Tải bản đầy đủ (.pdf) (229 trang)

Văn hóa ứng xử của gia đình trẻ trong quá trình đô thị hóa ở Hà Nội hiện nay (Qua nghiên cứu trường hợp phường Tân Mai, quận Hoàng Mai và thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm) FULL TEXT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.98 MB, 229 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
**********************

Trần Thị Thu Nhung

VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA GIA ĐÌNH TRẺ
TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở HÀ NỘI HIỆN NAY
(QUA NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP PHƢỜNG TÂN MAI,
QUẬN HOÀNG MAI VÀ THỊ TRẤN TRÂU QUỲ,
HUYỆN GIA LÂM)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

Hà Nội - 2016


2

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ 3
DANH MỤC BẢNG THỐNG KÊ ........................................................................... 4
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................. 6
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 7
Chƣơng 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI
QUÁT VỀ GIA ĐÌNH TRẺ Ở ĐỊA BÀN KHẢO SÁT .................... 14
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ....................................................................... 14


1.2. Cơ sở lý luận ..................................................................................................... 23
1.3. Khái quát về gia đình trẻ ở hai địa bàn khảo sát tại Hà Nội trong quá trình
đô thị hóa hiện nay ............................................................................................ 38
Tiểu kết ...................................................................................................................... 48
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA GIA ĐÌNH TRẺ Ở
PHƢỜNG TÂN MAI VÀ THỊ TRẤN TRÂU QUỲ ......................... 50
2.1. Văn hóa ứng xử trong quan hệ vợ chồng .......................................................... 50
2.2. Văn hóa ứng xử trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái .................................... 76
2.3. Văn hóa ứng xử trong quan hệ giữa gia đình trẻ với với ông bà, thân tộc
(họ hàng) ................................................................................................ 86
Tiểu kết ...................................................................................................................... 98
Chƣơng 3: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA
GIA ĐÌNH TRẺ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TẠI HÀ
NỘI VÀ CÁC VẤN ĐỀ CẦN BÀN LUẬN...................................... 100
3.1. Các yếu tố tác động đến văn hóa ứng xử của gia đình trẻ trong quá trình đô
thị hóa hiện nay ............................................................................................... 100
3.2. Những vấn đề đặt ra và bàn luận .................................................................... 108
Tiểu kết .................................................................................................................... 129
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 131
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ.................... 134
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 135
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 146


3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

B


:

Bảng



:

Biểu đồ

CLB

:

Câu lạc bộ

ĐT

:

Đô thị

ĐTH

:

Đô thị hóa

ĐTN


:

Đoàn thanh niên

GĐT

:

Gia đình trẻ

HPN

:

Hội phụ nữ

KCN

:

Khu công nghiệp

KHHGĐ

:

Kế hoạch hóa gia đình

NCS


:

Nghiên cứu sinh

Nxb

:

Nhà xuất bản

PL

:

Phụ lục

SP

:

Số phiếu

STT

:

Số thứ tự

THCS


:

Trung học cơ sở

THPT

:

Trung học phổ thông

TL

:

Tỷ lệ

TT

:

Thị trấn

tr

:

trang

VHGĐ


:

Văn hóa gia đình


4

DANH MỤC BẢNG THỐNG KÊ
B2.1.

Cách chi tiêu tài chính trong gia đình trẻ .................................................... 56

B2.2.

Ngƣời thực hiện các công việc nhà trong gia đình trẻ ................................ 60

B2.3.

Ngƣời thực hiện các công việc nhà trong gia đình trẻ ................................ 62

B2.4.

Quan điểm về quan hệ tình dục hiện nay của vợ/chồng trong gia đình trẻ ......... 66

B2.5.

Cách thức tổ chức bữa ăn của gia đình trẻ .................................................. 68

B2.6.


Ứng xử vợ chồng trong các ngày lễ, kỷ niệm ............................................. 70

B2.7.

Các hiện tƣợng xảy ra trong 1 năm qua, giữa vợ/chồng trẻ ........................ 72

B2.8.

Nguyên nhân dẫn đến thái độ tiêu cực trong ứng xử vợ chồng trẻ ............. 73

B2.9.

Các cách thức để giải quyết mâu thuẫn của vợ/ chồng ............................... 74

B2.10. Thời gian cho việc chăm sóc, dạy dỗ con cái/ngày của cha mẹ.................. 76
B2.11.

Nguyên nhân ảnh hƣởng đến thời gian chăm sóc dạy dỗ con cái .............. 77

B2.12. Cách ứng xử với con trai và con gái trong gia đình .................................... 78
B2.13. Mức độ quan tâm của cha mẹ đến các hoạt động của con cái .................... 79
B2.14. Tỷ lệ cho con học thêm của các gia đình trẻ ............................................... 82
B2.15. Các hình thức khích lệ con khi đạt đƣợc thành tích trong học tập hoặc
việc khác ...................................................................................................... 84
B2.16. Ứng xử khi con trẻ phạm lỗi trong gia đình trẻ ........................................... 85
B2.17. Thái độ của con cái đối với cha mẹ ............................................................. 86
B2.18. Cách thức trợ giúp tiền cho bố mẹ đẻ và bố mẹ chồng/vợ .......................... 87
B2.19. Các cách quan tâm chăm sóc bố mẹ ngoài việc biếu tiền ........................... 88
B2.20. Cách thức giúp đỡ của bố mẹ dành cho gia đình trẻ ................................... 90
B2.21. Tỷ lệ mâu thuẫn với bố mẹ đẻ và bố mẹ vợ/chồng của gia đình trẻ ........... 91

B2.22. Cách giải quyết mâu thuẫn với bố mẹ đẻ và bố mẹ chồng/vợ .................... 91
B2.23. Ứng xử của ông bà (cha mẹ) với con, cháu................................................. 93
B2.24. Thái độ đối với anh chị em ruột .................................................................. 94
B2.25. Việc tổ chức cúng lễ tổ tiên nhân các dịp lễ tết trong năm ......................... 97
B2.26. Thành phần tham gia cỗ giỗ của gia đình trẻ .............................................. 98


5

B3.1.

Tƣơng quan giữa nghề nghiệp với ngƣời thực hiện các công việc
trong gia đình của các gia đình trẻ hiện nay.............................................. 108

B3.2.

Tƣơng quan giữa nghề nghiệp gia đình trẻ với ngƣời thực hiện các
công việc trong gia đình ............................................................................ 109

B3.3.

Tƣơng quan giữa nghề nghiệp và mức độ quan tâm đến nhau trong các
dịp lễ của các cặp vợ/chồng ...................................................................... 110

B3.4.

Tƣơng quan nghề nghiệp và các hoạt động cúng lễ diễn ra trong các
gia đình trẻ hiện nay .................................................................................. 112

B3.5.


Tƣơng quan nghề nghiệp và ngƣời thực hiện việc cúng giỗ, lễ trong
các gia đình trẻ hiện nay ............................................................................ 114


6

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
BĐ1.1.

Thu ngân sách nhà nƣớc của Hà Nội giai đoạn 2008-2013 ..................... 39

BĐ2.1.

Mức độ chia sẻ về công việc của vợ chồng .............................................. 52

BĐ2.2.

Ứng xử của vợ/chồng khi gặp khó khăn trong công việc......................... 53

BĐ2.3.

Khả năng đóng góp thu nhập riêng của vợ chồng vào kinh tế gia đình ... 54

BĐ2.4.

Ngƣời quản lý ngân sách chung trong gia đình trẻ .................................. 55

BĐ2.5.


Ngƣời đứng tên giấy tờ sở hữu, quyền sử dụng các tài sản trong gia
đình trẻ ...................................................................................................... 58

BĐ2.6.

Vai trò của quan hệ tình dục đối với hạnh phúc gia đình trẻ ................... 64

BĐ2.7.

