm rộng
lớn “ bao gồm tất cả những điều kiện xung quanh có liên quan đến sự sống của
sinh thể”. Đối với con ngƣời, môi trƣờng sinh thái là tất cả những điều kiện sinh
thái, là tất cả những điều kiện tự nhiên, cả vô cơ và hữu cơ có liên quan đến
cuộc sống của con ngƣời, sự tồn tại và phát triển của xã hội. Nhƣ vậy, môi
trƣờng sinh thái là môi trƣờng có liên quan trực tiếp đến sự sống của con ngƣời
và xã hội loài ngƣời.[2,tr.487]
1.2.2. Kết cấu môi trường sinh thái
Môi trƣờng tự nhiên- môi trƣờng sinh thái là một khái niệm rộng lớn, tùy
thuộc vào từng góc độ nghiên cứu mà kết cấu của môi trƣờng sinh thái có sự
phân chia riêng, song tựu chung lại cấu trúc của môi trƣờng sinh thái gồm 4
thành phần cơ bản là: Thạch quyển, sinh quyển, thủy quyển, khí quyển

Thạch quyển
Theo các tƣ liệu về thiên văn học, Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt
Trời, hệ Mặt Trời của Trái Đất- Thái Dƣơng hệ, là một trong hàng triệu hệ thống
12


tƣơng trợ thuộc một thiên hà có tên là ngân hà. Trong vũ trụ bao la và không có
biên giới có hàng triệu thiên hà nhƣ vậy, vũ rụ luôn tồn tại và biến động, ở nơi
này có các thiên hà hay là một hệ Mặt Trời mới đƣợc hình thành thì ở nơi khác
có thể có một hệ Mặt Trời hay thiên hà đang đi tới diệt vong. Cho tới bây giờ
các nhà khoa học trên Trái Đất chƣa trả lời rõ ràng đƣợc câu hỏi: Vũ trụ bắt đầu
nhƣ thế nào, và kết thúc ra sao? Một học thuyết giải thích cho sự hình thành của
vũ trụ đƣợc nhiều ngƣời ủng hộ nhât là lí thuyết về vụ nổ lớn Bigbang. Để giải
thích cho sự hình thành và cấu trúc Trái Đất chúng ta bắt đầu từ sự kiện có thể
tìm thấy và chứng minh là đám mây bụi Thái Dƣơng Hệ. Từ đám mây tồn tại
vào thời điểm cách đây 4,6 tỷ năm đã hình thành nên hệ Mặt Trời và các hành
tinh, trong đó có Trái Đất.
Thủy quyển
Nƣớc là môi trƣờng quan trọng của sự sống, sự sống lần đầu tiên phát sinh
trong nƣớc và những bƣớc tiến hóa đầu tiên của sự sống cũng diễn ra trong môi
trƣờng nƣớc.
Từ nghiên cứu có khoảng 71% (301N/cm2) là mặt Trái Đất đƣợc bao phủ
bởi mặt nƣớc đã có nhiều nhà khoa học đề nghị thay vì gọi Trái Đất nên gọi
bằng “Trái Nƣớc”. Nƣớc đƣợc coi là dạng thực vật cần cho tất cả sinh vật sống
trên Trái Đất và là môi trƣờng sống của nhiều loài. Nƣớc tồn tại trên Trái Đất ở
3 dạng: rắn (băng,tuyết), thể lỏng và thể khí ( hơi nƣớc), trong trạng thái chuyển
động ( sông, suối) hay tƣơng đối tĩnh ( ao, hồ, biển). Toàn bộ nƣớc trên Trái Đất
tạo nên thủy quyển, phần lớn lớp nƣớc phủ trên Trái Đất là biển và đại dƣơng.
Hiện nay nhƣời ta chia thủy quyển làm bốn đại dƣơng bốn vùng biển và một
vùng vịnh lớn, ngoài ra trên các lục địa còn có mạng lƣới sông, suối dày đặc và

nhiều hồ lớn nhỏ.
Sinh quyển
Khái niệm về sinh quyển lần đầu tiên đƣợc nhà bác học ngƣời Nga
V.T.Vernadske đề xƣớng vào năm 1926. Sinh quyển là toàn bộ các dạng vật
chất sống tồn tại bên trong, bên trên và phía trên Trái Đất hay lớp vỏ sống của
Trái Đất, trong đó các cơ thể sống và hệ sinh thái hoạt động. Đây là một hệ
13


