Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Giải pháp phát triển kinh tế trang trại vùng cát nội đồng huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.29 KB, 75 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................................iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...........................................................................................v
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ........................................................................................ vii
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1

Ế

2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................1

U

3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................2

́H

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................3



PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI.4
1.1. Cơ sở lý luận về kinh tế trang trại .................................................................................. 4

H

1.1.1. Khái niệm trang trại, kinh tế trang trại ....................................................................... 4

IN



1.1.2. Vai trò của kinh tế trang trại trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông

K

nghiệp nông thôn ......................................................................................................................6
1.1.3. Đặc trưng của kinh tế trang trại ................................................................................... 7

̣C

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại ............................................ 7

O

1.1.5. Tiêu chí xác định kinh tế trang trại ............................................................................. 9

̣I H

1.1.6. Phân loại trang trại ...................................................................................................... 10

Đ
A

1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại ........................................................... 10
1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở một số nước trên thế giới ....................... 10
1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam ................................................. 11
1.2.2.1 Khía cạnh pháp lý về quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại ở Việt
Nam .......................................................................................................................................... 11
1.2.2.2. Thực tiễn phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam .............................................. 12
1.2.2.3. Phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thừa Thiên Huế ............................................. 16

1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế ......................................................................... 18
1.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh các yếu tố sản xuất ................................................................ 18
1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại ........................ 18
i


1.3.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế ..................................................................... 19
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI VÙNG
CÁT NỘI ĐỒNG HUYỆN QUẢNG ĐIỀN...............................................................20
2.1. Tổng quan tình hình kinh tế xã hội huyện Quảng Điền............................................. 20
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ....................................................................................................... 20
2.1.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................................ 20
2.1.1.2. Địa hình ..................................................................................................................... 21
2.1.1.3. Điều kiện khí hậu ..................................................................................................... 21

Ế

2.1.1.4. Thủy văn.................................................................................................................... 22

U

2.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên ............................................................................................ 23

́H

2.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội ............................................................................................. 27



2.1.2.1. Dân số và lao động................................................................................................... 27

2.1.2.2. Đặc điểm về kinh tế xã hội ..................................................................................... 28

H

2.1.3. Đánh giá chung về thuận lợi, khó khăn của vùng ................................................... 29

IN

2.1.3.1. Thuận lợi ................................................................................................................... 29
2.1.3.2. Khó khăn ................................................................................................................... 30

K

2.1.4. Tình hình phát triển nông nghiệp huyện Quảng Điền ............................................ 31

̣C

2.2. Đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế trang trại vùng cát nội đồng huyện Quảng

O

Điền ..........................................................................................................................................37

̣I H

2.2.1. Quá trình phát triển trang trại .................................................................................... 37
2.2.2. Tình hình sản xuất kinh doanh của các trang trại điều tra ..................................... 40

Đ
A


2.2.2.1. Chủ trang trại ............................................................................................................ 40
2.2.2.2. Quy mô đất đai ......................................................................................................... 41
2.2.2.3. Vốn sản xuất ............................................................................................................. 42
2.2.2.4. Lao động.................................................................................................................... 43
2.2.2.5. Cách thức tiếp cận thông tin ................................................................................... 44
2.2.2.6. Hiệu quả sản xuất kinh doanh ................................................................................ 44
2.3. Nhận diện thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế trang trại........ 48

ii


CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP VỀ ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TRANG TRẠI VÙNG CÁT NỘI ĐỒNG HUYỆN QUẢNG ĐIỀN .......................51
3.1. Mục tiêu phát triển kinh tế trang trại vùng cát nội đồng đến năm 2020 ..................51
3.1.1. Mục tiêu phát triển chung .......................................................................................... 51
3.1.2. Định hướng phát triển kinh tế trang trại trong thời gian tới .................................. 51
3.2. Các giải pháp cụ thể ....................................................................................................... 52
3.2.1. Quy hoạch vùng phát triển ......................................................................................... 52
3.2.2. Giải pháp về vốn đầu tư.............................................................................................. 53

Ế

3.2.3. Giải pháp kỹ thuật, công nghệ ................................................................................... 54

U

3.2.4. Phát triển nguồn nhân lực........................................................................................... 55

́H


3.2.5. Các giải pháp khác ...................................................................................................... 56



PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................57
3.1. Kết luận ............................................................................................................................ 57

H

3.2. Kiến nghị ......................................................................................................................... 58

IN

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................60

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

PHỤ LỤC .....................................................................................................................61

iii



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Kinh tế trang trại

CNH - HĐH

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CSHT

Cơ sở hạ tầng

ĐVT

Đơn vị tính

KH - CN

Khoa học công nghệ

KT - XH

Kinh tế xã hội

NN - PTNT

Nông nghiệp - Phát triển nông thôn

NQ - CP


Nghị quyết - Chính phủ

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

VCNĐ

Vùng cát nội đồng

H



́H

U

Ế

KTTT

Sản xuất kinh doanh

IN

SXKD

Trung ương


Đ
A

̣I H

O

̣C

K

TW

iv


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Số mẫu điều tra trang trại huyện Quảng Điền năm 2015..............................................2
Bảng 2: Số trang trại phân theo ngành hoạt động ....................................................................13
Bảng 3: Số trang trại phân theo địa phương .............................................................................14
Bảng 4: Tình hình trang trại kinh tế trang trại TT-Huế năm 2012 ...........................................17
Bảng 5: Tổng hợp các loại đất huyện Quảng Điền giai đoạn năm 2011-2013.........................24

U

Ế

Bảng 6: Tình hình dân số, nguồn nhân lực huyện Quảng Điền giai đoạn 2011-2013 .............27
Bảng 7: Tình hình phát triển nông nghiệp huyện Quảng Điền giai đoạn 2012-2014...............32


́H

Bảng 8: Vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phân theo ngành kinh tế ở huyện Quảng Điền,



giai đoạn 2010-2014 .................................................................................................................35
Bảng 9: Các loại hình trang trại VCNĐ huyện Quảng Điền giai đoạn 2011-2013 ..................37

H

Bảng 10: Thực trạng sản xuất của trang trại VCNĐ huyện Quảng Điền năm 2014 ................39

IN

Bảng 11: Thông tin chủ trang trại.............................................................................................40
Bảng 12: Tình hình sử dụng đất của các trang trại ...................................................................41