Vai trò của quan hệ tình dục đối với hạnh phúc gia đình ......................... 65

BĐ2.8.

Đánh giá về tầm quan trọng của các tiêu chuẩn trƣờng học cho con ....... 80

BĐ2.9.

Quan điểm của cha mẹ về việc học thêm của các con ............................. 81

BĐ2.10. Việc lập bàn thờ tổ tiên............................................................................. 95
BĐ2.11. Vị trí đặt bàn thờ trong nhà ...................................................................... 96
BĐ2.12. Tỷ lệ làm giỗ tại nhà của gia đình trẻ ....................................................... 97


7

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 . Lý do khoa học
Gia đình luôn là yếu tố quan trọng tạo nên những giá trị vô cùng to lớn của

mỗi quốc gia. Gia đình có nét đẹp văn hóa là gia đình biết trân trọng những giá trị,
chuẩn mực ứng xử do chính các thành viên trong gia đình sáng tạo, tiếp thu và gìn giữ.
Văn hóa ứng xử trong gia đình không chỉ đem lại sức mạnh, động lực cho mỗi cá nhân
vƣợt qua mọi khó khăn trong cuộc sống, mà trƣớc hết nó chính là yếu tố quan trọng
hình thành nên nhân cách mỗi con ngƣời.
GĐT hiện nay chiếm số lƣợng lớn trong tổng số hộ gia đình ở Việt Nam.
Loại gia đình này ngày nay đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển đất
nƣớc. Vì chủ nhân của những gia đình này luôn đƣợc coi là chủ nhân tƣơng lai của
đất nƣớc, họ có sức khỏe, có nguồn nhiệt huyết, có điều kiện tiếp thu cái mới để xây
dựng đất nƣớc. Hơn thế, việc giáo dục con cái trong GĐT đặc biệt quan trọng, vì
GĐT là môi trƣờng đầu tiên đem lại cho con cái cách nhận biết mọi vật xung quanh,
các giá trị và định hƣớng nhận thức sau này. Độ tuổi bắt đầu hình thành nhân cách
(trẻ thơ) lại phụ thuộc rất nhiều vào sự dạy dỗ của các bậc làm cha làm mẹ. Mà tuổi
làm cha, làm mẹ trong thời kỳ quan trọng này lại chủ yếu là tuổi trẻ. Vì tuổi kết hôn
và có con đa số là lứa tuổi từ 22-35. Vậy nên có thể nói, chính GĐT góp phần rất
lớn vào việc quyết định nhân cách, chất lƣợng con ngƣời thế hệ tƣơng lai. Thế hệ ấy
có khỏe mạnh thực sự, có mang những giá trị văn hóa đẹp phụ thuộc rất nhiều vào
những ông bố, bà mẹ trẻ hiện nay.
Nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của gia đình và văn hóa gia đình trong sự
phát triển của mỗi quốc gia, vấn đề này đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu đề cập trong
nhiều công trình, tài liệu. Các công trình này tập trung nghiên cứu theo các hƣớng nhƣ:
Hƣớng nghiên cứu về những vấn đề gia đình nói chungbao gồm các khía cạnh nhƣ
các giá trị, các chức năng, vai trò của gia đình và sự tác động của các yếu tố kinh tế,
chính trị, văn hóa đến gia đình; nghiên cứu văn hóa gia đình, ứng xử trong gia đình
với các nội dung về nghi thức, nghi lễ, vấn đề gia giáo, gia phong trong gia đình,


8

các kỹ năng nuôi dậy con, một số nghệ thuật ứng xử trong gia đình, nghệ thuật giữ

gìn tổ ấm.
Tuy nhiên nghiên cứu đến văn hóa ứng xử của GĐT trong quá trình đô thị
hóa ở Hà Nội hiện nay vẫn chƣa có một công trình nào đề cập một cách toàn diện
vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn. Hà Nội đã đƣợc mở rộng về mặt
hành chính, ngày càng nhiều khu đô thị mọc lên, đô thị hóa nhanh tất yếu dẫn đến
sự biến đổi văn hóa, đạo đức, lối sống của xã hội trong đó có gia đình trẻ. Vì vậy
vấn đề gia đình, đặc biệt là ứng xử của GĐT trong quá trình đô thị hóa cần thiết
phải đƣợc nghiên cứu.
1.2. Lý do thực tiễn
Hiện nay Hà Nội đã có 12 quận trung tâm và nhiều khu đô thị trong đó
không ít các khu đô thị mới đƣợc mọc lên. Xu thế đô thị hóa ở Hà Nội đang diễn ra
nhanh chóng, nhiều khu vực nông thôn ngoại thành chuyển sang đô thị (phƣờng,
quận) nội thành, nhiều làng, xã chuyển thành thị trấn, thị tứ ngoại thành. Tình trạng
di dân từ nông thôn ra thành thị ngày càng nhiều để kiếm việc làm, học tập và công
tác tại các cơ quan nhà nƣớc, các doanh nghiệp...
Nhƣ đã trình bày ở trên, do điều kiện hình thành GĐT (tuổi kết hôn, việc
làm, thu nhập, điều kiện nhà ở, việc sinh sản và nuôi dƣỡng con cái…) và do môi
trƣờng văn hóa đô thị nên văn hóa ứng xử của các GĐT đang diễn ra rất phong phú
và đa dạng, tích cực xen lẫn tiêu cực. Phân tích và giải thích các hiện tƣợng ấy trong
văn hóa ứng xử của GĐT hiện nay để tìm đến các giải pháp phù hợp là một yêu cầu
thực tiễn đang đặt ra.
Văn hóa ứng xử của GĐT ở phƣờng Tân Mai, quận Hoàng Mai và thị trấn
Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội cũng đang nằm trong bối cảnh chung của văn
hóa ứng xử của GĐT Hà Nội hiện nay. Bởi phƣờng Tân Mai và thị trấn Trâu Quỳ
mới đƣợc chuyển đổi từ vùng nông thôn, làng, xã của quận Hoàng Mai và huyện
Gia Lâm từ cuối thế kỷ XX và những năm đầu của thế kỷ này. Tất nhiên văn hóa
ứng xử của GĐT ở hai địa bàn khảo sát trên vừa có những vấn đề chung của văn
hóa ứng xử của GĐT ở Hà Nội vừa có những yếu tố đặc thù. Song nghiên cứu văn



9

hóa ứng xử của GĐT ở đây có thể cho chúng ta những nhận thức chung, những câu
trả lời chung của vấn đề thực tiễn về văn hóa ứng xử của GĐT Hà Nội đang đặt ra.
Xuất phát từ những lý do trên, NCS lựa chọn vấn đề Văn hóa ứng xử của
GĐT trong quá trình đô thị hóa ở Hà Nội hiện nay (Qua nghiên cứu trường hợp
phường Tân Mai, quận Hoàng Mai và thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm) làm đề
tài luận án Tiến sĩ chuyên ngành văn hóa học của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Luận án nhận diện văn hóa ứng xử của GĐT ở Hà Nội hiện nay (qua nghiên
cứu ở phƣờng Tân Mai và thị trấn Trâu Quỳ), phân tích những đặc trƣng và những
biến đổi của nó dƣới sự tác động của quá trình đô thị hóa.
- Bàn luận những vấn đề cần thiết nhằm hạn chế các tiêu cực trong ứng xử của
GĐT dƣới sự tác động của quá trình đô thịhóa hiện nay, hƣớng đến mục tiêu xây dựng
gia đình: no ấm, tiến bộ và hạnh phúc.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận án hệ thống hóa những vấn đề lý luận về văn hóa ứng xử trong gia
đình và văn hóa ứng xử của GĐT.
- Nhận diện văn hóa ứng xử của GĐT trong mối quan hệ vợ chồng, trong
mối quan hệ cha mẹ-con cái, mối quan hệ với ông bà (cha mẹ) họ hàng ở hai địa
bàn khảo sát.
- Luận án luận bàn một số vấn đề đặt ra và đƣa ra một số khuyến nghị nhằm
hạn chế các tiêu cực trong ứng xử của GĐT dƣới sự tác động của quá trình đô thị hóa
ở Hà Nội hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là văn hóa ứng xử của GĐT ở các phƣờng,
thị trấn đang trong quá trình đô thị hóa tại Hà Nội hiện nay (ứng xử trong ba mối
quan hệ cơ bản: quan hệ vợ/chồng, quan hệ cha mẹ và con cái, quan hệ với bố mẹ
(ông bà), họ hàng).



