Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

So sánh khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống hoa Tulip nhập nội trồng tại Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 80 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

DƢƠNG THỊ HỒNG NGỌC
Tên đề tài:
SO SÁNH KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ
GIỐNG HOA TULIP NHẬP NỘI TRỒNG TẠI THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Trồng trọt

Khoa

: Nông học

Khóa học

: 2011 – 2015

Thái Nguyên - 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

DƢƠNG THỊ HỒNG NGỌC
Tên đề tài:
SO SÁNH KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ
GIỐNG HOA TULIP NHẬP NỘI TRỒNG TẠI THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Trồng trọt

Khoa

: Nông học

Lớp

: K43A – TT

Khóa học

: 2011 – 2015

Giảng viên hƣớng dẫn


: TS. Nguyễn Thế Huấn

Khoa Nông học – Trƣờng đại học Nông Lâm

Thái Nguyên - 2015


i
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một phần vô cùng quan trọng trong khung
chương trình đào tạo của tất cả các trường đại học nói chung và trường đại
học Nông Lâm Thái Nguyên nói riêng. Quá trình thực tập tốt nghiệp giúp cho
sinh viên thực hành những kiến thức lý thuyết đã học và những kỹ năng sau
những giờ học thực hành.Trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua, được
sự nhất trí của Ban Giám Hiệu nhà trường, ban Chủ Nhiệm khoa Nông học,
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em đã thực hiện đề tài tốt nghiệp với
tên: “So sánh khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống hoa Tulip
nhập nội tại Thái Nguyên”
Đây là thời gian quý báu để em có thể học hỏi và rút ra những bài học
kinh nghiệm quý báu về thực tế sản xuất, đồng thời đây là khoảng thời gian
tốt nhất để em phát huy những kiến thức đã học trên ghế nhà trường vào thực
tế, rèn luyện nâng cao kỹ năng làm việc, nắm được tác phong làm việc đúng
đắn hiệu quả của một kỹ sư tương lai.
Có được kết quả này em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự chỉ bảo giúp
đỡ tận tình của thầy giáo TS. Nguyễn Thế Huấn cùng các thầy cô giáo trong khoa
nông học, gia đình và bạn bè đã giúp em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.
Trong quá trình thực hiện đề tài này, do điều kiện thời gian và năng lực
bản thân còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót, khiếm
khuyết. Vì vậy em kính mong sự đóng góp của các thầy, cô giáo, và các bạn

để bản luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2015
Sinh viên
Dƣơng Thị Hồng Ngọc


ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1.

Diện tích trồng hoa ở một số vùng trên thế giới năm 2004.................4

Bảng 2.2.

Tình hình nhập khẩu hoa của một số nước trên thế giới năm 2002 ...5

Bảng 2.3.

Tình hình xuất khẩu hoa của một số nước trên thế giới năm 2002 ....5

Bảng 2.4.

Giá trị xuất khẩu hoa của một số nước trên thế giới năm 2003 ..........6

Bảng 2.5:

Tình hình sản xuất hoa ở các nước Châu Á năm 2000........................8


Bảng 2.6:

Tình hình sản xuất hoa, cây cảnh của Việt Nam giai đoạn
2000-2011 .......................................................................... 10

Bảng 2.7:

Cơ cấu số lượng, chùng loại hoa ở Việt Nam qua các năm (%) ......12

Bảng 2.8:

Câc quốc gia sản xuất nhiều củ giống hoa Tulip và củ giống hoa Lily
trên thế giới (2002-2003)......................................................................14

Bảng 2.9:

Giá trị tiêu thụ củ giống và hoa Tulip cắt cành ở một số quốc gia trên
thế giới 2004 ..........................................................................................15

Bảng 2.10: Diện tích trồng hoa Tulip một số giai đoạn gần đây..........................16
Bảng 4.1:

Đặc điểm hình thái của các giống hoa Tulip tham gia thí nghiệm ...33

Bảng 4.2:

Khả năng mọc mầm của các giống hoa Tulip ............................ 34

Bảng 4.3:


Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống Tulip tham
gia thí nghiệm ............................................................................. 36

Bảng 4.4:

Động thái ra lá của các giống Tulip tham gia thí nghiệm .......... 38

Bảng 4.5:

Động thái tăng trưởng chu vi thân của hoa Tulip thí nghiệm .... 40

Bảng 4.6:

Khả năng ra hoa của các giống hoa Tulip .................................. 43

Bảng 4.7:

Đặc điểm thời tiết khí hậu của tỉnh Thái Nguyên ...................... 45

Bảng 4.8:

Năng suất và chất lượng của các giống hoa Tulip thí nghiệm ... 46

Bảng 4.9:

Hiệu quả kinh tế của hoa Tulip vụ đông xuân 2014 – 2015 tại
Thái Nguyên ............................................................................... 49


iii

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 4.1

Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống Tulip tham
gia thí nghiệm của các giống Tulip tham gia thí nghiệm ........... 36

