Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động trồng hoa trên địa bà xã hòa phước, hòa liên – huyện hòa vang – thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (966.12 KB, 95 trang )

in

h

tế
H

uế

ĐẠI HỌC HUẾ
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN
----------

cK

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT
ĐỘNG TRỒNG


HOA TRÊN ĐỊA BÀ XÃ HÒA PHƯỚC,
HÒA LIÊN
HUYỆN HÒA VANG – THÀNH PHỐ ĐÀ
NẴNG

Sinh viên thực hiện:
ĐẶNG THỊ NGUN
Lớp: K44 KDNN
Niên khóa: 2010 - 2014

Giảng viên hướng dẫn:
TS. PHAN VĂN HỊA


Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

cK

in

h


tế
H

uế

Huế, tháng 05 năm 2014


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Văn Hòa

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

cK

in

h


tế
H

uế

Em xin chân thành cảm ơn đến
quý thầy cô giáo trong nhà trường,
thầy cô giáo trong khoa Kinh tế
phát triển đã tạo điều kiện thuận
lợi cho em trong suốt khóa học
cũng như luôn quan tâm giúp đỡ em
trong quá trình thực hiện Khóa
luận.
Kính gửi lời cảm ơn tới quý
thầy cô giáo trong Hội đồng khoa
học đã chỉ dẫn, giúp đỡ để em hoàn
thiện hơn công trình nghiên cứu.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc đến thầy giáo, TS.
Phan Văn Hòa, người đã tận tâm
hướng dẫn em thực hiện và hoàn
thành khóa luận.
Xin được gửi lời cảm ơn đến
những người thân, bạn bè, đã giúp
đỡ động viên em trong thời gian
học tập và hoàn thành khóa luận.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng
nhưng do khả năng còn nhiều hạn
chế nên không tránh khỏi những
thiếu sót, rất mong nhận được sự


SVTH: Đặng Thị Nguyên

i


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Văn Hòa

góp ý của quý thầy cô và các bạn
để khóa luận được hoàn thiện hơn.

uế

Huế, tháng 05 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Đặng Thị Nguyên

tế
H

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i

h


DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................vi

in

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .................................................................................... vii

cK

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................1

họ

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................2

Đ
ại

5. Giới hạn đề tài..........................................................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU........................................................................4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................4

ng

1.1. Cơ sở lý luận .........................................................................................................4
1.1.1. Lý luận chung về hiệu quả kinh tế (HQKT) ...................................................4

ườ


1.1.1.1. Khái niệm, bản chất và cách xác định HQKT ..........................................4

Tr

1.1.1.2. Các chỉ tiêu tính toán kết quả sản xuất .....................................................6
1.1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá HQKT ....................................................................7

1.1.2. Kinh tế nông hộ...............................................................................................7
1.1.3. Lý thuyết sản xuất nông nghiệp......................................................................8
1.1.4. Thị trường nông sản........................................................................................8
1.1.5. Nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hóa ............9

SVTH: Đặng Thị Nguyên

ii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Văn Hòa

1.1.5.1. Các nhân tố thuộc về điều kiện ngoại cảnh ..............................................9
1.1.5.2. Các nhân tố thuộc về điều kiện kinh tế - xã hội .....................................10
1.1.5.3. Các yếu tố thuộc về điều kiện kỹ thuật...................................................12
1.2. Cơ sở thực tiễn ....................................................................................................14

uế

1.2.1. Tình hình sản xuất hoa trên thế giới .............................................................15

1.2.2. Tình hình sản xuất hoa ở Việt Nam ..............................................................17

tế
H

CHƯƠNG II. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ HOA TẠI XÃ HÒA

PHƯỚC, HÒA LIÊN...................................................................................................21
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .............................................................................21

h

2.1.1. Điều kiện tự nhiên.........................................................................................21

in

2.1.1.1. Lịch sử hình thành ..................................................................................21
2.1.1.2. Vị trí địa lý..............................................................................................21

cK

2.1.1.3. Địa hình ..................................................................................................22
2.1.1.4. Khí hậu ...................................................................................................23
2.1.2. Điều kiện Kinh tế - Xã hội............................................................................24

họ

2.1.2.1. Tình hình kinh tế.....................................................................................24
2.1.2.1.1. Xã Hòa Phước ..................................................................................24


Đ
ại

2.1.2.1.2. Xã Hòa Liên .....................................................................................25
2.1.2.2. Tình hình sử dụng diện tích đất đai. .......................................................26
2.1.2.3. Tình hình dân số và lao động. ................................................................28

ng

2.2. Tình hình sản xuất hoa ở xã Hòa Liên, Hòa Phước............................................29
2.2.1. Diện tích trồng hoa của xã ............................................................................29

ườ

2.2.2. Tình hình sử dụng giống ...............................................................................30
2.2.3. Tình hình tổ chức tiêu thụ hoa ......................................................................31

Tr

2.3. Tình hình sản xuất hoa của nông hộ điều tra ......................................................33
2.3.1. Sơ lược về các hộ điều tra.............................................................................33
2.3.2. Chi phí cho hoạt động trồng hoa ở nông hộ và HTX hoa.............................34
2.3.3. Doanh thu cho hoạt động trồng hoa ở nông hộ và HTX hoa........................42
2.3.3.1. Nông hộ ..................................................................................................42
2.3.3.2. HTX hoa Nhơn Thọ, Hòa Phước............................................................43

SVTH: Đặng Thị Nguyên

iii



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Văn Hòa

2.3.3.3. HTX hoa Vân Dương, Hòa Liên. ...........................................................44
2.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế từ việc trồng hoa .......................................................45
2.4.1. Kết quả và hiệu quả trồng hoa của các nông hộ ...........................................46
2.4.2. Kết quả và hiệu quả trồng hoa của HTX ......................................................47

uế

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP SẢN XUẤT, TIÊU THỤ HOA ...48
3.1. Định hướng, mục tiêu phát triển hoạt động sản xuất hoa ...................................48

tế
H

3.2. Giải pháp nâng cao hqkt sản xuất hoa ................................................................48
3.2.1. Phát triển HTX................................................................................................48
3.2.2. Nâng cao chất lượng hoạt động của HTX ......................................................49
3.2.3. Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đến các nông hộ ...............................50

h

3.2.3.1. Công tác giống........................................................................................50

in

3.2.3.2. Áp dụng khoa học kỹ thuật.....................................................................51


cK

3.2.3.3. Xây dựng thương hiệu hoa Hòa Phước, Hòa Liên .................................51
3.2.4. Xây dựng mô hình trồng hoa ..........................................................................52
3.2.5. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, quy hoạch lại vùng trồng hoa chuyên canh...53

họ

3.2.6. Giải pháp phát triển thị trường nội địa............................................................54
PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................56

