Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của việc sản xuất rau an toàn tại thành phố đông hà, tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (884.11 KB, 100 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam đoan
rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông

Ế

tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN

H



́H

U


Tác giả luận văn

i

Nguyễn Sỹ Trong


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều
tập thể và cá nhân. Trước hết tôi trân trọng cảm ơn thầy giáo, TS. Phạm Văn Hùng,
người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân
thành cảm ơn Ban giám hiệu, phòng sau đại học, các thầy giáo, cô giáo, cán bộ,

Ế

nhân viên của trường Đại học kinh tế Huế đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian

U

học tập và thực hiện đề tài.

́H

Tôi xin dành lời cảm ơn chân thành đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông



thôn Quảng Trị, Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Trị, Sở Y tế Quảng Trị, Cục
Thống kê Quảng Trị, Ủy ban nhân dân thành phố Đông Hà, Phòng Kinh tế thành


H

phố Đông Hà, Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Đông Hà, Chi cục

IN

Thống kê thành phố Đông Hà, Phòng Y tế thành phố Đông Hà, Ủy ban nhân dân
phường Đông Thanh, Ủy ban nhân dân phường Đông Giang, các đơn vị, cá nhân,

K

hộ sản xuất đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiếp cận, thu thập nhiều thông tin và

̣C

dữ liệu quan trọng trong thời gian qua.

O

Do những hạn chế về tầm hiểu biết, khả năng của bản thân và thời gian thực

̣I H

hiện nên không tránh khỏi những vướng mắc, thiếu sót. Tôi kính mong quý thầy cô,

Đ
A

quý cơ quan, cùng các bạn đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn.


Tác giả luận văn

Nguyễn Sỹ Trong

ii


TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ tên học viên: NGUYỄN SỸ TRONG
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp

Niên khóa: 2012 – 2014

Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM VĂN HÙNG
Tên đề tài: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI
CỦA VIỆC SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TẠI THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ,

Ế

TỈNH QUẢNG TRỊ

U

1. Tính cấp thiết của đề tài

́H

Cùng với xu hướng chuyển đổi trong nhu cầu tiêu dùng lương thực và thực phẩm,




hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung và rau nói riêng đã có sự chuyển đổi mạnh
mẽ. Sản xuất RAT đang là xu hướng tất yếu trong phát triển hoạt động sản xuất rau ở
nhiều địa phương. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, hoạt động này vẫn

H

chưa được chú trọng, hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động sản xuất RAT vẫn chưa

IN

cao, chưa thực sự để thành lực hút cho quá trình chuyển đổi hoạt động sản xuất. Xuất

K

phát từ thực tiển đó, chúng tối đã lựa chọn và thực hiện đề tài: “Các giải pháp nâng

O

Quảng Trị“

̣C

cao hiệu quả kinh tế - xã hội của việc sản xuất RAT tại thành phố Đông Hà, tỉnh

̣I H

2. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài là:


Đ
A

- Phương pháp điều tra thu thập số liệu (chọn mẫu, phỏng vấn trực tiếp).
- Phương pháp thống kê so sánh, thống kê mô tả, phương pháp hồi qui tương quan
3. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp của luận văn
- Luận văn góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về sản xuất và
hiệu quả kinh tế xã hội của sản xuất rau an toàn
- Đánh giá thực trạng hiệu quả kinh tế xã hội sản xuất rau an toàn ở cấp độ vĩ mô và
cấp độ hộ gia đình ở thành phố Đông Hà.
- Luận văn đã đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội
của hoạt động sản xuất RAT trong thời gian tới.

iii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

: Rau an toàn

2. RT

: Rau thường

3. BVTV

: Bảo vệ thực vật

4. LĐ


: Lao động

5. NK

: Nhân khẩu

6. NN

: Nông nghiệp

7. BQC:

: Bình quân chung

8. BQ:

: Bình quân

9. HQKT

: Hiệu quả kinh tế

10. VSATTP

: Vệ sinh an toàn tực phẩm

11. BQL

: Ban quản lý


U

́H



H

: Hợp tác xã

IN

12. HTX

Ế

1. RAT

K

13. CNH-HĐH

: Khoa học – kỹ thuật

Đ
A

̣I H


O

̣C

14. KH-KT

: Công nghiệp hóa- hiện đại hóa

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.

Tình hình sản xuất rau của một số nước trên thế giới năm 2012 .........19

Bảng 1.2:

Các quốc gia có số lượng cơ sở được cấp giấy chứng nhận Global GAP
lớn nhất trên thế giới.............................................................................21
Các nước xuất khẩu và nhập khẩu rau quả lớn trên thế giới năm 2009 .....22

Bảng 1.4:

Diện tích, năng suất, sản lượng rau của Việt Nam...............................23

Bảng 1.5:

Một số loại rau xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam ................................25


Bảng 1.6:

Diện tích, năng suất, sản lượng rau của tỉnh Quảng Trị.......................26

Bảng 2.1:

Tình hình nhân khẩu và và lao động thành phố Đông Hà giai đoạn

U

Ế

Bảng 1.3.

́H

2012-2014.............................................................................................30
Tình hình đất đai của thành phố Đông Hà (ĐVT: ha)..........................31

Bảng 2.3:

Diện tích, năng suất, sản lượng rau của thành phố Đông Hà ...............34

Bảng 2.4:

Diện tích, năng suất, sản lượng RAT của thành phố

H




Bảng 2.2:

Đông Hà 2012-2014 .............................................................................37
Một số công thức luân canh chủ yếu của hộ trồng rau.........................38

Bảng 2.6:

Nhân khẩu và lao động của nông hộ ....................................................40

Bảng 2.7:

Quy mô, cơ cấu đất đai của nông hộ (tính bình quân/hộ) ....................42

Bảng 2.8:

Trang thiết bị sản xuất của nông hộ (tính bình quân/hộ) .....................44

Bảng 2.9:

Kết quả sản xuất RAT so với rau thường của nông hộ ........................49

O

̣C

K

IN


Bảng 2.5:

̣I H

Bảng 2.10: Hiệu quả kinh tế của sản xuất RAT so với rau thường ........................50
Bảng 2.11: Hiệu quả sản xuất rau theo quy mô diện tích của nông hộ...................54

Đ
A

Bảng 2.12: Kết quả sản xuất rau theo chi phí trung gian của nông hộ ...................56
Bảng 2.13: Hiệu quả sản xuất rau theo chi phí trung gian của nông hộ .................56
Bảng 2.14: Kết quả sản xuất rau theo quy mô lao động của các nông hộ ..............58
Bảng 2.15: Hiệu quả sản xuất rau theo quy mô lao động của các nông hộ ............58
Bảng 2.16: Kết quả phân tích hồi quy nghiên cứu mối quan hệ của các yếu tố đến
hiệu quả sản xuất rau ............................................................................60

v


DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 1.1. Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam..................................................24
Sơ đồ 2.1: Con đường phân phối rau an toàn từ nông dân và thương lái ................46

Đ
A

̣I H

O


̣C

K

IN

H



́H

U

Ế

Sơ đồ 2.2: Đường truyền thuốc BVTV vào môi trường và con người ....................52

vi


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ ................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG.........................................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ ...........................................................................vi

Ế


MỤC LỤC................................................................................................................vii

U

MỞ ĐẦU....................................................................................................................1

́H

1. Tính cấp thiết của đề tài .........................................................................................1



2. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................2

H

4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................2

IN

5. Kết cấu luận văn.....................................................................................................4
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ......................................................................................5

K

CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.........................5

̣C


1.1 Cơ sở lí luận .........................................................................................................5

O

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò và yêu cầu của sản xuất rau an toàn ...................5

̣I H

1.1.2 Hệ thống lý luận cơ bản về hiệu quả kinh tế - xã hội......................................10
1.1.3 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động sản xuất rau an
....................................................................................................................16

Đ
A

toàn

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất RAT.......................................17
1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................19
1.2.1 .Xu hướng sản xuất và tiêu dùng rau và RAT ở trên thế giới ........................19
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau và RAT ở Việt Nam ................................23
1.2.3. Tình hình sản xuất rau ở tỉnh Quảng Trị........................................................26
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TẠI ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ .......................................................................................27
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu............................................................................27

vii



2.1.1. Điều kiện tự nhiên ..........................................................................................27
2.1.3. Đánh giá chung về đặc điểm của địa bàn nghiên cứu ....................................33
2.2. Hiệu quả kinh tế - xã hội của việc sản xuất RAT tại địa bàn thành phố Đông
Hà, tỉnh Quảng Trị ...................................................................................................34
2.2.1. Thực trạng sản xuất rau an toàn tại địa bàn thành phố Đông Hà...................34
2.2.1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng rau và RAT sản xuất tại địa bàn thành phố
Đông Hà ...................................................................................................................34

Ế

2.2.1.2. Giống và một số công thức luân canh chính của người dân .......................37

U

2.2.1.6. Thị trường tiêu thụ RAT và rau thường của nông hộ sản xuất ...................45

́H

2.2.2. Hiệu quả kinh tế - xã hội của việc sản xuất RAT so với sản xuất RT ...........49
2.2.2.1. Kết quả sản xuất RAT so với rau thường....................................................49



2.2.2.2. Hiệu quả kinh tế của sản xuất RAT so với rau thường ...............................50
2.2.2.3. Hiệu quả xã hội của việc sản xuất RAT......................................................51

H

2.2.3. Các nhân tố tác động đến kết quả, hiệu quả sản xuất rau của nông hộ..........53


IN

2.2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất rau thông qua phương

K

trình hồi qui ..............................................................................................................59
2.3. Những vấn đề đặt ra và nguyên nhân trong sản xuất RAT tại địa bàn thành phố

O

̣C

Đông Hà ...................................................................................................................63

̣I H

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ- XÃ HỘI
CỦA VIỆC SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TẠI ĐỊA BÀN

Đ
A

THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ .......................................................................................66
3.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển nông nghiệp của tỉnh Quảng Trị...........66
3.2. Định hướng phát triển sản xuất rau và RAT ở thành phố Đông Hà .................67
3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của việc sản xuất RAT tại
thành phố Đông Hà ..................................................................................................68
3.3.1. Lập qui hoạch vùng sản xuất rau và RAT......................................................68
3.3.2. Giải pháp về vốn ............................................................................................69

3.3.3. Giải pháp về giống .........................................................................................69
3.3.4. Giải pháp về chính sách khuyến nông, kĩ thuật công nghệ............................70

viii


3.3.5. Giải pháp về thị trường tiêu thụ .....................................................................71
3.3.6. Giải pháp về đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước đối với sản xuất rau an
toàn ...........................................................................................................................72
3.3.7. Công tác tuyên truyền, vận động, quảng bá hình ảnh ....................................73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................75
1. KẾT LUẬN ..........................................................................................................75
2. KIẾN NGHỊ .........................................................................................................76

Ế

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................79

U

BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

́H

NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1 VÀ 2



BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA


Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN

H

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN

ix


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rau có vai trò rất quan trọng, là nhu cầu không thể thiếu trong cơ cấu bữa
ăn hàng ngày của con người. Rau là loại thực phẩm rất cần thiết, cung cấp nhiều
Vitamin (A,B,C,D,E,…) mà các thực phẩm khác không thể thay thế được; cung
cấp các khoáng chất (Ca,P,K,…) và các loại a xít hữu cơ cần thiết cho sự phát
triển cơ thể con người; là nhân tố tích cực trong cân bằng bằng dinh dưỡng. Xuất

Ế


phát từ nhu cầu thiết yếu của con người đã tạo động lực thúc đẩy sự chuyển đổi

U

mạnh mẽ trong việc trồng rau. Rau được sản xuất, mua bán rộng rãi trên thị

́H

trường, trong đó sản xuất RAT đang là xu hướng tất yếu mà nhiều địa phương



thực hiện.

