Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ gieo hạt đến khả năng nẩy mầm và chất lượng cây giống Sơn Đậu trong giai đoạn vườn ươm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (756.51 KB, 57 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------

ĐOÀN VĂN THUYÊN
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA THỜI VỤ GIEO HẠT ĐẾN
KHẢ NĂNG NẨY MẦM VÀ CHẤT LƢỢNG CÂY GIỐNG SƠN ĐẬU
TRONG GIAI ĐOẠN VƢỜN ƢƠM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học cây trồng

Khoa

: Nông học

Khóa học

: 2011 – 2015

Thái Nguyên - năm 2015



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------

ĐOÀN VĂN THUYÊN
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA THỜI VỤ GIEO HẠT ĐẾN
KHẢ NĂNG NẨY MẦM VÀ CHẤT LƢỢNG CÂY GIỐNG SƠN ĐẬU
TRONG GIAI ĐOẠN VƢỜN ƢƠM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn

: Chính quy
: Khoa học cây trồng
: Nông học
: 2011 – 2015
: TS. Nguyễn Minh Tuấn

Thái Nguyên - năm 2015


i

LỜI CÁM ƠN

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình, em đã nhận đƣợc sự quan
tâm của nhiều tập thể và cá nhân. Em xin tỏ lòng biết ơn và kính trọng tới Ban
giám hiệu Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và tập thể các thầy giáo, cô
giáo Khoa Nông học , đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ em trong
quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Khóa luận đƣợc hoàn thành là nhờ sự quan tâm giúp đỡ của các đơn vị
,cơ quan và nhà trƣờng. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới thầy giáo TS. Nguyễn Minh Tuấn đã tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn và
giúp đỡ em vƣợt qua khó khăn để hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Em xin
chân thành cám ơn sự giúp đỡ của Hạt kiểm lâm phia đén đã tạo điều kiện
giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu đề tài
Em cũng chân thành cảm ơn bạn bè và gia đình đã luôn động viên giúp
đỡ em về tinh thần, vật chất trong quá trình học tập và thời gian thực hiện
luận văn tốt nghiệp cuối khóa học.
Thái Nguyên, ngày 28 tháng 5 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Đoàn Văn Thuyên


ii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1: Ảnh hƣởng của thời vụ gieo hạt đến thời gian nẩy mầm
của Sơn Đậu .................................................................................................... 25
Hình 4.2: Ảnh hƣởng của loại hạt giống (hạt tƣơi, hạt khô) đến độ
nảy mầm của Sơn Đậu .................................................................................... 26
Hình 4.3: Ảnh hƣởng của thời vụ gieo hạt đến số cành lá trên
cây trong giai đoạn vƣờn ƣơm ........................................................................ 26

Hình 4.4: Ảnh hƣởng của thời vụ gieo hạt đến chiều dài lá của
sơn đậu trong giai đoạn vƣờn ƣơm ................................................................. 27
Hình 4.5: Ảnh hƣởng của thời vụ gieo hạt đến chiều rộng lá của
sơn đậu trong giai đoạn vƣờn ƣơm ................................................................. 28
Hình 4.6: Ảnh hƣởng của thời vụ gieo hạt đến chiều cao của
sơn đậu trong giai đoạn vƣờn ƣơm ................................................................. 28
Hình 4.7. Ảnh hƣởng của thời vụ gieo hạt đến sâu xám hại
sơn đậu trong giai đoạn vƣờn ƣơm ................................................................ 29


iii

DANH MỤC CHỨ VIẾT TẮT

TPCN

: Thực Phẩm chức năng

YHCT

: Y học cổ truyền

IUCN

: Tổ chức bảo tồn tài nguyên thiên nhiên quốc tế

WWF

: Quỹ hoang dã thế giới


VBTCT

: Vƣờn bảo tồn cây thuốc


iv

MỤC LỤC
Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................... 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài ................................................................ 3
1.2.1. Mục đích của đề tài............................................................................... 3
1.2.2 Yêu cầu của đề tài ................................................................................. 3
1.3 Ý nghĩa của đề tài ..................................................................................... 3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 4
2.1 Nguồn gốc,đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái của cây sơn đậu ........... 4
2.1.1 Nguồn gốc của cây sơn đậu ................................................................... 4
2.1.2 Phân bố của cây sơn đậu ........................................................................ 4
2.1.3 Đặc điểm sinh vật học của cây sơn đậu.................................................. 5
2.1.4 Yêu cầu sinh thái của cây sơn đậu ......................................................... 6
2.1.5 Yêu cầu dinh dƣỡng của cây sơn đậu ..................................................... 6
2.1.6 Phòng trừ sâu bệnh hại .......................................................................... 7
2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ Sơn đậu trên thế giới và Việt Nam ............ 8
2.2.1. Tình hình nghiên cứu về cây thuốc trong nƣớc ..................................... 8
2.2.2. Tình hình sản xuất và sử dụng Sơn Đậu ở Việt Nam .......................... 14
2.2.3Các nghiên cứu về cây Sơn đậu làm dƣợc liệu...................................... 16
2.2.4 Tình hình nghiên cứu dƣợc liệu tại cao bằng ....................................... 19
2.2.5 Tình hình nghiên cứu dƣợc liệu tại Nguyên bình ................................. 20
Phần 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 22
3.1. Vật liệu nghiên cứu: .............................................................................. 22

Cây trồng: cây sơn đâu ................................................................................. 22
3.1.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................ 22


v

3.1.2 Nội dung nghiên cứu ........................................................................... 22
3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 23
3.2.1. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm............................................................. 23
3.2.2. Chỉ tiêu và phƣơng pháp nghiên cứu.................................................... 23
3.2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu ................................................................... 24
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 25
4.1. Ảnh hƣởng của thời vụ gieo hạt đến thời gian nảy mầm của Sơn đậu .... 25
4.2. Ảnh hƣởng của loại hạt giống (hạt tƣơi, hạt khô) đến tỷ lệ nẩy mầm (%)
của Sơn Đậu ................................................................................................. 25
4.3 Ảnh hƣởng của thời vụ gieo hạt đến số cành lá/cây của cây Sơn Đậu trong
giai đoạn vƣờn ƣơm ..................................................................................... 26
4.4. Ảnh hƣởng của thời vụ gieo hạt đến chiều dài lá của sơn đậu trong giai
đoạn vƣờn ƣơm ............................................................................................ 27
4.5. Ảnh hƣởng của thời vụ gieo hạt đến chiều rộng lá của sơn đậu trong giai
đoạn vƣờn ƣơm ............................................................................................ 27
4.6 Ảnh hƣởng của thời vụ gieo hạt đến chiều cao của sơn đậu trong giai đoạn
vƣờn ƣơm ..................................................................................................... 28
4.7. Ảnh hƣởng của thời vụ gieo hạt đến sâu xám hại sơn đậu trong ............ 29
giai đoạn vƣờn ƣơm ..................................................................................... 29
Phần 5. Kết luận và đề nghị .......................................................................... 30
5.1. Kết luận ................................................................................................. 30
5.2. Đề nghị .................................................................................................. 30



