Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Thuc dan Phap đanh Bac Ky lan 1 1873

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (457.47 KB, 29 trang )

Thực dân Pháp đánh Bắc Kỳ lần 1 1873.
Bố cục :
- Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì.
-

Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873).
Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì (1873-1874).
Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất ( 21-12-1873).
Hiệp ước Giáp Tuất (1874).
Kết luận.

1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh Bắc Kì.
Chiếm xong sáu tỉnh Nam Kì, thực dân Pháp phải đối phó với
sự nổi dậy của nhân dân, nhưng thời kì này khơng cịn những cuộc
khởi nghĩa lớn như khởi nghĩa Trương Định, Nguyễn Trung Trực
như những giai đoạn trước. Trong khoảng 20 năm đầu ở Nam Kì
Pháp vẫn phải bình định, trinh phục những vùng đất đai đã chiếm
được để biến Nam Kì thành bàn đạp vững chắc cho việc mở rộng
chiến tranh tiến đánh Bắc Kì và Trung Kì sau này.
Về chính trị :
Chúng ra sức củng cố bộ máy cai trị từ trên xuống dưới, thiết
lập bộ máy cai trị trực tiếp mang tính độc tài quân sự nằm trong tay
bọn sĩ quan Pháp. Đứng đầu là một viên Đơ đốc nắm tồn quyền
về kinh tế, chính trị, quân sự. Dưới nữa là tham viện, chủ tỉnh, chủ
quận được lựa chọn trong hàng ngũ sĩ quan và hạ sĩ quan Pháp.
Còn ở các thơn thì giao cho các quan lại tay sai người Việt cai
quản.
Về qn sự: Ngồi số qn hiện có, Pháp cịn tăng thêm lực
lượng lính ngụy, mã tà để đảm bảo trật tự trị an. Mỗi quận có tới
50 mã tà, 100 lính tập, mỗi tỉnh có một tiểu đồn lính tập do đích
thân người Pháp chỉ huy.




Về kinh tế : Chúng duy trì và tăng mức thu các loại thuế thời
phong kiến, ở thời kì đầu đã tăng thuế 5 lần, chúng còn mở cảng
Sài Gòn để thu thuế… Chính quyền thực dân tịch thu ruộng đất
hoang bán cho địa chủ người Pháp và người Việt. Họ trở thành
những người sở hữu lớn, cung cấp hàng hoá cho Pháp xuất khẩu,
đồng thời tạo ra một tầng lớp ủng hộ người Pháp trong việc cai trị.
Pháp còn lập ra những tổ chức nghiên cứu để chuẩn bị cho
cuộc khai thác. Xuất hiện một số xí nghiệp sửa chữa cơ khí, kéo
sợi… nhưng hoạt động cịn hạn chế.
Về văn hóa - giáo dục : Chúng tuyên truyền cho văn minh và
sứ mệnh khai hóa của người Pháp. Mở trường để đào tạo đội ngũ
tay sai, chú trọng dạy chữ Việt cho người Pháp và ngược lại. Nho
học vẫn được duy trì song đã đưa chữ Pháp và chữ Quốc ngữ vào
giảng dạy, xuất bản sách báo, tuyên truyền đường lối, chính sách
cai trị, bước đầu tìm hiểu phong tục tập qn của người Việt.
Thực dân Pháp cịn tìm cách hợp pháp hóa việc chiếm Tây
Nam Kì, bắt triều đình nếu khơng kí Hiệp ước mới thì phải sửa
Hiệp ước 1862, ghi vào phụ lục 3 tỉnh Tây Nam Kì thuộc Pháp.
Trong khi đó, triều đình dường như khơng cịn nghĩ gì đến việc
chiến đấu giành lại những vùng đã mất mà vẫn tiếp tục thi hành
những chính sách thiểm cận. Vận nước lâm nguy địi hỏi triều đình
phải có trách nhiệm, nhưng nhà Nguyễn chỉ tiến hành nhỏ giọt và
chậm chạp một số cơng tác phịng thủ như bổ nhiệm một số quan
lại đi trấn giữ những nơi xung yếu, xây thêm đồn lũy ở bến Thị Nại
(Quy Nhơn), đặt thêm đại bác, súng ống… Để rồi sau đó, lại tìm
cách ngăn cản, phá vỡ cơ sở kháng chiến của nhân dân, như giải
tán các đội dân binh, giáng chức hay tống giam những quan chức
và sĩ phu tham gia phong trào chống Pháp. Như vậy, triều đình

vẫn muốn đi theo con đường thương lượng để nhằm hạn chế sự
“chém cắt” của thực dân Pháp.
Về nội trị : Sau năm 1867 tình hình Việt Nam càng rối ren,
triều đình nhà Nguyễn vẫn tăng cường vơ vét bóc lột nhân dân,
vừa để thỏa mãn nhu cầu ăn chơi xa xỉ, vừa để có tiền bồi thường
chiến phí cho Pháp. Trong khi đó nơng nghiệp thì bê trễ, đê điều


không được quan tâm, nạn vỡ đê mất mùa xảy ra thường xun.
Cơng nghiệp và thương nghiệp cũng khơng có gì khác, chính sách
“bế quan tỏa cảng” trong thương nghiệp cũng như chính sách
“cơng tượng” trong cơng nghiệp đã kìm hãm sự phát triển của hai
ngành này. Kết quả là nền tài chính bị thiếu hụt, đời sống nhân dân
bị kiệt quệ. Mâu thuẫn xã hội càng sâu ắc, hàng loạt cuộc khởi
nghĩa nông dân đã nổ ra ở vùng đồng bằng như khởi nghĩa của
Trần Vĩnh (Hà Đông), Đỗ Văn Đạo, Nguyễn Văn Nam (Phúc
Yên), Lê Văn Khuông, Đỗ Chuyên, Nguyễn Nhiễm, Nguyễn Văn
Đài (Bắc Ninh), Quản Thỏa, Quản Uy và dư đảng của Tạ Văn
Phụng (Quảng Yên)… Lợi dụng tình hình đó, nhiều tốn thổ phỉ,
hải phỉ từ Trung Quốc sang cướp phá ở nhiều nơi. Tình hình rối
loạn càng tạo điều kiện cho thực dân Pháp đem qn đánh Bắc Kì.
Để đối phó lại, nhà Nguyễn một mặt ra sức đàn áp nhân dân,
mặt khác cầu cứu nhà Thanh phái quân sang đánh dẹp các toán thổ
phỉ. Trước thực trạng đó, một số quan lại, sĩ phu yêu nước tiến bộ
đã đưa ra nhiều đề nghị cải cách về chính trị, kinh tế, ngoại giao
cũng như văn hóa- xã hội như Nguyễn Trường Tộ, Trần Đình
Túc…
Nguyễn Trường Tộ sinh
năm 1828, ở làng Bùi Chu,
huyện Hưng Nguyên, tỉnh

