Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt trên địa bàn huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 97 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Hiệp

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
-----  -----

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CHĂN NUÔI GÀ THỊT
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG ĐIỀN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

LÊ THỊ THANH THÚY

Huế, tháng 5 năm 2013
SVTH: Lê Thị Thanh Thúy

i


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Hiệp

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
-----  -----


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CHĂN NUÔI GÀ THỊT
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG ĐIỀN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Sinh viên thực hiện:
Lê Thò Thanh Thúy
Lớp: K43 A KTNN
Niên khóa: 2009 – 2013

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Nguyễn Lê Hiệp

Huế, tháng 5 năm 2013
SVTH: Lê Thị Thanh Thúy

ii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Hiệp

Trong quá trình thực tập và hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp
Đại học chuyên ngành Kinh Tế Nông Nghiệp, tôi xin gửi lời cảm
ơn đến:
Các thầy, cô giáo Khoa Kinh Tế Và Phát Triển Trường Đại học
Kinh tế Huế đã tận tình giảng dạy, truyền thụ cho tôi những kiến
thức bổ ích. Kiến thức mà tôi học được không chỉ là nền tảng cho
quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu

trong quá trình công tác.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Th.S Nguyễn Lê Hiệp,
người đã tận tình hướng dẫn, trực tiếp dẫn dắt tôi trong suốt thời
gian thực tập và hoàn chỉnh khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến:
Đội ngũ cán bộ nhân viên tại Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển
Nông Thôn huyện Quảng Điền đã giúp đỡ tận tình và tạo điều
kiện cho tôi tiến hành điều tra và thu thập số liệu.
Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên trong quá trình hoàn
thành khóa luận không thể tránh khỏi những sai sót, kính mong
sự giúp ý xây dựng của quý thầy, cô giáo và các bạn sinh viên để
khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, 05/2013
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Thanh Thúy

SVTH: Lê Thị Thanh Thúy

i


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Hiệp
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIÊT TẮT ...................................................................vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ...............................................................................................vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... viii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ..........................................................................................ix
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................i
I. Lý do chọn đề tài..........................................................................................................1
II. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................2
1. Mục tiêu chung: ...........................................................................................................2
2. Mục tiêu cụ thể: ..........................................................................................................2
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................3
1. Đối tượng nghiên cứu:.................................................................................................3
2. Phạm vi nghiên cứu: ....................................................................................................3
IV. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................3
1. Phương pháp duy vật biện chứng ................................................................................3
2. Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu......................................................3
3. Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................................3
4. Phương pháp phân tổ thống kê ...................................................................................4
5. Phương pháp thống kê so sánh ....................................................................................4
6. Phương pháp xử lý số liệu ...........................................................................................4
7. Phương pháp chuyên gia chuyên khảo ........................................................................4
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.........................5
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN .....................................................................................................5
1.1.1 Khái niệm, bản chất và ý nghĩa của hiệu quả kinh tế ............................................5
1.1.2 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế .................................................................7
1.2 VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỶ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ.................8
1.2.1 Vai trò chăn nuôi gà ...............................................................................................8
1.2.2 Đặc điểm sinh học của gà .....................................................................................10
SVTH: Lê Thị Thanh Thúy

ii



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Hiệp

1.2.2.1 Bộ máy tiêu hóa nội tạng của gà .......................................................................10
1.2.2.2 Khả năng chuyển hóa thức ăn ...........................................................................10
1.2.2.3 Hệ thống tuần hoàn............................................................................................11
1.2.2.4 Hệ thống bài tiết ................................................................................................11
1.2.2.5 Tốc độ sinh trưởng và sinh sàn..........................................................................12
1.2.2.6 Sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao ..................................................................12
1.2.2.7 Khả năng cơ giới hóa và tự động hóa................................................................12
1.2.3 Các phương thức chăn nuôi gà .............................................................................13
1.2.3.1 Chăn nuôi truyền thống (chăn nuôi thả vườn hoặc quảng canh).......................13
1.2.3.2 Phương thức chăn nuôi gà bán chăn thả (bán công nghiệp)..............................13
1.2.3.3 Phương thức chăn nuôi gà nhốt hoàn toàn (chăn nuôi gà công nghiệp) ..................14
1.2.4 Kỷ thuật chăn nuôi gà...........................................................................................14
1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi gà...............................................................19
1.3 CƠ SỞ THỰC TIỄN ...............................................................................................22
1.3.1 Tình hình chăn nuôi gà trên Thế Giới ..................................................................22
1.3.2 Tình hình chăn nuôi gà trong nước ......................................................................24
1.3.2.1 Tình hình chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam .........................................................24
1.3.2.2. Tình hình chăn nuôi gà ở Thừa Thiên Huế ......................................................27
1.3.2.3. Tình hình chăn nuôi gà ở huyên Quảng Điền..................................................28
1.4 HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................30
1.5 TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HUYỆN QUẢNG ĐIỀN ..........................................32
1.5.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN ......................................................................................32
1.5.1.1 Vị trí địa lí..........................................................................................................32
1.5.1.2 Địa hình đất đai .................................................................................................32
1.5.1.3 Thời tiết khí hậu ................................................................................................33

1.5.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI .........................................................................33
1.5.2.1 Tình hình dân số và lao động của huyện Quảng Điền.......................................33
Bảng 8: Tình hình lao động ở huyện Quảng Điền từ 2009-2011 ..................................35
1.5.2.2 Tình hình sử dụng đất của huyện năm 2011 .....................................................36
SVTH: Lê Thị Thanh Thúy

iii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Hiệp

1.5.2.3 Điều kiện cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật của huyện Quảng Điền....................37
1.5.3 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HUYỆN ............................................41
1.5.3.1 Thuận lợi............................................................................................................41
1.5.3.2 Khó khăn............................................................................................................41
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CHĂN NUÔI GÀ THỊT CỦA CÁC
NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG ĐIỀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ....43
2.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA NÔNG HỘ ĐIỀU TRA .............................................................43
2.1.1. Tình hình nhân khẩu, lao động của các nông hộ .................................................43
2.1.2. Kinh nghiệm chăn nuôi của các chủ hộ...............................................................44
2.1.3. Nguồn vốn sử dụng chăn nuôi của các chủ hộ ....................................................44
2.1.4. Tình hình chăn nuôi gà thịt trên địa bàn huyện Quảng Điền ..............................45
2.2 CHI PHÍ, KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ NUÔI GÀ THỊT CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA ...45
2.2.1 Chi phí, kết quả và hiệu quả chăn nuôi gà theo phương thức chăn nuôi ....................45
2.2.1.1 Chi phí chăn nuôi gà theo phương thức chăn nuôi............................................45
2.2.1.2 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi gà theo phương thức chăn nuôi........................47
2.2.2 Chi phí, kết quả và hiệu quả chăn nuôi theo giống gà..........................................49
2.2.2.1 Chi phí chăn nuôi theo giống gà........................................................................49

