Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc duy trì và phát triển không gian xanh ở thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (917.43 KB, 86 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

tế
H

uế

--------

in

h

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

cK

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC DUY TRÌ VÀ
PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN XANH Ở THÀNH PHỐ

Võ Thị Tuyết Sương

Tr

ườ

ng

Đ


ại

họ

TAM KỲ - TỈNH QUẢNG NAM

Khóa học: 2009 - 2013
ii


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HOC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

tế
H

uế

--------

cK

in

h

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC DUY TRÌ VÀ PHÁT

TRIỂN KHÔNG GIAN XANH Ở THÀNH PHỐ TAM KỲ

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

TỈNH QUẢNG NAM

Sinh viên thực hiện:

Giáo viên hướng dẫn:

Võ Thị Tuyết Sương

ThS. Lê Thị Quỳnh Anh

Lớp: K43 - KTTNMT
Niên khóa: 2009 – 2013
Huế, tháng 5 năm 2013
iii


LỜI CẢM ƠN


uế

Khóa luận tốt nghiệp là kết quả của bốn năm học tập, nghiên
cứu tại trường Đại học kinh tế - Đại học Huế và hơn 3 tháng thực

tế
H

tập tại Công Ty TNHH MTV Môi trường Đô Thị Quảng Nam. Để
hoàn thành bài khóa luận này tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình

tới họ những lời cảm ơn chân thành nhất.

h

của nhiều tập thể, cá nhân, các đơn vị và qua đây cho phép tôi gửi

in

Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới quý Thầy, Cô giáo

cK

trường Đại Học Kinh Tế Huế đã trang bị cho tôi hệ thống kiến thức
làm cơ sở để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.

họ

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Th.S Lê Thị Quỳnh Anh –

người đã hướng dẫn tận tình, đầy trách nhiệm trong suốt thời gian

Đ
ại

tôi thực tập đề tài nghiên cứu.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Công Ty TNHH MTV
Môi Trường Đô Thị Quảng Nam đã nhiệt tình cung cấp thông tin, tư

ng

liệu cần thiết để tôi hoàn thành bài khóa luận này.

ườ

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tới tất cả người thân, bạn

bè đã nhiệt tình giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình tôi

Tr

nghiên cứu đề tài.
Huế, tháng 05 năm 2013
Sinh viên
Võ Thị Tuyết Sương

ii



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................Error! Bookmark not defined.
MỤC LỤC ...................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...............................................................................vi

uế

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .......................................................................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU................................................................................ viii

tế
H

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ............................................................................................ix

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................................1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài....................................................................................1

h

2.1 Mục tiêu của đề tài ......................................................................................................1

in

2.2 Nhiệm vụ của đề tài .....................................................................................................1

cK

3. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................................2

3.1 Về không gian lãnh thổ................................................................................................2
3.2 Về thời gian nghiên cứu ..............................................................................................2

họ

3.3 Về phạm vi khoa học ...................................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................................2
4.1. Phương pháp thu thập số liệu .....................................................................................2

Đ
ại

4.2 Phương pháp thực địa và điều tra xã hội học ..............................................................3
4.3 Phương pháp chuyên gia tham khảo............................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................4

ng

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.........................................4
1.1 Khái niệm không gian xanh và không gian xanh đô thị..............................................4

ườ

1.2 Phân loại không gian xanh ..........................................................................................4
1.3 Những lợi ích của việc duy trì và phát triển không gian xanh đô thị ..........................4

Tr

1.3.1 Đối với môi trường ...................................................................................................5
1.3.2 Đối với xã hội ...........................................................................................................5

1.3.3 Đối với văn hóa – chính trị .......................................................................................6
1.3.4 Đối với kinh tế ..........................................................................................................7
1.3.5 Đối với các ngành giáo dục và truyền thông ............................................................8
1.4 Các mô hình bố trí không gian xanh ở các thành phố .................................................8
iii


1.4.1 Mô hình bố trí không xanh trên đường phố..............................................................8
1.4.2 Mô hình bố trí không xanh trong các công viên.......................................................9
1.5 Tổ chức không gian xanh tại các thành phố ...............................................................9
1.6 Giá trị kinh tế của không gian xanh...........................................................................11

uế

1.7 Các phương pháp đánh giá ........................................................................................12
1.7.1 Phương pháp phân tích lợi ích - Chi phí (CBA) của việc thực hiện quy hoạch duy

tế
H

trì và phát triển không gian xanh .....................................................................................12
1.7.1.1 Tổng chi phí.........................................................................................................15

1.7.1.2 Tổng lợi ích..........................................................................................................................24
1.7.1.3 Sử dụng CBA để xem xét hiệu quả kinh tế của việc duy trì và phát triển không

h

gian xanh.......................................................................................................................... 24


in

1.7.2. Phương pháp đánh giá mức sẵn lòng chi trả (WTP) .............................................27

cK

1.7.3 Phương pháp lựa chọn ngẫu nhiên .........................................................................27
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC DUY TRÌ VÀ
PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN XANH Ở THÀNH PHỐ TAM KỲ TỈNH

họ

QUẢNG NAM...............................................................................................................28
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ....................................................................................28
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên...................................................................................................28

Đ
ại

2.1.1.1 Vị trí địa lý...........................................................................................................28
2.1.1.2 Đặc điểm địa hình...............................................................................................28
2.1.1.3 Khí hậu ................................................................................................................29

ng

2.1.1.4 Đặc điểm thủy văn và hải văn .............................................................................30
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội .......................................................................................31

ườ


2.1.2.1 Đặc điểm kinh tế..................................................................................................31
2.1.2.2.Đặc điểm xã hội...................................................................................................33

Tr

2.2 Vấn đề ô nhiễm ở Thành phố Tam Kỳ - Tỉnh Quảng Nam.......................................36
2.2.1 Hiện trạng môi trường không khí thành phố Tam Kỳ............................................36
2.2.2 Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí ............................................................36
2.3 Hệ thống không gian xanh tại Thành phố Tam Kỳ - Tỉnh Quảng Nam....................37
2.3.1 Hiện trạng hệ thống không gian xanh tại thành phố Tam Kỳ ................................37
2.3.2 Định hướng phát triển không gian xanh tại thành phố Tam Kỳ.............................39
iv


2.4 Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc duy trì và phát triển không gian xanh ở Thành
phố Tam Kỳ - Tỉnh Quảng Nam......................................................................................40
2.4.1 Tổng chi phí duy trì và phát triển không gian xanh thành phố Tam Kỳ năm 2012
Cách tính chi phí thực hiện như sau: ...............................................................................40

uế

2.4.1.1 Thảm cỏ ...............................................................................................................40
2.4.1.2 Cây xanh trang trí ................................................................................................40

tế
H

2.4.1.3 Cây xanh bóng mát ..............................................................................................41
2.4.2 Tổng lợi ích duy trì và phát triển không gian xanh thành phố Tam Kỳ năm 2012 42
2.4.2.1 Lợi ích kinh tế của việc sử dụng gỗ tạp...............................................................42