Đ
ại

1. Kết luận ..................................................................................................................56
2. Kiến nghị................................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tr

ườ

ng

PHỤ LỤC

SVTH: Đặng Thị Nguyên

iv



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Văn Hòa

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

1 sào = 500 m2
:

Bảo vệ thực vật

DT

:

Diện tích

DV

:

Dịch vụ

GO

:

Tổng Giá trị sản xuất


HQKT

:

Hiệu quả kinh tế

HTX

:

Hợp tác xã

IC

:

Chi phí trung gian

KT HTX

:

Kinh tế Hợp tác xã

KTNH

:

Kinh tế nông hộ


LĐCN

:

LĐNN

:

họ

cK

in

h

tế
H

uế

BVTT

Lao động công nghiệp

Đ
ại

Lao động nông nghiệp


LN

Lợi nhuận
Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NS

:

Năng suất

TC

:

Tổng Chi phí

TN

:

Thu nhập

TP

:

Thành phố


TR

:

Tổng Doanh thu

UBND

:

Ủy ban nhân dân

VA

:

Giá trị gia tăng

ng

NN & PTNN :

ườ
Tr

:

SVTH: Đặng Thị Nguyên

v



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Văn Hòa

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1: Số hộ điều tra...................................................................................................2

uế

Bảng 2: Tình hình sử dụng diện tích đất của xã Hòa Phước, Hòa Liên......................26

tế
H

Bảng 3: Tình hình dân số và lao động trên địa bàn 2 xã Hòa Phước và Hòa Liên .....28
Bảng 4: Tình hình sử dụng diện tích đất trồng hoa của xã .........................................29
Bảng 5: Giá 1 số giống hoa chủ yếu, phổ biến ở xã Hòa Phước, Hòa Liên năm 2013.....31

h

Bảng 6: Phương thức bán sản phẩm hoa của nông hộ và HTX. .................................32

in

Bảng 7: Tình hình chung các hộ điều tra ....................................................................33

cK


Bảng 8: Mật độ giống hoa được trồng trên 1 sào........................................................34
Bảng 9: Chi phí sản xuất 1 số loại hoa chủ yếu của nông hộ trồng hoa được điều tra

họ

năm 2013 (tính BQ/sào) ................................................................................35
Bảng 10: Chi phí sản xuất hoa của HTX hoa NHơn Thọ, xã Hòa Phước năm 2013....36

Đ
ại

Bảng 11: Chi phí sản xuất hoa của HTX hoa Vân Dương, xã Hòa Liên năm 2013 .....37
Bảng 12: Giá 1 vài loại giống được trồng trong HTX và nông hộ ...............................38
Bảng 13: Mật độ giống trồng trong 1 chậu ...................................................................38

ng

Bảng 14: Doanh thu trồng hoa của nông hộ được điều tra năm 2013 (tính BQ/sào) ...42

ườ

Bảng 15: Doanh thu của HTX Hoa Nhơn Thọ , xã Hòa Phước....................................43
Bảng 16: Doanh thu của HTX Hoa cây cảnh Vân Dương, xã Hòa Liên ......................44

Tr

Bảng 17: Kết quả và hiệu quả trồng hoa bình quân sào của các hộ điều tra năm 201346
Bảng 18: Kết quả và hiệu quả trồng hoa của HTX năm 2013 ......................................47


SVTH: Đặng Thị Nguyên

vi


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Văn Hòa

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang

uế

Biểu đồ 1: Diện tích sản xuất Hoa của các nước trên thế giới năm 2010 .....................16

tế
H

Biểu đồ 2: Tình hình sử dụng giống của nông hộ và HTX ...........................................30

Tr

ườ

ng

Đ
ại


họ

cK

in

h

Biểu đồ 3: Thị trường đầu ra của nông hộ và HTX.......................................................32

SVTH: Đặng Thị Nguyên

vii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Văn Hòa

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài

uế

Trồng hoa ở TP Đà Nẵng đã hình thành và phát triển rất sớm với những vùng
hoa chuyên canh như vùng trồng hoa của xã Hòa Phước, Hòa Liên, Hòa Châu của

tế
H


huyện Hòa Vang; phường Hòa Cường của quận Cẩm Lệ…. Hiệu quả mang lại từ hoạt

động trồng hoa so với các loại cây nông nghiệp truyền thống như : lúa, ngô, khoai , sắn
là rất lớn, giúp bà con nông dân cải thiện tình hình kinh tế gia đình.

Trong những năm gần đây, thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới

h

trên địa bàn huyện Hòa Vang nên quỹ đất dành cho hoạt động trồng và sản xuất hoa

in

được tăng lên đáng kể. Các xã thuộc huyện Hòa Vang như: Hòa Châu, Hòa Liên, Hòa

cK

Phước… cũng đang chọn cây hoa là một trong những cây mũi nhọn của địa bàn. Là 1
trong các xã nông thôn có đời sống còn khó khăn, để giảm nghèo và tăng thu nhập cho
các hộ nông dân ở đây đã tiến hành hoạt đồng trồng hoa này. Việc này cũng đem lại

họ

nguồn thu nhập tương đối giúp bà con cải thiện cuộc sống, từ đó đóng vai trò quan
trọng trong việc phát triển kinh tế của xã.