K

Bảng 13: Nguồn vốn của trang trại...........................................................................................42
Bảng 14: Số lượng máy móc trang trại.....................................................................................42

̣C

Bảng 15: Tình hình lao động các trang trại ..............................................................................43

O


Bảng 16: Nguồn thu thập thông tin kinh tế, kỹ thuật của trang trại .........................................44

̣I H

Bảng 17: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại năm 2014 .............................45

Đ
A

Bảng 18: Hiệu quả sản xuất kinh doanh bình quân trang trại ..................................................46

v


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Cơ cấu kinh tế huyện Quảng Điền giai đoạn 2011-2014........................................28
Biểu đồ 2: Tình hình phát triển nông nghiệp huyện Quảng Điền giai đoạn 2012-2014 .........33
Biểu đồ 3: Vốn phát triển CSHT huyện Quảng Điền, giai đoạn 2010-2014............................36
Biểu đồ 4: Tình hình xây dựng cơ bản và mua sắm trang thiết bị trang trại VCNĐ năm 2014

Đ
A

̣I H

O

̣C

K


IN

H



́H

U

Ế

..................................................................................................................................................40

vi


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Trong thời gian thực tập tại Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Quảng Điền, tôi
đã tiến hành nghiên cứu đề tài, lựa chọn và thực hiện đề tài “Giải pháp phát triển kinh
tế trang trại vùng cát nội đồng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm khóa
luận tốt nghiệp của mình.

Ế

Đề tài được thực hiện với mục tiêu cụ thể là nghiên cứu thực trạng phát triển kinh

U


tế trang trại vùng cát nội đồng huyện Quảng Điền, từ đó phát hiện những khó khăn, tồn

trại phát triển xứng với tiềm năng thực sự của vùng.

́H

tại và đề xuất những giải pháp thích hợp tháo gỡ khó khăn đó, thúc đẩy kinh tế trang



Dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu được thu thập từ các tài liệu, báo cáo của

quan, và website chính thống khác.

H

các phòng, ban, từ quá trình điều tra, xem xét và phân tích tài liệu trên sách, báo liên

IN

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng một số phương pháp như:

K

- Phương pháp thu thập thông tin

- Phương pháp xử lý số liệu bằng phần mềm excel

̣C


- Phương pháp phân tích số liệu gồm phương pháp thống kê mô tả, phương

O

pháp so sánh, phương pháp phân tích kinh tế

̣I H

Trên cơ sở phân tích số liệu thu thập được, luận văn đã đánh giá được thực trạng
phát triển kinh tế trang trại, làm cơ sở đề xuất những giải pháp thích hợp tháo gỡ khó

Đ
A

khăn, thúc đẩy kinh tế trang trại vùng cát nội đồng của huyện Quảng Điền trong thời
gian tới.

vii


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến trong nông nghiệp,
có hiệu quả cao được hình thành từ lâu ở nhiều quốc gia trên thế giới. Phát triển kinh
tế trang trại là bước tiến quan trọng của nền kinh tế hộ trong quá trình chuyển từ sản
xuất nhỏ, tự cấp, tự túc sang nền kinh tế thị trường; khơi dậy và phát huy những tiềm
năng sẵn có, thích hợp trong việc cơ giới hóa, công nghiệp hóa và áp dụng khoa học

U


Ế

tiên tiến vào sản xuất kinh doanh nông nghiệp.

́H

Được sự quan tâm và có nhiều chính sách khuyến khích của Trung ương và địa
phương, loại hình kinh tế trang trại ở nước ta ngày tăng nhanh về số lượng, hình thức



tổ chức sản xuất và cơ cấu thành phần chủ trang trại ngày càng đa dạng. Trong những
năm gần đây, huyện Quảng Điền đã có chủ trương giao đất cho các hộ gia đình ở vùng

H

rú cát để phát triển mô hình trang trại nhằm nâng cao khả năng và hiệu quả sử dụng

IN

đất đai vùng cát nội đồng cũng như tạo công ăn việc làm cho các hộ gia đình, thúc đẩy

K

kinh tế huyện nhà phát triển.

Tuy nhiên kinh tế trang trại ở vùng cát huyện Quảng Điền vẫn gặp không ít khó

̣C


khăn như quy hoạch sử dụng đất chưa hợp lý, thiếu vốn nên xây dựng cơ bản không

O

đồng bộ, chất lượng sản phẩm hàng hóa chưa cao, gặp khó khăn trong tổ chức liên kết

̣I H

sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật, tìm kiếm thị trường, định hướng đầu tư phát triển
kinh doanh.

Đ
A

Đề tài “Giải pháp phát triển kinh tế trang trại vùng cát nội đồng huyện

Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” được chọn lựa nhằm nghiên cứu thực trạng phát
triển kinh tế trang trại, làm cơ sở rút ra những giải pháp thích hợp tháo gỡ khó khăn,
thúc đẩy kinh tế trang trại vùng này phát triển hơn nữa, tương xứng với tiềm năng thực
sự của Quảng Điền.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở khoa học về phát triển kinh tế trang trại
- Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại vùng cát nội đồng trong thời
gian qua ở huyện Quảng Điền.
1


- Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và môi trường do các trang
trại mang lại, đồng thời phát hiện những tiềm năng chưa khai thác.

- Trên cơ sở lý thuyết, thực tiễn kiến nghị, đề xuất một số giải pháp nhằm phát
triển trang trại của vùng trong giai đoạn tới.
3. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp thu thập số liệu
* Số liệu thứ cấp: Thu thập từ các báo cáo kinh tế xã hội hằng năm, thông tin phản
ánh điều kiện tự nhiên, tình hình cơ bản của huyện, niên giám thống kê và các sách,

U

Ế

báo liên quan.

́H

* Số liệu sơ cấp:

Số liệu được khảo sát điều tra tại các trang trại vùng rú cát nội đồng thuộc 3 xã:



Quảng Lợi, Quảng Vinh, Quảng Thái.

- Dùng phiếu điều tra để thu thập dữ liệu cần thiết.

H

- Tổng số mẫu quan sát là 40.

IN


- Phương pháp lấy mẫu: Lấy mẫu ngẫu nhiên.

- Thời gian khảo sát, điều tra:Từ 01/04/2015 đến 20/04/2015.