2.4.2.2 Lợi ích kinh tế của việc bán CO2 .........................................................................42

h

2.4.2.3 Lợi ích kinh tế từ các giá trị phi thị trường của không gian xanh .......................43

in

2.4.3 Tổng hợp kết quả dựa trên các chỉ tiêu tính toán ...................................................59

cK

2.4.3.1 Phân tích chi phí lợi ích của việc duy trì và phát triển không gian xanh năm
2012 .................................................................................................................................59
2.4.3.2 Phân tích chi phí lợi ích của việc duy trì và phát triển không gian xanh đạt chỉ

họ

tiêu 8-9 m2/người. ...........................................................................................................60
2.4.3.3 Tổng hợp và phân tích các chỉ tiêu tính toán......................................................65
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA

Đ
ại

VIỆC DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN XANH TẠI THÀNH PHỐ
TAM KỲ - TỈNH QUẢNG NAM.................................................................................67
3.1 Phân tích SWOT cho việc duy trì và phát triển không gian xanh tại Thành phố Tam

ng


Kỳ - Tỉnh Quảng Nam .....................................................................................................67
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong việc duy trì và phát triển không gian

ườ

xanh tại Thành phố Tam Kỳ - Tỉnh Quảng Nam ............................................................68
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................71

Tr

1. Kết luận........................................................................................................................71
2. Kiến nghị .....................................................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................73

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

tế
H

uế

Giá trị lưu truyền hay để lại
Phân tích chi phí lợi ích
Tín chỉ giảm phát thải
Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
Giá trị sử dụng trực tiếp

Gía trị sử dụng
Giá trị tồn tại
Giá trị sử dụng gián tiếp

h

Non Use Value

Giá trị phi sử dụng
Giá trị tuỳ chọn
Tổng giá trị kinh tế
Mức sẵn lòng chi trả
Mức sẵn lòng chấp nhận đền bù
Hiện giá ròng
Tỷ số lợi ích chi phí
Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ
Công nghiệp
Thành Phố
Kế hoạch
Trách Nhiệm Hữu Hạn
Một Thành Viên

họ

cK

Option Value
Total Economics Value
Willingness to pay
Willingness to Accept

Net present value
Benefit cost ratio
Internal Rate of Return

Tr

ườ

ng

OV
TEV
WTP
WTA
NPV
BCR
IRR
CN
TP
KH
TNHH
MTV

TIẾNG VIỆT

Bequest Value
Cost Benefit Analysis
Certified Emission Reductions
Contingent Valuation Method
Direct Use Value

Use Value
Existence Value
Indirect Use Value

Đ
ại

NUV

TIẾNG ANH

in

TỪ VIẾT
TẮT
BV
CBA
CERs
CVM
DUV
UV
EXV
IUV

vi


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ1: Biểu đồ thể hiện giới tính ........................................................................................... 45


uế

Biểu đồ 2: Biểu đồ thể hiện nghề nghiệp của đối tượng điều tra ........................................ 46
Biểu đồ 3: Nhu cầu, kiến thức và hiện trạng môi trường sống và làm việc ..................... 48

tế
H

Biểu đồ 4: Đáng giá về tầm quan trọng của duy trì và phát triển không gian xanh ....... 50
Biểu đồ 5: Mối quan hệ giữa tuổi và WTP ................................................................................ 54
Biểu đồ 6: Mối quan hệ giữa trình độ học vấn và WTP ........................................................ 55
Biểu đồ 7: Mối quan hệ giữa thu nhập và WTP ....................................................................... 56

in

h

Biểu đồ 8: Mối quan hệ giữa giới tính và WTP ....................................................................... 57
Biểu đồ 9: Mối quan hệ giữa mức độ hiểu biết về chức năng và ý nghĩa của không

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ


cK

gian xanh và WTP ............................................................................................................................ 58

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Chi phí trồng cỏ ................................................................................................................ 15
Bảng 2: Chi phí tưới nước thảm cỏ ............................................................................................ 16
Bảng 3: Chi phí xén lề cỏ, làm cỏ tạp ........................................................................................ 16

uế

Bảng 4 : Chi Phí Phát Thảm Cỏ Bằng Máy ............................................................................. 17
Bảng 5: Chi phí bón phân thảm cỏ ............................................................................................. 18

tế
H

Bảng 6: Chi phí duy trì cây cảnh tạo hình ................................................................................. 19
Bảng 7: Chi phí duy trì cây hàng rào, đường viền................................................................... 20
Bảng 8: Chi phí tưới nước cây bồn hoa, cây bồn cảnh, cây đường viền .......................... 21
Bảng 9: Chi phí trồng cây mới ...................................................................................................... 22

h

Bảng 10: Chi phí duy trì cây mới trồng ...................................................................................... 23


in

Bảng 11: Tổng chi phí duy trì và phát triển không gian xanh .............................................. 23
Bảng 12: Danh sách các đơn vị hành chính Thành phố Tam Kỳ năm 2011 .................... 34

cK

Bảng 13: Chi phí duy trì và trồng mới thảm cỏ........................................................................ 40
Bảng 14: Chi phí duy trì và trồng mới cây xanh trang trí...................................................... 41

họ

Bảng 15: Chi phí duy trì và trồng mới cây bóng mát ............................................................. 41
Bảng 16: Kết quả định giá các giá trị phi thị trường của việc duy trì và phát triển
không gian xanh thành phố Tam kỳ - Tỉnh Quảng Nam ....................................................... 43

Đ
ại

Bảng 17: Trình độ học vấn............................................................................................................. 45
Bảng 18. Nghề nghiệp của đối tượng phỏng vấn..................................................................... 46
Bảng 19: Thu nhập của người dân ............................................................................................... 47

ng

Bảng 20: Nhu cầu, kiến thức và hiện trạng môi trường sống và làm việc của người
dân với không gian xanh đô thị .................................................................................................... 48

ườ


Bảng 21: Đáng giá của quý vị về tầm quan trọng của duy trì và phát triển không gian xanh:.... 50
Bảng 22: Các thông số ước lượng của hàm WTP.................................................................... 52
Bảng 23: Tổng chi phí hàng năm duy trì và phát triển không gian xanh .......................... 61

