Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

TINH THẦN PHỤC HƯNG TRONG DONKIHOTE QUA NHÂN VẬT SANCHO PANZA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.99 KB, 9 trang )

1.

TINH THẦN PHỤC HƯNG QUA NHÂN VẬT SANCHO PANZA
1.1. Đề cao con người cá nhân tự do:

Trước kia trong các tác phẩm cổ đại và trung đại người ta chỉ chú ý đến những
anh hùng, các vị vua chúa tướng lĩnh hay các kỵ sĩ phong kiến… Những nhân vật
này nói chung chưa có thân phận cá nhân, họ đại diện cho một dân tộc, một thành
bang có khi cả nhân loại bị áp bức thì giờ đây trong tiểu thuyết thời Phục hưng bất
cứ người nào, ở địa vị nào cũng có lịch sử cá nhân phong phú, có một tính cách
riêng biệt.
Trong tác phẩm Don Quixote, Sancho Panza là một người bình thường, có
cuộc sống bình thường với những nét tính cách đặc trưng, đối lập với Don Quixote.
Sancho Panza hiện lên khá rõ nét chân dung nhân vật của thời kì Phục hưng tự do,
phóng túng về mặt tình cảm, vật chất.
1.1.1.

Xuất thân

Sancho Panza xuất thân từ tầng lớp nông dân “thấp cổ bé họng”. Cuộc sống
nghèo túng, đông con của bác chính là mẫu số chung của tầng lớp nông dân nghèo
khổ lúc bấy giờ.
Bác là một người nông dân cục mịch, chất phát, hồn nhiên, quanh năm bán
mặt cho đất bán lưng cho trời. Vợ bác là Teresa Panza – một người có cái nhìn thực
tế, biết thân biết phận nên không muốn trèo cao; con gái là Mari Panza cũng đã đến
tuổi lấy chồng và con trai là Sanchico tròn mười lăm tuổi.
Đồng thời, bác lại là người láng giềng của Don Quixote. Xuất phát từ cuộc
sống thiếu thốn, khó khăn nên chỉ cần một lời dụ dỗ của Don Quixote, một lời hứa
tốt đẹp được làm thống đốc một hòn đảo nào đó sau khi thu được chiến lợi phẩm
đã thôi thúc bác ta hăm hở lên đường, cùng Don Quixote lao vào những cuộc phiêu
lưu giang hồ khắp chốn.


Ngoại hình
Nếu Don Quixote là một người vừa cao, vừa gầy ngẳng, có dáng người khẳng
khiu, luôn mang bên mình hàng đống vũ khí cồng kềnh, và cưỡi con ngựa
1.1.2.


Rocinante cũng gầy còm, ốm yếu như chàng. Thì bác giám mã Sancho Panza của
chàng thì có dáng vẻ hoàn toàn ngược lại.
“… Sancho Panza một tay cầm dây tròng cổ lừa, dưới chân ghi: Sancho
Zancas…”
Ấn tượng đầu tiên của người đọc về ngoại hình của Sancho Panza ở ngay
chính cái tên của bác. Sancho Panza (“Panza” tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là
“bụng phệ”), vì vậy ngay trong tác phẩm bác được giới thiệu là người có ngoại
hình với chiếc “bụng phệ, mình ngắn và chân chim”, một người thợ cày quê mùa,
lương thiện nhưng xấu xí, dị hình, cục mịch. Nhưng cũng chính những đường nét
thô kệch ấy lại cho thấy đây là một con người với thân thể khỏe khoắn với nhựa
sống tràn trề hơn bao giờ hết. Cơ thể của Sancho Panza tiêu biểu cho những gì
thuộc về tự nhiên của con người, nó không chịu bất kì sự ràng buộc nào bởi sự
nhào nặn của đức Chúa trời theo quan niệm của người Hi Lạp cổ, mà nó phát triển
một cách tự do, phát triển tự nhiên nhất như vốn dĩ bản thân nó. Bởi trước hết, con
người là sản phẩm của sự phát triển tự nhiên chứ không phải do Chúa tạo ra từ
“mẩu đất’’, hay cái “xương sườn cụt”. Hơn thế nữa, hình dáng của Sancho Panza
toát lên chân dung của con người Phục hưng – tầm vóc con người khổng lồ.
Một biểu tượng khác trên cơ thể nghịch dị của Sancho Panza là cặp mông.
Chi tiết trứ danh nhất liên quan đến cặp mông của bác giám mã là cuộc phiêu lưu
với những chiếc chày nện dạ. Lí do xuất hiện hài hước của cặp mông, là nỗi sợ: sợ
đêm tối và sợ âm vang khủng khiếp của những chiếc chày nện dạ, mà lúc ấy, hai
thầy trò chưa biết xuất phát từ đâu. Trong lúc sợ hãi ấy, bác đã phóng uế ngay chỗ
Don Quixote đang đứng “bác rút tay phải đang nắm yên ngựa rồi rất nhẹ nhàng
cởi cái dải rút vẫn dùng buộc quần và tụt quần xuống, xong rồi bác cố vén cao áo