thống động và rất phức tạp. Nhờ hoạt động của các hệ sinh thái mà năng lƣợng
ánh sáng mặt trời đã bị biến đổi cơ bản để tạo thành vật chất hữu cơ trên Trái
Đất. Sự sống trên Trái Đất đƣợc phát triển nhờ sự tổng hợp các mối liên hệ
tƣơng hỗ giữa các sinh vật với môi trƣờng tạo thành dòng liên tục trong quá
trình trao đổ vật chất và năng lƣợng.
Nơi sinh sống của sinh vật trong sinh quyển bao gồm môi trƣờng cạn ( địa
quyển ), môi trƣờng không khí (khí quyển) hoặc môi trƣờng mặt nƣớc hay nƣớc
ngọt(thủy quyển). Đại bộ phận các sinh vật không sinh sống ở các địa hình quá
cao, càng lên cao số lƣợng loài càng giảm, giống ánh sáng thủy quyển và khí
quyển, sinh quyển chứa chủ yếu các yếu tố nhẹ hơn số lƣợng các nguyên tử, sinh
quyển đƣợc cấu tạo từ 90% Hiđrô, oxy, cacbon và nitơ, bốn nguyên tố này đƣợc
tìm thấy ở trong tất cả các sinh vật sống trên Trái Đất.
Khí quyển
Khí quyển là lớp vỏ ngoài của Trái Đất, với ranh giới dƣới là bề mặt thủy
quyển, thạch quyển và ranh giới trên là khoảng không giữa các hành tinh. Khí
quyển trên Trái Đất đƣợc hình thành do sự thoát hơi nƣớc, các chất khí từ khí
quyển và thạch quyển. Khí quyển chr yếu gồm hơi nƣớc, amoniac, meetan, các
loại khí trơ, hidro. Dƣới tác dụng phân hủy của tia sáng mặt trời hơi nƣớc bị
phân hủy thành oxy và hidro. Oxy tác dụng với amoniac và mêtan tạo ra nitơ và
cacbonic. Quá trình tiếp diễn, một lƣợng hidro nhẹ mất vào khoảng không, khí
quyển còn lại chủ yếu là hơi nƣớc, nitơ, cacbonic và một ít oxy. Thực vật xuất

hiện trên Trái Đất cùng với quá trình quang hợp đã tạo nên một lƣợng lớn oxy
và làm giảm đáng kể nồng độ cacbonic trong khí quyển. Sự kiện có mặt với
nồng độ cao của oxy trong khí quyển Trái Đất vào khoảng 500 triệu năm trƣớc
đây, có thể chứng minh điều đó bằng sự hình thành hàng loạt các mỏ trầm tích
trên các thềm lục địa cổ nhƣ: Nền Nga và nền Nam Phi. Sự phát triển mạnh mẽ
của động thực vật trên Trái Đất cùng với sự gia tăng bài tiết, phân hủy xác chết
động thực vật, đã làm cho nồng độ khí nitơ trong khí quyển tăng lên nhanh
chóng để đạt đƣợc phần khí quyển nhƣ hiện nay.[3,tr.23]

14


1.3. Nội dung của sự vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân
và kết quả vào việc bảo vệ môi trƣờng sinh thái
Xu thế toàn cầu hóa đã làm thay đổi bộ mặt thế giới về kinh tế, chính trị, xã
hội, nhƣng bên cạnh đó con ngƣời cũng đang phải đối mặt với một trong những
hiểm họa đang đe dọa cuộc sống của mình, đó là ô nhiễm môi trƣờng. Chính con
ngƣời chúng ta đang tự hủy diệt cuộc sống của mình. Ở bất kì đâu trên thế giới
tình trạng ô nhiễm môi trƣờng vẫn đang đƣợc diễn ra mặc cho những cảnh báo.
Vì vậy bảo vệ môi trƣờng là một điều tất yếu. Sự vận dụng mối quan hệ biện
chứng giữa nguyên nhân và kết quả đƣợc thể hiện nhƣ sau:
1.3.1. Việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường sinh thái phải bắt đầu
từ việc tìm ra các nguyên nhân của nó
Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả là mối quan hệ khách quan, vì
vậy không sự vật nào là không có nguyên nhân, nguyên nhân là cái có trước
sinh ra kết quả cho nên việc đề ra các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái
phải được xuất phát từ việc đi tìm nguyên nhân
Môi trƣờng đang là vấn đề mang tính toàn cầu, đặc biệt là ô nhiễm môi
trƣờng đang dần hủy hoại cuộc sống của chính chúng ta. Có thể thấy hiện nay
môi trƣờng không khí trên thế giới đang bị ô nhiễm nặng nề, là một trong những