10

4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: luận án giới hạn nghiên cứu ứng xử đối với các GĐT đã
ra ở riêng (không sống chung cùng bố mẹ) tập trung ở khu vực đang trong quá trình
đô thị hóa ở Hà Nội. Luận án sẽ khái quát kết quả quan sát, điều tra, phỏng vấn nội
dung văn hóa ứng xử trong GĐT ở 2 địa bàn: phƣờng Tân Mai, quận Hoàng Mai và
thị trấn Trâu Quỳ huyện Gia Lâm, Hà Nội. Quá trình đô thị hóa ở một phƣờng nội
thành và một thị trấn ngoại thành Hà Nội có những điểm giống và khác nhau, vì vậy
đây sẽ là 2 địa điểm khảo sát khách quan nhằm đánh giá về biểu hiện ứng xử của
GĐT một cách xác thực nhất.
- Phạm vi thời gian: luận án nghiên cứu văn hóa ứng xử của GĐT của hai địa
bàn trên ở Hà Nội kể từ sau năm 2005 đến nay. Dấu mốc này đánh dấu việc kể từ
ngày 1/4/2005, xã Trâu Quỳ trở thành thị trấn thuộc huyện Gia Lâm. Việc trở thành
thị trấn thuộc huyện ngoại thành Hà Nội đã tạo ra bƣớc thay đổi mới cho riêng Trâu
Quỳ. Trong khi phƣờng Tân Mai chịu sự tác động của quá trình đô thị hóa sớm hơn
vì đây là phƣờng thuộc một quận của Hà Nội từ trƣớc đó.
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học
- Văn hóa ứng xử của GĐT ở đô thị tại Hà Nội hiện nay nhƣ thế nào và các
nguyên nhân của hiện trạng ấy.
- Văn hóa ứng xử của GĐT ở các phƣờng, thị trấn đang đô thị hóa Hà Nội
phải chăng là hệ quả tất yếu của những chuyển biến trong đời sống kinh tế, văn hóa,
xã hội và xu hƣớng hội nhập thế giới, của quá trình đô thị hóa hiện nay.
- GĐT trong quá trình đô thị hóa ở Hà Nội cần khắc phục các hạn chế nhƣ
thế nào để có đƣợc văn hóa ứng xử phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh mới hiện nay.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu liên/đa ngành. Văn hóa học - bộ môn khoa học
nằm trên giao điểm của các ngành khoa học xã hội và nhân văn, hay nói cách khác

là một chuyên ngành không chuyên ngành. Đó là phƣơng pháp nghiên cứu liên
ngành/hậu liên ngành. Đối tƣợng nghiên cứu của luận án nằm trên ranh giới của
nhiều lĩnh vực khoa học: gia đình học, văn hóa học, xã hội học, tâm lý học, khoa


11

học về giới… Việc sử dụng phƣơng pháp liên/đa ngành trong nghiên cứu đề tài là rất
cần thiết. Đây là phƣơng pháp cho phép luận án sử dụng các khái niệm, các phạm trù,
các phƣơng pháp, các kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học xã hội và nhân văn
liên quan đến đối tƣợng nghiên cứu của luận án. Đó là các khoa học: tâm lý học, đô
thị học, gia đình học, sử học, triết học, xã hội học, nhân học và khoa học về giới… Sử
dụng phƣơng pháp này, đề tài sẽ giải quyết đƣợc nhiệm vụ nghiên cứu đa dạng, nhiều
chiều của đối tƣợng nghiên cứu là văn hóa ứng xử trong gia đình trẻ.
- Phương pháp điều tra xã hội học
+ Điều tra qua bảng hỏi với 300 phiếu tiến hành khảo sát ở 2 nơi đó là phƣờng
Tân Mai và thị trấn Trâu Quỳ, mỗi nơi thực hiện điều tra 150 phiếu tập trung ở các
GĐT mà cả vợ và chồng dƣới 35 tuổi ở riêng. Trong các mẫu phiếu sẽ tập trung điều
tra văn hóa ứng xử trong các GĐT đang làm ngành nghề: công nhân, nông dân, cán bộ
công chức viên chức nhà nƣớc, kinh doanh buôn bán tự do…. Các thông tin trong mẫu
phiếu điều tra đƣợc xây dựng dựa trên 3 nội dung chính tƣơng ứng với ba mối quan hệ
chính trong GĐT hiện nay: ứng xử trong mối quan hệ vợ chồng, ứng xử trong mối
quan hệ cha mẹ - con cái, ứng xử trong mối quan hệ với họ hàng.
Ngoài ra, luận án còn kế thừa các số liệu điều tra của các công trình nghiên
cứu đi trƣớc liên quan đến đối tƣợng nghiên cứu của luận án.
+ Tiến hành phỏng vấn và phỏng vấn sâu: Đây không phải là công việc mang
tính định lƣợng thuần túy mà còn bao hàm cả những công việc định tính nhƣ các kỹ
thuật tâm lý, các kiến thức chuyên ngành và sự hiểu biết các khuôn mẫu hành vi của
đối tƣợng khảo sát. Cách làm này giúp cho chúng tôi trực tiếp nắm bắt, nhìn nhận
thực tế từ nhận định của ngƣời đƣợc hỏi và tìm ra đƣợc những chỉ báo căn bản nhất

của vấn đề nghiên cứu.
Việc phỏng vấn sẽ tập trung vào một số đối tƣợng sau:
+ Phỏng vấn các nhà quản lý địa phƣơng cụ thể ở đây là nơi cƣ trú nhƣ các
cán bộ cấp phƣờng nơi đƣợc điều tra, cán bộ tổ dân phố, cụm dân cƣ, các ban quản
lý khu chung cƣ… Họ sẽ cung cấp các thông tin cần thiết khách quan về các cách
ứng xử trong gia đình của các GĐT, cho biết cách phối hợp của các tổ chức trong
việc định hƣớng lối sống, xây dựng cách ứng xử đẹp trong gia đình.


12

+ Phỏng vấn các thành viên của GĐT để thu nhận các quan điểm, các biểu
hiện trong văn hóa ứng xử GĐT hiện nay.
+ Phỏng vấn các đối tƣợng khác có liên quan đến GĐT nhƣ anh em, họ hàng,
hàng xóm…
- Phương pháp đối chiếu và so sánh
So sánh các biểu hiện ứng xử của GĐT thuộc các ngành nghề khác nhau:
giữa GĐT công nhân, nông dân, cán bộ công chức viên chức nhà nƣớc, kinh doanh
buôn bán tự do.
So sánh giữa gia đình truyền thống và GĐT hiện nay
- Phương pháp phân tích và tổng hợp, xử lý thông tin
Luận án có kế thừa các nguồn tƣ liệu của các nhà nghiên cứu từ trƣớc để làm
cơ sở trong việc giải quyết vấn đề nghiên cứu của luận án nhƣ các quan điểm về gia
đình, văn hóa gia đình, ứng xử trong gia đình.
Ngay cả các tƣ liệu về Hà Nội, đặc biệt các vấn đề về đô thị hóa ở Hà Nội
hiện nay cũng đƣợc chúng tôi kế thừa và chọn lọc để lý giải nguyên nhân, tác động
đến văn hóa ứng xử trong GĐT ở các phƣờng, thị trấn đang đô thị hóa ở Hà Nội
hiện nay.
Tuy nhiên, để giải quyết tốt đối tƣợng nghiên cứu của luận án, việc kế thừa
các nguồn tƣ liệu này sẽ phải thực hiện trên cơ sở phân tích, tổng hợp, đối chiếu so

sánh, và chọn lọc thông tin một cách hiệu quả.
7. Những đóng góp mới của luận án
* Đóng góp về mặt khoa học
Luận án làm rõ các khái niệm văn hóa ứng xử trong gia đình và đặc trƣng
văn hóa ứng xử của GĐT dƣới góc nhìn văn hóa học. Phân tích các yếu tố tác động
đến văn hóa ứng xử của gia đình trẻ trong quá trình đô thị hóa hiện nay.
* Đóng góp về mặt thực tiễn
- Khái quát về đời sống gia đình ở các phƣờng đang đô thị hóa tại Hà Nội
hiện nay, từ đó phân tích rõ các biến đổi văn hóa ứng xử trong các mối quan hệ của
GĐT ở các phƣờng, thị trấn đang đô thị hóa tại Hà Nội.