Tuy nhiên, rau cũng là một loại cây trồng ngoài chịu ảnh hưởng của yếu tố

H

giống, đất đai, khí hậu thời tiết, thì sâu bệnh và kỹ thuật canh tác có tác động rất lớn

IN

đến năng suất, chất lượng sản phẩm rau làm ra. Do mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận
khi sản xuất rau hàng hóa đã dẫn đến tình trạng rau bị ô nhiểm do vi sinh vật, hóa

K

chất độc hại, dư lượng kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật,.... làm ảnh hưởng

̣C


nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng. Vì vậy vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đối

O

với rau đang được xã hội đặc biệt quan tâm. Sản xuất rau an toàn bảo vệ người tiêu

̣I H

dùng không chỉ là vấn đề tất yếu của sản xuất nông nghiệp hiện nay, mà còn góp
phần nâng cao tính cạnh tranh của nông sản hàng hóa trong điều kiện Việt Nam đã

Đ
A

trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới, mở ra thị trường lớn tiêu thụ
trong và ngoài nước, khuyến khích phát triển sản xuất.
Thành phố Đông Hà là trung tâm tỉnh lỵ của Quảng Trị, có nhu cầu sản xuất

và tiêu thụ rau khá lớn. Trong thời gian qua chính quyền thành phố đã khuyến khích
và tạo điều kiện cho các nông hộ phát triển mô hình RAT nhằm đáp ứng nhu cầu
tiêu thụ rau của thành phố và các vùng lân cận; tạo thu nhập nâng cao đời sống cho
người dân. Việc áp dụng mô hình RAT trên địa bàn thành phố bên cạnh những
thành quả đạt được vẫn còn nhiều khó khăn hạn chế, quy mô sản xuất manh múm,
tỷ lệ diện tích trồng RAT còn thấp, hiệu quả kinh tế - xã hội chưa cao. Nếu không

1


có biện pháp tháo gỡ, giải quyết kịp thời sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc nhân

rộng mô hình sản xuất RAT tại địa bàn thành phố Đông Hà, là lực cãn cho quá trình
chuyển đổi hoạt động sản xuất, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và lợi ích của người tiêu
dùng. Thật sự đó là một vấn đề lớn bức thiết, thu hút sự quan tâm của các nhà quản
lý và các nhà khoa học. Do đó tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài “Các giải
pháp nâng cao hiệu quả kinh tế- xã hội của việc sản xuất rau an toàn tại địa
bàn thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị”.

Ế

2. Mục tiêu nghiên cứu

U

+ Hệ thống các vấn đề lý luận, thực tiển liên quan đến hoạt động sản xuất rau

́H

an toàn và hiệu quả kinh tế - xã hội.

+ Đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội của việc sản xuất rau an toàn tại địa bàn



thành phố Đông Hà; phân tích các nhân tố ảnh hưởng và nguyên nhân.
+ Đề xuất phương hướng và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế-

H

xã hội của việc sản xuất RAT tại đại bàn thành phố Đông Hà.


IN

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

K

+ Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề liên quan đến sản xuất rau an toàn và
hiệu quả kinh tế- xã hội của sản xuất RAT tại địa bàn thành phố Đông Hà, tỉnh

O

̣C

Quảng Trị.

̣I H

+ Phạm vi nghiên cứu là tình hình sản xuất và tiêu thụ rau, RAT trong 3 năm
2012 - 2014 tại địa bàn thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.

Đ
A

4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp: Là các số liệu về diện tích, năng suất, giá trị sản xuất và

các số liệu tổng thể khác được thu thập từ các niêm giám thống kê, báo cáo kinh
tế xã hội và các báo cáo liên quan của thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị từ
năm 2012 – 2014.

Số liệu sơ cấp:
+ Hình thức điều tra: Phỏng vấn thông qua bảng hỏi.

2


+ Số lượng mẫu điều tra: Số bảng hỏi điều tra là 100 bảng, số bảng hỏi thu
về là 100 bảng. Tất cả đều hợp lệ để đưa vào phân tích
+ Phương pháp điều tra chọn mẫu: Trong thành phố Đông Hà chọn ra 2 phường
có diện tích trồng rau lớn là Đông Thành, Đông Giang. Tiến hành điều tra 100 hộ,
trong đó có 50 hộ trồng RAT và 50 hộ trồng RT. Mẫu được chọn gồm 50 hộ RAT nằm
trong vùng quy hoạch RAT của phường, 50 hộ RT được chọn ngẫu nhiên.
+ Bên cạnh đó, phỏng vấn sâu được sử dụng cho phỏng vấn 3 hộ gia đình và

Ế

3 cán bộ quản lý ở địa phương để làm rõ những vấn đề liên quan đến hoạt động sản

U

xuất rau.

́H

4.2. Phương pháp xử lí số liệu

+ Phương pháp thống kê mô tả và thống kê so sánh : Phương pháp này




được sử dụng để so sánh các chỉ tiêu sau theo thời gian, theo loại hộ, theo địa
bàn nghiên cứu và theo các tiêu thức khác nhau. Các tiêu thức so sánh như sau:

H

- Giá trị tăng thêm trên chi phí trung gian(VA/IC): chỉ tiêu này được tính

IN

bằng phần giá trị tăng thêm tính trên một đơn vị chi phí trung gian bỏ ra. Nó cho

K

biết có bao nhiêu thu nhập được đem lại từ một đơn vị chi phí trung gian bỏ ra. Đây
là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh.

O

̣C

- Giá trị tăng thêm trên giá trị sản xuất(VA/GO): chỉ tiêu này cho biết trong

̣I H

một đồng giá trị sản xuất thu được thì có bao nhiêu đồng giá trị tăng thêm.
- Giá trị sản xuất trên chi phí trung gian(GO/IC): chỉ tiêu này cho biết việc

Đ
A


đầu tư một đồng chi phí trung gian sẽ thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.
- Giá trị tăng thêm trên công lao động(VA/công): chỉ tiêu này cho biết việc

đầu tư một công lao động cho ta thu được bao nhiêu đồng giá trị tăng thêm.
+ Phương pháp kiểm định T Test hay ANOVA. Dùng để kiểm định sự khác
biệt của các chỉ tiêu trên theo các đối tượng khác nhau
+ Phương pháp phân tích hồi quy: sử dụng mô hình Cobb-Douglas để xem
xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả sản xuất.
+ Phương pháp chuỗi cung : Để xem xét mức độ liên kết thị trường trong quá
trình sản xuất ra an toàn.