K

- Thống kê mẫu điều tra theo khu vực địa giới hành chính:

̣C

Bảng 1: Số mẫu điều tra trang trại huyện Quảng Điền năm 2015

2

Đ
A

3

Số mẫu

Tỷ lệ (%)

Quảng Lợi

16

40


Quảng Vinh

13

32,5

Quảng Thái

11

27,5

TỔNG

40

100

̣I H

1



O

STT

Theo bảng, số mẫu điều tra tại mỗi xã dựa trên tỷ lệ số trang trại ở mỗi địa phương


so với tổng số trang trại. Tính đến thời điểm bắt đầu điều tra, xã Quảng Lợi có 33 trang
trại, xã Quảng Vinh có 26 trang trại, xã Quảng Thái có 22 trang trại.
 Phương pháp phân tích số liệu
- Thông tin định tính và định lượng được tiến hành tổng hợp từ các phiếu điều tra,
sắp xếp và sử dụng excel để xử lý, tổng hợp thành các bảng biểu theo các tiêu chí khác
nhau.
2


- Sau khi thu thập số liệu, dùng phương pháp phân tổ thống kê, tính toán các chỉ
tiêu phân tích hiệu quả kinh tế, các loại chỉ số tương đối, tuyệt đối, số bình quân.
- Dùng phương pháp so sánh để so sánh giữa các năm, giữa các loại hình sản xuất
trang trại… để đưa ra những nhận định.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Các loại hình trang trại trên vùng cát nội đồng huyện
Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ế

* Phạm vi nghiên cứu:

U

- Về nội dung: Đề tài đánh giá tình hình phát triển kinh tế trang trại vùng cát nội

́H

đồng huyện Quảng Điền về quy mô, kết quả và hiệu quả sản xuất, các yếu tố ảnh
hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại; đồng thời đề xuất




một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại tại vùng cát nội đồng căn cứ vào kết quả
phân tích được.

H

- Thời gian: Phân tích đánh giá số liệu thống kê, thu thập, đánh giá chủ yếu trong

IN

giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014. Ngoài ra một số phần trong bài còn sử dụng

K

thêm số liệu của 2010, 2011 để làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu.
5. Kết cấu đề tài

O

̣C

Phần I: Đặt vấn đề

̣I H

Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế trang trại

Đ

A

Chương II: Thực trạng phát triển kinh tế trang trại vùng cát nội đồng huyện
Quảng Điền

Chương III: Một số định hướng và giải pháp

Phần III: Kết luận và kiến nghị

3


PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI
1.1. Cơ sở lý luận về kinh tế trang trại
1.1.1. Khái niệm trang trại, kinh tế trang trại
Về thực chất “trang trại” và “kinh tế trang trại” là hai khái niệm khác nhau,
không đồng nhất với nhau.

Ế

Khi chúng ta nói đến “trang trại” tức là nói đến những cơ sở sản xuất kinh doanh

U

nông nghiệp của một loại hình tổ chức sản xuất nhất định theo nghĩa rộng bao gồm cả

́H

hoạt động xã hội kinh doanh trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi

trồng thủy sản…bản thân cụm từ “trang trại” là đề cập đến tổng thể những mối quan



hệ kinh tế- xã hội, môi trường nảy sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
của các trang trại, quan hệ giữa các trang trại với nhau, giữa trang trại với các tổ chức

H

kinh tế khác, với Nhà nước, với thị trường, với môi trường sinh thái tự nhiên.

IN

Khi nói đến “kinh tế trang trại” là nói đến mặt “kinh tế” của trang trại. Ngoài ra

K

kinh tế còn có thể nhìn nhận trang trại từ phía xã hội và môi trường. Tuy nhiên, trong
nghiên cứu và quản lý người ta thường chỉ chú trọng đến kinh tế trang trại mà ít chú ý

̣C

đến nội dung xã hội và môi trường trang trại. Cho nên, khi nói “kinh tế trang trại”

O

thường gọi tắt là “trang trại”, vì mặt kinh tế là mặt cơ bản chứa đựng những nội dung

̣I H


cốt lõi. Vì vậy, trong một số trường hợp, “trang trại” và “kinh tế trang trại” có thể
dùng thay thế cho nhau, mà ý nghĩa của câu văn, câu nói không bị thay đổi.

Đ
A

Do cách tiếp cận và phân tích đánh giá khác nhau nên có rất nhiều quan điểm

khác nhau về khái niệm trang trại và kinh tế trang trại.
Theo GS.TS Nguyễn Thế Nhã “Trang trại là một loại hình tổ chức sản xuất cơ

sở trong nông, lâm, thủy sản có mục đích chính là sản xuất hàng hóa, có tư liệu sản
xuất độc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một chủ độc lâp, sản xuất được tiến
hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất tiến bộ và trình độ kĩ thuật cao,
hoạt động tự chủ luôn gắn với thị trường”.

4


Còn theo Th.s Nguyễn Phượng Vỹ “trang trại là một hình thức tổ chức kinh tế
trong nông, lâm, ngư nghiệp, phổ biến được hình thành trên cơ sở kinh tế nông hộ
nhưng mang tính sản xuất hàng hóa”
Theo Nghị quyết TW số 06/NQ-TW ngày 10/11/1998 đã xác định: “…trang trại
gia đình thực chất là kinh tế hộ sản xuất hàng hóa với quy mô lớn hơn, sử dụng lao
động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất, kinh doanh có hiệu quả”
Cũng như khái niệm về “trang trại”, trong thời gian qua có nhiều nhà nghiên cứu

Ế

và đưa ra các quan điểm khác nhau về “kinh tế trang trại”.


U

PGS.TS Lê Trọng cho rằng: “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức kinh tế cơ

́H

sở, là doanh nghiệp tổ chức sản xuất trực tiếp sản xuất ra nông - sản phẩm hàng hóa
dựa trên cơ sở hợp tác và phân công lao động xã hội, được chủ trang trại đầu tư vốn,



thuê mướn phần lớn hoặc hầu hết sức lao động và trang thiết bị tư liệu sản xuất để
hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của thị trường, được nhà nước bảo hộ theo luật

H

định”.