Đ
ại


Xuất phát từ tình hình đó, tôi xin lựa chọn đề tài : “Đánh giá hiệu quả kinh tế
hoạt động trồng hoa trên địa bà xã Hòa Phước, Hòa Liên – huyện Hòa Vang –
Thành Phố Đà Nẵng” với mục tiêu phân tích tình hình sản xuất và đánh giá hiệu quả
kinh tế mà hoạt đồng trồng hoa mang lại cho các hộ nông dân trong thời gian qua. Từ

ng

đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm giúp phát triển hoạt đồng trồng hoa trên

ườ

địa bàn, đồng thời cải thiện tình hình kinh tế của địa phương.
2. Mục tiêu nghiên cứu

Tr

- Mục tiêu nghiên cứu chung: Trên cơ sở phân tích thực trạng, đề xuất giải pháp

và nâng cao hiệu quả kinh tế trồng hoa ở xã Hòa Phước, Hòa Liên – huyện Hòa Vang,
TP Đà Nẵng.
- Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn
về hiệu quả kinh tế làm cơ sở để đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động trồng hoa;
đánh giá thực trạng tình hình sản xuất hoa của các nông hộ và HTX ở xã Hòa Phước,

SVTH: Đặng Thị Nguyên

1


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: TS. Phan Văn Hòa

xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang; đề xuất giải nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất hoa cho
nông hộ và HTX ở Hòa Phước, Hòa Liên – huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: Xã Hòa Phước và xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, Thành

uế

phố Đà Nẵng.

- Đối tượng nghiên cứu: là những vấn đề liên quan đến kết quả và hiệu quả kinh

tế
H

tế trồng hoa trên địa bàn xã Hòa Phước, Hòa Liên – huyện Hòa Vang, TP Đà Nắng.
4. Phương pháp nghiên cứu

in

4.1.1. Thông tin sơ cấp: thực hiện phỏng vấn hộ

h

4.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Tổ chức điều tra phỏng vấn các nông hộ trồng hoa ở 2 xã nghiên cứu.


cK

- Chọn mẫu điều tra: Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tổ.
Cơ sở lựa chọn: lợi dụng cơ cấu hành chính sẵn có là xã.Tính toán cơ cấu mẫu

họ

theo tỉ trọng diện tích trồng hoa từng xã từ đó có cơ cấu mẫu cho từng xã có sản xuất
hoa tương đối tập trung. Số hộ cần điều tra: 10-30hộ/xã.

Đ
ại

- Kết quả điều tra và thu thập dữ liệu : Số mẫu điều tra: 60 mẫu
Bảng 1: Số hộ điều tra
Cơ cấu mẫu sử dụng

Địa bàn

ng

STT

Số mẫu (hộ)

Tỉ lệ (%)

Xã Hòa Phước

23


38,33

2

Xã Hòa Liên

37

62,33

Tổng cộng

60

100

Tr

ườ

1

Nguồn: Điều tra năm 2014

4.1.2. Thông tin thứ cấp
- Thông qua UBND huyện Hòa Vang; UBND các xã Hòa Liên, Hòa Phước
- Chủ nhiệm HTX hoa Nhơn Thọ xã Hòa Phước.
- Chủ nhiệm HTX hoa Vân Dương xã Hòa Liên.


SVTH: Đặng Thị Nguyên

2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Văn Hòa

4.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả
- Phương pháp so sánh

uế

- Phương pháp hạch toán kinh tế

tế
H

5. Giới hạn đề tài

Do những khó khăn về thời gian, chưa hoàn thiện các dữ liệu, luận văn này sẽ có
một số hạn chế nhất định:

Tr

ườ


ng

Đ
ại

họ

cK

in

- Dữ liệu sử dụng nhiều biến định tính.

h

- Một số tính toán còn ở dạng tổng thể, chưa phân tích sâu.

SVTH: Đặng Thị Nguyên

3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Văn Hòa

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

uế


1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.1.1. Khái niệm, bản chất và cách xác định HQKT

tế
H

1.1.1. Lý luận chung về hiệu quả kinh tế (HQKT)

 Hiệu quả kinh tế trong Nông nghiệp: là tổng hợp các hao phí về lao động

h

và lao động vật chất để sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp. Nó thể hiện bằng cách so

in

sánh kết quả sản xuất đạt được với khối lượng chi phí lao động và chi phí vật chất bỏ
ra. Lúc đó ta phải tính đến việc sử dụng đất đai và nguồn dự trữ vật chất, lao động ,

cK

hay nguồn tiềm năng trong sản xuất nông nghiệp (vốn sản xuất, vốn lao động, vốn đất
đai). Nghĩa là tiết kiệm tối đa chi phí mà thực chất là hao phí lao động để tạo ra một

họ

đơn vị sản phẩm.
 Bản chất HQKT


Đ
ại

- Thực chất khái niệm hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế của hoạt
động sản xuất kinh doanh nói riêng đã khẳng định bản chất của hiệu quả kinh tế trong
hoạt động sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh
doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị máy móc, nguyên

ng

nhiên vật liệu và tiền vốn) để đạt được mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất

ườ

kinh doanh của doanh nghiệp – mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
- Tuy nhiên, để hiểu rõ bản chất của phạm trù hiệu quả kinh tế của hoạt động

Tr

sản xuất kinh doanh, cũng cần phân biệt ranh giới giữa hai khái niệm hiệu quả và kết
quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiểu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp là những gì mà doanh nghiệp đạt được sau một quá trình sản xuất
kinh doanh nhất định, kết quả cần đạt cũng là mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp. Kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp có thể là những đại lượng
cân đong đo đếm được như số sản phẩm tiêu thụ mỗi loại, doanh thu, lợi nhuận, thị

SVTH: Đặng Thị Nguyên

4



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Văn Hòa

phần, ... và cũng có thể là các đại lượng chỉ phản ánh mặt chất lượng hoàn toàn có tính
chất định tính như uy tín của doanh nghiệp, là chất lượng sản phẩm, ... Như thế, kết
quả bao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp. Trong khi đó, công thức trên lại cho
thấy trong khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh người ta đã sử dụng cả hai chỉ

uế

tiêu là kết quả (đầu ra) và chi phí (các nguồn lực đầu vào) để đánh giá hiệu quả sản
xuất kinh doanh.

tế
H

- Trong lý thuyết và thực tế quản trị kinh doanh cả hai chỉ tiêu kết quả và chi

phí đều có thể được xác định bằng đơn vị hiện vật và đơn vị giá trị. Tuy nhiên, sử dụng
đơn vị hiện vật để xác định hiệu quả kinh tế sẽ vấp phải khó khăn là giữa “đầu vào” và

h

“đầu ra” không có cùng một đơn vị đo lường còn việc sử dụng đơn vị giá trị luôn luôn

in


đưa các đại lượng khác nhau về cùng một đơn vị đo lường – tiền tệ.

cK

- Vấn đề được đặt ra là: hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế của sản
xuất kinh doanh nói riêng là mục tiêu hay phương tiện của kinh doanh? Trong thực tế,
nhiều lúc người ta sử dụng các chỉ tiêu hiệu quả như mục tiêu cần đạt và trong nhiều

họ

trường hợp khác người ta lại sử dụng chúng như công cụ để nhận biết “khả năng” tiến
tới mục tiêu cần đạt là kết quả.

