Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Giải pháp xác định giá trị vườn cây cao su để tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại công ty cao su kontum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 151 trang )

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cổ phần hóa các DNNN là chủ trương lớn, là giải pháp quan trọng của Đảng
và Nhà nước trong tiến trình sắp xếp, đổi mới khu vực kinh tế quốc doanh. Trải qua
gần 18 năm, kể từ khi bắt đầu thí điểm vào năm 1992 đến thực hiện chính thức năm
1996, đến nay kết quả đạt được trong quá trình cổ phần hoá DNNN về cơ bản là tích
cực. Qua CPH đã giảm bớt được những DNNN kinh doanh kém hiệu quả đồng thời

U

Ế

hình thành mới loại hình DN đa hình thức sở hữu, thu hút vốn và kinh nghiệm của
các nhà đầu tư cũng như người lao động vào phát triển sản xuất kinh doanh, tạo

́H

động lực mới, phát huy quyền tự chủ kinh doanh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh



tranh của DN[31].

Tuy những mặt tích cực của CPH đã thể hiện rõ, nhưng cho đến nay tốc độ

H

thực hiện CPH các doanh nghiệp tại Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam

IN


(TĐCNCSVN) nhìn chung vẫn còn chậm, chưa đáp ứng được như yêu cầu đặt ra.

K

Đó là do nhiều vướng mắc đã phát sinh không chỉ trong quá trình tổ chức thực hiện
mà ngay cả đối với DN đã được CPH cũng cần hoàn thiện thêm ở nhiều mặt, cả về

̣C

cơ sở lý luận lẫn thực tiễn. Đặc biệt trong các doanh nghiệp nông nghiệp vướng

O

mắc lớn nhất là việc xác định giá trị vườn cây liên quan đến các đặc tính kinh tế kỹ

̣I H

thuật của cây trồng, những tài sản trên đất phục vụ cho kinh doanh sản xuất và các

Đ
A

nhân tố về lợi thế kinh doanh, thương mại[2],[3].
Công ty cao su KonTum là doanh nghiệp nhà nước thuộc TĐCNCSVN,

trong những năm qua đã tạo bước phát triển vượt bậc cả chiều rộng lẫn chiều sâu,
xứng đáng vai trò chủ đạo của ngành Cao su trên địa bàn tỉnh KonTum. Thực hiện
chủ trương của Chính phủ và kế hoạch của Tập đoàn là từ nay đến hết năm 2012 sẽ
tiến hành cổ phần hoá hoàn toàn các Công ty cao su tại miền Đông nam bộ và khu
vực Tây Nguyên. Công ty cao su KonTum thuộc đối tượng cổ phần hoá theo kế

hoạch của Tập đoàn đã đề ra.

1


Giá trị vườn cây cao su là một phần không thể tách rời và chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp kinh doanh cao su thiên nhiên. Việc xác
định giá trị vườn cây cao su khi cổ phần hoá các DNNN kinh doanh cao su thiên
nhiên là xác định đúng giá trị vườn cây làm cơ sở để đưa ra một mức giá thích hợp
đối với phần vốn nhà nước đã đầu tư hình thành tài sản là vườn cây cao su. Do đó
việc xác định giá trị vườn cây cao su khi cổ phần hoá DNNN là một công việc yêu
cầu có tính chính xác cao nhằm xác định đúng giá trị và giá cả của doanh nghiệp kinh

Ế

doanh cao su thiên nhiên. Thực trạng tại Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam cho

U

thấy tiến trình cổ phần hoá các Công ty cao su còn chậm, một trong những nguyên

́H

nhân này là vì còn lúng túng trong việc định giá trị và giá cả vườn cây cao su, thực tế
việc áp dụng các phương pháp xác định giá trị vườn cây khi cổ phần hoá một số Công



ty tại Tập đoàn chưa tính đến một số yếu tố kinh tế, kỹ thuật có ảnh hưởng trực tiếp
đến giá trị vườn cây, do đó còn nhiều điểm hạn chế, chưa phù hợp. Chính vì vậy


H

nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị vườn cây cao su, nhằm đưa ra các giải

IN

pháp xác định giá trị vườn cây cao su kinh doanh để chuyển đổi Công ty cao su

K

KonTum thành Công ty cổ phần là rất cần thiết và mang tính thời sự.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, tôi xin chọn đề tài nghiên cứu là: “ Giải

O

̣C

pháp xác định giá trị vườn cây cao su để tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp

̣I H

Nhà Nước tại Công ty cao su KoTum” làm luận văn thạc sỹ, với mong muốn góp
một phần kiến thức nhằm thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá tại Công ty cao su

Đ
A

KonTum trong thời gian tới.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.1. Mục tiêu chung
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng việc xác định giá trị vườn cây cao su
khi tiến hành cổ phần hoá một số Công ty tại Tập đoàn cao su Việt Nam và các
nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến giá trị vườn cây cao su. Dựa trên kết quả nghiên
cứu, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện phương pháp xác định giá trị vườn cây
tại Công ty cao su KonTum.

2


2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về cổ phần hoá, lý thuyết xác định
giá trị doanh nghiệp, xác định giá trị vườn cây cao su để cổ phần hoá DNNN kinh
doanh cao su thiên nhiên, nghiên cứu đặc tính kinh tế kỹ thuật của vườn cây cao su,
từ đó phát hiện ra các nhân tố ảnh hưởng đến giá tri vườn cây cao su.
- Phân tích thực trạng việc xác định giá trị vườn cây khi tiến hành cổ phần
hoá một số Công ty tại Tập đoàn cao su Việt Nam, từ đó đưa ra các tồn tại cần phải

U

Ế

giải quyết.

́H

- Điều tra, đánh giá thực trạng đầu tư sản xuất cao su của các hộ kinh doanh cao




su, các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng giá trị vườn cây tại Công ty cao su Kon Tum.
- Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện phương

H

pháp xác định giá trị vườn cây cao su để tiến hành cổ phần hoá tại Công ty cao su

IN

KonTum.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

K

3.1. Đối tượng nghiên cứu

̣C

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phân tích thực trạng việc xác định giá trị

O

vườn cây cao su tại Tập đoàn CN cao su Việt Nam, nghiên cứu các nhân tố ảnh

̣I H

hưởng tới giá giá trị vườn cây cao su kinh doanh năm thứ tư tại Công ty cao su
KonTum.


Đ
A

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chọn 5 trên tổng số 8 nông trường có vườn cây cao su kinh doanh

năm thứ tư để điều tra, đó là:
- Nông trường cao su Ya Chim thuộc thành phố KonTum.
- Nông trường Hoà Bình thuộc thành phố KonTum.
- Nông trường cao su Đăk T’re, thuộc huyện Kon Rẫy.
- Nông trường cao su Dục Nông thuộc huyện Ngọc Hồi.
- Nông trường Đăkh’rin thuộc huyện Đăk Hà.

3


4. Kết cấu của luận văn
Phần I: Mở đầu.
Phần II: Nội dung (bao gồm 3 chương)
Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu.

Đ
A

̣I H

O


̣C

K

IN

H



́H

U

Ế

Phần III: Kết luận và kiến nghị.

