Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Nguyên tắc sáng tạo áp dụng trong sự phát triển hệ điều hành windows

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256 KB, 10 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

ĐỒ ÁN MÔN HỌC
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NGUYÊN TẮC SÁNG TẠO
ÁP DỤNG TRONG SỰ PHÁT TRIỂN HỆ ĐIỂU HÀNH
WINDOWS

GVHD: GS.TSKH. HOÀNG VĂN KIẾM
HỌC VIÊN: NGUYỄN THỊ NGỌC CHI
(1211006 – Cao học KHMT K22)

Tháng 11/2012


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................


..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
.............................................................................................................................
..............................................................................................................................


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................... 1
Phần thứ nhất .................................................................................................... 1
Chương I: Vấn đề khoa học ............................................................................. 2
I. Khái niệm và phân loại ................................................................................... 2
II. Các tình huống vấn đề - Phương pháp phát hiện vấn đề khoa học ................ 3
Chương II: Phương pháp giải quyết vấn đề theo khoa học về phát minh... 6
I. Khoa học sáng tạo và phương pháp luận sáng tạo ......................................... 6
II. 40 nguyên tắc (thủ thuật) sáng tạo ................................................................. 7
Phần thứ hai .................................................................................................... 15
Chương I. Tổng quan về hệ điều hành máy tính ......................................... 15
I. Hệ điều hành máy tính.................................................................................. 15
1.

Hệ điều hành là gì? ................................................................................... 15

2.

Hệ điều hành Windows ............................................................................. 15


II. Các thế hệ của hệ điều hành Windows ......................................................... 16
Chương II: Áp dụng một số nguyên tắc sáng tạo trong lịch sử phát triển của
hệ điều hành Windows ......................................................................................... 24
I. Nguyên tắc phân nhỏ .................................................................................... 24
II. Nguyên tắc phẩm chất cục bộ ...................................................................... 24
III. Nguyên tắc kết hợp ................................................................................... 25
IV. Nguyên tắc linh động ................................................................................ 26
V. Nguyên tắc thay đổi màu sắc ........................................................................ 26
VI. Thay đổi thông số lý hóa của đối tượng.................................................... 27
VII. Nguyên tắc thay đổi độ trơ ........................................................................ 28
Kết luận ............................................................................................................ 28
Tài liệu tham khảo .......................................................................................... 30


LỜI NÓI ĐẦU
Thế giới đang trên đà phát triển mạnh mẽ của công nghệ tri thức. Công nghệ
thông tin là lĩnh vực tiên phong trong đổi mới sáng tạo, bằng chứng là máy tính
cùng với sự ra đời và phát triển của các thiết bị điện tử đã làm thay đổi lớn nền văn
minh nhân loại. Như vậy có thể nói, “công nghệ thông tin” và “đổi mới sáng tạo”
sẽ là những vấn đề then chốt trong tương lai và sự cạnh tranh của con người trong
giai đoạn mới không phải là tiền bạc hay của cải vật chất mà là chất xám sáng tạo.
Theo GS.TSKH PHAN DŨNG, giám đốc Trung tâm Sáng tạo Khoa học-kỹ thuật
(TSK) thuộc ĐHQG TP.HCM “… sáng tạo là nguồn tài nguyên cơ bản của con
người (a fundamental human resource), nguồn tài nguyên đặc biệt mà theo như
nhà khoa học Mỹ George Koznetsky: bạn càng sử dụng nó nhiều thì bạn càng có
nó nhiều hơn...”. Như vậy, đào tạo và học về phương pháp luận sáng tạo, dùng
phương pháp luận sáng tạo để giải quyết tất cả các vấn đề khoa học không chỉ
trong Tin học mà trong tất cả các lĩnh vực khác như kinh tế, chính trị, xã hội là
một nhu cầu cần thiết.


1


Phần thứ nhất
Chương I: Vấn đề khoa học
I. Khái niệm và phân loại
1. Khái niệm
Vấn đề khoa học (Scientific Problem) cũng được gọi là vấn đề nghiên cứu
(Research Problem) hoặc câu hỏi nghiên cứu là câu hỏi được đặt ra khi người
nghiên cứu đứng trước mâu thuẫn giữa tính hạn chế của tri thức khoa học hiện có
với yêu cầu phát triển tri thức đó ở trình độ cao hơn.
2. Phân loại
Nghiên cứu khoa học luôn tồn tại hai vấn đề:
-