Nghệ An, trong một gia đình
Cơng giáo. Ơng học thơng
Tứ thư ngũ kinh của Nho
giáo, từng được ra nước
ngồi nên ơng có cái nhìn
mới mẻ trước thực trạng của
đất nước. Ơng đã liên tiếp
gửi lên triều đình Huế 30
mươi bản điều trần đề xuất
canh tân xây dựng đất nước
giàu mạnh. Các bản điều trần
này đề cập đến mọi lĩnh vực
chủ yếu:
Nguyễn Trường Tộ


• Về kinh tế : Nguyễn Trường Tộ quan tâm đến công, nông,
thương nghiệp. Mở mang buôn bán trong nước và giao thương với
nước ngồi, mời các cơng ty nước ngoài đến giúp ta khai thác tài
lợi, sửa đổi chế độ thuế khóa sao cho “nước giàu dân cũng giàu”…
• Về mặt văn hóa - giáo dục : Nguyễn Trường Tộ đề xuất cải
cách phong tục, chủ trương coi trọng dân, sửa đổi chế độ thi cử,
mở mang học hành, thay đổi nội dung giáo dục, lấy quốc âm thay
thế chữ Hán…
• Về ngoại giao : Ơng phân tích cho triều đình thấy rõ cục diện
chính trị trên tồn thế giới thời đó, những mâu thuẫn quyền lợi
giữa Pháp với Anh và Tây Ban Nha, khuyên triều đình nên ngoại
giao trực tiếp với chính phủ Pháp để ngăn chặn sự xâm lược của
bọn Pháp bên này, chọn thời cơ lấy lại sáu tỉnh Nam Kì, xác lập tư
thế “ làm chủ đón khách”…

• Về mặt qn sự : Nguyễn Trường Tộ cũng chủ trương “chủ
hịa” nhưng khơng chủ trương “chủ hàng”. Ơng khun triều đình
cải tổ võ bị, trọng cả văn lẫn võ, đào tạo sĩ quan, mua sắm tàu
thuyền vũ khí, xây dựng phịng tuyến ở cả thành thị lẫn nơng
thơn…
Có thể khẳng định những bản điều trần trên nếu được áp dụng
thì sẽ biến Việt Nam thành một nước hùng cường, tạo nên chuyển
biến quan trọng trong lịch sử của dân tộc. Nhưng tất cả mọi đề
nghị canh tân của Nguyễn Trường Tộ cũng như các quan lại sĩ phu
yêu nước tiến bộ đều bị khước từ và nếu có thì cũng là chiếu lệ, lẻ
tẻ, rời rạc; chưa động chạm đến vấn đề cơ bản của thời đại là giải
quyết hai mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam là giữa nhân
dân ta với thực dân Pháp và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
Về mặt đới ngoại: Kẻ thù đã trắng trợn chiếm đóng phần lớn
đất nước và ráo riết chuẩn bị thơn tính những vùng cịn lại. Nhưng
triều đình nhà Nguyễn vẫn khơng có những biện pháp kiên quyết
để đối phó lại, chỉ tiến hành nhỏ giọt và chậm chạp, khước từ mọi
đề nghị canh tân, thủ tiêu những tiền đề mới của xã hội. Đó là trách
nhiệm lớn lao của nhà Nguyễn trước lịch sử dân tộc. Như vậy,


triều đình vẫn muốn dùng con đường thương lượng để nhằm hạn
chế sự “chém cắt” của thực dân Pháp.
2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất 1873
Tình hình nước ta rất thuận lợi cho Pháp mở rộng xâm lược ra
Bắc Kì. Nhưng lúc này, tình hình ở chính quốc đang gặp nhiều khó
khăn, thất bại trong chiến tranh Pháp - Đức, một phần lãnh thổ bị
Đức chiếm đóng, sự uy hiếp của Đức với Pháp lúc này còn rất lớn
nên Pháp phải tăng cường phòng vệ. Thêm vào đó tình hình kinh
tế, chính trị Pháp chưa ổn định vì vậy Pháp khơng thể đi xâm

chiếm ở những nơi xa.
Ngược lại, bọn thực dân Pháp ở Nam Kì lại nơn nóng tiến
hành đánh Bắc Kì. Để thực hiện âm mưu mở rộng xâm lược, ngoài
việc củng cố cơ sở ở sáu tỉnh Nam Kì, thực dân Pháp cịn tung
gián điệp đội lốt giáo sĩ hoặc thương nhân ra Bắc do thám tình
hình, xúi giục, tiếp tay cho những phần tử chống đối triều đình
dưới danh nghĩa phù Lê để triều đình phải nhờ thực dân Pháp đem
quân trợ giúp.
Thương nhân Pháp lúc này cũng hoạt động ráo riết. Sau khi
thấy con đường sông Cửu Long không thể đi vào miền Tây Nam
Trung Quốc, chúng bắt đầu chú ý đến sông Hồng. Tên lái buôn
Duypuy,vẫn chở súng ống vào Vân Nam, Quý Châu (Trung Quốc)
bán cho bọn tướng tá nhà Thanh.Vì đi theo sơng Trường Giang thì
sẽ xa xơi, tốn kém nên y đã thương thuyết với tướng tá nhà Thanh
cho đi theo Sông Hồng. Thay mặt “vương triều”, Tổng đốc Lưỡng
Quảng đã yêu cầu triều đình Huế cho Duypuy được ngược sơng
Hồng. Y cịn nhận được sự ủng hộ của quân Thanh ở thượng du
Bắc Kì. Bọn thực dân Pháp ở Nam Kì thấy đây là thời cơ tốt để
hành động, vừa gạt đối thủ của Pháp là Anh ra khỏi Bắc Kì, vừa
hợp pháp hóa việc chiếm 3 tỉnh Tây Nam Kì. Mặt khác, Duypuy
xin chính phủ Pháp ủng hộ việc kinh doanh, nhưng tình hình ở
chính quốc lúc này khơng đã khơng cho phép chính phủ Pháp
(cũng như ở Nam Kì) đáp ứng yêu cầu của Duypuy, dù có cũng rất
hạn chế.