4


PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CỔ PHẦN HÓA DNNN VÀ GIÁ TRỊ VƯỜN CÂY CAO SU
1.1.1. Doanh nghiệp nông nghiệp
Doanh nghiệp nông nghiệp là đơn vị sản xuất kinh doanh cơ sở trong nông

U


Ế

nghiệp, bao gồm một tập thể những người lao động, có sự phân công và hiệp tác lao

́H

động để khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả các yếu tố, các điều kiện của sản
xuất nông nghiệp nhằm sản xuất ra nông sản hàng hoá và thực hiện dịch vụ theo yêu



cầu của xã hội[8],[10],[15].
1.1.2. Doanh nghiệp nhà nước

H

Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn

IN

điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà

K

nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn[17].
1.1.3. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

̣C

Cổ phần hóa các DNNN là một biện pháp chuyển đổi hình thức sở hữu trong


O

DNNN, từ sở hữu duy nhất là Nhà nước sang sở hữu của các cổ đông (Nhà nước có

̣I H

thể vẫn tham gia với tư cách là một cổ đông hoặc không tham gia), đồng thời
chuyển DNNN sang Công ty cổ phần, tổ chức hoạt động theo quy định trong Luật

Đ
A

doanh nghiệp[2],[3].

Vì vậy, muốn cổ phần hoá DNNN, trước hết phải xác định được giá trị DN

một cách chính xác để tiến hành giao dịch trên thị trường.
1.1.4. Xác định giá trị vườn cây cao su khi cổ phần hóa
Xác định giá trị hiểu một cách đơn giản là ước tính giá trị bằng tiền của một
tài sản nhằm một mục tiêu cụ thể. Theo Giáo sư Lim Lan Yuan, Trường xây dựng
và bất động sản Đại học quốc gia Singapore: “Xác định giá là một nghệ thuật hay
khoa học về ước tính cho một mục tiêu cụ thể của một tài sản tại một thời điểm, có

5


cân nhắc đến tất cả những đặc điểm của tài sản cũng như xem xét tất cả các yếu tố
kinh tế căn bản của thị trường, bao gồm các loại đầu tư lựa chọn”[34].
Giá trị vườn cây cao su là một phần không thể tách rời trong tổng tài sản của

DN kinh doanh cao su thiên nhiên. Việc xác định giá trị vườn cây cao su khi CPH
các doanh nghiệp nông nghiệp kinh doanh cao su thiên nhiên là xác định đúng giá
trị vườn cây làm cơ sở để đưa ra một mức giá thích hợp đối với phần vốn mà nhà
nước đã đầu tư hình thành tài sản là vườn cây cao su. Ước tính trong tổng giá trị tài

Ế

sản DN kinh doanh cao su thiên nhiên thì giá trị tài sản là vườn cây cao su chiếm

U

trên 70%, do đó việc xác định giá trị vườn cây cao su khi CPH là một công việc yêu

́H

cầu có tính chính xác cao nhằm xác định đúng giá trị và giá cả để có thể tiến hành
CPH doanh nghiệp và trao đổi, giao dịch trên thị trường.



1.2. VAI TRÒ, LỢI ÍCH CỦA CÂY CAO SU TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
Cây cao su xuất xứ từ Brasil, có tên khoa học là Hevea Brasi Liensis, được

H

biết đến từ thế kỉ 18, tại vùng châu thổ sông Amazôn thuộc Nam Mỹ. Được du nhập

IN

vào Việt Nam từ năm 1897 do bác sỹ Yersin trồng thành công tại Viện nghiên cứu


K

Pasteur Nha Trang[16]. Tính đến cuối năm 2009, diện tích trồng cây cao su trên thế
giới khoảng trên 10,5 triệu ha với sản lượng mủ gần 09 triệu tấn năm. Trong đó diện

̣C

tích cao su ở Việt Nam 673.000 ha, gồm: Miền Đông Nam bộ 440.000ha (chiếm

O

65,4%); Vùng Tây Nguyên và Duyên Hải Miền Trung trên 214.200ha (chiếm

̣I H

31,8%) và Tây Bắc 18.800 ha (chiếm 2,8%)[33].

Đ
A

Sự phát triển của ngành Cao su trong hơn 30 năm qua đã khẳng định vai trò,
vị trí của nó đối với đất nước. Thật vậy, cây cao su không chỉ đem lại lợi ích kinh
tế, xã hội, môi trường mà còn cả về an ninh quốc phòng. Ngành cao su đã trở thành
một trong tám Tập đoàn kinh tế đầu tiên ở Việt Nam.
1.2.1. Về kinh tế
Cây cao su là một loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế rất cao, đây là loại
cây mà sản phẩm của nó chủ yếu được dùng làm nguyên liệu cho các ngành công
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.


6


Kinh doanh cao su thiên nhiên xét về mặt kinh tế có thể nói cho lợi nhuận
“KÉP“ từ sản phẩm chính đó là mủ và gỗ, trong khi thu hoạch sản phẩm từ mủ thì
giá trị cây ngày càng tăng trưởng cho nguồn thu từ gỗ khi thanh lý.
+ Mủ cao su: Sản phẩm chủ yếu của cây cao su là mủ (Natural Rubber - NR)
với nhiều loại sản phẩm đa dạng như RSS1, RSS2, RSS3, SVR 3L, SVR 5L, SVR
10, SVR 20, Latex…. Có các đặc tính đặc biệt hơn hẳn cao su nhân tạo về độ giãn,
độ đàn hồi cao, chống nứt, chống lạnh tốt, ít phát nhiệt khi cọ sát, dễ sơ luyện,…

Ế

Sản phẩm từ mủ cao su thiên nhiên là một trong những nguyên liệu cần thiết của

U

nhiều ngành công nghiệp hiện đại trên thế giới, xếp thứ tư sau dầu mỏ, than đá, sắt

́H

thép và đặc biệt là không thể chế biến được cao su nhân tạo có đặc tính như cao su
thiên nhiên. Sản phẩm từ mủ cao su thiên nhiên có trên 50 ngàn công dụng khác



nhau và rất cần thiết đối với ngành công nghiệp ô tô, máy bay, sản xuất dụng cụ y tế
và nhiều ngành công nghiệp phục vụ tiêu dùng khác[39].

H


Bảng 1.1: Dự đoán nhu cầu cao su thiên nhiên (NR) và cao su nhân tạo

IN

(SR) đến năm 2020

Tổng
NR

Đ
A

SR

̣C

̣I H

Sản phẩm khác

2007

O

Vỏ xe

K

Nhu cầu


Tỷ lệ NR/SR

Năm
2010

2015

2020

11,164

12,688

14,267

15,838

9,913

10,973

11,909

12,835

21,077
8,493

23,661

9,528

26,176
10,601

28,673
11,681

12,584

14,133

15,575

16,992

40/60

40/60

40/60

41/59

( Nguồn : LMC International and ProForesst 5- 2007)

+ Gỗ cao su: Cây cao su hết niên hạn khai thác phải thanh lý, trên một ha
trung bình có thể thu được khoảng 160 m3 gỗ nguyên liệu với giá trị thanh lý
khoảng 80 triệu đồng (theo thời giá hiện nay), đủ để tái canh được khoảng 1 ha cao
su KTCB. Gỗ cao su đã được chế biến để sản xuất bàn, ghế, tủ, giường,… có giá

dao động từ 600 - 900 USD/m 3 gỗ thành phẩm[16],[39].

7


Với diện tích cao su trồng từ năm 1975 đến 2015, Việt Nam có khả năng tái
canh khoảng 10.000 đến 15.000 ha/năm và cung cấp khoảng 300.000 đến 400.000
m3 gỗ xẻ/năm, có thể đó là thời điểm mà gỗ cao su trong nước là nguồn nguyên liệu
chủ lực cho các nhà máy chế biến đồ gỗ cao su xuất khẩu của nước ta.
Bảng 1.2: Trữ lượng gỗ của một số giống cao su.
Vanh gốc

Giống

Vanh ngọn

m3 / cây

cao

14 năm tuổi

m3/ha

m3 /cây

m3/ha

RRIV 2


87,8

65,1

6,44

0,30

150

0,38

190

RRIV 3

75,4

56,3

4,46

0,15

Ế

(chu vi –m) (chu vi –m)

10 năm tuổi


Thân

0,24

120

RRIV 4

71,8

53,6

5,43

0,17

85

0,21

105

PB 235

74

56,3

5,13


0,17

85

0,24

100

66,9

52,4

3,49

0,10

50

U

́H



GT 1

75

(Nguồn: VRA – Cao su Việt Nam trên đường hội nhập Quốc tế)


H

Hạt cao su ngoài việc dùng làm giống còn dùng để ép dầu, làm thức ăn cho gia

IN

cầm và bón cho cây trồng,… Mỗi hecta cao su có thể thu hoạch được khoảng 250-300

K

kg hạt/năm (tương ứng với khoảng 2 triệu đồng). Hàng năm cao su rụng lá qua đông,
thu được khoảng từ 4 -7 tấn lá/ha/năm tạo nguồn chất hữu cơ quý giá cho đất[16].