1

Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ngày nay có khoảng
80% dân số ở các nƣớc đang phát triển với số dân khoảng 3,5 - 4 tỉ ngƣời có
nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ban đầu phụ thuộc vào các nền y học cổ truyền .
Khoảng 85% trong số này sử dụng dƣợc liệu hoặc các chất chiết suất từ dƣợc
liệu, nhất là từ thực vật có hoa. Tuy nhiên, vấn đề tồn tại chính là chất lƣợng
của dƣợc liệu không ổn định, ảnh hƣởng đến tính an toàn và hiệu lực của
thuốc cây cỏ. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến điều này là do
việc tạo nguồn dƣợc liệu không đạt tiêu chuẩn, bao gồm các yếu tố bên trong
(nguồn gen) và bên ngoài (môi trƣờng, trồng trọt, thu hái, chế biến sau thu
hoạch, vận chuyển, tồn trữ).
Việt Nam có nguồn tài nguyên dƣợc liệu đa dạng phong phú,tuy nhiên,
nguồn tài nguyên dƣợc liệu tự nhiên đang ngày một cạn kiệt, nhiều loài đang
đứng trƣớc nguy cơ tuyệt chủng, cây dƣợc liệu nuôi trồng đang bị thu hẹp
hoặc phát triển một cách tự phát mất cân đối. Sự giảm sút nguồn dƣợc liệu có
nhiều nguyên nhân, có thể chủ quan lẫn khách quan nhƣ chiến tranh, sự khai
thác tràn lan, trình độ nhận thức con ngƣời còn hạn chế nhất là tại vùng miền
núi nơi có nhiều tài nguyên sinh vật... Hơn nữa trƣớc yêu cầu của phát triển
kinh tế, xã hội đời sống chúng ta đang phải đối mặt mâu thuẫn giữa cung và
cầu, bảo tồn và khai thác sử dụng nguồn tài nguyên quý giá này.
Khai thác, bảo vệ và phát triển tài nguyên sinh vật nói chung và nguồn
cây dƣợc liệu nói riêng đang là vấn đề cấp bách đƣợc đặt lên hàng đầu. Bởi vì
bảo vệ tài nguyên sinh vật là chúng ta đang bảo vệ sự cân bằng sinh thái, bảo
vệ sự đa dạng sinh học và môi trƣờng, bảo vệ chính chúng ta về sức khỏe,



2

kinh tế, văn hóa, ... Hơn nữa, phát triển dƣợc liệu trong giai đoạn tới cũng mở
ra cơ hội rất lớn cho việc giao thƣơng, tham gia thị trƣờng quốc tế về dƣợc
liệu và dƣợc phẩm có nguồn gốc tự nhiên. Nhƣng hàng năm nguồn dƣợc liệu
trong nƣớc chỉ đáp ứng đƣợc 26% còn lại chúng ta phải nhập từ nƣớc ngoài,
trong đó chủ yếu từ Trung Quốc chiếm 54% mà chất lƣợng dƣợc liệu nhập
khẩu chƣa đƣợc kiểm tra và quản lý chặt chẽ nên vẫn bị hiện tƣợng nhập
“dƣợc liệu rác”. Theo Cục Quản lý dƣợc (2012), năm 2010 nƣớc ta nhập khẩu
16.790,38 tấn dƣợc liệu thô với tổng giá trị nhập khẩu dƣợc liệu 15.143,39
nghìn USD và năm 2011 nhập 18.772,48 tấn dƣợc liệu thô, tăng 11,81% so
với năm 2010 và tổng giá trị nhập khẩu dƣợc liệu năm 2011 đạt 16.445,86
nghìn USD, tăng 8,6% so với năm 2010. Theo báo cáo của Cục quản lý dƣợc,
nhu cầu sử dụng Sơn Đậu làm thuốc hàng năm là 150 tấn, trong đó lƣợng
nhập từ Trung Quốc là 98,5%.
Qua đó ta thấy, nhu cầu dƣợc liệu trong và ngoài nƣớc ngày càng cao
cho nên việc phát triển dƣợc liệu nói chung và cây Sơn Đậu nói riêng là rất
khả quan đối với nhu cầu tiêu thụ trong nƣớc và xuất khẩu. Song hiện nay ở
Việt Nam việc phát triển nguồn dƣợc liệu này trên diện rộng còn gặp những
khó khăn nhƣ:
+ Phƣơng pháp, quy trình nhân giống tốt nhất để có tỷ lệ cây con đạt
chất lƣợng cao khi xuất vƣờn;
+ Quy trình kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc để cho cây sinh trƣởng, phát
triển tốt và tích luỹ đƣợc hàm lƣợng hoạt chất cao nhất phục vụ cho nhu cầu
sản xuất thuốc.
Chính vì vậy, để có cơ sở cho việc phát triển nguồn dƣợc liệu Sơn Đậu
trên quy mô lớn một cách hiệu quả, bền vững, chúng tôi tiến hành thực hiện đề


