Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

TỐ TỤNG TRỌNG TÀI VÀ HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.17 KB, 24 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

…………..o0o…………..

BÁO CÁO MÔN LUẬT KINH TẾ 2

GVHD: Th.s VÕ TRUNG HẬU
SVTT: Nhóm 4
Bình Dương ngày 25 tháng 10 năm 2016

1


Danh sách nhóm 4
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

Võ Ngọc Rin
Trần Thị Tuyết Nhung
Lê Kim Phượng
Trần Thị Phương Nhung
Nguyễn Kim Sen
Nguyễn Thông Quang


Nguyễn Tuấn Sĩ
Lâm Bảo Nhi
Phạm Thị Sáu

10.Bùi Thị Hồng Nụ
11. Trần Thu Phương
12. Lê Thị Hồng Thơm
13. Nguyễn Hữu Tài
14. Hoàng Thị Kim Ngân
15. Nguyễn Thị Thảo Nguyên

MỤC LỤC
III. TỐ TỤNG TRỌNG TÀI ………………………………………… Trang 4
3.1. Khởi kiện tại trọng tài. …………………………………….. Trang 4
2


3.2 Thành lập Hội đồng trọng tài và thay đổi Trọng tài viên. … Trang 6
3.3. Phiên họp giải quyết tranh chấp……………………………

Trang 11

3.4. Thương lượng, hòa giải trong tố tụng trọng tài . ………….

Trang 12

3.5 Đình chỉ giải quyết tranhh chấp. ……………………………

Trang 13


3.6 Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. …………………….

Trang 14

3.7 Phán quyết trọng tài. ………………………………………..

Trang 17

IV. HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI. ……………………………

Trang 21

4.1 căn cứ để hủy phán quyết trọng tài. ………………………..

Trang 21

4.2 quyền yêu cầu hủy quyết định trọng tài và nghĩa vụ chứng minh.
……………………………………………………………………….
Trang 22
4.3 Phạm vi xem xét của tòa án…………………………………

Trang 22

4.4 Hậu quả của việc hủy phán quyết trọng tài………………..

Trang 23

V. THI HÀNH PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI………………………

Trang 24


III. TỐ TỤNG TRỌNG TÀI
Điều 2 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định 3 nhóm vụ việc thuộc thẩm
quyền giải quyết của trọng tài thương mại như sau:
3


Thứ nhất, “tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại”. Tranh
chấp này đòi hỏi các bên trong tranh chấp đều phải có hoạt động thương mại, mà
tiêu chí nhận diện hoạt động thương mại theo Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại
2005 là mục đích sinh lời.
Thứ hai, “tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó có ít nhất một bên có hoạt
động thương mại”. Với quy định này, chỉ cần một bên trong tranh chấp có hoạt
động thương mại, bên còn lại có thể tham gia quan hệ với các mục đích phi lợi
nhuận như tiêu dùng, nhu cầu cá nhân…
Thứ ba, “tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định phải giải quyết
bằng trọng tài”. Trong trường hợp này, tiêu chí hoạt động thương mại thậm chí
còn không được đặt ra, mà chỉ cần trong pháp luật chuyên ngành có quy định tranh
chấp có thể giải quyết bằng trọng tài thương mại.
3.1. Khởi kiện tại trọng tài
3.1.1 Khởi kiện
Theo quy định tải khoản 1 điều 30 Luật TTTM 2010, khởi kiện tại Trọng tài là việc
một bên tranh chấp làm đơn kiện gửi tới Trung tâm trọng tài trong trường hợp các
bên thỏa thuận Trọng tài quy chế hoặc các bên tranh chấp khác trong trường hợp
các bên thỏa thuận Trọng tài quy chế hoặc gửi cho các bên hoặc các bên tranh chấp
khác trong trường hợp các bên thỏa thuân Trọng tài vụ việc. Đơn kiện được bao
gồm các nội dung được quy định tại khoản 3 Điều 30 Luật TTTM 2010. Kèm theo
đơn khởi kiện, phải có thỏa thuận trọng tài, bản chính và bản sao các tài liệu có
liên quan.
Nội dung đơn khởi kiện

Tại khoản 2 Điều 30 Luật Trọng tài thương mại đã quy định:
“Đơn khởi kiện gồm có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

b) Tên, địa chỉ của các bên; tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có;
4


c) Tóm tắt nội dung vụ tranh chấp;
d) Cơ sở và chứng cứ khởi kiện, nếu có;
đ) Các yêu cầu cụ thể của nguyên đơn và giá trị vụ tranh chấp;
e) Tên, địa chỉ người được nguyên đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc đề nghị chỉ
định Trọng tài viên.”
Trong đơn khởi kiện, nguyên đơn phải nêu các yêu cầu cụ thể mà nguyên đơn
mong muốn được trọng tài giải quyết. Đây là một trong những nội dung rất quan
trọng, là điểm mấu chốt của đơn khởi kiện. Nếu đơn khởi kiện nêu được rõ ràng,
cụ thể yêu cầu của nguyên đơn bao nhiêu, sẽ là tiền đề quan trọng, tạo thuận lợi
cho tiến trình giải quyết vụ kiện.

3.1.2 Thời hiệu khởi kiên.
Theo quy định tại điều 33 Luật TTTM 2010 thì trừ trường hợp luật chuyên ngành
có quy định khác, thời hiệu khởi kiện theo thủ tục trọng tài là 2 năm, kể từ thời
điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Thời hạn 2 năm này hoặc thời điểm
khác theo quy định của luật chuyên ngành được tính đến thời điểm bắt đầu tố tụng
trọng tài như quy định tại điều 31 Luật TTTM 2010
“ Luật chuyên ngành” theo ý nghĩa quy định tại điều 33 Luật TTTM 2010 là bất kì
luật nào điều chỉnh hoạt động thương mại mà có quy định khác đi về thời hiệu so
với Luật TTTM 2010. Theo quy định tại Điều 319 LTM 2005 thì thời hiệu khởi
kiện ấp dụng với các canh chấp thương mại là hai năm, kể từ thời điểm quyền và
lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp các quy định tại điểm e khản 1 Điều

