Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

de thi Bán Kỳ 1 lop 10 nam 2016-2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.58 KB, 2 trang )

SỞ GD- ĐT NINH BÌNH
Trường THPT Yên Khánh A

ĐỀ THI KSCL BÁN KỲ I( 2016- 2017)

Môn: Vật lý 10
Thời gian làm bài 60 phút
(Đề thi gồm 01 trang)

Bài I.
I.1) Viết công thức tính quãng đường s của vật chuyển động thẳng đều với tốc độ v trong
thời gian t.
I.2) Vật chuyển động thẳng đều với tốc độ 2m/s. Hỏi quãng đường vật chuyển động được
sau 1 phút là bao nhiêu?
I.3) Vật chuyển động thẳng từ A qua B rồi đến C không đổi chiều. Trên đoạn AB vật
chuyển động thẳng đều với tốc độ 30km/h trong thời gian 20 phút. Đoạn đường CB còn lại
vật chuyển động thẳng đều với tốc độ 20km/h trong 1h. Tính tốc độ trung bình của vật trên
toàn bộ quãng đường AC.
Bài II.
Chất điểm chuyển động với phương trình x= 5 + 2t + 2t2 ( t: s; x: m)
II.1) Xác định vận tốc ban đầu, gia tốc của chất điểm. Cho biết tính chất chuyển động của
chất điểm?
II.2) Xác định vận tốc của chất điểm sau 5s chuyển động.
Vẽ đồ thị vận tốc- thời gian của chất điểm trên hệ trục vOt
Bài III.
Một đĩa tròn có bán kính 20cm, quay tròn đều xung quanh trục đi qua tâm O của đĩa được
16 vòng trong 4s. Lấy π = 3,14.
III.1) Tính chu kỳ quay, tốc độ góc của đĩa
III.2) Tính tốc độ dài, độ lớn gia tốc hướng tâm của điểm A nằm trên mép ngoài của vành
đĩa.
Bài IV.


IV.1) Giải thích tại sao khi chạy trong giờ thể dục về đến đích rồi mà em vẫn nên chạy
chậm thêm 1 đoạn nữa rồi mới dừng lại?
IV.2) Viết biểu thức định luật II NewTon, giải thích các đại lượng trong đó.
IV.3) Chiếc xe ô tô khối lượng 1 tấn đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 36km/h thì
tắt máy và hãm phanh bằng lực Fh. Tính lực Fh trong 2 trường hợp sau:
* TH1: Sau 10s kể từ lúc hãm thì xe dừng hẳn.
* TH2: Quãng đường xe đi được trong giây cuối cùng là 1m.
Bài V.
V.1) Vật nhỏ được thả rơi tự do ở độ cao 80m xuống đất. Thời gian vật chạm đất là bao lâu
kể từ lúc thả rơi? Lấy g= 10m/s2.
V.2) Ở độ cao nào so với mặt đất thì gia tốc rơi tự do chỉ bằng 1/9 gia tốc rơi tự do trên
mặt đất? Biết rằng bán kính Trái Đất cỡ RTĐ = 6400km.
Bài VI.
VI.1) Viết biểu thức điều kiện cân bằng của chất điểm chịu tác dụng của 3 lực F1; F2; F3.
VII.2) Chất điểm đứng yên dưới tác dụng của 3 lực có độ lớn F1= 4N; F2= 4N; F3= 2 3 N.
Hỏi độ lớn của hợp lực F1 và F2 là bao nhiêu? Từ đó tính góc hợp bởi 2 lực F1 và F2 ?
Lưu ý: Học sinh trình bày các bài rõ ràng, ngắn gọn.
……………Hết………………


HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI KSCL BÁN KỲ I ( 2016- 2017)
MÔN : VẬT LÝ 10
Bài
Đáp án
Thang
điểm
Bài I (1,5đ) I.1) Công thức: s =v.t
0,5đ
I.2) Quãng đường s = 120m
0,5đ

I.3) Tính s1= 10km; s2= 20km
0,25đ
Tốc độ trung bình =
Bài II (2đ)

Bài III(2đ)
Bài IV( 2đ)

Bài V(1đ )

s1 + s 2
30
=
= 22,5km/h
t1 + t 2
4/3

II.1) v0 = 2m/s; a= 4m/s2
- Vật chuyển động nhanh dần đều do a.v> 0
II.2) +, v = 22m/s
+,Vẽ đúng dạng đồ thị trong hệ trục vOt
III.1) T = 0,25s; ω = 25,12rad/s
III.2) v = 502,4cm/s; aht =3577,088cm/s2
IV.1) +, Chạy tiếp 1 đoạn theo quán tính và giữ thăng bằng
IV.2) +,Viết đúng biểu thức
+, Giải thích đúng đại lượng
IV.3)
* TH1: a = -1m/s2; Fh = 1000N
* TH2: a = - 2m/s2; Fh = 2000N
2h

= 4s
g

V.1) Thời gian rơi chạm đất: t =
V.2) Có tỷ số:

gh
RTĐ
=(
g mđ
RTĐ + h

)2

Tính được h = 2RTĐ = 12800km
BàiVI(1,5đ)

VI.1) Điều kiện cân bằng: F1 + F2 + F3 = 0
VI.2)
* Độ lớn của hợp lực là 2 3 N
* sử dụng định lý hàm số cos tính góc hợp bởi 2 lực F1; F2
là: 600

0,25đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ

0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ



×