Tr

Bảng 24: Lợi ích kinh tế từ việc sử dụng gỗ tạp hàng năm .................................................. 62
Bảng 25: Lợi ìch kinh tế từ việc mua bán CO2 hàng năm ..................................................... 63
Bảng 26: Lợi ích kinh tế từ giá trị phi thị trường của không gian xanh hàng năm ......... 64
Bảng 27: Tổng lợi ích theo giá trị hiện tại để đạt chỉ tiêu 8-9 m2/người .......................... 64
Bảng 28: Tổng chi phí và lợi ích tính theo từng năm theo giá trị tương lai ..................... 65

viii


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
1. Tên đề tài: "Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc duy trì và phát triển không

uế

gian xanh ở thành phố Tam Kỳ - Tỉnh Quảng Nam”
2. mục tiêu nghiên cứu

tế
H

- Đề tài tập trung chủ yếu vào việc đánh giá hiệu quả kinh tế của việc duy trì và
phát triển không gian xanh ở Thành phố Tam Kỳ - Tỉnh Quảng Nam

- Đề ra những giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong việc duy

trì và phát triển không gian xanh của thành phố

- Phương pháp thu thập số liệu

in

h

3. Phương pháp nghiên cứu

cK

- Phương pháp thực địa và điều tra xã hội học
- Phương pháp chuyên gia tham khảo

4. Thời gian nghiên cứu

họ

- Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ 09/02/2013 – 31/03/2013 với số liệu thứ cấp

Đ
ại

từ 2009 – 2012.

5. Tài liệu tham khảo


- Một số khóa luận trên thư viện trường Đại học kinh tế Huế

ng

- Một số sách chuyên ngành môi trường
- Thông tin thu thập từ internet và một số kiến thức trong quá trình học và quan

ườ

sát thực tế.

6. Kết quả nghiên cứu

Tr

Khóa luận đã đánh giá được hiệu quả kinh tế của việc duy trì và phát triển không

gian xanh ở Thành phố tam Kỳ - Tỉnh Quảng Nam. Từ đó thấy được những khó khăn
mà việc thực hiện công tác này của thành phố đang gặp phải để đưa ra các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của việc duy trì và phát triển không gian xanh trên
địa bàn thành phố

ix


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu hướng thế giới đang ngày càng quan tâm và chú trọng đến môi
trường, cuộc sống của con người ngày càng nâng cao và nhu cầu đòi hỏi được sống


uế

trong một không gian tốt hơn là một nhu cầu tất nhiên. Những năm gần đây, các dự án

trong nghành thương mại và du lịch đang thể hiện sức hút đầu tư rất cao nên cần phải

tế
H

có quy mô đô thị phù hợp với các nhu cầu này. Thành phố Tam Kỳ - Tỉnh Quảng Nam

là một Thành phố với hướng phát triển chính là thương mại và du lịch. Trên thế giới đã
đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về tạo lập môi trường sinh thái, tuy nhiên ở bất cứ
quan điểm nào thì cây xanh đô thị cũng là một thành phần rất quan trọng để tạo nên

h

một môi trường sống tốt và sự tham gia của cộng đồng là yếu tố then chốt, là phương

in

thức hiệu quả để quản lý và phát triển cây xanh đô thị.

cK

Một xu hướng mới đầu tư vào các khu đô thị sinh thái đã được khởi động ở
nhiều tỉnh thành trên cả nước. Lợi ích mà đô thị xanh mang lại với cuộc sống người
dân là điều không thể bàn cãi, Quy hoạch sử dụng đất đô thị hợp lý và bảo đảm không

họ


gian xanh là tiêu chí đầu tiên của đô thị xanh, đô thị sinh thái.
Là sinh viên được học chuyên ngành Kinh tế Tài nguyên môi trường và cũng
là một người dân Quảng Nam, tôi thấy mình cần có trách nhiệm trong việc nghiên

Đ
ại

cứu và thực hiện đề tài tốt nghiệp "Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc duy trì và
phát triển không gian xanh ở Thành phố Tam Kỳ - Tỉnh Quảng Nam" để có thể
đưa ra những kiến nghị, giải pháp mang tính thực tiễn cao, góp phần xây dựng Tam

ng

Kỳ trở thành thành phố môi trường tiêu biểu của Việt Nam nói riêng và của khu vực
Đông Nam Á nói chung.

ườ

2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài

Tr

2.1 Mục tiêu của đề tài
Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc duy trì và phát triển không gian xanh thành

phố Tam Kỳ - Tỉnh Quảng Nam.
2.2 Nhiệm vụ của đề tài
- Tổng quan cơ sở lí luận về không gian xanh, giá trị kinh tế của không gian
xanh, lợi ích và chi phí của việc duy trì và phát triển hệ thống không gian xanh.

- Tìm hiểu hiện trạng chất lượng không khí, hiện trạng và định hướng phát triển
1


hệ thống không gian xanh thành phố Tam Kỳ
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến WTP để phát triển không gian xanh
thành phố Tam Kỳ.
- Ứng dụng phương pháp phân tích lợi ích chi phí để tính toán lợi ích ròng

uế

của việc thực hiện quy hoách duy trì và phát triển hệ thống không gian xanh thành
phố Tam Kỳ.

tế
H

- Đề xuất các giải pháp, phương hướng chiến lược để phát triển không gian
xanh hiệu quả.
3. Phạm vi nghiên cứu
3.1 Về không gian lãnh thổ

in

h

- Địa bàn nghiên cứu gồm 9 phường: An Mỹ, An Sơn, Hòa Hương, Phước Hòa,
An Xuân, An Phú, Trường Xuân, Tân Thạnh, Hòa Thuận

cK


3.2 Về thời gian nghiên cứu

- Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ 09/02/2013 – 31/03/2013 với số liệu thứ
cấp từ 2009 – 2012.

họ

3.3 Về phạm vi khoa học

- Trên cơ sở nguyên lý của CBA, tính toán chi phí lợi ích của việc duy trì và

Đ
ại

phát triển không gian xanh thành phố Tam Kỳ - Tỉnh Quảng Nam. Trong đó tính toán
các lợi ích chính bao gồm: giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng của việc duy trì và
phát triển không gian xanh.

ng

4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập số liệu

ườ

-Thu thập số liệu thứ cấp: Tổng hợp tài liệu có liên quan như điều kiện tự nhiên,

kinh tế - xã hội của thành phố, thu thập số liệu đã được công bố về hiện trạng môi


Tr

trường, không gian xanh, các số liệu về chi phí cho việc duy trì và phát triển không
gian xanh của thành phố. Các số liệu này được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, chủ
yếu tà từ các báo cáo của UBND Tỉnh Quảng Nam, Công ty TNHH Một thành viên
Môi Trường và Đô thị Quảng Nam, ... Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp tổng
hợp tài liệu trên sách báo, Internet, giáo trình, các báo cáo khoa học, khóa luận tốt
nghiệp và các công trình nghiên cứu khoa học khác
2


-Thu thập số liệu sơ cấp: Phương pháp khảo sát thực địa để thấy được tình hình
chung về môi trường và không gian xanh của thành phố. Tiến hành điều tra phỏng vấn
trực tiếp 60 người dân với bảng hỏi được thiết kế và chuẩn bị sẵn nhằm thu thập ý kiến
của các đối tượng điều tra để đánh giá lợi ích của không gian xanh đối với người dân
4.2 Phương pháp thực địa và điều tra xã hội học

tế
H

-Khảo sát hiện trạng không gian xanh thành phố Tam Kỳ

uế

Thành phố Tam Kỳ - Tỉnh Quảng Nam.