O

̣C

Kinh doanh sản xuất cao su thiên nhiên là ngành hàng chiến lược ở nước ta.

̣I H

Năm 2009, sản lượng xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 726 ngàn tấn với kim ngạch
khoảng 1,2 tỷ USD. Hàng năm ngành cao su đem lại trên 1 tỷ đôla kim ngạch xuất

Đ
A

khẩu cho nền kinh tế, góp phần quan trọng thúc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở nước ta trong giai đoạn hiện nay[33].
Tổ chức kinh doanh sản xuất của ngành cao su Việt Nam hiện nay chủ yếu


theo quy mô đại điền thông qua loại hình DNNN kinh doanh cao su thiên nhiên.
Phần lớn các DNNN kinh doanh cao su thiên nhiên được hình thành và phát triển
mạnh mẽ từ sau năm 1975 đến nay, với tốc độ tăng trưởng trung bình 20% năm,
hình thành những vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn hàng trăm ngàn
hecta. Xét về mặt kinh tế, DNNN kinh doanh cao su thiên nhiên đã giữ vai trò định
hướng phát triển của ngành cao su Việt Nam trong những năm qua[16],[39].

8


1.2.2. Về xã hội
DNNN kinh doanh cao su thiên nhiên đã thu hút hàng chục vạn lao động từ
các vùng đồng bằng đông dân cư lên khai phá vùng rừng, đồi núi trọc, hoang hóa xa
xôi hẻo lánh có điều kiện kinh tế xã hội và cơ sở hạ tầng nghèo nàn, yếu kém, tạo
lập nên những vùng dân cư, nông thôn mới, nhờ thuận lợi về giá cả, thị trường, thu
nhập của người lao động được nâng cao trong những năm gần đây, làm thay đổi bộ
mặt kinh tế - văn hóa - xã hội. Nhiều địa phương đã sử dụng cây cao su như một

Ế

giải pháp xóa, giảm hộ đói nghèo.

U

Mặt khác, do nhu cầu đi lại vận chuyển mủ, đường sá của vùng trồng cao su

́H

được đầu tư mở mang, góp phần nâng cấp hệ thống giao thông vùng nông thôn.




1.2.3 Về môi trường

Cây cao su là loại cây trồng có thể thích nghi với nhiều loại địa hình, nhiều

H

vùng sinh thái khác nhau. Có thể gọi cây cao su là “Cây môi trường” vì nó có khả

IN

năng chịu hạn tốt, góp phần phủ xanh đất trống, đồi trọc, tạo sự cân bằng sinh thái;
nâng cao độ màu mỡ cho đất do việc rụng lá hàng năm; ngoài ra rừng cao su còn có

K

tác dụng giữ nước, hạn chế dòng chảy nước lũ, chống xói mòn ở các vùng núi.

̣C

Nhiều nghiên cứu cho thấy cây cao su là loại cây có bộ lá hấp thụ khí cacbonic rất

O

lớn. Do vậy cây cao su đang được xem là một giải pháp để giảm hiệu ứng nhà kính

̣I H


do khí cacbonic từ các ngành công nghiệp thải ra môi trường[16].
1.2.4. Về an ninh quốc phòng

Đ
A

Phát triển cao su dọc theo các tuyến biên giới và các tỉnh Tây Nguyên có ý

nghĩa hết sức quan trọng đối với an ninh quốc phòng của cả nước. Góp phần vào
việc định canh, định cư, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc ít người.
1.3. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT KINH DOANH CAO SU THIÊN
NHIÊN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ
VƯỜN CÂY
Kinh doanh sản xuất cao su thiên nhiên cũng như các cây trồng khác đều có
những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp nói chung, đặc điểm quan trọng nhất là
sản xuất mang tính sinh học. Tuy nhiên kinh doanh sản xuất cây cao su thiên nhiên

9


còn có những đặc điểm kinh tế kỹ thuật riêng sau đây cần nghiên cứu khi định giá
trị vườn cây để CPH doanh nghiêp nhà nước kinh doanh cao su thiên nhiên.
1.3.1. Chu kỳ kinh doanh dài, năng suất, chất lượng vườn cây phụ thuộc vào
nhiều yếu tố
Cây cao su là loại cây công nghiệp có chu kỳ kinh doanh dài ngày, trước đây
là 32 năm, trong những năm gần đây do ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và
công nghệ mới vào thâm canh, cải tạo giống, các giống mới có năng suất mủ cao,

Ế


trữ lượng gỗ lớn đã được thay thế dần các giống cũ. Do đó chu kỳ của cây đã được

U

rút ngắn còn 27 năm, trong đó thời gian KTCB là 7 năm và thời gian khai thác là

́H

20 năm. Vườn cây cao su của các công ty cao su hầu hết đều nằm ở vùng sâu, vùng
xa, địa hình hiểm trở, diện tích lớn trải dài trên nhiều xã, huyện vì vậy việc kiểm kê,



đánh giá phân loại vườn cây gặp rất nhiều khó khăn phức tạp.

Giá trị vườn cây cao su phụ thuộc rất lớn vào năng suất, chất lượng vườn

H

cây. Do đó việc xác định các yếu tố làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn

IN

cây rất có ý nghĩa trong việc xác định giá trị vườn cây cao su. Qua quá trình nghiên

K

cứu nhận thấy năng suất, chất lượng vườn cây cao su phụ thuộc rất nhiều vào các
yếu tố như: Giống cây, mật độ cây, loại đất và kỹ thuật thâm canh, quy trình khai


̣C

thác và tay nghề của công nhân, cụ thể :

O

+ Mật độ cây cạo trên 1 ha ảnh hưởng việc phân loại chất lượng vườn cây để

̣I H

xác định sản lượng mủ của từng năm và cả chu kỳ kinh doanh là căn cứ quan trọng có
tính quyết định đến việc xác định giá trị còn lại vườn cây, và giá bán khi giao dịch.

Đ
A

+ Giống cây ảnh hưởng đến năng suất sản lượng vườn cây.
+ Tình trạng vườn cây như tuổi cây, chất lượng vỏ cạo ảnh hưởng đến năng

suất còn lại của vườn cây, tình trạng sức khỏe vườn cây tốt hay xấu như các bệnh
vườn cây thường làm ảnh hưởng đến năng suất vườn cây.
+ Các yếu tố về thổ nhưỡng như đất đỏ, đất xám. Vườn cây đất xám thường
có mật độ cây cao hơn đất đỏ vì cây sinh trưởng kém hơn nên thời gian KTCB
thường là 7 năm. Vườn cây đất đỏ có mật độ cây ít hơn nhưng thời gian chăm sóc
lại chỉ có 6 năm nên suất đầu tư cho 01 ha thấp hơn vườn đất xám.

