Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

tiểu luận chuyên đề tích hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.81 MB, 26 trang )

MỤC LỤC
Tên chuyên đề : HÔ HẤP Ở THỰC VẬT VÀ VẤN ĐỀ BẢO QUẢN CÀ PHÊ
SAU THU HOẠCH Ở HƯỚNG HÓA 2
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2
1.1. Do xuất phát từ yêu cầu đổi mới PPDH hiện nay 2
1.2. Do thực tiễn địa phương 3
II. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ 3
1 . MỤC TIÊU DẠY HỌC CỦA CHUYÊN ĐỀ 3
1.1. Kiến thức 3
1.2. Kỹ năng 4
1.3. Thái độ 4
1.4. Phát triển năng lực 4
2. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 5
3. Ý NGHĨA CỦA BÀI HỌC 5
4. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 5
5. ĐỐI TƯỢNG CỦA BÀI HỌC: 6
6. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 6
TIẾT 1: Chuyển giao nhiệm vụ 6
TIẾT 2: Hô hấp ở thực vật và các nhân tố ảnh hưởng đến hô hấp ở thực vật 9
TIẾT 3: Thực trạng và biện pháp bảo quản cà phê sau thu hoạch ở Hướng Hóa
15
PHỤ LỤC: CÁC TƯ LIỆU TÌM HIỂU THỰC TẾ Ở HUYỆN HƯỚNG HÓA 24

HV: Lê Thị Ngọc Trâm

1

Lớp LL&PPDH Sinh học K24


THIẾT KẾ CHUYÊN ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN


Tên chuyên đề : HÔ HẤP Ở THỰC VẬT VÀ VẤN ĐỀ BẢO QUẢN CÀ PHÊ
SAU THU HOẠCH Ở HƯỚNG HÓA
(Mức độ tích hợp: Vận dụng kiến thức liên môn)
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Do xuất phát từ yêu cầu đổi mới PPDH hiện nay
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện từng bước chuyển từ chương trình giáo
dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến
việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua
việc học. Để đảm bảo điều đó, nhất định phải đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học
và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục theo định hướng phát triển năng lực người học.
Theo Giáo sư Đinh Quang Báo, trước hết, do mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên
và xã hội đều ít nhiều có mối liên hệ với nhau; nhiều sự vật, hiện tượng có những điểm
tương đồng và cùng một nguồn cội. Để nhận biết và giải quyết các sự vật, hiện tượng
ấy, cần huy động tổng hợp các kiến thức và kĩ năng từ nhiều lĩnh vực khác nhau.
Không phải ngẫu nhiên mà hiện nay đang ngày càng xuất hiện các môn khoa học “liên
ngành”. Thứ hai, trong quá trình phát triển của khoa học và giáo dục, nhiều kiến thức,
kĩ năng chưa hoặc chưa cần thiết trở thành một môn học trong nhà trường, nhưng lại
rất cần chuẩn bị cho học sinh để họ có thể đối mặt với những thách thức của cuộc
sống; do đó cần tích hợp giáo dục các kiến thức và kĩ năng đó thông qua các môn học.
[9].
Bên cạnh đó, các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp
dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học
sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức
tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách
máy móc[10].
Năm 2014 bộ giáo dục đã tập huấn cho giáo viên về dạy học phát triển năng lực
ở trường THPT. Đối với giáo viên phổ thông, đây là vấn đề khá mới mẻ, chưa được
nghiên cứu cụ thể và đầy đủ, nên việc áp dụng và công tác giảng dạy ở trường THPT
còn hạn chế.
Từ những phân tích trên cho chúng ta thấy sự cần thiết của việc xây dựng các

chuyên đề dạy học tích hợp trong dạy học hiện nay

HV: Lê Thị Ngọc Trâm

2

Lớp LL&PPDH Sinh học K24


1.2. Do thực tiễn địa phương
Tôi đang là giáo viên Sinh học tại trường THPT Hướng Hóa, đóng tại thị trấn
Khe Sanh- Huyện Hướng Hóa- Tỉnh Quảng Trị. Ở Hướng Hóa mùa thu hoạch cà phê
chè vào tháng 10, 11 hàng năm. Vào mùa này điều kiện thời tiết không thuận lợi cho
công tác bảo quản cà phê sau thu hoạch và trên thực tế người dân địa phương chưa áp
dụng đúng kỹ thuật bảo quản làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng hạt cà phê.
Để hướng tới phát triển năng lực cho học sinh vận dụng hiểu biết về kiến thức
hô hấp và kết hợp kiến thức các môn học liên quan như hóa học, công nghệ, địa lí để
giải quyết một vấn đề trong thực tiễn là nâng cao chất lượng cà phê sau thu hoạch ở
địa phương, từ đó xây dựng thương hiệu cà phê Khe Sanh, góp phần phát triển kinh tế
bền vững của Huyện nhà.
Từ đó tôi quyết định xây dựng chuyên đề dạy học tích hợp “ Hô hấp ở thực vật
với vấn đề bảo quản cà phê sau thu hoạch ở Hướng Hóa”
II. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1 . MỤC TIÊU DẠY HỌC CỦA CHUYÊN ĐỀ
1.1. Kiến thức
* Môn Sinh học 11
Bài 11 : Hô hấp ở thực vật
- Trình bày được ý nghĩa của hô hấp.
- Trình bày được ti thể (chứa các loại enzim) là bào quan thực hiện quá trình hô
hấp ở thực vật

- Trình bày được hô hấp hiếu khí và sự lên men.
- Trình bày được mối quan hệ giữa hô hấp với quang hợp.
- Nhận biết được hô hấp sáng diễn ra ngoài sáng.
Bài 12: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến hô hấp
- Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hô hấp
- Trình bày được ảnh hưởng của các nhân tố môi trường ở Hướng Hóa đến hô
hấp của hạt cà phê sau thu hoạch
- Liên hệ thực trạng bảo quản cà phê sau thu hoạch ở Hướng Hóa.
- Đề xuất các phương pháp bảo quản cà phê sau thu hoạch ở Hướng Hóa
Bài 14: Thực hành: Chứng minh quá trình hô hấp tỏa nhiệt
- Tiến hành được thí nghiệm chứng minh quá trình hô hấp tỏa nhiệt