- Điều tra về thu nhập, giới tính, trình độ, mức độ hiểu biết làm cơ sở cho việc
định giá lợi ích của không gian xanh.
4.3 Phương pháp chuyên gia tham khảo


in

h

Thông qua các buổi gặp gỡ, thảo luận và trao đổi với các cán bộ công ty, các
nhân viên kỹ thuật và giáo viên hướng dẫn nhằm tháo gỡ các khúc mắc và thu thập

cK

thêm nhiều kiến thức về chuyên môn..

4.4 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

Sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu để tính

họ

toán các chi phí, lợi ích của việc duy trì và phát triển không gian Thành phố Tam Kỳ Tỉnh Quảng Nam. Từ đó xem xét, cân nhắc có nên thực hiện việc quy hoạch này hay

Tr

ườ

ng

Đ
ại

không thông qua lợi ích ròng tính toán được.


3


PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Khái niệm không gian xanh và không gian xanh đô thị

uế

Không gian xanh bao gồm tất cả các loại công viên, vườn hoa, hệ thống cây

đơn vị...

tế
H

xanh trên đường phố...có ý nghĩa cấp quốc gia, thành phố đến cấp quận, phường và

Không gian xanh đô thị cũng cần được hiểu rộng, không chỉ có cây xanh đường
phố, công viên, mặt nước mà còn bao gồm cái nhìn toàn diện như: Hành lang xanh,
vành đai xanh, khu sản xuất nông nghiệp chất lượng cao…

h

Không gian xanh trong đô thị thường gắn liền với mặt nước; là một trong các

in

thành tố của thiên nhiên đóng vai trò thiết yếu của môi trường sống đồng thời tạo được


cK

ấn tượng thẩm mỹ trong thị giác, góp phần tạo dựng chất lượng môi trường sống cao
về vật chất lẫn tinh thần cho người dân sống trong đô thị. Tuy nhiên trong đề tài này,
do thời gian nghiên cứu quá ngắn nên chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu hệ thống

họ

không gian xanh trong sự tách rời yếu tố mặt nước.
1.2 Phân loại không gian xanh

Đ
ại

Hệ thống không gian xanh trong đô thị có nhiều cách phân loại, song xét về
chức năng cách phân loại sau khá hợp lý, đó là:
- Không gian xanh sử dụng công cộng (công viên, vườn hoa, đường phố…) bao

ng

gồm cả cây xanh, thảm cỏ, mặt nước góp phần làm phong phú đời sống văn hóa của
dân cư, nơi nghỉ ngơi, thư giãn, luyện tập thể dục thể thao, nơi tổ chức hoạt động vui

ườ

chơi, giải trí công cộng cho mọi lứa tuổi.
- Không gian xanh chuyên dụng: gắn liền với khu công nghiệp, khu nhà ở, phục

Tr


vụ nghiên cứu khoa học, vườn ươm, phòng hộ…
- Không gian xanh sử dụng cục bộ: cây xanh vườn hoa, vườn cảnh trong các

công trình công cộng, trường học, bảo tàng, văn phòng…
1.3 Những lợi ích của việc duy trì và phát triển không gian xanh đô thị
Từ xa xưa đến nay, cuộc sống của loài người luôn gắn bó và không thể tách rời
khỏi thiên nhiên. Điều này cho thấy thiên nhiên có vai trò quan trọng đối với cuộc
4


sống con người và trong một đô thị thì không gian xanh cũng có tầm quan trọng đặc
biệt của nó vậy không gian xanh có những lợi ích vô cùng to lớn
1.3.1 Đối với môi trường
Không gian xanh được coi là lá phổi xanh của thành phố. Ngành thực vật học

uế

đã chứng minh rằng: Cây xanh có nhiều chức năng, riêng ở góc độ môi rường cây
xanh có rất nhiều giá trị:

tế
H

- Hút bụi: Lá của môt số loại cây có những nếp nhăn, có lông nhám, nhờ vậy có
khả năng hút bụi bẩn trong không khí.

- Chống ồn: Vòm tán cây trung bình thu nhận 25% tiếng ồn và phản xạ lại 75%
tiếng ồn.

in


h

- Diệt vi khuẩn: Cây tiết ra phitônxit có khả năng diệt vi khuẩn gây bệnh.
- Giảm nhiệt độ: Vào mùa hè, dưới tán lá nhiệt độ có thể giảm từ 2 đến 40C bằng

cK

cách tiết hơi nước qua lá và ngăn cản không cho ánh sáng mặt trời chiếu thẳng xuống mặt
đất và giảm hấp thu nhiệt. Độ ẩm có thể tăng từ 10 đến 14% và tốc độ gió tại những vùng
này có thể giảm từ 20 đến 60% tuỳ theo bề rộng, độ lớn và mật độ cây xanh.

họ

- Cung cấp oxy: Cây xanh là sinh vật duy nhất có thể sản sinh ra oxy trong khí
quyển. Một ha thông có thể tạo ra 30 tấn oxy trong một năm.

Đ
ại

- Cây xanh còn thông qua chất diệp lục của mình đã sử dụng nguồn năng lượng
mặt trời để duy trì sự sống trên trái đất.
6CO2 + 6H2O  C6H12O6 + H2O

ng

Bên cạnh chức năng quan trọng trong quá trình trao đổi chất của môi trường
sống đô thị, cây xanh còn có nhiều tác dụng trong tổng thể hệ sinh thái cảnh quan đô

ườ


thị, có tác dụng cải thiện chất lượng môi trường sống, tăng tính thẩm mỹ cho không
gian đô thị, tạo cảm xúc cho con người và đóng góp cho các phân hệ thứ cấp khác phát

Tr

triển như với đối tượng sử dụng khác nhau trong đô thị, đặc biệt là khách du lịch
1.3.2 Đối với xã hội
Trên toàn thế giới, bình quân 50% dân số sống ở đô thị, riêng châu Âu là 80%.