2.2.2.2 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi theo giống gà....................................................52
2.2.3 Chi phí, kết quả và hiệu quả chăn nuôi theo quy mô ...........................................54
2.2.3.1 Chi phí chăn nuôi theo quy mô..........................................................................54
2.2.3.2 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi theo quy mô .....................................................58
2.3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ
NUÔI GÀ ......................................................................................................................60
2.3.1 Ảnh hưởng của chi phí sản xuất đến hiệu quả chăn nuôi gà ................................60
2.3.2 Ảnh hưởng quy mô nuôi đến hiệu quả chăn nuôi ................................................63
2.3.3 Thị trường tiêu thụ................................................................................................66
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ...........................................................68
3.1 Định hướng phát triển..............................................................................................68
SVTH: Lê Thị Thanh Thúy

iv


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Hiệp

3.2. Mục tiêu..................................................................................................................68
3.2.1. Mục tiêu chung ....................................................................................................68
3.2.2 Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................69
3.3. Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển chăn nuôi gà thịt ở huyện Quảng Điền...................69
3.3.1. Ma trận SWOT trình bày những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa đối với
chăn nuôi gà thịt trên địa bàn Huyện.............................................................................69
3.3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt của các nông hộ.....71
3.3.2.1. Giải pháp kỷ thuật ............................................................................................71
3.3.2.2. Giải pháp về giết mỗ, chế biến và thị trường tiêu thụ: .....................................72
3.3.2.3. Giải pháp về chính sách:...................................................................................73

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................74
I. Kết luận ......................................................................................................................74
II. Kiến nghị...................................................................................................................75
1. Kiến nghị đối với người chăn nuôi............................................................................75
2. Kiến nghị đối với chính quyền địa phương ...............................................................75
3. Kiến nghị đối với nhà nước .......................................................................................76
4. Kiến nghị đối với ngân hàng .....................................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO

SVTH: Lê Thị Thanh Thúy

v


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Hiệp

DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIÊT TẮT

HQKT

:

Hiệu quả kinh tế

KH-KT

:


Khoa học kỷ thuật

HTX

:

Hợp tác xã

BNN_PTNN

:

Bộ Nông Nghiệp – Phát triển nông thôn

BCN

:

Bán công nghiệp

CN

:

Công nghiệp

KH TSCĐ

:


Khấu hao tài sản cố định

GO

:

Tổng giá trị sản xuất

C

:

Chi phí sản xuất

TT

:

Chi phí sản xuất trực tiếp

TC

:

Chi phí tự có

MI

:


Thu nhập hỗn hợp

NB

:

Lơi nhận kinh tế ròng

TB

:

Trung bình

BQC

:

Bình quân chung

UBND

:

Ủy ban nhân dân

ĐBSCL

:


Đồng bằng sông Cửu Long

ĐBSH

:

Đồng bằng sông Hồng

TD & MNPB

:

Trung du và miền núi phía Bắc

BTB & DHMT

:

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

ĐNB

:

Đông Nam Bộ

FAO

:


Tổ chức lương thực và nông nghiệp thế giới

ASEAN

:

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ADB

:

Ngân hàng phát triển Châu Á

WB

:

Ngân hàng Thế Giới

SVTH: Lê Thị Thanh Thúy

vi


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Hiệp

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 1. Sản lượng thịt gia cầm hơi của Việt Nam từ 2005- 2011 ............................24
Biểu đồ 2: Sản lượng trứng gia cầm của Việt Nam từ 2005- 2011 ...............................24
Biểu đồ 3. Phân bố đàn gia cầm ở Việt Nam ................................................................25
Biểu đồ 4. Sản lượng thịt gà ở Việt Nam từ năm 2000 đến 2010 ................................25
Biểu đồ 5. Mục tiêu cho việc sản xuất thịt và trứng trong năm 2015 và 2020 ở Việt Nam.26
Biểu đồ 6. Kinh nghiệm chăn nuôi gà của các hộ .........................................................44
Biểu đồ 7. Tình hình vay vốn của các hộ ......................................................................44

SVTH: Lê Thị Thanh Thúy

vii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Hiệp

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Hệ thống bài tiết của gà ...................................................................................11
Bảng 2 : Lượng protein có trong 100g thịt ....................................................................12
Bảng 3: Số lượng vật nuôi của thế giới năm 2009 ........................................................23
Bảng 4: Các nước cố số lượng gà nhiều nhất thế ..........................................................23
Bảng 5: Số lượng đàn gà phân bố trên địa bàn Thừa Thiên Huế từ 2007- 2011 ..........28
Bảng 6: Số lượng đàn gà phân bố trên địa bàn Huyện Quảng Điền từ 2009- 2012......29
Bảng 7: Tình hình dân số ở huyện Quảng Điền từ 2009-2011 .....................................34
Bảng 8: Tình hình lao động ở huyện Quảng Điền từ 2009-2011 ..................................35
Bảng 9: Hiện trạng sử dụng đất năm 2011 theo vùng sinh thái ....................................36
Bảng 10: Tình hình Giáo dục-Đào tạo của huyện Quảng Điền từ 2009- 2011.............39
Bảng 11: Tình hình nhân khẩu, lao động của các hộ điều tra .......................................43