HV: Lê Thị Ngọc Trâm

3

Lớp LL&PPDH Sinh học K24


* Môn công nghệ 10
- Trình bày được ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến nông, lâm, thủy sản
trong quá trình bảo quản
* Môn Hóa học
- Nhận biết được hiện tượng hô hấp ở thực vật thông qua tính chất hóa học đặc
thù của CO2 là làm nước vôi trong bị vẫn đục và tính chất hóa học của O 2 là duy trì sự
cháy
* Môn Địa lí (địa lí địa phương - địa lí 9)
- Phân tích được các yếu tố khí hậu thời tiết của địa phương vào mùa thu hoạch
cà phê
1.2. Kỹ năng

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, vận dụng.
- Rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức trong hình vẽ
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức hóa học để nhận biết hiện tượng hô hấp
ở thực vật
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức địa lí địa phương trong phân tích các
yếu tố khí hậu thời tiết của địa phương vào mùa thu hoạch cà phê.
- Rèn luyện kỹ năng sống : KN thể hiện sự tự tin khi trình bày trước lớp, tìm
kiếm và xử lí thông tin, kỹ năng giao tiếp.
1.3. Thái độ
- Ham mê nghiên cứu khoa học
- Ứng dụng kiến thức Sinh học, Hóa học, Địa lí địa phương vào thực tiễn góp
phần phát triển kinh tế của Huyện nhà.
1.4. Phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy sáng tạo,
NL tự quản lý, NL giao tiếp.
- Năng lực chuyên ngành Sinh học:NL kiến thức Sinh học, NL nghiên cứu khoa
học (KN quan sát, đo đạc, phân loại hay phân nhóm, tìm kiếm mối quan hệ, tính toán,
xử lý và trình bày các số liệu, đưa ra các tiên đoán, hình thành nên giả thuyết khoa
học)

HV: Lê Thị Ngọc Trâm

4

Lớp LL&PPDH Sinh học K24


2. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Chuyên đề chủ yếu sử dụng phương pháp dạy học dự án. Ngoài ra có kết hợp
các phương pháp khác như hỏi đáp tìm tòi bộ phận, trực quan sinh động, thực hành thí

nghiệm.
3. Ý NGHĨA CỦA BÀI HỌC
- Giúp học sinh hiểu rõ bản chất của hiện tượng hô hấp ở thực vật, các yếu tố
ngoại cảnh ảnh hưởng đến quá trình hô hấp ở thực vật, mối liên quan giữa hô hấp ở
thực vật với bảo quản nông sản.
- Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học từ việc giải quyết một vấn đề thực tế
(Từ quan sát, tìm hiểu các phương pháp bảo quản cà phê sau thu hoạch của người
nông dân địa phương, tìm mối liên hệ giữa phương pháp bảo quản với số lượng, chất
lượng của hạt cà phê, giữa các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến quá trình hô hấp ở
thực vật với bảo quản nông sản để đưa ra được các tiên đoán, hình thành giả thuyết
khoa học về phương pháp bảo quản cà phê sau thu hoạch một cách khoa học, hạn chế
tối đa sự tiêu hao về số lượng, chất lượng sau bảo quản, góp phần phát triển kinh tế
Huyện nhà)
- Kết hợp, vận dụng kiến thức của nhiều môn học (Sinh học, công nghệ, địa lí
địa phương, hóa học) để giải quyết một vấn đề trong thực tiễn ở địa phương (bảo quản
cà phê và các nông sản khác sau thu hoạch).
4. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
- Hình 11.1, 11.2, 11.3 SGK trang 47, 49
- Sơ đồ hình 12.1, 12.2 SGK trang 51, 52
- Một số hình ảnh thực tế về phương pháp bảo quản cà phê sau thu hoạch ở địa
phương.
- Phiếu học tập

- Đáp án phiếu học tập
GĐ1

GĐ2 (hô hấp hiếu khí hoặc kỵ khí)
Có oxi
Không có oxi


Nơi xảy ra

Tế bào
chất

chất nền ti thể

Tế bào chất

Nguyên liệu

Glucôzơ

axit pyruvic→
axetyl Co A

axit pyruvic

Sản phẩm
(vật chất)

axit
pyruvic

CO2, NADH,
FADH2

rượu êtilic và
CO2, hoặc axit
lactic


HV: Lê Thị Ngọc Trâm

5

GĐ3
màng trong của ti
thể
NADH, FADH2,
O2
H2 O

Lớp LL&PPDH Sinh học K24


Năng lượng
2 ATP
2 ATP
tạo ra
- Thiết bị hỗ trợ quay video

34 ATP

5. ĐỐI TƯỢNG CỦA BÀI HỌC:
- Lớp 11 ban KHTN
- Đặc điểm của học sinh :
+ Học tốt các môn tự nhiên
+ Yêu thích môn sinh học
+ Ham mê nghiên cứu, tìm hiểu thực tế
+ Năng động, sáng tạo, nhiệt tình, năng nổ

+ Có khả năng tự học, tự nghiên cứu tốt.
6. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
( Chuyên đề được thực hiện trong 3 tiết)
TIẾT 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Hoạt động của giáo viên
a) Tình huống xuất phát:
Chiếu một video thí nghiệm về hô hấp ở cây
xanh
Ở thực vật hô hấp có ở những đối tượng nào?
Vậy hô hấp là gì? Vai trò của hô hấp đối với
đời sống thực vật? Những nhân tố môi trường
nào ảnh hưởng đến hô hấp ở thực vật? Ứng
dụng hiểu hiết về hô hấp vào bảo quản nông
sản sau thu hoạch như thế nào để đem lại hiệu
quả kinh tế cao?
Đó là nội dung của chuyên đề: Hô hấp ở thực
vật và vấn đề bảo quản cà phê sau thu hoạch ở
Hướng Hóa
b) Học sinh xác định mục tiêu học tập của
chuyên đề và xây dựng kế hoạch học tập
(theo mẫu):
- Mục tiêu học tập của chuyên đề:...............
- Bảng kế hoạch học tập:
TT Thời

Nội

HV: Lê Thị Ngọc Trâm

Phương


Hoạt động của học sinh
- Xem phim
- Xem phim
- Thảo luận và đưa ra câu trả lời:
có ở cây xanh, ở củ, quả, hạt,...
sau thu hoạch.