Đ
ại

 Cách xác định HQKT

- Chỉ tiêu kết quả, chi phí

 Tổng giá trị sản xuất thu được (GO): Là tổng thu nhập của một loại mô hình

ng

(gồm các loại sản phẩm) hoặc một đơn vị diện tích.

ườ

Công thức tính là: GO=ΣQi*Pi (trong đó Qi là khối lượng sản phẩm thứ i, Pi là


giá sản phẩm thứ i).

Tr

 Chi phí trung gian (IC): Là chi phí cho một mô hình hoặc một đơn vị diện tích,

trong một khoảng thời gian; bao gồm: chi phí vật chất, dịch vụ, không bao gồm công
lao động, khấu hao.
 Chi phí lao động (CL): Chi phí số ngày công lao động cho một chu kỳ sản
xuất hoặc một thời gian cụ thể.

SVTH: Đặng Thị Nguyên

5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Văn Hòa

 Khấu hao tài sản cố định (KH ): Tài sản cá nhân, hộ đầu tư để sản xuất .
 Chi phí khác (K).
 Tổng chi phí (TC): TC= IC+CL+KH+K.

uế

- Chỉ tiêu hiệu quả:
 Giá trị gia tăng (VA): Là giá trị tăng thêm so với chi phí sản xuất bỏ ra. Công

tế

H

thức: VA= GO-IC.

 Hiệu suất đồng vốn (HS): Do sản xuất nông nghiệp có chu kỳ ngắn nên có thể

 Lợi nhuận : Pr = GO-TC.

in

1.1.1.2. Các chỉ tiêu tính toán kết quả sản xuất

h

gọi là "Hiệu quả sử dụng đồng vốn"; Công thức tính là: HS=VA/IC.

cK

- Doanh thu (DT): Là chỉ tiêu cho biết tổng số tiền thu được cùng với mức sản
lượng và mức giá bán một đơn vị sản phẩm.

họ

=> DT = Sản lượng*Đơn giá (hoặc giá đơn vị sản phẩm).
- Năng suất (NS): Là chỉ tiêu cho biết sản lượng thu hoạch được trên một đơn

Đ
ại

vị diện tích.


=> NS = Sản lượng thu hoạch/Diện tích gieo trồng.
- Tổng chi phí (TC): Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ chi phí bỏ ra đầu tư vào quá

ng

trình sản xuất. Chỉ tiêu này nhiều hay ít phụ thuộc vào quy mô canh tác và mức đầu tư
của từng nông hộ.

ườ

=> TC = Chi phí vật chất + Chi phí lao động + Chi phí dịch vụ khác.
- Lợi nhuận (LN): Là phần còn lại của doanh thu sau khi trừ đi tất cả các khoản

Tr

chi phí kể cả chi phí do gia đình đóng góp.
=> LN = DT – CP
- Thu nhập (TN): Là phần còn lại của doanh thu sau khi trừ đi các khoản chi
phí vật chất và dịch vụ thuê ngoài (chi phí bằng tiền).
=> TN = DT – CPVC – dịch vụ thuê ngoài

SVTH: Đặng Thị Nguyên

6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Văn Hòa


1.1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá HQKT
- Tỷ suất thu nhập/Chi phí: Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí bỏ ra đầu
tư mang lại bao nhiêu đồng thu nhập.

uế

Tỷ suất thu nhập/Chi phí = TN/CP (lần)
- Tỷ suất lợi nhận/Chi phí: Đây là chỉ tiêu cho biết một đồng chi phí bỏ ra đầu

tế
H

tư mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận/Chi phí = LN/CP (lần)

- Tỷ suất Doanh thu/Chi Phí: Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí đầu tư

in

Tỷ suất doanh thu/Chi phí = DT/CP (lần)

h

mang lại bao nhiêu đồng doanh thu.

cK

- Tỷ suất thu nhập/Doanh thu: Chỉ tiêu này nói lên rằng cứ một đồng doanh
thu tạo ra trong quá trình sản xuất thì tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập.


họ

Tỷ suất thu nhập/Doanh thu = TN/DT (lần)

- Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu: Chỉ tiêu này nói lên rằng cứ một đồng doanh

Đ
ại

thu tạo ra trong quá trình sản xuất thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu = LN/DT (lần)
1.1.2. Kinh tế nông hộ

ng

Kinh tế nông hộ (KTNH): là hình thức kinh tế nền tảng để phát triển sản xuất

hàng hóa.

ườ

- Kiểu sản xuất KTNH đòi hỏi một kiểu tổ chức kinh tế gắn bó người lao động

với đối tượng sản xuất trong suốt quá trình sản xuất. KTNH là hình thức kinh tế lấy gia

Tr

đình nông dân làm đơn vị sản xuất.
- Năm 1988, Bộ Chính trị ra NQ10 – 1988 công nhận KTNH là đơn vị sản xuất.

- KTNH thường bất lực trước những biến động của thị trường, khả năng hạn chế
trong ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, là sự thiếu thốn về
vốn liếng, tư liệu sản xuất. Điều đó tất yếu đòi hỏi nông dân phải hợp tác lại tạo ra kinh

SVTH: Đặng Thị Nguyên

7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Văn Hòa

tế hợp tác xã (KTHTX), thông qua đó KTNH hoạt động hòa nhập vào kinh tế xã hội
(kinh tế thị trường) (TS Nguyễn Thanh Vân, 1993).
1.1.3. Lý thuyết sản xuất nông nghiệp
- Lý thuyết sản xuất sản xuất hay còn gọi lý thuyết hành vi của người sản xuất

uế

(nông trại, nông hộ, doanh nghiệp…) ứng dụng khoa học kinh tế vào sản xuất nông

tế
H

nghiệp. Lý thuyết sản xuất cung cấp những nguyên lý để hướng dẫn các đơn vị sản xuất
(nông trại, nông hộ, doanh nghiệp).