Bảng 12: Tình hình chăn nuôi gà thịt trên địa bàn huyện .............................................45
Bảng 13: Chi phí chăn nuôi gà theo phương thức chăn nuôi vụ 1 ................................46
Bảng 15: Chi phí chăn nuôi theo giống gà vụ 1 ............................................................50
Bảng 16: Kết quả và hiệu quả chăn nuôi theo giống gà năm 2012 ...............................53
Bảng 17: Chi phí chăn nuôi theo quy mô vụ 1 ..............................................................55
Bảng 18: Chi phí chăn nuôi theo quy mô vụ 2 ..............................................................56
Bảng 19: Kết quả và hiệu quả chăn nuôi theo quy mô năm 2012................................59
Bảng 20: Phân tổ các hộ chăn nuôi gà theo chi phí sản xuất vụ 1 ................................61
Bảng 21: Phân tổ các hộ chăn nuôi gà theo chi phí sản xuất vụ 2 ................................62
Bảng 22: Ảnh hưởng của quy mô đến hiệu chăn nuôi năm 2012 vụ 1 .........................64
Bảng 23: Ảnh hưởng của quy mô đến hiệu chăn nuôi năm 2012 vụ 2 .........................65

SVTH: Lê Thị Thanh Thúy

viii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Hiệp
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

 Mục đích nghiên cứu
- Trên cơ sở nghiên cứu tình hình chăn nuôi gà ở Huyện Quảng Điền thời gian
qua đề xuất các giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi gà để nâng cao kết quả, hiệu quả
ở Huyện trong những năm tới góp phần cải thiện đời sống cho người dân.
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi gia cầm nói
chung và chăn nuôi gà nói riêng.
-Phân tích nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi gà trên địa bàn
Huyện trong thời gian qua.

- Đánh giá tình hình chăn nuôi,thực trạng đầu tư cũng như tổ chức sản xuất, kết
quả hiệu quả chăn nuôi gà của các hộ nuôi ở Huyện Quảng Điền trong thời gian qua.
- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn đối với chăn nuôi gà của các hộ nông dân
trên địa bàn Huyện Quảng Điền.
- Đề xuất định hườn và những giải pháp nhằm phát triển và đạt hiệu quả kinh tế
chăn nuôi gà của Huyện trong thời gian tới.
 Dữ liệu phục vụ
-Số liệu sơ cấp: Thu thập được từ phỏng vấn 50 hộ chăn nuôi gà trên địa bàn
huyên thông qua điều tra chọn mẫu, tiến hành điều tra tại địa bàn Xã Quảng Vinh: 20
hộ, Xã Quảng Lợi: 20 hộ, Xã Quảng Thái: 10 hộ.
- Số liệu thứ cấp: Dựa và số của UBND huyện, Phòng thống kê, Phòng NN- PTNT
huyện Quảng Điền, các tạp chí, sách báo và các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
 Phương pháp nghiên cứu
+Phương pháp duy vật biện chứng là phương pháp luận được sử dụng xuyên suốt
trong quá trình thực hiện đề tài.
+Phương pháp thu thập số liệu dùng để thu thập số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp
+Phương pháp phân tổ thống kê nhằm hệ thống hóa số liệu dưới dạng cá chỉ tiêu
nghiên cứu.
+Phương pháp thống kê so sánh được dùng để so sánh kết quả và hiệu quả hoạt
động sản xuất qua thời gian và không gian.
SVTH: Lê Thị Thanh Thúy

ix


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Hiệp

+Phương pháp xử lý số liệu được dùng để phân tích số liệu qua các chỉ tiêu được

đặt ra từ đó đánh giá hiệu quả chăn nuôi gà.
+Phương pháp chuyên gia chuyên khảo được sử dụng để thu thập ý kiến đánh
giá của các nhà chuyên môn, các nhà quản lý, các lão nông tri điền có nhiều kinh
nghiệm về chăn nuôi gà làm căn cứ để đề xuất các giải pháp mang tính khả thi, phù
hợp với thực tiễn địa bàn nghiên cứu.
 Kết quả đạt được
- Đề tài đã trình bày được tình hình chăn nuôi gà trên địa bàn huyện Quảng Điền
trong thời gian gần đây, thông qua hai vụ đại diện cho hai mùa khác nhau của năm
2012 nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng kết quả và hiệu quả chăn nuôi của các hộ
nuôi trên địa bàn huyện Quảng Điền và sự khác nhau giữa hai mùa trong năm, từ đó
rút ra những thuận lợi và những khó khăn để đưa ra giải pháp khắc phục trong thời
gian tới.
- Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hơn
nữa hiệu quả chăn nuôi trên địa bàn Huyện.

SVTH: Lê Thị Thanh Thúy

x


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Hiệp

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
Ở đất nước ta hiện nay, phát triển nông nghiệp - nông thôn đóng vai trò chiến
lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là cơ
sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế xã hội, giữ vững ổn định chính trị, bảo
đảm an ninh quốc phòng, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh

thái đất nước. Việc sản xuất nông nghiệp không chỉ cung cấp lương thực, thực phẩm,
đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho đời sống con người, cung cấp nguyên liệu cho các
ngành công nghiệp chế biến mà còn góp phần sản xuất ra các mặt hàng xuất khẩu.
Nhận thức được tầm quan trọng này, Đảng và Nhà nước ta đã coi trọng việc phát triển
nông nghiệp nông thôn mang tính chiến lược. Đang trong quá trình hội nhập phát triển
kinh tế nhưng hiện nay nước ta vẫn còn trên 70% dân số và trên 50% lao động sống và
làm việc bằng nông nghiệp và kinh tế nông thôn, trong đó chăn nuôi là một trong hai
ngành sản xuất chính trọng điểm để phát triển nông nghiệp nước ta, nó đã và đang từng
bước trở thành một ngành sản xuất hàng hóa chiếm tỉ trọng lớn trong sản xuất nông
nghiệp và cũng là ngành mũi nhọn trong xóa đói giảm nghèo ở nông thôn. Những năm
qua, ngành chăn nuôi đã đạt được một số kết quả về mức độ tăng trưởng, tỷ trọng chăn
nuôi trong nông nghiệp tăng dần, chăn nuôi trang trại, công nghiệp bước đầu hình thành
và phát triển. Song vẫn còn bộc lộ những tồn tại, như chăn nuôi ở quy mô nhỏ, phân tán
và mang tính tận dụng; giá thành sản phẩm chăn nuôi cao; dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực
phẩm, ô nhiễm môi trường vẫn chưa được kiểm soát tốt, hệ thống thông tin dự báo và khả
năng kiểm soát sản xuất, thị trường đối với nguyên liệu và sản phẩm chăn nuôi còn nhiều
bất cập; chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm thấp, chưa đáp ứng được xuất khẩu...
Chăn nuôi gia cầm là nghề chăn nuôi truyền thống ở Việt Nam, sản phẩm gia
cầm, đặc biệt là thịt gà không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm có giá trị mà còn in
đậm trong đời sống xã hội bởi một nền văn hóa ẩm thực với cả yếu tố tâm linh, nó
được sử dụng nhiều trong những ngày giỗ, ngày tết và lễ hội. Với những lý do đó sản
phẩm gia cầm luôn có vị trí trên thị trường tiêu thụ, đã góp phần thúc đẩy chăn nuôi
phát triển, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người chăn nuôi.
SVTH: Lê Thị Thanh Thúy