Người Sản

6

Lớp LL&PPDH Sinh học K24


dung
công
việc
……..

pháp

thực phẩm
hiện

1
.......
……..
…….. ……
2


c) Giáo viên gợi ý thực hiện nhiệm vụ học
tập
*Tài liệu tham khảo:
- SGK Sinh học 10,11; SGK Công nghệ 10;
SGK Hóa học 10, 11; Địa lý địa phương lớp 9.
- Tham khảo các tài liệu trên Internet về hô hấp
ở thực vật.
- Thâm nhập thực tế tìm hiểu điều kiện thời tiết - Ghi chép đầy đủ các hướng dẫn
của giáo viên
ở Hướng Hóa vào mùa thu hoạch cà phê
(tháng10, 11) ở trạm khí tượng thủy văn huyện
Hướng Hóa.
- Thâm nhập thực tế tìm hiểu diện tích phát
triển cà phê, năng suất cà phê mỗi năm của
huyện Hướng Hóa ở phòng Nông nghiệp
Huyện.
- Thâm nhập thực tế tìm hiểu thực trạng bảo
quản cà phê sau thu hoạch của các hộ nông dân
và các nông trang ở Hướng Hóa.
- Thâm nhập thực tế tìm hiểu chủ trương phát
triển kinh tế từ cây cà phê từ số liệu của phòng
Nông nghiệp của huyện Hướng Hóa.
d) Phân chia tổ chức lớp
- Chia nhóm: Mỗi tổ một nhóm, có nhóm
trưởng và thư ký.
- Yêu cầu mỗi nhóm thực hiện đầy đủ các nội
dung của các nhiệm vụ học tập
- Gở rối những thắc mắc cho học sinh
- GV dặn dò công việc chuẩn bị cho tiết 2:

Mỗi nhóm phải có:
+ Bản kế hoạch thực hiện nhiệm vụ.
HV: Lê Thị Ngọc Trâm

7

- Ghi chép đầy đủ các hướng dẫn
của giáo viên

Lớp LL&PPDH Sinh học K24


+ Bản báo cáo kết quả hoạt động nhiệm
vụ 1,2,3,4.
+ Nội dung báo cáo chuẩn bị trên
Powerpoint (nhiệm vụ 1,2,3,4)

- Chia sẻ những vướng mắc đối
với nhiệm vụ được giao.
- Các nhóm phân công nhiệm vụ
thực hiện kế hoạch
NỘI DUNG TIẾT 1: CÁC NHIỆM VỤ HỌC TẬP VÀ KẾ HOẠCH HỌC TẬP
CHUYÊN ĐỀ
Các nhiệm vụ học tập
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về khái niệm hô hấp ở thực vật.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về cơ chế hô hấp ở thực vật.
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về hô hấp sáng và mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp trong
cây.
Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hô hấp ở thực vật
Nhiệm vụ 5: Tìm hiểu về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường ở Hướng Hóa vào

mùa thu hoạch cà phê đến hô hấp của cà phê sau thu hoạch.
Nhiệm vụ 6: Tìm hiểu về hô hấp và vấn đề bảo quản nông sản.
Nhiệm vụ 7: Tìm hiểu về thực trạng bảo quản cà phê sau thu hoạch ở Hướng Hóa. Đề
xuất phương pháp bảo quản cà phê sau thu hoạch.
Nhiệm vụ 8: Đề xuất phương pháp bảo quản các loại nông sản khác.
Kế hoạch học tập chủ đề:
TT
1

Thời
lượng
6
ngày

Phương
pháp

Nội dung công việc
Tìm hiểu kiến thức theo các
nội dung sau:
- Hô hấp ở thực vật
1. Khái niệm, vai trò của hô
hấp
2. Cơ quan và bào quan hô
hấp
3. Cơ chế hô hấp
4. Mối quan hệ giữa hô hấp và
quang hợp
- Ảnh hưởng của các nhân tố
môi trường đến hô hấp


HV: Lê Thị Ngọc Trâm

8

Nghiên
cứu tài
liệu:
SGK,
mạng
internet ,
tài liệu
khác.

Người
thực
hiện

nhân,
-Nhóm

Sản phẩm
Bản báo cáo
tóm tắt về hô
hấp ở thực
vật
ảnh hưởng
của các nhân
tố môi
trường đến

hô hấp

Lớp LL&PPDH Sinh học K24


1. Nhiệt độ
2. Hàm lượng nước
3. Nồng độ O2 , CO2

2

7
ngày

- Lược sử nghề trồng cà phê ở
Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị
- Chủ trương phát triển kinh tế
từ cây cà phê ở Hướng Hóa,
tỉnh Quảng Trị
- Ảnh hưởng của điều kiện khí
Phương
hậu ở Hướng Hóa đến hô hấp
pháp thực
của hạt cà phê sau thu hoạch
địa, điều
- Thực trạng bảo quản cà phê
tra
ở Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị
- Đề xuất phương pháp bảo
quản cà phê phù hợp với khí

hậu ở Hướng hóa
- Đề xuất biện pháp bảo quản
nông sản khác

Nhóm

Bản báo cáo
tóm tắt nghề
trồng cà phê
và thực trạng
bảo quản cà
phê ở hướng
hóa. Đề xuất
phương pháp
bảo quản cà
phê phù hợp
với khí hậu ở
Hướng hóa
- Các video,
phỏng vấn,
video thí
nghiệm thực
tiễn.

TIẾT 2: Hô hấp ở thực vật và các nhân tố ảnh hưởng đến hô hấp ở thực vật
Hoạt động của giáo viên
1. Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm theo
nhiệm vụ học tập
+ Bản kế hoạch thực hiện nhiệm vụ.
+ Bản báo cáo kết quả hoạt động nhiệm vụ

1,2,3,4.
+ Nội dung báo cáo chuẩn bị trên
Powerpoint (nhiệm vụ 1,2,3,4)
Nhận xét về chuẩn bị của các nhóm.

Hoạt động của học sinh
- Các nhóm trình:
+ Bản kế hoạch thực hiện nhiệm vụ.
+ Bản báo cáo kết quả hoạt động
nhiệm vụ 1,2,3,4.
+ Nội dung báo cáo chuẩn bị trên
Powerpoint (nhiệm vụ 1,2,3,4)

2. Tổ chức cho các nhóm báo cáo, thảo
luận

HV: Lê Thị Ngọc Trâm

9

Lớp LL&PPDH Sinh học K24


- Gọi nhóm 1: Hãy cử đại diện báo cáo nội - Đại diện nhóm 1 báo cáo:
dung nhiệm vụ 1: Khái niệm hô hấp ở thực Khái niệm hô hấp:
vật.
+ Thí nghiệm hô hấp ở hạt cà phê chín
để phát hiện ở thực vật có hô hấp
(Tham khảo thí nghiệm bài 14: Thí
nghiệm hô hấp tỏa nhiệt