237 của Luật này. Như vậy, đối với tranh chấp
phát sinh từ hoạt động dịch vụ logistics có liên quan đến gia nhận hàng hóa thì thời
hiệu khởi kiện đói với yêu cầu chịu trách nhiệm về tổn thất đối với hàng hóa chỉ là
9 thàng kể từ thời điểm giao hàng.
Nếu thời hiệu khởi kiện đã kết thúc trước thời điểm tố tụng trọng tài bắt đầu thì
trọng tài phải từ chối giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp này, nấu Trọng tài
vẫn tiến hàng giải quyết tranh chấp thì phán quyết của trọng tài có thể bị tòa án hủy
5


theo yêu cầu của một bên dựa trên căn cứ “Thủ tục tố tụng trọng tài không phù
hợp với thỏa thuận của các bên hoặc trái với quy định của luật này”
3.2 Thành lập Hội đồng trọng tài và thay đổi Trọng tài viên.
Một đặc trưng của tố tụng trọng tài là các bên tranh chấp tự quyết định ai hoặc
những ai sẽ giải quyết những tranh chấp của họ. Và mặc dù Trọng tài viên phải độc
lâp, khách quan, vô tư và phải tuân thủ theo quy định của pháp luật cũng như phải
tuân thủ theo đạo đức nghề nghiệp, trong thực tiễn Trọng tài viên vẫn được coi là
người của bên trọng tài viên đó. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp tạo
niềm tin và phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và từ đó làm các bên
dễ dàng chấp nhân và sẵn sang thi hành các phán quyết của trọng tài hơn so với
bản án của tòa án.
3.2.1 Thành lập hội đồng trọng tài trung tâm trọng tài.
Theo quy định tại điều 40 Luật TTTM 2010 thì việc thành lập hội đồng trọng tài tại
Trung tâm trọng tài theo thỏa thuận của các bên hoặc quy tắc tố tụng của Trung
tâm trọng tài, chỉ khi các bên không thỏa thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của trung
tâm trọng tài không quy định khác thì mới áp dụng quy định tại điều này.
Tuy nhiên trên thực tế các Trung tâm trọng tài đều ban hành các Quy tắc tố tụng
riêng, bao gồm các quy định về thành lập Hội đồng trọng tài, nên việc thành lập
hội đồng trọng tài tại Trung tâm trọng tài sẽ theo các quy tắc tố tụng của các trung
tâm trọng tài đó. Như vậy, kể cả trường hợp các bên có thỏa thuận khác dưới dạng

“ Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”.
3.2.1.1 Thành lập Hội đồng trọng tài gồm ba Trọng tài viên.
Khi khởi kiên, nguyên đơn phải đồng thời chọn một trọng tài viên hoặc đề nghị
trung tâm trọng tài chỉ định trọng tài viên cho mình. Theo điểm e khản 2 điều 30
Luật TTTM 2010, việc chọn hoặc chỉ định trọng tài viên được thể hiện trong dơn
khởi kiện.
Còn bị đơn phải chọn trọng tài viên cho mình và báo cho Trung tâm trọng tài biết
hoặc đề nghị chủ tịch trung tâm trọng tài chỉ định trọng tài viên trong thời hạn 30
ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và yêu cầu chọn Trọng tài viên do
Trung tâm trọng tài gửi đến. Nếu bị đơn không chon trọng tài viên hoặc không đề
6


nghị chủ tịch trung tâm trọng tài chỉ định trọng tài viên, thì trong thời hạn 7 ngày,
kể từ ngày thời hạn 30 ngày nêu trên, Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng
tài viên cho bị đơn. Trường hợp vụ tranh chấp có nhiều bị đơn thì trong thời hạn
30 ngày, kể từ ngày nhân được đơn khởi kiện do trung tâm trọng tài gửi đến, các bị
đơn phải thống nhất chọn Trọng tài viên hoặc thống nhất yêu cầu chỉ định trọng
tài viên cho mình. Nếu các bị đơn không chọn được Trọng tài viên, thì trong thời
hạn 7 ngày, kể từ ngày hết thời hạn theo 30 ngày nêu trên, Chủ tịch trung tâm trọng
tài chỉ định trọng tài viên cho các bị đơn.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày trọng tài viên thứ hai được chọn hoặc được chỉ
định, các trọng tài viên này bầu trọng tài viên thứ ba. Hết thời hạn này mà viẹc bầu
không thực hiện được, thì trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày thời hạn 15 ngày nêu
trên, Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên thứ ba. Trong cả hai
trường hợp Trọng tài viên thứ ba này làm Chủ tịch Hội đồng trọng tài
3.2.1.2: Thành lập hội đồng trọng tài gồm một trọng tài viên duy nhất
-Theo khoản 4 điều 40 Luật TTTM 2010 thì trường hợp các bên thỏa thuận vụ
tranh chấp do một Trọng tài viên duy nhất giải quyết nhưng không chọn được
Trọng tài viên trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện,

thì theo yêu cầu của một hoặc các bên và trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận
được yêu cầu, Chủ tịch Trung tâm trọng tài sẽ chỉ định Trọng tài viên duy nhất.
-Trong trường hợp này thì trọng tài viên duy nhất cũng được xem duy nhất là Hội
đồng trọng tài và có đầy đủ các quyền hạn như Hội đồng trọng tài gồm nhiều trọng
tài viên.
3.2.2. Thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc:
3.2.2.1: Thành lập Hội đồng Trọng tài vụ việc gồm ba Trọng tài viên.
-Khi khởi kện nguyên đơn phải đồng thời chọn một Trọng tài viên cho mình theo
quy định tạo điểm e khoản 2 điều 30 luật TTTM 2010, việc lựa chọn Trọng tài viên
của nguyên đơn được thể hiện trong đơn khởi kiện.
-Đối với việc chọn Trọng tài viên của bị đơn được quy định tại điều 41 luật TTTM
2010 :

7


+Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện của nguyên
đơn, bị đơn phải chọn Trọng tài viên và thông báo cho nguyên đơn biết Trọng tài
viên mà mình chọn. Hết thời hạn này, nếu bị đơn không thông báo cho nguyên đơn
tên Trọng tài viên mà mình chọn và các bên không có thoả thuận khác về việc chỉ
định Trọng tài viên, thì nguyên đơn có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền chỉ
định Trọng tài viên cho bị đơn;

+Trường hợp vụ tranh chấp có nhiều bị đơn, thì các bị đơn phải thống nhất chọn
Trọng tài viên trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện của
nguyên đơn và các tài liệu kèm theo. Hết thời hạn này, nếu các bị đơn không chọn
được Trọng tài viên và nếu các bên không có thoả thuận khác về việc chỉ định
Trọng tài viên, thì một hoặc các bên có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền chỉ
định Trọng tài viên cho các bị đơn;


+Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được các bên chọn hoặc được Tòa án chỉ
định, các Trọng tài viên bầu một Trọng tài viên khác làm Chủ tịch Hội đồng trọng
tài. Trong trường hợp không bầu được Chủ tịch Hội đồng trọng tài và các bên
không có thoả thuận khác thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền chỉ
định Chủ tịch Hội đồng trọng tài.
3.2.2.2: Thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc gồm một trọng tài viên duy nhất.
-Trong trường hợp các bên thoả thuận vụ tranh chấp do một Trọng tài viên duy
nhất giải quyết nhưng không chọn được Trọng tài viên trong thời hạn 30 ngày, kể
từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện, nếu các bên không có thoả thuận yêu cầu
một Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên, thì theo yêu cầu của một hoặc các
bên, Tòa án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên duy nhất.

-Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của các bên , Chánh án
Tòa án có thẩm quyền phải phân công một Thẩm phán chỉ định Trọng tài viên và
thông báo cho các bên.
3.2.3.Thay đổi trọng tài viên.
8


Điều 42 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định:
-Trọng tài viên phải từ chối giải quyết tranh chấp, các bên có quyền yêu cầu thay
đổi Trọng tài viên giải quyết tranh chấp trong các trường hợp sau đây:
+Trọng tài viên là người thân thích hoặc là người đại diện của một bên;
+ Trọng tài viên có lợi ích liên quan trong vụ tranh chấp;
+ Có căn cứ rõ ràng cho thấy Trọng tài viên không vô tư, khách quan;
+ Đã là hòa giải viên, người đại diện, luật sư của bất cứ bên nào trước khi đưa vụ
tranh chấp đó ra giải quyết tại trọng tài, trừ trường hợp được các bên chấp thuận
bằng văn bản.
- Kể từ khi được chọn hoặc được chỉ định, Trọng tài viên phải thông báo bằng văn
bản cho Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài và các bên về những tình tiết

có thể ảnh hưởng đến tính khách quan, vô tư của mình.
-Đối với vụ tranh chấp được giải quyết tại Trung tâm trọng tài, nếu Hội đồng trọng
tài chưa được thành lập, việc thay đổi Trọng tài viên do Chủ tịch Trung tâm trọng
tài quyết định. Nếu Hội đồng trọng tài đã được thành lập, việc thay đổi Trọng tài
viên do các thành viên còn lại của Hội đồng trọng tài quyết định. Trong trường hợp
các thành viên còn lại của Hội đồng trọng tài không quyết định được hoặc nếu các
Trọng tài viên hay Trọng tài viên duy nhất từ chối giải quyết tranh chấp, Chủ tịch
Trung tâm trọng tài quyết định về việc thay đổi Trọng tài viên.
- Đối với vụ tranh chấp do Hội đồng trọng tài vụ việc giải quyết, việc thay đổi
Trọng tài viên sẽ do các thành viên còn lại của Hội đồng trọng tài quyết định.
Trong trường hợp các thành viên còn lại của Hội đồng trọng tài không quyết định
được hoặc nếu các Trọng tài viên hay Trọng tài viên duy nhất từ chối giải quyết
tranh chấp, thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của một hoặc
các Trọng tài viên nói trên, của một hoặc các bên tranh chấp, Chánh án Toà án có
thẩm quyền phân công một Thẩm phán quyết định về việc thay đổi Trọng tài viên.
- Quyết định của Chủ tịch Trung tâm trọng tài hoặc của Toà án trong trường hợp
quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này là quyết định cuối cùng.

9


-Trong trường hợp Trọng tài viên vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách
quan mà không thể tiếp tục tham gia giải quyết tranh chấp hoặc bị thay đổi thì việc
chọn, chỉ định Trọng tài viên thay thế được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy
định của Luật này.
- Sau khi tham khảo ý kiến của các bên, Hội đồng trọng tài mới được thành lập có
thể xem xét lại những vấn đề đã được đưa ra tại các phiên họp giải quyết tranh
chấp của Hội đồng trọng tài trước đó”.
Điều 9 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định Luật
Trọng tài thương mại quy định:

Thay đổi Trọng tài viên trọng tài vụ việc quy định tại khoản 4 Điều 42 Luật Trọng
tài thương mại:
1. Tòa án chỉ thụ lý và giải quyết việc thay đổi Trọng tài viên trọng tài vụ việc
trong những trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 42 Luật Trọng tài thương mại.
Người có yêu cầu thay đổi Trọng tài viên phải làm đơn yêu cầu bằng văn bản,
trong đó nêu rõ trường hợp và lý do thay đổi Trọng tài viên.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, Chánh án Tòa án
nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền phân công một Thẩm phán thực hiện việc thay
đổi Trọng tài viên. Tòa án có thẩm quyền thông báo ngay cho Hội đồng trọng tài,
các Trọng tài viên của Hội đồng trọng tài vụ việc, các bên tranh chấp về việc thụ lý
đơn yêu cầu và Thẩm phán được phân công giải quyết.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán xét
đơn yêu cầu thay đổi Trọng tài viên mà không phải mở phiên họp để xét đơn yêu
cầu, không phải triệu tập các bên tranh chấp.
4. Khi xét đơn yêu cầu, Thẩm phán căn cứ vào quy định tại Điều 20, Điều 21 và
khoản 6 Điều 42 Luật Trọng tài thương mại, danh sách Trọng tài viên của các tổ
chức trọng tài hoạt động tại Việt Nam quy định tại điểm c khoản 1 Điều 15 Luật
Trọng tài thương mại, khoản 4 Điều 2 và Điều 19 Nghị định số 63/2011/NĐ-CP
ngày 28 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều Luật Trọng tài thương mại và các tài liệu kèm theo để xem xét, quyết
định Trọng tài viên có thuộc trường hợp bị thay đổi hay không.
10


Trường hợp yêu cầu thay đổi Trọng tài viên là có căn cứ, thì tùy từng trường hợp
cụ thể mà Thẩm phán căn cứ quy định tương ứng để quyết định việc thay đổi
Trọng tài viên. Trường hợp không chấp nhận yêu cầu thay đổi Trọng tài viên, thì
Thẩm phán phải ra quyết định bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do của việc không
chấp nhận yêu cầu thay đổi. Quyết định thay đổi Trọng tài viên được thực hiện
theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị quyết này.

5. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định, Tòa án gửi quyết
định cho các bên, Hội đồng trọng tài, Trọng tài viên, Viện kiểm sát nhân dân cùng
cấp”.
3.3. Phiên họp giải quyết tranh chấp.
-Thứ nhất, theo quy định khoản 1 Điều 54 Trường hợp các bên không có thoả
thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác,
thời gian và địa điểm mở phiên họp do Hội đồng trọng tài quyết định. Trường hợp
các bên thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế thì phải chấp nhận
quy định liên quan đến quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài. Chỉ khi các bên
không thỏa thuận hoặc không có thỏa thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của trung
tâm trọng tài không quy định khác thì Hội đồng trọng tài sẽ quyết định thời gian và
địa điểm tiến hành phiên họp và phải đảm bảo thuận tiện cho các bên tranh chấp
thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
-Thứ hai,theo quy định tại điều 55 luật TTTM 2010 “ Phiên họp giải quyết tranh
chấp thương mại được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa
thuận khác. Các bên có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho người đại diện tham dự
phiên họp giải quyết tranh chấp, cũng có quyền mời người làm chứng, người bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.Trong trường hợp có sự đồng ý của các
bên, Hội đồng trọng tài có thể cho phép những người khác tham dự phiên họp giải
quyết tranh chấp. Đây là nguyên tắc xét xử không công khai hay xét xử “kín” và
được coi là ưu điểm của tố tụng trọng tài vì có thể bảo đảm được bí mật, uy tín của
các bên”
-Thứ ba, trình tự , thủ tục phiên họp giải quyết tranh chấp đối với trọng tài quy chế
do quy tắc tố tụng trọng tài của trung tâm trọng tài quy định, đói với bên trọng tài
vụ việc do các bên thỏa thuận. Như vậy trong tố tụng trọng tài, hòa giải không

11


phải là thủ tục bắt buộc trước khi tiến hành phiên họp giải quyết tranh chấp, và

trong khi tiến hành phiên họp thì chỉ hòa giải khi các bên có yêu cầu.
Các vấn đề còn lại liên quan đến phiên họp giải quyết tranh chấp thì tương tự như
phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án dân sự trước Tòa án.
3.4. Thương lượng, hòa giải trong tố tụng trọng tài .
Theo quy định tại điều 9 Luật TTTM 2010 “trong quá trình tố tụng trọng tài thì các
bên có quyền tự do thương lượng, thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh
chấp hoặc yêu cầu Hội đồng trọng tài hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về
việc giải quyết tranh chấp.
Phân biệt thương lượng và hòa giải:
Phân biệt

Thương lượng

Hòa giải

1. Cách thức giải quyết

-thỏa thuận giữa các bên

-thông qua người trung
gian làm hòa giải viên

2. Đảm bảo tính bí mật

-tính bí mật tuyệt đối

-tính bí mật tương đối

3. Kinh phí


-ít tốn kém kinh phí

-tốn kém kinh phí nhiều
hơn

4. Khả năng thành công

-phụ thuộc vào khả năng -phụ thuộc vào khả năng
của mỗi bên và sự hợp tác của mỗi bên và sự hợp tác
trong mỗi bên tranh chấp trong mỗi bên tranh chấp

5. Khả năng lựa chọn -do hai bên tự đi đến thỏa -có khả năng lựa chọn
người giải quyết tranh thuận với nhau
người giải quyết tranh
chấp
chấp
6. Giá trị ràng buộc cảu -mang tính chất khuyến -mang tính chất khuyến
phán quyết
khích
khích
7. Khả năng thực thi phán -dựa vào sự tự nguyện -dựa vào sự tự nguyện
quyết giải quyết tranh giữa các bên
giữa các bên
chấp

12


3.5 Đình chỉ giải quyết tranhh chấp.
Có nhiều căn cứ khác nhau để một vụ tranh chấp được đình chỉ.Việc đình chỉ giải

quyết tranh chấp có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào của quá trình tố tụng trọng
tài.Đối với đình chỉ giải quyết tranh chấp, Điều 59 Luật TTTM 2010 quy định 3
nội dung sau đây:
- Thứ 1: Về các trường hợp đình chỉ giải quyết tranh chấp: vụ tranh chấp được đình
chỉ trong các trường hợp được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 59 Luật TTTM
2010.
- Thứ 2:Về thẩm quyền ra quyết định đình chỉ: Theo quy định tại khoản 2 Điều 59
thì Hội đồng trọng tài có quyền ra quyết định đình chỉ giải quyết tranh
chấp.Trường hợp Hội đồng trọng tài chưa được thành lập thì Chủ tịch Trung tâm
trọng tài ra quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp.
- Thứ 3:Về hậu quả pháp lý của việc đình chỉ:Theo quy định Điều 59 thì “khi có
quyết đình đình chỉ giải quyết tranh chấp, các bên không có quyền khởi kiện yêu
cầu giải quyết lại vụ tranh chấp đó nếu việc khởi kiện vụ tranh chấp sau không có
gì khác với vụ tranh chấp trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có
tranh chấp, trừ các trường hợp quy định điểm c,và điểm đ khoản 1 điều này”.
Trường hợp vụ tranh chấp được đình chỉ bởi căn cứ nêu tại điểm đ khoản 1 Điều
59 Luật TTTM 2010 thì sau đó các bên tranh chấp có quyền khởi kiện tại trọng tài
nếu họ đạt được một thỏa thuận trong tài mới. Quy định này thể hiện quyền tự do
định đoạt giữa các bên tranh chấp trong việc tham gia vào một thỏa thuận mới về
việc giải quyết tranh chấp tại trọng tài và khắc phục các nguyên nhân dẫn đến thỏa
thuận trọng tài trước đó vô hiệu hay không thể thực hiện được.

3.6 Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Một trong những điểm mới của Luật TTTM 2010 so với pháp luật về giải quyết
tranh chấp bằng trọng tài trước đây là quy định về việc Hội đồng trọng tài có quyền
13


áp dụng, thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tuy nhiên Luật
TTTM cũng không loại bỏ quyền của các bên tranh chấp yêu cầu Tòa án áp dụng

biện pháp khẩn cấp tạm thời.
3.6.1 Biện pháp khẩn cấp tạm thời
Theo quy định tại điều 99 BLTTDS 2004 có thể hiểu biện pháp khẩn cấp tạm thời
là các biện pháp mà tòa án có thể áp dụng để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách
của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại
không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án. Đây cũng là chức năng
của biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài thương mại.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật TTTM 2010, biện pháp khẩn cấp tạm thời
trong tố tụng trọng tài chỉ bao gồm:
Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp;
Cấm hoặc buộc bất kỳ bên tranh chấp nào thực hiện một hoặc một số hành vi nhất
định nhằm ngăn ngừa các hành vi ảnh hưởng bất lợi đến quá trình tố tụng trọng tài;
Kê biên tài sản đang tranh chấp;
Yêu cầu bảo tồn, cất trữ, bán hoăc định đoạt bất kỳ tài sản nào của một hoặc các
bên tranh chấp;
Yêu cầu tạm thời về việc trả tiền giữa các bên;
Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng trong khi Hội đồng trọng tài chỉ được áp dụng các biện
pháp khẩn cấp tạm thời nêu trên, thì Tòa án còn có quyền áp dụng các biện pháp
khẩn cấp tạm thời khác theo quy định của BLTTDS 2004.
3.6.2 Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Trong tố tụng trọng tài, theo quy định tại Điều 48 Luật TTTM 2010 thì quyền yêu
cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thuộc về các tranh chấp.
Quyền yêu cầu này bắt đầu từ thời điểm bắt đầu tố tụng trọng tài, nghĩa là từ thời
điểm Trung tâm trọng tài nhận được đơn khởi kiện (đối với trọng tài quy chế) hoặc
từ thời điểm bị đơn nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn (đối với trọng tài vụ
14