10


+ Độ dốc: Địa hình trồng cao su thường được chia thành 2 loại, đó là địa

hình có độ dốc là >8% và địa hình có độ dốc <=8%, độ dốc càng cao chi phí chăm
sóc và khai thác lớn và có độ rửa trôi lớn[16],[39].
+ Độ cao: độ cao thích hợp để trồng cao su thường dưới 650 mét so với mực
nước biển, với độ cao này thì vườn cây phát triển nhanh, năng suất cao. Trên độ cao
650 mét chỉ phù hợp với một số giống, vườn cây phát triển chậm, năng suất
thấp[16],[39].

Ế

+ Suất đầu tư ảnh hưởng đến việc xác định giá trị còn lại của vườn cây cao

U

su kinh doanh trong việc xác định giá trị DN. Suất đầu tư cao hay thấp là phụ thuộc

́H

vào phương pháp trồng, mật độ trồng, hạng đất.

1.3.2. Giá trị thanh lý vườn cây do nhiều yếu tố quyết định



Cây cao su hết niên hạn khai thác phải thanh lý, giá trị thu hồi khi thanh lý
rất lớn không giống những cây trồng khác, trên một hecta trung bình có thể thu

H

được giá trị thanh lý khoảng 80 triệu đồng, đủ để tái canh được khoảng 1 ha cao su


IN

KTCB.

K

Xác định giá trị thanh lý vườn cây, chính là giá trị ước thu hồi củi, gỗ cao su
để đưa vào giá trị vườn cây, tuy nhiên giá trị này rất khó xác định bởi các yếu tố

̣C

sau: Số lượng, chất lượng và giá của củi, gỗ cao su ở các thời điểm thanh lý sau

O

CPH ở trạng thái động không xác định được, nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố chủ

̣I H

quan và khách quan sau:

Đ
A

+ Xác định giá cả thanh lý vườn cây trong tương lai như giá củi, gỗ cao su từ
các vườn cây thanh lý rất khó chính xác. Thời điểm thanh lý vườn cây cao su hiện
tại cho đến khi thanh lý khoảng từ 10 đến 20 năm nữa. Khi chuyển sang công ty cổ
phần vườn cây cao su sẽ tiếp tục được đầu tư khai thác cho đến khi thanh lý do đó
khối lượng gỗ và củi cũng có sự biến động so với dự kiến.
+ Do đặc điểm tự nhiên của vườn cây cao su cũng như những cây trồng khác,

phải gánh chịu nhiều yếu tố rủi ro do thiên tai, hàng năm gió bão làm gãy đổ vườn
cây cao su thường xuyên không thể ước đoán chính xác được con số cụ thể.

11


+ Theo chế độ khấu hao tài sản cố định và chế độ phân phối lợi nhuận hiện
hành; giá trị củi, gỗ cao su thu hồi sau thanh lý (đã khấu hao hết giá trị) là khoản thu
nhập bất thường. Lợi tức thanh lý vườn cây cao su sau khi nộp thuế thu nhập DN,
được phân phối theo tỷ lệ vốn tham gia của các cổ đông.
Đây là một khoản lợi thế không cố định và bị phụ thuộc chi phối rất nhiều
vào thị trường củi gỗ cao su, đặc biệt khi các nước trong khu vực thanh lý cao su
hàng loạt, giá gỗ cao su nhập khẩu có thể sẽ rẽ hơn trong nước. Bản thân thị trường

Ế

gỗ, củi cao su trong nước cũng đột biến lên xuống thất thường, đó là chưa tính đến

U

các yếu tố khách quan do trong quá trình đấu giá gây ra. Tóm lại khoản lợi thế khi

́H

thanh lý của cây cao su bị chi phối rất lớn bởi các yếu tố như đã nói ở trên.
1.3.3. Giá trị vườn cây cao su gắn liền với giá trị đất



Tài sản là vườn cây cao su được hình thành từ khi vườn cây kết thúc giai

đoạn đầu tư cho đến khi chuyển sang thời kỳ kinh doanh. Tất cả giá trị đầu tư được

H

chuyển thành giá trị của tài sản. Đây là giá trị của tài sản trên đất. Thực tế khi giao

IN

dịch trên thị trường thì giá trị vườn cây cao su được tính bao gồm cả giá trị đất, vì

K

giá trị đất đã tạo nên giá trị giao dịch mua bán của vườn cây cao su.
Như vậy giá trị của vườn cây cao su được xác định bởi giá trị quyền sử dụng

̣C

đất và những giá trị đầu tư tài sản trên đất, để hình thành nên giá trị bất biến của tài

O

sản là vườn cây cao su của doanh nghiệp

̣I H

Xác định đúng giá trị vườn cây làm cơ sở để đưa ra một mức giá thích hợp
đối với phần vốn nhà nước trong doanh nghiệp, để người mua và người bán dễ dàng

Đ
A


thương lượng mức giá cuối cùng thông qua đấu giá doanh nghiệp cổ phần. Khi xác
định giá cả vườn cây, ngoài việc xác định giá trị bằng tiền của tài sản, doanh nghiệp
còn phải cân nhắc tất cả các yếu tố khác có liên quan như: khả năng tài chính, động
cơ hay các lợi ích đặc biệt của người mua, người bán phù hợp với thị trường tại thời
điểm giao dịch
Giá trị tài sản DNNN kinh doanh cao su thiên nhiên bao gồm toàn bộ giá trị
tài sản còn lại tại thời điểm trao đổi và giao dịch trên thị trường.
Tài sản khu vực nông nghiệp, bao gồm toàn bộ giá trị quyền sử dụng đất và
giá trị còn lại của việc đầu tư khai hoang, xây dựng đường xá, cầu, cống, công trình

12


thủy lợi trên vườn cây cao su, giá trị đầu tư trồng mới, chăm sóc vườn cây trong
thời kỳ kiến thiết cơ bản và các giá trị về lợi thế kinh doanh, thương mại.
Giá trị vườn cây cao su được hiểu bao gồm 2 bộ phận cấu thành đó là giá trị
tài sản trên đất (thường gọi là suất đầu tư trên 1 ha) và “giá trị đất” có thể là quyền
sử dụng đất hoặc giá trị thuê đất trồng cao su theo qui định hiện hành hoặc giá trị lợi
thế vị trí địa lý.
1.3.4. Thời gian hoàn vốn dài, quy trình sản xuất khép kín, quy mô sản xuất

Ế

lớn, kỹ thuật khai thác nghiêm ngặt

U

Về mặt kinh tế cây cao su có thời gian hoàn vốn dài và phụ thuộc rất lớn vào


́H

mật độ, mức độ đầu tư thời kỳ kiến thiết cơ bản, thời kỳ kinh doanh là cơ sở quan
trọng để đánh giá chất lượng vườn cây khi xác định giá bán của vườn cây mặc dù



suất đầu tư ban đầu và giá trị còn lại của các vườn cây có thể tương đương nhau.
Cây cao su cho 2 loại sản phẩm chính đó là mủ cao su và gỗ cao su, để nâng

H

cao hiệu quả kinh doanh sản xuất cao su, phải gắn sản xuất khai thác với chế biến

IN

và tiêu thụ sản phẩm mủ và gỗ cao su, nên mỗi DN phải có cơ cấu diện tích vườn

K

cây cao su theo năm tuổi bảo đảm sản lượng mủ và gỗ cao su hàng năm phù hợp với
quy mô và công suất của nhà máy chế biến mủ và gỗ cao su. Xác định cơ cấu diện