Hình 4.2

Động thái ra lá của các giống Tulip tham gia thí nghiệm .......... 39

Hình 4.3

Động thái tăng trưởng chu vi thân của hoa Tulip thí nghiệm .... 41

Hình 4.4

Hiệu quả kinh tế của hoa Tulip vụ đông xuân 2014 – 2015 tại
Thái Nguyên ............................................................................... 49


iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CT

: Công thức

Đ/c


: Đối chứng

ĐH

: Đại học



: Cao đẳng


v
MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề.................................................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài .................................................................. 2
1.2.1. Mục đích.................................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu .................................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa đề tài ............................................................................................. 2
1.3.1. Ý nghĩa trong công tác học tập và nghiên cứu khoa học ........................ 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa ............................................................. 4
2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới...................................... 4
2.1.2. Sản xuất và tiêu thụ hoa ở Châu Á .......................................................... 7
2.1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa ở Việt Nam ...................................... 9
2.2. Tình hình nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ hoa Tulip ............................. 13
2.2.1. Tình hình nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ hoa Tulip trên thế giới ...... 13
2.3 Tình hình nghiên cứu về cây Tulip trên Thế giới và Việt Nam ................... 16
2.3.1. Tình hình nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ hoa Tulip ở Việt Nam....... 16

2.4. Nguồn gốc, phân loại và một số đặc điểm chính của cây hoa Tulip ....... 18
2.4.1. Phân loại thực vật học ........................................................................... 18
2.4.2. Nguồn gốc cây hoa Tulip ...................................................................... 20
2.4.3. Đặc điểm thực vật học của cây hoa Tulip ............................................. 21
2.4.4. Yêu cầu sinh thái của cây hoa Tulip ..................................................... 23
2.4.5. Kết quả nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật trồng hoa Tulip ..................... 25
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 30
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 30
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 30


vi
3.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 30
3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm và các công thức thí nghiệm ............... 30
3.4. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ............................................................ 31
3.5. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 32
Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 33
4.1. Đặc điểm hình thái của các giống hoa tham gia thí nghiệm .................... 33
4.2. Khả năng mọc mầm của các giống hoa tham gia thí nghiệm ........................ 34
4.3. Khả năng sinh trưởng và phát triển của hoa ............................................ 35
4.3.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây ....................................................... 35
4.3.2. Động thái ra lá của các giống Tulip tham gia thí nghiệm ........................ 38
4.3.3. Động thái tăng trưởng chu vi thân ........................................................... 40
4.3.4. Khả năng ra hoa của các giống hoa Tulip ............................................... 42
4.4. Đánh giá năng suất và chất lượng của hoa ............................................... 46
4.5. Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế ................................................................ 49
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 51
5.1. Kết luận...................................................................................................... 51
5.2. Đề nghị....................................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO



1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Nói đến hoa là chúng ta nghĩ đến một cái gì đó đẹp đẽ, thuần khiết. Từ
xa xưa hoa đã gắn bó với đời sống con người. Trên thế giới, mỗi loài hoa lại
mang một bản sắc riêng đặc trưng cho dân tộc: Hoa Tulip gắn liền với đất
nước Hà Lan, hoa anh đào gắn liền với đất nước Nhật Bản, hoa hồng gắn liền
với đất nước Pháp, hoa phong lan gắn liền với đất nước Thái Lan … Mỗi một
loài hoa ẩn chứa một vẻ đẹp, sức quyến rũ riêng: Hoa Tulip được coi là nàng
xuân kiều diễm, là vẻ đẹp huy hoàng trước phong ba bão táp, kiêu sa mà dịu
dàng đằm thắm. Hoa phong lan là một loài hoa quý phái, hoa của bậc vua
chúa vương giả mang vẻ đẹp thanh cao. Hoa thủy tiên là nàng tiên nước, nàng
hoa tiên nơi thủy cung, không nhan sắc lòe loẹt, rực rỡ nhung lại mảnh mai,
trinh khiết, thùy mị, đầy vẻ quý phái.
Tulip hay còn được gọi với tên “ Uất Kim Hương” là loài hoa thuộc
giới Plantae, ngành Magnoliophyta, Liliopsida, bộ Liliaes, họ Liliaceae, chi
Tulipa. Tulip là một loài hoa đẹp với nhiều màu sắc khác nhau, mỗi màu sắc
lại mang một ý nghĩa riêng về tình yêu đôi lứa.
Hoa Tulip có nhiều màu , hoa nổi hình kim hoặc hình chén, bông to và rất
đẹp, hoa bọc sáu cánh, chia làm ra hai hàng trong ngoài; hoa có nhiều màu sắc
khác nhau và hương thơm ngào ngạt, bên ngoài hoa giống như hoa sen, lại
giống hoa Mẫu đơn. Trong thế giới các loài hoa chắc không có loài hoa nào
so bì được với màu sắc kỳ diệu của hoa Tulip.
Vì vậy mà hoa Tulip được ưa chuộng ở nhiều vùng khác nhau trên thế
giới, chúng mau chóng được ưa thích tại Châu Âu. Nó đã trở thành một mặt
hàng thương mại có giá trị kinh tế rất cao và được gieo trồng ở nhiều quốc
gia, đặc biết là Hà Lan. Hiện nay, Tulip đã được đưa về Việt Nam tuy nhiên