Việc tiếp xúc với không gian xanh có nhiều hạn chế do không gian xanh thường nằm
ngoài đô thị. Do đó, vấn đề là làm thế nào phải đưa không gian xanh vào trong đô thị để
đáp ứng nhu cầu của người dân, mặc dù sống ở đô thị nhưng vẫn có mối liên hệ gần gũi
5


với thiên nhiên. Mối liên hệ này thể hiện bằng nhiều hình thức: thông qua các tác phẩm
nghệ thuật làm từ cây xanh, các hoạt động lễ hội trang trí trên cây xanh, công viên…
Việc đưa không gian xanh vào đô thị và tuyên truyền, giáo dục cho người dân,
đặc biệt là trẻ em về vai trò tích cực của không gian xanh được thực hiện ngay trong

uế

đô thị, không chỉ đơn thuần nói về mặt kỹ thuật mà phải tìm nhiều hình thức truyền đạt
khác nhau.

tế
H

Không gian xanh chính là nơi tạo mối liên hệ xã hội trong đô thị: Các nghiên


cứu khoa học đã chứng minh cây xanh có tác động rất lớn đến sức khỏe, tinh thần của
con người

in

stress của người dân sống trong môi trường đó.

h

- Tùy theo mức độ ô nhiễm môi trường sẽ ảnh hưởng khác nhau đến mức độ

- Thời gian điều trị bệnh của bệnh nhân ở bệnh viện dài hay ngắn tùy thuộc vào

trị sẽ ngắn hơn và ngược lại.

cK

không gian xung quanh của bệnh viện: nếu có nhiều không gian xanh thì thời gian điều

- Nghiên cứu ở Mỹ cho thấy: không gian xanh cũng ảnh hưởng đến tính hung

họ

hăng của người dân ở đô thị, những người ở khu vực có nhiều không gian xanh, cây
xanh bóng mát có thái độ ít hung hăng hơn so với chính những người đó khi sống ở

Đ
ại


môi trường không có cây xanh.

1.3.3 Đối với văn hóa – chính trị
Mỗi vùng địa lý, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có những nét riêng mà ở vùng

ng

khác, dân tộc khác hay quốc gia khác không có được. Các đô thị ở châu Âu khác với
các đô thị ở châu Á, bởi chúng được xây dựng ở những vùng có điều kiện tự nhiên,

ườ

văn hoá truyền thống, khoa học công nghệ khác nhau. Không gian đô thị rất cần những
diện tích đất cây xanh mặt nước lớn để điều tiết khí hậu đô thị (Chế Đình Lý, 1997).

Tr

Bởi vậy, trong các dự án thí điểm ở một số thành phố của Indonesia, India, Japan, Mỹ,
Hà Lan, Bỉ, Anh, hệ thống Atlas xanh của các thành phố (Green Map Atlas) và hệ
thống cấu trúc xanh trong quy hoạch đô thị (Greenstructure and Urban Planning) của
tổ chức phi Chính phủ về sinh thái với cộng đồng Mỹ và Hiệp hội Quy hoạch thế giới
được triển khai... có một ý nghĩa to lớn trong vấn đề văn hóa, chính trị và kết quả các
dự án này đã đem lại một thương hiệu đáng tự hào cho các thành phố này "Thành phố
6


xanh". Cũng như ở Việt Nam các đô thị ở mỗi vùng, miền đều có tiếng nói riêng, hơi
thở riêng. Có thể gọi đây là những đặc tính rất riêng của từng đô thị mà ở đó mỗi con
người chúng ta luôn cảm nhận sự gắn bó tâm hồn mình với thành phố quê hương.
Những đặc tính rất riêng của từng đô thị đó chính là giá trị thiên nhiên và nhân tạo


uế

trong cấu trúc tổng thể không gian hợp thành. Ðó cũng chính là sự tổng hoà gần gũi,
thân thiện giữa con người và thiên nhiên trong phát triển và tồn tại của cộng đồng

tế
H

trong thời đại mới sống hoà bình thân thiện với môi trường nhằm đảm bảo xã hội phát

triển bền vững. Mỗi đô thị có một không gian xanh khác nhau điều này tạo nên một
nét riêng của thành phố đó, đô thị có không gian đẹp, phát triển làm cho đô thị đó

đẹp về thành phố khi có một người khách tới thăm.

in

1.3.4 Đối với kinh tế

h

mang một nét văn hóa lớn hơn, thúc đẩy chính trị phát triển hơn cho sự cảm nhận tốt

thảo dược và năng lượng…

cK

- Các ngành kinh tế mới: Thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp gỗ,


- Nâng cao sức hấp dẫn của địa bàn: Du lịch, phát triển kinh tế, thu hút cư dân

họ

mới luôn được quan tâm đầu tiên của các đô thị

- Các lợi ích của không gian xanh quy ra tiền: Các giá trị vô hình của không

bằng tiền )

Đ
ại

gian xanh không chỉ có giá trị tinh thần mà còn có giá trị vật chất ( có thể tính được

- Tiết kiệm: tiết kiệm năng lượng

ng

+ Tiết kiệm cho người dân: nếu tuyến đường trồng cây xanh tốt, cho nhiều bóng
mát, nhà 2 bên đường giảm việc dùng máy điều hòa nên sẽ hạn chế điện năng tiêu thụ.

ườ

+ Tiết kiệm cho ngân sách: trong công tác duy tu, bảo dưỡng, nếu chọn đúng

cây cho đúng vị trí trồng sẽ tiết kiệm chi phí chăm sóc, cắt tỉa cây.

Tr


Quan niệm thông thường cho rằng trồng cây xanh là tốn kém, tuy nhiên nếu

quy đổi tất cả các lợi ích của cây xanh ra thành tiền sẽ cho thấy việc đầu tư trồng cây
xanh mang lại nhiều lợi nhuận. Nhìn chung, không gian xanh mang lại rất nhiều lợi ích
cho con người nhưng vô hình. Do đó, điều quan trọng là làm thế nào đo lường hết
những lợi ích của cây xanh để có thể dễ dàng thuyết phục được mọi người, nhất là các
nhà lãnh đạo nhằm giúp họ đưa ra các quyết sách cho việc phát triển không gian xanh.
7