3


tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ gieo hạt đến khả năng nẩy mầm và
chất lượng cây giống Sơn Đậu trong giai đoạn vườn ươm”.
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích của đề tài
- Xác định đƣợc thời vụ gieo hạt thích hợp nhất đến khả năng nẩy mầm
và chất lƣợng cây giống trong vƣờn ƣơm
1.2.2 Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá đƣợc ảnh hƣởng của thời vụ gieo hạt đến thời gian nảy mầm
và tỷ lệ nảy mầm
- Đánh giá đƣợc ảnh hƣởng của thời vụ gieo hạt đến động thái tăng
trƣởng chiều cao cây, số lá trên cây trong giai đoạn vƣờn ƣơm
- Đánh giá đƣợc ảnh hƣởng của thời vụ gieo hạt đến đặc điểm nông
sinh học
- Đánh giá đƣợc ảnh hƣởng của thời vụ gieo hạt đến tiêu chuẩn cây
xuất vƣờn
1.3 Ý nghĩa của đề tài
+Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:
+ Ý nghĩa trong học tập: Giúp sinh viên củng cố kiến thức đồng thời
biết vận dụng những kiến thức đã học đƣợc vào thực tế. Biết cách thực hiện
một khoá luận tốt nghiệp, có thêm kiến thức và kinh nghiệm sản xuất.
+ Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học: Giúp sinh viên tiếp cận với công
tác nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ chuyên môn đồng thời tạo cho
mình tác phong làm việc đúng đắn, nghiêm túc, sáng tạo đúc rút đƣợc những
kinh nghiệm thực tế.
+ Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất: Qua kết quả nghiên cứu xác định
đƣợc thời vụ gieo trồng thích hợp nhất nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng
cây giống



4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Nguồn gốc,đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái của cây sơn đậu
2.1.1 Nguồn gốc của cây sơn đậu
Giống sơn đậu ban đầu là giống nguyên thủy, thu trong tự nhiên (cây
hoang dại)
Tên khoa học: Sophora tonkinensis Gapnep
Tên đồng danh: Sophora subprostrata( Chun et T.Chen);
Thuộc họ Đậu Fabaceae;
Sơn Đậu có mọc rải rác trên các sƣờn núi đá vôi thuộc vùng nhiệt đới
nóng ẩm phía nam Trung Quốc và phía bắc Việt Nam
Tên Việt nam: Hòe Bắc Bộ, Hòe bắc Biệt Nam; Tên khác: Sơn đậu, quảng
đậu căn, hoàng kết, khổ đậu căn…Sơn đậu là cây có nguồn gốc ở nhiệt đới
nóng ẩm, sơn đậu mọc hoang dại đã đƣợc tìm thấy ở Nam Trung Hoa và các
tỉnh miền Bắc nƣớc ta cho đến tận Đà Nẵng. Hiện tại ở Việt Nam ngoài tài
liệu về thực vật, thì chƣa có bất cứ công trình nghiên cứu khoa học chính thức
nào về cây này.
2.1.2 Phân bố của cây sơn đậu
Sơn Đậu có mọc rải rác trên các sƣờn núi đá vôi thuộc vùng nhiệt đới
nóng ẩm phía nam Trung Quốc và phía bắc Việt Nam


5

Sinh trƣởng, phát triển tốt trong điều kiện khíhậu nóng ẩm của vùng
nhiệt đới (nguyên sản của Sophora tonkinensis là Bắc Việt Nam và Nam
Trung Quốc.

Trƣớc năm 1950, Sophora tonkinensis đƣợc phân bố ở 21 quận của tỉnh
Quảng Tây – Trung Quốc. Nhƣng sau đó, các nguồn tài nguyên Sophora
tonkinensis hoang dã giảm nhanh chóng do sự gia tăng của việc khai thác để
sử dụng làm thuốc và xuất khẩu. Cho nên, trong những năm của thập niên
1980, Sophora tonkinensis hoang dã chỉ còn ở 10 quận và đến năm 2002 chỉ
còn ở 4 quận của tỉnh Quảng Tây. Đây cũng chính là nguyên nhân làm cho
giá của Sơn Đậu tăng nhanh. Năm 2002, 1 kg Sơn Đậu C (Sophora
tonkinensis) tƣơi có giá 4 – 5 nhân dân tệ (khoảng 0,63 USD/1kg tƣơi); đến
năm 2013 giá là 80 nhân dân tệ (khoảng 12,6 USD/kg) .Trƣớc thực tế đó, để
đáp ứng nguồn nguyên liệu dƣợc Sơn Đậu trong nƣớc và xuất khẩu, chính
phủ Trung Quốc đã và đang có nhiều chính sách khuyến khích trồng Sơn Đậu
với quy mô lớn. Nhƣng vấn đề này hiện nay vẫn đang gặp khó khăn do
thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cây giống
Là loài quý hiếm , có tên trong sách đỏ Việt Nam. Phân bố ở Việt Nam:
Hà Giang( Mèo Vạc, Yên Minh, Quảng Bạ); Quảng Ninh( các đảo thuộc Vịnh
Hạ Long); Ninh Bình( Nho quan); Đà Nẵng(Sơn trà)… Ở Trung Quốc phân
bố địa lí của cây Sơn đậu chủ yếu ở các tỉnh Quảng tây (từ Tây nam sang Tây
bắc), tỉnh Quý Châu và vùng Đông nam của tỉnh Vân nam, các khu vực có vị
trí 22°21'~26°6' độ vĩ Bắc, 103°20'~108°45' độ kinh Đông.
2.1.3 Đặc điểm sinh vật học của cây sơn đậu
-Sơn đậu thuộc loại cây bụi, mọc thẳng đứng hoặc nằm sát mặt đất. Cao
1-2m, thân hình trụ có lông mềm. Bộ rễ có từ 2-5 rễ nhỏ, hình trụ, màu vàng
nâu, dài 30-40cm (có trƣờng hợp đạt 80-100cm). Lá kép lông chim lẻ , mỗi lá


6

kép có từ 9-15 lá chét mọc đối. Lá chét dầy, thuôn hay hình bầu dục dài 3-4
cm, rộng 1-2 cm, mặt trên nhẵn và óng ánh, mặt dƣới có lông. Cụm hoa mọc
thành chùm ở nách lá, dài 12-15cm, hoa cánh bƣớm màu vàng trắng, đài hoa