3


5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận cùng với các phụ lục, luận văn được trình
bày trong 3 chương
Chương I. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
Chương II. Thực trạng sản xuất rau an toàn ở thành phố Đông Hà, tỉnh
Quảng Trị
Chương III. Các giải pháp nâng cao hiệu kinh tế - xã hội của việc sản xuất

Ế

rau an toàn tại địa bàn thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng trị giai đoạn 2015-

Đ
A

̣I H


O

̣C

K

IN

H



́H

U

2020

4


NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò và yêu cầu của sản xuất rau an toàn
1.1.1.1 Khái niệm

Ế


Khái niệm của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn (BNN&PTNT):

U

“RAT là những sản phẩm rau tươi bao gồm tất cả các loại rau ăn củ, thân, lá, hoa,

́H

quả có chất lượng đúng với đặc tính giống của chúng, hàm lượng các hoá chất độc



và mức độ nhiễm các sinh vật gây hại ở dưới mức mức tiêu chuẩn cho phép, an toàn
cho người tiêu dùng và môi trường”. [5]

H

Theo Đặng Vũ Hoài Nam (2009) RAT là rau được sản xuất, thu hoạch, sơ

IN

chế , đóng gói và bảo quản theo qui trình kỹ thuật nhằm đảm bảo các độc tố và các
yếu tố vi sinh vật có hại ở dưới mức cho phép.

K

Trong khi đó người nông dân thường hiểu khái niệm RAT là rau phải được

̣C


phun thuốc đúng cách, người dân được tập huấn về cách trồng RAT, phải có nguồn

O

nước sạch để tưới tiêu, phải có nhà lưới, có nhãn mác, xuất xứ,… Tuy nhiên, tùy

̣I H

theo mức độ hiểu biết của người dân mà quan niệm về RAT của họ cũng có sự khác
nhau. Bởi khái niệm của người dân thường là khái niệm không gắn liền với các tiêu

Đ
A

chí định lượng và có thể có định lượng nhưng không rõ ràng.
Cùng với đó, người tiêu dùng cũng có quan niệm rau an toàn riêng của họ,

đó là những loại rau có nguồn gốc, đảm bảo qui trình kỹ thuật trong sản xuất và vận
chuyển. Tuy nhiên, một lần nữa tùy thuộc vào nhóm người tiêu dùng mà cách nhìn
nhận của họ cũng có sự khác biệt về rau an toàn.
Rõ ràng, có nhiều khái niệm và tiêu chuẩn quy định về rau an toàn và tiêu
chuẩn này tùy thuộc vào pháp luật, văn hóa và trình độ phát triển của những nền
kinh tế khác nhau.

5


Một tiêu chuẩn của FAO/WHO đưa ra và đã có nhiều nước công nhận trong
đó có Việt Nam về RAT như sau:

- Sạch, hấp dẫn về hình thức: Tươi, sạch bụi bẩn, tạp chất. Thu hoạch đúng
độ chín khi chất lượng cao nhất, không có sâu bệnh, bao bì hợp vệ sinh.
- Sạch, an toàn về chất lượng: Các sản phẩm rau không chứa các dư lượng
vượt quá ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn vệ sinh quốc tế bao gồm:
+ Dư lượng thuốc hóa học (thuốc sâu, thuốc cỏ).

Ế

+ Số lượng vi sinh vật và ký sinh trùng.

U

+ Dư lượng đạm nitơrat (NO3)

́H

+ Dư lượng các kim loại nặng( chì, thủy ngân, kẽm, đồng).
1.1.1.2. Đặc điểm của sản xuất RAT



RAT trước hết là quá trình của sản xuất nông nghiệp, bởi vậy nó có những
đặc điểm chung của sản xuất nông nghiệp: đối tượng của sản xuất nông nghiệp là

H

sinh vật, sản xuất phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, phân bố sản xuất không tập

IN


trung, sản phẩm vừa tiêu dùng tại chỗ vừa trao đổi trên thị trường, cung về nông sản

K

hàng hóa và cầu về đầu vào có tính thời vụ và sản phẩm nông nghiệp có liên quan
chặt chẽ với các doanh nghiệp dịch vụ.

O

̣C

Sản xuất rau yêu cầu lao động cao. Sản phẩm là thân, lá, củ có hàm lượng

̣I H

nước cao do vậy khó khăn trong bảo quản, tiêu thụ sản phẩm. Mặt khác trong rau
chứa hàm lượng nước tới 80-90% do vậy yêu cầu chế độ nước tưới nghiêm ngặt.

Đ
A

Sản xuất RAT phải tuân thủ theo những quy định nghiêm ngặt từ việc quy
hoạch vùng sản xuất, kĩ thuật canh tác, thu hoạch, bảo quản và lưu thông tới người
tiêu dùng trên cơ sở điều kiện môi trường và tập quán canh tác từng vùng, chú trọng
dựa trên những nguyên tắc về kĩ thuật canh tác sau:
- Đất trồng: đất cao, thoát nước, thích hợp sinh trưởng, phát triển cây rau.
Vùng trồng rau phải cách ly với khu vực có chất thải công nghiệp, bệnh viện, khu
vực chất thải sinh hoạt của thành phố (ít nhất 2km) và khu vực chất thải sinh hoạt
của gia đình (ít nhất 200m).


6


- Nước tưới: trong rau xanh nước chứa trên 90%, vì vậy nước tưới ảnh
hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm, cần sử dụng nước sạch để tưới như nước
giếng khoan, nước sông, ao hồ trong, không ô nhiễm.
- Giống: sử dụng hạt giống tốt và trồng cây con khỏe mạnh, không có bệnh tật,
hạt giống trước khi gieo trồng cần được xử lý hóa chất hoặc nhiệt, cần biết rõ lý lịch,
nơi sản xuất hạt giống. Đối với những giống nhập nội phải qua kiểm dịch thực vật.
- Phân bón: không dùng phân hữu cơ còn tươi và nước phân pha loãng bón

Ế

cho rau, sử dụng các loại phân bón hóa học tùy theo yêu cầu sinh lý của cây và phải

U

kết thúc bón trước khi thu hoạch 7-10 ngày với rau có thời gian sinh trưởng ngắn,

́H

10-12 ngày với rau có thời gian sinh trưởng dài, đối với các loại phân bón lá và các
loại chất kích thích sinh trưởng cần sử dụng theo chỉ dẫn, kết thúc phun trước khi



thu hoạch 5-10 ngày.