nguyên nhân gây thủng tầng ôzôn, biến đổi khí hậu ảnh hƣởng nghiêm trọng đến
cuộc sống, sức khỏe ngƣời dân. Do vậy để khắc phục tình trạng này ta phải đi
tìm nguyên nhân sinh ra kết quả, nguyên nhân chính ở đây là do sự gia tăng của
các phƣơng tiện xe cơ giới, khí thải của các nhà máy, khu công nghiệp, hoạt
động nông nghiệp, đặc biệt là Trung Quốc và Mĩ, 2 nƣớc đƣợc xem là đã thải
nhiều khí thải nhất trên thế giới. Nhƣ vậy xuất phát từ việc tìm hiểu nguyên
nhân ta có thể đƣa ra các biện pháp nhƣ: giảm thiểu các phƣơng tiện tham gia
giao thông, khuyến khích ngƣời dân sử dụng các phƣơng tiện công cộng, các
nhà máy phải đầu tƣ công nghệ tiên tiến, yêu cầu các nƣớc phải kí cam kết cắt
giảm lƣợng khí thải, nhất là các nƣớc phát triển, trồng cây xanh…

15


Nhƣ vậy bằng việc đi tìm nguyên nhân của tình trạng trên ta sẽ đề ra đƣợc
biện pháp nhƣ: bắt các nhà máy phải kí cam kết đầu tƣ hệ thống xử lí nƣớc thải,
hoàn thiên hệ thống pháp luật, xử lí nghiêm minh các trƣờng hợp vi phạm…
Tóm lại, để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trƣờng sinh thái trƣớc hết
phải bắt đầu từ việc đi tìm nguyên nhân, hiểu đƣợc nguyên nhân, từ đó mới có
thể đề ra đƣợc những biện pháp mang lại kết quả tốt.
1.3.2. Thực hiện có hiệu quả đồng thời các biện pháp để bảo vệ môi
trường sinh thái trên cơ sở khắc phục tất cả những nguyên nhân sinh ra thực
trạng của môi trường
Vì một kết quả có thể được sinh ra bởi rất nhiều những nguyên nhân khác
nhau, có thể tác động cùng lúc hay riêng lẻ nên khi xem xét giải quyết vấn đề
cần tìm đầy đủ những nguyên nhân gây ra kết quả, xác định nguyên nhân trực
tiếp, nguyên nhân gián tiếp để kịp thời đưa ra biện pháp.
Việc tìm ra những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trƣờng sinh thái có ý
nghĩa vô cùng quan trọng, bởi khi phát hiện ra đƣợc nguyên nhân, trên cơ sở đó
sẽ có cách thức, biện pháp tác động để khắc phục đƣợc hậu quả.

Ta thấy tình trạng ô nhiễm môi trƣờng đất hiện nay là kết quả do hàng loạt
các nguyên nhân mang lại nhƣ: Biến đổi khí hậu, ngƣời dân xả rác bừa bãi, do
chiến tranh, do hoạt động công nghiệp, nông nghiệp…điều này ảnh hƣởng trực
tiếp đến sản xuất, sức khỏe ngƣời dân khiến chất lƣợng cuộc sống đi xuống, nên
để khắc phục tình trạng này trƣớc tiên ta cần phải xem xét tìm ra tất cả những
nguyên nhân gây ra kết quả là ô nhiễm môi trƣờng đất. Phải xác định đƣợc
nguyên nhân gián tiếp và nguyên nhân trực tiếp gây ra kết quả, cụ thể: ở đây
nguyên nhân gián tiếp là do trình độ dân trí còn thấp nên thiếu kiến thức về bảo
vệ môi trƣờng, do tác động của biến đổi khí hậu, do tác động của xu thế toàn cầu
hóa…,nguyên nhân trực tiếp là do tình trạng ngƣời dân chặt phá rừng, xả thải
trực tiếp nƣớc thải chƣa qua xử lí ra môi trƣờng, … bằng việc tìm hiểu cụ thể
những nguyên nhân trên ta sẽ đề ra thực hiện đồng thời một nhóm các biện pháp
khắc phục, đó là: Ngăn chăn việc chặt phá rừng để tránh xói mòn sạt lở đất, tiến
hành xử lí đất ở những nơi bị ô nhiễm điôxin, chất phóng xạ để ngƣời dân sinh
16