hình chuông bên ngoài có lông. Tràng hoa mầu vàng.Quả màu tím đen, thành
chuỗi, dài 4 cm, có lông, tự mở, có chứa hạt hình trứng, đen bóng.
Thời kì hoa là tháng 5-7, thời kì quả là tháng 8-12.
2.1.4 Yêu cầu sinh thái của cây sơn đậu
Sơn đậu trên vùng đồi núi đất, núi đá vôi, trồng ở độ cao 500-800m so
với mực nƣớc biển. Thƣờng sinh trƣởng trong điều kiện đủ ánh sáng (cây ƣa
sáng) trên sƣờn núi hoặc đỉnh núi. Sơn đậu là cây ƣa sáng, chịu hạn nhƣng
không chịu đƣợc ngập úng, thƣờng mọc ở núi đá vôi hay các sƣờn đồi khô
cằn ở độ cao dƣới 1000m. Sinh trƣởng, phát triển tốt trong điều kiện khí hậu
nóng ẩm của vùng nhiệt đới
2.1.5 Yêu cầu dinh dưỡng của cây sơn đậu
Sơn đậu là cây thuốc nhiều năm (3-4 năm mới cho thu hoạch), bộ phận
thu làm thuốc là bộ rễ. Do vậy nên chọn đất có tầng đất trồng dày, đất có kết
cấu, thoát nƣớc tốt, vùng trồng đủ ánh sáng.
Phân bón lót cho 1 ha: Phân chuồng 10-12 tấn/ha. Phân chuồng phải đƣợc ủ
hoai mục, có thể sử dụng phân xanh bổ xung để làm tơi xốp đất. Rắc đều phân
lên trên luống trƣớc khi vun đất lên luống, dùng cuốc lên luống lấp kín phân .
+Phân bón vô cơ: Năm thứ nhất dùng 80kg đạm Urê/ha hòa nƣớc tƣới
vào từng hốc cho giai đoạn cây trong vƣờn ƣơm. Từ năm thứ 2 trở đi thì mỗi
năm bón 2 lần vòa tháng 2-4 tháng 8-9, sử dụng phân tổng hợp bón vào gốc
cây, mỗi lần bón khoảng 250kg NPK


7

-Năm đầu là thời kỳ cây con trong vƣờn ƣơm nên chỉ bón phân đạm
(Urê), mỗi gốc bón 5g. Từ năm thứ 2 trở đi trên ruộng sản xuất bón phân tổng
hợpNPK, bón 2 lần/năm : Lần 1 bón vào tháng 2-4 và bón sau khi đã làm sạch
cỏ. Lần 2 bón vào mùa thu (khoảng tháng 9), mỗi lần bón 25g/hốc.
2.1.6 Phòng trừ sâu bệnh hại

Hiện nay trên cây Sơn đậu đã phát hiện ra 2 loại bệnh do vi khuẩn gây
ra : Bệnh thối rễ (Root rot) và bệnh Sclerotium rolfsii.
- Bệnh thối rễ nguyên nhân là do vi khuẩn xâm nhập vào bộ rễ gây ra
thối, làm cho nƣớc và chất dinh dƣỡng không vận chuyển đƣợc từ đó dẫn đến
bộ phận trên mặt đất bị héo và chết. Bệnh gây hại cả năm nhƣng hại nghiêm
trọng nhất là vào mùa hè và mùa thu. Thời kỳ đầu của bệnh có thể sử dụng
thuốc Chlorothalonil pha loãng với nƣớc 500 lần rồi tƣới vào gốc.
- Bệnh Sclerotium rolfsii gây hại cả thân và bộ rễ của cây, khiến cho tại
vết bệnh của bộ phận bị hại chuyển sang màu nâu, sau đó sẽ bị thối. Bệnh
phát sinh trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm đều cao. Thời kỳ đầu của bệnh có
thể sử dụng Carbendazim pha loãng với nƣớc 800 lần rồi tƣới vào gốc hoặc
phun dƣới dạng sƣơng mù.
-Sâu hại Sơn đậu có 4 loại chính: Sâu bore hại thân cành, sâu bore hại
quả, nhện đỏ và côn trùng cánh cứng
- Sâu bore hại thân cành: sâu non (ấu trùng) đục thân và cành tạo thành
khoảng trống trong thân (làm thân rỗng), Kết quả là làm bộ phận trên mặt đất
bị khô và chết do quá trình vận chuyển nƣớc và vật chất trong thân bị ngăn
cản. Trên bề mặt nơi bị bệnh tấn công sẽ thấy có vệt kéo dài màu trắng. Phòng
trừ bệnh này bằng cách là bắt ấu trùng tuổi nhỏ và trứng của chúng ( thƣờng
tiến hành vào tháng 4-6) hoặc dùng thuốc Lorsban pha loãng nƣớc 800 lần
phun dƣới dạng sƣơng mù hoặc tƣới trực tiếp.


8

- Sâu bore hại quả: bệnh này hại vào thời kỳ hoa quả. Cách phòng trừ
tƣơng tự nhƣ đối với sâu bore hại thân cành.
- Nhện đỏ: đặc điểm là chúng gây hại gần nhƣ cả năm, chúng tập chung
chủ yếu ở phía sau mặt lá và gây hại bằng cách chích hút. Hậu quả là làm cho
mặt trên của lá xuất hiện các đốm trắng (chuyển từ màu xanh lục sang màu

trắng) do vậy ảnh hƣởng nghiêm trọng đến quá trình quang hợp của cây.
- Côn trùng cánh cứng: Bệnh này cũng xuất hiện cả năm, chúng tập
chung gây hại vào các bộ phận còn non của cây nhƣ lá non…bằng cách chích
hút, khiến cho lá non bị quăn lại ( bị biến dạng)..
2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ Sơn đậu trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Tình hình nghiên cứu về cây thuốc trong nước
Cho đến nay, đã có hơn 3000 thuốc có nguồn gốc từ dƣợc liệu đã đƣợc
Bộ Y tế cấp số đăng ký, chiếm gần 1/3 số thuốc trong nƣớc đƣợc cấp số đăng
ký. Trong số trên 300 đơn vị sản xuất thuốc đông dƣợc có nhiều đơn vị phát
triển tốt cả về số lƣợng mặt hàng cũng nhƣ chất lƣợng sản phẩm. Nhiều mặt
hàng thuốc đông dƣợc của các cơ sở sản xuất này đã xuất khẩu sang các nƣớc
Nga, đƣợc thị trƣờng ở các nƣớc này chấp nhận.
Để đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, các Viện
nghiên cứu và Công ty dƣợc trong cả nƣớc đã đầu tƣ nghiên cứu nhiều nhiều
sản phẩm là thực phẩm chức năng và thuốc từ dƣợc liệu, cụ thể nhƣ: nghiên
cứu thuốc Eupolin chữa bỏng từ cây Cỏ lào (Eupatorium odoratum) của Viện
Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác; nghiên cứu điều chế thuốc tiêm rotundin sulfat
từ củ Bình vôi (Stephania spp.) của Học viện Quân y; sản xuất viên nang điều
trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt từ Trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium)
của CTDL TW II; sản xuất Embin làm thuốc tẩy sán từ loài Chua ngút
(Embelia scanden) và Ampelop từ Chè dây (Ampelopsis cantonensis) điều trị