̣C

tích vườn cây theo giống, năm tuổi để có sản lượng mủ và gỗ nguyên liệu bảo đảm

O

tương đối ổn định cho các nhà máy chế biến mủ và gỗ cao su hoạt động nhằm nâng


̣I H

cao hiệu quả kinh doanh của từng công ty. Từ những lý do nêu trên, việc xác định

Đ
A

giá trị DN của mỗi DN sẽ khác nhau được quyết định bởi tính hợp lý của cơ cấu sản
xuất, cơ cấu kinh doanh mặc dù vốn đầu tư giá trị còn lại trên một đơn vị vườn cây
cao su có thể tương đương nhau. Tham khảo các bảng dưới đây:
Bảng 1.3 cho thấy: Thời kỳ khai thác vườn cây cao su suốt chu kỳ 20 năm, năng
suất cao su biến động tăng dần từ năm cạo thứ nhất và đạt năng suất cao nhất vào
những năm cạo thứ 11 đến năm cạo thứ 16 đây là thời kỳ vườn cây cạo 2 miệng
(gọi là thời kỳ cạo úp), sau đó giảm dần từ năm cạo thứ 17 đến năm cạo thứ 20.
Bên cạnh sự biến thiên về năng suất theo chu kỳ kinh doanh và giống cây,
sản lượng vườn cây phụ thuộc rất lớn vào thời gian khai thác trong năm. Trong một

13


năm khai thác cây cao su chỉ thu được sản phẩm trong vòng 10 tháng, khoảng từ
tháng 4 cho đến tháng giêng năm sau. Thời gian vườn cây cao su cho sản lượng cao
nhất vào quý 4 chiếm 40% sản lượng cả năm khai thác.
Bảng 1.3: Năng suất vườn cây cao su theo năm cạo và cây giống năm 2009
Đơn vị tính : kg mủ quy khô/ha/năm
PB 260,

Năm cạo


RRIM 600

PB 255, PB 235

GT1

900

810

720

2

1.200

1.080

960

3

1.400

1.260

4

1.600


1.440

5

1.800

1.620

6

2.100

7

2.100

8

2.100

9

2.050

10

2.100

11


2.650

12
13

sản lượng

U

Ế

1

Hệ số tăng

1,17
1,14

1.440

1,13

1.890

1.680

1,17

1.890


1.680

1

1.680

1

1.845

1.640

0,98

1.890

1.680

1,02

2.385

2.120

1,26

2.650

2.385


2.120

1

2.250

2.000

0,94

2.500

2.250

2.000

1

2.700

2.430

2.160

1,08

16

2.600


2.340

2.080

0,96

17

2.500

2.250

2.000

0,96

18

2.200

1.980

1.760

0,88

19

1.800


1.620

1.440

0,82

20

1.300

1.170

1.040

0,72

Tổng cộng

40.750 kg/ ha

36.675kg/ha

32.600kg/ha

B/q

2.038kg/ha/năm

H
IN

K

̣C

2.500

Đ
A

15

1.890

̣I H

14



1.280

O

́H

1.120

1,33

1.834kg/ha/năm 1.630kg/ha/năm

( Nguồn: Số liệu thống kê – Công ty cao su KonTum )

14


Hình 1.1: Biểu đồ phân bổ sản lượng khai thác trong năm

10%
40%

20%

Quý I
Quý II

30%

Quý III

U

Ế

Quý IV

́H

( Nguồn : Quy trình khai thác mủ cao su –VRG)
Hình 1.1 phản ánh sự biến thiên của năng suất vườn cây cao su trong năm




tăng dần từ quý I đến quý IV.

Đây là đặc điểm quan trọng để các tổ chức kinh doanh cao su thiên nhiên xác

H

định cơ cấu vườn cây cao su theo năm trồng phù hợp với quy mô của nhà máy chế biến

IN

và thiết lập phương án tổ chức sản xuất hợp lý trong năm nhằm đảm bảo quy trình sản

K

xuất khép kín của DN từ vườn cây khai thác mủ đến nhà máy –chế biến cao su.
Sản phẩm chính của cây cao su là mủ nước, chiếm 75 - 85% tổng sản lượng

O

̣C

vườn cây, số còn lại là mủ tạp. Chất lượng mủ nước ảnh hưởng lớn đến chất lượng

̣I H

cao su sơ chế mủ cốm, mủ tờ, mủ kem… Mủ nước tốt có thể chế biến ra mủ loại I đạt
95 - 98% tổng sản phẩm mủ cao su sơ chế hàng năm [16],[39]. Mủ nước được khai


Đ
A

thác từ vườn cây phải được bảo quản tốt, chuyển tới nhà máy ngay trong ngày và
được chế biến với công nghệ hiện đại, sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao trong kinh
doanh sản xuất cao su thiên nhiên. Do đó, kinh doanh sản xuất cao su thiên nhiên
phải được tổ chức tập trung trên quy mô lớn, địa bàn rộng. Mặt khác, do đặc điểm sản
xuất mang tính sinh học của sản xuất cao su thiên nhiên nên cần phải xác lập những
người chủ cụ thể trên từng diện tích vườn cây cao su phù hợp với khả năng kiểm soát,
quản lý của họ, để mang lại cho DNNN hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.
Quy trình chăm sóc và khai thác mủ cao su, đặc biệt là kỹ thuật cạo mủ phải tỉ
mỉ, khéo léo mới giữ được chất lượng vườn cây cho năng suất chất lượng mủ cao và

15


bền vững. Cây cao su cho mủ liên tục khoảng 10 tháng trong năm, trừ thời gian
rụng lá nghỉ đông, vào khoảng tháng 1, tháng 2 dương lịch hàng năm, do đó dòng
tiền thu về do bán sản phẩm diễn ra tương đối thường xuyên trong năm mà các cây
trồng lâu năm khác không có được. Chi phí thường xuyên hàng năm trong thời kỳ
khai thác thấp, khoảng 20 triệu đồng/tấn, trong đó chi phí nhân công chiếm khoảng
60%, chi phí vật chất chiếm 40%. Mặt khác, nếu không đầu tư hoặc đầu tư thấp cây
cao su vẫn cho sản phẩm. Giá trị thanh lý l ha vườn cây cao su có thể tái canh được

Ế

1 ha cao su kiến thiết cơ bản. Sản phẩm cao su sơ chế xuất khẩu chiếm trên 70% sản

U


lượng sản xuất. Lợi nhuận thu được bình quân trong năm trên tấn vào khoảng 20

́H

triệu đồng, bình quân 1ha cao su tại địa bàn Tây Nguyên cho năng suất trên 1,5 tấn.
Đây là những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật riêng và là những lợi thế mà các cây



trồng khác không có được trong việc tổ chức kinh doanh sản xuất. Những đặc điểm
trên sẽ là cơ sở quan trọng quyết định giá giao dịch vườn cây cao su của từng DN

H

khác nhau.

IN

1.3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xác định giá trị vườn cây

K

Một trong những đăc điểm sản xuất Nông nghiệp nói chung đó là quá trình
sản xuất kinh doanh được tiến hành trên phạm vi không gian rộng lớn và chu kỳ sản

̣C

xuất kéo dài, đặc biệt đối với những cây Công nghiệp thì chu kỳ kinh doanh được

O


kéo dài qua nhiều năm. Từ các đặc tính kinh tế kỹ thuật của việc kinh doanh cao su

̣I H

thiên nhiên cho thấy giá trị vườn cây chịu ảnh hưởng rất nhiều yếu tố, có thể chia
các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị vườn cây cao su ra thành các nhóm sau đây:

Đ
A

1.3.5.1. Các nhân tố tự nhiên
Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng rất lớn và có thể ảnh hưởng trực tiếp hay

gián tiếp tới năng suất và sản lượng cây trồng nói chung và cây cao su nói riêng, các
nhân tố tự nhiên bao gồm:
* Thời tiết, khí hậu.
Điều kiện thời tiết khí hậu rất quan trọng đối với việc phát triển và ảnh
hưởng rất lớn đến năng suất của cây cao su, vì vậy giá trị vườn cây ở những vùng có
điều kiện thời tiết thuận lợi sẽ có giá trị cao hơn những vùng có điều kiện thời tiết
khó khăn.