sống an toàn, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp, nâng cao ý thức
ngƣời dân, ngăn chặn việc xả nƣớc thải chƣa qua xử lí…Có vậy, tình trạng ô
nhiễm môi trƣờng đất sẽ đƣợc hạn chế.
Qua đây, ta có thể thấy rằng tình trạng ô nhiễm môi trƣờng sinh thái không
chỉ do một nguyên nhân gây ra mà do rất nhiều những nguyên nhân gây ra. Do
đó nhiệm vụ của chúng ta là cần nhận thức đầy đủ các nguyên nhân gây ra kết
quả, từ đó có đƣợc những biện pháp hiệu quả, kịp thời.
1.3.3. Tác động vào các nguyên nhân dẫn tới xu hướng môi trường sinh
thái phát triển ngày càng hoàn thiện
Vì một nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều kết quả khác nhau, tùy thuộc vào
hoàn cảnh, điều kiện cụ thể có thể tác động theo các chiều hướng khác nhau có
thể tiêu cực, tích cực. Do đó khi đưa ra biện pháp ta cần hạn chế nguyên nhân
tiêu cực và phát huy nguyên nhân tích cực

Có thể thấy hiện nay việc đẩy mạnh tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nƣớc là một xu thế tất yếu nhằm xây dựng cơ sở vật chất- kĩ thuật của
chủ nghĩa xã hội, tạo điều kiện phát triển lực lƣợng sản xuất, tăng năng suất lao
động xã hội, giải quyết việc làm, nâng cao chất lƣợng đời sống nhân dân, thúc
đẩy tăng trƣởng và phát triển kinh tế, tránh nguy cơ tụt hậu. Để tiến hành đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa chúng ta đã tận dụng mọi nguồn lực, biện
pháp tiến hành để phát triển, tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc ta
cũng đang phải đối mặt với không ít những vấn đề tiêu cực nảy sinh nhƣ: Đạo
đức con ngƣời đi xuống, chạy theo lợi nhuân bắt chấp thủ đoạn, một số các giá
trị truyền thống bị phai mờ, đặc biệt trong đó có vấn đề ô nhiễm môi trƣờng sinh
thái. Có thể thấy khí thải của các phƣơng tiện cơ giới cùng với hoạt động của
các khu công nghiệp…gây ra ô nhiễm không khí; chất thải chƣa qua xử lí, hóa
chất… trong các hoạt động sản xuất công nghiệp và nông nghiệp thì gây ra hiện
tƣợng ô nhiễm môi trƣờng đất, nƣớc, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sản xuất,
cuộc sống, sức khỏe con ngƣời.
Vì vậy, biện pháp để khắc phục tình trạng này không phải là dừng việc tiến
hành đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, bởi đây là một việc làm
17


tất yếu cần thiết để đƣa kinh tế đất nƣớc đi lên mà biện pháp cần thức hiện ở đây
đó là việc vẫn tiếp tục tiến hành đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhƣng
phải đi đôi với công tác bảo vệ môi trƣờng sinh thái thông qua những việc làm
cụ thể nhƣ: Tuyên truyền nâng cao nhận thức ngƣời dân về sự cần thiết phải bảo
vệ môi trƣờng, đầu tƣ xây dựng hệ thống tiên tiến xử lí nƣớc thải và khói bụi
trƣớc khi xả thải, áp dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất, hoàn thiện hệ
thống pháp luật, xử lí nghiêm minh những trƣờng hợp vi phạm về môi trƣờng…
Nhƣ vậy ở đây rõ ràng là chỉ một nguyên nhân nhƣng lại gây ra rất nhiều
những hậu quả khác nhau, nguyên nhân ấy có thể mang lại kết quả tốt cũng có
thể mang lại kết quả xấu tùy vào hoàn cảnh, điều kiện. Do vậy biện pháp cần