sơ mi để hở đôi mông to tướng”.
Việc mô phỏng lại một hoạt động sinh lí tuy bình thường nhưng được coi là tế
nhị của Sancho đã đem lại tiếng cười và cái nhìn thú vị cho độc giả về một bác
giám mã ngây thơ, hồn nhiên nhưng cũng không kém phần thông minh, hóm hỉnh.
Điều này đã một phần khẳng định Sancho Panza đã sống đúng với những gì tạo
hóa ban cho, sống đúng với những gì vốn dĩ hiển nhiên cần có là một điều tất yếu.
Vì thế, mà Sancho Panza đã hiện lên là một hình ảnh đúng với bản chất của một
con người trần tục nhưng tự do.


Đồng thời, trong tiểu thuyết hình ảnh luôn song hành với bác giám mã
Sancho Panza là con lừa mập lùn Dappa tròn lẵng, chắc nịch cũng y như bác vậy.
Bác ngồi thong dong trên lưng con lừa Xám mà không phải đi bộ theo hầu. Ở đây
Sancho Panza hoàn toàn không bị trói buộc về mặt thể xác, bác ung dung, tự do tự
tại, mang theo bầu rượu, cái túi hai ngăn đựng thức ăn, thuốc cao và những đồ
dùng sinh hoạt “ngồi trên lưng lừa với cái tui hai ngăn và bầu rượu trông Sancho
Panza như một lão trượng”.
Bằng bút pháp nghịch dị, Cervantes đã khắc họa được hình tượng hạ tầng vật
chất – thân xác của Sancho Panza phong phú về kiểu loại và có ý nghĩa sâu sắc về
chức năng, tiêu biểu cho đời sống vật chất - thân xác trong văn hóa trào tiếu dân
gian, phản ứng lại mọi chuẩn mực lễ nghi trong đời sống văn hóa chính thống. Con
người là trung tâm của sự giải phóng hình thể.
Tính cách
Nhân vật Sancho Panza hiện lên với một hình tượng mang tính cách lưỡng
phân độc đáo qua ngòi bút tinh tế của Cervantes.
1.1.3.

Đầu tiên, bác được khắc họa là một con người rất trần tục với tính tham ăn
vô độ và rất thích uống rượu. Bác chuẩn bị rất chu đáo lương thực và rượu khi ra đi
cùng Don Quixote. Trong cuộc gặp giữa hiệp sĩ Sơn Lâm và Don Quixote, giám