mới chỉ được trồng nhiều ở một số vùng như Mộc Châu, Đà Lạt… Gần đây,


2
người ta nhận thấy rằng Thái Nguyên vào mùa đông có thời tiết, nhiệt độ
mang nhiều điểm tương đồng với đặc tính sinh trưởng của hoa Tulip nên cũng
đã được mang ra trồng thử nghiệm một số loài, bước đầu đã cho kết quả tốt
đẹp. Tuy nhiên kết quả này chỉ mang tính định tính chưa có cơ sở khoa học
chắc chắn, đến nay cũng chưa có nhiều nghiên cứu về hoa Tulip ở Việt Nam
Với khí hậu đặc trưng là nhiệt đới nóng ẩm thì việc trồng và sản xuất
hoa Tulip quả là một thách thức lớn đối với Việt Nam nói chung và Thái
Nguyên nói riêng. Do đó được sự nhất trí của khoa Nông học và Bộ môn RauHoa- Quả, chúng tôi thực hiện đề tài “So sánh khả năng sinh trưởng và phát
triển của một số giống hoa Tulip nhập nội trồng tại Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống hoa
Tulip nhập nội nhằm tìm ra giống phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh
Thái Nguyên.
1.2.2. Yêu cầu
- Mô tả đặc điểm hình thái của các giống hoa tham gia thí nghiệm
- Khả năng sinh trưởng và phát triển của hoa
- Đánh giá năng suất và chất lượng của hoa
- Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế
1.3. Ý nghĩa đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong công tác học tập và nghiên cứu khoa học
- Nghiên cứu khoa học, đúc rút kinh nghiệm và củng cố những kiến
thức lý thuyết đã học.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học có
giá trị làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về cây hoa Tulip trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên.



3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Sự phù hợp của các giống hoa Tulip với điều kiện sinh thái của tỉnh
Thái Nguyên sẽ góp phần đa dạng hóa các chủng loại hoa của tỉnh Thái
Nguyên, từ đó nâng cao thu nhập và hiệu quả kinh tế, đáp ứng yêu cầu của
ngành sản xuất hoa.


4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa
2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới
Song song với sự phát triển của các ngành công nghiệp, ngành sản xuất
hoa, cây cảnh trên thế giới đang phát triển một cách mạnh mẽ và đã trở thành
một ngành thương mại cao. Sản xuất hoa cây cảnh để mang lại lợi ích to lớn
cho nền kinh tế các nước trồng hoa. Theo báo cáo năm 2005 của FAO, giá trị,
sản lượng hoa cây cảnh của toàn thế giới năm 1995 đạt 45 tỷ USD, đến năm
2004 tăng lên 66 tỷ USD (tốc độ tăng bình quân năm 20%) trong đó giá trị
xuất khẩu đạt từ 20-50 tỷ USD/năm (theo Đặng Văn Đông và cs, 2003)[2].
Diện tích trồng hoa trên thế giới ngày càng mở rộng và không ngừng
tăng lên. Ba nước sản xuất hoa trên thế giới chiếm 50% sản lượng hoa thế
giới là Nhật Bản, Hà Lan, Mỹ.
Bảng 2.1. Diện tích trồng hoa ở một số vùng trên thế giới năm 2004
Diện tích (ha)
Châu Âu
54815
Nam Mỹ

45980
Châu Á- Thái Bình Dương
244263
Tổng thế giới
400000
(AIPA- Union Fleurs, 2004)[11]
Vùng

Bảng 2.1 cho thấy Châu Á Thái Bình Dương có diện tích trồng trọt
năm 2004 lớn nhất là 244.263 ha, chiếm gần 60% diện tích toàn thế giới.
Trong đó Trung Quốc và Ấn Độ có diện tích trồng hoa lớn nhất toàn khu vực
và so với các nước trên thế giới là 122.581 ha (50% so với khu vực và 30,6%
so với thế giới) và 106.477 ha (43,6% so với diện tích khu vực và 26,62% so
với diện tích toàn thế giới).


5
Bảng 2.2. Tình hình nhập khẩu hoa của một số nƣớc trên thế giới
năm 2002
Nƣớc

TT

Tỷ lệ (%)

Loại hoa

1

Đức


36,0

Phăng, cúc, hồng, layơn, lan …

2

Mỹ

21,9

Phăng, cúc, hồng

3

Pháp

7,4

Phăng, hồng, layơn, đồng tiền

4

Anh

7,0

Phăng, cúc, hồng, layơn, đồng tiền

5


Thụy Điển

4,9

Phăng, cúc, hồng

6

Hà Lan

4,0

Hồng, layơn, lan …

7

Italia

2,9

Cúc, hồng, layơn, đồng tiền

8

Các nước khác

15,9

(Nguồn : Nguyễn Xuân Linh, 2002) [4]

Bảng 2.3. Tình hình xuất khẩu hoa của một số nƣớc trên thế giới
năm 2002
TT

Nƣớc

Tỷ lệ (%)

Loại hoa

1

Hà Lan

64,8

Lily, hồng, layơn, đồng tiền, phăng

2

Colombia

12,0

Cúc, hồng, layơn, đồng tiền

3

Israel


5,7

Phăng, hồng, đồng tiền

4

Italia

5,0

Phăng, hồng

5

Tây Ban Nha

1,9

Phăng, hồng

6

Thái Lan

1,6

Phăng, phong lan …

7


Kenya

1,1

Phăng, hồng, đồng tiền

8

Các nước khác

7,9

(Nguồn : Nguyễn Xuân Linh, 2002) [4]