Vấn đề về bản chất sự vật đang tìm kiếm

-

Vấn đề về phương pháp nghiên cứu để làm sáng tỏ về lý thuyết và thực tiễn

như những vấn đề thuộc lớp thứ nhất.
Nhìn chung, “vấn đề” được thể hiện trong 3 loại câu hỏi như sau:
1) Câu hỏi thuộc loại thực nghiệm: là những câu hỏi có liên quan tới các sự
kiện đã xảy ra hoặc các quá trình có mối quan hệ nhân-quả về thế giới của chúng
ta. Để trả lời câu hỏi loại nầy, chúng ta cần phải tiến hành quan sát hoặc làm thí
nghiệm; Hoặc hỏi các chuyên gia, hay nhờ người làm chuyên môn giúp đở. Câu
hỏi thuộc loại nầy có trong các lãnh vực như sinh học, vật lý, hóa học, kinh tế, lịch
sử, … Thí dụ: Cây lúa cần bao nhiêu phân N để phát triển tốt? Một số câu hỏi có
thể không có câu trả lời nếu như không tiến hành thực nghiệm. Thí dụ, loài người

có tiến hóa từ các động vật khác hay không? Câu hỏi này có thể được trả lời từ các
NCKH nhưng phải hết sức cẩn thận, và chúng ta không có đủ cơ sở và hiểu biết để
trả lời câu hỏi nầy. Tất cả các kết luận phải dựa trên độ tin cậy của số liệu thu thập
trong quan sát và thí nghiệm. Những suy nghĩ đơn giản, nhận thức không thể trả
lời câu hỏi thuộc loại thực nghiệm nầy mà chỉ trả lời cho các câu hỏi thuộc về loại
quan niệm.

2


2) Câu hỏi thuộc loại quan niệm hay nhận thức: Loại câu hỏi này có thể được
trả lời bằng những nhận thức một cách logic, hoặc chỉ là những suy nghĩ đơn giản
cũng đủ để trả lời mà không cần tiến hành thực nghiệm hay quan sát. Thí dụ “Tại
sao cây trồng cần ánh sáng?”. Suy nghĩ đơn giản ở đây được hiểu là có sự phân
tích nhận thức và lý lẽ hay lý do, nghĩa là sử dụng các nguyên tắc, qui luật, pháp lý
trong xã hội và những cơ sở khoa học có trước. Cần chú ý sử dụng các qui luật,
luật lệ trong xã hội đã được áp dụng một cách ổn định và phù hợp với “vấn đề”
nghiên cứu.
3) Câu hỏi thuộc lọai đánh giá: là câu hỏi thể hiện giá trị và tiêu chuẩn. Câu
hỏi này có liên quan tới việc đánh giá các giá trị về đạo đức hoặc giá trị thẩm mỹ.
Để trả lời các câu hỏi loại nầy, cần hiểu biết nét đặc trưng giữa giá trị thực chất và
giá trị sử dụng. Giá trị thực chất là giá trị hiện hữu riêng của sự vật mà không lệ
thuộc vào cách sử dụng. Giá trị sử dụng là sự vật chỉ có giá trị khi nó đáp ứng
được nhu cầu sử dụng và nó bị đánh giá không còn giá trị khi nó không còn đáp
ứng được nhu cầu sử dụng nữa. Thí dụ: “Thế nào là hạt gạo có chất lượng cao?”.
II. Các tình huống vấn đề - Phương pháp phát hiện vấn đề khoa học
1. Các tình huống vấn đề
Có ba tình huống: có vấn đề, không có vấn đề, giả vấn đề được cho trong hình
dưới đây:


3


2. Các phương pháp phát hiện vấn đề khoa học
Tìm những kẻ hở, phát hiện vấn đề mới: Quá trình nghiên cứu, đọc và thu thập
tài liệu nghiên cứu giúp cho nhà khoa học phát hiện hoặc nhận ra các “vấn đề” và
đặt ra nhiều câu hỏi cần nghiên cứu (phát triển “vấn đề” rộng hơn để nghiên cứu).
Đôi khi người nghiên cứu thấy một điều gì đó chưa rõ trong những nghiên cứu
trước và muốn chứng minh lại. Đây là tình huống quan trọng nhất để xác định
“vấn đề” nghiên cứu.
Tìm những bất đồng: trong các hội nghị chuyên đề, báo cáo khoa học, kỹ thuật,
… đôi khi có những bất đồng, tranh cải và tranh luận khoa học đã giúp cho các
nhà khoa học nhận thấy được những mặt yếu, mặt hạn chế của “vấn đề” tranh cải
và từ đó người nghiên cứu nhận định, phân tích lại và chọn lọc rút ra “vấn đề” cần
nghiên cứu.
Nghĩ ngược lại quan niệm thông thường, tính tò mò của nhà khoa học về điều
gì đó cũng đặt ra các câu hỏi hay “vấn đề” nghiên cứu.
Quan sát những vướng mắc trong thực tiễn: Trong mối quan hệ giữa con người
với con người, con người với tự nhiên, qua hoạt động thực tế lao động sản xuất,
yêu cầu kỹ thuật, mối quan hệ trong xã hội, cư xử, … làm cho con người không
ngừng tìm tòi, sáng tạo ra những sản phẩm tốt hơn nhằm phục vụ cho nhu cầu đời
4


sống con người trong xã hội. Những hoạt động thực tế này đã đặt ra cho người
nghiên cứu các câu hỏi hay người nghiên cứu phát hiện ra các “vấn đề” cần nghiên
cứu.
Lắng nghe lời kêu ca phàn nàn: “Vấn đề” nghiên cứu cũng được hình thành
qua những thông tin bức xúc, lời nói phàn nàn nghe được qua các cuộc nói chuyện
từ những người xung quanh mà chưa giải thích, giải quyết được “vấn đề” nào đó.