- Sản xuất là một quá trình, thông qua nó, các nguồn lực hoặc đầu vào của sản
xuất được sử dụng để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng có thể dùng


h

được. Các đầu vào như đất đai, phân bón, giống, nông dược, lao động, máy móc và

in

trang thiết bị nông nghiệp.

cK

- Một cách cơ bản, lý thuyết sản xuất nông nghiệp nghiên cứu bản chất mối liên
hệ nhân quả giữa các yếu tố đầu vào và kết quả về sản phẩm thu được. Mối liên hệ này
thường được diễn tả thông qua hàm sản xuất. Chẳng hạn như, sản phẩm Y là một hàm

họ

sản xuất với các yếu tố đầu vào (X1,X2, X3…Xn)

Đ
ại

 Y = f (X1,X2, X3,…, Xn)

- Trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất phải đương đầu với việc lựa chọn
các kỹ thuật mới và các mô hình sản xuất đem lại hiệu quả cao nhất cho mình. Những
thông tin từ cán bộ khuyến nông, nhà khoa học, kinh nghiệm từ các nông hộ, các doanh

ng


nghiệp gợi ý cho nông hộ nên áp dụng các kỹ thuật như giống mới, diệt trừ cỏ dại bằng

ườ

các hóa chất, liều lượng phân bón cần thiết nên sử dụng, làm đất bằng cơ giới hóa…
nhằm đạt năng suất tối đa và hạn chế thấp nhất đến việc ô nhiễm môi trường canh tác

Tr

của nông hộ.
1.1.4. Thị trường nông sản
- Thị trường nông sản (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm sản và sản xuất

muối) gồm thị trường của các yếu tố đầu vào cho sản xuất, như tư liệu sản xuất, vốn và
lao động và thị trường đầu ra của sản phẩm nông nghiệp (gọi tắt là thị trường nông
sản). Vậy khái niệm thị trường nông sản là một quá trình diễn ra giữa người bán và
SVTH: Đặng Thị Nguyên

8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Văn Hòa

người mua gặp nhau để trao đổi hay thỏa thuận về số lượng, chất lượng, giá cả của
hàng hóa nông sản.
- Khi sản xuất hàng hóa ra đời và phát triển thì thị trường cũng ra đời và phát
triển theo. Với mục đích của sản xuất hàng hóa là để bán kiếm nhiều lời, nên khâu tiêu


uế

thụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

tế
H

- Thị trường xuất hiện đồng thời cũng làm xuất hiện nhiều mối quan hệ kinh tế,
trong đó có:

 Quan hệ giữa người bán và người mua: Người bán rất cần người mua, người
mua cũng rất cần người bán nhưng đây là quan hệ mâu thuẩn. Xuất phát từ lợi ích kinh

h

tế, người bán luôn muốn bán được nhiều hàng hóa với giá cao, hoặc rất cao để có nhiều

in

lời; ngược lại người mua chỉ muốn mua với giá phù hợp với túi tiền của mình hoặc với

cK

giá thấp để mua được nhiều hàng. Đây chính là mâu thuẩn luôn tồn tại giữa người bán
và người mua xét về mặt lợi ích kinh tế trong quan hệ thị trường.
 Quan hệ giữa người bán và người bán: Đây cũng là quan hệ mâu thuẫn. Biểu

họ

hiện là những người bán luôn tìm mọi cách để lôi kéo khách hàng về phía mình, giành

và chiếm giữ những thị trường thuận lợi.

Đ
ại

Hai mâu thuẩn trên là hai mâu thuẩn vốn có của nền sản xuất hàng hóa, tồn tại
khách quan và gắn liền với khâu tiêu thụ. Kết quả của mâu thuẩn đó làm cho quá trình
tiêu thụ hang hóa trở nên khó khăn, cạnh tranh, nhưng đồng thời nó cũng làm cho sản

ng

xuất hàng hóa phát triển.

ườ

1.1.5. Nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hóa

Tr

1.1.5.1. Các nhân tố thuộc về điều kiện ngoại cảnh
- Trong các nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên, thông thường, nhân tố đầu tiên

mà người ta phải kể đến đó là điều kiện đất đai. Các tiêu thức của đất đai cần được
phân tích, đánh giá về mức độ thuận lợi hay khó khăn cho sản xuất hàng hoá và
chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp là: Tổng diện tích đất tự nhiên, đất nông
nghiệp; đặc điểm về chất; đặc điểm về địa hình.

SVTH: Đặng Thị Nguyên

9



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Văn Hòa

- Điểm cơ bản cần lưu ý khi đánh giá mức độ thuận lợi hay khó khăn của đất đai
là phải gắn với từng loại cây trồng cụ thể. Rất có thể một đặc điểm nào đó của đất đai
là khó khăn cho phát triển loại cây trồng này, nhưng lại là thuận lợi cho phát triển loại
cây khác. Đồng thời cũng cần xem xét trong từng thời vụ cụ thể trong năm về ảnh

uế

hưởng của đất đai đối với sản xuất một loại cây trồng cụ thể.
- Đối với sản xuất hàng hoá và chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp, đất đai

tế
H

tuy thường được xem xét trước, nhưng mức độ ảnh hưởng của nó đến sản xuất hàng

hoá và chuyên môn hoá không mang tính quyết định bằng điều kiện khí hậu. Những
thông số cơ bản của khí hậu như: nhiệt độ bình quân hàng năm, hàng tháng; nhiệt độ

h

cao nhất, thấp nhất hàng năm; lượng mưa hàng năm, hàng tháng; lượng mưa bình quân

in


cao nhất, thấp nhất trong thời kỳ quan trắc; độ ẩm không khí; chế độ gió, sương mù…
đều phải được phân tích, đánh giá về mức độ ảnh hưởng đến phát triển của từng loại

cK

cây trồng cụ thể.