6
Xuất khẩu toàn cầu hoa cây cảnh dừng lại ở giá trị 12,39 tỉ USD vào
năm 2004, tăng 137,5% so với năm 2002. Trong đó hoa tươi cắt cành và lá
cành trang trí chiếm 48,2% (5,97 tỉ USD) tồng giá trị hoa cây cảnh xuất khẩu
năm 2004. Xuất khẩu củ giống hoa cắt và cây đạt giá trị 6,42 tỉ USD (51,8%)
. Các vùng phát triển là Mỹ, Châu Âu và Châu Á đã chiếm hơn 90% giá trị
cây hoa cây cảnh xuất khẩu trên toàn thế giới. Hà Lan là nước tiếp tục đứng
đầu thế giới về xuất khẩu hoa cây cảnh. Nó có giá trị khoảng 5,27 tỉ USD
(51,8%) so với toàn thế giới (Floricuture, 2009) [14].
Bảng 2.4. Giá trị xuất khẩu hoa của một số nƣớc trên thế giới năm 2003
Các quốc gia nhập khẩu (triệu EUR)

Quốc gia
EU


Hà Lan

Đức

Pháp

Ý

UK

Hà Lan

2.061

-

652

358

123

621

Kenya

208

135


15

3

1

51

Côlômbia

94

21

10

1

0

44

Ecuador

71

35

13


3

7

2

Thái Lan

16

2

1

0

12

0

Các nước khác

450

256

40

32


10

67

Tổng

2.901

439

731

396

152

785

(Source: AIPH, 2004) [11]
Bảng 2.4 cho thấy EU là thị trường nhập khẩu hoa lớn nhất đạt 2.901
triệu EUR, đồng thời ta cũng thấy được Hà Lan là nước xuất khẩu hoa cắt lớn
nhất vào các thị trường khác.
Giá trị xuất nhập khẩu hoa và cây cảnh của thế giới hàng năm. Năm
1996 là 7,5 tỷ đô la, trong đó từ thị trường hoa của Hà Lan chiếm gần 50%.
Sau đó đến các nước Columbia, Italia, Đan Mạch, Mỹ, Bỉ, Israel, Australia,


7
Đức, Canada, Pháp, Tây Ban Nha, Kênia, Ecuado … mỗi nước trên 100 triệu
USD (Nguyễn Xuân Linh, 2002) [4].

Đến năm 2004 thì giá trị nhập khẩu hoa của thế giới là 12,61 tỉ USD tăng
163,89% so với năm 2000, trong đó Đức là quốc gia nhập khẩu hoa lớn nhất
với giá trị là 2,231 triệu USD (18%) tiếp đó là Mỹ 1,607 triệu USD (13%),
United Kingdom 1,604 triệu USD (13%), và Pháp là 1,254 triệu USD (10%).
Năm 2004,thế giới nhập khẩu hoa cắt và lá cảnh là khoảng 6,40 tỉ USD còn
giá trị nhập khẩu cây là 6,21 tỉ USD năm 2004 (Floricuture, 2009) [14].
Sản xuất hoa thế giới phát triển mạnh mẽ ở các nước Châu Á, Châu Phi, Châu
Mỹ. Hướng sản xuất hoa trên thế giới là tăng năng suất hoa, giảm chi phí lao
động, giảm giá thành hoa. Mục tiêu sản xuất hoa cần hướng tới là giống hoa
đẹp tươi, chất lượng cao và giá thành thấp [2].
2.1.2. Sản xuất và tiêu thụ hoa ở Châu Á
Châu Á có 134.000 ha trồng hoa chiếm 60% diện tích trồng hoa thế
giới nhưng diện tích trồng hoa thương mại nhỏ. Tỷ lệ thị trường hoa chiếm
20% thị trường hoa thế giới. Nguyên nhân là do các nước Châu Á có phần lớn
diện tích hoa trồng trong điều kiện tự nhiên và chủ yếu phục vụ cho nhu cầu
nội địa [5].
Trong đó các nước có diện tích trồng hoa lớn là Trung Quốc (sản lượng
đạt 2 tỷ cành/năm 2000) với các loại hoa chính như hoa hồng, cúc, phăng,
layơn, đồng tiền; Ấn Độ 65.000 ha (giá trị đạt 2050 triệu R.S/năm); Thái Lan
5.452 ha (sản lượng 1.667 cành/năm); Việt Nam 3.500 ha [1].
Tình hình sản xuất hoa ở các nước Châu Á được thể hiện qua bảng sau:


8
Bảng 2.5: Tình hình sản xuất hoa ở các nƣớc Châu Á năm 2000
Sản lƣợng
giá trị/năm

Các loại hoa chính


Trung Quốc

2 tỷ
cành/năm

Hồng, phăng, cúc, layơn,
đồng tiền

2

Ấn Độ

65.000

2.050 triệu
RS/năm

Anthurium, huệ gysophila,
cúc xuxi, nhài, hồng, lan, các
loại hoa ôn đới

3

Malaysia

1.218

3.370 triệu
RM/năm


Phăng, hồng, static, cúc huệ,
gysophila

4

Srilanka

500

5

Thái Lan

5.425

6

Việt Nam

3.500

7

Philippin

Layơn, heliconia

8

Inđônêsia


Lan, hồng, huệ, nhài

STT

Tên nƣớc

1

Diện tích
(ha)