Tình hình đó buộc Duypuy phải tự mình hành động. Y đi
Hương Cảng và Thượng Hải tháng 10- 1872 sắm pháo thuyền,
súng ống và đạn dược, mộ quân lính rồi tháng 11 năm đó về tới
Bắc Kì. Lợi dụng việc triều đình Huế yêu cầu đem tàu ra vùng

biển Hạ Long đánh dẹp cướp biển và do nhiều nguồn tin, chủ yếu
là của bọn gián điệp đội lốt giáo sĩ cung cấp, thực dân Pháp đã
nắm được tình hình Bắc Kì đã phái tàu chiến ra Bắc hỗ trợ
Duypuy. Được thể làm càn Duypuy đã buộc Kinh lược sứ Lê Tuấn
trong vịng hai tuần phải xin triều đình Huế cho phép hắn được
mượn đường sông Hồng lên Vân Nam. Hạn hai tuần chưa hết và
giấy Phép cũng chưa có, Duypuy đã nổ súng thị uy, tự tiện kéo
đoàn tàu vào Cửa Cấm ngược sông Hồng lên đến Hà Nội ngày 22
tháng 12 năm 1872.
Mặc dù chưa có lệnh của triều đình, nhưng trước những
hànhđộng ngang trái của Pháp, quân dân đã đề cao cảnh giác, tích
cực đề phịng. Lệnh bất hợp tác được ban ra, nhân dân tích cực
thực hiện, không một ai chịu chỉ đường, mua bán, tiếp tế cho Pháp.
Qn dan nhiều nơi cịn đóng cọc để ngăn chặn hay đánh đắm tàu
thuyền của địch đi lại trên sơng. Nhưng nhờ có một số Hoa kiều
bn bán ở Hà Nội, như Quan Tá Đường, Bành Lợi Kí… và quân
Thanh đóng ở Bắc Ninh giúp đỡ, Duypuy vẫn kiếm được một số
thuyền nhỏ chở hàng ngược sông Hồng lên bn bán với Trung
Quốc. Khi về, y cịn mộ thêm được một số lính trong qn đội
Lưỡng Quảng lúc đó đang đóng ở Bắc Kì. Có một lực lượng qn
sự khá mạnh, Duypuy tỏ ra hung hãn và hạch sách đủ điều: địi
được đóng qn trên bờ; địi thả những người cộng tác với y đã bị
bắt giam; địi có nhượng địa ở Hà Nội; đòi được cung cấp muối và
than để đưalên Vân Nam bn bán; cho lính Pháp lên bờ bắt các
quan lính và dân đem xuống tàu; cướp thuyền gạo của triều đình ở
bờ sơng; khước từ lời mời thương thuyết của Nguyễn Tri
Phương…
Bối cảnh:
Lấy cớ giải quyết “vụ Duypuy” theo yêu cầu của triều đình
Huế, Thiếu tướng hải quân, Thống đốc Dupré đã cử ra Bắc Kì một

đồn cơng tác đặc nhiệm đặt dưới quyền chỉ huy của Gascniê.


Jean Dupuis
Bề ngoài với danh nghĩa giải quyết tại chỗ vụ Duypuy, nhưng
bên trong là để kiếm cớ can thiệp sâu vào vấn đề Bắc Kì. Ngày 13
tháng 10 năm 1873, phái đoàn Gácniê ra đến Cửa Cấm, rồi dùng
ghe máy đi tới Hải Dương,yêu cầu nhà chức trách ở đây cung cấp
thuyền đi sơng để đồn đi Hà Nội. Trên đường đi, Gácniê đã gửi
cho Duypuy chủ ý của mình.
Ngày 28 tháng 10 năm 1873, sau khi nhận được thư của
Gácniê, Duypuy liền đáp lại rằng ông ta và thuộc hạ cùng với các
thuyền buôn xin đặt dưới sự chỉ huycura Gácniê. Ngồi ra, Duypuy
cịn vẽ sơ phác một bản đồ vùng đồng bằng Bắc Kì với nhiều
đường sơng có thể đi từ cửa biển vào Hà Nội. Tới ngày 3 tháng 11,
Duypuy trên tàu Manh Hào cùng thuộc hạ đón gặp ghe thuyền của
Gácniê, rồi cùng đi về Hà Nội.
Khởi hành từ Sài Gòn ngày 11 tháng 10 năm 11873, đoàn tàu
chiến của Gácniê ra đến Hà Nội ngày 5 tháng 11 năm 1873. Nhiệm
vụ của bọn thực dân hiếu chiến Nam Kì giao cho Gácniê khi kéo
quân ra Bắc là được toàn quyền hành động và tùy theo diễn biến
tình hình mà thiết lập chế độ bảo hộ hay chế độ thuộc địa.
Ngay khi đặt chân tới Hà Nội, Gácniê đã lộ rõ bộ mặt khiêu
khích, vào thành gặp Nguyễn Tri Phương, địi được đóng qn
trong thành, mở cửa sơng Hồng cho việc chun chở hàng hóa và
bn bán, địi tổ chức việc thu thuế, cho qn tự do đi canh gác các


phố xá và bắt bớ, đánh đập, hãm hiếp dân lành. Quan quân thành
Hà Nội nói mãi,Gácniê mới chịu ra đóng ở Tràng Thi, sau đó y làm

tờ cáo thị, cho dân biết rằng : “Bản chức ra Bắc Kì cốt để dẹp cho
yên giặc giã và để mở mang việc bn bán”.
Gần nơi trú đóng và kho chứa hàng, cất giữ súng đạn của
Duypuy xảy ra đám cháy. Duypuy báo cáo với Gácniê là quan
chức Hà Nội ngầm cho người thiêu hủy những kho chứa hàng này.
Gác ni ê liền cho thủ hạ đi điều tra nhưng khơng tìm thấy chứng cớ
gì để quy trách nhiệm cho chức quyền Hà Nội về những đám cháy.
Đồng thời Gác niê gửi thư yêu cầu cầu Nguyễn Tri Phương phải
trả tự do ngay cho trưởng đồn canh đã mở cổng thành Hà Nội cho
GÁc niê đi vào khi chưa có lệnh của cấp trên.
Nguyễn Tri Phương không đáp ứng yêu cầu của Gácniê và
theo lệnh của triều đình Huế, Nguyễn Tri Phương yêu cầu Gácniê
phải thi hành nhiệm vụ trục xuất đoàn người đi bn Duypuy, cịn
vấn đề tự do thơng thương bn bán thì cần phải chờ kết quả của
cuộc hội nghị giữa triều đình Huế và chính quyền Pháp ở Sài Gịn.
Triều đình Huế khi nghe tin Gác niê khiêu khích ở Hà Nội đã
đối phó lại nhưng rấy yếu ớt. Trần Đình Túc được cử ra Bắc đã
cách chức một số quan lại ở Hà Nội, ra bố cáo cấm nhân dân buôn
bán, giao thiệp với Pháp, vạch rõ trách nhiệm của Gácniê ra Bắc
chỉ là để xử lí và đuổi tên Duypuy, việc xong là phải rút. Nhân dân
Hà Nội đã chấp hành nghiêm chỉnh lệnh bất hợp tác của triều đình.
Quân Pháp ở thành Hà Nội lâm vào tình trạng nguy khốn. Các
giếng nước bị bỏ độc, ban đêm luôn sợ bị tấn công, nhiều kho
thuốc súng bị đốt cháy.
Để làm áp lực, Gácniê cho dàn quân trước thành và cho
Duypuy đưa thủ hạ đến bố trí trước một cửa thành khác. Ngày 9
tháng 11 năm 1873, Gácniê cử tàu Mang Hào đi gọi số quân đang
nhổ neo ngoài Cửa Cấm, đồng thời xin thêm viện binh của chính
quyền Pháp ở Sài Gịn và chính quốc. Nguyễn Tri Phương đã chịu
trả tự do cho trưởng đồn canh. Nhưng sau khi nhận được viện binh