IN

Theo GS.TS Nguyễn Đình Hương: “kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức

K

cơ sở trong nông, lâm, ngư nghiệp, mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hóa, tư liệu sản
xuất thuộc quyền sỡ hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập, sản xuất

O


̣C

được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất tập trung đủ lớn với cách

̣I H

thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với
thị trường”

Đ
A

Theo quan điểm của Nghị Quyết 03/2000 NQ-CP về việc khuyến khích phát triển
kinh tế trang trại cho rằng “Bản chất của kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản
xuất hàng hóa trong nông nghiệp nông thôn chủ yếu dựa vào kinh tế hộ gia đình”.
Mỗi quan điểm đều có cách nhìn nhận khác nhau, nhưng có thể hiểu chung quy
lại kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, lâm
nghiệp và nuôi trồng thủy sản với quy mô về đất đai, vốn, lao động, giống cây trồng và
vật nuôi, giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản phải lớn, hiệu quả cao và thu nhập vượt
trội so với kinh tế hộ.

5


Kinh tế trang trại là tổng hợp các yếu tố sản xuất kinh doanh và các mối quan hệ
kinh tế nảy sinh trong quá trình hoạt động của trang trại, còn trang trại là nơi diễn ra
các hoạt động và các mối quan hệ đó.
1.1.2. Vai trò của kinh tế trang trại trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp nông thôn
Sự hình thành trang trại là kết quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất công nghiệp. Công nghiệp phát triển tạo ra

Ế

nhiều sản phẩm mới phục vụ cho nông nghiệp, nhưng với một nền nông nghiệp kém

U

phát triển thì không đủ điều kiện ứng dụng những thành quả của công nghiệp phát

́H

triển cũng như không đáp ứng đủ nhu cầu nông sản hàng hóa cho một xã hội đi lên bởi
sự kích thích của công nghiệp. Phát triển kinh tế trang trại tạo ra điều kiện và động lực



thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa
nhanh hơn, hiệu quả hơn, mà chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất công

H

nghiệp là nội dung chủ yếu của quá trình công nghiệp hóa ở nước ta.

IN

Mô hình kinh tế trang trại với lợi thế về quy mô lớn của diện tích đất và vốn sản

K


xuất sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát huy ưu thế phân công lao động cả chiều
rộng lẫn chiều sâu, cải thiện, nâng sao năng suất lao động; áp dụng các công nghệ mới,

O

̣C

cơ giới hóa, thâm canh tăng năng suất đất; đồng thời gắn với bảo vệ môi trường, không

̣I H

phá rừng. Do đó nông nghiệp mới duy trì được sức mạnh cạnh tranh của mình khi hội
nhập với nền nông nghiệp thế giới.

Đ
A

Kinh tế trang trại với quy mô sản xuất lớn tập trung sẽ dễ thực hiện quy hoạch
phân vùng chuyên môn hóa sản xuất theo lợi thế so sánh, tạo ra sự đồng nhất về chất
lượng sản phẩm, tạo thương hiệu riêng cho sản phẩm của trang trại hay của vùng. Yêu
cầu của thị trường trong nước và thế giới ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng sản
phẩm, tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm và nguồn gốc uy tín của nhà sản xuất, điều này
chỉ có sản xuất theo quy mô lớn như trang trại thì mới có khả năng đáp ứng. Như vậy,
phát triển kinh tế trang trại sẽ thúc đẩy quá trình cơ giới hóa nông nghiệp đồng thời
kích thích các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp cung cấp đầu vào cho nông
nghiệp và các ngành dịch vụ phát triển do đó thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện
đại hóa nông nghiệp nông thôn ở nước ta.
6



1.1.3. Đặc trưng của kinh tế trang trại
Mục đích sản xuất của trang trại là sản xuất hàng hóa. Đây là đặc điểm cơ bản
của trang trại trong điều kiện kinh tế thị trường.
Tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ
độc lập.
Các yếu tố sản xuất như đất đai và tiền vốn được tập trung với quy mô nhất định
theo yêu cầu phát triển của sản xuất hàng hóa.

Ế

Cách tổ chức và quản lý đi dần vào phương thức kinh doanh, nhưng mang tính

U

chất gọn nhẹ, vừa mang tính gia đình vừa mang tính doanh nghiệp.

́H

Chủ trang trại là người có ý chí, năng lực tổ chức quản lý, có kiến thức và kinh
ngiệm sản xuất nông nghiệp và có hiểu biết nhất định về kinh doanh, về thị trường.
 Yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất



1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại

H

Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp của các yếu tố đầu vào theo các cách thức


IN

nhất định để tạo ra các đầu vào theo nhu cầu xã hội.

K

Đất đai là yếu tố sản xuất, không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với nông nghiệp
mà còn quan trọng đối với sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Đất đai là yếu tố cố định,

O

̣C

lại bị giới hạn bởi quy mô nên người ta cần phải đầu tư thêm vốn, lao động trên một

̣I H

đơn vị diện tích nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai. Do vậy, để hình thành trang
traị cần phải có quỹ đất cần thiết để phát triển trang trại. Để làm được điều này, Nhà

Đ
A

nước phải đưa ra được những chính sách về đất đai phù hợp để chủ trang trại yên tâm
sản xuất trên thửa đất được giao.
Theo Nghị quyết số 03/NQ-CP ngày 02/02/2000 thì hộ gia đình có nhu cầu và

khả năng sử dụng đất để phát triển trang trại được nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất
và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thẩm quyền giao đất cho thuê, được
áp dụng theo quy định tại Nghị định só 85/NĐ-CP ngày 28/08/1999 của Chính phủ về

sửa đổi bổ sung một số quy định về giao đất nông nghiệp cho một số hộ gia đình, các
nhân sử dụng ổn định lâu dài và Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của
Chính phủ về giao đất, cho thuế đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử
dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.
7


Lực lượng lao động là yếu tố đặc biệt quan trọng của quá trình sản xuất. Mọi
hoạt động sản xuất đều do lao động của con người quyết định, nhất là người lao động
có kỹ thuật, kinh nghiệm và kỹ năng lao động. Do đó, chất lượng lao động quyết định
kết quả và hiệu quả sản xuất. Bởi vậy, để phát triển trang trại, trước hết chủ trang trại
phải là người có khát khao, ý chí làm giàu, có kinh nghiệm từ sản xuất nông, lâm
nghiệp và thủy sản và là người sử dụng có hiệu quả từu nguồn lao động gia đình cũng
như lao động thuê mướn bên ngoài. Bên cạnh đó, Nhà nước cần khuyến khích và tạo

Ế

điều kiện hỗ trợ để các chủ trang trại mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tạo được

U

nhiều việc làm cho người lao động trong nông thôn. Ưu tiên sử dụng lao động của hộ

́H

nông dân không đất, thiếu đất sản xuất nông nghiệp, hộ nghèo thiếu việc làm. Chủ
trang trại được thuê lao động không hạn chế số lượng, trả công lao động trên cơ sở




thỏa thuận với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
Để kinh tế trang trại phát triển một cách bền vững, ngoài việc giao đất lâu năm

H

cho các hộ trang trại yên tâm sản xuất thì Nhà nước cũng như các địa phương cần

IN

thường xuyên mở các lớp đào tạo ngắn hạn hoặc trung hạn cho chủ trang trại nhằm

K

nâng cao trình độ kiến thức.