1


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: ThS. Nguyễn Lê Hiệp

Cùng với sự phát triển chung của Đất nước trong thời kì hội nhập nền kinh tế
quốc tế, ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gà ở Huyện Quảng Điền đã có những
bước phát triển mới, góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của tỉnh nhà. Huyện
Quảng Điền được biết đến là một huyện thuần nông của tỉnh Thừa Thiên Huế có địa
hình đồng bằng và rú cát với nhiều trang trại chăn nuôi được hình thành. Huyện còn có
tỷ lệ dân số sống trong nông nghiệp cao; người dân ở đây cần cù, chịu thương chịu
khó, giỏi về chăn nuôi…Chính những điều kiện tự nhiên và con người đó đã thúc đầy
phong trào chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gà phát triển sớm và nhanh, được đánh giá
là có hiệu quả. Chăn nuôi gà có thời gian hoàn vốn nhanh do vậy ngành chăn nuôi này
rất phổ biến ở các hộ dân và trang trại. Tuy nhiên, chăn nuôi gia cầm ở trên địa bàn
huyện còn chịu nhiều sự tác động tiêu cực như dịch bệnh, sự biến đổi thời tiết, giá cả
thị trường… nên đã làm cho việc chăn nuôi gà đôi khi gặp nhiều khó khăn. Xuất phát
từ thực tế đó, tôi đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt
trên địa bàn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”.
II. Mục tiêu nghiên cứu
1. Mục tiêu chung:
Phân tích đánh giá thực trạng chăn nuôi và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà
ở huyện Quảng Điền. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao
hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà của huyện trong những năm tới.
2. Mục tiêu cụ thể:
-Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi gia cầm nói
chung và chăn nuôi gà nói riêng.
-Phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà ở huyện.
-Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi và hiệu quả kinh tế trong chăn
nuôi gà ở huyện trong thời gian qua và nguyên nhân của thực trạng đó.
-Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn
nuôi gà ở huyện trong thời gian tới.


SVTH: Lê Thị Thanh Thúy

2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Hiệp

III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu:
-Nghiên cứu hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà của hộ nông dân trên địa bàn huyện
Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
-Đối tượng trực tiếp là các trang trại, gia trại, hộ gia đình chăn nuôi gà ở huyện
Quảng Điền.
2.Phạm vi nghiên cứu:
-Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Quảng Điềntỉnh Thừa Thiên Huế. Cụ thể số liệu sơ cấp được điều tra lấy từ 3 xã: Quảng Vinh,
Quảng Lợi, Quảng Thái.
-Phạm vi không gian: Phân tích, đánh giá hiệu quả chăn nuôi gà trong thời kỳ
2009-2012; phân tích tình hình chăn nuôi gà của các hộ điều tra năm 2012.
IV. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp duy vật biện chứng
Nghiên cứu sự vật hiện tượng phải đặt trong mối quan hệ với những sự vật hiện
tượng khác trong khoảng không gian và thời gian nhất định để thấy rõ sự vận động của sự
vật hiện tượng đó. Phương pháp này được sử dụng trong xuyên suốt quá trình làm đề tài
nhằm nhận thức được bản chất của các hiện tượng kinh tế xã hội đang nghiên cứu.
2. Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu
-Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: điểm nghiên cứu được chọn là 3 xã
Quảng Vinh, Quảng Lợi, Quảng Thái cuả huyện Quảng Điền.
-Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu của đề tài là 50 hộ nông

dân thuộc 3 xã nghiên cứu.
3. Phương pháp thu thập số liệu
-Các số liệu thứ cấp: Được thu thập từ các văn bản đã công bố, các tạp chí, sách
báo và các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
-Các số liệu sơ cấp thu thập được từ phỏng vấn 50 hộ chăn nuôi gà trên địa bàn
huyện thông qua điều tra chọn mẫu với phương pháp phỏng vấn trực tiếp và các phiếu
điều tra với bảng câu hỏi chuẩn bị sẵn. Trong đó, tiến hành điều tra tại địa bàn Xã
Quảng Vinh: 20 hộ, Xã Quảng Lợi: 20 hộ, Xã Quảng Thái: 10 hộ.
SVTH: Lê Thị Thanh Thúy

3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Hiệp

4. Phương pháp phân tổ thống kê
Phương pháp này được sử dụng nhằm hệ thống hóa các số liệu thu thập được
dưới dạng các chỉ tiêu nghiên cứu từ đó đánh giá các chỉ tiêu theo thời gian.
5. Phương pháp thống kê so sánh
Kết quả và hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất được tính toán thống kê qua
các chỉ tiêu như: GO, MI, MI/GO, MI/C, MI/ tháng nuôi, NB, NB/(C+TC). Khi đánh
giá về mức độ đạt được về mặt kết quả và hiệu quả cần so sánh các chỉ tiêu đó qua thời
gian, không gian và giữa các chỉ tiêu đó với nhau, để từ đó đưa ra kết luận và nhận xét.
6. Phương pháp xử lý số liệu
Sau khi tiến hành thu thập số liệu, tiến hành phân tích chúng qua các chỉ tiêu
được đặt ra. Dựa trên kết quả phân tích đó để đánh giá hiệu quả chăn nuôi gà.
Các số liệu thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm: EXCEL.
7. Phương pháp chuyên gia chuyên khảo

Phương pháp này được sử dụng để thu thập ý kiến đánh giá của các nhà chuyên
môn, các nhà quản lý, các lão nông tri điền có nhiều kinh nghiệm về chăn nuôi gà làm
căn cứ để đề xuất các giải pháp mang tính khả thi, phù hợp với thực tiễn địa bàn
nghiên cứu.