từ Sài Gòn và Hương Cảng, Gácniê tự tuyên bố mở đường sông
Hồng để chun chở hàng hóa và bn bán, thiết lập chế độ thuế
quan mới, dẫu cho phía quan qn triều đình có thuận hay khơng


cũng mặc, cứ theo lệnh của Súy phủ mà thi hành. Mặt khác, Gác
niê bàn bạc với Duypuy định ngày đánh thành và bắt Nguyễn Tri
Phương giải vào Sài Gòn. Sáng ngày 19 tháng đó, hắn đưa tối hậu
thư buộc tổng trấn thành Hà Nội là Nguyễn Tri Phương phải giải
tán qn đội, giao nộp thành, khai phóng sơng Hồng. Không đợi
trả lời, sáng sớm ngày 20 tháng11 năm 1873, y ra lệnh nổ súng tấn
công thành Hà Nội.
Lực lượng:
Thành Hà Nội là một thành lũy kiên cố, được xây dựng 70
năm trước (từ thời vua Gia Long). Thành có hình chữ nhật, mỗi
chiều dài chừng nửa dặm, tường thành xây bằng đất, được gia cơng
bằng gạch, thành có năm cửa, trấn bởi hai tháp canh. Bao quanh
thành là một hào nước rộng, mỗi cửa được nối với bên ngoài bằng
một cây cầu, nhưng các cầu này không phải là cầu treo, nên con
hào này khơng có tác dụng ngăn cản.
- Về phía quan qn triều đình:
Trong thành đóng một số lượng lớn binh lính, đơng tới 7.000
người, nhưng họ được tranh bị hết sức thô sơ, đa phần là gươm và
giáo, súng ống thiếu một cách trầm trọng, kĩ thuật bắn rất kém vì
từ lâu việc luyện tập đã bị sao nhãng.
Một số được trang bị súng hỏa mai nhưng không được huấn
luyện để sử dụng. Trên mặt thành đâu đó có đặt súng thần cơng,
nhưng chúng lại là của hiếm, đến mức chúng được bố trí khơng
phải để phát huy hỏa lực mà để tránh mưa làm hư hại. Đã thế, việc
tích cực chuẩn bị mọi mặt để phịng bị trước sự tráo trở của Pháp

cũng khơng được chú ý đúng mức.
-Về phía nhân dân: Đón trước
âm mưu xâm lược của địch, nhânđan
chủ động đốt phá kho đạn của Pháp
ở bờ sơng, chuẩn bị lực lượng và vũ
khí để chiến đấu.
-Về phía thực dân Pháp:
Riêng số quân của Gácniê gồm
cả quân Pháp và quân ngụy chỉ có
212 tên kể cả lính chiến và lính thợ.


Cịn vũ khí cũng rất ít, ngồi số súng tay có hạn, chỉ có 11 khẩu đại
bác, hai tàu chiến và một tàu đổ bộ. Cộng với thuộc hạ của Duypuy
gồm có 10 người Âu, 30 người Á, 150 lính đánh thuê Vân Nam và
một số lính Cờ vàng. Gácniê chuẩn bị đánh chiếm thành Hà Nội
sau khi thấy những u sách của mình khơng đe dọa được Nguyễn
Tri Phương.
Francis Garnier
Ngoài ra, ngày 18 tháng 11, một đầu lĩnh của nhà Hậu Lê (tàn
dư ở vùng Thanh Hóa) đến gặp Gác niê tình nguyện làm nội ứng
trong thành Hà Nội để ám sát Nguyễn Tri Phương và đặt 2.000
thuộc hạ nằm vùng tại Hà Nội, dưới quyền chỉ huy của Gácniê và
Duypuy.
Diễn biến:
Sáng ngày 19-11-1873, Gácniê gửi tối hậu thư cho Tổng trấn
thành Hà Nội là Nguyễn Tri Phương đòi nộp thành. Cùng ngày,
Gácniê cùng Duypuy lên kế hoạch đánh thành Hà Nội, theo đó thì:
Từ 6 giờ sáng ngày 20 tháng
11,các pháo thuyền Scorpion và

Espignole dưới sự chỉ huy của
thuyền trưởng Balny đ’ Avricourt
bắt đầu pháo kích vào hai cửa
thành phía Bắc và phía Đơng cùng
các cơ sở trong chính quyền Hà
Nội ; đặc biệt tập trung pháo
kích hướng về doanh trại chỉ huy
của Tổng đốc Nguyễn Tri Phương,
dinh phủ của Tổng đốc Hà Nội và
cột cờ. Tới 6:30 quân Pháp ngừng
pháo kích.
Thuyền trưởng Balny đ’ Avricourt


Gácniê cùng phụ tá De Trentinian chỉ huy 25 thủy bộ binh với
hai khẩu sơn pháo, phối hợp với thủy binh của phó thuyền trưởn
Esmez tấn cơng cửa thành số hai (phía Nam). Và sẽ bắt liên lạc với
quân của Bain cùng với hai phụ tá Hautefeuille và Perrin sau khi
cánh quân này tấn công phá cửa thành số một (phía Đơng). Cả hai
tốn qn này tổng cộng có 90 người.
Duypuy bố trí qn và thủ hạ của mình sát gần cửa thành phía
Đơng trong giai đoạn bắn phá của hai pháo thuyền. Ngay sau khi
ngưng pháo kích, tốn binh lính đánh thuê Vân Nam và các thủ hạ
của y sẽ chiếm đóng lầu canh hình bán nguyệt nơi cửa thành phía
Đơng rồi đóng chốt ở phía Bắc, chặn đường rút lui tháo chạy của
quan binh triều đình.
Khơng đợi trả lời, từ lúc 5 giờ sáng ngày 20 tháng 11 năm
1873, lực lượng phối hợp do Gácniê và Duypuy chỉ huy chuẩn bị
lần cuối trước khi đánh thành Hà Nội.


Pháo thuyền bắn yểm trợ cho quân Pháp đánh chiếm thành Hà Nội
Đúng 6 giờ sáng, trên sông Hồng từ khoảng cách 1.200 m, với
lực lượng chừng 300 quân và 11 khẩu đại bác đặt trên hai pháo
thuyền, thực dân Pháp bắt đầu nã pháo vào thành Hà Nội, tới 6: 30
cuộc pháo kích ngưng.