9

viêm loét dạ dày – hành tá tràng của Công ty cổ phần Traphaco; sản xuất
thuốc tiêm Artesunat làm thuốc sốt rét của Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội; sản
xuất viên nang Uphamorin từ rễ và thân cây Nhàu (Morinda citrifolia) làm
thuốc tăng cƣờng miễn dịch và sức đề kháng của Trƣờng Đại học Y Hà Nội;
sản xuất thuốc nhỏ mũi Agerhinin từ cây Ngũ sắc (Ageratum conyzoides)

điều trị viêm xoang; nghiên cứu thuốc chữa u xơ tuyến tiền liệt từ Náng hoa
trắng (Crinum asiaticum), thuốc hỗ trợ điều trị ung thƣ từ nấm Cổ linh chi
(Ganoderma applanatum); thuốc điều trị thƣơng hàn và lị trực khuẩn Geravina
từ Lão quan thảo (Genanium nepalense var. thunbergiii); thuốc điều trị thiểu
năng tuần hoàn não Ligustan từ Xuyên khung (Ligusticum wallichii), Đƣơng
qui (Angeliaca sinensis) và Hy thiêm (Siegesbeckia orientalis); Abivina từ Bồ
bồ của Viện Dƣợc liệu; Kim tiền thảo của Công ty OPC; …
Đã có hàng nghìn sản phẩm là thực phẩm chức năng đƣợc nghiên cứu
và sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trƣờng có nguồn gốc dƣợc liệu dƣới dạng chè
nhúng, chè tan,… nhƣ : Giảo cổ lam, Diệp hạ châu, Nhàu, Actiso, bột Nghệ,
hoa Cúc, Tam thất, Hà thủ ô, Tỏi, Gừng, Mƣớp đắng, …
Cùng với việc điều tra về thành phần loài, kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của
các cộng đồng thiểu số; nghiên cứu sàng lọc các bài thuốc dân tộc để ứng
dụng rộng rãi góp phần chăm sóc sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế
xây dựng đƣợc chú trọng nghiên cứu trong những năm gần đây. Từ kinh
nghiệm truyền thống của dân tộc Tày, nhóm nghiên cứu Đại học Dƣợc Hà
Nội đã sản xuất thành công thuốc chữa đau dạ dày từ cây chè dây
(Ampenopsis cantoniensis). Viện Hóa học các hợp chất Thiên nhiên sản xuất
thành công thuốc chữa viêm loét dạ dày từ củ Nghệ vàng (Curcuma longa)
dựa trên cơ sở bài thuốc dân gian. Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã
đƣa vào thử nghiệm lâm sàng bài thuốc chữa phì đại tuyến tiền liệt TLC-02,
đƣợc phát triển từ bài thuốc dân tộc đang đƣợc đánh giá và nghiên cứu thực


10

nghiệm ở nhiều cơ quan nghiên cứu; nghiên cứu hoạt chất ức chế ung thƣ của
dịch chiết từ cây Ngái (Ficus hispida) tại Đại học Khoa học tự nhiên; nghiên
cứu các bài thuốc dân tộc chữa sỏi thận, viên gan tại Viện Y học cổ truyền
trung ƣơng,..v.v Có thể nhận thấy, nghiên cứu cây thuốc dân tộc không chỉ

góp phần sử dụng bền vững nguồn tài nguyên cây 20 thuốc của đất nƣớc, mà
còn là cơ sở để sản xuất các loại dƣợc phẩm mới để điều trị các bệnh hiểm
nghèo. Đây thực sự là hƣớng nghiên cứu có triển vọng lớn trong lƣơng lai.
Hiện nay triển vọng sử dụng cây thuốc Việt Nam để điều chế các loại
thuốc mới điều trị các bệnh hiểm nghèo (HIV/AIDS, ung thƣ, tiểu
đƣờng,..v.v.) đang đƣợc tập trung nghiên cứu tại Viện Khoa học Công nghệ
Việt Nam và tại một số cơ quan y tế (Viện Dƣợc liệu, ĐH Y Hà Nội, Đại học
Dƣợc Hà Nội). Từ hạt của cây Chay (Artocarpus tokinensis) các nhà khoa học
đã điều chế thành công chất auronol glycozit làm thuốc ức chế miễn dịch để
chữa các bệnh liên quan tới hệ miễn dịch (bệnh nhƣợc cơ, luput ban đỏ, đào
thải các tạng ghép..v.v.), từ lá của cây Bùm bụp (Mallotus apelta) đã chiết
xuất thành công chất maloapelta và sản xuất dạng thuốc tiêm để kìm hãm phát
triển một số dạng ung thƣ, v.v... Hiện tại số loài thực vật ở nƣớc ta đƣa vào
chiết xuất hợp chất để làm thuốc còn rất hạn chế. Với nguồn tài nguyên thực
vật (cả động vật) phong phú, cùng với vốn kinh nghiệm ethnobotanic và
ethnomedicin của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, hy vọng, đó là nguồn
tiềm năng để nghiên cứu, tạo ra những loại thuốc mới có hiệu lực chữa bệnh
cao
Theo báo cáo của Cục Quản lý Dƣợc, Bộ Y tế, tại Việt Nam, nhu cầu
dƣợc liệu trong nƣớc khoảng gần 60.000 tấn/năm, tuy nhiên Việt Nam mới
chỉ cung cấp đƣợc cho thị trƣờng khoảng 15.600 tấn/năm, phần còn lại phải
nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác nhau trong đó chủ yếu từ Trung Quốc,
Singapore….Nếu tính theo các đơn hàng đã đƣợc Cục quản lý Dƣợc cấp phép


11

thì trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đã nhập khẩu
khoảng 400 loại dƣợc liệu khác nhau với khối lƣợng trung bình khoảng 17,6
nghìn tấn mỗi năm và giá trị đạt khoảng 12 triệu USD.

