Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Đánh giá tình hình kinh doanh và quy trình sản xuất sản phẩm hương sạch – hương bài của công ty TNHH MTV tân nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (731.02 KB, 81 trang )

in

h

tế
H

uế

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
∙∙∙∙∙∙∙∙∙

cK

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đ
ại

họ

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KINH DOANH VÀ QUY TRÌNH
SẢN XUẤT SẢN PHẨM HƯƠNG SẠCH – HƯƠNG BÀI
CỦA CÔNG TY TNHH MTV TÂN NGUYÊN

Giảng viên hướng dẫn:
ThS. Nguyễn Thùy Linh

Tr



ườ

ng

Sinh viên thực hiện:
Ngô Phan Anh Nhật
Lớp: K45 KTTN&MT
Niên khóa: 2011 - 2015

Huế, tháng 5 năm 2015


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh

Lời Cảm Ơn

uế

Thực tập cuối khóa là một mốc quan trọng đối với sinh viên đại học,
nó đánh dấu bước khởi đầu với công việc nghiên cứu và công tác sau này.

h

tế
H

Được sự đồng ý của trường Đại học Kinh tế Huế, Khoa Kinh tế &

Phát Triển, dưới sự hướng dẫn của giảng viên ThS. Nguyễn Thùy Linh, tôi
đã thực hiện thực tập với đề tài: “Đánh giá tình hình kinh doanh và quy
trình sản xuất sản phẩm hương sạch – Hương Bài của Công ty TNHH
MTV Tân Nguyên”.

họ

cK

in

Để hoàn thành bài khóa luận này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
nhất đến các thầy giáo, cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện ở trường Đại học Kinh tế
Huế, Đại học Huế.

Đ
ại

Xin chân thành cảm ơn Cô giáo hướng dẫn ThS. Nguyễn Thùy Linh đã
tận tình, chu đáo hướng dẫn và động viên tôi trong suốt quá trình làm
khóa luận này.

ng

Xin cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của toàn thể bạn bè, người thân
trong suốt thời gian thực tập này.

Tr


ườ

Do hạn chế về mặt thời gian và khả năng của bản thân nên đề tài
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự thông cảm và ý kiến
đóng góp của quý thầy cô để bài khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 5 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Ngô Phan Anh Nhật

SVTH: Ngô Phan Anh Nhật – K45 KTTN&MT

i


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................i
MỤC LỤC .................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU .....................................................v

uế

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH ....................................................................vi

tế
H


DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ...................................................................................... viii

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ...............................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................1

h

2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................2

in

2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................................2

cK

2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..............................................................................2
3.1. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................2

họ

3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................2

Đ
ại

4.1 Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................................2

4.1.1. Thông tin thứ cấp..................................................................................................2
4.1.2. Thông tin sơ cấp ...................................................................................................3
4.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ..................................................................3

ng

4.2.1. Đối với thông tin thứ cấp......................................................................................3
4.2.2. Đối với thông tin sơ cấp .......................................................................................3

ườ

4.3. Một số phương pháp khác .......................................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................4

Tr

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC TIỄN SẢN XUẤT VÀ
KINH DOANH SẢN PHẨM HƯƠNG SẠCH - HƯƠNG BÀI................................4
1.1. Giới thiệu về sản phẩm hương sạch – Hương Bài của Công ty TNHH MTV Tân
Nguyên............................................................................................................................4
1.2. Khái niệm hương sạch và vai trò sản xuất hương sạch ...........................................5
SVTH: Ngô Phan Anh Nhật – K45 KTTN&MT

ii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh


1.2.1. Khái niệm hương sạch và nguyên nhân khiến hương không an toàn...................5
1.2.2. Vai trò của việc sản xuất hương sạch ...................................................................7
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sản xuất sản phẩm Hương Bài ............................8
1.3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................8

uế

1.3.2. Nhóm nhân tố về kinh tế - xã hội .......................................................................11
1.4. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả, hiệu quả của việc sản xuất hương ........................18

tế
H

1.4.1. Chỉ tiêu kết quả...................................................................................................18
1.4.2. Chỉ tiêu hiệu quả.................................................................................................18
1.5. Thực trạng sản xuất, kinh doanh và tình hình tiêu thụ hương tại Việt Nam ................19
1.5.1. Thực trạng sản xuất và kinh doanh hương tại Việt Nam....................................19

in

h

1.5.2. Tình hình tiêu thụ, sử dụng hương tại VN .........................................................20
1.5.3. Xu hướng sản xuất và sử dụng hương sạch........................................................20

cK

1.5.4. Kinh nghiệm sản xuất và kinh doanh một số sản phẩm hương sạch của Công ty
khác...............................................................................................................................21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH SẢN PHẨM


họ

HƯƠNG SẠCH – HƯƠNG BÀI TẠI CÔNG TY TNHH MTV TÂN NGUYÊN 23
2.1. Khái quát về Công ty TNHH MTV Tân Nguyên ..................................................23

Đ
ại

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty .................................................23
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy, nguồn lực và quy mô sản xuất của Công ty ................24
2.2. Tình hình sản xuất kinh doanh sản phẩm Hương Bài của Công ty TNHH MTV

ng

Tân Nguyên ..................................................................................................................29
2.2.1. Kết quả sản xuất kinh doanh sản phẩm Hương Bài ...........................................29