tiến hành đó là khắc phục những mặt tiêu cực do nguyên nhân đem lại và phát
huy mặt tích cực, nhờ vậy môi trƣờng sinh thái se đƣợc bảo vệ.
Qua đây có thể thấy ô nhiễm môi trƣờng đang là vấn đề mang tính toàn cầu
gây ra những biến đổi tiêu cực ảnh hƣởng trực tiếp đến cuộc sống con ngƣời,
làm gia tăng tình trạng nghèo đói, nguy cơ bệnh tât. Tất cả những biến đổi về
môi trƣờng nhƣ: ô nhiễm không khí, đất, nƣớc đều có nguyên nhân của nó. Vì
vậy khi đƣa ra bất kì biện pháp nào ta cũng cần phải xuất phát từ nguyên nhân,
tìm đƣợc nguyên nhân dẫn đến kết quả, xác định đƣợc nguyên nhân mang lại kết
quả tốt hay xấu. Từ đó mới có thể đƣa ra đƣợc các biện pháp thực sự đúng đắn,
phù hợp và phát huy đƣợc tính hiệu quả.

18


CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG MÔI TRƢỜNG SINH THÁI
Ở HUYỆN MÊ LINH TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
HIỆN NAY VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG ĐÓ
2.1. Vài nét khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế- xã hội ở huyện Mê
Linh ( Hà Nội)
2.1.1. Về điều kiện tự nhiên
Huyện Mê Linh nằm ở phía Tây Bắc của thành phố Hà Nội, cách trung
tâm Hà Nội 30km. Địa giới của huyện giáp với các khu vực sau:
Phía Bắc giáp thị xã Phúc Yên
Phía Tây giáp huyện Yên Lạc, huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc
Phía Nam giáp huyện Đan Phƣợng
Phía Đông giáp huyện Đông Anh, Sóc Sơn
Mê Linh là huyện nằm trong vùng đồng bằng Sông Hồng, địa hình tƣơng
đối bằng phẳng, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam theo hƣớng ra Sông
Hồng. Với diện tích tự nhiên là 14.251 ha, theo đặc điểm địa hình huyện Mê

Linh đƣợc chia thành 3 tiểu vùng sau:
Tiểu vùng đồng bằng chiếm 47% diện tích đất tự nhiên toàn huyện, có địa
hình nhấp nhô, lƣợn sóng với độ dốc khoảng 8o, do phù sa cũ của hệ thống Sông
Hồng, Sông Cà Lồ bồi đắp bao gồm các xã Tự Lập, Tiến Thắng, Thanh Lâm,
Đại Thịnh, Kim Hoa, Quang Minh, Mê Linh, Tiền Phong. Thích hợp cho trồng
cây rau màu.
Tiểu vùng ven đê Sông Hồng chiếm 23% diện tích đất tự nhiên của huyện,
có địa hình tƣơng đối bằng phẳng, bao gồm các xã Tiến Thịnh, Chu Phan, Thạch
Đà, Hoàng Kim, Văn Khê, Tráng Việt. Tiểu vùng địa hình này có diện tích đất
đất phù sa giàu hàm lƣợng dinh dƣỡng, đƣợc Sông Hồng bồi đắp hàng năm, do
vậy thích hợp cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Với phân bố ven Sông Hồng
một ố xã có thể phát triển du lịch sinh thái nhƣ Chu Phan, Tráng Việt.

19


Tiểu vùng trũng chiếm 30% diện tích đất toàn huyện bao gồm các xã Tam
Đồng, Liên Mạc và một phần còn lại của các xã ven Sông Hồng. Tiểu vùng
trũng là đất bãi ngoài đê phù hợp cho phát triển nông nghiệp kĩ thuật cao.
Hệ thống sông, hồ, kênh và đầm trên địa bàn huyện có tác động lớn về thủy
lợi, ngoài ra chế độ thủy văn của cả huyện phụ thuộc vào chế độ thủy văn của
Sông Hồng.
Huyện Mê Linh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm với 4 mùa
trong năm,trong đó có 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng từ tháng 4- tháng 11, mùa lạnh từ
tháng 12- tháng 3.
Nhìn chung khí hậu của huyện tƣơng đối thuận lợi cho phát triển sản xuất
nông nghiệp, tuy nhiên hàng năm do xuất hiện mƣa bão nên rửa trôi đất đất canh
tác vùng phía Bắc, ngập úng cục bộ vùng phía Nam ảnh hƣởng nhiều đến sản
xuất nông nghiệp.
2.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội huyện Mê Linh