- Đối với sản xuất hàng hoá và chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp, các yếu

họ

tố thuộc về điều kiện tự nhiên được xem như cơ sở tự nhiên của phân công lao động
trong nông nghiệp. Đa phần những chuyên môn hoá theo vùng trong nông nghiệp cho

Đ
ại

đến thời đại ngày nay, đều xuất phát từ sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, trong đó
chủ yếu xuất phát từ sự khác biệt về khí hậu và nguồn nước. Sự chuyên môn hoá giữa
vùng này và vùng khác trong một quốc gia, hoặc giữa quốc gia này với quốc gia khác
trên phạm vi thế giới, cơ bản đều xuất phát từ sự khác biệt của điều kiện khí hậu. Đó là

ng

cơ sở tự nhiên cho sự phân công lao động quốc tế.

ườ

1.1.5.2. Các nhân tố thuộc về điều kiện kinh tế - xã hội
- Đất đai, khi xem xét những đặc tính về cơ, lý, hoá, sinh ảnh hưởng như thế


Tr

nào đến sản xuất hàng hoá và chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp, thì đó được
coi là điều kiện tự nhiên. Song nếu xem xét nó về qui mô diện tích bình quân cho
một nhân khẩu, cho một lao động, cách thức phân phối quĩ đất nông nghiệp … thì
nó lại là điều kiện kinh tế. Nói chung, với các điều kiện khác như nhau, nếu chỉ tiêu
đất đai nông nghiệp, đất canh tác trên một nhân khẩu, một lao động càng cao, sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho sản xuất hàng hoá và chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp

SVTH: Đặng Thị Nguyên

10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Văn Hòa

hình thành và phát triển. Chỉ tiêu này không hoàn toàn cố định, nó không phải là
điều kiện bất biến như các điều kiện tự nhiên, nó chịu sự tác động mạnh mẽ của các
nhân tố kinh tế – kỹ thuật. Trong quá trình công nghiệp hoá, sự biến đổi của cơ cấu
kinh tế theo hướng hiện đại, sẽ làm tăng chỉ tiêu đất đai bình quân một nhân khẩu,

uế

hay một lao động. Đồng thời, tiến bộ của khoa học và công nghệ cũng sẽ làm cho
chỉ tiêu này ngày càng ít quan trọng hơn đối với sản xuất hàng hoá và chuyên môn

tế

H

hoá sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay của Việt Nam thì chỉ
tiêu nói trên vẫn còn quan trọng.

- Do sản xuất hàng hoá và chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp có mục đích

h

chính là sản xuất ra nông sản hàng hoá, nên điều kiện về thị trường, tuy là nhân tố bên

in

ngoài của doanh nghiệp, của vùng chuyên môn hoá nông nghiệp nhưng lại giữ vị trí
quyết định đến sự tồn tại và phát triển của người sản xuất hàng hoá, vùng chuyên môn

cK

hoá sản xuất nông nghiệp. Điều kiện về thị trường bao gồm cả thị trường các yếu tố
đầu vào của sản xuất nông nghiệp và thị trường sản phẩm đầu ra.

họ

- Không thể chỉ coi trọng thị trường sản phẩm đầu ra, mà coi nhẹ thị trường các
yếu tố đầu vào của vùng chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp.

Đ
ại

- Thực tiễn cho thấy rằng, nếu sản xuất ra những nông sản không đạt yêu cầu về

chất lượng, sản phẩm có giá thành cao, thì dù công tác tiếp thị được tiến hành hoàn hảo
đến mấy cũng là vô ích. Do vậy, khi đặt vấn đề giải quyết thị trường cho các vùng chuyên

ng

môn hoá sản xuất nông nghiệp, cần đặt nó trong toàn bộ quá trình kinh doanh để xem xét
và giải quyết. Sự phân tích, đánh giá thị trường sản phẩm đầu ra của vùng chuyên môn

ườ

hoá nông nghiệp cũng cần có sự phân tổ để có thể giải quyết vấn đề mạch lạc. Chẳng hạn,
cũng là sản phẩm đầu ra của vùng chuyên môn hoá, nhưng đó là sản phẩm để tiêu dùng

Tr

trực tiếp của dân cư, hay là sản phẩm làm nguyên liệu đầu vào của công nghiệp chế biến.
Hoặc đó là sản phẩm dễ vận chuyển đi xa hay khó vận chuyển đi xa… Những phân tích
đó giúp cho sự định hướng chuyên môn hoá của mỗi vùng nông nghiệp đạt hiệu quả cao
nhất trong kinh doanh, cũng như trong bảo vệ các tài nguyên nông nghiệp.
- Cũng do mục đích của sản xuất là sản xuất ra sản phẩm hàng hoá, hơn nữa là
sản xuất hàng hoá với trình độ cao và qui mô lớn nên điều kiện giao thông vận tải cũng

SVTH: Đặng Thị Nguyên

11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Văn Hòa


có tác động quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của vùng chuyên môn hoá sản xuất
nông nghiệp, cũng như đối với sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp nói chung. Đây là
nhân tố bên ngoài của các vùng chuyên môn hoá, của người sản xuất hàng hoá nông
nghiệp. Nói chung các vùng chuyên môn hoá phải thích ứng với điều kiện giao thông

uế

vận tải. Tuy nhiên, sự thích ứng ở đây không mang tính bất biến như đối với điều kiện
tự nhiên. Vì rằng, điều kiện giao thông vận tải ngày càng được giải quyết tốt hơn, nhờ

tế
H

khả năng đầu tư để xây dựng hệ thống giao thông ngày càng tăng.

- Ngoài những nhân tố trên, trong nhóm nhân tố thuộc về điều kiện kinh tế – xã
hội còn phải kể đến các nhân tố như sự phát triển của công nghiệp chế biến; loại sản

h

phẩm chuyên môn hoá; cơ chế quản lý của nền kinh tế… Đối với các vùng chuyên

in

môn hoá sự phát triển của công nghiệp chế biến một mặt giúp tiêu thụ dễ dàng các sản
phẩm chuyên môn hoá của vùng, mặt khác còn làm tăng dung lượng tiêu thụ sản phẩm

cK


nói chung của vùng chuyên môn hoá. Sự tác động làm tăng dung lượng không chỉ thể
hiện ở chỗ, bên cạnh lượng sản phẩm tiêu dùng trực tiếp, còn có một lượng lớn sản

họ

phẩm được tiêu thụ bởi công nghiệp chế biến, mà sự tăng lên còn thể hiện ở khả năng
kéo dài thời vụ tiêu thụ sản phẩm của vùng chuyên môn hoá nhờ tác động của công
nghiệp. Do đó, vai trò của công nghiệp chế biến ngày càng tăng đối với sự tồn tại và

Đ
ại

phát triền của các vùng chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp. Có thể coi các doanh
nghiệp công nghiệp chế biến nông sản như những hạt nhân tạo vùng chuyên môn hoá
sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, cơ chế quản lý nền kinh tế cũng có thể thúc đẩy

ng

hoặc kìm hãm sự phát triển của vùng chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp.