Vốn sản xuất là những tư liệu như máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, kho

O

̣C

tàng, kết cấu hạ tầng và kỹ thuật… vốn là yếu tố vô cũng quan trọng, trong điều kiện

̣I H

năng suất lao động không đổi thì tăng tổng số vốn sẽ dẫn đến tăng thêm giá trị sản
lượng hàng hóa. Tất nhiên trong thực tế sự tăng thêm giá trị sản lượng hàng hóa còn

Đ
A


phụ thuộc nhiều vào yếu tố khác nữa, chẳng hạn chất lượng lao động, trình độ kỹ
thuật. Đặc biệt đối với phát triển trang trại, vốn là nhân tố quyết định tới việc hình
thành và phát triển kinh tế trang trại.
Khoa học và công nghệ là yếu tố sản xuất quan trọng, nó quyết định sự thay đổi
năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, đây là một trong những yếu tố có vai trò
quan trọng và đối với một nền sản xuất hàng hóa với quy mô lớn trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế. Bởi vì, chỉ có ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại
vào sản xuất mới giảm được giá thành để cạnh tranh với hàng hóa của các nước trên
thế giới.

8


Ngoài ra, còn rất nhiều yếu tố khác tác động tới phát triển kinh tế trang trại như
quy mô sản xuất, các hình thức tổ chức tối ưu, mối quan hệ cân đối tác động qua lại
lẫn nhau giữa các ngành, các thành phần kinh tế, quan hệ cung cầu và thị trường tiêu
thụ sản phẩm...Đối với phát triển trang trại, đế sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ được,
ngoài việc phải nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã thì vấn đề cơ sở hạ tầng giao
thông cũng phải được nâng cao, bên cạnh đó Nhà nước cũng cần hỗ trợ việc đầu tư
nâng cấp mở rộng và xây dựng mới các cơ sở công nghiệp chế biến ở các cùng tập

Ế

trung chuyên canh, hưỡng dẫn việc ký kết hợp đồng cung ứng vật tư và tiêu thụ nông

U

sản. Kinh tế trang trại phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa ngày càng lớn và gắn


dạng nguyên, thô, giá cả bấp bênh, không ổn định.



 Các yếu tố phi kinh tế

́H

với thị trường. Tuy nhiên, sản phẩm hàng hóa của các trang trại chủ yếu tiêu thụ ở

Ngoài các yếu tố kể trên, để phát triển kinh tế trang trại thì yếu tố thể chế chính

H

trị, đường lối phát triển kinh tế, đặc điểm dân tộc, tôn giáo, văn hóa ở mỗi cũng sẽ có

IN

tác động không nhỏ đến tập quán sản xuất hướng đến phát triển sản xuất hàng hóa có

K

sự khác nhau.

1.1.5. Tiêu chí xác định kinh tế trang trại

O

̣C


Theo Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ban hành ngày 13 tháng 4 năm 2011,

̣I H

quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Cá nhân, hộ gia
đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản đạt tiêu chuẩn kinh tế

Đ
A

trang trại phải thỏa mãn điều kiện sau:
a. Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, sản xuất tổng hợp phải đạt:
(1) Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu:
- 3,1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long;
- 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại.
(2) Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm.
b. Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1 tỷ đồng/năm
trở lên;
c. Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 ha và giá trị sản
lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên.
9


1.1.6. Phân loại trang trại
a. Các trang trại được xác định theo lĩnh vực sản xuất như sau:
(1) Trang trại trồng trọt: là các trang trại trông cây hằng năm, trồng cây lâu năm.
(2) Trang trại chăn nuôi: là các trang trại hoạt động chăn nuôi đại gia súc: trâu,
bò,v.v..; chăn nuôi gia súc: lợn, dê,v.v..; chăn nuôi gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng,v.v..
(3) Trang trại lâm nghiệp;
(4) Trang trại nuôi trồng thủy sản;


Ế

(5) Trang trại tổng hợp;

U

b. Trang trại chuyên ngành (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản) là

́H

trang trại có tỷ trọng giá trị sản lượng nông sản hàng hóa của ngành chiếm trên 50% cơ
cấu giá trị sản lượng nông sản hàng hóa của trang trại trong năm. Trường hợp không



có ngành nào chiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản lượng hàng hóa thì được gọi là trang
trại tổng hợp.

H

1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại

IN

1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở một số nước trên thế giới

K

Trên thế giới kinh tế trang trại xuất hiện từ cuối thế kỷ thứ XVII đầu thế kỉ

XVIII, trải qua vài thế kỉ tồn tại và phát triển kinh tế trang trại được khẳng định là mô

O

̣C

hình kinh tế phù hợp đạt hiệu quả cao trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp, ở mỗi khu

̣I H

vực, mối quốc gia đều có điều kiện tự nhiên khác nhau, phong tục tập quán khác nhau
cho nên có các mô hình trang trại khác nhau.