việc), trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác về thời điểm bắt đầu tố tụng trọng

tài. Tuy nhiên, trước khi hội đồng trọng tài được thành lập thì các bên chỉ có thể
yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Khi hội đồng trọng tài đã được thành lập thì các bên có thể yêu cầu hội đồng trọng
tài hoặc tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Để tránh trường hợp hội đồng trọng tài và tòa án có thể quyết định khác nhau về
cùng một yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, khoản 3 Điều 49 Luật
TTTM 2010 quy định, nếu một trong các bên đã yêu cầu Tòa án áp dụng một hoặc
một số biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định khoản 2 Điều 49 mà sau đó lại có
đơn yêu cầu hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì hội đồng
trọng tài phải từ chối.
3.6.3 Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bởi Hội đồng trọng tài
Trong tố tụng trọng tài thương mại thì Hội đồng trọng tài chỉ được áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời theo yêu cầu của các bên tranh chấp. Bên yêu cầu áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời phải làm đơn yêu cầu với các nội dung chính như quy
định tại khoản 2 Điều 50 Luật TTTM 2010 và kèm theo đơn phải cung cấp cho Hội
đồng trọng tài chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời đó. Hội đồng trọng tài có quyền nhưng không có nghĩa vụ phải
áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo yêu cầu của các bên tranh chấp.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 50 Luật TTTM 2010, Hội đồng trọng tài có thể
yêu cầu bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải gửi một khoản tiền,
kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Hội đồng trọng tài ấn định tương ứng
với giá trị thiệt hại có thể phát sinh do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không
đúng gây ra để bảo vệ lợi ích của bên bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời.
Theo quy định tại Điều 51 Luật TTTM, thì theo yêu cầu của một bên, Hội đồng
trọng tài có quyền thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời vào bất
kỳ thời điểm nào trong quá trình giải quyết tranh chấp. Thủ tục thay đổi, bổ sung
biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện như thủ tục áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời. nhưng Hội đồng trọng tài không chỉ có quyền mà còn có nghĩa vụ
hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời nếu (i) bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn

15


cấp tạm thời để nghị hủy bỏ, hoặc (ii) bên phải thi hành quyết định áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời đã nộp tài sản hoặc có người khác thực hiện biện pháp bảo
đảm thi hành nghĩa vụ đối với bên có yêu cầu, hoặc (iii) nghĩa vụ của bên có nghĩa
vụ chấm dứt theo quy định của pháp luật.
3.6.4Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bởi Tòa án
Thủ tục biện pháp khẩn cấp tạm thời tiến hành bởi tòa án được thực hiện theo thủ
tục được quy định tại BLTTDS 2004, trừ khi Luật TTTM 2010 có quy định cụ thể.
Tuy nhiên, khi một trong các bên đã yêu cầu Hội đồng trọng tài áp dụng một hoặc
một số biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tại Luật TTTM 2010 mà lại có
đơn yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Tòa án phải từ chối và
trả lại đơn yêu cầu.
3.6.5 Trách nhiệm đối với việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Về nguyên tắc và theo quy định của Điều 52 Luật TTTM 2010, bên yêu cầu áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chịu trách nhiệm đối với thiệt hại phát sinh
do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng gây ra đối với bên bị áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời và/hoặc đối với bên thứ ba chịu tác động của việc áp
dụng BPKCTT đó. Hội đồng trọng tài chỉ chịu trách nhiệm do áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời khác hoặc vượt quá yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời của bên yêu cầu mà gây thiệt hại cho bên yêu cầu, bên bị áp dụng hoặc người
thứ ba. Tòa án có trách nhiệm tương tự như vậy theo quy định tại khoản 2 Điều
101 BLTTDS 2004.
3.6.6 Thi hành biện pháp khẩn cấp tạm thời
Theo quy định tại khoản 5 Điều 50 Luật TTTM 2010 thì “việc thi hành quyết định
áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng trọng tài được thực hiện theo
quy định cua pháp luật về thi hành án dân sự “. Như vậy, việc thi hành biện pháp
khẩn cấp tạm thời do Hội đồng trọng tài ban hành và do Tòa án ban hành đều như
nhau. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng trong giai đoạn thí điểm chế định thừa phát

lại hiện nay, một số loại biện pháp khẩn cấp tạm thời do Tòa án ban hành có thể
được thi hành bởi thừa phát lại tại khu vực hành chính áp dụng thí điểm, trong khi
đó biện pháp khẩn cấp tạm thời do Hội đồng trọng tài chưa được thi hành bởi thừa
phát lại.
16


3.7 Phán quyết trọng tài
Theo giải thích tại khoản 10 Điều 3 Luật TTTM thì “phán quyết trọng tài là quyết
định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt
tố tụng trọng tài”. Như vậy, phán quyết trọng tài được ban hành trong trường hợp
Hội đồng trọng tài giải quyết nội dung vụ tranh chấp.trong khi đó, như đã đề cập
tại mục 3.4 trên đây, khi các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết trong
vụ tranh chấp thì Hội đồng trọng tài lập biên bản hòa giải và ra quyết định công
nhận sự thỏa thuận của các bên. Trong trường hợp các bên thương lượng được với
nhau về việc chấm dứt giải quyết tranh chấp thì Chủ tịch trung tâm trọng tài hoặc
Hội đồng trọng tài ra quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp.trong các trường
hợp khác thì Hội đồng trọng tài ra quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp.
3.7.1 Nguyên tắc ra phán quyết
Theo quy định tại Điều 60 Luật TTTM thì Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng
tài bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc đa số. Trường hợp biểu quyết không đạt
được đa số thì phán quyết không đạt được đa số thì phán quyết trọng tài được lập
theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trọng tài.
Nguyên tắc đa số biểu hiện ra bên ngoài dưới dạng các thành viên Hội đồng trọng
tài biểu quyết về toàn bộ nội dung giải quyết tranh chấp, có thể bao gồm nội dung
giải quyết tranh chấp về một hoặc một số yêu cầu chính (như thanh toàn tiền hàng)
và về một hoặc một số yêu cầu phụ (như trả lãi chậm thanh toán). Tuy nhiên trên
thực tế Hội đồng trọng tài có thể biểu quyết về từng nội dung giải quyết tranh chấp.
Một trọng tài viên có thể biểu quyết thông qua nội dung giải quyết tranh chấp này,
nhưng lại phản đối nội dung giải quyết tranh chấp khác. Nhưng kể cả trong trường