mã của chàng hiệp sĩ Sơn Lâm mời Sancho ăn thức ăn thì Sancho đã bộc lộ cái sự
háo ăn của mình bằng cách “bác nuốt những miếng to như quả đấm… nhấc bổng
bao rượu dốc vào mồm, mặt cứ ngửa lên trời ngắm sao suốt mười lăm phút đồng
hồ”. Bác xem bao rượu là bạn thân của mình.
Hay như trong lúc đám cưới của chàng Camacho giàu có, thì lúc nào bác cũng
dán mắt mình vào những món ăn thịnh soạn:“Bác tiến lại gần một anh đầu bếp,
dùng những lời ngọt xớt của một kẻ đói bụng tán ăn, xin phép được nhúng một
miếng bánh mì vào nồi… bác giơ cái chảo đầy gà ngỗng cầm một con ăn với một
vẻ đắc chí và ngon lành… khiến chủ bác đâm thèm.”
Ngoài tham ăn, bác còn là một người rất ham ngủ. Như khi thất bại trong
cuộc đọ sức với hiệp sĩ Trăng Sáng, Don Quixote buộc phải về quê và từ bỏ việc
làm hiệp sĩ trong vòng một năm. Và trong cuộc hành trình trở về đó, khi nghỉ ngơi
thì Sancho ngủ ngon lành, nhưng còn chủ bác thì không chợp mắt được. Don


Quixote đã đánh thức Sancho dậy trách mắng vì cái sự vô tâm của bác. Sancho
đáp:“Chỉ biết rằng khi tôi ngủ tôi không lo sợ, không hy vọng, không phải làm
nặng nhọc cũng chẳng cầu vinh quang. Khen thay cho ai sinh ra giấc ngủ, tấm áo
choàng che đậy những ý nghĩ của con người. Nó là đồng tiền chung mua gì cũng
được, là cán cân và quả cân đặt ngang hàng anh chân cừu với ông vua, kẻ ngu với
người hiền.” Và Don Quixote đã từng nói với Sancho Panza là: “Anh sinh ra để
ngủ, còn ta sinh ra để thức”.
Chính những tính cách này của Sancho Panza đã đề cao được tinh thần Phục
hưng: con người cần biết tận hưởng hiện tại và cuộc sống trần thế. Đồng thời, con
người vất vả làm ra của cải vật chất thì cũng có quyền được hưởng thụ thành quả
của mình, điều đó là hoàn toàn xứng đáng.
Một nét tính cách nổi bật dễ thấy nữa ở Sancho Panza là thói ham mê vật
chất. Bác vơ vét lương thực của bọn người khiêng xác chết trong rừng, bác cuỗm
luôn cái rương vàng của chàng Cardenio: “Bác vơ hết vải vóc nhét vào túi đeo của
mình… Sancho kiểm tra cái rương và cái đệm, lục soát không thiếu một khe kẽ

nào, rạch cả các đường khâu, soi từng sợi dệt, không muốn vì bất cẩn sơ suất mà
bỏ sót một vật gì. Của đáng tội, số tiền vàng trên một trăm đồng đồng đã đánh
thức lòng tham của bác.” Sau khi tiêu xài một trăm đồng tiền vàng đã cuỗm được,
trong thâm tâm bác vẫn có tư tưởng ra đi để kiếm thêm một trăm đồng tiền vàng
như thế nữa:“… tôi sung sướng khi nghĩ rằng sẽ có thể kiếm được một trăm đồng
tiền vàng nữa như số tiền ta đã tiêu.”
Hay một chi tiết khác là khi được nữ công tước đưa cho hai bộ đồ đi săn
bằng dạ xanh rất đẹp, “Sancho cầm ngay với ý định có dịp bán liền.”
Tính tham lam ấy của bác không chỉ dừng lại ở cái hành động thực tế bên
ngoài. Mà nó còn ăn sâu vào con người bác, ăn sâu vào cái suy nghĩ cái tư tưởng
của bác. Từ đó, ta thấy được bác là một con người thực dụng, toan tính, lấy nhu
cầu và lợi ích cá nhân đặt lên hàng đầu, khi nhận được lợi ích, nhận được tiếng tăm
mới muốn ra sức làm việc: "…bọn giám mã của chúng tôi có dính dáng gì tới
những cuộc phiêu lưu của các ông chủ ? Họ đi làm những cuộc phiêu lưu thì được
tiếng được tăm, còn chúng tôi phải chịu khốn khổ, các nhà sử gia không thèm nhắc
tới nhân vật giám mã ... như thể anh chàng giám mã này không hề có mặt trên
đời".