Tốn qn của Duypuy chiếm đóng cổng thành phía Bắc, trong
khi đó đích thân Duypuy chỉ huy một tốn qn chiếm đóng lầu
canh hình bán nguyệt và mở cổng thành.

Thực dân Pháp tấn công thành Hà Nội.
Đội quân đặc nhiệm của Gácniê chia làm hai cánh : cánh quân
thứ nhất do phó thuyền trưởng Bain de la Coquerie chỉ huy 30 binh
sĩ kèm theo một khẩu sơn pháo lấy từ tàu chiến Decrés kéo tới dàn
trận trước cổng thành phía Tây-Nam để nghi binh, giả tấn công vào
mặt này nhằm đánh lạc hướng quan binh trong thành. Cánh quân
thứ hai gồm có 27 thủy bộ binh do chuẩn úy Trentinian chỉ huy và
một đội thủy quân biệt phái 29 người do phó thuyền trưởng Esmez
chỉ huy, cùng với 3 khẩu trọng pháo và 19 binh sĩ trừ bị của tàu
Dec ré s, có nhiệm vụ tấn cơng vào thành từ cửa Đơng - Nam. Trại
đóng qn ở Trường Thi do 10 binh sĩ canh giữ dưới quyền chỉ
huy của kĩ sư Bouille.


Gácniê dẫn đầu tốn qn thứ hai tấn cơng mặt Đông - Nam.
Tháp canh mặt này bị chiếm ngay sau khi cổng thành bị phá vỡ,
toán quân của Gác ni ê tràn vào mà chỉ gặp những kháng cự yếu ớt
khơng gây thiệt hại đáng kể. Đích thân Nguyễn Tri Phương lên cửa
thành phía Nam để trực tiếp chỉ huy quân sĩ chiến đấu, ông bị trúng

đạn ở bụng. Nhưng chỉ sau một giờ giao chiến, quan binh triều
đình tan rã, thành Hà Nội bị quân Pháp chiếm.
Kết quả:
Tổng đốc thành Hà Nội là Nguyễn
Tri Phương bị một thợ máy của chiếc tàu
Lào Kay là Dillốre bắt giữ rồi giao cho
Gác ni ê, thực dân Pháp cố tình cứu chữa
để mua chuộc, ông đã xé băng, nhịn ăn
mà chết. Con trai ông là Nguyễn Lâm
cũng bị trúng đạn chết. Quan khâm sai
Phan Đình Bình bị bắt làm tù binh. Trong
số những người bị thực dân Pháp bắt tại
trận có cả hai người con trai của Phan
Thanh Giản là Phan Tôn và Phan Liêm.
Nguyễn Tri Phương
Nguyễn Tri Phương
(1800 – 1873)
Đặng Siêu, lãnh binh Nguyễn Đăng Nghiễm bị quân Pháp bắt
rồi đem xuống tàu giải về Sài Gòn cùng hai người con của Phan
Thanh Giản. Hơn 2.000 quân triều đình bị bắt làm tù binh. Về phía
qn Pháp, chỉ có một lính đánh thuê Vân Nam bị chết do một sĩ
quan Pháp bắn nhầm.
Sau khi chiếm xong thành Hà Nội, tranh thủ lúc triều đình Huế
cịn đanh hoang mang, tự hãm minh trong thế bị động thương
thuyết, quân Pháp nhanh chóng mở cuộc đánh chiếm các thành lân
cận Hưng Yên (23-11), Phủ Lí (26-11), Hải Dương (3-12), Ninh
Bình (5-12), Nam Định (12-12).


Thực dân Pháp đánh thành Nam Định

(12-12-1873)
Như vậy, chỉ trong vịng khơng đầy một tháng, do sức kháng
cự yếu ớt của quan quân triều đình, nhiều tỉnh thành lớn nhỏ ở Bắc
Kì đã bị qn Pháp chiếm đóng.
3. Kháng chiến ở Hà Nợi và các tỉnh Bắc Kì.
Mặc dù thành Hà Nội bị chiếm, quan quân triều đình tan rã,
nhưng nhân dân vẫn tiếp tục kháng chiến.
Tại Hà Nội, ngay từ phút đầu khi giặc nổ súng đánh chiếm
thành Hà Nội, quân dân ta đã chống trả quyết liệt.
Tại cửa Ô Thanh Hà, dưới sự
chỉ huy của viên Chưởn cơ,
khoảng 100 binh lính triều đình đã
chiến đấu và hi sinh đến người
cuối cùng (sau này Ô Thanh Hà


được
đổi
tên
thành
Cửa Ô Quan Chưởng (Hà Nội)

Ô

Quan

Chưởng).

Sau khi thành Hà Nội thất thủ, nhân dân Hà Nội vẫn tiếp tục
chiến đấu, dưới sự chỉ huy của một số văn thân sĩ phu yêu nước.

Tú tài Phạm Lý tổ chức những người trong huyện Thọ Xương
đánh giặc nhưng không đạt kết quả. Ở Hà Nội một số tổ chức
mang tên Nghĩa Hội được thành lập bao gồm các nhà nho, những
người lao động, buôn bán… và cả một số người làm công cho
Pháp chuyên lo việc thu thập tin tức của Pháp để báo cho quan
qn bên ngồi có kế hoạch đối phó kịp thời.
Ở Hải Dương, hộ đốc Lê Hữu Thường, tuần phủ Đăng Xuân
Bảng, bố chánh Nguyễn Hữu Chính, án sát Nguyễn Đại kháng cự
quyết liệt. Không một tri phủ, tri huyện nào ra hàng địch. Pháp
cũng không lợi dụng được đồng bào công giáo. Ngay các giáo sĩ
Tây Ban Nha ở Hải Dương cũng không tán thành hành động của
Pháp ở miền Bắc.
Tại Nam Định, nhiều văn thân sĩ phu yêu nước như Nguyễn
Mậu Kiến, cùng hai con là Nguyễn Hữu Cương, Nguyễn Hữu Bản
đã tụ tập hàng ngàn nghĩa quân đánh giặc ở Trực Ninh (Kiếm
Xương,Thái Bình ngày nay), rồi kéo quân sang Nam Định phối
hợp giữ thành. Phạm Văn Nghị chiêu mộ 7.000 quân dựng căn cứ
chống Pháp tại vùng núi An Hòa (Ý Yên, Nam Định). Khắp nơi,
các tốn nghĩa qn nổi dậy. Họ tập kích, phục kích làm tiêu hao
lực lượng quân Pháp, trừng trị bọn tay sai, rào làng chiến đấu…
4. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất (21-12-1873).
Thừa lúc Gácniê đi đánh Nan Định, lực lượng của Pháp ở Hà
Nội yếu và mỏng. Hai cánh qn chủ lực của triều đình do Hồng
Tá Viên chỉ huy đóng tại Sơn Tây và Trương Quang Toản chỉ huy
đóng tại Bắc Ninh đã kéo về tấn cơng Thành Hà Nội. Đi theo
Hồng Tá Viên cịn có đội quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc đã
từng lập nhiều công trong việc đánh dẹp thổ phỉ trên vùng Lao Cai
và Hà Giang.