Tuy nhiên, trong số 30 dƣợc liệu có nhu cầu lớn để sản xuất thuốc có
nhiều dƣợc liệu trong nƣớc có thể tự túc đƣợc, không phải phụ thuộc vào
nguồn nhập khẩu nhƣ: Actisô, Đinh lăng, Biển súc, Kim tiền thảo, Diệp hạ
châu, Hy thiêm, Ích mẫu, Trần bì, Húng Chanh,Mật ong, Thảo quyết minh,
Hƣơng phụ, Nhân trần, Chè dây, ….
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) có khoảng 80% dân số tại các quốc
gia đang phát triển, ít nhiều có liên quan đến y học cổ truyền hoặc thuốc từ
dƣợc thảo truyền thống để bảo vệ sức khoẻ và dự báo nhu cầu sử dụng dƣợc
liệu để sản xuất thuốc trong các năm tới sẽ tiếp tục tăng.
Số lƣợng thực vật bậc cao có mạch đã thống kê đƣợc ở nƣớc ta khoảng
10.500 loài, dự đoán khoảng 12.000 loài. Trong đó các loài cây đƣợc sử dụng
làm thuốc khoảng trên 3900 loài thuộc 307 họ thực vật. Nền y học cổ truyền
Việt Nam có lịch sử phát triển từ rất lâu đời. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam
có nhiều kinh nghiệm độc đáo trong việc sử dụng các loài cây cỏ để làm
thuốc. Từ xa xƣa, ông cha ta đã biết sử dụng các loài cây thuốc sẵn có trong
tự nhiên với các phƣơng pháp bào chế khác nhau để sử dụng chữa bệnh cho
mọi ngƣời. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, từ thế hệ trƣớc truyền cho thế hệ
sau đã đúc kết đƣợc các kinh nghiệm từ thực tiễn lâm sàng, xây dựng nên lý
luận về các phƣơng pháp phòng và chữa bệnh. Đồng thời còn dựa vào hệ
thống Triết học phƣơng Đông, vận dụng vào y học để chữa bệnh phù hợp với
điều kiện và hoàn cảnh của con ngƣời Việt Nam.


12

Điều 49, chƣơng III, Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam (1992) đã nêu rõ “ Phát triển và hoàn thiện hệ thống bảo vệ sức khỏe cho
ngƣời dân trên cơ sở kết hợp y học, dƣợc học hiện đại với y học cổ truyền”.
Ngày 4/11/1955, Bộ Y tế có công văn 9126 YD/PBCB hƣớng dẫn các
địa phƣơng khai thác và sử dụng các loại thuốc Nam để chữa bệnh trong nhân dân.

Nghị định 238/TTg về việc thành lập Viện nghiên cứu Đông y; Thành
lập các vƣờn thuốc mẫu y học cổ truyền từ Trung ƣơng đến các địa phƣơng
với mục đích giúp cho sinh viên, học viên học tập, ngƣời dân biết cách nhận
biết và sử dụng một số cây thuốc nam để chữa bệnh.
Trên cơ sở chủ trƣơng của Đảng, chính sách của Nhà nƣớc, có nhiều
công trình nghiên cứu về các loài cây dƣợc liệu trong dân gian để phục vụ
công tác chữa bệnh, bảo tồn và phát triển các loại cây thuốc, bài thuốc quý.
Năm 1963, Hội đồng Dƣợc điển Việt Nam đƣợc thành lập để tổ chức
công tác xây dựng Dƣợc điển Việt Nam và tiêu chuẩn hóa thuốc; Hội đồng
Dƣợc điển đã biên soạn, trình Bộ Y tế bán hành 04 bộ Dƣợc điển Việt Nam,
xuất bản vào các năm 1971, 1990, 2002 và 2009. Dƣợc điển Việt Nam tập
xuất bản lần thứ 4 (năm 2009) gồm 314 chuyên luận dƣợc liệu và thuốc từ
dƣợc liệu.
Khoa học ngày càng phát triển, con ngƣời ngày càng đi sâu khám phá
thế giới tự nhiên, trong đó nghiên cứu các loại cây thuốc có tầm quan trọng
đặc biệt. GS-TS.Đỗ Tất Lợi là một nhà nghiên cứu cây thuốc nổi tiếng ở nƣớc
ta; sau nhiều năm nghiên cứu và sƣu tầm các loại dƣợc liệu, ông đã biên soạn
cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, mô tả đặc điểm hình thái
và cách sử dụng gần 800 loài cây thuộc 164 họ thực vật có tác dụng chữa 60
nhóm bệnh. Đây là một công trình nghiên cứu rất có giá trị trong nƣớc cũng
nhƣ trên thế giới. Trên cơ sở cuốn sách này, năm 1968 Hội đồng chứng chỉ tối


13

cao Liên Xô đã công nhận học vị Tiến sĩ cho Dƣợc sĩ Đỗ Tất Lợi. Năm 1980,
ông đƣợc Chính phủ phong học hàm Giáo sƣ Đại học. Đến năm 1996, GS.TS
Đỗ Tất Lợi vinh dự đƣợc nhận Giải thƣởng Hồ Chí Minh về Khoa học kỹ
thuật.
Khi nghiên cứu tính đa dạng thực vật và tài nguyên cây thuốc ở xã Vũ

Chấn, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên đã phát hiện 56 họ, 107 chi, 135 loài
và phân loại đƣợc 13 nhóm cây thuốc. Trong đó có 28 cây thuốc thông tiểu,
thông mật; 27 cây thuốc chữa tê thấp; 22 cây thuốc chữa bệnh tiêu hóa; 21
cây thuốc chữa ho hen; 16 cây thuốc có tác dụng cầm máu; 17 cây thuốc có
tác dụng giải độc; 16 cây thuốc chữa cảm sốt; 14 cây thuốc chữa mụn nhọt,
mẩn ngứa; 9 cây thuốc chữa bệnh dạ dày; 6 cây thuốc trị giun sán; 3 cây thuốc
giúp hạ huyết áp; 3 cây thuốc chữa bệnh về mắt và 2 cây thuốc có tác dụng
chữa ung thƣ.
Báo cáo khoa học “Tài nguyên cây thuốc ở Sơn La và kết quả nghiên
cứu trồng thử nghiệm một số cây thuốc có giá trị tại Chiềng Sinh, thị xã Sơn
La”, Viê ̣n sinh thái và tài nguyên sinh vâ ̣t, đã công bố 500 loài cây thuốc ở
Tây Bắc. Riêng Sơn La có 70 họ, 109 chi và 249 loài cây thuốc. Trong đó:
nhóm cây 2 lá mầm gồm 54 họ, 159 chi và 203 loài; nhóm cây 1 lá mầm gồm
10 họ, 27 chi và 31 loài; Nhóm cây hạt trần gồm 2 họ, 2 chi và 2 loài; nhóm
thông đất gồm 1 họ, 1 chi và 1 loài; Nhóm dƣơng xỉ gồm 3 họ, 9 chi và 12
loài.
Năm 2005, Bộ Y tế, Vụ y học cổ truyền biên soạn cuốn sách “Cây hoa
cây thuốc”, hƣớng dẫn cách sử dụng 29 loài cây hoa cây cảnh có tác dụng
chữa bệnh thông thƣờng. cuốn sách sau khi xuất bản đã đƣợc đông đảo cán bộ
và nhân dân tìm đọc, trở thành nhu cầu cần thiết đối với cộng đồng.