1.3.5 Đối với các ngành giáo dục và truyền thông
Từ những hoạt động tuyên truyền, giáo dục được thực hiện đều đặn và lâu dài
sẽ tạo thành nét văn hóa và làm thay đổi hành vi của người dân đối với cây xanh. Việc
thường xuyên tổ chức các hoạt động trồng cây và khuyến khích người dân tham gia sẽ

uế

giúp người dân gắn bó hơn với nơi đang sống và với cây xanh, thay vì là người thụ
hưởng sẽ trở thành những người tích cực gìn giữ cây xanh và góp phần tăng thêm

tế
H

mảng xanh cho thành phố trong khi nhà nước không phải tốn kinh phí vì người dân tự

trồng và bảo dưỡng (khi tổ chức các hoạt động này, người dân chỉ tham gia trồng và
chăm sóc hoa dưới các gốc cây hay ven đường, không trồng cây xanh bóng mát).
Ngoài mô hình này, chính quyền còn dành các khu đất công hay vườn công cộng để

in


h

người dân có thể đến trồng hoa và các loại rau củ… Nói chung, để các chủ trương,
chính sách về không gian xanh của thành phố có thể thực hiện được thuận lợi, song

cK

song với các chính sách đó phải có chương trình thông tin, truyền thông và giáo dục
nhằm giúp người dân hiểu được những vấn đề về kỹ thuật, từ đó, khuyến khích người
dân cùng tham gia

họ

1.4 Các mô hình bố trí không gian xanh ở các thành phố
1.4.1 Mô hình bố trí không xanh trên đường phố

Đ
ại

Không gian xanh ở các thành phố tiêu biểu là các cây xanh có thể phân loại các
kiểu mô hình dưới đây:

- Mô hình 1 hàng cây trên đường phố: Mô hình này có ở một số đoạn đường trên

ng

một số tuyến đường như Hùng Vương ở Thành phố Tam Kỳ - Tỉnh Quảng Nam
- Mô hình bố trí 2 hàng cây trên đường phố: Có 2 dạng:


ườ

+ Dạng thuần loài: Các hàng cây trồng đã được quy hoạch cụ thể trên từng tuyến
phố theo từng chủng loại cây như: Đường Huỳnh Thúc Kháng (Lim xẹt), Tăng

Tr

Bạt Hổ

(Nhạc ngựa) ở Thành phố Pleiku – Tỉnh GiaLai
+ Dạng hỗn loài: Hai bên vỉa hè được trồng nhiều loài cây khác nhau.
- Mô hình bố trí 4 hàng cây trên đường phố: Tiêu biểu cho loại hình này có đường

Hai Bà Trưng với 2 hàng Bằng lăng và 2 hàng Thông phân bố đều hai bên vỉa hè, hay

8


đường Lê Duẩn mỗi bên vỉa hè trồng 1 hàng Nhạc ngựa, 1 hàng Xà cừ hoặc có đoạn trồng
1 hàng Xà cừ, 1 hàng Sao đen ở Thành phố Pleiku – Tỉnh Gia Lai
Việc bố trí cây xanh theo các mô hình khác nhau phù hợp với từng tuyến đường
trong thành phố có vai trò quan trọng trong việc tạo nên mỹ quan và bảo vệ môi sinh
1.4.2 Mô hình bố trí không xanh trong các công viên

uế

cho thành phố.

tế
H


- Bố trí cây xanh trong các công viên hành lang kỹ thuật: Công viên hành lang
kỹ thuật là các khoảng xanh được tạo ra với vai trò định hướng giao thông và có tác
dụng quan trọng trong việc tạo vẻ mỹ quan cho thành phố. Căn cứ vào vị trí và chức
năng của công viên trong bố cục giao thông, có thể phân biệt các loại sau:

in

h

- Vòng xoay: Là các nút giao thông trọng điểm, có tác dụng định hướng giao
thông. Về việc bố trí cây trồng trong các vòng xoay nhìn chung cũng phải phù hợp với

cK

kiến trúc của vòng xoay và với cảnh quan đô thị.

- Băng két: Được xây dựng với mục đích chính là tận dụng các không gian đất,
tạo cho kiến trúc cảnh quan thành phố đa dạng, bớt tẻ nhạt và góp phần tích cực

họ

vào việc gia tăng mảng xanh cho thành phố. Các băng két được xây dựng tương đối
giống nhau, được bố trí các loại cây xanh chủ yếu như Cỏ (trang trí nền), Chuỗi ngọc

Đ
ại

(trang trí viền), và các cây trang trí như Sanh, Sơn tùng, Chà là, Hoa giấy, Huỳnh
anh,...


- Bố trí cây xanh trong bồn hoa tại các công viên nghỉ ngơi - giải trí: Qua khảo

ng

sát cho thấy rằng bồn hoa được trang trí khác nhau ở từng công viên tạo ra nét
đặc sắc cho từng công viên của thành phố. Nhìn chung, các chủng loại cây trồng trong

ườ

các bồn hoa gồm: Cây trang trí nền (Cỏ), cây làm viền (Chuỗi ngọc, Cẩm tú mai, Ngàn
sao, Cẩm thạch, Cô tòng,…), cây trang trí (Bướm bạc, Tai tượng đỏ, Mắt nai, Ngũ sắc,

Tr

Cau bụng,...).
1.5 Tổ chức không gian xanh tại các thành phố
 Không gian xanh cấp thành phố
Tổ chức công viên đa chức năng gồm có 5 thành phần chính. Đó là nghỉ ngơi,
văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí và khoa học, ngoài ra các hoạt động trong công viên
còn mang tính cộng đồng cao nhất của đô thị. Công viên này thường được lựa chọn ở
9


vị trí đẹp nhất trong bố cục không gian đô thị, có thể ở vị trí thuận lợi cho mọi khu dân
cư, các khu chức năng khác và liên hệ trực tiếp với trung tâm công cộng thành phố.
Công viên vui chơi giải trí: Được xây dựng theo các loại hình vui chơi giải trí
có thu phí đối với người sử dụng các tiện ích trong công viên (có thể theo các mô hình

uế


như công viên Đầm Sen, Suối Tiên… ở TP Hồ Chí Minh). Các công viên nên bố trí tại
các khu vực ngoại ô hoặc phụ cận thành phố nơi có điều kiện về đất đai và thuận tiện

tế
H

về mặt giao thông đi lại.

Công viên chuyên đề: Là nơi bảo tồn các loại động thực vật quý hiếm có thể kết
hợp với bảo tàng. Đây vừa là nơi để nghiên cứu khoa học đồng thời phục vụ du khách

in

viên Thảo Cầm Viên ở Thành phố Hồ Chí Minh.

h

đến tham quan, tìm hiểu về thiên nhiên… Ở Việt Nam có một số công viên như Công

Công viên văn hóa, nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí: Đây là loại hình công viên với

cK

chức năng chính là vui chơi, nghỉ ngơi, thể dục thể thao.Thông thường đây là những
khu vực có sự kết hợp giữa cây xanh và mặt nước, cùng với một số khu đất trong công
viên được phân chia rõ ràng phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi giải trí của người lớn và trẻ

họ


em… Ví dụ như công viên 23/9, công viên Hoàng Văn Thụ, công viên Gia Định, công
viên Tao Đàn, Lê Văn Tám (TP Hồ Chí Minh)…

Đ
ại

 Tại khu nhà ở

Không gian xanh khu ở gồm vườn hoa, cây xanh ven đường; cây xanh trong
khuôn viên các công trình công cộng (nhà trẻ, trường phổ thông …) và cây xanh quanh

ng

nhà. Thường trong các khu ở cũ, vườn hoa chung khó có thể tổ chức thì cần tăng
cường cây xanh ở đường phố, cây xanh trong các công trình công cộng. Trong các khu

ườ

ở mới có thể tăng cường các sân vườn trong nhóm nhà ở nối liền không gian xanh giữa
các nhà.