Thế nhưng, con người tưởng chừng luôn sôi nổi, vồn vã ấy cũng lắm lúc
nhút nhát, tránh va chạm với đời vì sợ bị liên lụy từ những gây gổ lung tung của
người chủ Don Quixote. Bác luôn cố gắng trốn tránh những cuộc chiến đấu do Don
Quixote khơi nên. Ví dụ trong lần Don Quixote đánh nhau với người kỵ sĩ vì chàng
tưởng họ là lũ pháp sư bắt cóc công chúa, Sancho sợ rằng việc chủ bác đánh người
như vậy sẽ bị đội tuần tra Sancha Ermandat lùng bắt, nên bác đã bảo chủ:“Xin
ngài nhớ cho là tôi không dính dáng tới chuyện này đấy.
Ấy vậy mà Sancho Panza lại là người sống rất tình cảm. Bác biết chăm lo
cho gia đình và luôn nghĩ đến họ trong lúc đi phiêu lưu; biết quan tâm, lo nghĩ đến
chủ của bác. Nhưng tình cảm nơi bác không chỉ dừng lại ở đó. Mà nó còn được
trao gửi và phát triển ở một nơi thiêng liêng hơn – đó chính là con lừa của bác.

Như trong lá thư bác gửi về cho vợ mình, bác bày tỏ: “Con xám vẫn khỏe và gửi
lời thăm bà; tôi không định bỏ rơi nó dù cho được tôn làm hoàng đế Thổ Nhĩ Kỳ.”
Bác xem con xám như một người bạn đồng hành, yêu thương nó một thành viên
trong gia đình của mình, thế nên khi bị trộm mất con xám, bác đã buồn khổ và
khóc thương thảm thiết.
Đặc biệt, gã nông dân tưởng chừng cục mịch, khù khờ - Sancho Panza – lại
lắm lúc ranh mãnh và khôn ngoan đến bất ngờ. Những lần không hoàn thành
nhiệm vụ chủ giao, bác lại nhanh trí kiếm cớ xử lý, chẳng hạn bác bịa ra một cuộc
gặp gỡ trong tưởng tượng với nàng Dulcinea khi không kịp giao lá thư từ chủ đến
cho nàng; hay khi Don Quixote yêu cầu dẫn đường đến gặp tình nương Dulcinea,
bác đã mưu trí “phù phép” biến nàng Dulcinea thành ba cô thôn nữ làng Toboso.
Đồng thời, Sancho Panza chính là một dẫn chứng hoàn hảo cho câu “Cái
khó ló cái khôn”. Trong những tình huống khiến bác giám mã rơi vào hoảng sợ, lo
lắng thì sự tư duy khôn khéo của bác được bộc lộ một cách bất ngờ. Và cũng do
đó, mà trong thời gian bác trở thành thống đốc sự thông minh của bác đã giải quyết
được rất nhiều vụ kiện một cách công bằng khiến cho mọi người nơi đây điều phục
sát đất, xem bác như Zalomon tái thế. Như câu chuyện về bác thợ cày và bác thợ
may, câu chuyện mười đồng tiền vàng, câu chuyện về chiếc hầu bao của anh chàng
chăn lợn…


Trên đây là những nét tính cách nổi bật của Sancho Panza, một hình tượng
có tính cách lưỡng phân rõ rệt: vừa ngây thơ vừa ranh ma. Đó là con người tự do,
phóng túng, có sự giải phóng tình cảm, tinh thần một cách mạnh mẽ. Đó chính là
cái hồn của tinh thần Phục hưng.
1.1.4.