/>v=NPW8ioncZ34 ).
+ Định nghĩa hô hấp ở thực vật:
+ Phương trình tổng quát về hô hấp:
+ Vai trò của hô hấp đối với đời sống
- Cho các nhóm nhận xét, thảo luận về kết thực vật:
quả báo cáo của nhóm 1.
- Các nhóm nhận xét, thảo luận về kết
quả báo cáo của nhóm 1.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung, chính xác hóa - Nhóm 1 trả lời câu hỏi, thắc mắc của
kiến thức:
các bạn.
- Giáo viên nhận xét kết quả hoạt động của
các học sinh trong lớp.
- Gọi nhóm 2: Hãy cử đại diện báo cáo nội
dung nhiệm vụ 2: Cơ chế hô hấp ở thực vật.
Nhóm 2 cử đại diện báo cáo:
Cơ chế hô hấp:
+ Ở thực vật không có cơ quan hô hấp
chuyên trách, chỉ có bào quan hô hấp:
Ti thể
+ Cơ chế hô hấp: 3 giai đoạn
Gđ1: Đường phân:
Gđ 2: Hô hấp hiếu khí hoặc phân
giải kị khí:
Gđ 3: Chuỗi chuyền electron và
- Cho các nhóm nhận xét, thảo luận về kết quá trình phôtphorin hóa ôxi hóa:
quả báo cáo của nhóm 2.
- Các nhóm nhận xét, thảo luận về kết
- Giáo viên nhận xét, bổ sung, chính xác hóa quả báo cáo của nhóm 2.
kiến thức (bằng đáp án PHT ở phần trên):

- Nhóm 2 trả lời câu hỏi, thắc mắc của
- GV nhận xét kết quả hoạt động của các bạn các bạn.
nhóm 2 và các học sinh khác khi thực hiện
nhiệm vụ 2.
HV: Lê Thị Ngọc Trâm

10

Lớp LL&PPDH Sinh học K24


- Gọi nhóm 3: Hãy cử đại diện báo cáo nội
dung nhiệm vụ 3: Hô hấp sáng và mối quan
hệ giữa quang hợp và hô hấp trong cây.

- Nhóm 3 cử đại diện báo cáo:
1. Hô hấp sáng :
+ Khái niệm :
- Cho các nhóm nhận xét, thảo luận về kết
+ Điều kiện xảy ra:
quả báo cáo của nhóm 3.
+ Hệ quả:
2. Mối quan hệ giữa quang hợp và hô
- Giáo viên nhận xét, bổ sung, chính xác hóa hấp trong cây.
kiến thức:
- Giáo viên nhận xét kết quả hoạt động của
các bạn nhóm 3 và các học sinh khác khi
thực hiện nhiệm vụ 3.

- Các nhóm nhận xét, thảo luận về kết

quả báo cáo của nhóm 3.
- Nhóm 3 trả lời câu hỏi, thắc mắc của
- Gọi nhóm 4: Hãy cử đại diện báo cáo nội
các bạn.
dung nhiệm vụ 4: Ảnh hưởng của các nhân tố Nhóm 4 cử đại diện báo cáo:
môi trường đến hô hấp ở thực vật.
Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường
đến hô hấp ở thực vật:
+ Nhiệt độ
+ Hàm lượng nước:
+ Nồng dộ O2:
- Cho các nhóm nhận xét, thảo luận về kết + Nồng độ CO2:
quả báo cáo của nhóm 4.
- Các nhóm nhận xét, thảo luận về kết
quả báo cáo của nhóm 4.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung, chính xác hóa - Nhóm 4 trả lời câu hỏi, thắc mắc của
kiến thức:
các bạn.
- Giáo viên nhận xét kết quả hoạt động của
các bạn nhóm 4 và các học sinh khác khi
thực hiện nhiệm vụ 4.
3. Nhận xét đánh giá chung kết quả hoạt
động của các nhóm
- Lớp tự nhận xét, đánh giá tiết lên lớp,
- Giáo viên cho lớp tự nhận xét, đánh giá tiết hoạt động của các nhóm, hiệu quả
lên lớp, hoạt động của các nhóm, hiệu quả
công việc.
HV: Lê Thị Ngọc Trâm

11


Lớp LL&PPDH Sinh học K24


công việc.
4 . Dặn dò nhiệm vụ của tiết 3
Chuẩn bị:
+ Bản báo cáo kết quả thực hiện nhiệm
vụ 5,6,7,8.
+ Bản báo cáo kết quả thực hiện nhiệm
vụ 5,6,7,8 trên Powerpoint
+ Bản báo cáo ảnh hưởng của các nhân
tố môi trường ở Hướng Hóa vào mùa thu
hoạch cà phê đến hô hấp của cà phê sau thu
hoạch (có video, hình ảnh minh họa)
+ Bản báo cáo hô hấp và vấn đề bảo
quản nông sản (có viđeo, hình ảnh minh họa)
+ Bản báo cáo thực trạng bảo quản cà
phê sau thu hoạch ở Hướng Hóa (có video,
hình ảnh minh họa)
+ Bản báo cáo đề xuất phương pháp bảo
quản cà phê sau thu hoạch. Đề xuất phương
pháp bảo quản các loại nông sản khác (có
video, hình ảnh minh họa)

+ Thảo luận
+ Đại diện phát biểu đánh giá
+ Kiến nghị và đề xuất

NỘI DUNG TIẾT 2: HÔ HẤP Ở THỰC VẬT VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH

HƯỞNG ĐẾN HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
I. Khái niệm hô hấp, cơ quan và bào quan hô hấp
1.1. Khái niệm hô hấp
Hô hấp là quá trình ôxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải
phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.
PTTQ của quá trình hô hấp: C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + Q (năng lượng
ATP + nhiệt)
+ Vai trò của hô hấp:
- Năng lượng được thải ra ở dạng nhiệt cần thiết để duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các
hoạt động sống của cơ thể.
- Năng lượng được tích luỹ trong ATP được dùng cho mọi hoạt động sống của cơ thể:

HV: Lê Thị Ngọc Trâm

12

Lớp LL&PPDH Sinh học K24


vận chuyển vật chất trong cây, sinh trưởng, tổng hợp chất hữu cơ, sửa chữa những hư
hại của tế bào …
- Tạo ra các sản phẩm trung gian cho quá trình tổng hợp các chất hữu cơ khác trong cơ
thể.
1.2. Cơ quan và bào quan hô hấp
1.2. 1. Đặc điểm của cơ quan hô hấp ở thực vật:
Thực vật không có cơ quan chuyên trách về hô hấp như ở động vật. Hô hấp xảy ra
ở tất cả các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt xảy ra mạnh ở các cơ quan đang sinh trưởng,
đang sinh sản và ở rễ.
1.2. 2. Bào quan thực hiện chức năng hấp chính là ti thể
Bào quan thực hiện hô hấp chính là ti thể, được xem là “Trạm biến thế năng lượng”

của tế bào.
- Hình dạng, số lượng, kích thước, vị trí sắp xếp của ti thể biến thiên tùy thuộc các
điều kiện môi trường và trạng thái sinh lý của tế bào.
+ Hình dạng: Hình cầu trong tế bào phôi sớm, kéo dài như sợi chỉ trong nguyên bào,
ngoài ra còn có dạng hình que, hạt,…
+ Ti thể chứa nhiều protein và lipit, ngoài ra còn chứa axit nucleic (ADN vòng,
ARN) và riboxom.
+ Cấu trúc màng kép, màng ngoài trơn nhẵn, màng trong ăn sâu vào khoang ti thể,
hướng vào trong chất nền tạo ra các mào, trên mào có nhiều enzim hô hấp.
Chức năng của ti thể:
- Là nơi diễn ra quá trình hô hấp tế bào, phân giải các chất hữu cơ giải phóng và
cung cấp năng lượng cho tế bào dưới dạng ATP.
- Tạo ra nhiều sản phẩm trung gian có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa
vật chất.
II. Cơ chế hô hấp

Đáp án PHT
GĐ1

HV: Lê Thị Ngọc Trâm

GĐ2 (hô hấp hiếu khí hoặc kỵ khí)
Có oxi
Không có oxi

13

GĐ3

Lớp LL&PPDH Sinh học K24



Nơi xảy ra
Nguyên
liệu
Sản phẩm
(vật chất)
Năng
lượng tạo
ra

Tế bào chất

Ti thể

Tế bào chất

Màng trong ti thể
NADH,
FADH2,O2

Glucôzơ

Acid piruvic

Acid piruvic

Acid piruvic

CO2 , NADH,

FADH2

Rượu Etylic, Acid
Lactic, CO2

CO2 ,H2O

ATP

ATP

Năng lượng

ATP

III. Hô hấp sáng và mối quan hệ giữa hô hấp với quang hợp
3.1. Hô hấp sáng
3.1.1. Khái niệm
- Là quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ngoài ánh sáng (xảy ra đối với thực vật C3
khi cường độ ánh sáng cao, CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy nhiều, enzim cacboxilaza được
thay bằng enzim oxigenaza).
3.1. 2. Hậu quả:
Không tạo ra năng lượng ATP, nhưng lại tiêu tốn 30-50 % sản phẩm quang hợp.
3.2. Mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp
- Hô hấp và quang hợp là 2 quá trình quan hệ chặt chẽ với nhau. Hô hấp cung cấp năng
lượng và nguyên liệu cho quang hợp ngược lại quang hợp cung cấp nguyên liệu cho hô
hấp
+ Hô hấp : sử dụng chất hữu cơ cùng với O2 do quang hợp tạo ra và giải phóng năng
lượng cùng với CO2 và H2O.
+ Quang hợp : sử dụng CO2 và H2O nhờ năng lượng ánh sáng để tạo ra chất hữu cơ

cả hai quá trình sinh lí trên xảy ra đồng thời và bổ sung lẫn nhau ko thể tách rời trong
cơ thể thực vật.
IV. Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đế hô hấp ở thực vật
4.1. Nhiệt độ:
Hô hấp bao gồm các phản ứng hoá học với sự xúc tác của các enzim, do đó phụ thuộc
chặt chẽ vào nhiệt độ.
Mối quan hệ giữa cường độ hô hấp và nhiệt độ thường được biểu diễn bằng đồ thị có
đường cong một đỉnh.

HV: Lê Thị Ngọc Trâm

14

Lớp LL&PPDH Sinh học K24


Nhiệt độ tối thiểu cây bắt đầu hô hấp biến thiên trong khoảng tuỳ theo loài cây ở các
vùng sinh thái khác nhau.
Nhiệt độ tối ưu cho hô hấp trong khoảng 30-35oC
Nhiệt độ tối đa cho hô hấp trong khoảng 40-45oC
4.2. Hàm lượng nước
4.2.1. Hàm lượng nước ảnh hưởng như thế nào đến hô hấp?
Cường độ quang hợp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước của cơ thể, cơ quan hô
hấp. Hàm lượng nước trong cơ quan hô hấp càng cao thì cường độ hô hấp càng cao và
ngược lại. Hạt thóc, hạt ngô phơi khô có độ ẩm khoảng 13% có cường độ hô hấp rất
thấp (ở mức tối thiểu).
Ví dụ: Lúa càng ướt thì quá trình nảy mầm càng nhanh.
4.2.2. Vì sao hô hấp lại phụ thuộc vào hàm lượng nước của mô, cơ thể?
• Nước là dung môi, môi trường xảy ra các phản ứng sinh hóa.
• Tham gia trực tiếp vào việc oxi hóa nguyên liệu hô hấp.

 Vì vậy hô hấp phụ thuộc vào hàm lượng nước của mô, cơ thể.
4.3. Nồng độ O2
Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với nồng độ O2 vì O2 tham gia trực tiếp vào việc
ôxi hoá các chất hữu cơ và là chất nhận êlectron cuối cùng trong chuỗi chuyển êlectron
để sau đó hình thành nước trong hô hấp hiếu khí. Vì vậy, nếu nồng độ O2 trong không
khí giảm xuống dưới 10% thì hô hấp sẽ bị ảnh hưởng và khi giảm xuống dưới 5% thì
cây chuyển sang phân giải kị khí là dạng hô hấp không có hiệu quả năng lượng, rất bất
lợi cho cây trồng.
4. 4. Nồng độ CO2: cường độ hô
hấp tỉ lệ nghịch với nồng độ CO2
CO2 là sản phẩm của quá trình
hô hấp. Các phản ứng đêcacbôxi hoá
để giải phóng là các phản ứng thuận nghịch. Nếu hàm lượng trong môi trường cao sẽ
làm cho phản ứng chuyển dịch theo chiều nghịch và hô hấp bị ức chế.
TIẾT 3: Thực trạng và biện pháp bảo quản cà phê sau thu hoạch ở Hướng Hóa
Hoạt động của giáo viên
HV: Lê Thị Ngọc Trâm

Hoạt động của học sinh

15

Lớp LL&PPDH Sinh học K24


1. Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm theo
nhiệm vụ học tập
+ Bản kế hoạch thực hiện nhiệm vụ.
+ Bản báo cáo kết quả hoạt động nhiệm vụ
5,6,7,8.