Quân ta xiết chặt vòng vây, ngày 18 tháng 12 năm 1873,
Gácniê phải tức tốc đem quân từ Nam Định về ứng cứu cho thành
Hà Nội. Chính lúc đó, phái đồn của triều đình Huế ra đến Hà Nội
để thương thuyết (ngày 19-12-1873). Lợi dụng cơ hội, Gácniê một
mặt dán cáo thị tuyên bố đình chiến để tiện cho việc thương
thuyết - mục đích để quân ta mất cảnh giác, mặt khác lấy đó làm
áp lực với triều đình để tiến hành cuộc thương thuyết trên cơ sở có
lợi cho chúng.
Sáng ngày 21-12-1873, Lưu Vĩnh Phúc kéo quân vào sát
thành Hà Nội khiêu chiến. Gác niê khi đó đang hội đàm với phái
viên triều đình Huế, nghe tin liền đình chỉ cuộc họp, thúc quân
đuổi theo ra vùng Hoài Đức (Sơn Tây). Nhưng khi ra đến Cầu
Giấy đã bị đội quân của Hoàng Tá Viêm phối hợp với đội quân Cờ
Đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích. Cuộc giao chiến diễn ra ác liệt.
Gácniê cùng nhiều sĩ quan thực dân và binh lính Pháp bị giết tại
trận, số cịn lại tháo chạy về thành.

Gácniê bị giết tại Cầu Giấy


Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất (21-12-1873) đã làm nức
lòng nhân dân ta. Ngược lại càng làm cho quân Pháp ở Hà Nội
hoảng sợ, muốn bỏ thành rút xuống dưới tàu. Lúc đó thì Lưu Vĩnh
Phúc đã chuẩn bị hàng trăm chiếc thang dài để chuẩn bị tấn công
thành. Và nhân dân ta ở khắp nơi cũng đánh mạnh, khiến cho quân
Pháp ở thành Gia Định toan bỏ chạy về Hà Nội nhưng nhờ có viện
binh nên đã nán lại.
Trước tình hình này thực dân Pháp ở Nam Kì rất hốt hoảng.
Thêm vào đó tình hình ở chính quốc đang gặp rất nhiều khó khăn,
Pháp cịn sợ Trung Quốc và Anh can thiệp vào Bắc Kì. Và nếu như

lúc này triều đình Huế quyết tâm đanh mạnh thì số quân Pháp ở
Bắc Kì chắc chắn sẽ bị tiêu diệt. Nhưng Tự Đức lại ra lệnh cho
Hoàng Tá Viêm triệt binh lên Sơn Tây, đồng thời điều động quân
đội của Lưu vĩnh Phúc lên đóng ở mạn ngược chờ lệnh mới, tạo
khơng khí thuận lợi cho cuộc thương thuyết.
Trước đó, triều đình đã cử Nguyễn Văn Tường đi cùng phái
viên Philat ra Bắc để giải quyết mọi việc cần thiết. Nhưng khi đến
Cửa Cấm (Hải Phịng) ngày 24-12 thì được tin Gácniê tử trận. Tình
hình này buộc Philat phải nghị hịa sớm để tránh nguy cơ qn
Pháp ở Bắc Kì bị tiêu diệt. Ra tới Hà Nội ngày 3-1- 1874, mặc dù
giữa Philat, Duypuy và Puyginiê có nhiều bất đồng về phương án
quyết tình hình Bắc Kì, nhưng Philat vẫn cương quyết trả gấp các
thành cho quan lại triều đình vì khơng cịn cách nào khác.
Chỉ trong vịng nửa tháng, lần lượt các thành Hải Dương, Ninh
Bình, Nam Định, Hà Nội đều được trả lại triều đình. Quân Pháp rút
khỏi Hà Nội, chỉ để lại một trung đội để hộ vệ viên lãnh sự Pháp.
Tên lái buôn Duypuy bị trục xuất. Xong việc, ngày 4 tháng 3,
Philat trở về Sài Gòn chuẩn bị hòa ước mới.
5. Hiệp ước Giáp Tuất 1874.
Lần này cũng như hòa ước 1862 mười hai năm về trước, thực
dân Pháp và triều đình Huế đều gặp nhau ở chỗ mong sớm kí kết
để giải quyết những khó khăn ngày càng chồng chất của mình.


Hiệp ước Giáp Tuất 15-3-1874
Ngày 15-3-1874, Hiệp ước Giáp Tuất được kí kết, gồm 22
điều khoản:
Điều 1: Sẽ có hịa bình, hữu nghị và bền vững giữa nước Pháp
và Vương Quốc An Nam.
Điều 2: Tổng Thống Cộng hòa Pháp quốc thừa nhận quyền lực

của vua nước An Nam và quyền độc lập hoàn toàn đối với bất kỳ
một thế lực ngoại bang nào, tuyên hứa viện trợ, giúp đỡ và là chỗ
nương tựa cần thiết của nhà vua nếu được u cầu mà khơng phải
chịu một phí tổn nào, để duy trì nền hịa bình trên khắp các vùng
đất nước, để chống trả bất cứ một sự tấn công nào và để dẹp bỏ
tình trạng cướp bóc đang quấy phá một phần vùng biển của Vương
quốc.


Điều 3: Để đáp lại sự bảo hộ này đức Hoàng thượng - Vua
nước An Nam thỏa thuận phù hợp chính sách ngoại giao của mình
với chính sách ngoại giao của nước Pháp và khơng có gì thay đổi
với những mối liên hệ ngoại giao hiện có của đức vua. Sự giao ước
chính trị này khơng áp dụng vào bản Thương ước. Tuy nhiên,
trong bất cứ trường hợp nào, đức Hồng thượng vua nước An Nam
có thể ký kết Thương ước với bất cứ một nước nào khác không phù
hợp với Thương ước đã được ký kết giữa nước Pháp và Vương
Quốc An Nam, mà khơng báo trước với Chính Phủ của nước Pháp.
Điều 4: Tổng Thống Cộng Hòa Pháp quốc cam kết tặng hoàng
thượng Vua nước An Nam:
Năm chiếc tàu chạy máy hơi nước tổng cộng là 500 mã lực,
trong tình trạng tồn hảo về mặt máy móc và bồn đun nước sôi,
cùng với súng ống đạn dược và đồ phụ tùng đúng như chế độ quân
sự quy định;
Một trăm khẩu trọng pháo loại 70ly và và 160ly, với 200 viên
đạn cho mỗi khẩu súng, một ngàn khẩu súng và 500 ngàn viên đạn.
Tàu và súng
Súng ống đạn dược sẽ được chở tới Nam Kỳ và chuyển giao
trong thòi hạn tối đa là 1 năm kể từ ngày trao đổi hịa ước đã được
hai phía chuẩn phê.