ườ

1.1.5.3. Các yếu tố thuộc về điều kiện kỹ thuật
- Trong thời đại ngày nay, các nhân tố thuộc về điều kiện kỹ thuật có vai trò

Tr

ngày càng quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của các vùng chuyên môn
hoá sản xuất nông nghiệp, cũng như đối với sản xuất hàng hoá nông nghiệp nói chung.
Nhận định đó được thể hiện trên một số khía cạnh chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, đó là những tiến bộ trong khâu sản xuất và cung ứng giống cây trồng,
vật nuôi mới.Các loại giống cây, con có năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt cho
phép tăng qui mô sản lượng hàng hoá của vùng chuyên môn hoá mà không cần mở rộng

SVTH: Đặng Thị Nguyên

12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Văn Hòa

diện tích của vùng chuyên môn hoá.Các loại giống mới có sức kháng chịu dịch bệnh cao
giúp ổn định năng suất cây trồng, vật nuôi; ổn định sản lượng sản phẩm hàng hoá. Đặc
biệt, trong công nghệ ghép mắt của cây trồng đã trưởng thành vào gốc cây trồng non đã
tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các vùng chuyên canh cây trồng dài ngày mau chóng

uế

cho sản phẩm, rút ngắn thời kỳ kiến thiết cơ bản của vườn cây, ổn định tính năng di
truyền những phẩm chất tốt của cây cung cấp mắt ghép, đồng thời lại có sức sinh trưởng

tế
H

cao của gốc cây non. Với công nghệ mới đó, các loại cây ăn quả lâu năm, cây công
nghiệp dài ngày đang có những bước tăng trưởng cao trong những năm gần đây.

Thứ hai, bên cạnh tiến bộ công nghệ trong sản xuất cây con mới, hệ thống qui


h

trình kỹ thuật tiên tiến cũng được hoàn thiện và phổ biến nhanh đến người sản xuất

in

nông nghiệp. Kết quả đó là nhờ Nhà nước Việt Nam đã và đang đầu tư cho đào tạo cán
bộ kỹ thuật, cho nghiên cứu và thử nghiệm hệ thống qui trình kỹ thuật mới, cho việc

cK

tổng kết kinh nghiệm của các chủ trang trại để đúc kết thành qui trình kỹ thuật. Ngoài
ra, nhờ sự phối hợp ngày càng hiệu quả giữa các cơ quan khuyến nông với các tổ chức

cứu đến người nông dân.

họ

truyền thông, nên đã rút ngắn được thời gian chuyển tải kỹ thuật mới từ nơi nghiên

Đ
ại

Thứ ba, đó là sự phát triển của qui trình công nghệ bảo quản và chế biến sản
phẩm đang tạo ra những điều kiện có tính cách mạng để vận chuyển sản phẩm đi tiêu
thụ tại những thị trường xa xôi.Điều đó cũng đã có ý nghĩa to lớn để mở rộng thị
trường tiêu thụ sản phẩm của từng vùng chuyên canh, xét về không gian. Thay vì nông

ng


sản chỉ được tiêu thụ tại chỗ, hoặc ở vùng lân cận quanh vùng chuyên môn hoá, thì nay
sản phẩm được đưa đi tiêu thụ tại những thị trường cách vùng sản xuất hàng ngàn,

ườ

hàng vạn ki lô mét nhờ công nghệ bảo quản và chế biến nông sản tiên tiến. Đồng thời,
cuộc cách mạng trong lĩnh vực này cũng tạo điều kiện để mở rộng thị trường tiêu thụ

Tr

sản phẩm của vùng chuyên môn hoá xét về thời gian. Thay vì nông sản chỉ được tiêu
dùng trong một khoảng thời gian ngắn vào thời vụ thu hoạch, thì nay, ngày càng có
điều kiện để tiêu thụ nông sản loại nào đó ngày càng dài hơn, thậm chí là quanh năm.
Công nghệ chế biến cũng mở rộng dung lượng thị trường nông sản vùng chuyên
canh nhờ sự tác động của quá trình đó đã đa dạng hoá sản phẩm tiêu dùng cuối cùng.

SVTH: Đặng Thị Nguyên

13


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Văn Hòa

Ví dụ, thay vì chỉ tiêu thụ dứa quả tươi, ngày nay, công nghiệp chế biến còn cung cấp
cho thị trường dứa khoanh, dứa miếng và đặc biệt là nước dứa cô đặc. Sự định hướng
nhu cầu thị trường bằng các loại nước quả cô đặc đang mở rộng nhanh chóng dung
lượng thị trường sản phẩm các loại cây ăn quả. Điều này cũng đặt ra cho các nhà khoa


uế

học của Việt Nam nhiệm vụ: trong nghiên cứu công nghệ chế biến nông sản, cần

hướng tới những mục tiêu cụ thể như, đa dạng hoá sản phẩm tiêu dùng cuối cùng, kéo

tế
H

dài thời gian tiêu dùng sản phẩm trong năm, tăng dung lượng sản phẩm nông nghiệp
được tiêu thụ…, ngoài mục tiêu truyền thống là tăng giá trị nông sản thông qua quá
trình chế biến.

h

- Các điều kiện khác như: hệ thống tưới, tiêu nước của vùng chuyên môn hoá;

in

công nghệ phòng trừ dịch bệnh; trình độ của người nông dân… cũng không thể không

cK

phân tích khi nghiên cứu những điều kiện kỹ thuật ảnh hưởng đến sản xuất hàng hoá
và chuyên môn hoá trong nông nghiệp.

họ

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN


Những năm giữa thập kỷ 1990 đánh dấu một sự khởi đầu mới của ngành hàng hoa

Đ
ại

- cây cảnh Việt Nam. Sản xuất hoa và cây cảnh bùng nổ trước tiên xung quanh các thành
phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh và lan rộng sang các vùng khác. Diện
tích hoa tăng nhanh từ không đáng kể lên 4.000 ha vào năm 2003 và 6.750 ha năm 2009.