SVTH: Lê Thị Thanh Thúy

4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Hiệp

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1 Khái niệm, bản chất và ý nghĩa của hiệu quả kinh tế
 Khái niệm:
Hiệu quả là một tương quan so sánh kết quả đạt được theo mục tiêu đã được
xác định với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế (HQKT), tuy nhiên
chúng ta có thể tóm tắt thành ba loại quan điểm như sau:
- Quan điểm thứ nhất cho rằng HQKT được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được
và các chi phí bỏ ra (các nguồn nhân, tài, vật lực, tiền vốn…) để đạt được kết quả đó.
- Quan điểm thứ hai cho rằng HQKT được đo bằng hiệu số giữa giá trị sản xuất
đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
HQKT = Kết quả sản xuất – Chi phí
- Quan điểm thứ ba xem xét HQKT trong phần biến động giữa chi phí và kết
quả sản xuất.

Theo quan thứ ba, HQKT biểu hiện ở quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng thêm của kết
quả và phần tăng thêm của chi phí, hay quan hệ tỷ lệ giữa kết quả bổ sung và chi phí
bổ sung. Một số ý kiến chú ý đến quan hệ tỷ lệ giữa mức độ tăng trưởng kết quả sản
xuất với mức độ tăng trưởng chi phí của nền sản xuất xã hội.
HQKT =

ΔK
ΔC

ΔK: Là phần tăng thêm của kết quả sản xuất,
ΔC: Là phần tăng thêm của chi phí sản xuất.
Từ các quan điểm trên ta thấy:
+ Nếu chỉ đánh giá HQKT ở khía cạnh lợi nhuận thuần tuý (kết quả sản xuất
kinh doanh trừ chi phí) thì chưa xác định được năng suất lao động xã hội và so sánh
khả năng cung cấp sản phẩm cho xã hội của những nhà sản xuất có hiệu số giữa kết
quả sản xuất kinh doanh và chi phí sản xuất như nhau. Tuy nhiên, nếu tập trung vào
SVTH: Lê Thị Thanh Thúy

5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Hiệp

các chỉ tiêu tỷ số giữa kết quả sản xuất với chi phí thì lại chưa toàn diện, nó là số
tương đối và chỉ tiêu này chưa phân tích được sự tác động, ảnh hưởng của các yếu tố
nguồn lực. Hai cơ sở sản xuất đạt được tỷ số trên là như nhau, nhưng ở những không
gian, thời gian, điều kiện khác nhau thì sự tác động của nguồn lực tự nhiên là khác
nhau và như vậy hiệu quả kinh tế cũng không giống nhau.

- Với quan điểm coi HQKT chỉ ở phần kết quả bổ sung và chi phí bổ sung thì
cũng chưa đầy đủ. Trong thực tế kết quả sản xuất đạt được luôn là hệ quả của các chi
phí có sẵn cộng với chi phí bổ sung. Ở các mức chi phí có sẵn khác nhau thì hiệu quả
của chi phí bổ sung cũng sẽ khác nhau.
Vì vậy, khi xem xét HQKT chúng ta phải xem xét trên tất cả các góc độ để có
cái nhìn toàn diện, chính xác, tuỳ theo mục đích và yêu cầu nghiên cứu.
 Bản chất
Hiệu qủa kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã
hội. Đây là hai mặt có mối quan hệ mât thiết của vấn đề hiệu quả kinh tế, gắn liền với
hai quy luật tương ứng của nền sản xuát xã hội là quy luật năng suất lao động và quy
luật tiết kiệm thời gian. Yêu cầu của việc nâng cao hiêu quả kinh tế là đạt hiệu quả tối đa
với chi phí nhất định hoặc ngược lại, đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu.
+ Hiệu quả kỹ thuật: là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi
phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng và sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ
thuật hay công nghệ áp dụng vào lâm nghiệp. Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương
diện vật chất của sản xuất. Nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất
đem lại thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Hay nói một cách khác, hiệu quả kỹ thuật là
khả năng thu được kết quả sản xuất tối đa với những yếu tố đầu vào cố định. Hiệu quả
kỹ thuật phụ thuộc vào nhiều bản chất kỹ thuật và công nghệ áp dụng vào sản xuất
trong lâm nghiệp, kỹ năng của người sản xuất cũng như môi trường kinh tế - xã hội
khác mà trong đó kỹ thuật được áp dụng.
+ Hiệu quả phân bổ: là chỉ tiêu hiệu quả, trong đó các yếu tố giá sản phẩm và
giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi thêm
về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính
đến các yếu tố về giá của đầu vào và giá của đầu ra. Hay nói một cách khác, hiệu quả
SVTH: Lê Thị Thanh Thúy

6



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Hiệp

phân bổ là việc sử dụng các yếu tố đầu vào theo những tỷ lệ nhằm đại lợi nhuận tối đa
khi biết cụ thể các giá trị đầu vào.
 Hiệu quả kỹ thuật chỉ liên quan đến những đặc tính vật chất của sản xuất.
Hiệu quả phân bổ liên quan đến yếu tố tổ chức quản lý nhằm đạt được mục đích kinh
tế của người sản xuất là có lợi nhuận ở mức tối đa.
Như vậy hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu
quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị
đều được tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong lâm nghiệp. Hiệu quả
kinh tế thể hiện mục đích của người sản xuất là làm cho lợi nhuận tối đa.
Hiệu quả kinh tế= Hiệu quả kỷ thuật* hiệu quả phân bổ
•Ý nghĩa
Nâng cao hiệu quả kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng đối với yêu cầu tăng trưởng
kinh tế nói riêng và phát triển xã hội nói chung. Đây là cơ sở vật chất không ngừng
nâng cao mức sống dân cư. Như vậy, tăng hiệu quả trong nền sản xuất xã hội là một
trong những nền yêu cầu khách quan của tất cả hình thái kinh tế xã hội. Nó càng có ý
nghĩa đặc biệt trong một số điều kiện nhất định: khi khả thi phát triển kinh tế theo
chiều rộng như tăng nguồn lao động, tài nguyên thiên nhiên, vốn bị hạn chế… Khi
chuyển sang nền kinh tế thị trường, việc tăng hiệu quả kinh tế trong nền sản xuất xã
hội là một trong những yếu tố làm tăng sức cạnh tranh, cho phép giành ưu thế trong
quan hệ kinh tế.
Hiệu quả kinh tế tập trung vào bốn nội dung sau:
- Tận dụng và tiết kiệm nguồn lực hiện có
- Xúc tiến quá trình ứng dụng khoa học công nghệ
- Phát triển kinh tế với tốc độ nhanh và mạnh
- Cải thiện và nâng cao đời sống cho người dân
1.1.2 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế

Để tính hiệu quả kinh tế có 2 phương pháp:
-Phương pháp hiệu quả tuyệt đối:
Hiệu quả= Kết quả - Chi phí
-So sánh hiệu quả tương đối:
SVTH: Lê Thị Thanh Thúy

7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Hiệp

+Dạng thuận (toàn bộ)

H=Q/C

+Dạng thuận (cận biên)

Hb= ∆Q/∆C

+Dạng nghịch (toàn bộ)

h=C/Q

+Dạng nghịch (cận biên)

htb=∆C/∆Q

H: hiệu quả kinh tế

Q: lượng kết quả thu được hoặc yếu tố đầu vào
C: chi phí bỏ ra
∆Q: lượng kết quả tăng thêm
∆C: lượng chi phí hoặc đầu vào tăng thêm
1.2 VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỶ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ
1.2.1 Vai trò chăn nuôi gà
Chăn nuôi gà là nghề sản xuất truyền thống lâu đời và chiếm vị trí quan trọng
thứ hai (sau chăn nuôi lợn) trong toàn ngành chăn nuôi của Việt Nam. Hàng năm, cung
cấp khoảng 350-450 ngàn tấn thịt và hơn 2,5- 3,5 tỷ quả trứng.
Thực tế đã chứng minh chăn nuôi gà đem lại hiệu quả kinh tế cao, chu kì sản
xuất thịt và trứng nhanh hơn nhiều so với các vật nuôi khác. Chi phí thức ăn cho 1kg
tăng trọng thấp và nó tạo ra nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Nó cung cấp
phần lớn sản lượng thịt cho ngành chăn nuôi nói chung và ngành gia cầm nói riêng.
Hơn nữa, chu kì sản xuất gà ngắn do đó nó đáp ứng được nhu cầu thực phẩm ngày
càng cao trong xã hội kể cả số lượng cũng như chất lượng sản phẩm. Ngành chăn nuôi
gà phát triển còn góp phần hỗ trợ đáng kể và việc phát triển ngành trồng trọt, ngành
chăn nuôi và các ngành kinh tế khác, làm tăng nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế
biến thực phẩm, xuất khẩu, thu ngoại tệ phục vụ cho các ngành kinh tế khác trong nền
kinh tế quốc dân.
Con người thường sử dụng thịt gà, trứng gà và lông gà. Ngoài ra, ngày nay,
người ta còn dùng gà để làm các thí nghiệm nghiên cứu khoa học trong các ngành sinh
học, vật lý, hoá học…
Từ lâu, thịt gà là một loại thực phẩm rất được ưa chuộng trên thế giới. Nếu ta so
sánh với thịt heo và thịt bò, lượng đạm thịt gà cao hơn rất nhiều lần, trong khi đó
lượng mỡ ít hơn. Ngoài ra, thịt gà được chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau:
SVTH: Lê Thị Thanh Thúy

8



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Hiệp

cơm gà, gà chiên, gà nướng, gà hấp, canh gà, gà luộc xé phay ... Ở các cửa hiệu thức
ăn nhanh nổi tiếng thế giới như McDonald, KFC..., thịt gà luôn được đưa lên hàng đầu
thực đơn. Ở Việt Nam, gà là loại thực phẩm ít khi vắng mặt trong các bữa tiệc. Đây là
một món ăn rất có lợi cho sức khỏe con người. Rất nhiều món ăn bài thuốc được chế
biến từ gà. Theo các nhà dinh dưỡng học, ngoài những chất albumin, chất béo, thịt gà
còn có các vitamin A, B1, B2, C, E, a-xít, can-xi, phốt pho, sắt. Đây là loại thực phẩm
chất lượng cao, cơ thể con người dễ hấp thu và tiêu hóa.Theo Đông Y, thịt gà có tính
ôn ngọt, không độc, bổ dưỡng, lành mạnh phổi. Loại thịt này còn chữa băng huyết,
xích bạch đới, lỵ, ung nhọt, là loại thực phẩm bổ âm cho tỳ vị, bổ khí, huyết và thận.
Đặc biệt, thịt gà có tác dụng bồi bổ cao cho người bị bệnh lâu ngày, dạ dày bị phong
hàn, suy yếu không hấp thu được thức ăn. Ngoài bổ khí huyết, thịt gà còn giúp trừ
phong.Bạn có thể hầm gà với các vị thuốc như: táo tàu, kỷ tử, hải sâm, nhãn nhục, hoài
sơn... hoặc nhồi cam thảo và ngải cứu vào gà ác.Thịt gà là một loại thịt ngon, bổ
dưỡng, nhưng không phải ai cũng biết rõ công dụng của nó đối với sức khỏe.Thịt gà
còn tốt cho não bộ, làm giảm stress. Hàm lượng protein và phức hợp của amino a-xít
trong thịt gà có ảnh hưởng tích cực đến não bộ, làm phấn chấn tinh thần, giảm sự lo
lắng, stress cũng như có tác dụng cải thiện huyết áp và nhịp tim.
Trứng gà cũng là một loại thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần dinh
dưỡng hằng ngày của chúng ta. Chất đạm của trứng là nguồn cung cấp rất tốt các acid
amin cần thiết có vai trò quan trọng cho cơ thể, đặc biệt cần cho sự phát triển cả về cân
nặng và chiều cao của trẻ. Trứng có nguồn chất béo rất quí, đó là Lecithin vì Lecithin
thường có ít ở các thực phẩm khác. Lecithin tham gia vào thành phần các tế bào và
dịch thể của tổ chức, đặc biệt là tổ chức não. Nhiều nghiên cứu cho thấy Lecithin có
tác dụng điều hòa lượng cholesterol, ngăn ngừa tích lũy cholesterol, thúc đẩy quá trình
phân tách cholesterol và bài xuất các thành phần thu được ra khỏi cơ thể. Trứng cũng
chứa lượng cholesterol đáng kể (600mg cholesterol/100g trứng gà), nhưng lại có tương

quan thuận lợi giữa Lecithin và cholesterol do vậy Lecithin sẽ phát huy vai trò điều
hòa cholesterol, ngăn ngừa quá trình xơ vữa động mạch và đào thải cholesterol ra khỏi
cơ thể. Trứng cũng là nguồn cung cấp vitamin và chất khoáng rất tốt. Các chất khoáng
như sắt, kẽm, đồng, mangan, iod... tập trung hầu hết trong lòng đỏ. Lòng đỏ trứng có
SVTH: Lê Thị Thanh Thúy