Đ
A

Kinh tế trang trại đóng góp quan trọng trong nền kinh tế của các quốc gia. Ở Mỹ,
trang trại gia đình chiếm 65% diện tích đất nông nghiệp và 70% giá trị sản lượng nông
nghiệp. Có 2,2 triệu trang trại sản xuất hơn 50% sản lượng bắp và đậu nành trên tòan
thế giới.
Ở Pháp, với 98.000 trang trại đã sản xuất khối lượng nông sản gấp đôi so với nhu
cầu trong nước.
Ở Hà Lan, với 1500 trang trại chuyên trồng hoa hàng năm sản xuất 7 tỷ bông hoa
và 600 triệu chậu hoa, trong đó có 70% dành cho xuất khẩu.
Ở Nhật Bản, với 4 triệu lao động ở trang trại (3,7% dân số) đảm bảo lương thực
thực phẩm cho 125 triệu người. Các trang trại có sự chuyển dịch từ thuần nông sang
10


sản xuất kiêm luôn chế biến sản phẩm trực tiếp thu được tại trang trại, vừa không lo

lắng về vấn đề tiêu thụ, vừa tạo thương hiệu cho trang trại mình. Các trang trại khép
kín chiếm gần 80% tổng số trang trại.
Ở Malaysia, đất nước nổi tiếng với cọ dầu,mỗi năm các trang trại sản xuất 4 triệu
tấn (75% sản lượng cọ dầu quốc gia).
Năng suất lao động của các trang trại ở các nước phát triển rất cao. Sản lượng
của một lao động nông nghiệp ở Nhật nuôi được 20 người, ở Ý 25 người, Uc 35 người,

U

1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam

Ế

Canada 35 người, Hà Lan 60 người, Mỹ 80 người, Anh 95 người, Bỉ 100 người.

́H

1.2.2.1 Khía cạnh pháp lý về quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại
ở Việt Nam



1) Ngày 02 tháng 02 năm 2000 nhận thức được tầm quan trọng của kinh tế trang
trại trong công cuộc phát triển nông nghiệp, phát triển đất nước chính phủ đã ra nghị

H

quyết chính phủ về kinh tế trang trại Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP để qua đó:

IN


a) Thống nhất nhận thức về tính chất và vị trí của kinh tế trang trại:

K

- Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp,
nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả

O

̣C

sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, gắn sản

̣I H

xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thủy sản.
- Phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ

Đ
A

thuật, kinh nghiệm quản lý góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, tạo việc làm,
tăng thu nhập, khuyến khích làm giàu đi đôi với xóa đói giảm nghèo, phân bổ lại lao
động, dân cư, xây dựng nông thôn mới.
- Quá trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất hình thành các trang trại gắn liền với
quá tình phân công lại lao động ở nông thôn, từng bước chuyển dịch lao động nông
nghiệp sang làm cho các ngành phi nông nghiệp, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa
trong nông nghiệp và nông thôn.
b) Định hướng chính sách cụ thể như: Chính sách đất đai; Chính sách thuế,

Chính sách đầu tư, tín dụng; Chính sách lao động, Chính sách khoa học, môi trường;
Chính sách thị trường; Chính sách bảo hộ tài sản đã đầu tư của trang trại.
11


2) Tiếp đó là thông tư số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK ban hành ngày 23 tháng 6
năm 2000, thông tư liên tịch hướng dẫn tiêu chí xác định kinh tế trang trại.
3) Thông tư số 82/2000/TT-BTC ban hành ngày 14 tháng 08 năm 2000 hướng
dẫn chính sách tài chính nhằm phát triển kinh tế trang trại tuy nhiên nội dung chỉ mang
tính chất định hướng, để sáp dụng cần có hướng dẫn cụ thể của từng địa phương.
4) Thông tư số 62/2000/TTLT/BNN-TCTK ngày 20 tháng 05 năm 2003 thông
tư liên tịch hướng dẫn tiêu chí xác định kinh tế trang trại.

Ế

5) Thông tư 74/2003/TT-BNN ngày 04 tháng 07 năm 2003 ban hành sửa đổi bổ

́H

năm 2000 hướng dẫn tiêu chí xác định kinh tế trang trại.

U

sung Mục III của thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK ngày 23 tháng 06

6) Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ban hành ngày 13 tháng 4 năm 2011,



quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại (thay thế Thông

tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK ngày 13/06/2000 của Bộ Nông Nghiệp và

H

Phát triển nông thôn và Tổng cục Thống kê về hướng dẫn tiêu chí xác định kinh tế

IN

trang trại và Thông tư số 74/2003/TT-BNN ngày 4/7/2003 của Bộ Nông nghiệp và

K

Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung mục III của Thông tư liên tịch số
69/2000/TTLT/BNN-TCTK).

O

̣C

Ngoài ra các tỉnh tùy theo tình hình cụ thể từng địaphương mà đưa ra các nghị

̣I H

quyết và chính sách để cụ thể hóa chính sách trung ương.
Ví dụ: Nghị quyết số 15e-NQ/HU ngày 24 tháng 10 năm 2007 của Huyện ủy

Đ
A

Quảng Điền về phát triển kinh tế trang trại thời kỳ 2007 - 2010 và định hướng đến

2015; Đề án số 308/ĐA-UBND ngày 22 tháng 12 năm 2007 của UBND huyện Quảng
Điền về phát triển kinh tế trang trại đến 2010 và định hướng đến 2015.
1.2.2.2. Thực tiễn phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam
Ngày 13 tháng 04 năm 2011, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban
hành thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy
chứng nhận kinh tế trang trại. Theo tiêu chí mới này, số lượng trang trại ở nước ta
giảm mạnh từ 145.880 trang trại vào năm 2010 xuống còn 20.078 trang trại vào năm
2011.

12


Thông tư số 27 cùng với các chính sách về nông nghiệp là phương tiện quan
trọng giúp các chủ trang trại được hưởng nhiều ưu đãi của Nhà nước trong phát triển
kinh tế nhất là có thể vay vốn theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 04
năm 2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông
thôn. Khi được cấp GCNKTTT, các chủ trang trại còn được hưởng chính sách ưu đãi
về đất đai, thuế, lao động, khoa học công nghệ, bảo hộ đầu tư...từ đó tạo sự chuyển
biến, bứt phá trong khu vực kinh tế nông thôn, nâng cao sức cạnh tranh hàng hoá nông
sản, đem lại hiệu quả thiết thực cho người nông dân.

U

Ế

Theo thống kê sơ bộ, năm 2013, trên địa bàn cả nước có khoảng 23.774 trang

́H

trại, chủ yếu là nhỏ và vừa (tính theo tiêu chí mới của Thông tư số 27/2011/TTBNNPTNT, năm 2011). So với năm 2010 tăng 3.696 trang trại (+18,41%), trong đó




chăn nuôi có 9.206 trang trại, chiếm 38,77%; nuôi trồng thủy sản có 4.690 trang trại,
chiếm 19,75%, và các loại trang trại khác (bao gồm trang trại lâm nghiệp và trang trại

H

tổng hợp) có 1.133 trang trại, chiếm 4,77%.