+ Nội dung báo cáo chuẩn bị trên
Powerpoint (nhiệm vụ 5,6,7,8)

- Các nhóm trình:
+ Bản kế hoạch thực hiện nhiệm
vụ.
+ Bản báo cáo kết quả hoạt động
nhiệm vụ 5,6,7,8.
+ Nội dung báo cáo chuẩn bị trên
Powerpoint (nhiệm vụ 5,6,7,8)

Nhận xét về chuẩn bị của các nhóm
2. Tổ chức cho các nhóm báo cáo, thảo luận
- Gọi nhóm 2: Hãy cử đại diện báo cáo nội dung
nhiệm vụ 5:
Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường ở Hướng
Hóa vào mùa thu hoạch cà phê đến hô hấp của
cà phê sau thu hoạch.

Nhóm 2 cử đại diện báo cáo: ảnh
hưởng của các nhân tố môi trường
ở Hướng Hóa vào mùa thu hoạch
cà phê đến hô hấp của cà phê sau
thu hoạch
+ Mùa thu hoạch cà phê chè
(Coffea arabica) ở Hướng Hóa:
+ Điều kiện thời tiết vào mùa thu
hoạch cà phê chè:
+ Ảnh hưởng của điều kiện thời tiết
ở Hướng Hóa vào mùa thu hoạch

cà phê đến hô hấp của cà phê sau
- GV cho các nhóm nhận xét, đặt câu hỏi phản thu hoạch:
biện về kết quả báo cáo của nhóm 2.
- Các nhóm nhận xét, đặt câu hỏi
phản biện về kết quả báo cáo của
- Giáo viên nhận xét kết quả hoạt động của nhóm 2.
nhóm 2
- Nhóm 2 trả lời câu hỏi, thắc mắc
- Giáo viên nhận xét kết quả hoạt động của các của các bạn.
học sinh trong lớp.
- Gọi nhóm 4: Hãy cử đại diện báo cáo nội dung Nhóm 4 cử đại diện báo cáo: Hô
nhiệm vụ 6:
hấp và vấn đề bảo quản nông sản.
Hô hấp và vấn đề bảo quản nông sản.
+ Mục tiêu của bảo quản:
+ Hậu quả của hô hấp đối với quá
trình bảo quản nông sản:
- Các nhóm nhận xét, đặt câu hỏi
HV: Lê Thị Ngọc Trâm

16

Lớp LL&PPDH Sinh học K24


phản biện về kết quả báo cáo của
nhóm 4.
- GV cho các nhóm nhận xét, đặt câu hỏi phản - Nhóm 4 trả lời câu hỏi, thắc mắc
biện về nội dung báo cáo của nhóm 4.
của các bạn.

- Giáo viên nhận xét kết quả hoạt động của
nhóm 4
- Giáo viên nhận xét kết quả hoạt động của các
học sinh trong lớp.
- Gọi nhóm 3: Hãy cử đại diện báo cáo nội dung
nhiệm vụ 7: Thực trạng bảo quản cà phê sau thu
hoạch và đề xuất phương pháp bảo quản cà phê
sau thu hoạch ở Hướng Hóa.

- Gọi nhóm 1: Hãy cử đại diện báo cáo nội dung
nhiệm vụ 7: Thực trạng bảo quản cà phê sau thu
hoạch và đề xuất phương pháp bảo quản cà phê
sau thu hoạch ở Hướng Hóa.

Nhóm 3 cử đại diện báo cáo: Thực
trạng bảo quản cà phê sau thu
hoạch ở Hướng Hóa.
+ Việc lưu giữ quả cà phê tươi sau
thu hoạch:
+ Thực trạng phơi cà phê sau thu
hoạch ở Hướng Hóa: (điều kiện kỹ
thuật)
+ Hiểu biết kiến thức về hô hấp ứng
dụng vào việc bảo quản cà phê sau
thu hoạch của người dân Hướng
Hóa:
+ Đề xuất phương pháp bảo quản
cà phê sau thu hoạch ở Hướng Hóa:

Nhóm 1 cử đại diện báo cáo: Thực

trạng bảo quản cà phê sau thu
hoạch ở Hướng Hóa.
+ Việc lưu giữ quả cà phê tươi sau
thu hoạch:
+ Thực trạng phơi cà phê sau thu
hoạch ở Hướng Hóa: (điều kiện kỹ
- GV cho các nhóm nhận xét, đặt câu hỏi phản thuật)
biện về nội dung báo cáo của nhóm 1, nhóm 3. + Hiểu biết kiến thức về hô hấp ứng
dụng vào việc bảo quản cà phê sau
thu hoạch của người dân Hướng
HV: Lê Thị Ngọc Trâm

17

Lớp LL&PPDH Sinh học K24


- Giáo viên nhận xét kết quả hoạt động của
nhóm 1, 3
- Giáo viên nhận xét kết quả hoạt động của các
học sinh trong lớp.
Thực hiện nhiệm vụ 8:
- GV đưa ra yêu cầu: Hãy đề xuất phương pháp
bảo quản các loại nông sản khác (lúa, sắn,
khoai, ngô, rau quả,...).
- GV lấy tinh thần xung phong để trả lời.

Hóa:
+ Đề xuất phương pháp bảo quản
cà phê sau thu hoạch ở Hướng Hóa:


- Các nhóm nhận xét, đặt câu hỏi
phản biện về nội dung báo cáo của
nhóm 1, nhóm 3.
- Nhóm 1, 3 trả lời câu hỏi, thắc
mắc của các bạn.
- HS trả lời:
Các phương pháp bảo quản nông
sản khác:
+ Bảo quản khô:
- GV cho lớp nhận xét, bổ sung câu trả lời của + Bảo quản lạnh:
bạn.
+ Bảo quản trong điều kiện nồng độ
- GV nhận xét, bổ sung, chính xác hóa kiến thức. CO2 cao:
3. GV nhận xét đánh giá chung kết quả hoạt HS cử đại diện đánh giá:
động của các nhóm qua tiết học
+ Những việc đã làm tốt:
- Giáo viên cho lớp tự nhận xét, đánh giá tiết lên + Những việc làm được nhưng
lớp, hoạt động của các nhóm, hiệu quả công
chưa tốt:
việc.
+ Những việc cần rút kinh nghiệm:
4.Tổng kết, đánh giá chuyên đề
GV cho các nhóm tự đánh giá:

- Lớp tự nhận xét, đánh giá tiết lên
lớp, hoạt động của các nhóm, hiệu
quả công việc.
+ Thảo luận:
+ Đại diện phát biểu đánh giá