9


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Hiệp

cả các vitamin tan trong nước (B1, B6) và vitamin tan trong dầu (Vitamin A, D, K).
Trong lòng trắng trứng chỉ có một ít vitamin tan trong nước (B2, B6). Cả trong lòng đỏ
và lòng trắng trứng đều có chất Biotin. Biotin là vitamin B8, tham gia vào chu trình
sản xuất năng lượng để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
Ngoài ra, người ta còn tận dụng lông gà làm chổi, làm ruột gối,… Phân gà
còn để tạo ra phân vi sinh, sử dụng như một nguồn cung cấp phân bón cho trồng
trọt và nuôi cá.
Chăn nuôi gà góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn lực như vốn, đất đai, lao
động của từng vùng và các địa phương, đặc biệt là sử dụng tối đa nguồn lao động nhàn rỗi
ở khu vực nông thôn, khắc phục được tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp.
Trong phong thủy, tranh mang hình tượng gà có tác dụng làm tinh thần phấn
chấn và luôn tiến về phía trước. Những người ham chơi, nhút nhát nên treo tranh này
để thúc đẩy bản thân, nâng cao tinh thần hăng hái làm việc. Vào ngày Tết, trong các
dịp cúng kiếng ông bà, tổ tiên, người ta thường dùng gà trống để cúng. Bởi theo quan
niệm dân gian, gà trống là biểu tượng của các đức tính cao quý: nhân, nghĩa, dũng, trí,
tín và còn là một hình tượng cát tường trong mỗi dịp xuân sang.
1.2.2 Đặc điểm sinh học của gà

1.2.2.1 Bộ máy tiêu hóa nội tạng của gà
- Bộ máy tiêu hóa không có răng nhưng có dạ dày cơ và hệ thống men tiêu hóa
rất phát triển. Cơ quan tiêu hóa của gia cầm bao gồm khoang miệng, thực quản và
diều, dạ dày tuyến (tiền nề), dạ dày cơ (mề), ruột non gồm tá tràng, không tràng và hồi
tràng, ruột già và lỗ huyệt.
- Khoang miệng dùng để bới và nhặt thức ăn, lưỡi dung để lựa chọn thức ăn.
Khoang miệng gia cầm không có răng và nghèo tuyến nước bọt nên thức ăn qua tuyến
miệng nhanh mà hầu như không biến đổi và di chuyển thẳng xuống thực quản và được
chứa ở điều.
1.2.2.2 Khả năng chuyển hóa thức ăn
- Trong chăn nuôi, để tiêu tốn thức ăn để sản xuất 1 kg sản phẩm sẽ quyết định
giá thành sản phẩm và lợi nhuận.

SVTH: Lê Thị Thanh Thúy

10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Hiệp

- Gia cầm có khả năng chuyển hóa thức ăn tốt hơn các thứ khác. Để sản xuất ra
1kg trứng hoặc thịt gia cầm, lượng thức ăn tiêu tốn thấp, khoảng 2,2 đến 2,4 kg thức
ăn/ 1 kg trứng hoặc 1,8 kg đến 2 kg thức ăn/ kg tăng trọng.Trong khi đó nuôi heo thịt
tiêu tốn 3 kg đến 3,5 kg thức ăn/ 1 kg tăng trọng. Tuy tỉ lệ thức ăn tinh cao, trong đó
nhiều thực liệu cạnh tranh với trực tiếp với lương thực và thực phẩm của con người,
nhưng trong chăn nuôi gia cầm người ta đã tìm mọi biện pháp để giảm mức tiêu tốn
thức ăn cho 1 kg trứng hoặc thịt.
- Hệ số chuyển biến thức ăn:

+ Gà thịt: 2
+ Trứng gà: 2,2
+ Heo thịt: 3
+ Bò thịt: 10 đơn vị thức ăn
+ Sữa bò: 1 đơn vị thức ăn
1.2.2.3 Hệ thống tuần hoàn
- Do nhu cầu oxy và chất dinh dưỡng của gia cầm cao nên tim gia cầm có trọng
lượng khá lớn so với trọng lượng cơ thể. Khối lượng tim gà từ 7 – 10g, ngỗng 20 –
32g, vịt 10 – 15g. Tần số co bóp của tim cũng rất lớn, phụ thuộc nhiều yếu tố như loài,
lứa tuổi, phái tính, trạng thái sinh lý v.v. Nhịp đập của tim gà từ 230 – 340 lần/ phút,
vịt ngỗng 200 lần/ phút, gà tây 100 lần/ phút. Nhịp tim tỷ lệ nghịch với thể trọng,
giống nhẹ cân tim đập nhanh hơn giống nặng cân.
1.2.2.4 Hệ thống bài tiết
- Gà là loại gia cầm không có tuyến mồ hôi, không có đường tiểu tiện riêng,
thân nhiệt cao hơn các động vật khác, thân nhiệt gà 41,50C nhưng chịu nóng kém.
Bảng 1: Hệ thống bài tiết của gà
Tuần tuổi
1 ngày tuổi
1 tuần tuổi
2 tuần tuổi
3 tuần tuổi
4 tuần tuổi
SVTH: Lê Thị Thanh Thúy

Nhiệt độ dưới đèn úm
350C
320C
290C
360C
240C


Nhiệt độ phòng
300C
280C
260C
240C
220C
(Nguồn: [1])
11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Hiệp