Hồng, phăng, static, cúc huệ,
gysophila
1.667 triệu
cành/năm

Lan, hồng, cúc, phăng, nhài
Lan, anthurium, hồng

(Nguồn: Nguyễn Xuân Linh, 2002) [4]
Các loài được trồng ở Châu Á chủ yếu 2 nhóm giống hoa có nguồn gốc
nhiệt đới và ôn đới. Nhóm giống hoa có nguồn gốc nhiệt đới gồm các loài hoa
lan (Orchidacea), hoa đồng tiền (Gerbera) … Nhóm có nguồn gôc từ ôn đới
như hoa hồng (Rosa sp.), cúc (Chrysanthemum sp.), layơn (Gladiolus), huệ …
Đặc biệt hoa lan là sản phẩm hoa nhiệt đới, đặc sản hoa Châu Á được thị
trường Châu Âu và Châu Mỹ ưa chuộng.


9

Sản xuất hoa ở Châu Á là một tiềm năng quan trọng thúc đẩy nghề
trồng hoa phát triển trong tương lai. Tuy nhiên hiện nay sự phát triển hoa ở
các nước Châu Á gặp các điều kiện thuận lợi và khó khăn như sau:
Điều kiện thuận lợi của sản xuất hoa các nước Châu Á:
+ Có nguồn gen cây phong phú và đa dạng.
+ Khí hậu nhiệt đới, đất đai phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển
của nhiều loại hoa.
+ Nguồn lao động dồi dào, giá nhân công thấp.
+ Chính phủ đầu tư, khuyến khích phát triển nghề trồng hoa.
+ Đời sống con người ngày càng được nâng cao, nhu cầu hoa tươi ngày
càng lớn.
Bên cạnh những thuận lợi bên nghề trồng hoa Châu Á còn gặp phải nhiều
những khó khăn, hạn chế. Các mặt hạn chế trong sản xuất hoa các nước Châu Á:
+ Thiếu giống hoa đẹp, chất lượng cao, giống hoa thường phải nhập từ
bên ngoài.
+ Chưa đủ kỹ thuật sản xuất hoa thương mại.
+ Vốn đầu tư cao, vay vốn với lãi suất cao.
+ Cơ sở hạ tầng cho sản xuất, bảo quản, vận chuyển còn thiếu.
+ Thông tin về thị trường chưa đầy đủ.
+ Thiếu vốn đầu tư cho nghiên cứu, đào tạo cán bộ.
+ Thuế cao, sự kiểm dịch khắt khe của các nước nhập khẩu hoa.
2.1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa ở Việt Nam
Việt Nam có diện tích đất tự nhiên là 33 triệu ha, trong đó diện tích đất
trồng hoa hạn chế, chỉ chiếm khoảng 0,02% diện tích đất trồng trọt. Diện tích
hoa tập chung ở các vùng trồng hoa truyền thống như Ngọc Hà, Quảng An,
Nhật Tân, Tây Tựu (Hà Nội), Đằng Hải, Đằng Lâm (Hải Phòng), Hoành Bồ,


10
Hạ Long (Quảng Ninh), Triệu Sơn, Thị xã Thanh Hóa (Thanh Hóa), Gò Vấp,

Đà Lạt (Lâm Đồng) … với diện tích trồng hoa khoảng 3500 ha [2].
Điều kiện tự nhiên, khí hậu ở Việt Nam cũng rất thuận lợi để có thể trồng được
nhiều loại hoa và cây cảnh. Sản phẩm hoa và cây cảnh có vai trò quan trọng
trong cuộc sống khi thu nhập và nhu cầu thẩm mỹ của người dân ngày càng cao.
Thị trường trong nước rộng lớn và phong phú, bên cạnh đó tiềm năng xuất khẩu
cũng đầy hứa hẹn, hoa và cây cảnh Việt Nam nếu được tổ chức tốt từ khâu sản
xuất, quảng bá đến tiêu thụ sẽ tạo tiềm lực kinh tế lớn cho ngành sản xuất nông
nghiệp Việt Nam trong tiến trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Nếu như trước
những năm 1995, nước ta chủ yếu sử dụng những loại hoa, cây cảnh truyền
thống như quất, đào, mai, hoa cúc, lay-ơn, thược dược, thì trong những năm trở
lại đây một số chủng loại hoa, cây cảnh mới, cao cấp đã dần được chú trọng và
đang có xu hướng tăng dần về số lượng và giá trị. Có sự thay đổi nói trên là do
nhu cầu của người tiêu dùng luôn hướng đến những chủng loại cây hoa, cây
cảnh mới lạ có chất lượng cao (màu sắc đẹp, độ bền lâu, có hương thơm…),
được nhập từ nước ngoài bằng nhiều con đường khác nhau.
Bảng 2.6: Tình hình sản xuất hoa, cây cảnh của Việt Nam
giai đoạn 2000-2011
Chỉ tiêu
Tổng diện tích (ha)
Giá trị sản lượng (Tr.đ)