hợp như vậy thì phán quyết trọng tài với tư cách là quyết định giải quyết toàn bộ
nội dung vụ tranh chấp vẫn là quyết định đa số của Hội đồng trọng tài là một thể
thống nhất.
3.7.2 Nội dung và hình thức của phán quyết trọng tài
Yêu cầu về nội dung và hình thức của phán quyết trọng tài quy định tại Điều 61
Luật TTTM. Tuy nhiên, phán quyết trọng tài còn phải quy định về thời hạn thi
hành phán quyết. yêu cầu này một mặt do tính chất chung thẩm quyền của phán
quyết trọng tài, nghĩa là phán quyết trọng tài có hiệu lực thi hành ngay, trong khi
17


bản án của tòa án chỉ có hiệu lực thi hành khi bản án đó có hiệu lực pháp luật, trừ
khi trong một số trường hợp nhất định pháp luật quy định bản án có hiệu lực thi
hành ngay
Về mặt hình thức, phán quyết trọng tài phải có chữ ký của các trọng tài viên. Tuy
nhiên cũng có thể xảy ra trường hợp có Trọng tài viên vì bất cứ lý do gì không ký
hoặc không thể ký vào phán quyết trọng tài. Để giá trị của phán quyết trọng tài
được đảm bảo cả trong các trường hợp như vậy, Luật TTTM 2010 quy định “khi
có trọng tài viên không ký tên vào phán quyết trọng tài, Chủ tịch hội đồng trọng tài
phải ghi việc này trong phán quyết trọng tài và nêu rõ lý do.Trong trường hợp này,
phán quyết trọng tài vẫn có hiệu lực”.
Phán quyết trọng tài có thể được công bố ngay tại phiên họp cuối cùng hoặc có thể
công bố sau, nhưng chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc phiên họp cuối cùng
và được gửi cho các bên ngay sau ngày ban hành.Các bên có quyền yêu cầu Trung
tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài vụ việc cấp bản sao phán quyết trọng tài.
3.7.3 Hiệu lực của phán quyết trọng tài
Theo quy định tại khoản 5 Điều 4 và khoản 6 Điều 60 Luật TTTM 2010 thì “phán
quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành”. Phán quyết của
trọng tài là chung thẩm nên tranh chấp đã được giải quyết sẽ không được xem xét
lại bởi bất kỳ một cấp hoặc cơ quan xét xử nào khác.

Phán quyết trọng tài có hiệu lực kể từ ngày ban hành, tuy nhiên do phán quyết
trọng tài quy định thời hạn thi hành phán quyết, nên bên được thi hành phán quyết
trọng tài chỉ được yêu cầu cưỡng chế thi hành phán quyết đó sau khi thời hạn thi
hành phán quyết kết thúc mà bên bị thi hành không thi hành hoặc thi hành không
đầy đủ.
3.7.4 Sửa chữa. giải thích, bổ sung phán quyết trọng tài
Thứ nhất, việc sửa chữa phán quyết trọng tài chỉ được thực hiện đối với những lỗi
rõ ràng về chính tả, về số liệu do nhầm lẫn hoặc tính toán sai trong phán quyết.
Những lỗi như vậy xảy ra có thể chỉ do bất cẩn, nhưng có thể làm phán quyết trọng
tài không thể cưỡng chế thi hành được theo đúng ý chí đích thực của Hội đồng
trọng tài. Về mặt thủ tục, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán
quyết, trừ khi các bên có thỏa thuận khác về thời hạn, bên yêu cầu sửa chữa phải
18


yêu cầu Hội đồng trọng tài sửa chữa và phải thông báo ngay cho bên kia biết.
Trường hợp Hội đồng trọng tài thấy yêu cầu này là chính đáng thì phải sửa chữa
trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được nhận yêu cầu. nhưng bản thân Hội đồng
trọng tài cũng có thể chủ động sửa chữa những lỗi nói trên trong thời hạn 30 ngày,
kể từ ngày ban hành phán quyết, và thông báo ngay cho các bên. Tuy nhiên, theo
quy định tại khoản 5 Điều 63 Luật TTTM 2010, trong trường hợp cần thiết, Hội
đồng trọng tài có thể gia hạn việc sửa chữa phán quyết trọng tài
Thứ hai, phán quyết trọng tài có thể được Hội đồng trọng tài giải thích theo yêu
cầu của các bên tranh chấp, bởi vì cũng có thể xảy ra trường hợp phán quyết được
diễn đạt không rõ nghĩa hay có thể được hiểu theo nhiều nghĩa. Khi phán quyết
trọng tài được giải thích thì nội dung giải thích là một phần của phán quyết. Liên
quan đến thủ tục, khoản 2 và 5 Điều 63 Luật TTTM 2010 quy định rằng trong thời
hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết, trừ trường hợp các bên có thỏa
thuận khác về thời hạn, bên yêu cầu giải thích phải yêu cầu Hội đồng trọng tài giải
thích và phải thông báo ngay cho bên kia. Nếu Hội đồng trọng tài thấy rằng yêu

cầu này là chính đáng thì phải giải thích trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận
được yêu cầu.Tuy nhiên, trường hợp cần thiết, Hội đồng trọng tài có thể gia hạn
việc giải thích phán quyết trọng tài.
Thứ ba, theo yêu cầu của một hoặc các bên, Hội đồng trọng tài có thể ra phán
quyết bổ sung đối với những yêu cầu được trình bày trong quá trình tố tụng không
được ghi trong phán quyết. Sai sót loại này cũng có thể xảy ra và có thể ảnh hưởng
không nhỏ đến quyền lợi của các bên. Thủ tục bổ sung phán quyết được quy định
tại khoản 4 và 5 Điều 63 Luật TTTM 2010, theo đó trường hợp các bên không có
thỏa thuận khác, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết, bên yêu
cầu bổ sung phán quyết phải yêu cầu Hội đồng trọng tài ra phán quyết bổ sung và
phải thông báo ngay cho bên kia biết. Nếu Hội đồng trọng tài cho rằng yêu cầu này
là chính đáng thì ra phán quyết bổ sung trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận
được yêu cầu. Tuy nhiên, trường hợp cần thiết, Hội đồng trọng tài cũng có thể gia
hạn việc ra phán quyết bổ sung.
3.7.5 Đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc
3.7.5.1 Ý nghĩa của việc đăng ký