1.2.2.5 Tốc độ sinh trưởng và sinh sàn
Sức đẻ của gà mái thật đáng kinh ngạc vì một con gà mái cân nặng 1,8 kg trong
một năm có thể đẻ 300 quả trứng, khối lượng trứng đó gấp 10 lần trọng lượng cơ thể
của gà mái. Một con gà mái hướng chuyên trứng có thể ra đời đến 100 con gà mái con
trong một năm (gà trống con bị loại bỏ). Một giống gà mái hướng chuyên thịt có thể
sản xuất ra khoảng 200 con gà trong một năm để nuôi thịt. Một số gia cầm có tốc độ
tăng trưởng rất cao trong 2 tháng tuổi đầu, đó chính là sức sản xuất thịt của gia cầm.
Gà con hướng thịt 1 ngày tuổi nặng 40g, sau 6 tuần nuôi trọng lượng cơ thể có thể đạt
2 kg (gấp 50 lần). Tốc độ tăng trọng nhanh trong thời gian ngắn cho chúng ta khả năng
rút ngắn thời gian nuôi, tăng vòng quay của vốn.
1.2.2.6 Sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao
Ngành chăn nuôi gia cầm cung cấp hai sản phẩm chính đó là thịt và trứng, đó là
hai thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao của loài người. Thịt gia cầm nói chung có
hàm lượng protein cao, hàm lượng chất béo thấp, dễ chế biến thức ăn nên được ưa
chuộng. Còn lông gia cầm được sử dụng làm len mền vì tính năng nhẹ và giữ nhiệt tốt.

Lông thô làm bột lông vũ. Phân gia cầm làm thức ăn cho cá, heo, bò thịt, ngoài ra còn
được dung để làm phân bón và là môi trường tốt để nuôi cấy vi sinh vật.
Bảng 2 : Lượng protein có trong 100g thịt
-

Thịt gà: 21,5g

-

Thịt bê: 18g

-

Thịt vịt: 20g

-

Thịt heo: 15g

-

Thịt bò: 20g

-

Trứng: 13g
(Nguồn: [1])

1.2.2.7 Khả năng cơ giới hóa và tự động hóa
Trong chăn nuôi gà công nghiệp chiếm 95% thao tác trong chăn nuôi đã được

cơ giới hóa và tự động hóa như cho ăn, cho uống, thu lượm trứng và dọn phân. Khả
năng cơ giới hóa đã được nâng cao năng suất lao động, giảm cường độ lao động của
con người, từ đó giảm giá thành sản phẩm. Một công nhân có thể nuôi với số lượng
lớn gà đẻ hoặc gà thịt nhờ có hệ thống nuôi gà đẻ, gà thịt tự động nên trứng gà và thịt
gà được sản xuất ngày một nhiều với giá thành rẻ so với các sản phẩm chăn nuôi khác.
SVTH: Lê Thị Thanh Thúy

12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Hiệp

1.2.3 Các phương thức chăn nuôi gà
1.2.3.1 Chăn nuôi truyền thống (chăn nuôi thả vườn hoặc quảng canh)
Đây là phương thức chăn nuôi có từ lâu đời và vẫn tồn tại phát triển ở hầu khắp
vùng thôn quê Việt Nam. Đặc điểm của phương thức chăn nuôi này là đầu tư vốn ban
đầu ít, đàn gà được thả rông, tự tìm kiếm thức ăn là chính và cũng tự ấp và nuôi con;
chuồng trại đơn giản, vườn thả không có hàng rào bao che; thời gian nuôi kéo dài (đối
với gà thịt thường nuôi tới 6-7 tháng mới đạt khối lượng để giết thịt). Do chăn thả tự
do, môi trường chăn nuôi không đảm bảo vệ sinh dịch tễ khiến đàn gà dễ mắc bệnh, dễ
chết nóng, chết rét, tỷ lệ nuôi sống thấp, hiệu quả kinh tế không cao. Tuy vậy, phương
thức chăn nuôi này có những ưu điểm nhất định như phừ hợp với các giống gà địa
phương, chất lượng thịt gà thơm ngon, vốn đầu tư không đòi hỏi lớn (chủ yếu là tiền
mua giống ban đầu). Chính vì thế mà đối với các nông hộ nghèo phương thức chăn
nuôi này dễ áp dụng và hộ nào cũng có thể nuôi vài ba. chục con gà. Mặc dù chưa đạt
năng suất cao và hiệu quả kinh tế thu được chưa lớn, song hầu hết số hộ lao động nông
nghiệp thường áp dụng phương thức chăn nuôi này bởi vậy hàng năm đã sản xuất ra
khoảng 65 % số lượng đầu con gà thịt ở Việt Nam. Theo số lượng thống kê năm 1999,

có khoảng 70 triệu con gà được sản xuất theo phương thức này.
1.2.3.2 Phương thức chăn nuôi gà bán chăn thả (bán công nghiệp)
Đây là phương thức chăn nuôi có sự kết hợp khá nhuần nhuyễn những kinh
nghiệm nuôi gà truyền thống và kỹ thuật nuôi dưỡng tiên tiến. Điều đó có nghĩa là chế
độ dinh dưỡng và quá trình phòng bệnh cho đàn gà đã được coi trọng hơn. Mục tiêu
của chăn nuôi mang đậm tính sản xuất hàng hóa, chứ không thuần túy là sản xuất tự
cung tự cấp. Gà được nuôi theo từng lứa, mỗi lứa 200, 500 đến 1000 con. Để áp dụng
phương thức chăn nuôi này, ngoài yêu cầu phải có vườn rộng (tối thiểu 100-200m2,
tùy thuộc quy mô đàn gà) được bao bọc bởi hàng rào tre, nứa hoặc lưới mắt cáo để thả
gà lúc thời tiết đẹp thì cần phải đầu tư xây dựng và mua sắm chuồng trại, các dụng cụ
máng ăn, máng uống và hệ thống sưởi ấm cho đàn gà úm. Ngoài lượng thức ăn có sãn
trong tự nhiên như giun, dế, sâu bọ, rau, cỏ mà đàn gà tự kiếm ăn được, thì lượng thức
ăn do người chăn nuôi cung cấp là rất quan trọng. Có như vậy mới rút ngắn được thời
gian nuôi mỗi lứa và tăng năng suất của đàn gà. Hiện nay, tại một số vùng quê ven sông,
SVTH: Lê Thị Thanh Thúy

13


×