Năm 2000

Năm 2005 Năm 2008

Năm 2011

6.800

11.200


12.600

16.200

950.000

1.960.000

4.410.000

6.800.000

Giá trị thu nhập TB
140
275
350
(Tr.đ/ha/năm)
Mức tăng diện tích so với
1,0
2,1
1,9
2000 (lần)
Mức tăng giá trị sản
1,0
2,0
4,6
lượng so với 2000 (lần)
Trịnh Khắc Quang, (2010), [7]


420
2,4
7,2


11
Sản xuất hoa cành của Việt Nam tập trung ở các đô thị lớn như Hà Nội,
Hải Phòng, Lâm Đồng… Thành phố Hà Nội và một số vùng lân cận trồng hoa
hồng, cúc, đào, lay ơn, cẩm chướng; thị trấn Sapa (Lào Cai) là nơi có tiềm
năng trồng hoa xuất khẩu vì có khí hậu lạnh nhưng quy mô nhỏ. Khu vực
miền Trung mới bắt đầu sản xuất hoa cắt nhưng chủ yếu phục vụ thị trường
tại chỗ. Các tỉnh Nam bộ tập trung sản xuất hoa nhưng chủ yếu là các loại hoa
vùng nhiệt đới. Tỉnh Lâm Đồng, nơi được mệnh danh là xứ sở của các loài
hoa, có diện tích trồng hoa 1.100 ha với sản lượng không dưới 800 triệu cành
mỗi năm nhưng xuất khẩu vẫn chưa mạnh. Theo Bộ Công Thương, hiện nay,
thị trường xuất khẩu hoa tươi của Việt Nam chủ yếu là Trung Quốc, Nhật
Bản, Singapore, Australia và Arập Xêút. Xuất khẩu hoa của các nước Đông
Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng thường gặp nhiều khó khăn khi thâm
nhập thị trường Bắc Mỹ, Trung Âu vì hai thị trường này chủ yếu nhập hoa từ
các nước Nam Mỹ, Trung Mỹ và các nước 23 Nam Âu. Ngoài những yếu tố
khắt khe về kỹ thuật, vị trí địa lý làm tăng chi phí vận chuyển cũng là điều bất
lợi cho xuất khẩu hoa Việt Nam. Theo Bộ Công Thương, mục tiêu xuất khẩu
hoa của Việt Nam trong thời gian tiếp theo sẽ là hướng tới mở rộng các thị
trường đã có ở Châu Á vì thuận lợi khi xuất khẩu hoa sang thị trường này là
khoảng cách địa lý không xa, chi phí vận chuyển thấp, bảo quản dễ dàng và
tìm kiếm khách hàng dựa vào mối quan hệ thương mại sẵn có, còn mục tiêu
lâu dài là mở rộng thị trường sang các nước Bắc Mỹ như Canada, Mỹ và các
nước Trung Âu . Ngoài ra, để phát triển thị trường hoa tươi, người trồng hoa nên
áp dụng khoa học - kỹ thuật tiên tiến vào tất cả các khâu sản xuất, xúc tiến
thương mại, bán hàng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng và giảm

giá thành sản phẩm. Đồng thời tiếp tục đa dạng hóa các vùng miền trồng hoa phù
hợp với điều kiện về địa lý, khí hậu, và thị trường của từng loại hoa.
Về cơ cấu chủng loại hoa, cây cảnh ở Việt Nam: Trước năm 1995, Việt
Nam chủ yếu sử dụng những loại hoa, cây cảnh truyền thống, thông dụng
như quất, đào, mai, hồng, cúc, thược dược, layơn, huệ … Những năm gần đây


12
một số chủng loại hoa, cây cảnh mới, cao cấp đã dần được chú trọng và đang
có xu hướng tăng dần về số lượng và giá trị. Bảng 2.8 dưới đây thể hiện được
sự thay đổi đó.
Bảng 2.7: Cơ cấu số lƣợng, chùng loại hoa ở Việt Nam qua các năm (%)
Chủng loại

Năm 1995

Năm 2000

Năm 2005

I. Cây cảnh

100

100

100

1. Đào


25

24

22

2. Quất

32

32

30

3. Mai

24

23

22

4. Cây cảnh khác

19

21

26


II. Cây hoa

100

100

100

1. Hồng

25

24

22

2. Cúc

24

23

21

3. Layơn

15

14


14

4. Thược dược

6

4

2

5. Huệ

11

11

10

6. Đồng tiền

5

7

9

7. Lily

2


3

5

8. Cẩm chướng

3

3

3

9. Lan

2

3

4

10. Hoa khác

7

8

10

(Nguồn: Viện nghiên cứu rau quả năm 2006)[7]
Hiện nay vấn đề quan tâm không chỉ đảm bảo mục tiêu về diện tích

trồng hoa, mà còn là chất lượng và hiệu quả bền vững, cần phải đa dạng hóa
các loại hoa phục vụ nhu cầu trong nước, mặt khác, chú trọng các loại hoa
chất lượng cao phục vụ xuất khẩu.