Ước mơ

Đối với người đơn giản như Sancho Panza, niềm hạnh phúc của bác là được

ăn uống no say, ngủ một giấc ngon lành. Vì lẽ đó, những ước mơ, khao khát của
bác cũng hết sức đời thường, đó là được tự do tận hưởng cuộc sống, không phải
tuân theo bất cứ thủ tục, khuôn phép nào. Nếu Don Quixote lên đường với chí
hướng cao đẹp, muốn quét sạch mọi xấu xa, bất công trên thế giới; muốn giành lại
công bằng cho những người nghèo khổ, thì ước mơ của Sancho Panza có phần thực
tế hơn:
“Thưa ngài hiệp sĩ giang hồ, xin ngài chớ quên hòn đảo ngài đã hứa cho tôi.
Dù nó rộng lớn đến đâu, tôi cũng cai trị được.”
Ước mơ ngây thơ về “hòn đảo” của Sancho Panza phần nào cho ta thấy được
niềm tin mà bác đã dành cho chủ của mình. Nhưng việc đặt niềm tin ở đây không
có nghĩa là bác ham mê vật chất một cách bản năng, mà là bác đang thể hiện ước
mơ của mình. Bác muốn đoạn tuyệt với cuộc sống nghèo khó ở nơi quê nhà – một
ước mơ, một hy vọng mà bất kì một số phận khốn khổ, đói nghèo nào cũng luôn
luôn nghĩ tới. Bác sẵn sàng bỏ nhà cửa, vợ con để đi làm giám mã cho ông láng
giềng chỉ để chạy theo một lời hứa hẹn mong manh, qua đó dễ dàng thấy được cái
khát khao ước mong đổi đời đang rất cháy bỏng, sôi sục và ẩn sâu trong con người
bác giám mã. Không chỉ dành riêng cho bản thân bác, mà bác còn biết lo nghĩ cho
cả gia đình mình – một gia đình nghèo khó, cần được đổi đời.
Ước mơ đổi đời đó được đánh đổi bằng không ít khó khăn, đau đỡn và rủi
ro, bác vẫn chịu đựng, vẫn chấp nhận một lòng đi theo Don Quixote để nuôi hy
vọng được hiện thực hóa ước mơ của mình. Chính khát vọng giàu sang của Sancho
Panza biểu trưng cho khát vọng đại trà của toàn dân. Sự nghèo khó, bần cùng khiến
con người ta luôn khát khao cuộc sống đủ đầy, sung túc hơn. Từ đó hình thành ý
chí và khát vọng cố gắng vươn tới ước mơ đổi đời. Vì thế mà lòng ham mê vật
chất, tiền tài; sự chịu đựng đớn đau để đạt được mục đích hướng tới sang giàu của


bác Sancho Panza thực ra không đáng chê trách, mà ngược lại còn khiến người đọc
thông cảm sâu sắc. Bác tham lam, không phải là một sự sai lầm vì nó không phải là
bản chất mà điều đó xuất phát từ hoàn cảnh – một hoàn cảnh khốn khổ cùng cực đã

làm len lỏi trong tâm hồn bác cái ước mơ đổi đời, cái hy vọng được sống sung
sướng, đủ đầy không lo toan, vất vả.
1.2.