Ngài Tổng thống Cộng Hòa Pháp cũng cam kết rằng : Đặt
dưới quyền sử dụng của đức Vua:
Những huấn luyện viên quân sự và hải quân đủ số cần thiết để
tái lập quân đội và hạm đội của hoàng thượng;
Những kỹ sư và trưởng xưởng để điều hành những cơng trình
do đức Hồng thượng đề xướng;
Những chuyên viên tài chính để tổ chức các cơ cấu thuế khóa
và hải quan trong Vương quốc;


Những giáo sư để thành lập một trường Đại học ở Huế, Ngài
tổng thống cũng cam kết sẽ cung ứng cho nhà Vua những tàu
chiến, súng ống đạn dược cần thiết;
Tiền lương trả công cho các dịch vụ như vậy sẽ được ấn định
bởi sự thỏa thuận của hai phái đoàn cao cấp ký giao ước.
Điều 5: Đức Hoàng thượng Vua nước An Nam cơng nhận chủ
quyền tồn vẹn của nước Pháp trên các vùng lãnh thổ do nớc Pháp
hiện đang chiếm giữ và bao gồm trong trong các ranh giới như sau:
Về phía Đơng; vùng biển Trung Quốc và vương quốc An
Nam (tỉnh Bình Thuận). Về phía Tây; vịnh Xiêm La.Về phía Nam;
vùng biển Trung Quốc. Về phía Bắc ; vương quốc Cam Bốt và
vương quốc An Nam (tỉnh Bình Thuận). Mười một ngơi mộ của họ
Phạm trong lãnh sự làng Tân Niên Đông và Tân Quan Đông (tỉnh
Sài Gịn) và ba ngơi mộ của họ Hồ ở trong lĩnh vực làng Linh
Chung Tây và Tân Mai (tỉnh Biên Hồ), khơng đdduwowjbosc mộ,
đào xới, xâm phạm hay đập phá. Sẽ cấp một lô đát rộng 100 mẫu
cho các ngôi mộ nhà họ Phạm và một lô tương đương như thế cho
nhà họ Hồ. Hoa lợi thu được trên các lơ đất này được dùng để gìn
giữ và bảo tồn các ngơi mọ và chu cấp cho các gia đình lo việc
trông nom các phần mộ. Các lô đất được miễn các thứ thuế và

những người trong dòng họ Phạm, Hồ cũng sẽ được miễn thuế
thân, khỏi thi hành quân dịch hay đi dân công.


Điều 6: Nước Pháp miễn cho đức Vua không phải trả những
phần tiền chiến phí cũ cịn thiếu.
Điều 7: Đức Hồng thượng cam kết một cách chính thức, qua
trung gian chuyển giao của chính phủ Pháp, trả nợ số tiền chiến phí
cịn thiếu nước Tây Ban Nha là một triệu đồng đô la - hối xuất 0.72
lượng (bạc) cho mỗi đơ la- và hồn trả số nợ nầy bằng cách lấy
phân nửa số thu nhập các thuế quan đánh trên bất cứ mặt hàng hóa
nào trên các bến cảng được mở ra cho Đức Hồng thượng cam kết
một cách chính thức, qua trung gian chuyển giao của chính phủ
Pháp, trả nợ số tiền chiến phí cịn thiếu nước Tây Ban Nha là một
triệu đồng đô la - hối xuất 0.72 lượng (bạc) cho mỗi đơ la- và hồn
trả số nợ nầy bằng cách lấy phân nửa số thu nhập các thuế quan
đánh trên bấu mặt hàng hóa nào trên các bến cảng được mở ra cho
những người Âu, Mỹ. Số tiền thâu được mỗi năm nộp vào Kho bạc
ở Sài Gịn để trả cho chính phủ Tây Ban Nha, lập biên nhận gởi
cho chính phủ An Nam.
Điều 8: Tổng thống Cộng Hịa Pháp và Hồng thượng đức
Vua ban bố đại xá trọn vẹn và giải trừ tất cả mọi sai áp cầm giữ
trên các tài sản của những công dân nước mình từ trước cho đến
khi hai bên ký kết hịa ước vì họ có dính líu hợp tác với phía bên
nầy hay phía bên kia.


Điều 9: Nhận biết rằng đạo Gia tô truyền dạy con người theo
đàng lành, Hoàng thượng đức Vua từ bỏ và chống lại mọi sự ngăm
cấm nhằm mục đích chống đạo này và cho phép thần dân của

Hoàng thượng theo đạo và truyền đạo một cách tự do.
Vì vậy, những tín đồ Gia tơ giáo của vương quốc An Nam sẽ
có thể tụ hội tại các nhà thờ với một số lượng có giới hạn, để hành
lễ đọc kinh. Các tyisn đồ sẽ không bị ép buộc dưới bất cứ một lí do
nào để phải thi hành những điều trái với đạo giáo của họ, hoặc là
phải chịu một sự kiểm tra đặc biệt nào. Họ sẽ được tham dự các kì
thi tuyển và làm việc nơi các cơng sở mà khơng vì thế phải thi
hành bất cứ một điều gì mà đạo cấm đốn. Hồng Thượng thỏa
thuận bãi bỏ việc đăng kí tình trạng phân bổ số tín hữu Gia tô đã
được thi hành từ 15 năm trước đây và sễ được đố sử như những
thần dân khác trong vấn đề kiểm kê dân số và thuế má. Hoàng
Thượng cũng thoả thuận xét lại vấn đề quốc phòng một cách khôn
khéo trong cách dùng văn tự hay ngôn ngữ. Những lời lẽ va chạm
tôn giáo và sửa đổi các điều khoản nào trong bản Thập Điều có
dùng những lời lẽ va chạm như thế. Những giáo sĩ giáo mục và các
người thừ sai có thể nhập cảnh tự do vào Vương quốc và lui tới
các địa phận truyền giáo của hho với một giấy thông hành do
Thống đốc Nam Kì hạ ban cấp, được chiếu khám bởi Thượng thư
Bộ lễ hay của Tổng đốc tỉnh thành. Họ có thể thuyết giảng mọi nơi
các giáo điều của đạo Gia tô. Họ không phải bị đặt dưới sự giám