13
2.2. Tình hình nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ hoa Tulip
2.2.1. Tình hình nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ hoa Tulip trên thế giới
* Tình hình nghiên cứu
Từ khi hoa Tulip xuất hiện và trở thành cây trồng thương mại đã có rất
nhiều các tài liệu nghiên cứu về loài hoa đẹp này . Trước tiên phải kể đến sự
phân loại thực vật học bởi Hall (1940) dựa trên đặc điểm hình thái học và tế
bào học . Sau đó, Botschantzeva (1982) đã xuất luận án toàn diện về hình thái
học và di truyền học tế bào, vượt qua dữ liệu đó , dữ liệu về phân bố địa lý đã
được đề xuât bởi Van Raamsdonk và các cộng sự (1997). Theo những phân
tích của họ thì chi Tulip bao gồm 55 loài phân bố trong 2 phái nhỏ là Tulip
gesneriana , loài mà được liên hệ ở các vườn hoa Tulip , là loài được trồng
trọt nhiều nhất (Benschop M.) [13]
Ngoài ra sản xuất hạt phấn hoa 2n cũng đã được báo cáo ở Nhật Bản
bởi Okazaki (2005). Các chương trình mở rộng cũng được phát triển để điều
tra tính khả thi của lai tạo và chọn giống với những đặc điểm để điều tra tính
khả thi của 25 lai tạo và chọn giống với những đặc điểm quan trọng cho
những người trồng và sản xuất củ giống hoa . Đặc biệt những nỗ lực được đặt
vào tính kháng bệnh , chủ yếu là nấm và các virut phá vỡ Tulip (TBV) .
Nghiên cứu cũng đề cập đến các khía cạnh khác , bao gồm cả việc truyền tải
các đặc điểm , sự phát triển các xét nghiệm sàng lọc cho việc lựa chọn kiểu
gen kháng và đánh giá đặc điểm của các giống thương mại (Van Eijk và
Leegwater 1975).
* Tình hình sản xuất và tiêu thụ
Tình hình sản xuất của hoa giống trên thế giới, nhập khẩu và sử dụng

hoa cắt cành, hoa phát triển từ củ hoa Tulip và hoa huệ hiện nay chiếm một vị
trí rất xác định. Tình hình sản xuất của Tulip diễn ra trong một số 15 quốc gia
trên toàn thế giới với diện tích sản xuất lớn nhất ở Hà Lan là 10.800 ha (chiếm


14
88%), 5 quốc gia tiếp theo chính là Nhật Bản (300 ha, 2,5%), Pháp (293 ha,
2,4%), Ba Lan (200 ha, 1,6%), Đức (155 ha, 1,3%) và New Zealand (122 ha,
1%). Các quốc gia và vị trí được thể hiện ở bảng dưới:
Bảng 2.8: Câc quốc gia sản xuất nhiều củ giống hoa Tulip và củ giống
hoa Lily trên thế giới (2002-2003)
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

Diện tích trồng hoa
Tulip (ha)

Hà Lan
10.800
Nhật Bản
300
Pháp
293
Mỹ
280
Ba Lan
200
Đức
155
New Zealand
122
Áutralia
70
Đan Mạch
56
Vương quốc Anh
50
Israel
50
Chile
35
Argentian
22
Nam Phi
20
Trung Quốc
10

Tổng số
12.463
(Nguồn Buschman, 2005)
Các quốc gia

Diện tích trồng hoa
lily (ha)
4.280
189
401
170
110
25
100
205
20
100
5.600

Bảng 2.8 cho ta thấy: quốc gia sản xuất hoa Tulip lớn nhất là Hà Lan
với diện tích là 10.800 ha, chiếm 88% diện tích trồng hoa Tulip trên toàn thế
giới. Củ hoa Tulip còn được sản xuất ở 14 quốc gia khác, đứng đầu là Nhật
Bản, Pháp và Ba Lan. Hầu hết các quốc gia này chỉ sử dụng củ giống cho sản
xuất hoa của đất nước và một phần bán khô ( thông qua các cửa hàng bán lẻ
đến tay người tiêu dùng để sử dụng cho các khu vườn ).


15
Bảng 2.9: Giá trị tiêu thụ củ giống và hoa Tulip cắt cành ở một số quốc
gia trên thế giới 2004

STT

Các quốc gia

Củ giống

Hoa cắt cành

(triệu USD)

(triệu USD)

1

Hà Lan

1.320

1.300

2

EU

1.900

630

3


Ngoài EU

1.100

370

4

Mỹ

441

147

5

Nhật Bản

238

90

6

Canada

95

48


7

NaUy

79

60

8

Ba Lan

57

29

9

Thụy Sĩ

36

12

10

Australia

30


15

11

Nga

30

8

12

Trung Quốc

28

14

13

Hàn Quốc

12

11

4.320

2.300


Tổng số

(Nguồn Buschaman, 2005)
Bảng 2.9 cho thấy: hầu hết các quốc gia này sử dụng củ giống để xuất
hoa phục vụ nhu cầu nội địa. Ngoại trừ Hà Lan, Pháp, New Zealand, Úc và
Chile còn phục vụ nhu cầu xuất khẩu. Hà Lan sản xuất 4,32 tỷ củ Tulip, trong
đó 2,3 tỷ củ (53%) được sử dụng làm vật liệu khởi đầu cho việc trồng hoa cắt
cành. Không ít hơn 1,3 tỷ củ trong số này (57%) được trồng để phục vụ nhu
cầu trong nước. Phần còn lại được xuất khẩu sang các nước trong EU (0,63 tỷ