19


Theo quy định tại khoản 1 Điều 62 Luật TTTM 2010, phán quyết của Trọng tài vụ
việc đươc đăng ký tại Tòa án nơi Hội đồng trọng tài đă ra phán quyết theo yêu cầu
của một hoặc các bên tranh chấp trước khi yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có
thẩm quyền tổ chức thi hành phán quyết trọng tài đó. Tuy nhiên, việc không đăng
ký phán quyết trọng tài không ảnh hưởng đến nội dung và giá trị pháp lý của phán
quyết trọng tài.
Lưu ý:
Thứ nhất, việc đăng ký phán quyết trọng tài là theo yêu cầu của một hoặc các bên
tranh chấp. Như vậy, có thể phán quyết trọng tài vụ việc không được đăng ký.
Nhưng việc đăng ký phán quyết trọng tài loại này là điều kiện để được yêu cầu

cưỡng chế thi hành phán quyết bởi cơ quan thi hành án dân sự.
Thừ hai, việc đăng ký hoặc không đăng ký phán quyết trọng tài không ảnh hưởng
đến nội dung và giá trị pháp lý của phán quyết trọng tài.Điều đó có nghĩa là bên
phải thi hành phán quyết vẫn có nghĩa vụ thi hành phán quyết.Bên được thi hành
phán quyết chỉ có thể yêu cầu cưỡng chế thi hành phán quyết đó sau khi phán
quyết đă được đăng ký.
3.7.5.2 Trình tự, thủ tục đăng ký phán quyết
Trình tự, thủ tục đăng ký phán quyết Trọng tài vụ việc được quy định tại khoản 2,
3 Điều 62 Luật TTTM 2010. Trong đó có một số nội dung cần lưu ý như sau:
Thời hạn đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc là 01 năm, kể từ ngày ban hành
phán quyết. Điều đó có nghĩa là sau thời hạn này, nếu một hoặc các bên yêu cầu
đăng ký thì Tòa án phải từ chối đăng ký. Như vậy, nếu phán quyết trọng tài không
được yêu cầu đăng ký trong thời hạn này thì sau đó bên được thi hành không thể
yêu cầu cưỡng chế thi hành phán quyết bởi cơ quan thi hành án dân sự.
Tòa án có thẩm quyền đăng ký phán quyết là tòa án cấp tỉnh nơi Hội đồng trọng tài
vụ việc đă ra phán quyết. Tuy nhiên, quy định này có một số thiếu sót khiến việc
đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc trở nên bất khả thi khi Hội đồng trọng tài ra
phán quyết ở ngoài lãnh thổ Việt Nam.Cho đến khi thiếu sót pháp luật này được
khắc phục, các bên đưa tranh chấp ra giải quyết bằng trọng tài vụ việc cần lưu ý
vấn đề này trong việc chọn nơi tiến hành phiên họp giải quyết tranh chấp cũng như
nơi Hội đồng trọng tài ra phán quyết.
20


IV. HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI
Do phán quyết trọng tài là trung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành, nên
không thể bị kháng cáo và xét xử lại bởi bất kỳ một trọng tài hay Tòa án nào khác.
Nhưng cũng vì vậy mà pháp luật cần có một công cụ để đảm bảo rằng hoạt động tố
tụng trọng tài thương mại cũng như phán quyết trọng tài phải đáp ứng các yêu cầu
cơ bản nhất của hoạt động tố tụng trong một nhà nước pháp quyền.đó chính là hủy

phán quyết trọng tài.
4.1 căn cứ để hủy phán quyết trọng tài.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 68 Luật TTTM 2010, phán quyết trọng tài bị hủy nếu
thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không có thỏa thuận trọng tài hặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu.
b) Thành phần hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thỏa
thuận của các bên hoặc trái với quy định của luật này.
c) Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp phán
quyết của trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì
nội dung đó bị hủy.
d) Chứng cứ mà do các bên cung cấp mà hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra
phán quyết là giả mạo; trọng tài nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của
một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết
trọng tài.
đ) Phán quyết của trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Ví dụ 1: Trường hợp một bên không được thông báo về đơn khởi kiện quy định tại
Điều 32 Luật Trọng tài Thương mại kịp thời và hợp pháp theo quy tắc tố tụng
trọng tài, Luật Trọng tài Thương mại dẫn tới việc không đảm bảo được quyền được
thành lập Hội đồng trọng tài là trường hợp vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng
trọng tài quy định tại điểm b khoản 2 Điều 68 Luật Trọng tài Thương mại.
Ví dụ 2: Các bên thỏa thuận tranh chấp được giải quyết bởi Hội đồng trọng tài gồm
ba trọng tài viên và áp dụng luật nội dung của Việt Nam để giải quyết vụ tranh
21


chấp nhưng thực tế việc giải quyết tranh chấp được tiến hành bởi Hội đồng Trọng
tài gồm một Trọng tài viên duy nhất, pháp luật áp dụng là pháp luật nội dung của
Singapore mặc dù một bên có phản đối nhưng không được Hội đồng trọng tài chấp
nhận thì đây là trường hợp vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trọng tài quy định
tại điểm b khoản 2 Điều 68 Luật Trọng tài Thương mại.