13

- Luận án đề xuất những giải pháp nhằm định hƣớng xây dựng văn hóa ứng xử
GĐT theo hƣớng tích cực, vừa kế thừa các giá trị văn hóa gia đình truyền thống tốt đẹp
vừa phù hợp với xu thế phát triển của thời đại trên tinh thần hội nhập và phát triển.
8. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu (7 tr), kết luận (3tr), phụ lục (82tr) và tài liệu tham khảo
(8tr), luận án gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát về gia đình trẻ
ở địa bàn khảo sát (36 trang)
Chƣơng 2. Thực trạng văn hóa ứng xử của gia đình trẻ ở phƣờng Tân Mai và
thị trấn Trâu Quỳ (49tr).
Chƣơng 3. Những yếu tố tác động đến văn hóa ứng xử của GĐT trong quá
trình đô thị hóa tại Hà Nội và các vấn đề cần bàn luận (30tr).


14


Chƣơng 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT
VỀ GIA ĐÌNH TRẺ Ở ĐỊA BÀN KHẢO SÁT
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Nghiên cứu về gia đình và văn hóa gia đình
Trong lịch sử nghiên cứu về gia đình và văn hóa gia đình trên thế giới, các
nhà nghiên cứu đã ít nhiều bàn luận song nội dung chính là hƣớng đến những vấn
đề về gia đình nói chung. Có thể nói Morgan là ngƣời đầu tiên nghiên cứu về gia
đình trong đó tập trung nghiên cứu về các hình thức gia đình cũng là một chiều cạnh
của văn hóa gia đình. Điều này đƣợc đề cập trong cuốn Nguồn gốc của gia đình,
của chế độ tư hữu và của nhà nước của Ph.Ăngghen, ông đã dẫn ý kiến của Morgan
về bốn hình thức gia đình chính từng tồn tại trong lịch sử nhân loại, đó là: gia đình
huyết tộc, gia đình Punanuan, gia đình đối ngẫu, gia đình một vợ một chồng [13].
Theo Morgan, hình thức gia đình một vợ một chồng là đỉnh cao của sự biến đổi,
phát triển gia đình trong lịch sử và hình thức này dựa trên những điều kiện kinh tế
nhất định. Tuy nhiên, quan điểm của Morgan và Ph.Ăngghen theo các nhà nghiên
cứu hiện nay chƣa hoàn toàn chính xác. Nghiên cứu về gia đình, văn hóa gia đình
dƣới góc độ về giới có tác giả Randall Collin đã đề cập đến vấn đề giới và giải thích
vì sao có sự phân biệt giữa nam và nữ trong công trình nghiên cứu Sociology of
marriage and the Family: Gender, Love and Property [115]. Tác giả xem xét sự
khác biệt giữa nam và nữ và vị trí của họ trong sự phân tầng hai chiều: chiều giai
cấp và chiều địa vị. Ông cho rằng sự khác biệt giới bắt nguồn từ việc phụ nữ thƣờng
tham gia vào việc sản xuất và tiêu dùng văn hóa trong khi nam giới tập trung nhiều
hơn vào lĩnh vực sản xuất vật chất và các quan hệ quyền lực của nó. Ở châu Á,
trong một nghiên cứu của tác giả Junko Kuninobu với chủ đề Japan-Gender Roles
in Mating and Marriage (Nhật Bản-vai trò nam nữ trong hôn nhân và gia đình)
cũng đã đề cập đến tình trạng thay đổi trong các giá trị gia đình ở Nhật Bản hiện
nay. Nếu trƣớc kia ngƣời phụ nữ Nhật chỉ đóng vai trò thứ yếu trong gia đình, đặc



15

biệt về kinh tế thì hiện nay, ngƣời phụ nữ đã tự chủ hơn trong kinh tế, ngƣời đàn
ông trong gia đình không bắt buộc phải giữ vai trò trụ cột trong gia đình nữa, họ có
thể tham gia giúp vợ trong việc nhà cửa, bếp núc [110]. Điều này cũng đang biểu
hiện rõ nét ở Việt Nam khi vai trò của phụ nữ ngày càng đƣợc khẳng định. Với cách
tiếp cận nữ quyền, tác giả Hardill Irene trong cuốn Gender, Migration and the Dual
Career household đã nghiên cứu vấn đề giới có liên quan đến di cƣ quốc tế và công
việc kép trong gia đình. Nghiên cứu này có sức thuyết phục khi tác giả lựa chọn các
cặp vợ chồng trƣớc đây đã từng sống và làm việc ở nhiều nơi khác nhau hiện đang
sống ở Mỹ, Canada và Anh để nghiên cứu [111]. Hai tác giả Artiss và Pavalko trong
công trình Explaning the decline in women’s household labour: individual change
and cohort differences đã chỉ ra mối quan hệ bất bình đẳng giới là nguyên nhân sâu
xa của mô hình phân công lao động nội trợ truyền thống. Công trình này nhấn mạnh
yếu tố mối quan hệ quyền lực trong gia đình, nếu ngƣời nào trong gia đình có thu
nhập cao hơn (họ có thể có quyền lực hơn) thì sẽ làm ít công việc nội trợ hơn [107].
Năm 2004, công trình nghiên cứu Family matters: the rose of parents in Singapore
education (Vấn đề trong gia đình: vai trò của cha mẹ trong nền giáo dục Singapore)
của tác giả Lana Yiu Lan Khong cho rằng: Trƣớc xu thế mở cửa hội nhập quốc tế,
nhiều gia đình đang chịu sức ép của việc đào tạo con cái trở thành ngƣời có khả
năng vƣợt trội, đƣợc đào tạo cơ bản để trở thành những ngƣời có thể vẫn đứng vững
đƣợc trong xu thế cạnh tranh nhƣ hiện nay [112].
Với tƣ tƣởng tự do hơn, một số học giả Mỹ đã đề cập đến vấn đề gia đình
trên cơ sở hƣớng tới từng đối tƣợng trong gia đình để có những cách giải quyết cụ
thể. Trong cuốn Changing Rhythms of American Family Life (Sự thay đổi trong gia
đình Mỹ), các tác giả Suzanne M.Bianchi, John P.Robinson, Melissa Milkie đã đề
cập đến việc sử dụng quỹ thời gian trong gia đình của Mỹ, đặc biệt là sự cân bằng
thời gian dành cho gia đình và công việc [116]. Qua nghiên cứu, họ cho rằng những
ngƣời phụ nữ làm việc tại cơ quan (không phải những phụ nữ chỉ ở nhà làm việc nội
trợ) hiện nay phải làm việc với cƣờng độ lớn hơn rất nhiều so với ngƣời đàn ông