- Bảo vệ thực vật: không sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật thuộc nhóm


H

thuốc độc 1 và 2, nếu thấy cần thiết có thể sử dụng thuốc nhóm 3 và 4. Kết thúc

IN

phun thuốc hóa học trước khi thu hoạch ít nhất 5-10 ngày. Ưu tiên sử dụng các chế

K

phẩm sinh học (BT, củ đậu…), các chế phẩm thảo mộc, các kí sinh thiên địch để
phòng bệnh, áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM).

O

̣C

- Thu hoạch, bao gói: rau được thu hoạch đúng độ chín, loại bỏ phần kém

̣I H

chất lượng, rửa sạch bằng nước sạch, để ráo và cho vào bao, túi sạch trước khi mang
đi tiêu thụ tại các cửa hàng.
1.1.1.3. Vai trò của rau an toàn

Đ
A

a) Vai trò của rau xanh nói chung
Việt Nam là một nước nhiệt đới có thể trồng rau quanh năm, ngành rau nước


ta đã phát triển từ khá lâu và đóng góp khoảng 3% trong tổng giá trị ngành nông
nghiệp.
Trong cuộc sống con người rau là thức ăn không thể thiếu, là nguồn cung cấp
vitamin phong phú nên nhiều thực phẩm khác không thể thay thế được như các loại
vitamin A,B,C,D,E,K, các loại axit hữu cơ và khoáng chất như Ca, P, Fe rất cần cho
sự phát triển của cơ thể con người. Rau không chỉ cung cấp vitamin và khoáng chất

7


mà còn ngăn ngừa bệnh tim mạch, huyết áp và bệnh đường ruột, vitamin C giúp
ngăn ngừa ung thư dạ dày. Vitamin D trong rau giàu caroten có thể hạn chế những
biến đổi gây ung thư phổi.
Đặc biệt khi lương thực và nguồn đạm động vật đã được bảo đảm thì nhu cầu
về số lượng và chất lượng về rau xanh càng gia tăng. Người ta xem rau như một
nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ.
Phát triển rau có ý nghĩa lớn về kinh tế - xã hội đó là tạo việc làm, tận dụng

Ế

lao động, đất và nguồn tài nguyên cho gia đình. Rau là loại cây ngắn ngày cho nên

U

một năm có thể trồng được 2-3 vụ, thậm chí 4-5 vụ. Cây rau còn là loại cây dễ trồng

́H

xen, trồng gối vì vậy trồng rau tạo điều kiện tận dụng đất đai, nâng cao hệ số sử

dụng đất.



Trong quá trình thâm canh một số khâu như chăm sóc, xới đất có thể sử dụng
lao động phụ cho nên trồng rau không những tận dụng được đất đai, lao động mà

H

còn tận dụng được những tư liệu sản xuất khác. Cây rau là cây có giá trị kinh tế cao,

IN

1 ha trồng rau mang lại thu nhập gấp 2-5 lần trồng lúa. Vì vậy trồng rau tạo thu

K

nhập lớn cho nông hộ.

Rau còn là nguồn xuất khẩu quan trọng và là nguồn nguyên liệu cho chế

O

̣C

biến. sản xuất rau có ý nghĩa trong việc mở rộng quan hệ quốc tế, góp phần tăng

̣I H

nguồn thu ngoại tệ cho nền kinh tế quốc dân trên con đường công nghiệp hóa- hiện

đại hóa. Sản xuất rau tạo ra những giá trị hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao như

Đ
A

bắp cải, cà chua, ớt… đóng góp 1 phần đáng kể vào sản xuất chung của cả nước và
mở rộng quan hệ quốc tế.
Sản xuất rau cung cấp nguyên liệu để phát triển ngành công nghiệp thực

phẩm nhằm tăng dự trữ, góp phần điều hòa cung trên thị trường, ổn định giá cả,
đồng thời để xuất khẩu và tăng giá trị sản phẩm cho cây rau.
Tóm lại, sản xuất rau có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó cung
cấp thực phẩm cho người tiêu dùng, thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho chế
biến và sản phẩm cho xuất khẩu, góp phần tăng sản lượng nông nghiệp, đảm bảo an

8


ninh lương thực quốc gia, tăng thu nhập cho nông dân, giải quyết việc làm cho
người lao động, tận dụng đất đai, điều kiện sinh thái.
b)Vai trò của RAT
Ngoài những vai trò chung giống rau xanh, rau an toàn còn có những vai trò
đặc trưng sau:
Phát triển sản xuất RAT góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, người
sản xuất, làm giảm thiểu tình trạng ngộ độc thực phẩm; làm thay đổi tập quán sản

Ế

xuất rau gây ô nhiễm môi trường, độc hại cho người vì thiếu hiểu biết, chạy theo lợi


U

nhuận trước mắt. Thông qua sản xuất RAT sẽ trang bị người nông dân những kiến

́H

thức khoa học, tiếp cận được các tiến bộ kĩ thuật mới, góp phần xây dựng và phát
triển nền nông nghiệp sạch, bền vững, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường và



thực hiện tốt quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp- nông thôn.
Phát triển sản xuất RAT góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông

H

nghiệp theo hướng bền vững, tăng thêm thu nhập cho nông dân, góp phần ổn định

IN

xã hội, làm giảm tình trạng bỏ đất nông nghiệp để tìm kiếm việc làm khác ở thành

K

phố có thu nhập bấp bênh, dẫn đến phát sinh các tệ nạn xã hội.
Sản xuất RAT theo đúng quy trình kỹ thuật không chỉ bảo vệ sức khỏe người