Với những quy định về căn cứ hủy phán quyết trọng tài nêu trên, có thể thấy rằng
nguy cơ phán quyết trọng tài bị hủy theo Luật trọng tài thương mại 2010 sẽ được
giảm bớt so với pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003.
Tuy nhiên, căn cứ do hủy “ phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của
pháp luật việt nam” vẫn là một ẩn số đối với giá trị của tố tụng trọng tài. Thực tiễn
xét xử tại tòa án cho thấy nhiều khi “ nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”
được diễn giải quá rộng.
4.2 quyền yêu cầu hủy quyết định trọng tài và nghĩa vụ chứng minh.
Hủy phán quyết trọng tài không phải là một thủ tục exofficio, nghĩa là không xuất
phát từ yêu cầu của một cơ quan quyền lực nhà nước bởi bất cứ lý do nào. Chỉ các
bên tranh chấp trong thủ tục tố tụng trọng tài mới có quyền yêu cầu hủy quyết định
trọng tài. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết trọng tài, bất
cứ bên tranh chấp nào cũng có quyền làm đơn gửi tòa án có thẩm quyền yêu cầu
hủy phán quyết trọng tài. Thời gian có sự kiện bất khả kháng không tính vào thời
hạn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài.
Tương tự như các thủ tục tố tụng dân sự khác, bên yêu cầu hủy phán quyết trọng
tài có nghĩa vụ chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ hợp pháp, bất kể
yêu cầu đó viện dẫn căn cứ hủy phán quyết trọng tài nào.
4.3 Phạm vi xem xét của tòa án.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 71 Luật TTTM 2010 thì “khi xét đơn yêu cầu, hội
đồng xét đơn yêu cầu căn cứ vào các quy định tại Điều 68 của luật này và các tài
liệu kèm theo để xem xét quyết định; không xét xử lại nội dung tranh chấp mà Hội
đồng trọng tài đã phán quyết”. Trong đó quy định tòa án không xét xử lại nội dung
vụ tranh chấp mà Hội đồng trọng tài đã giải quyết chủ yếu có ý nghĩa đối với việc
xem xét yêu câu hủy phán quyết trọng tài do “phán quyết trọng tài trái với các
nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”
22


Ví dụ : Trong qúa trình tố tụng trọng tài bị đơn phủ nhận việc các bên đã thỏa

thuận miệng về việc phạt vi phạm hợp đồng sau khi ký hợp đồng mua bán hang
hóa. Nhưng dựa trên các chứng cứ được nguyên đơn cung cấp hội đồng trọng tài
đã khẳng định các bên có thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng với mức phạt vi phạm
là 15% giá trị hợp đồng bị vi phạm và tuyên buộc bị đơn phải trả cho nguyên đơn
khoản tiền phạt vi phạm bằng 15% giá trị của hợp đồng bị vi phạm.
Khi xem xét yêu cầu hủy phán quyết trọng tài của bị đơn viện dẫn lý do phán
quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam thì tòa án
không xem xét việc có tồn tại hay không thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng với
mức phạt vi phạm bằng 15% giá trị hợp đồng bị vi phạm. tòa án phải căn cứ vào
kết luận của hội đồng trọng tài về tình tiết vụ việc và chỉ xem xét liệu trong vụ việc
có tình tiết như vậy thì Hội đồng trọng tài có áp dụng đúng luật hây không. Trong
trường hợp này Tòa án có thể cho rằng với phán quyết buộc bị đơn trả tiền phạt vi
phạm với mức bằng 15% giá trị hợp đồng bị vi phạm là trái với nguyên tắc tuân
thủ pháp luật quy định tại Điều 11 BLDS 2005 hoặc nguyên tắc “ tự do thỏa thuận
không trái với quy định của pháp luật “ quy định tại Điều 11 Luật thương mại
2005, vì theo quy định tại Điều 30 Luật thương mại 2005 thì mức phạt vi phạm do
các bên thỏa thuận nhưng không quá 8% phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm .
4.4 Hậu quả của việc hủy phán quyết trọng tài.
Trong trường hợp tòa án khẳng định tồn tạicăn cứ để hủy phán quyết trọng tài và
hội đồng trọng tài không hoặc không thể khắc phục sai sót nhằm loaị bỏ căn cứ
hủy phán quyết trọng tài, thì tòa án phải tuyên hủy toàn bộ phán quyết trọng tài, mà
không được sửa hay hủy một phần phán quyết trọng tại, trừ trường hợp phán quyết
trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của hội đồng trọng tài thì chỉ nội
dung đó bị hủy. Trường hợp tòa án xét đơn yêu cầu không hủy phán quyết trọng tài
thì phán quyết trọng tài được thi hành. Quyết định của tòa án là quyết định cuối
cùng và có hiệu lực thi hành.
Theo quy định tại khoản 8 Điều 71 luật TTTM 2010 thì “ trường hợp hội đồng xét
đơn yêu cầu ra quyết định hủy phán quyết trọng tài, các bên có thể thỏa thuận lại
để đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết taị trọng tài hoặc một bên có quyền khởi kiện
tại tòa án”. Điều đó có nghĩa là trong trường hợp này thỏa thuận trọng tài là cơ sở

xác lập thẩm quyền của hội đồng trọng tài đã ra phán quyêt hết giá trị Tranh. chấp
23


giữa các bên vẫn ở trong tình trạng chưa được giải quyết.Bởi vậy các bên có thể
thỏa thuận trọng tài mới. Nếu không có thỏa thuận trọng tài mới thì một bên có thê
khởi kiện ra tòa án để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Theo quy định tại
khoản 9 Điều 71 luật TTTM 2010, trong mọi trường hợp, thời gian giải quyết tranh
chấp tại trọng tài, thời gian tiến hành thủ tục hủy phán trọng tài tại tòa án không
tính vào thời hiệu khởi kiện.
V. THI HÀNH PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI
Theo quy định tại Điều 67 luật TTTM 2010, phán quyết trọng tài được thi hành
theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
Ví dụ: Nếu phán quyết trọng tài ghi nơi lập phán quyết trọng tài là tại Hà Nội thì
Đơn yêu cầu thi hành phán quyết trọng tài sẽ được nộp tại Cục thi hành án dân sự
thành phố Hà Nội;Nếu phán quyết trọng tài ghi nơi lập phán quyết trọng tài là tại
thành phố Hồ Chí Minh thì Đơn yêu cầu thi hành phán quyết trọng tài sẽ được nộp
tại Cục thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh .
Tuy nhiên, khác với bản án dân sự có hiệu lực ( bên được thi hành có quyền yêu
cầu thi hành bản án ngay khi có hiệu lực ), bên được thi hành phán quyết trọng tài
trọng tài chỉ được yêu cầu cưỡng chế thi hành phán quyết trọng tài sau khi kết thúc
thời hạn thi hành phán quyết trọng tài được ghi trong phán quyết trọng tài. Trong
trường hợp bên phải thi hành yêu cầu hủy phán quyết trọng tài thì bên được thi
hành chỉ được yêu cầu cưỡng chế thi hành sau khi tòa án ra quyết định bác đơn yêu
cầu hủy phán quyết trọng tài. Theo quy định tại Điều 66 luật TTTM 2010, cơ quan
thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài là cơ quan thi hành
án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi hội đồng trọng tài ra phán
quyết.

24




×