IN

Số lượng trang trại tăng nhanh ở tất cả các cùng trong cả nước. Đồng bằng sông
Cửu Long và Đông Nam bộ là những vùng tập trung số lượng trang trại nhiều nhất với

K

12.331 trang trại, chiếm 51,97% tổng số trang trại trong cả nước. Trung du và miền

̣C

núi phía Bắc có số trang trại ít nhất, với 1.120 trang trại, chiếm tỷ lệ 4,72%. Ở khu vực

O

này, trang trại chăn nuôi chiếm đa số.

̣I H

Bảng 2: Số trang trại phân theo ngành hoạt động


Đ
A

Loại hình trang trại
Tổng số

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

So sánh (%)
2013/2011

145.880

20.078

22.655

23.774

118,41

TT trồng cây hàng năm

42.613

2.587

7.018


0

0

TT trồng cây lâu năm

25.655

6.048

10.478

0

0

TT chăn nuôi

23.558

6.267

8.133

9.206

146,90

TT nuôi trồng thuỷ sản


37.142

4.440

4.720

4.690

105,63

TT trồng trọt

0

0

8.861

8.745

0

TT khác

0

736

941


1.133

153,94

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

13


Năm 2010

CẢ NƯỚC

Năm 2011

145.880

Đồng bằng sông Hồng

118,40

3.512

4.472

5.197

147,98

593


929

1.120

188,87

1.750

2.266

2.450

140

591

20

40

42

210

8.932

2.528

2.622


2.676

105,85

15.945

5.389

5.474

5.565

103,27

69.830

6.306

6.892

6.766

107,29

H

IN
K


Tây Nguyên

̣C

Đông Nam Bộ

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Đ

A

̣I H

O

Đồng bằng sông Cửu Long

2013/2010

23.774

21.491

Thừa Thiên Huế

So sánh (%)

22.655


6.108

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

Năm 2013

20.078

23.574

Trung du và miền núi phía Bắc

Năm 2012


́H

Địa phương

U

Ế

Bảng 3: Số trang trại phân theo địa phương

14


Các trang trại trong cả nước đã tạo công ăn, việc làm thường xuyên cho gần 100
nghìn lao động và rất nhiều lao động có tính thời vụ, tạm thời ở các địa phương, KTTT

cũng đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Năm 2011, tổng
thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản của các trang trại đạt gần 39 nghìn tỷ
đồng (chiếm khoảng 6% giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản), bình quân
1,943 tỷ đồng một trang trại. Điểm đáng chú ý, tuy vùng trung du miền núi phía Bắc
có số trang trại thấp nhất, nhưng tổng thu sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản bình

Ế

quân một trang trại ở vùng này lại cao nhất, bình quân 2,868 tỷ đồng, tiếp đến là đồng

U

bằng sông Hồng, với 2,519 tỷ đồng, đồng bằng sông Cửu Long là 1,54 tỷ đồng và thấp

́H

nhất là Tây Nguyên, với 1,315 tỷ đồng. Một kết quả tích cực khác, đó là trong tổng giá
trị sản phẩm và dịch vụ, tỷ suất sản phẩm hàng hoá do các trang trại bán ra chiếm tới



98,1%. Như vậy, kinh tế trang trại là một trong những mô hình sản xuất thúc đẩy sản
xuất nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hoá lớn.

H

Năm 2014, mức vốn đầu tư cao nhất trên một trang trại là 2 tỷ đồng, thấp nhất là

IN


2,7 triệu đồng, bình quân là 128 triệu đồng. Lao động bình quân cho một trang trại là 4

K

người. Lao động gia đình vẫn giữ vai trò quan trọng trong số lao động chính của trang
trại. Phần lớn có thuê mướn lao động thường xuyên hoặc thời vụ (92%). (Báo kinh tế

O

̣C

nông thôn ngày 16 tháng 1 năm 2015).

̣I H

Và cũng dễ nhận ra một điều rằng KTTT phát triển đã thu hút một khối lượng lớn
tiền vốn trong dân khi họ đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. Mô hình này đã tạo thêm

Đ
A

việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, mở ra xu hướng hợp tác và phát
triển trong sản xuất, kinh doanh... Sự phát triển của KTTT đã dẫn đến nhu cầu hợp tác
giữa các chủ trang trại, trong đó có việc hình thành các câu lạc bộ trang trại.
KTTT đã góp một phần rất lớn vào quá trình tăng trưởng GDP bình quân hằng
năm của tỉnh Quảng Nam. Thống kê chưa đầy đủ, năm 2006, giá trị hàng hoá và dịch
vụ từ kinh tế trang trại đạt gần 100 tỷ đồng, gấp 25 lần so với năm 2000. Trên địa bàn
các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam hiện có 385 trang trại (theo tiêu chí cũ), với diện
tích là 6.460 ha và diện tích cải tạo vườn tạp 5.090 ha, diện tích mở rộng vườn đồi
8.754 ha, nhiều mô hình kinh tế có giá trị hiệu quả kinh tế cao với doanh thu hàng năm

từ 100-300 triệu đồng, đã đóng góp rất lớn trong việc giải quyết việc làm, tăng thu
15


nhập cho người lao động, nếu năm 2000, tổng vốn đầu tư cho kinh tế trang trại chỉ gần
11 tỷ đồng thì nay đã là 105 tỷ đồng; bình quân mỗi trang trại có mức đầu tư hơn 110
triệu đồng.
Tại trang web tỉnh Bình phước, hiện nay toàn tỉnh có 5.657 trang trại (theo tiêu
chí cũ), tổng số lao động các trang trại là 19.351 người. Tổng doanh thu của kinh tế
trang trại năm 2010 là 875,5 tỷ đồng.
Kinh tế trang trại đang có đóng góp ngày càng tích cực cho kinh tế nông thôn, tạo

Ế

công ăn việc làm. Sự hiệu quả của kinh tế trang trại sẽ cung cấp đầu vào cho một số

U

ngành công nghiệp chế biếnvới khối lượng hàng hóa lớn, giúp giữ giá tiêu dùng ổn

́H

định nên không gây áp lực tăng giá đầu vào, góp phần tạo thuận lợi cho công nghiệp
tăng trưởng và phát triển.