Tr

 Các công trình công cộng

Cây xanh trên đường phố được tổ chức theo các hàng cây, dải cây xanh, hàng

rào cây bụi, các thảm cỏ. Tại các trụ cầu, cầu vượt, bờ tường, nghiên cứu thiết kế và bố
trí trồng dây leo tạo thêm nhiều mảng xanh cho đô thị. Khi bố trí cây xanh trên đường
phố không được che chắn tầm nhìn có thể gây mất an toàn giao thông. Căn cứ vào

chức năng đường phố và công trình hai bên để lựa chọn cây trồng thích hợp.
10


 Tại các khu công nghiệp
Cây xanh tập trung: là mảng cây xanh lớn, hình thức có thể là những vườn hoa
hay công viên không mang nhiều chức năng. Mảng cây xanh này thường tận dụng các
khu đất ít thích hợp xây dựng nhà máy do trũng ngập, nền đất yếu... hay sẵn có mặt

uế

nước, có đồi núi cao... và bố cục gắn liền với khu quản lý điều hành dịch vụ tạo kiến
trúc cảnh quan chủ đạo khu trung tâm khu công nghiệp.

tế
H

Cây xanh cách ly: trồng trên hàng rào (trong đất khu công nghiệp hoặc ngoài khu

công nghiệp).Tác dụng ngăn cách chống độc hại giữa khu công nghiệp với khu dân cư
hoặc các khu chức năng khác cần bảo vệ. Cũng có thể trong khu công nghiệp cây xanh

in

1.6 Giá trị kinh tế của không gian xanh

h

trồng cách ly giữa cụm công nghiệp không độc hại và cụm công nghiệp độc hại.


Khái niệm TEV ra đời vào những năm 80 của thế kỷ XX, là khái niệm được

cK

xây dựng trên cơ sở nhìn nhận một cách toàn diện về giá trị hàng hóa môi trường mà
sự nhìn nhận đó không chỉ gồm những giá trị trực tiếp có thể lượng hóa được mà còn

về mặt kinh tế xã hội.

họ

có cả những giá trị gián tiếp – những giá trị ẩn khó nhìn thấy nhưng lại rất có ý nghĩa

TEV = UV + NUV

Đ
ại

Trong đó:

UV = DUV + IUV

NUV = OV + BV + EXV

ng

Giá trị sử dụng trực tiếp (DUV): là giá trị mà trong thực tế liên quan đến những
số lượng đầu ra hàng hóa chất lượng môi trường mà có thể xác lập trên thị trường và

ườ


có giá thị trường. Đối với không gian xanh đó là giá trị của gỗ củi thông qua việc thu
gom cành cây gãy, sâu bệnh, các loại quả.

Tr

Giá trị sử dụng gián tiếp (IUV): là giá trị kinh tế của dịch vụ môi trường và

chức năng sinh thái mà không gian xanh tạo ra như cải thiện chất lượng không khí,
duy trì chất lượng nước ngầm, hấp thụ CO2.
Giá trị lựa chọn (OV): là giá trị hiện tại chưa được biết đến của các loài cây quý
hiếm, chức năng sinh thái của không gian xanh nhưng trong tương lai có thể được ứng
dụng trong dược phẩm, nông nghiệp, giải trí.
11


Giá trị để lại (BV): là giá trị trực tiếp hay gián tiếp để lại cho thế hệ mai sau. Ví
dụ việc đảm bảo chất lượng không khí tạo điều kiện cho thế hệ sau có môi trường sống
tốt hơn và cơ hội được thấy những loài cây quý.
Giá trị tồn tại (EXV): là giá trị nội tại đi kèm với sự tồn tại của các loài cây mà

uế

không kể đến việc sử dụng trực tiếp như ý nghĩa văn hóa, giá trị tinh thần, thẩm mỹ.
1.7 Các phương pháp đánh giá

tế
H

1.7.1 Phương pháp phân tích lợi ích - Chi phí (CBA) của việc thực hiện quy

hoạch duy trì và phát triển không gian xanh

- Phương pháp lượng giá các giá trị có giá trên thị trường

Giá trị của không gian xanh có giá trên thị trường bao gồm giá trị gỗ củi và giá

có thể sử dụng phương pháp giá cả thị trường.

in

h

trị CO2. Các giá trị này đều được xác lập trên thị trường, có giá trên thị trường. Vì vậy

cK

Giá trị sử dụng trực tiếp của không gian xanh chủ yếu là gỗ, củi… thường liên
quan đến số lượng đầu ra của hàng hóa khi tiến hành khai thác chúng. Giá trị này được
xác định trên cơ sở khối lượng gỗ củi thu gom được và giá của sản phẩm đó trên thị

họ

trường. Như vậy có 2 yếu tố cần phải được xác định là sản lượng Q và mức giá P mỗi
đơn vị sản phẩm đó được bán trên thị trường.

Đ
ại

Vậy giá trị sử dụng trực tiếp (gỗ, củi) được xác định như sau:
Giá trị sử dụng trực tiếp =  (PiQi - Ci)

Trong đó:

ng

Pi là giá của sản phẩm i

Qi là khối lượng sản phẩm i khai thác được

ườ

Ci là chi phí liên quan đến việc khai thác sản phẩm
Giá trị hấp thụ hay lưu trữ cacbon của cây xanh được xác định thông qua giá bán

Tr

tín chỉ cácbon CER (tính bằng tấn CO2 e) trên thị trường thế giới áp dụng theo cơ chế
phát triển sạch (CDM) của Nghị định thư Kyoto. Công thức tổng quát để xác định là:
VC = MC * PC
Trong đó:
Vc: Giá trị hấp thụ hoặc lưu giữ Cacbon của không gian xanh tính bằng USD
hoặc đồng
12


Mc: Trữ lượng cacbon do không gian xanh hấp thụ hoặc lưu giữ tính bằng tấn
CO2 e/ha
Pc: Giá bán tín chỉ Cacbon CER trên thị trường tính bằng USD hoặc đồng/tấn
CO2 e

uế


- Phương pháp lượng giá các giá trị phi thị trường
Các giá trị của không gian xanh không có giá trên thị trường bao gồm các giá trị

tồn, giảm stress cho người dân, nghệ thuật cảnh quan…

tế
H

của các chức năng liên quan tới cải thiện chất lượng môi trường không khí, giá trị bảo