+ Kiến nghị và đề xuất

GV đánh giá:
- Đánh giá chung:
+ Những việc đã làm tốt:
+ Những việc đã làm được nhưng cần cố gắng
HV: Lê Thị Ngọc Trâm

18

Lớp LL&PPDH Sinh học K24


hơn:
+ Những việc cần rút kinh nghiệm:
- Đánh giá sự tiến bộ của từng học sinh:
5. Dặn dò nhiệm vụ của tiết học hôm sau

NỘI DUNG TIẾT 3: THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP BẢO QUẢN CÀ PHÊ
SAU THU HOẠCH Ở HƯỚNG HÓA
V. Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh ở Hướng Hóa đến hô hấp của hạt cà
phê sau thu hoạch
5.1. Lược sử nghề trồng cà phê ở Hướng Hóa
Nằm về phía tây tỉnh Quảng Trị, Hướng Hóa đến nay vẫn là huyện biên giới miền
núi nghèo. Để tìm lời giải cho bài toán xóa đói giảm nghèo, huyện Hướng Hóa đã và
đang phát huy nội lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương, đẩy
nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển nông
nghiệp bền vững, sản xuất hàng hóa tập trung. Thực hiện có hiệu quả lộ trình xây dựng
nông thôn mới, để giảm nghèo bền vững ở những xã đặc biệt khó khăn. Dẫu còn nhiều
khó khăn do địa hình đồi núi, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn

khó khăn, nhưng nhân dân các dân tộc Kinh, Pa Kô, Vân Kiều đã tích cực chuyển đổi
cơ cấu cây trồng, lựa chọn những cây, con mũi nhọn, có lợi thế vào trồng trọt để phát
triển kinh tế, trong đó có cây cà phê. Hiện nay, cây cà phê đã được xác định là một
trong những loại cây chủ lực của huyện, với tổng diện tích cây cà phê chè catimo hiện
có khoảng 4.000 ha, diện tích thu hoạch trên 3.200 ha, sản lượng hàng năm đạt từ
5.000 - 6.000 tấn cà phê nhân. Bên cạnh việc đầu tư, chăm sóc, mở rộng diện tích,
Hướng Hóa còn chú trọng đến việc thu hút đầu tư để xây dựng và phát triển các nhà
máy chế biến cà phê, nhằm thu mua nguyên liệu và tăng thu nhập cho các hộ dân, góp
phần thực hiện thành công công cuộc xóa đói giảm nghèo của huyện[10].
5.2. Chủ trương phát triển kinh tế từ cây cà phê ở Hướng Hóa:
- Để Hướng Hóa giảm nghèo nhanh và bền vững, huyện đang đẩy mạnh thực hiện xây
dựng nông thôn mới theo Quyết định 800/QĐ - TTg Thủ tướng Chính phủ, trong đó có
thực hiện thí điểm tại các xã: Thuận, A Túc, Hướng Phùng và Tân Liên. Tập trung
chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nhất là các loại cây trồng chủ lực mang lại giá trị kinh tế
cao như: Cao su, cà phê, sắn, chuối... đồng thời, chú trọng công tác thâm canh, chuyên
canh, tăng năng suất trên một đơn vị diện tích. Tiếp tục đầu tư chăm sóc diện tích cây

HV: Lê Thị Ngọc Trâm

19

Lớp LL&PPDH Sinh học K24


cà phê hiện có, phấn đấu trồng mới 100 ha cà phê trong năm 2012, đưa diện tích đạt
4.720 ha, sản lượng cà phê nhân đạt 6.500 tấn. Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ giá
cây giống cho nông dân thực hiện phục hồi vườn cây hết thời kỳ kinh doanh[10].
5.3. Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường ở Hướng Hóa đến hô hấp của hạt cà
phê sau thu hoạch:
5.3.1. Mùa thu hoạch cà phê: Khoảng từ tháng 10- tháng 11

5.3. 2.Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường ở hướng hóa đến hô hấp của hạt cà
phê sau thu hoạch
Ở Hướng Hóa thu hoạch cà phê vào tháng 10,11 hàng năm, giai đoạn này điều kiện
thời tiết ở Hướng Hóa thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng số liệu tại trạm khí tượng thủy văn Hướng Hóa
Tháng 10
Tháng 11
0
0
Nhiệt độ tối thiểu
20,8 C - 22 C
18,80C-21,80C
Nhiệt độ tối đa
320C- 330C
320C- 330C
Độ ẩm
86%- 89%
87% - 90%
Lượng mưa
29,2mm-58,6mm
65,8mm- 85,7mm
 Với nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa như vậy nên đã tạo điều kiện cho sự hô hấp
mạnh mẽ của hạt cà phê. Đó có thể là nguyên nhân làm giảm sản lượng của hạt cà phê.
 Bản chất: Khi hạt cà phê còn trên cây diễn ra quá trình hô hấp sẽ làm tiêu hao chất
hữu cơ nhưng nó được bù lại bởi quá trình quang hợp. Hạt cà phê sau khi thu hoạch
vẫn xảy quá trình hô hấp tuy nhiên lúc này nó không được bù lại chất hữu cơ đã tiêu
hao vì không còn được quá trình quang hợp cung cấp nữa.
VI. Hô hấp với vấn đề bảo quản nông sản
- Hô hấp tiêu hao chất hữu cơ của đối tượng bảo quản, do đó làm giảm số lượng và
chất lượng trong quá trình bảo quản.

- Hô hấp làm tăng nhiệt độ trong môi trường bảo quản, do đó làm tăng cường độ hô
hấp của đối tượng bảo quản.
- Hô hấp làm tăng độ ẩm của đối tượng bảo quản, do đó làm tăng cường độ hô hấp của
đối tượng bảo quản.
- Hô hấp làm thay đổi thành phần khí trong môi trường bảo quản
VII. Thực trạng bảo quản cà phê sau thu hoạch ở Hướng Hóa:

HV: Lê Thị Ngọc Trâm

20

Lớp LL&PPDH Sinh học K24


Bảo quản hạt cà phê sau thu hoạch góp phần quan trọng vào việc giảm tổn thất
sau thu hoạch cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, đa số bà con nông dân ở
huyện Hướng Hóa vẫn không quá quan tâm đến vấn đề bảo quản này. Và cách
bảo quản chủ yếu của họ là phơi nắng (cách bảo quản này phụ thuộc quá nhiều
đến điều kiện thời tiết, khí hậu <tháng 10 – 11, có mưa rất nhiều>  chất lượng
cà phê sau thu hoạch giảm).
Việc lưu giữ quả cà phê tươi sau thu hoạch hoặc trước khi phơi là rất phổ biến.
Trung bình, nông dân Hướng Hóa lưu giữ quả tươi trong bao bì hoặc ủ thành đống từ 6
đến 7 ngày, cá biệt có những hộ lưu giữ trên 10 ngày. Lý do lưu giữ cà phê tươi trước
khi phơi là do thời tiết không thuận lợi, không có đủ diện tích sân phơi vào thời điểm
thu hoạch rộ và nhiều người cho rằng việc ủ quả sẽ làm cho vỏ quả bớt cứng giúp phơi
nhanh khô hơn .
Trong chế biến khô, sân phơi là phương tiện quan trọng nhất. Theo tính toán, 1
ha cà phê cần tới 99m2 sân phơi. Hiện tại, tình trạng nông dân phơi cà phê trên sân đất
là rất phổ biến. Hiện nay, có tới 66% số hộ dân phơi cà phê trên sân đất, trong đó có
16,5% số hộ phơi cà phê hoàn toàn trên sân đất, số còn lại phơi kết hợp vừa trên sân

đất, sân xi măng, sân gạch và bạt.
Nông dân cũng chưa áp dụng đúng yêu cầu kỹ thuật trong quá trình phơi cà
phê. Yêu cầu kỹ thuật trong khi phơi là phải làm giảm độ ẩm của cà phê càng nhanh
càng tốt bằng cách cào, đảo nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, hiện nay, nông dân
thường ít cào, đảo cà phê trong quá trình phơi, bình quân chỉ khoảng từ 1-2 lần/ngày
và khi cà phê gần khô thì tăng số lượng cào, đảo lên 4-5 lần/ngày, điều này hoàn toàn
ngược lại với yêu cầu kỹ thuật là cào, đảo nhiều hơn lúc cà phê còn ẩm, ướt cao.
Đánh giá về thực trạng bảo quản cà phê sau thu hoạch ở Hướng Hóa:
- Việc bảo quản cà phê chưa được đảm bảo chất lượng
-Việc lưu giữ quả trong bao thúc đẩy quá trình phát sinh nấm mốc, chuyển hóa màu
sắc của nhân, làm giảm chất lượng, mùi vị một cách đáng kể,thích hợp cho sự phát
triển của nấm mốc và các vi sinh vật khác có trong khối quả.
Đề xuất biện pháp bảo quản cà phê sau thu hoạch
+ Đổ trên nền khô ráo, thoáng mát và không được đổ đống dày quá 40 cm, nhiệt
độ trong khối cà phê không quá 30oC
+ Phơi hoặc sấy ngay sau khi thu hoạch
+ Cào đảo liên tục 3-4 lần/ ngày
+ Đến khi độ ẩm của hạt đạt 12% cất giữa trong bao tải nơi khô ráo, thoáng mát
+ Bao bì đựng cà phê quả phải sạch

HV: Lê Thị Ngọc Trâm

21

Lớp LL&PPDH Sinh học K24


Đề xuất biện pháp bảo quản các nông sản khác
Các phương pháp bảo quản nông sản khác:
 Bảo quản thông thoáng tự nhiên: thường áp dụng ở các gia đình, thời gian bảo

quản khoảng 3-4 tháng, tùy loại nông sản
 Bảo quản kín: trong hầm đất nơi mạch nước ngầm thấp, ít mưa, đào chìm hoàn
toàn oặc nửa chìm phun thuốc sát trùng, để khô ráo rồi mới xếp nông sản vào.
 Bảo quản lạnh: không quá 24h sau khi thu hoạch phải cho vào bảo quản lạnh.
 Bảo quản trong vật liệu xốp: cát được làm sạch, khô.
 Bảo quản trong nồng độ CO2 cao.

HV: Lê Thị Ngọc Trâm

22

Lớp LL&PPDH Sinh học K24


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Hội thảo một số vấn đề chung về xây dựng chương
trình giáo dục phổ thống sau 2015, tài liệu lưu hành nội bộ, Hà nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên xây
dựng các chuyên đề dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực
học, tài liệu lưu hành nội bộ, Hà nội.
3. Nguyễn Đức Chính (2013) “ Vài suy nghĩ về chương trình và SGK phổ thông sau
2015” Tạp chí khoa học giáo dục (93), tr 10-12
4. Võ Văn Duyên Em (2014), Tích hợp trong dạy học bộ môn ở trường phổ thông, Kỷ
yếu hội thảo dạy học tích hợp và dạy học phân hóa ở trường trung học đáp ứng yêu
cầu đổi mới chương trình và SGK sau 2015, Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh,
Viện nghiên cứu giáo dục.
5. Hà Thị Lan Hương (2014), Dạy học tích hợp vì mục tiêu phát triển năng lực vận
dụng kiến thức của học sinh, Kỷ yếu hội thảo dạy học tích hợp và dạy học phân hóa ở
trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và SGK sau 2015, Trường
ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh, Viện nghiên cứu giáo dục.

6. Ngô Văn Tuấn (2010), Tài liệu học tập về phương pháp dạy học theo hướng tích
hợp, Chuyên đề bồi dưỡng sư phạm, Trường ĐH kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh.
7. Đỗ Hương Trà(CB), Nguyên Văn Biên, Trần Khánh Ngọc, Trần Trung Ninh, Trần Thị
Thanh Thúy, Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Vũ Bích Hiền (2015), Dạy học tích hợp phát
triển năng lực học sinh, Quyển 1 Khoa học tự nhiên, NXB ĐHSP.
8. Phòng Nông Nghiệp Huyện Hướng Hóa (2012), Báo cáo chiến lược phát triển kinh tế từ
cây cà phê ở Hướng Hóa, Tài liệu lưu hành nội bộ, Hướng Hóa.
Webside
9. Đinh Quang Báo (2015), “ Tích hợp là phương thực duy nhất để dạy học phát triển
năng lực” ,7/03/2016.
10. Lã Hằng (2014), “Dạy học tích hợp, liên môn nhằm mục tiêu phát triển năng lực
học sinh” Nhân đạo và đời sống”, ,
12/03/2016.

HV: Lê Thị Ngọc Trâm

23

Lớp LL&PPDH Sinh học K24


PHỤ LỤC: CÁC TƯ LIỆU TÌM HIỂU THỰC TẾ Ở HUYỆN HƯỚNG HÓA

HV: Lê Thị Ngọc Trâm

24

Lớp LL&PPDH Sinh học K24



HV: Lê Thị Ngọc Trâm

25

Lớp LL&PPDH Sinh học K24


×