ng

Tuy chưa đạt mục tiêu 8.000 ha của Quyết định 182/QĐ-TTg ngày 3/9/1999 của Thủ
tướng Chính phủ, phê duyệt Dự án “Phát triển sản xuất rau, hoa, quả giai đọan 1999-

ườ

2010”, nhưng đã là một bước phát triển đáng kể.
Ở Lâm Đồng, sản xuất mở rộng nhanh chóng, gia tăng hàng chục lần về quy mô,

Tr

chỉ trong vài năm do nhu cầu gia tăng của thị trường tiêu dùng. Diện tích hoa tăng từ
khoảng 60 ha những năm đầu 1990 lên 750 ha năm 2003 và trên 3.200 ha gieo trồng vào
năm 2009, trong đó riêng thành phố Đà Lạt đã chiếm hơn 60% diện tích gieo trồng của cả
tỉnh. Trình độ sản xuất cũng không ngừng được đổi mới, cải thiện nhờ sự bùng nổ ứng
dụng giống mới, tiến bộ kỹ thuật và công nghệ sản xuất tiên tiến.

SVTH: Đặng Thị Nguyên


14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Văn Hòa

Trên thế giới, hoa cắt cành là một ngành hàng có giá trị nhiều tỷ đô-la (USD) và
vô cùng năng động. Sự đa dạng về chủng lọai hàng, công nghệ sản xuất - tiếp thị,
nguồn cung ứng, thị trường tiêu thụ, … tất cả đều sôi động và thay đổi thường xuyên,
liên tục tạo ra những thách thức lớn cho các đối tác tham gia vào ngành hàng này. Cho

uế

dù còn nhiều hạn chế về vốn, công nghệ sản xuất, cơ sở hạ tầng, … các nước chậm
phát triển đang nhanh chóng trở thành những đối tác lớn tham gia thị trường.

tế
H

Colombia, Equador, Zimbabwe, Kenia là những nước xuất khẩu hoa được nhanh
chóng xác lập từ thập niên 1990 và đã trở thành những nhà xuất khẩu có vai vế. Trung
Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Hàn Quốc, Malaixa, Malawi, Zambia, Nam Phi, Mexico, …
đang dần trở thành những đối thủ cạnh tranh đầy tham vọng trên thị trường xuất khẩu

in

h

hoa. Với thị trường tiêu thụ lớn nhất vẫn là Châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản, khoảng

cách vận chuyển lớn và tính dễ hư hao của hàng hoa tạo ra những khó khăn đáng kể về

cK

kho vận mà các nước này đối mặt. Tuy vậy, các thành viên mới trỗi dậy này vẫn có
thể, và thực sự đã và đang cạnh tranh với các đối thủ tại chỗ một cách gay gắt.

họ

Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thời gian qua đã có nhiều ảnh hưởng
tiêu cực đến thị trường hoa thế giới do sự suy giảm đáng kể sức mua của người tiêu
dùng và sự gia tăng các chí phí sản xuất, vận chuyển. Tình hình này chắc chắn cũng có

Đ
ại

tác động tiêu cực đến sự phát triển ngành hàng hoa Việt Nam.
1.2.1. Tình hình sản xuất hoa trên thế giới

ng

Tiêu dùng

- Liên minh châu Âu (EU), Bắc Mỹ và Nhận Bản hiện vẫn là các khu vực tiêu thụ

ườ

hoa cắt cành lớn nhất, mặc dù Trung Quốc cũng đang trở thành thị trường quan trọng. Chỉ
riêng 25 nước thuộc EU đã chi trung bình 13,7 tỷ USD/năm cho tiêu dùng hoa cắt cành,


Tr

chiếm trên 50% tổng mức tiêu dùng hoa thế giới. Nhật Bản có nhu cầu tiêu dùng 5,4 triệu
USD hoa cắt cành/năm (APEDA, 2000), Mỹ 5,5 tỷ (USDA, 2010).
- Tiêu dùng hoa cắt cành có xu hướng gia tăng ở một số nước Đông Âu,

Châu Á và Mỹ Latin. Trung Quốc nhanh chóng trở thành quốc gia có quy mô sản
xuất và tiêu dùng lớn nhất thế giới với mức tăng trưởng 15% mỗi năm. Ấn Độ,

SVTH: Đặng Thị Nguyên

15


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Văn Hòa

với 300 triệu dân thuộc tầng lớp trung lưu và khá giả, có mức tăng trưởng về tiêu
dùng hoa 40% mỗi năm.
Sản xuất

uế

Toàn cầu có 300.000 ha sản xuất hoa, phân bố trên 27 nước chủ yếu. EU chia sẻ
12%, trong khi các nước châu Á và Thái Bình Dương chiếm 70% diện tích này, trong đó

tế
H


Trung Quốc 40% , Ấn Độ 15% . Nhật Bản, Thái Lan và Đài Loan là những nước sản xuất

hoa quan trọng ở vùng này với tổng diện tích chiếm 10%. Mỹ 7%, Mexico 5%, Brazil 2%
và Colombia 2% là các nước sản xuất hoa chủ yếu ở châu Mỹ, chiếm tổng số 16% diện

h

tích hoa của thế giới (EC, 2010).

5%

2% 2%

12%

họ

7%

7%

cK

in

Diện tích trồng hoa trên Thế Giới

10%

EU

Trung Quốc
Ấn Độ
Nhật Bản-Thái-Đài Loan

40%

Mêxico
Brazil
Colombia
Khác

ng

Đ
ại

15%

Mỹ

Tr

ườ

Biểu đồ 1: Diện tích sản xuất Hoa của các nước trên thế giới năm 2010
Nguồn: lamdong.gov.vn

Chỉ 25 nước thuộc EU đã sản xuất 42% giá trị tổng sản lượng toàn cầu (8.634 tỷ

euro) trong đó, Hà Lan chiếm quá nửa. Mỹ sản xuất 6%, Nhật Bản 13%, Trung Quốc 7%,

Canada và Colombia mỗi nước 3% giá trị sản lượng toàn cầu.

SVTH: Đặng Thị Nguyên

16


×