cũng làm việc nhƣ vậy và cũng lớn hơn rất nhiều so với những phụ nữ chuyên ở nhà


16

làm việc nội trợ. Năm sau đó tác giả Paula England và Kathryl Edin trong cuốn
Unmarried couples with children (Những cặp tình nhân có con khi chƣa kết hôn) đã
đề cập đến tình trạng các ông bố bà mẹ sinh con mà chƣa kết hôn hoặc sinh con
trong tình thế chƣa sẵn sàng về tâm lý, điều kiện kinh tế và chƣa có kỹ năng để
chăm sóc đứa trẻ, điều này ảnh hƣởng lớn đến sự phát triển toàn diện của đứa trẻ
sinh ra. Điều này cho thấy mặc dù Mỹ rất coi trọng tự do cá nhân, có xu hƣớng tiếp
cận các giá trị mới rất nhanh, song các giá trị gia đình truyền thống vẫn luôn đƣợc các
tác giả, giới nghiên cứu và các nhà quản lý xã hội coi trọng [114]. Năm 2010, tác giả
Martine Segalen đã cho ra đời cuốn sách Sociologie de la famille đề cập đến những
biến đổi của quan hệ thân tộc, biến đổi của gia đình, các chức năng của gia đình và
mối quan hệ giữa gia đình và vấn đề nhà nƣớc. Công trình nghiên cứu này cho thấy
những cách nhìn phong phú về gia đình, ở Pháp và ở châu Âu dƣới con mắt của một
nhà xã hội học [113].
Bàn đến văn hóa gia đình ở Việt Nam, ngay từ thế kỷ 17 đã có một số tác giả
dành sự quan tâm dƣới góc nhìn phong tục, phong hóa, đạo đức trong gia đình.
Những thập niên gần đây vấn đề gia đình và văn hóa gia đình nhận đƣợc sự quan
tâm đặc biệt của nhà nƣớc, của các cơ quan nghiên cứu và các nhà khoa học. Sự
xuất hiện của các cơ quan khoa học về gia đình và trẻ em, nhiều chƣơng trình, đề tài
khoa học cấp nhà nƣớc, cấp viện nghiên cứu về gia đình và văn hóa gia đình đã
phần nào thể hiện sự quan tâm của xã hội dành cho gia đình nói chung và văn hóa
gia đình nói riêng. Những công trình nghiên cứu về văn hóa gia đình tiêu biểu có
Văn hóa gia đình và sự phát triển xã hội tác giả Lê Minh (chủ biên) [65]. Các tác
giả trong công trình này đã bàn đến khái niệm, cơ cấu và chức năng của văn hóa gia
đình. Tác giả Vũ Ngọc Khánh với cuốn Văn hóa gia đình Việt Nam [56] đã trình
bày quan niệm của mình về văn hóa gia đình và đặc trƣng của văn hóa gia đình Việt

Nam trong xã hội truyền thống. Năm 2003 hai tác giả Lê Quý Đức và Vũ Thy Huệ
đã cho ra đời cuốn sách Người phụ nữ trong văn hóa gia đình đô thị [35]. Trên cơ
sở kế thừa nhiều tƣ liệu đã có và nghiên cứu đến gia đình đô thị, các tác giả đã đề
cập rất rõ đến tình hình gia đình và văn hóa gia đình ở đô thị vào thời điểm ấy. Đặc


17

biệt cuốn sách đã khẳng định rõ ba vai trò của lớn của ngƣời phụ nữ trong xây dựng
văn hóa gia đình ở đô thị: “Sẽ không thể có một gia đình bình đẳng, ấm no, kỷ
cƣơng, hòa thuận, hạnh phúc và tiến bộ đúng nghĩa của nó, nếu không có công sức
đóng góp của ngƣời phụ nữ” [35, tr.179]. Năm 2007, trong tạp chí Cộng sản số 9,
tác giả Mai Văn Hai với bài viết Gia đình, dòng họ-những giá trị cơ bản của văn
hóa làng, xã Việt Nam đã đề cập chi tiết đến vai trò của dòng họ trong việc tạo dựng
nên sức mạnh của văn hóa gia đình [42]. Tác giả cho rằng: “Về mặt văn hóa tinh
thần, nhờ việc tạo ra niềm cộng cảm dựa trên huyết thống, dòng họ từ xa xƣa đến
nay vẫn là một chỗ dựa vững chắc đối với mỗi cá thể trong cộng đồng”. Từ năm
2008 đến năm 2010, tác giả Trần Thu Hƣơng rất quan tâm đến sự tác động của đô
thị hóa đến các quan hệ và đời sống tâm lý gia đình. Điều này đƣợc thể hiện ở việc
tác giả đã có nhiều bài viết liên quan đến vấn đề này. Tiêu biểu có Tác động của
quá trình đô thị hóa đến mối quan hệ của các thành viên trong gia đình [52] và Tác
động của quá trình đô thị hóa đến đời sống tâm lý của các nhóm dân cư vùng ven
đô [53]. Rõ ràng lúc này quá trình đô thị hóa đã tạo nên bƣớc chuyển biến rõ nét về
đời sống gia đình Việt Nam. Đây không chỉ là mối quan tâm riêng của học giả Trần
Thu Hƣơng mà còn là mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu khác. Năm 2009,
vấn đề văn hóa gia đình ở Hà Nội đã đƣợc tác giả Vũ Thị Huệ đề cập trong luận án
Tiến sỹ của mình Sự biến đổi văn hóa gia đình đô thị Hà Nội từ năm 1986 đến hiện
nay. Luận án đã làm rõ một số khái niệm liên quan đến văn hóa gia đình, khái niệm
đô thị, khái niệm biến đổi từ đó bằng các số liệu điều tra tác giả đã phân tích rất sâu
năm biến đổi trong văn hóa gia đình ở đô thị Hà Nội so với những giai đoạn trƣớc

năm 1986. Tác giả nhận định “Sự biến đổi đó không có nghĩa là hoàn toàn khƣớc từ
văn hóa gia đình truyền thống mà là sự điều chỉnh, thích nghi với những hoàn cảnh
và điều kiện xã hội mới” [47, tr.126]. Năm 2011, chứng kiến nhiều biến đổi về gia
đình nói chung và văn hóa gia đình nói riêng, nhóm tác giả Trần Đức Ngôn, Bùi
Xuân Đính, Nguyễn Việt Hƣơng, Lê Thị Hiền đã cho ra đời công trình nghiên cứu
Văn hóa gia đình Việt Nam trong thời đại hiện nay. Cuốn sách đề cập đến bốn nội
dung chính từ một số vấn đề lý luận chung về gia đình và văn hóa gia đình đến văn


18

hóa gia đình truyền thống ở Việt Nam, từ đó so sánh phân tích sự biến đổi của văn
hóa gia đình truyền thống ở Việt Nam hiện nay. Cuối cùng nhóm tác giả đã chỉ ra
hƣớng xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam trong thời đại hiện nay. Công trình
nghiên cứu này có phạm vi rất rộng bao gồm cả gia đình ở Bắc bộ, Trung bộ, Tây
Nguyên, Nam bộ. Gần đây nhất, đầu năm 2015, tác giả Nguyễn Thị Nguyệt đã tiến
hành nghiên cứu về văn hóa gia đình trong luận án tiến sĩ chuyên ngành Văn hóa
học Sự biến đổi văn hóa gia đình ở vùng tái định cư huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
Tác giả tập trung nghiên cứu rất kỹ về sự biến đổi văn hóa gia đình tại một khu vực
sau khi tái định cƣ với 4 nội dung cơ bản: biến đổi trong quan niệm hôn nhân gia
đình, biến đổi trong ứng xử gia đình, biến đổi trong giáo dục gia đình và biến đổi
trong nghi lễ, tôn giáo tín ngƣỡng. Tác giả nhận định: “Bên cạnh những giá trị mới
tốt đẹp, củng cố VHGĐ hiện đại, đã xuất hiện những biểu hiện văn hóa làm lỏng lẻo
các mối quan hệ gia đình. Đó là nhận thức về tình dục, ứng xử của trẻ em, các hành
vi lệch chuẩn, sự ích kỷ trong lối sống… đã dẫn đến tình trạng ly hôn, bạo lực gia
đình là những vấn đề gây nhức nhối đối với mỗi ngƣời dân nơi đây” [67].
Qua các công trình nghiên cứu trên đây về gia đình và văn hóa gia đình,
chúng ta nhận thấy các nhà nghiên cứu trong nƣớc và ngoài nƣớc cũng đã dành
nhiều sự quan tâm cho vấn đề này. Theo diễn trình lịch sử, các công trình nghiên
cứu về gia đình và văn hóa gia đình vẫn đƣợc tiếp nối đến tận hôm nay. Bởi lẽ văn