16


- Nhiệt độ: Cây cao su cần nhiệt độ trung bình cao và đều, với nhiệt độ thích
hợp nhất từ 25-300c; Nhiệt độ trên 400c cây khô héo; dưới 100c cây có thể chịu đựng
được một thời gian tương đối ngắn; ở nhiệt độ 250c năng suất cây đạt mức tối hảo,
nhiệt độ mát dịu vào buổi sáng sớm (1-5 giờ sáng) giúp cây cho mủ cao
nhất[16],[39].

- Lượng mưa: Cây cao su có thể trồng ở vùng đất có lượng mưa từ 1500 –
2000 mm/năm. Tuy vậy đối với các vùng có lượng mưa thấp <1500mm/năm thì

Ế

lượng mưa cần phân bố đều trong năm, đất phải có khả năng giữ nước tốt, có thành

U

phần sét khoảng 25%. Ở những nơi không có điều kiện thuận lợi, cây cao su cần

́H

lượng mưa 1800-2000 mm nước/năm[16],[39].



- Mưa buổi sáng có ảnh hưởng lớn đến việc cạo mủ: nếu mưa từ 5 giờ sáng
kéo dài đến 12 giờ trưa mất ngày cạo; mưa sớm làm chậm trễ việc cạo mủ vì vỏ cây

H

bị ướt, hoặc mưa lâu trôi mất mủ...vv[16].

IN

- Gió: Gió nhỏ từ 1-2m/giây có lợi cho cây cao su, vì gió giúp cho cây thông
thoáng hạn chế được bệnh và giúp cho vỏ cây mau khô sau khi mưa. Gió ở tốc độ 8-

K


13,8m/giây (gió cấp 5- cấp 6) làm lá non bị xoắn lại, lá bị rách làm ảnh hưởng đến

̣C

tăng trưởng. Nếu quá mạnh dễ làm cao su bị gẫy[16],[39].

O

-Giờ chiếu sáng: Giờ chiếu sáng được ghi nhận tốt cho cây cao su bình quân

̣I H

từ 1800-2800 giờ/năm[16].
* Đất đai: Cây cao su có thể phát triển trên các loại đất khác nhau, ở vùng

Đ
A

khí hậu nhiệt đới ẩm ướt, nhưng hiệu kinh tế của cây là một vấn đề cần lưu ý khi
nhân trồng cao su trên quy mô lớn. Do vậy việc lựa chọn các vùng đất thích hợp cho
cây cao su là một vấn đề cơ bản cần được đặt ra.
- Độ phì nhiêu của đất: Cây cao su phù hợp với các loại đất như đất đỏ, đất
xám. Độ màu mỡ của đất càng cao thì vườn cây cao su càng sinh trưởng và phát
triển tốt, cho năng suất cao. Chính vì vậy, độ phì nhiêu của đất cũng có ảnh hưởng
tới giá trị vườn cây cao su[21].
- Cao trình: Cây cao su thích hợp với các vùng đất có Cao trình tương đối
thấp: càng lên cao càng bất lợi lý do càng lên cao nhiệt độ càng thấp và gió càng

17



mạnh. Độ cao thích hợp nhất là 500-600 m, trên độ cao này vườn cây thường có
năng suất thấp, nó chỉ phù hợp với một số loại giống có năng suất thấp[16].
- Độ dốc: Đất càng dốc thì độ xói mòn càng lớn. Khiến cho chất dinh dưỡng
ở trong đất nhất là lớp đất mặt bị mất đi. Khi trồng cây cao su ở vùng đất dốc nên có
hệ thống chống xói mòn đất. Do vậy nên trồng cao su ở khu ít đất dốc[16],[21].
1.3.5.2. Các nhân tố xã hội
Đây là các yếu tố hết sức phức tạp, nó tạo ra môi trường sống cho toàn bộ

Ế

cộng đồng dân cư của một vùng, một địa phương; là điều kiện, là cơ sở để tiến hành

U

sản xuất. Cho nên nó chi phối tới quy trình kỹ thuật (QTKT), phương thức sản xuất

kết quả sản xuất. Những yếu tố xã hội bao gồm:

́H

và đến việc phân phối sản phẩm. Chính vì vậy, nó vẫn ảnh hưởng đến năng suất và



* Lao động: Là một yếu tố không thể thiếu được trong các ngành sản xuất.
Qui mô của ngành sản xuất phụ thuộc một phần vào số lượng lao động và trình độ

H


lao động. Với các ngành có số lượng lao động đông, lực lượng lao động có tay nghề

IN

cao, sử dụng máy móc và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhiều thì chắc chắn ở

K

ngành đó có quy mô sản xuất lớn. Tuy nhiên việc sản xuất có hiệu quả hay không
còn phụ thuộc vào trình độ quản lý. Ở nước ta tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm gần

O

̣C

80% , đa số là lao động thủ công do đó ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng các yếu

̣I H

tố đầu vào một cách có hiệu quả.
* Tình hình bảo vệ vườn cây, vật tư sản phẩm: Trong những năm gần đây,

Đ
A

giá mủ cao su tăng rất mạnh, do đó nạn trộm cắp mủ thường xuyên xảy ra gây mất
an ninh trật tự trên địa bàn có vườn cây cao su kinh doanh. Thực tế cho thấy, tại
những khu vực có tình hình an ninh trật tự tốt sẽ được các nhà đầu tư quan tâm
nhiều hơn, vì vậy giá vườn cây tại những khu vực này cũng vì thế mà cao hơn.

* Thị trường: Đối với người nông dân sản xuất nông sản phẩm, ngoài việc
họ sản xuất ra để tiêu dùng trong gia đình thì họ còn phải bán ra thị trường một
lượng sản phẩm của mình để mua các mặt hàng tiêu dùng khác và mua các yếu tố
đầu vào trên thị trường để đầu tư cho sản xuất. Ở đây, các hộ nông dân sản xuất mủ
cao su với mục tiêu là bán ra thị trường, chính vì thế giá cả của sản phẩm cao su

18


cũng như giá sản phẩm đầu vào trên thị trường có quyết định rất lớn đến hành vi
người sản xuất. Trên cơ sở giá cả, khả năng của mình và căn cứ vào đất đai thổ
nhưỡng khác… mà hộ nông dân tự quyết định sản xuất cây gì, con gì với quy mô và
quyết định đầu tư cho sản xuất như thế nào để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.
* Chính sách của nhà nước: Chính sách của nhà nước có ảnh hưởng trực
tiếp hay gián tiếp đến giá trị vườn cây cao su đặc biệt là những chính sách về giá cả,
xuất - nhập khẩu và các chính sách về phát triển cao su trong từng giai đoạn. Trong

Ế

những năm qua Thủ Tướng Chính phủ đã có những chính sách tác động đến việc

U

mở rộng diện tích trồng cao su ở các tỉnh Tây Nguyên, Duyên Hải miền trung và

́H

hiện nay đang phát triển mạnh ở các tỉnh phía Tây Bắc của nước ta.
1.3.5.3. Các nhân tố kinh tế, kỹ thuật




Đây là nhóm nhân tố thể hiện mức độ đầu tư vật chất, lao động, kỹ thuật cho
việc đầu tư chăm sóc và khai thác vườn cây cao su. Đây là các yếu tố quan trọng

H

nhất ảnh hưởng đến giá trị vườn cây cao su. Các nhân tố kinh tế, kỹ thuật bao gồm:

̣C

Năm trồng

O

TT

K

IN

Bảng 1.4 Suất đầu tư vườn cây cao su từ năm 2005 đến năm 2009

Khai hoang

2
3

Năm


Năm

Năm

Năm

Năm

2005

2006

2007

2008

2009

5.233

5.803

7.833

10.428

14.492

Trồng mới năm1


12.618

13.987

16.803

23.017

25.242

Chăm sóc năm 2

7.366

7.470

9.370

11.916

12.800

Đ
A

̣I H

1

ĐVT: ngàn đồng/ha


4

Chăm sóc năm 3

5.504

5.569

7.028

9.405

9.618

5

Chăm sóc năm 4

5.066

5.014

6.365

8.531

8.954

6


Chăm sóc năm 5

4.571

4.519

5.709

7.743

8.046

7

Chăm sóc năm 6

4.037

3.985

5.002

6.895

7.068

8

Chăm sóc năm 7


4.037

3.985

5.002

6.895

7.068

9

Chăm sóc năm 8

4.941

4.480

3.534

10

Tổng cộng

64.383

89.310

96.822


48.432

50.332

(Nguồn: Số liệu phòng kế hoạch – XDCB Công ty cao su KonTum)

19


* Suất đầu tư: Suất đầu tư là toàn bộ chi phí đầu tư từ khi khai hoang trồng
mới, chăm sóc đến khi vườn cây đưa vào khai thác. Theo quy định hiện nay khi
định giá vườn cây thì giá trị còn lại của vườn cây được xác định bằng suất đầu tư tại
thời điểm định giá vườn cây nhân với tỷ lệ khấu hao còn lại của chu kỳ khai thác.
Trong phạm vi của luận văn chỉ nghiên cứu vườn cây cùng 1 năm tuổi khai thác, do
đó giá trị còn lại của vườn cây tính theo suất đầu tư tại thời điểm định giá được coi
là không thay đổi.

Ế

* Quy mô diện tích: Quy mô diện tích vườn cây cao su cũng có ảnh hưởng

U

tới biến động của giá trị vườn cây trên thị trường. Nếu diện tích đất càng lớn thì giá

́H

trị vườn cây càng cao, vì diện tích lớn sẽ có thể được sử dụng với mục đích tận
dụng kinh tế quy mô nhằm tạo ra sinh lợi cao hơn[23].




* Giống: Là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và có tính chất quyết định đến năng
suất và chất lượng sản phẩm của ngành nông nghiệp, vì vậy giống cũng là một nhân

H

tố có ảnh hưởng đến giá trị vườn cây cao su. Mỗi loại giống khác nhau sẽ có quy

IN

trình sản xuất khác nhau và cho năng suất tối đa khác nhau. Theo số liệu thống kê

K

tại phân viện nghiên cứu cao su Việt Nam tại khu vực Tây nguyên, thì giống cây ở

O

chia thành 3 nhóm:

̣C

khu vực tỉnh KonTum chủ yếu là PB 260, RIM 600, PB235, PB 255, GT1, được

̣I H

- Nhóm 1: Gồm PB260, RIM600 là nhóm giống có năng suất cao, bình quân
từ 2-2,2 tấn/ha/năm.


Đ
A

- Nhóm 2: Gồm PB255, PB235 là nhóm giống có năng suất trung bình, bình
quân từ 1,7-2 tấn/ha/năm.
- Nhóm 3: Là giống GT1, là nhóm giống có năng suất thấp, bình quân từ 1,5-

1,7tấn/ha/năm. Đây là giống thích hợp với độ cao trên 650 mét, với độ cao này thì
các nhóm giống khác không thể trồng và phát triển bình thường như giống GT1.
* Mật độ cây cạo: Mật độ cây cạo thiết kế đối với cây cao su tại khu vực Tây
Nguyên là 555 cây/ha và 512 cây/ha. Trong thời kỳ chăm sóc đến khi đưa vào khai
thác thường từ 7-8 năm, trong thời gian dài như vậy cây cao su thường chịu tác
động bởi các loại sâu bệnh, gia súc phá hoại, thời tiết khô hạn, gió bão, lốc xoáy ..

20


vì vậy hàng năm đều có số cây bị chết. Đến khi đưa vào khai thác, mật độ cây đưa
vào cạo được chỉ khoảng từ 300-500 cây/ha. Mật độ cây cạo càng cao thì năng suất
của vườn cây càng lớn, thu nhập từ vườn cây càng cao, đây là một chỉ tiêu quan
trọng ảnh hưởng tới giá trị vườn cây.
* Vỏ cạo: Vỏ cạo được coi là tài sản, là phương tiện để sản xuất ra mủ cao
su, đối với cây cao su thì vỏ cạo nguyên sinh thường cho năng suất cao hơn khi cạo
trên vỏ cạo tái sinh. Theo quy trình kỹ thuật mức độ hao dăm vỏ cạo trong 1 năm là

Ế

17 cm, những năm gần đây do giá mủ tăng cao, người dân vì lợi nhuận đã gia tăng


U

cường độ cạo rất mạnh, mức độ hao dăm vỏ cạo có khi lên đến 22-25 cm/năm, làm

́H

ảnh hưởng đến năng suất của những năm còn lại của chu kỳ khai thác. Do đó, chiều
cao vỏ cạo còn lại cũng có ảnh hưởng đến giá trị vườn cây.



* Khoảng cách thị trường: là chỉ tiêu đo mức độ thuận lợi về giao thông đi
lại và vận chuyển mủ đến nơi tiêu thụ. Thực tế cho thấy, khoảng cách này càng gần

H

thì giá trị vườn cây càng cao và ngược lại, khoảng cách càng xa thì giá trị vườn cây

IN

càng thấp.

K

* Kênh tiêu thụ sản phẩm: Đối với hàng hoá nông sản có nhiều kênh tiêu thụ
sản phẩm đó là bán cho doanh nghiệp, bán cho tư thương và bán qua trung gian.

O

̣C


Thường người dân khi bán sản phẩm cho các nhà máy sẽ mang tính ổn định hơn,

̣I H

bán cho tư thương thường bị ép giá, cân gian … Do đó đối với những khu vực mà
người dân bán trực tiếp sản phẩm cho doanh nghiệp có nhà máy chế biến vườn cây

Đ
A

sẽ có giá trị cao hơn đối với những khu vực khác.
* Giá tiêu thụ cao su: Đây là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới giá trị vườn

cây. Thực tế cũng cho thấy năm 2005 khi giá bán bình quân trong năm chỉ khoảng
23 triệu đồng/tấn, giá bán vườn cây lúc đó khoảng từ 120 đến 150 triệu đồng/ha.
Những năm gần đây giá mủ liên tục tăng cao, giá trị vườn cây cao su cũng tăng đột
biến, trong năm 2009 giá mủ bình quân trong năm khoảng 36 triêụ đồng/tấn thì giá
vườn cây cao su vào khoảng từ 220 đến 300 triệu đồng/ha.
* Giá vật tư đầu vào: Đây là nhân tố đầu vào của sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp
đến giá thành sản xuất mủ cao su, làm ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ kinh doanh

21


cao su. Giá vật tư đầu vào càng khó khăn, lợi nhuận càng thấp nhà đầu tư sẽ ít quan
tâm đầu tư vào lĩnh vực sản xuất cao su do đó giá trị vườn cây cũng giảm theo.
Tóm lại, các yếu tố về điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội, kinh tế kỹ thuật
liên quan đến vườn cây cao su đều có ảnh hưởng tới giá trị vườn cây cao su khi giao
dịch mua bán trên thị trường. Việc nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định đúng giá trị vườn cây cao su khi tiến
hành cổ phần hoá các doanh nghiệp kinh doanh cao su thiên nhiên nói chung và

Ế

Công ty cao su KonTum nói riêng.