O

̣C


tiêu dùng, người sản xuất mà còn bảo vệ thiên địch, bảo vệ cân bằng sinh thái, bảo

̣I H

vệ môi trường, làm cho đất, nước, không khí không bị ô nhiễm do dư lượng của
thuốc BVTV. Làm cho hoạt động sản xuất của con người có nghĩa hơn vì “thân

Đ
A

thiện với môi trường”.
Sản xuất RAT sẽ tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng, tao uy tín và

thương hiệu cho sản phẩm rau xanh Việt Nam, kích thích cầu tiêu dùng về rau, tạo
mở thị trường tiêu thụ, là hướng sản xuất đang thực sự cần thiết và hết sức đúng đắn
hiện nay đối với các hộ nông dân ở vùng trồng rau.
1.1.1.4. Yêu cầu của sản xuất rau an toàn
Trước thềm hội nhập WTO thì sản xuất an toàn vẫn là xu hướng tất yếu
trong hoạt động sản xuất rau. Trong đó, sản xuất theo hướng GAP (Good
Agricultural Practice) là yếu tố rất cần thiết trong sự phát triển nông nghiệp VN.

9


Sản xuất rau an toàn theo hướng GAP có thể được hiểu là sản phẩm khi đưa ra
phải đảm bảo 3 yêu cầu:
+ An toàn cho môi trường: An toàn cho môi trường là quá trình sản xuất rau
không gây ô nhiểm môi trường, không gây ô nhiểm nguồn nước, nguồn đất và các
yếu tố môi trường khác, đảm bảo chất lượng của môi trường luôn được duy trì và

cải thiện. Nói một cách khác, đó là qui trình sản xuất mà không làm ảnh hưởng hay
suy thoái chất lượng môi trường.

Ế

+ An toàn cho người sản xuất: An toàn cho người sản xuất là quá trình sản

U

xuất đảm bảo an toàn lao động, về bảo hộ về sức khỏe của người sản xuất. Trách

́H

những ảnh hưởng hay rủi ro về vật chất, sức khỏe của người lao động. Đây cũng
chính là một trong những cấu phần góp phần thực hiện tốt yêu cầu thứ ba đối với



hoạt động sản xuất rau an toàn.

+ An toàn cho người tiêu dùng: Quá trình sản xuất là tạo ra sản phẩm nhằm

H

phục vụ cho người tiêu dùng. Vì vậy, an toàn cho người tiêu dùng là yêu cầu cao

IN

nhất đối với quá trình sản xuất. Sản phẩm sản xuất ra phải đảm bảo an toàn đối với


K

người tiêu dùng. Đối với RAT, bên cạnh yêu cầu an toàn đối với người tiêu dùng,
thì yêu cầu an toàn đối với người sản xuất và cho xã hội cũng là vấn đề trọng tâm.

O

̣C

Vì vậy, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap hay Gap nói chung là con đường hướng

̣I H

đến trong sản xuất RAT.

1.1.2 Hệ thống lý luận cơ bản về hiệu quả kinh tế - xã hội

Đ
A

1.1.2.1 Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là phạm trù phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân

lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu kinh tế xác định. Bàn về khái
niệm HQKT, các nhà kinh tế ở nhiều nước, nhiều lĩnh vực có những quan điểm
khác nhau, có thể tóm tắt thành 2 hệ thống quan điểm như sau:
- Hệ thống quan điểm thứ nhất cho rằng: HQKT được xác định bởi việc so
sánh giữa kết quả đạt được và các chi phí bỏ ra (các nguồn nhân tài, vật lực, tiền
vốn…) để đạt kết quả đó. Theo quan điểm của hệ thống này, chỉ tiêu để đánh giá
HQKT được đo bằng hiệu số giữa giá trị sản xuất đạt được và lượng chi phí đã bỏ ra


10


để đạt được kết quả đó hoặc tỷ lệ giữa kết quả đạt được với chi phí đã bỏ ra. Có 3
quan điểm khác nhau về HQKT theo hệ thống quan điểm này:
+ Quan điểm thứ nhất cho rằng: HQKT được xác định bởi tỷ số giữa kết quả
đạt được và các chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Kết quả thu được
HQKT =

___________________

Chi phí bỏ ra

Ế

Với quan điểm này, HQKT cao hay thấp phụ thuộc vào trình độ sản xuất và

U

cách thức quản lý. Đây là quan điểm phổ biến được nhiều người thừa nhận, với quan

́H

điểm này HQKT là sự phản ánh trình độ quản lý sử dụng các yếu tố đầu vào, các chi
phí bỏ ra trong quá trình sản xuất; phản ánh mối quan hệ giữa kết quả và chi phí.




+ Quan điểm thứ 2 cho rằng: HQKT được do bằng hiệu số giữa giá trị sản
xuất đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.

H

HQKT = Kết quả sản xuất – Chi phí bỏ ra.

IN

+ Quan điểm thứ 3 xem xét HQKT trong phần biến động giữa chi phí và kết

K

quả sản xuất. Theo quan điểm này, HQKT biểu hiện ở quan hệ tỷ số giữa phần tăng
thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí, hay quan hệ tỷ lệ giữa kết quả bổ

Đ
A

̣I H

O

̣C

sung và chi phí bổ sung.

Trong đó:

ΔK

HQKT =

_____

ΔC

+ Δ K: Là phần tăng thêm của kết quả sản xuất.
+ Δ C: Là phần tăng thêm của chi phí sản xuất.