hóa gia đình chính là tấm gƣơng phản ánh rõ nét nhất về đời sống con ngƣời qua
từng dấu mốc lịch sử. Mọi sự thay đổi về kinh tế, văn hóa, xã hội đều tác động ảnh
hƣởng đến vấn đề gia đình và văn hóa gia đình. Và chính vì nó luôn biến động nên
đây cũng chính là đề tài tƣởng là không mới nhƣng không bao giờ là cũ.
1.1.2. Nghiên cứu về ứng xử trong gia đình và gia đình trẻ
1.1.2.1. Nghiên cứu về ứng xử trong gia đình nói chung
Ứng xử trong gia đình là biểu hiện quan trọng của văn hóa. Ngay từ những
năm cuối của thế kỷ 20 nhiều cuốn sách và bài viết đã bắt đầu đề cập đến ứng xử
trong gia đình. Cuốn sách Ứng xử trong gia đình của nhiều tác giả xuất bản năm
1996 là một trong những cuốn sách đó. Với 35 bài viết về các tình huống khác


19

nhau, các tác giả đã chỉ ra cho bạn đọc các cách ứng xử khôn khéo nhất, lịch sự và
đáng khen nhất trong mọi mối quan hệ trong gia đình. Từ cách nói năng, thể hiện
thái độ của con dâu với mẹ chồng, đến cách đối đáp với con cái sao cho hợp lý [70].
Năm 1999, trong bài viết Ứng xử giữa cha mẹ và con cái, tác giả Lê Thị Bừng cho
rằng: Hầu hết cha mẹ của cả hai nhóm gia đình “êm ấm” và “không êm ấm” đều
chọn cách ứng xử hay nhất, tế nhị, khéo léo nhất [10]. Về nhận thức thì cha mẹ đã
chọn cách ứng xử phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của con và phù hợp với chuẩn
mực yêu cầu của xã hội. Nhƣng trong thực tế những gia đình đƣợc coi là “không êm
ấm” lại có cách cƣ xử trái với nhận thức. Trong bối cảnh hiện nay, những nhận định
trong bài viết này vẫn thể hiện rất rõ trong thực tiễn. Năm 2004, với cách tiếp cận
riêng, tác giả Phạm Thanh Lan đã đề cập đến ứng xử trong gia đình qua những kinh
nghiệm thực tế bằng các lời khuyên bổ ích trong cuốn Ứng xử trong gia đình [57].
Hai nội dung chính đƣợc đề cập trong cuốn sách là ứng xử trong quan hệ vợ chồng
và dạy con. Những bài học chủ yếu đƣợc đƣa ra để bàn luận rất cụ thể, từ việc làm
thế nào để đƣợc hƣởng hạnh phúc gia đình trọn vẹn nhƣ: chuẩn bị trong ngày cƣới,
4 điều các chàng cần học sau lễ cƣới… Các nội dung bàn luận trong cuốn sách chủ

yếu xoay quanh ứng xử của hai vợ chồng, chƣa đề cập đến ứng xử trong các mối
quan hệ khác. Trong cuốn Cách ứng xử, sắp xếp cuộc sống và quản lý kinh tế gia
đình, tác giả Lý Hồng Đào, Đinh Thị Hòa cho rằng để có một gia đình hạnh phúc,
đòi hỏi các thành viên trong gia đình phải biết cách ứng xử, sắp xếp các công việc,
nhất là vấn đề kinh tế một cách khoa học. Họ phải biết giải quyết tốt mối quan hệ
mẹ chồng nàng dâu, sắp xếp việc nhà một cách khoa học, quản lý kinh tế gia đình
hiệu quả, thậm chí cũng cần phải biết tham gia thị trƣờng chứng khoán nhằm đem
lại lợi ích kinh tế cho gia đình…[30]. Năm 2005, cuốn sách Mái ấm gia đình-văn
hóa ứng xử trong gia đình [66] của nhóm tác giả Lê Minh, Lê Thu Trang, Trần Thị
Thu Nam đã đề cập từ những vấn đề chung của gia đình đến các vấn đề cụ thể về
cách ứng xử, các kỹ năng cần thiết trong ứng xử gia đình.
Bƣớc sang thế kỷ 21, đất nƣớc có nhiều sự thay đổi, trong đó phải kể đến quá
trình đô thị hóa tăng nhanh. Đô thị hóa tác động đến mọi mặt của đời sống con


20

ngƣời, trong đó tác động đến đời sống gia đình. Chính vì vậy có nhiều nhà nghiên
cứu đã bàn đến câu chuyện sự tác động của nền kinh tế thị trƣờng, của quá trình đô
thị hóa đến gia đình và ứng xử trong gia đình. Trong bài viết “Một số biến đổi trong
quan hệ ứng xử và sử dụng thời gian của người dân vùng chuyển đổi từ xã lên
phường (Nghiên cứu trường hợp tại phường Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội)”
của tác giả Nguyễn Đình Tuấn năm 2007, chúng ta thấy rõ sự tác động ảnh hƣởng
của quá trình đô thị hóa đến sự thay đổi trong quan hệ ứng xử [97]. Có hai sự biến
đổi chính đƣợc đề cập là biến đổi trong quan hệ ứng xử và biến đổi trong sử dụng
quỹ thời gian rỗi. Năm 2008 tác giả Nguyễn Thanh Tuấn đã đề cập đến những vấn
đề về ứng xử nói chung và văn hóa ứng xử nói riêng trong cuốn Văn hóa ứng xử
Việt Nam hiện nay [98]. Tác giả cho rằng: “Việc điều tiết quá trình hình thành văn
hóa ứng xử mới là phức tạp và rất khó khăn, do đó đòi hỏi phải gắn liền với cuộc
vận động các phong trào văn hóa, đặc biệt phải đƣợc lồng ghép vào các chủ trƣơng,

kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội ở từng ngành, từng địa phƣơng”. Năm 2009,
trong cuốn Ứng xử của người dân vùng đồng bằng Sông Hồng trong gia đình, tác
giả Lê Thị Thanh Hƣơng và nhiều tác giả khác đã cho thấy đặc điểm của ứng xử
trong gia đình với hai mối quan hệ chính: ứng xử trong quan hệ vợ chồng và ứng xử
trong mối quan hệ ông bà - con - cháu. Bằng ba phƣơng pháp chủ yếu là khảo sát
bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu và quan sát cuộc sống thƣờng ngày của ngƣời dân, các
tác giả đã phát hiện những thay đổi của các biểu hiện ứng xử trong gia đình theo
chiều thời gian từ truyền thống đến hiện đại [50]. Tuy nhiên vì giới hạn nghiên cứu
của công trình này nên ứng xử trong mối quan hệ anh em, họ tộc chƣa đƣợc đề cập
đến. Năm 2014, tác giả Vũ Thị Phƣơng đã dành sự quan tâm của mình về vấn đề ứng
xử trong gia đình khi làm Luận án tiến sỹ nhân học với đề tài Ứng xử trong gia đình
người Việt vùng đồng bằng Sông Cửu Long (nghiên cứu trường hợp tại Sóc Trăng).
Luận án là công trình nghiên cứu công phu rất sâu về ứng xử trong gia đình ngƣời
Việt trên một địa bàn tỉnh. Bằng các phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng khảo sát,
điều tra và phỏng vấn sâu, luận án đã đề cập đến ứng xử trong ba mối quan hệ chính
là vợ chồng, cha mẹ với con cái, ông bà và con cháu. Trong đó ứng xử của vợ chồng