- Điều kiện kinh tế
Trong những năm qua mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên kinh tế
của huyện vẫn đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng khá cao và ổn định bình quân đạt
20,8%/năm, gấp 1,6 lần tốc độ tăng trung bình của toàn thành phố, trong đó:
Công nghiệp- xây dựng tăng bình quân 25,1%/năm, các nghành dịch vụ tăng
bình quân trên 15,6%, nông nghiệp tăng bình quân 1,7%. Năm 2010 tổng giá
trị sản xuất trên địa bàn huyện đạt trên 10.700 tỷ đồng, bình quân đầu ngƣời
trên 55 triệu đồng/ năm, con số này gấp 1,5 lần huyện Hoài Đức, 1,36 lần
huyện Thạch Thất.
Tỷ trọng nghành lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy sản giảm mạnh từ 19,7%
năm 2005 xuống còn 10,2% năm 2010. Nhiều sản phẩm công nhiệp, dịch vụ
mới có giá trị kinh tế cao đƣợc mở ra và phát triển nhƣ: Lắp ráp ô tô, linh kiện
điện tử, dƣợc, bia…Giá trị sản xuất công nghiệp- dịch vụ tăng trƣởng khá, năm
2010 ƣớc đạt 3.590 tỷ đồng. Cơ cấu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây
dựng so với toàn kinh tế tăng từ 76,3% năm 2005 lên 86,7% năm 2010.[17,tr.22]

20


Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp chuyển biến tích cực theo hƣớng tăng tỷ
trọng giá trị nghành chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp và các loại sản phẩm
nghành trồng trọt, hình thành các vùng trồng rau, trồng hoa và cây ăn quả rõ nét,
tăng cƣờng dịch vụ khoa học- kĩ thuật trong sản phẩm nông nghiệp.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra còn mang tính tự phát, chƣa có quy
hoạch thống nhất về việc đầu tƣ, vì vậy chƣa mang tính tập trung cao. Việc
chuyển dịch cơ cấu nghành mới chỉ chú trọng vào nghành công nghiệp.
- Điều kiện xã hội
Năm 2010 dân số toàn huyện là 193.727 ngƣời ( thành thị chiếm 9,77%,
nông thôn chiếm 90,23%) chiếm 0,3% dân số toàn thành phố Hà Nội. Mạng lƣới
các cơ sở Giáo dục- Đào tạo đƣợc phân bố ở các xã và thị trấn trong toàn huyện

với tổng diện tích là 83,49ha. Tuy nhiên cơ sở vật chất còn gặp nhiều khó khăn,
thiếu phòng chức năng ở hầu hết các cấp, trạng thiết bị mới chỉ đáp ứng tối thiểu
nhu cầu giảng dạy đổi mới, đội ngũ giáo viên và các cán bộ quản lí ở các cấp
học đƣợc đào tạo tƣơng đối cơ bản.
Các phong trào xây dựng đời sống văn hoá mới đƣợc triển khai tích cực và
sôi động, đạt kết quả tốt và bƣớc đầu đi vào nề nếp. Các hoạt động văn hoá, thể
dục thể thao đƣợc tổ chức sâu rộng, thiết thực góp phần khơi dậy và phát triển
nhiều nét văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Nhiều cơ sở vật chất đƣợc
xây dựng. Một số lĩnh vực có bƣớc phát triển tốt và chuyển biến rõ nét.
Về phong trào xây dựng nếp sống văn minh gia đình văn hóa. Tính đến nay
toàn huyện có 75% số hộ đạt gia đình văn hóa, 65% số làng đạt lằng văn hóa. Số
Câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ là 52
Các công trình văn hóa: Đến nay toàn huyện có 18 nhà văn hóa, thị trấn, 92
nhà văn hóa thôn, làng, tổ dân số. Song, hầu hết nhà văn hóa chủ yếu là cải tạo,
tận dụng từ hội trƣờng của các xã, thị trấn, các công trình có sẵn của địa phƣơng.
Số câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao là 52, toàn huyện mói có 6/18
xã xây dựng quy hoạch cho các công trình văn hóa – thể dục thể thao. Có 1 thƣ
viện (nằm ở xã Thạch Đà); có 1 nhà truyền thống (nằm ở xã Tiền Phong).

21


×