Sancho Panza – con người thực tế

Trong tác phẩm, cặp nhân vật Don Quixote và Sancho Panza không chỉ
tương phản nhau về ngoại hình, tính cách, lối sống, mà hai thầy trò còn tương phản
nhau cả về nhận thức. Nếu Don Quixote một mực chạy theo lý tưởng thì Sancho
Panza lại sống rất thực tế. Nếu Don Quixote đắm chìm trong thế giới tưởng tượng
của những tiểu thuyết hiệp sĩ phi thực tế của mình với mong muốn áp đặt những
điều đã đọc trên trang sách vào cuộc sống thực, thì Sancho Panza lại nhìn nhận thế
giới bằng con mắt khách quan, mọi sự vật, sự việc đều bó hẹp trong một thực tế
trần trụi. Sancho Panza chỉ có thể nhìn thấy những gì cụ thể trước mắt, chứ không
thể hình dung nổi thế nào là khái quát và tưởng tượng. Chẳng hạn có lần Sancho
Panza kể cho Don Quixote nghe một câu chuyện về chàng chăn dê Lope ghen
tuông bỏ người yêu ra đi. Bác tuyên bố: “Người kể với tôi nói rằng chuyện này
hoàn toàn có thật, cho nên khi kể lại cho người khác, tôi có thể khẳng định và thề
rằng tôi đã được nhìn thấy”.
Vì Sancho sống trần trụi với thực tế nên bác đã sớm nhận ra được chủ của
bác – Don Quixote chỉ là “một kẻ điên, chứ chẳng phải hiệp sĩ gì hết.” Với những
tưởng tượng hoang đường, nhiễm những quyển sách kiếm hiệp của mình mà Don
Quixote đã làm cho bác giám mã phải nhiều lần vò đầu bức tóc, gào thét mà
khuyên giải mình, nhưng vô hiệu: “Xin ngài coi chừng. Cái mà ngài tưởng là bọn
khổng lồ chỉ là những cối xay gió, còn cái vật trông giống cánh tay là những cách
quạt…”
Tư duy của Sancho Panza đa phần là tư duy cụ thể. Cách mà bác giám mã
nhìn cuộc đời thật vô cùng đơn giản. Nhìn cối xay gió, Sancho Panza không hề lầm
tưởng như Don Quixote. Khác với ông chủ giàu mộng tưởng và cũng hết sức hào
phóng, ngược lại, Sancho Panza lại suy nghĩ rất thực tế, nhiều lúc còn hay tính toán

so đo. Chính đầu óc thực tế, tỉnh táo của Sancho Panza đã luôn là một cán cân


thăng bằng, kéo Don Quixote về với mặt đất. Khi Don Quixote giải thoát cho bọn
người tù, bác đã ngỏ ý với chủ là bọn lính sẽ đi tìm đội Huynh đệ đất Thánh để đi
lùng những kẻ có tội, và khuyên chủ bác trốn đi. Sau khi giải cứu cho đoàn tù khổ
sai, Don Quixote thú nhận với Sancho Panza: “Nếu ta nghe lời anh chắc không
đến nỗi cay đắng như thế này... anh đừng nghĩ rằng ta ương ngạnh và không bao
giờ chịu nghe lời khuyên can của anh, lần này ta sẽ nghe anh và sẽ tránh đòn sấm
sét của đội Santa Hermandas mà anh lo sợ”
Sancho Panza còn gần hơn với hiện thực hơn qua chi tiết bác ta thích dùng
thành ngữ, tục ngữ, thậm chí dùng một cách bừa bãi làm cho người nghe phải bật
cười. Bởi như Don Quixote đã nói: "Tục ngữ là những châm ngôn, ngắn gọn, song
nhiều lúc anh dùng không hợp cảnh đâm ra ngớ ngẩn”. Và rồi Sancho Panza đối
lại: "Tôi biết nhiều tục ngữ hơn sách. Khi tôi nói, chúng cứ ùn ùn kéo lên cửa
miệng tranh nhau ra, và cái lưỡi tôi cứ việc tuôn ra câu tục ngữ nào tới trước mặc
dù không ăn khớp". Để rồi cuối cùng “kẻ ít chữ” đó lại có thể an ủi chàng hiệp sĩ:
“Kẻ bại trận hôm nay là người chiến thắng ngày mai”. Đó chính là quá trình
“nâng thực tế lên tầm cao lý tưởng” của Sancho Panza.
Sancho Panza và tinh thần đấu tranh
Tinh thần đấu tranh trong thời kì Phục Hưng đó là tinh thần đấu tranh cho
một tư tưởng tự do, bình đẳng trong cách nhìn nhận về cuộc sống con người, ý
nguyện thay đổi bản chất xã hội. Đấu tranh thoát khỏi trói buộc trong xã hội chật
hẹp của chế độ phong kiến. Trong Don Quixote, tinh thần đấu tranh được đặt trong
thể đối lập giữa Don Quixote với Sancho Panza, giữa một bên dũng cảm, có tinh
thần đấu tranh cao, và một bên hèn nhát, sợ sệt.
1.3.