21

trong gia đình đƣợc đề cập sâu nhất dựa trên những chức năng cơ bản của gia đình.
Tác giả nhận định:
Hiện nay, trong gia đình ngƣời Việt ở Sóc Trăng đã có sự thay đổi khá căn bản
về các vấn đề nhƣ: quan hệ giới trong phân công lao động gia đình ở cả nông thôn và
thành thị; vai trò và trách nhiệm của ngƣời phụ nữ trong các công việc gia đình đã
đƣợc ngƣời đàn ông chia sẻ; đánh giá về vai trò tình dục đối với đời sống vợ chồng.
Sự thay đổi này không chỉ là sự thay đổi so với quan niệm truyền thống (gia đình theo
mô hình Nho giáo), mà hơn thế là sự thay đổi về hành vi ứng xử [78, tr.94].
1.1.2.2. Nghiên cứu về ứng xử trong gia đình trẻ
GĐT ở Việt Nam không phải là gia đình mới ở Việt Nam, tuy nhiên nghiên

cứu về GĐT từ trƣớc tới nay có rất ít công trình đề cập, mặc dù ngay từ những năm
90 của thế kỷ trƣớc đã có những tác giả nhận ra vai trò của mô hình gia đình này.
Năm 1990, trong bài viết “Một số suy nghĩ bước đầu về GĐT ở Việt Nam”,
tác giả Phan Thị Hƣơng đã phần nào giúp chúng ta hình dung ra tên gọi của một
kiểu gia đình đóng vai trò rất lớn vào việc tạo dựng hạnh phúc của con ngƣời và xã
hội: GĐT. Bằng việc trích dẫn các con số đáng lo ngại về tình hình gia đình lúc đó,
tác giả đã khiến chúng ta không khỏi giật mình về tình hình khó khăn của vấn đề gia
đình. Tác giả cho rằng có 4 nguyên nhân chính gây nên khó khăn của GĐT và đã
đƣa ra đƣợc các kiến nghị cần thiết để phần nào khắc phục những khó khăn của
GĐT [51]. Dƣơng Tự Đam là một trong số ít tác giả dành sự quan tâm cho đối
tƣợng gia đình đặc biệt này. Trong cuốn GĐT và việc hình thành nhân cách thanh
niên, tác giả đã nghiên cứu các vấn đề lý luận bao gồm các quan điểm về gia đình,
chức năng xã hội hóa và ảnh hƣởng về giá trị gia đình trong các thành viên. Tác giả
cho thấy sự cần thiết của việc “bố mẹ trẻ gƣơng mẫu, tổ chức xây dựng GĐT tốt và
hòa thuận, thực hiện một gia đình dân chủ, bình đẳng có văn hóa, một gia đình cơ
cấu nhỏ, hạnh phúc và thịnh vƣợng” [21]. Có thể nói công trình nghiên cứu này tuy
mới chỉ tập trung đến vấn đề giáo dục trong GĐT song đã mở ra một hƣớng nghiên
cứu mới về một đối tƣợng gia đình rất cần đƣợc nghiên cứu, đó là GĐT.
Trong các báo và tạp chí đã có nhiều bài viết liên quan đến GĐT nhƣ “Mô
hình câu lạc bộ GĐT thực hiện kế hoạch hóa gia đình và nâng cao thu nhập” của


22

tác giả Hoa Quỳnh [84]. Bài viết đã khẳng định vai trò của tổ chức Đoàn Thanh
niên trong việc định hƣớng xây dựng, thành lập đƣợc nhiều mô hình hay nhƣ Câu
lạc bộ GĐT thực hiện KHHGĐ và nâng cao thu nhập, qua khảo sát các thành viên
khi tham gia CLB này đều đƣợc nâng cao về nhận thức cũng nhƣ kỹ năng về
KHHGĐ và làm kinh tế giúp cải thiện điều kiện sống của các GĐT. Bài viết “Mâu
thuẫn, xung đột trong GĐT qua một cuộc khảo sát” của tác giả Nguyễn Tuấn Anh,

Nguyễn Bích Hòa đã bàn đến một khía cạnh của GĐT ở Hà Nội. Bằng các số liệu
điều tra và phỏng vấn sâu, các tác giả đã cho thấy mức độ xung đột trong một số
lĩnh vực: quản lý chi tiêu trong gia đình, quan hệ ứng xử giữa hai vợ chồng, việc
nuôi dạy con cái và việc ứng xử với gia đình hai bên. Họ cho rằng “xung đột trong
các GĐT hiện nay ít mang tính bạo lực và không thƣờng xuyên” [3,tr.20]. Tuy
nhiên bài viết cũng chƣa thể nhận định đƣợc là liệu bạo lực trong GĐT có xu hƣớng
giảm dần hay không.
Khi nghiên cứu về gia đình, các nhà khoa học đều cho rằng GĐT hiện đang có
rất nhiều thuận lợi cũng nhƣ phải đối mặt với không ít khó khăn thách thức. Bằng các
số liệu thu đƣợc từ khi nghiên cứu đề tài Đánh giá nhu cầu của các vợ chồng trẻ về
xây dựng mô hình GĐT Việt Nam phát triển bền vững theo chuẩn mực “no ấm”,
“bình đẳng”, “tiến bộ”, “hạnh phúc” và “bền vững’’, do Viện nghiên cứu Thanh
niên thực hiện năm 2004, các tác giả cho rằng: Những vấn đề bức xúc, nổi cộm nhất
của các GĐT hiện nay là vấn đề kinh tế (trong đó nổi cộm vấn đề về vốn, việc làm,
cách thức làm ăn); vấn đề ảnh hƣởng của các tệ nạn xã hội; vấn đề quan hệ đạo đức
trong gia đình; vấn đề về con cái. Ba vấn đề trƣớc mắt cần tập trung ƣu tiên để giải
quyết những bức xúc trong GĐT đó là phát triển kinh tế gia đình, chăm sóc giáo dục
con cái và củng cố các mối quan hệ gia đình. Đối với các GĐT, điều cần thiết nhất là
phát triển kinh tế, kinh tế là chỗ dựa của gia đình, đảm bảo hạnh phúc cho gia đình.
Năm 2006, trong cuốn Ứng xử vợ chồng trẻ, các tác giả của Viện nghiên cứu tâm lý
đã nghiên cứu về các kỹ năng, xử lý các tình huống cụ thể của các đôi vợ chồng trẻ
trong gia đình. Cuốn sách tập trung vào việc trang bị những kiến thức thực tiễn trong
ứng xử từ đời sống thƣờng ngày của các đôi vợ chồng trẻ sau khi kết hôn, ít đề cập
đến những vấn đề mang tính lý thuyết [103].