Sử dụng phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM Contingent Valuation
Method) để định giá giá trị (như giá trị tồn tại, tùy chọn, …) mà tính biểu hiện của

in

h

chúng trên thị trường thường không rõ ràng, khó lượng giá vì chúng không được trao
đổi, giao dịch trên thị trường. Các giá trị này có thể được xác định thông qua định giá

cK

ngẫu nhiên bằng cách phỏng vấn trực tiếp những người được hưởng thụ lợi ích từ hàng
hóa/ dịch vụ môi trường và sử dụng những mô hình kinh tế lượng để xử lý kết quả
điều tra qua phỏng vấn.

họ

Bản chất của phương pháp này là xây dựng thị trường có tính giả định cho hàng

hóa/ dịch vụ môi trường dựa vào mức sẵn lòng chi trả (WTP - Willingness To Pay), về

Đ
ại

cải thiện môi trường, hoặc mức giá sẵn lòng chấp nhận (WTA - Willingness to Accept)
để phòng ngừa suy thoái môi trường.
Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên này là một hình thức nghiên cứu thị trường ở

ng

đó “sản phẩm” là sự thay đổi trong môi trường.
CVM khác với nghiên cứu thị trường chung là ở chỗ nó đề cập đến một sự kiện

ườ

mang tính giả thiết. CVM áp dụng cho giá trị sử dụng (chất lượng nước, nhìn thấy
những động vật hoang dã, hưởng trực tiếp cảnh quan) và những giá trị không sử dụng

Tr

(những giá trị tồn tại).
CVM thường được sử dụng để bộc lộ sở thích của con người, được thể hiện

dưới dạng mức sẵn lòng trả (WTP) của họ đối với mặt hàng đó.
Các bước tiến hành phương pháp CVM:
Bước1: Lập thị trường giả định phải phù hợp và thực tế
- Vấn đề gì? (bảo tồn, chi phí ô nhiễm, lợi ích của việc cải thiện môi trường)
13



- Miêu tả rõ “hàng hoá” cần nghiên cứu
- Phương cách giải quyết vấn đề: làm thế nào để cải thiện nó
- Phương thức trả tiền: trả như thế nào (trả 1 lần, trả nhiều lần theo định kỳ); trả
cho ai( thông qua thuế, quỹ, cộng thêm vào thuế/phí) và tiền này sẽ sử dụng như thế nào

uế

Bước 2: Xác định nên hỏi WTP hay WTA
Đối với những việc cải thiện môi trường thì những câu hỏi nên được thiết kế

tế
H

sao cho để lộ ra mức sẵn lòng trả (WTP)

Đối với những thiệt hại gây ra cho môi trường thì về lý thuyết người trả lời nên
được hỏi về mức sẵn lòng chấp nhận đền bù (WTA). Trong thực tế WTP thường được
chọn để hỏi.

in

h

Có 4 phương pháp để hỏi về WTP

- Open question (Câu hỏi mở): cho phép mỗi người tự do trả lời mức sẵn lòng

người ta tạo sự sai lệch cố ý.


cK

trả. Điều này gây khó khăn cho người được hỏi về WTP và cho phép tự do trả lời nên

- Bidding game (Trò chơi trả giá): phỏng vấn viên đưa ra mức giá ngày càng cao

họ

cho người trả lời cho đến khi người trả lời đạt mức sẵn lòng trả tối đa của chính họ.
- Payment card (Thẻ trả tiền): đưa một loạt các mức giá được viết lên thẻ và

Đ
ại

người trả lời được yêu cầu chọn một mức giá.
- Close ended referendum (lựa chọn lưỡng phân)
Bước 3: Ước lượng hàm cầu

ng

WTPi = f( Ai, G, Ei, Ii, Ki)
Trong đó:

ườ

A: Độ tuổi của những người tham gia phỏng vấn
G: Giới tính của người tham gia phỏng vấn (Quy ước: nữ giới=0, nam giới=1)

Tr


E: Trình độ học vấn (được tính bằng số năm đi học)
I: Thu nhập của người được phỏng vấn
K: Sự hiểu biết về không gian xanh của người được phỏng vấn
Bước 4: Ước lượng WTP và WTA trung bình
Tính tích phân vùng diện tích dưới đường cầu CS hay WTP trung bình/cá nhân
Tính giá trị (tổng lợi ích thuần)
14


WTP tb/cá nhân* tổng số cá nhân
1.7.1.1 Tổng chi phí
Thành Tiền = Số Lượng * Hệ Số * Đơn Giá
Chi phí trồng mới thảm cỏ

uế

Thành phần công việc
- Chuẩn bị, vận chuyển vật tư, dụng cụ đến nơi làm việc.

tế
H

- Thay thế các chỗ cỏ chết hoặc bị giẫm nát, cỏ trồng dặm cùng với cỏ hiện hữu.
- Đảm bảo thảm cỏ được phủ kín không bị mất khoảng.

- Dọn dẹp vệ sinh nơi làm việc, thu dỏn cỏ rác trong phạm vi 30m

ĐVT

hao phí


a/ Vật liệu
Cỏ
cỏ Nước

mới

Phân hữu cơ, phân ủ

Hệ
Số

Thành

giá

tiền

14.282,825

1,07

1,00

13.333

14.266

m3


0,005

1,00

3.303

16,515

Kg

1,0

1,00

1.500

1.500

Đ
ại

c/ Nhân công

Bậc thợ bình quân 4/7 Công

1.395,31
0.007

1,00


Tổng

ng

Đơn

m2

họ

Trồng

Lượng

cK

1m2/lần

Số

in

Thành phần

Công Việc

h

Bảng 1: Chi phí trồng cỏ


199.330 1.395,31
15.678,135

Nguồn: Định mức dự toán duy trì cây xanh đô thị-Bộ xây dựng

và Đơn giá sản xuất, trồng mới và duy trì cây xanh đô thị TP Tam Kỳ, 2012

ườ

Tưới nước thảm cỏ

Tr

Thành phần công việc
- Chuẩn bị vận chuyển vật tư, dụng cụ tới nơi làm việc.
- Dùng vòi phun cầm tay, tưới đều ướt đẫm thảm cỏ, tùy theo địa hình từng khu

vực, nước tưới lấy từ giếng khoan, nước máy, nước hồ…
- Dọn dẹp vệ sinh nơi làm việc sau khi thi công.
- Chùi rửa, cất dựng cụ tại nơi quy định.
- Lượng nước tưới với đô thị loại 3: 7 lít/m2. Số lần tưới: 195 lần/năm.
15


×