Trong những câu chuyện về hành trình của Don Quixote và người giám mã
Sancho Panza, người đọc dễ dàng nhận thấy khi đứng trước những cuộc chiến,

Don Quixote hăng hái, can đảm bấy nhiêu thì Sancho Panza càng hèn nhát, trốn
tránh bấy nhiêu. Như câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ giữa Don Quixote và chàng
hiệp sĩ Sơn Lâm, có đoạn chàng và hiệp sĩ Sơn Lâm giao đấu với nhau và theo luật
lệ của hiệp sĩ giang hồ khi các hiệp sĩ giao đấu với nhau thì hai bác giám mã cũng
phải đọ sức, Sancho Panza đã rất sợ, bác bảo rằng: “Thà rằng tôi làm một người
giám mã ôn hòa và chịu phạt vì tôi chắc rằng tiền phạt không quá giá tiền hai cân
sáp, tôi vui lòng trả món tiền đó, biết rằng nó còn ít hơn tiền bông băng sẽ phài
chi để bó cái đầu mà tôi đã cầm bằng như đã bị toác làm đôi rồi". Đến lúc không


thể từ chối cuộc đọ sức được thì bác bèn trốn chạy, leo lên một cây sồi cao ngất để
không phải bị đánh.
Tuy nhiên, ẩn sau thái độ hèn nhát ấy là một tinh thần đấu tranh không
ngừng nghỉ của Sancho Panza. Đó là ý chí kề vai sát cánh cùng chủ, một lòng
sướng khổ cùng chủ, luôn lo lắng và phục vụ cho chủ. Đó là ý chí thực hiện hóa
ước mơ đổi đời cho cả gia đình, biết chấp nhận khổ cực, hiểm nguy cùng chủ để
mong nhận được một hòn đảo như lời hứa. Đó còn là những ý nghĩ, thái độ thể
hiện tinh thần đấu tranh chống lại những bất công trong cuộc sống. Chẳng hạn khi
nghe được câu chuyện kể về chuyện tình của chàng chăn cừu và nàng Kiteria xinh
đẹp, họ bị ngăn cấm sự không cân bằng địa vị, Sancho Panza đã rất bất bình, bác
cho rằng: “thật đáng nguyền rủa kẻ nào ở thế giới này hay thế giới bên kia cấm
duyên những đôi lứa yêu nhau”. Sancho Panza không chấp nhận việc cấm duyên
của những đôi lứa, con người có quyền tự do yêu nhau và đến với nhau nhau
không ai có quyền ngăn cấm điều đó.
Hay khi trở thành thống đốc cai trị một hòn đảo mà vị Công tước giao cho,
Sancho Panza đã có những cách xử án rất tài tình, cho thấy được tinh thần đấu của
bác cũng rất đáng khen ngợi, bác đã rất cố gắng giành lại công lý cho người dân
trên hòn đảo, giúp họ giành lại lẽ phải và cuộc sống thanh bình.
Tuy quá trình đấu tranh không rõ ràng và tiêu biểu bằng Don Quixote,
những với những nỗ lực không ngừng nghỉ, ta nhận thấy Sancho Panza vẫn hiện

lên với quá trình đấu tranh trong suy nghĩ và hành động, để chống lại những bất
công xã hội và để tự hoàn thiện mình. Đó cũng là nét tiêu biểu của tinh thần Phục
hưng: con người không ngừng đấu tranh cởi bỏ những trói buộc, những xiềng xích
mà thời kỳ trung cổ đã mặc vào cho họ những lớp áo nặng nề.



×