Như vậy, nếu chỉ đánh giá HQKT ở khía cạnh lợi nhuận thuần túy (kết quả
sản xuất trừ đi chi phí sản xuất) thì chưa xác định được năng suất lao động xã hội và
so sánh khả năng cung cấp sản phẩm cho xã hội của những cơ sở sản xuất có hiệu
số giữa kết quả sản xuất và chi phí sản xuất như nhau. Với quan điểm coi HQKT chỉ
ở phần kết quả bổ sung và chi phí bổ sung thì cũng chưa đầy đủ, trong thực tế kết
quả sản xuất đạt được luôn là hệ quả của các chi phí có sẵn (chi phí nền) cộng với

11


chi phí bổ sung; ở các mức chi phí nền khác nhau thì qui mô sản xuất và hiệu quả
của chi phí bổ sung cũng khác nhau. Do đó, các quan điểm trên vẫn chưa thể hiện
đầy đủ, chưa đánh giá được một cách toàn diện các yêu cầu đòi hỏi khách quan của
từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Quan niệm về HQKT trong điều kiện hiện nay còn
phải đảm bảo thỏa mãn về các vấn đề như: tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tài nguyên,
mang lại hiệu quả xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường. Như vậy, khái niệm về
HQKT cần phải được bổ sung và mở rộng.

Ế

- Hệ thống quan điểm thứ 2 được thể hiện qua công trình nghiên cứu của


U

Farrell (1957) và một số nhà kinh tế khác. Khi nghiên cứu hoạt động kinh tế của các

́H

nhà sản xuất ngang tài ngang sức và tiêu biểu nhưng lại đạt kết quả khác nhau do
cách kinh doanh khác nhau. Điều đó có thể khẳng định: Chỉ có thể ước tính đầy đủ



HQKT theo nghĩa tương đối. Để giải thích cho lập luận này, ông phân biệt hiệu quả
kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và HQKT.

H

Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí

IN

đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật

K

hay công nghệ áp dụng. Hiệu quả kỹ thuật được xác định bởi phương pháp và mức độ
sử dụng các yếu tố đầu vào. Việc chọn các cách thức sử dụng các yếu tố đầu vào khác

O


̣C

nhau sẽ ảnh hưởng đến mức sản lượng đầu ra. Như vậy, hiệu quả kỹ thuật liên quan

̣I H

đến phương diện vật chất của sản xuất. Nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào
sản xuất có khả năng đem lại thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm.

Đ
A

Hiệu quả phân bổ (hay còn gọi là hiệu quả về giá). Đây là chỉ tiêu đánh giá
hiệu quả trong mối quan hệ với giá của sản phẩm đầu ra và giá đầu vào được sử
dụng. Nó phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm về đầu vào
hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các
yếu tố về giá của đầu vào và giá của đầu ra. Nói cách khác khi nắm được giá của
yếu tố đầu vào người ta sẽ sử dụng các yếu tố đầu vào theo tỷ lệ nhất định để đạt
được lợi nhuận tối đa. Việc xác định hiệu quả này giống như xác định các điều kiện
về lý thuyết biên để tối đa hóa lợi nhuận. Điều đó có nghĩa là giá trị biên của sản
phẩm phải bằng giá trị biên của nguồn lực sử dụng vào sản xuất.

12


Hiệu quả kinh tế đạt được khi nhà sản xuất đạt được hiệu quả kỹ thuật và
hiệu quả về giá, có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều được tính đến khi
xem xét sử dụng các nguồn lực trong sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến
những đặc tính vật chất của sản xuất; thể hiện trình độ, kỹ năng, tay nghề kỹ thuật
của người sản xuất. Hiệu quả về giá phản ánh khả năng phối hợp các yếu tố đầu vào

trên thị trường theo giá để tối thiểu hóa chi phí khi sản xuất một lượng sản phẩm
nhất định. HQKT liên quan đến yếu tố tổ chức quản lý nhằm mục đích kinh tế của

Ế

người sản xuất nó phản ánh cả trình độ kỹ thuật tay nghề và khả năng phối hợp đầu

U

vào theo giá để đạt được lợi nhuận ở mức tối đa.

́H

HQKT là sự phối hợp giữa nội dung tiết kiệm chi phí tài nguyên cho sản xuất
(tức là làm giảm đến mức tối đa chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm tạo ra -



hiệu quả kỹ thuật) với thị trường sản phẩm (hiệu quả về giá). Nâng cao hiệu quả
kinh tế có nghĩa là tăng cường độ lợi dụng các nguồn lực về kinh tế, tự nhiên sẳn có

H

trong hoạt động kinh tế để phục vụ lợi ích con người, đó là đòi hỏi khách quan của

IN

mọi nền sản xuất xã hội. Bản chất của việc tăng HQKT là làm thế nào để kết hợp tối

K


ưu giữa 2 yếu tố đầu vào, đầu ra trong quá trình sản xuất nhằm đưa lại lợi ích cao
nhất (nếu có thể).

O

̣C

Tóm lại: HQKT là một phạm trù kinh tế-xã hội, phản ánh mặt chất lượng của

̣I H

hoạt động sản xuất kinh doanh, là đặc trưng của mọi nền sản xuất xã hội thể hiện
mối tương quan so sánh cả về tuyệt đối và tương đối giữa lượng kết quả đạt được và

Đ
A

lượng chi phí bỏ ra. Quan niệm HQKT ở các hình thái kinh tế khác nhau không
giống nhau. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế- xã hội và mục đích yêu cầu của một
nước, một vùng, một ngành sản xuất cụ thể mà đánh giá theo những góc độ khác
nhau sao cho phù hợp với tình hình thực tế.
1.1.2.2. Khái niệm và bản chất của hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội là khái niệm phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực nhằm
đạt được các mục tiêu xã hội nhất định.
Các mục tiêu xã hội thường thấy là: xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm,
tình trạng thất nghiệp trong xã hội; nâng cao trình độ nhận thức, đời sống văn hóa,

13



tinh thần cho các tầng lớp nhân dân, đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao
động, giải quyết tốt các quan hệ trong phân phối, đảm bảo và nâng cao sức khỏe;
đảm bảo vệ sinh môi trường, tạo ra các phúc lợi xã hội, ...
Nếu xem xét hiệu quả xã hội, người ta xem xét mức tương quan giữa các kết
quả (mục tiêu) đạt được về mặt xã hội (cải thiện điều kiện lao động, nâng cao đời
sống văn hóa và tinh thần, giải quyết công ăn việc làm...) và chi phí bỏ ra để đạt
được kết quả đó. Thông thường các mục tiêu kinh tế - xã hội phải được chú ý giải

Ế

quyết trên giác độ vĩ mô nên hiệu quả xã hội cũng thường được quan tâm nghiên

U

cứu ở phạm vi quản lý vĩ mô.