Cảm hứng: những câu hỏi bất chợt xuất hiện khi quan sát sự kiện nào đó, các
nhà nghiên cứu qua tình cờ quan sát các hiện tượng của tự nhiên, các hoạt động
xảy ra trong xã hội hàng ngày.

5


Chương II: Phương pháp giải quyết vấn đề theo khoa học về phát minh,
sáng chế
I. Khoa học sáng tạo và phương pháp luận sáng tạo
1. Khái niệm
Vào thế kỷ 3, ở thành phố Alexandria thuộc Hy Lạp cổ, nhà toán học Pappos
đã đặt nền móng khởi đầu cho khoa học nghiên cứu tư duy sáng tạo để xây dựng
các phương pháp, quy tắc làm sáng chế và phát minh trong mọi lĩnh vực. Ông đặt
tên cho khoa học này là Heuristics (lấy nguồn gốc từ Eureka – tìm ra rồi). Căn cứ
vào đối tượng và mục đích của nó, Heuristic có thể dịch sang tiếng Việt là khoa
học sáng tạo. Sau Pappos, mặc dù có nhiều khoa học (đặc biệt phải kể đến
Descartes, Leibniz, Bolzano và Poincare) cố gắng xây dựng và phát triển tiếp
Heuristics.
Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới (viết tắt là PPLSTVĐM, tiếng Anh là
Creativity and Innovation Methodologies) là phần ứng dụng của Khoa học về sáng
tạo (Sáng tạo học, tên cổ điển – Heuristics, tên hiện đại – Creatology), gồm hệ
thống các phương pháp và các kỹ năng cụ thể giúp nâng cao năng suất và hiệu
quả, về lâu dài tiến tới điều khiển tư duy sáng tạo (quá trình suy nghĩ giải quyết
vấn đề và ra quyết định) của người sử dụng.
"Phương pháp luận sáng tạo" là bộ môn khoa học có mục đích trang bị cho
người học hệ thống các phương pháp, các kỹ năng thực hành về suy nghĩ để giải
quyết các vấn đề và ra quyết định một cách sáng tạo, về lâu dài, tiến tới điều khiển
được tư duy.
Cùng với cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật sau chiến tranh thế giới lần thứ

hai, ở những nước công nghiệp đã bắt đầu xuất hiện nhu cầu xã hội phải giải quyết
nhanh và hiệu quả cao các vấn đề nảy sinh trên con đường phát triển. Nhu cầu xã
hội nói trên có xuất từ thách thức: tốc độ phát triển cao hơn trước, tính cạnh tranh,
tính phức tạp, tính đa dạng ngày càng tăng. Nhờ vậy, khoa học sáng tạo chuyển
sang thời kì phát triển mới cả về chiều rộng và chiều sâu.

6


2. Tư duy sáng tạo – Tiềm năng sáng tạo của mỗi người
Mỗi người làm việc, không thể không suy nghĩ và đòi hỏi cải tiến công việc
phải là cơ sở cho mọi suy nghĩ của chúng ta. Nói cách khác, mỗi người chúng ta
đều cần suy nghĩ để sáng tạo. Tư duy sáng tạo là tài nguyên cơ bản nhất của mỗi
con người. Chúng ta cần sáng tạo vì chúng ta cảm thấy rằng, mọi việc cần được
thực hiện theo cách đơn giản hơn và tốt hơn. Dù chúng ta tài giỏi như thế nào,
chúng ta vẫn luôn mong muốn tốt hơn nữa.
Sáng tạo gắn liền với sự thay đổi, đưa ra cái mới (đổi mới), sáng chế, các ý
tưởng mới, các phương án lựa chọn mới. Sự sáng tạo thuộc về năng lực ra quyết
định, thuộc về sự kết hợp độc đáo hoặc liên tưởng, phát ra các ý tưởng đạt được
kết quả mới và ích lợi. Mọi người có thể dùng tính sáng tạo của mình để đặt vấn
đề một cách bao quát, phát triển các phương án lựa chọn, làm phong phú các khả
năng và tưởng tượng các hậu quả có thể nảy sinh.
II. 40 nguyên tắc (thủ thuật) sáng tạo
1. Nguyên tắc phân nhỏ
-

Chia nhỏ đối tượng thành các phần độc lập, nhờ đó có thể giải quyết
từng phần một cách dễ dàng.

-


Làm đối tượng trở nên tháo lắp được.

-

Tăng mức độ phân nhỏ của đối tượng, làm giảm sự phức tạp của đối
tượng.

2. Nguyên tắc “tách riêng”
-

Tách phần gây “phiền phức” (tính chất “phiền phức”) hay ngược lại
tách phần duy nhất “cần thiết” (tính chất “cần thiết”) ra khỏi đối tượng.

3. Nguyên tắc phẩm chất cục bộ
-

Chuyển đối tượng (hay môi trường bên ngoài, tác động bên ngoài) có
cấu trúc đồng nhất thành không đồng nhất.
7



×