Tuy kinh tế trang trại đã có bước phát triển nhanh, nhưng vẫn còn những tồn tại
cần sớm được khắc phục. Sự tham gia của các thành phần kinh tế, nhất là thành phần


H

kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chưa nhiều. Hầu hết các trang trại có quy mô diện

IN

tích dưới mức hạn điền, có nguồn gốc đa dạng, đã gây không ít những bất cập trong

K

việc quản lý, sử dụng diện tích đất để phát triển kinh tế trang trại. Tiền công lao động
của lực lượng làm thuê chỉ được thực hiện theo hình thức thoả thuận giữa hai bên,

O

̣C

chưa thực sự tạo sự ổn định về giải quyết việc làm. Hầu hết vốn đầu tư là vốn tự có và

̣I H

vốn vay của cộng đồng. Vốn vay của các tổ chức tín dụng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ.
Nhiều địa phương có kinh tế trang trại chưa làm tốt công tác quy hoạch sản xuất, hệ

Đ
A

thống thuỷ lợi, điện, thị trường… làm cho không ít trang trại gặp khó khăn trong quá
trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
1.2.2.3. Phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Sau nhiều năm thực hiện Nghị quyết 03/NQ-CP của Chính phủ, KTTT ở Thừa
Thiên - Huế bước đầu phát triển, thể hiện vai trò tích cực trong việc phát huy nội lực
khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, nhiều nông
dân đã đổi đời, có việc làm, tăng thu nhập.
Năm 2012, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 478 hộ đăng kí sản xuất theo mô hình
kinh tế trang trại sản xuất nông, lâm, thủy sản và kinh doanh tổng hợp, nhưng chỉ có
40 trang trại đạt chuẩn theo tiêu chí (theo Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ban
16


hành ngày 13 tháng 4 năm 2011). Giá trị thu từ nông, lâm, thủy sản đạt gần 78,605 tỷ
đồng. Diện tích đất trang trại đang sử dụng là gần 800 ha.
Về cơ cấu trang trại,trang trại chăn nuôi chiếm hơn 52%, kế tiếp là trang trại nuôi
trồng thủy sản là 35%. Điều này thể hiện lợi thế về điều kiện tự nhiên của Thừa Thiên
Huế với vùng đầm phá và cát ven biển rộng lớn, có nhiều tiềm năng để phát triển các
loại hình chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản
Từ khi người dân chủ động phát triển KTTT, nhiều vùng đất hoang hóa, bạc màu

Ế

ở vùng cát, gò đồi đã được khai hoang, phục hóa để trồng trọt, chăn nuôi. Cùng với

U

việc vận động nhân dân đến vùng cát khai hoang, lập trang trại, các tiến bộ khoa học

́H

kỹ thuật, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi thích hợp trên vùng cát được ứng dụng.
Bảng 4: Tình hình trang trại kinh tế trang trại TT-Huế năm 2012

Đơn vị tính

Số lượng trang trại

40

100

21

52,50

04

10,00

14

35,00

01

2,50

797

100

66


8,28

620

77,79

95

11,92

16

2,01

78.605

100

Chăn nuôi

41.084

52,27

Lâm nghiệp

9.322

11,86


27.469

34,94

730

0,93

IN

Trang trại lâm nghiêp

̣C

Trang trại tổng hợp

K

Trang trại NTTS

Ha

O

Đất sử dụng của trang trại

̣I H

Đất sản xuất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp


Đ
A

Đất NTTS
Đất khác

3

Cơ cấu

Trang trại

Trang trại chăn nuôi

2

Số lượng



1

Chỉ tiêu

H

STT

Giá trị sản xuất


Nuôi trồng thủy sản
Kinh doanh tổng hợp

Triệu đồng

(Nguồn:Trang Web Sở NN và PTNT Thừa Thiên Huế)

17


Tuy nhiên, để phát triển KTTT, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng còn gặp rất nhiều khó
khăn. Đa số chủ trang trại có trình độ học vấn thấp, đại bộ phận chưa qua đào tạo nên
lúng túng trước cơ chế thị trường, việc điều hành tổ chức sản xuất, kinh doanh chủ yếu
dưa vào kinh nghiệm và sự nhiệt tình của chủ trang trại nên chất lượng sản xuất - kinh
doanh trang trại chưa cao và thiếu bền vững. Lao động làm việc trong các trang trại
chưa qua đào tạo nghề. Lực lượng lao động thuê ngoài là lao động phổ thông, trong đó
tỷ lệ chưa qua đào tạo chiếm 95%. Còn 5% có tay nghề về cơ khí, vận hành và điều

Ế

khiển máy móc trong tổng số lao động của trang trại.Trang trại đầu tư thiếu định

U

hướng, nhiều trang trại tập trung sản xuất, chưa chú trọng khâu chế biến và thị trường

1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế




bấp bênh, nhiều khi còn bị các lái buôn ép giá.

́H

tiêu thụ. Các chủ trang trại chưa liên kết được với các doanh nghiệp, cho nên đầu ra

- Đất đai bình quân một trang trại

H

1.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh các yếu tố sản xuất

IN

- Vốn sản xuất bình quân một trang trại

K

- Lao động bình quân một trang trại

1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại

O

̣C

- Tổng doanh thu (TR) của trang trại: là tổng giá trị bằng tiền của các loại sản

̣I H


phẩm sản xuất ra ở trang trại, bao gồm phần giá trị để lại tiêu dùng (tiêu dùng cho sinh
hoạt và tiêu dùng cho tái sản xuất) và sản phẩm bán ra trên thị trường.

Đ
A

- Tổng chi phí (TC): là toàn bộ các khoản chi phí vật chất, bao gồm các khoản
chi phí nguyên vật liệu, giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, lao động, khấu hao tài
sản, thuế, lãi vay và các dịch vụ khác.
- Tổng lợi nhuận (Pr): là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cho các ngành sản
xuất tạo ra trong một năm hay một chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Lợi nhuận được tính thao công thức: Pr = TR – TC
Trong đó:
* Pr: lợi nhuận
* TR: tổng doanh thu
* TC: tổng chi phí
18


×