16
củ) và ngoài EU (0,37 tỷ củ). Những nhập khẩu ngoài EU là Nhật Bản với
179 triệu củ, Mỹ với 147 triệu củ, NaUy với 60 triệu củ và Canada với 48
triệu củ.
Tuy nhiên hiện nay đang có dấu hiệu suy giảm. Dưới đây là bảng diện
tích trồng hoa Tulip ở Hà Lan qua 3 giai đoạn (2003-2004 ; 2004-2005 ;
2007-2008).
Bảng 2.10: Diện tích trồng hoa Tulip một số giai đoạn gần đây
Giai đoạn

2003-2004

2004-2005

2007-2008

Diện tích trồng hoa

10.982


10.034

9.885

Nguồn: PT/BKD năm 2008
Ở Hà Lan 1778 giống được trồng trong sản xuất củ giống thương mại
trong suốt giai đoạn 2006-2007 [13].
Tuy nhiên chỉ 18 giống được trồng với diện tích hơn 100 ha và những giống
này chiếm khoảng 31% tổng diện tích (3.240 ha trong tổng số 10.071 ha).
Còn lại thì được trồng với diện tích nhỏ hơn.
2.3 Tình hình nghiên cứu về cây Tulip trên Thế giới và Việt Nam
2.3.1. Tình hình nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ hoa Tulip ở Việt Nam
* Tình hình nghiên cứu
Ở Việt Nam hiện nay chưa có tài liệu chính thức nào nghiên cứu về hoa
Tulip, chỉ gồm những bài viết giới thiệu sơ bộ hoặc kinh nghiệm cá nhân
trong việc trồng trọt và chăm sóc. Nổi bật là một đề tài thảo luận của một
nhóm sinh viên trường đại học Nông nghiệp I Hà Nội. Bài thảo luận này sưu
tầm được những tài liệu về nguồn gốc, sự lan truyền, đặc điểm thực vật học,
yêu cầu ngoại cảnh và một số biện pháp kỹ thuật trồng trọt hoa Tulip… Ngoài
ra trong chương trình “ Cùng nông dân bàn cách làm giàu” phát sóng trên
VCTV 6 ngày 1/1/2010. Qua cuộc trao đổi với anh Phạm Ngọc Tuấn, Giám
đốc công ty Hoa nhiệt đới – Mộc Châu – Sơn La – là người thành công từ mô


17
hình trồng hoa Tulip, chương trình cung cấp những thông tin từ việc chọn hạt
giống, vấn đề phân bón, thổ nhưỡng, khí hậu và những trải nghiệm từ bài học
thất bại trong quá trình trồng hoa.
Theo Tạ Thị Huệ (2011) [3], đưa ra kết luận:

-Trong 4 giống Tulip (Strong Gold, Ile De France, Leen Vander Mark,
DHI Set Chrismas Dream) cho thấy giống Strong Gold có khả năng sinh
trưởng mạnh nhất về chiều cao cây đạt 55,87cm và chu vi thân đạt 2,67 cm.
Cây cao mập khỏe, đảm bảo cho hoa có chất lượng cao. Các giống Tulip khác
có động thái tăng trưởng yếu hơn.
-Về chất lượng hoa: Độ bền tự nhiên và độ bền cắt cắm của giống
Strong Gold đạt 12,84 ngày và 8,43 ngày, bền nhất so với 4 giống Tulip tham
gia thí nghiệm, có sự sai khác chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%, giống Set
Chrismas Dream có chất lượng và độ bền thấp nhất.
-Về năng suất: Giống Strong Gold và giống Ile De France có năng suất
thực thu cao nhất, tỉ lệ cành hữu hiệu đạt 92%, tuy nhiên về hiệu quả kinh tế,
27 giống Strong Gold có lãi thuần cao nhất so với 3 giống còn lại đạt 22,360
triệu/ 100m2 /vụ.
Theo Lê Thị Phượng (2011) [6], đã đưa ra kết luận:
Việc trồng Tulip có thể áp dụng phương pháp trồng cây theo 2 giai
đoạn, trong đó giai đoạn 1 trồng cây trong kho lạnh ở nhiệt độ 12 – 13°C, thời
gian 15 ngày. Sau đó mới trồng ra ngoài nhà lưới.
* Tình hình sản xuất và tiêu thụ
Ở nước ta hoa Tulip tuy đã được trồng ở một số nơi, loài hoa này vẫn
chưa thực sự phổ biến vì nhiều hạn chế của điều kiện tự nhiên và kỹ thuật.
Hoa Tulip xuất hiện ở nước ta từ mùa xuân năm 1996 do công ty hoa Đà Lạt
Hasfarm cung cấp. Càng ngày hoa Tulip càng có sự đa dạng về chủng loại và
dần dần được biết đến. Ở Việt Nam hiện nay có 2 nơi sản xuất hoa Tulip lớn
nhất là Đà Lạt Hasfarm ở Đà Lạt – Lâm Đồng và công ty hoa Nhiệt Đới ở


×