sát đặc biệt nào. Và các làng mạc cũng không cịn phải bắt buộc
báo trình lên chức quan của triều đình về việc tới lui và sự hiện
diện của họ. Các hàng giáo sĩ người An Nam sẽ được hành đạo
một cách tự do giống như những người thừa sai bề trên của họ.
Nếu hạnh kiểm của họ đáng quở trách và nếu theo luật pháp hiện
hành mà tội phạm của họ được xếp vào hàng khinh tội bị phạt bằng
trượng hay bằng roi thì hình phạt trượng hayroi sẽ được cải giảm
bằng một hình phạt tương đương. Các hàng giáo sĩ giám mục, các

người của hội thừ sai, các linh mục người An Nam sẽ được quyền
mua, thuê đất cát và nhà cửa, xây cất nhà thờ, bệnh xá, trường học,
nhà mồ côi và tất cả những tiện nghi khác để dùng trong việc
phụng vụ tôn giáo của họ. Tài sản do họ tạo dựng để phụng vụ tôn
giáo hiện đang bị sái áp sẽ được trao trả lại cho họ. Tất cả những
điều kê khai ở trên nếu khơng có ngoại lệ thì cũng áp dụng cho
những người thuộc hội thừ sai Tây Ban Nha. Sau khi hòa ước được
hai bên chuẩn phê, đức vua sẽ ban một dụ chỉ truyền rao kắp công
chúng rằng quyền tự do đã được hồng thượng ban cho các tín đồ
Gia tơ của Vương quốc.
Điều 10: Triều đình An Nam có thể mở một trường cao đẳng ở
Sài Gòn đặt dưới quyền giám thị của giám đốc Nha Nội Vụ và
chương trình dạy học ở trường ấy khơng có điều gì đi ngược với
đạo lý và sự thi hành quyền lực của người Pháp được mang ra
giảng dạy. Tự do tín ngưỡng được áp dụng nơi trường học đó.


Trong trường hợp có sự vi phạm, người thầy dậy học vi phạm
những điều quy định sẽ bị tống khứ về nơi xứ sở của đương sự và
hơn nữa nếu trường hợp trầm trọng, trường cao đẳng có thể bị
đóng cửa.
Điều 11: Triều đình An Nam thỏa thuận mở các thương cảng ở
Thị Nại, trong tỉnh Bình Định, ở Ninh Hải trong tỉnh Hải Dương,
tỉnh thành Hà Nội, và đường thủy vận sơng Nhỉ Hà từ ngồi biển
lên tới tỉnh Vân Nam.
Một thoả ước bổ túc cho bản Hoà ước cùng có hiệu lực chấp
hành như bản Hồ ước sẽ ấn định các điều kiện chấp hành cho việc
thông thương. Thương cảng Ninh Hải, Hà Nội và đường thủy vận
chuyển chuyển tiếp sẽ được thông thương liền ngay sau khi hai bên
kí chuẩn phê hoặc sớm hơn nếu có thể được. Thương cảng Thị Nại

sẽ thơng thương trong vịng một năm sau. Các thương cảng hoặc
những đường thuỷ vận khác có thể được thơng thương sớm hơn
tuỳ số và mức quan trọng của tình hình giao thương hiện hữu địi
hỏi cần phải như thế.
Điều 12: Người Pháp hay người Pháp gốc An Nam và những
người ngoại quốc nói chung nếu tn hành luật pháp của xứ sở thì
có thể gây dựng, sở hữu và tự quyết định một cách tự do đối với tất
cả những công cuộc làm ăn buôn bán và kỹ nghệ nơi các tỉnh thành
đã được đề cặp ở trên. Chính phủ của Hồng Thượng sẽ tùy theo
trường hợp mà cắt đặt đất đai cần thiết cho công cuộc thiết đặt cơ
sở của họ. Họ cũng sẽ có thể vận hành và bn bán trên lưu vực
sơng Nhị Hà từ ngoài biển qua đến tỉnh Vân Nam bằng cách chịu
nộp thuế theo luật pháp ấn định và với điều kiện là họ không được
thực hiện những dịch vụ buôn bán dọc trên lưu vực sông này
khoang từ biển vào tới Hà Nội và từ Hà Nội đến biên giới Trung
Quốc. Họ có thể tự do tuyển chọn và thuê mướn những người mại
bản, thông ngôn, nhà văn, thợ thuyền, thủy thủ và người làm mướn
việc nhà.


Điều 13: Tại mỗi cửa thương khẩu đã được mở, nước Pháp sẽ
cử nhiệm một toà Lãnh sự hoặc một cơ quanTrợ tá có thẩm quyền
đầy đủ với thành phần nhân sự khơng q 100 người. Để gìn giữ
an ninh và bảo vệ uy quyền của toà Lãnh sự, để thi hành nhiệm vụ
cảnh sát đối với những người ngoại quốc cho đến khi nào tất cả
mọi lo âu về mặt này khơng cịn nữa nhờ ở việc thiết đặt các mối
liên hệ tốt đẹp qua sự thi hành Hoà ước một cách trung tisnch.
Điều 14: Về phía thần dân của Hồng thượng, họ có thể tự do
lưu thơng, cư trú, sở hữu và buôn bán ở nước Pháp và tại những
lãnh thổ thuộc địa của Pháp đúng theo luật lệ. Để bảo đảm cho họ

được che chở bảo vệ, Hồng Thượng có thể tùy ý cắt cử những
những nhân viên của tới cư trú ở các thương cảng hay tỉnh thành
do Hồng Thượng chọn lựa.
Điều 15: Cơng dân Pháp, Âu Châu, Nam Kỳ Hạ hay những
công dân ngoại quốc khác muốn sinh sống ở tại các vùng chọn lựa
vừa kể ở trên thì các đương sự phải đăng ký tại cơ quan Trú Sứ
Pháp để nơi đây thông báo chính quyền sở tại.
Thần dân của An Nam muốn sinh sống trên lãnh thổ của Pháp
cũng phải tuân theo cùng một quy định như vậy . Những công dân
nước Pháp hay của những nước ngoài muốn du lịch trong nước sẽ
được chấp nhận, nếu các đương sự được cấp phát một sổ thông
hành từ một cơ quan đại diện của Pháp và có sự đồng ý cùng sự
kiểm thực của các chức quyền An Nam. Các đương sự không được
buôn bán, nếu vi phạm hàng hóa sẽ bị tịch thu. Cách đi lại du lịch
như thé gặp nhiều nguy hiểm của tình trạng đất nước hiện nay.
Những khách ngoại quốc chỉ có thể đi thưởng ngoạn khi mà chính
quyền An Nam, với sự đồng ý của các cơ quan Trú Sứ của Pháp ở
Huế, nhận định rằng tình hình đẩ nước đã khá ổn định. Những
chuyến du hành trong nước của các công dân người Pháp mang


×