14

Cùng với các công trình nghiên cứu về đặc điểm, công dụng của các
loại cây thuốc trong tự nhiên. Để cây thuốc sử dụng rộng rãi, trở thành sản
phẩm hàng hóa, đồng thời bảo vệ các nguồn gen cây thuốc ngoài tự nhiên
đang bị cạn kiệt dần. Các cơ sở nghiên cứu và các nhà khoa học đã nghiên
cứu biện pháp kỹ thuật gây trồng các loài cây thuốc.
Ngày 22/3/2005, tại Quyết định số 765/2005/QĐ-BYT, Bộ trƣởng Bộ

Y tế đã phê duyệt kế hoạch thực hiện Chính sách quốc gia về Y Dƣợc học cổ
truyền đến năm 2010. Quyết định này có nêu rõ: Bộ Y tế phối hợp với Bộ
Nông nghiệp - Phát triển nông thôn quy hoạch vùng chuyên trồng dƣợc liệu,
từng bƣớc đến 2010 đạt GACP (Thực hành tốt trồng trọt và thu hái dƣợc
liệu). Theo quan điểm chỉ đạo của Ban bí thƣ TW Đảng về “ Phát triển nền
Đông y Việt Nam và Hội đông y Việt Nam trong tình hình mới” (Chỉ thị 24CT/TW, ngày 4/7/2008) cũng đã đề cập: “Phát triển nền đông y Việt Nam
theo nguyên tắc kết hợp chặt chẽ giữa đông y và tây y trên tất cả các khâu: Tổ
chức, đào tạo, kế thừa, nghiên cứu, áp dụng vào phòng bệnh và khám, chữa
bệnh, nuôi trồng dƣợc liệu, bảo tồn các cây, con quý hiếm làm thuốc, sản xuất
thuốc; đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động đông y”
2.2.2. Tình hình sản xuất và sử dụng Sơn Đậu ở Việt Nam
Theo thống kê của ngành Y tế gần đây cho biết, mỗi năm ở Việt Nam
tiêu thụ từ 30 -50.000 tấn các loại dƣợc liệu khác nhau. Trên 2/3 khối lƣợng
này đƣợc khai thác từ nguồn cây thuốc mọc tự nhiên và trồng trọt trong
nƣớc.Mặt khác ,nghiên cứu về giá trị kinh tế của cây thuốc ở Việt Nam hiện
nay, tạm thời có thể chia ra một số đầu mối tiêu thụ nhƣ sau:
-Sử dụng làm thuốc trong y học cỏ truyền, chủ yếu dƣới dạng thuốc
chén và thuốc thang, ƣớc lƣợng từ 20 -30.000 tấn /năm.


15

-là nguôn nguyên liệu cho công nghiệp dƣợc ,bao gồm chiết xuất từ
hợp chất nhiên để làm thuốc và sản xuất đông dƣợc (sản xuất bằng máy ở các
nhà máy dƣợc phẩm xí nghiệp ) nhu cầu gàn 20.000 tấn / năm
-Dƣợc liệu để xuất khẩu mỗi năm từ 5.000 đến gần 10.000 tấn với giá
trị khoảng 15 triệu USD.
Trong nhƣng năm gần đây ,Việt Nam còn xuất khẩu một số bán thành
phẩm thuốc dƣới dạng hoạt chất nhƣ berberin, palmatin,rutin… một số doanh
nghiệp đã xuất khẩu đƣợc thuốc hoạt chất nhƣ Artemisinin….và nhiều dạng

thuốc đông dƣợc khác .
Trong khối công nghiệp dƣợc, cả nƣớc có 286 cơ sở sản xuất dƣợc liệu
1.294 loại dƣợc phẩm đƣợc sản xuất từ nguyên liệu thực vật và chất chiết xuất
từ thực vật,chiếm 23% số loại dƣợc phẩm đƣợc phép sản xuất và lƣu hành từ
năm 1995 -2000,sử dụng 435 loài cot .Nhu cầu dƣợc liệu cho khối công
nghiệp dƣợc khoảng 20.000 tấn và cho xuất khẩu khoảng 10.000 tấn/năm.
* Bộ phận dùng và thành phần hóa học: Bộ phận dùng là rễ. Rễ cây có
vị đắng, tính hàn. Rễ có thành phần hóa học của rễ Sơn đậu chủ yếu là matrin
và oxymatrin.
* Tác dụng dƣợc lý: Rễ cây Sơn Đậu có chứa matrin, oxymatrin, nên
nó có tác dụng làm ổn định màng tế bào khi màng tế bào bị kích thích quá
mức, ví dụ trong động kinh, hen phế quản, các dạng ung thƣ, các bệnh tự
miễn, tắc nghẽn phổi mạn tính, khí thũng phế nang, suy giảm thính lực, nhức
nửa đầu, khó ngủ, loạn trƣơng lực cơ v.v…
* Công dụng và liều dùng: Sơn Đậu đƣợc dùng để trị phát nóng, ho đau
cổ họng, trị hoàng đản cấp tính, sát trùng. Ngày dùng 6 – 12g dạng thuốc sắc
hay thuốc bột.