U

1.4. XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP THEO PHƯƠNG PHÁP TÀI

́H

SẢN

Trên thực tế có nhiều phương pháp để xác định giá trị doanh nghiệp như



phương pháp tài sản, phương pháp dòng tiền chiết khấu, phương pháp so sánh ..vv.
Nhưng trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu

H

phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản.

IN

Phương pháp tài sản là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trên cơ sở


trị doanh nghiệp[24],[27].

K

đánh giá thực tế toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá

O

̣C

1.4.1. Giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa theo phương pháp tài sản

̣I H

1. Giá trị thực tế của doanh nghiệp cổ phần hóa là giá trị toàn bộ tài sản hiện
có của doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hóa có tính đến khả năng sinh lời của

Đ
A

doanh nghiệp mà người mua, người bán cổ phần đều chấp nhận được.
Giá trị thực tế vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa là giá trị thực tế

của doanh nghiệp sau khi đã trừ các khoản nợ phải trả, số dư quỹ khen thưởng, quỹ
phúc lợi và số dư nguồn kinh phí sự nghiệp (nếu có).
2. Khi cổ phần hóa toàn bộ tập đoàn, tổng công ty nhà nước thì giá trị vốn
nhà nước là giá trị thực tế vốn nhà nước được xác định tại tập đoàn, tổng công ty
nhà nước.
3. Trường hợp cổ phần hóa công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con
thì giá trị vốn nhà nước là giá trị thực tế vốn nhà nước tại công ty mẹ.


22


4. Đối với các tổ chức tài chính, tín dụng khi xác định giá trị doanh nghiệp
theo phương pháp tài sản được sử dụng kết quả kiểm toán báo cáo tài chính để xác
định tài sản vốn bằng tiền, các khoản công nợ nhưng phải thực hiện kiểm kê, đánh
giá đối với tài sản cố định, các khoản đầu tư dài hạn và giá trị quyền sử dụng đất
theo chế độ nhà nước quy định.
1.4.2. Các khoản không tính vào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa
1. Giá trị những tài sản sau:

Ế

- Đối với tài sản do doanh nghiệp cổ phần hóa thuê, mượn, nhận góp vốn liên

U

doanh, liên kết và các tài sản khác không phải của doanh nghiệp thì không tính vào

́H

giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa. Trước khi chuyển sang công ty cổ phần, doanh



nghiệp cổ phần hóa phải thống nhất với chủ sở hữu tài sản để công ty cổ phần kế
thừa các hợp đồng đã ký trước đây hoặc thanh lý hợp đồng.
- Đối với những tài sản không cần dùng, ứ đọng, chờ thanh lý, doanh nghiệp


H

cổ phần hóa có trách nhiệm xử lý theo chế độ quản lý tài chính hiện hành (thanh lý,

IN

nhượng bán). Trường hợp đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp mà doanh

K

nghiệp chưa kịp xử lý thì được loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp và thực
hiện chuyển giao cho các cơ quan sau:

̣C

a)Công ty Mua bán nợ và Tài sản tồn đọng của doanh nghiệp để xử lý theo

O

quy định của pháp luật đối với các doanh nghiệp: Công ty nhà nước độc lập thuộc

̣I H

các Bộ, ngành, địa phương; Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà

Đ
A

nước (kể cả Ngân hàng Thương mại nhà nước); Công ty mẹ trong tổ hợp công ty
mẹ - công ty con và các công ty trách nhiệm hữu hạn do Nhà nước nắm giữ 100%

vốn điều lệ thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban
nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
b)Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, công ty mẹ, công ty nhà nước độc lập
để xử lý theo quy định đối với các doanh nghiệp: Công ty thành viên hạch toán độc
lập thuộc Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập; Đơn vị hạch
toán phụ thuộc của công ty nhà nước độc lập, tập đoàn, tổng công ty nhà nước, công

23


ty mẹ, công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty và các công ty trách
nhiệm hữu hạn do Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ.
- Đối với công trình phúc lợi: nhà trẻ, nhà mẫu giáo, bệnh xá và các tài sản
phúc lợi khác đầu tư bằng nguồn Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi thì chuyển giao
cho công ty cổ phần quản lý, sử dụng để phục vụ tập thể người lao động trong
doanh nghiệp cổ phần hóa. Đối với nhà ở cán bộ, công nhân viên đầu tư bằng nguồn
Quỹ phúc lợi của doanh nghiệp, kể cả nhà ở được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà

U

2. Các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi.

Ế

nước cấp thì chuyển giao cho cơ quan nhà đất của địa phương để quản lý.

́H

3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang của những công trình đã có quyết định
đình hoãn của cấp có thẩm quyền trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.




4. Các khoản đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp khác chuyển giao cho doanh
nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn khác làm đối tác.

H

1.4.3. Các căn cứ xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp

IN

1. Số liệu theo sổ kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị

K

doanh nghiệp.

2. Tài liệu kiểm kê, phân loại và đánh giá chất lượng tài sản của doanh

̣C

nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

O

3. Giá thị trường của tài sản tại thời điểm tổ chức định giá.

̣I H


4. Giá trị quyền sử dụng đất được giao, được thuê và giá trị lợi thế kinh
doanh của doanh nghiệp.

Đ
A

1.4.4. Giá trị quyền sử dụng đất
1. Đối với diện tích đất doanh nghiệp cổ phần hoá đang sử dụng làm mặt

bằng xây dựng trụ sở, văn phòng giao dịch; xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh;
đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối (kể cả đất
đã được nhà nước giao có thu hoặc không thu tiền sử dụng đất) thì doanh nghiệp cổ
phần hoá có trách nhiệm xây dựng phương án sử dụng đất trình cơ quan có thẩm
quyền xem xét, quyết định. Doanh nghiệp được lựa chọn hình thức thuê đất hoặc
giao đất theo quy định của luật đất đai.

24


Trường hợp doanh nghiệp đã được giao đất nay lựa chọn hình thức thuê đất thì
phải hoàn tất thủ tục chuyển sang thuê đất gửi cơ quan quyết định cổ phần hoá và cơ
quan quản lý nhà đất tại địa phương trước khi chính thức chuyển sang công ty cổ phần.
2. Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hoá được giao đất (kể cả diện tích đất
nhà nước đã giao cho doanh nghiệp xây dựng nhà để bán hoặc cho thuê kinh doanh
khách sạn, kinh doanh thương mại dịch vụ; xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển
nhượng hoặc cho thuê) thì phải tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh

Ế

nghiệp theo giá đất đã được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (nơi


U

doanh nghiệp có diện tích đất được giao) quy định và công bố.

́H

3. Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hoá chọn hình thức thuê đất:



a) Đối với những doanh nghiệp trả tiền thuê đất hàng năm thì không tính tiền
thuê đất vào giá trị doanh nghiệp;

H

b) Đối với những doanh nghiệp trả tiền thuê đất một lần cho toàn bộ thời

IN

gian thuê đất thì tính tiền thuê đất vào giá trị doanh nghiệp theo giá sát với giá thị
trường tại thời điểm định giá được UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

K

quy định và công bố.

̣C

4. Trường hợp giá đất làm căn cứ để xác định giá trị quyền sử dụng đất, tiền


O

thuê đất chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường

̣I H

trong điều kiện bình thường tại thời điểm cổ phần hoá thì UBND tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương quyết định giá đất cụ thể cho phù hợp;

Đ
A

5. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm chỉ đạo các

cơ quan chức năng hướng dẫn doanh nghiệp cổ phần hoá thực hiện đầy đủ trình tự
và thủ tục để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc ký hợp đồng thuê
đất theo quy định của pháp luật hiện hành về đất đai trước khi chính thức chuyển
sang công ty cổ phần.
1.4.5. Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp
1. Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hoá gồm giá trị lợi thế
về vị trí địa lý, giá trị thương hiệu, tiềm năng phát triển.

25


×