23

Nhƣ vậy, nhìn nhận lại các công trình nghiên cứu về GĐT và ứng xử trong
GĐT chúng ta nhận thấy hầu hết các cuốn sách viết về ứng xử trong gia đình và

GĐT hiện nay lại tập trung vào việc đƣa ra các tình huống khó xử và cách hóa giải
các tình huống đó. Trong khi đó quá trình đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa, hiện
đại hóa ở nƣớc ta hiện nay, đặc biệt ở vùng ven đô đang đặt ra nhiều vấn đề đối với
văn hóa ứng xử của gia đình trẻ cần thiết phải đƣợc nghiên cứu. Liệu các khuôn
mẫu ứng xử trong gia đình trẻ hiện nay đã hoàn toàn tích cực chƣa? Có gì hạn chế
trong các biểu hiện văn hóa ứng xử của các gia đình trẻ hiện nay không? Việc đƣa
ra các giải pháp nhằm giúp các GĐT giải quyết khó khăn hay những vấn đề lý
thuyết còn thiếu khi nghiên cứu về GĐT cũng chính là những vẫn đề còn bỏ ngỏ
của các công trình nghiên cứu về GĐT hiện nay. Làm thế nào để có những biện
pháp thiết thực, hiệu quả tác động đến nhận thức, hành động của các thành viên
trong GĐT, nhất là đôi vợ chồng trẻ trong quá trình đô thị hóa mạnh nhƣ Hà Nội
hiện nay nhằm tạo dựng gia đình toàn diện trong tƣơng lai là vấn đề cần thiết phải
bàn luận tiếp.
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Các khái niệm cơ bản
1.2.1.1. Khái niệm gia đình, gia đình truyền thống, gia đình trẻ
*Khái niệm gia đình
Gia đình chính là một thiết chế xã hội - văn hóa đặc thù đã tồn tại trong xã
hội loài ngƣời từ rất lâu. Gia đình không bao giờ mất đi, nó có thể biến đổi theo thời
gian, chịu sự chi phối của nhiều yếu tố song vai trò của nó đối với sự phát triển của
xã hội là không thể phủ nhận đƣợc.
Chính vì gia đình có vai trò rất quan trọng đối với xã hội nên trong lịch sử
nghiên cứu, khái niệm gia đình đƣợc rất nhiều các học giả, các nhà quản lý xã hội
đề cập tới.
Xét theo quan điểm xã hội học, gia đình đƣợc định nghĩa với tƣ cách là một
nhóm xã hội có những tiêu chí nhất định. Theo tác giả Lê Ngọc Văn, yếu tố liên kết
trong gia đình rất quan trọng, ông cho rằng: Trong tâm thức của ngƣời Việt, gia


24


đình là một cộng đồng ngƣời. Cộng đồng đó bao gồm cả ngƣời đang sống, cả ngƣời
đã chết (tổ tiên) và cả những ngƣời sẽ đƣợc sinh ra. Những ngƣời đang sống chỉ là
một điểm nối, một mắt xích giữa những ngƣời đã chết và những ngƣời sẽ sinh ra.
Họ có nhiệm vụ thờ cúng tổ tiên và nối tiếp tổ tiên (sinh con đẻ cái). Những mối
quan hệ theo chiều dọc (quan hệ giữa các thế hệ) đƣợc coi trọng hơn quan hệ theo
chiều ngang (quan hệ vợ-chồng). Nói cách khác, quan hệ cha mẹ-con cái (quan hệ
thân tử) là thứ nhất, quan hệ vợ-chồng là thứ hai. Trong đó quan hệ thứ nhất chi
phối quan hệ thứ hai [101, tr.26].
Mỗi quốc gia dựa trên điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của mình mà có
những nhận thức về gia đình khác nhau. Tuy nhiên, với đặc điểm nổi bật của văn hóa
phƣơng Đông, Việt Nam luôn chú ý đến các giá trị văn hóa truyền thống. Vì vậy,
quan niệm về gia đình của Việt Nam cũng hƣớng đến các giá trị mang tính truyền
thống, ít thay đổi so với phƣơng Tây. Ở Việt Nam luôn có xu hƣớng phát triển mô
hình gia đình với các tiêu chí cơ bản sau: đó là một nhóm ngƣời (từ 2 ngƣời trở lên),
quan hệ với nhau bởi hôn nhân, huyết thống hoặc nghĩa dƣỡng, giới tính (nam, nữ),
cùng chung sống, có ngân sách chung. Các tiêu chí để nhận diện gia đình Việt Nam ở
trên tƣơng đối phù hợp với thực tế tồn tại của gia đình Việt Nam trong truyền thống
cũng nhƣ hiện đại.
Tuy nhiên, gia đình là một khái niệm mở, không có một loại gia đình đồng
nhất, mỗi nền văn hoá có nhiều loại gia đình khác nhau. Chính vì vậy, với ý đồ chọn
lựa một loại hình gia đình “ít phức tạp”, đáp ứng mục tiêu nghiên cứu dƣới góc nhìn
văn hóa học, luận án đƣa ra khái niệm gia đình nhƣ sau: Gia đình là một nhóm xã
hội được hình thành trên cơ sở các quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống (nảy
sinh từ quan hệ hôn nhân), gắn bó với nhau về tình cảm, chia sẻ kinh tế, trách
nhiệm và quyền lợi, chịu sự ràng buộc bởi tính pháp lý được xã hội, nhà nước thừa
nhận và bảo vệ.
Các quan hệ đặc trƣng của gia đình là:
- Quan hệ hôn nhân: là quan hệ giữa ngƣời đàn ông và ngƣời đàn bà dựa
trên nhu cầu tính giao, đó là sự ham muốn khác giới, đƣợc luật tục hay pháp luật



25

công nhận. Quan hệ hôn nhân là quan hệ cơ bản của gia đình, tạo nên các mối
quan hệ khác.
- Quan hệ huyết thống: là quan hệ sinh học xã hội giữa cha mẹ và con cái
nảy sinh từ quan hệ hôn nhân, mối quan hệ này tạo nên sự gắn bó giữa cha mẹ và
con cái, giữa anh chị em với nhau.
- Quan hệ pháp lý và tình cảm: là các mối quan hệ đƣợc pháp luật thừa nhận,
công nhận tạo nên trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi thành viên trong gia đình. Đó là
các quyền lợi nghĩa vụ về vật chất và tinh thần.
* Gia đình truyền thống
Trƣớc khi nói đến khái niệm gia đình truyền thống chúng ta cần hiểu khái
niệm truyền thống nhƣ sau: Truyền thống là quá trình chuyển giao từ thế hệ này
sang thế hệ khác những yếu tố xã hội và văn hóa, những tƣ tƣởng, chuẩn mực xã
hội, phong tục, tập quán, nghi lễ… và đƣợc duy trì trong các tầng lớp xã hội và giai
cấp trong một thời gian dài. Truyền thống là cốt lõi, là bộ phận bền vững nhất của
văn hóa tộc ngƣời [95, tr.630].
Trong quá trình phát triển, gia đình Việt Nam chịu sự chi phối của các điều
kiện kinh tế, chính trị xã hội và văn hóa của mỗi thời kỳ. Cụm từ gia đình truyền
thống đã đƣợc rất nhiều các học giả trong nƣớc nhắc đến song việc xác định thế nào
là gia đình truyền thống Việt Nam lại có nhiều ý kiến khác nhau. Cũng có thể cho
rằng gia đình truyền thống gắn với loại hình gia đình trƣớc năm 1945, gia đình gắn
với xã hội nông thôn nông nghiệp thuần tuý, chịu sự tác động ảnh hƣởng của tƣ
tƣởng phong kiến, của nho giáo. Nhƣng cũng có ý kiến cho rằng cho đến khi Việt
Nam thực hiện công cuộc đổi toàn diện, sau năm 1986, gia đình truyền thống Việt
Nam mới có bƣớc thay đổi thực sự.
Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài, khái niệm gia đình truyền thống mà
luận án sử dụng chính là gia đình truyền thống Việt Nam trƣớc năm 1986. Đó là

loại hình gia đình đƣợc hình thành từ nền văn hóa lúa nƣớc, chịu sự chi phối đậm
nét của văn hóa Việt Nam truyền thống: coi trọng ngƣời già, coi trọng tình nghĩa
làng xóm, coi trọng quan hệ huyết thống dòng dõi và đề cao việc sinh con. Gia đình


×