16

Theo Trung Y: Lấy rễ khô ngâm nƣớc 4 - 5 ngày, rửa sạch, bỏ hết tạp
chất, rễ nhỏ cắt khúc, rễ to chẻ đôi, ủ độ 4 - 5 ngày cho mềm, thái lát mỏng 1 2 ly phơi khô. Rễ to, nhỏ trộn lẫn với nhau mà dùng.
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, ủ mềm 4 - 5 ngày, thái lát
mỏng 1 - 2 ly. Còn có thể ngậm vào miệng hoặc mài ra uống.
* Các sản phẩm có thành phần Sơn Đậu đã và đang lƣu hành trên thị
trƣờng Việt Nam:
- OP.Cel, sản phẩm của Mylipha Group.
Công dụng: TPCN phòng bệnh, tăng cƣờng chức năng gan, giải độc
gan, tăng sức đề kháng, năng lƣợng của tế bào để hỗ trợ quá trình làm giảm

các tác dụng phụ của hóa trị liệu và xạ trị.
Công dụng: Giúp thanh nhiệt, giải độc, chống phù nề, bồi bổ gan, hỗ
trợ điều trị một số chứng bệnh thông thƣờng nhƣ giảm đau, chống viêm, hạ
sốt, lợi tiểu và các bệnh ung bƣớu
Công dụng: Thanh nhiệt, lƣơng huyết, tiêu viêm, tán ứ, trừ nhiệt độc tích
tụ trên da, tái lập cân bằng sinh lý ở da. Hỗ trợ điều trị tận gốc mụn trứng cá,
chống mụn trứng cá mọc thêm, ngừa mụn tái phát (bao gồm: mụn trứng cá thông
thƣờng; trứng cá bọc; trứng cá đỏ; mụn mủ; mụn cám).
2.2.3Các nghiên cứu về cây Sơn đậu làm dược liệu
Theo YHCT,sơn đậu có vị đắng, tính hàn, hơi có độc (khi dùng cần sao
vàng), nhập vào các kinh tâm, phế, vị, đại tràng. Có tác dụng thanh nhiệt giải
độc, tiêu thũng, lợi hầu họng, dùng trị các bệnh sốt do viêm nhiễm đƣờng hô
hấp, viêm amidan, viêm họng, các bệnh mụn nhọt, đặc biệt nhọt độc, phù
thũng, răng lợi sƣng đau; còn dùng trị kiết lỵ, dùng ngoài trị côn trùng, rắn,


17

rết cắn. Ngày dùng 4 - 12g rễ, hoặc 3 - 4,5g vỏ rễ dƣới dạng bột hoặc nƣớc sắc,
thƣờng phối hợp với một số các vị thuốc khác.
Bộ phận dùng: Lá, hạt, rễ – Folium, Semen et Radix Euchrestae .
Thành phần hoá học: Cây chứa alcaloid cytisine cùng nhóm tác dụng
với nictoine.
Cách bào chế:
Theo Trung Y: Lấy rễ khô ngâm nƣớc 4 – 5 ngày, rửa sạch, bỏ hết tạp
chất, rễ nhỏ cắt khúc, rễ to chẻ đôi, ủ độ 4 – 5 ngày cho mềm, thái lát mỏng 1
– 2 ly phơi khô. Rễ to, nhỏ trộn lẫn với nhau mà dùng.
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, ủ mềm 4 – 5 ngày, thái lát
mỏng 1 – 2 ly. Còn có thể ngậm vào miệng hoặc mài ra uống.
Tính vị, tác dụng: Rễ có vị đắng, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt, giải

độc, tiêu thũng, giảm đau.
Chủ trị: trị phát nóng, ho đau cổ họng, trị hoàng đản cấp tính, sát trùng.
Liều dùng: Ngày dùng 6 – 12g.
Công dụng:
Ở Thái Lan và Việt Nam, nƣớc sắc lá dùng uống để làm cho dễ sinh đẻ.
Ở Malaixia, ngƣời ta dùng hạt có vị đắng làm thuốc trị các bệnh về
ngực và nhƣ là thuốc chống độc và bổ.
Ở Inđônêxia, cây đƣợc dùng làm thuốc diệt côn trùng.
Ở Vân Nam (Trung Quốc), rễ đƣợc dùng trị viêm ruột, ỉa chảy, đầy
bụng, đau dạ dày, đau hầu họng.
Kiêng kị: Tỳ Vị hƣ hàn, đại tiện lỏng thì không nên dung


18

- Sơn đậu còn dung chữa trị 1 số bệnh nhƣ: Trị viêm amidan cấp tính,
Trị viêm amidan mạn tính, Trị viêm amidan, viêm họng sƣng thũng, sốt cao,
nuốt đau, Trị viêm họng cấp, đau họng, Trị sƣng lợi răng
* Các bài thuốc đông y có thành phần Sơn Đậu:
- Thuốc uống trong để trị bệnh Sùi Mào Gà:
Bài 1: Dã cúc hoa 30g, thổ phục linh 30g, kim ngân hoa 10g, cam thảo
10g, bản lam căn 10g, sơn đậu 10g, xạ can 10g, liên kiều 10g, hoàng cầm 10g,
chi tử 10g, hoàng bá 10g, thƣơng truật 10g, sơn từ cô 5g, sắc uống mỗi ngày 1
tháng.
+ Thuốc bôi ngoài để trị bệnh Sùi Mào Gà:
Bài 1: Mãxỉ hiện 45g, bản lam căn 30g, sơn đậu 30g, khổ sâm 30g,
hoàng bá 20g, mộc tặc thảo 15g, bạch chỉ 10g, đào nhân 10g, lộ phong phòng
10g, cam thảo sống 10g, tế tân 10g, sắc đặc lấy nƣớc thấm vào gạc đắp lên
vùng tổn thƣơng mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 15 phút .
Bài 2: Khổ sâm 50g, đậu căn 20g, đào nhân 15g, đan bì 12g, tam lăng

30g, nga truật 30g, mộc tặc 20g, sắc lấy nƣớc ngâm rửa tổn thƣơng mỗi ngày
2 lần, mỗi lần 8 phút, 14 ngày là 1 liệu trình .
+ Thuốc chữa bệnh Thủy đậu thể nặng: Thủy đậu mọc dày, sắc tím tối,
màu nƣớc đục, xung quanh nốt thủy đậu màu đỏ sẫm, trẻ sốt cao, khát nƣớc,
bứt rứt, mặt đỏ, môi hồng, niêm mạc miệng có những nốt phỏng, rêu lƣỡi
vàng, chất lƣỡi đỏ. Phép chữa là thanh nhiệt giải độc ở khí phận, lƣơng huyết
ở danh phận. Dùng bài: kim ngân 12g, liên kiều 8g, sinh địa 12g, xích thƣợc
8g, bồ công anh 16g, chi tử (sao) 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Nếu họng đau
gia xạ can 4g, sơn đậu 8g. Nếu phiền táo gia hoàng liên 8g; táo bón gia đại


×