́H

1.1.2.3. Khái niệm hiệu quả kinh tế - xã hội

Vấn đề phát triển kinh tế và phát triển xã hội là mối quan tâm trong điều tiết



vĩ mô của các quốc gia.

Trong hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa, nhà nước tư bản chủ nghĩa

H


cũng coi phát triển kinh tế và phát triển xã hội là mối quan tâm trong điều tiết vĩ mô

K

đối hóa mục tiêu lợi nhuận .

IN

của các quốc gia. Tuy nhiên, lấy kinh tế là mục tiêu trung tâm, hay chính là tuyệt

Trong hình thái kinh tế - xã hội xã hội chủ nghĩa, nhà nước xã hội chủ nghĩa

O

̣C

lấy con người hay chính là mục tiêu xã hội đặt ở vị trí trung tâm.

̣I H

Có thể thấy rằng phát triển kinh tế và phát triển xã hội có mối quan hệ mật
thiết với nhau, mục tiêu của phát triển kinh tế là để phát triển xã hội và ngược lại.

Đ
A

Vì thế, hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau,
chúng là tiền đề của nhau và là phạm trù thống nhất. Đây là hai mặt có thể chuyển
hóa cho nhau. Hiệu quả kinh tế là vấn đề quyết định, ngược lại hiệu quả xã hội có

tác động trở lại tới hiệu quả xã hội. Do đó, khi nói đến hiệu quả kinh tế, chúng ta
cần phải hiểu trên quan điểm hiệu quả kinh tế - xã hội.
Nếu như hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả kinh
tế đạt được và lượng chi phí bỏ ra, thì hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh
giữa kết quả xã hội (kết quả xét về mặt xã hội) và tổng chi phí bỏ ra. Hiệu quả về
kinh tế - xã hội thể hiện mối tương quan giữa các kết quả đạt được tổng hợp trong

14


các lĩnh vực kinh tế - xã hội với các chi phí bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Trong
đó, hiệu quả kinh tế là khâu trung tâm có vai trò quyết định nhất và nó được đánh
giá một cách đầy đủ nhất khi kết hợp với hiệu quả xã hội.
Như vậy, hiệu quả kinh tế - xã hội là một phạm trù của tái sản xuất, là hình
thức biểu hiện của sự tiến bộ sản xuất. Khi nghiên cứu vấn đề này cần chú ý các
điểm sau:
- Hiệu quả kinh tế - xã hội được thể hiện ở trình độ tăng lợi ích kinh tế của

Ế

toàn xã hội và sự phát triển toàn diện của các thành viên trong xã hội đó dựa trên cơ

U

sở khai thác và sử dụng đầy đủ, hợp lý và tiết kiệm các nguồn sản xuất của xã hội.

́H

Quan điểm hiệu quả là một trong những mục tiêu cơ bản của mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh.




- Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất biểu hiện tập trung nhất và khái
quát nhất ở phạm trù hiệu quả kinh tế. Nó là hình thức biểu hiện của sự tiến bộ xã

H

hội trong đời sống kinh tế. Quan điểm hiệu quả xã hội thể hiện mặt quan hệ sản xuất

IN

xã hội, giữa người và người trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.

K

- Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế đặc biệt quan trọng phản ánh yêu
cầu của quy luật tiết kiệm thời gian, phản ánh trình độ sử dụng lực lượng sản xuất và

O

̣C

mức độ hoàn thiện của quan hệ sản xuất. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

̣I H

càng cao, quan hệ sản xuất càng hoàn thiện thì điều kiện và khả năng nâng cao hiệu
quả kinh tế - xã hội càng lớn.


Đ
A

- Hiệu quả kinh tế - xã hội khác hẳn với các chỉ tiêu cá biệt về sử dụng
nguồn, như năng suất lao động hoặc hiệu quả đồng vốn, bởi tính bao quát của nó.
Hiệu quả kinh tế - xã hội phản ánh mức sử dụng tất cả các nguồn lực của xã hội.
- Vấn đề hiệu quả kinh tế - xã hội là một bộ phận rất quan trọng của chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội. Nếu như bản thân phương án, kế hoạch sản xuất
kinh doanh không đảm bảo gắn kết giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội thì sẽ
không có đủ điều kiện đáp ứng mọi nhu cầu và lợi ích, mâu thuẫn giữa các lợi ích sẽ
trở nên gây gắt.

15


1.1.3 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động sản xuất
rau an toàn
- Giá trị sản xuất (GO):
Là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong nông nghiệp
trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm.
GO = ∑ Qi*Pi
Trong đó: Qi: Khối lượng sản phẩm loại i được sản xuất ra.

Ế

Pi: Giá bình quân một đơn vị sản phẩm loại i.

U

- Chi phí trung gian (IC):


́H

Chi phí trung gian là những khoản chi phí và dịch vụ bỏ ra bằng tiền được sử

IC = ∑ Cj



dụng trong quá trình sản xuất.

Trong đó: Cj là khoản chi phí thứ j

H

- Giá trị gia tăng (VA):

IN

Giá trị gia tăng (giá trị tăng thêm) là toàn bộ kết quả cuối cùng thu được của

K

các hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định sau khi đã trừ đi chi

O

sản xuất.

̣C


phí trung gian, thường là một năm. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá kết quả

̣I H

VA = GO – IC

Chỉ tiêu này phản ánh giá trị tăng thêm trong đó gồm lợi nhuận, công lao

Đ
A

động, khấu hao TSCĐ.
- Hiệu suất GO/IC: Thể hiện cứ một đồng chi phí trung gian được đầu tư tạo

ra được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất. Hiệu suất này càng lớn thì sản xuất càng có
hiệu quả và ngược lại.
- Hiệu suất VA/IC: Thể hiện cứ một đồng chi phí trung gian được đầu tư tạo
ra được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.
- GO/ Diện tích đất đai: Thể hiện cứ sản xuất trên một đơn vị diện tích đất
đai thì thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.

16


×