ườ

2.2.2. Hiệu quả sản xuất kinh doanh sản phẩm Hương Bài .........................................33
2.2.3. Chuỗi cung..........................................................................................................34

Tr

2.2.4. Thị trường và khách hàng...................................................................................36
2.3. Đánh giá quy trình sản xuất Hương Bài của Công ty TNHH MTV Tân Nguyên.37
2.3.1. Quy trình sản xuất Hương Bài............................................................................37
2.3.2. Đánh giá về quy trình sản xuất hương................................................................39
2.4. Đánh giá chung......................................................................................................49

2.4.1. Thành tựu đạt được.............................................................................................49
SVTH: Ngô Phan Anh Nhật – K45 KTTN&MT

iii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân.....................................................................................50
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỖ TRỖ PHÁT
TRIỂN KINH DOANH VÀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM HƯƠNG
SẠCH - HƯƠNG BÀI CỦA CÔNG TY TNHH MTV TÂN NGUYÊN................52

uế

3.1. Phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh sản phẩm hương sạch - Hương Bài
của Công ty trong những năm tới .................................................................................52

tế
H

3.2. Một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất sản phẩm hương sạch - Hương Bài cho

Công ty TNHH .............................................................................................................52
3.2.1. Các giải pháp về quản lý Nhà nước....................................................................52
3.2.2. Các giải pháp về Công ty....................................................................................54

in


h

3.2.3. Giải pháp hướng tới người tiêu thụ ....................................................................58
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................60

cK

1. Kết luận.....................................................................................................................60
2. Kiến nghị ..................................................................................................................61
2.1. Đối với nhà nước ...................................................................................................61

họ

2.2. Đối với Công ty .....................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................62

Tr

ườ

ng

Đ
ại

PHỤ LỤC ....................................................................................................................64

SVTH: Ngô Phan Anh Nhật – K45 KTTN&MT


iv


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU
: Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên

CPSX

: Chi phí sản xuất

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

ĐVT

: Đơn vị tính

CNH – HĐH

: Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CNNT

: Công nghiệp nông thôn


BH&CCDV

: Bán hàng và cung cấp dịch vụ

TSNH

: Tài sản ngắn hạn

TĐT

: Tổng đầu tư

TCNH

: Tài chính ngắn hạn

TSDH

: Tài sản dài hạn

TSCĐ

: Tài sản cố định

NV CSH

: Nguồn vốn chủ sở hữu

tế
H


h

in

cK

họ

HĐTC

uế

TNHH MTV

: Hoạt động tài chính
: Quản lý doanh nghiệp

TNDN

: Thu nhập doanh nghiệp

SL

: Sản lượng

CP

: Chi phí


ng

Đ
ại

QLDN

: Số phiếu

Tr

ườ

SP

SVTH: Ngô Phan Anh Nhật – K45 KTTN&MT

v


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty........................................ 24
Sơ đồ 2: Quy trình chuỗi cung của Công ty TNHH MTV Tân Nguyên............. 35

tế
H


uế

Sơ đồ 3: Quy trình sản xuất hương của Công ty................................................. 37

Biểu đồ 1: So sánh Hương Bài và hương không rõ nguồn gốc trên các tiêu chí 47
Biểu đồ 2: Xu hướng người tiêu dùng sản phẩm hương..................................... 58

h

Hình 1: Bản đồ hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế................................................. 9

in

Hình 2 : Chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Thừa Thiên

cK

Huế năm 2013 ..................................................................................................... 64
Hình 3: Sản phẩm Hương Bài của Công ty TNHH MTV Tân Nguyên ............. 64

họ

Hình 4: Hương không rõ nguồn gốc ................................................................... 65
Hình 5: Hương có tàn cong ................................................................................. 65
Hình 6: Tàn hương uống cong ............................................................................ 65

Tr

ườ


ng

Đ
ại

Hình 7: Tiếp xúc với chân hương tẩm nhiều hóa chất nhuộm màu.................... 65

SVTH: Ngô Phan Anh Nhật – K45 KTTN&MT

vi


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Tình hình lao động theo trình độ của Công ty qua 3 năm 2012 – 2014 ..........25

uế

Bảng 2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty qua 3 năm 2012 – 2014.............26
Bảng 3: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua các năm 2012 – 2014 28

tế
H

Bảng 4: Sản lượng sản xuất sản phẩm hương của Công ty qua các năm 2012 – 2014.29
Bảng 5: Giá trị từng loại sản phẩm Hương Bài của Công ty theo từng năm ................30

Bảng 6: Kết quả kinh doanh sản phẩm Hương Bài năm 2012 – 2014 ..........................31

Bảng 7: Hiệu quả sản xuất kinh doanh sản phẩm Hương Bài qua các năm 2012- 2014

h

.......................................................................................................................................33

in

Bảng 8: Năng suất lao động theo khối lượng sản phẩm các năm 2012 – 2014 ............34

cK

Bảng 9: Doanh thu bán hàng theo tỉnh thành phố các năm 2012 – 2014......................36
Bảng 10: Các giai đoạn tác động đến môi trường của dự án.........................................39
Bảng 11: Mức ồn phát sinh từ hoạt động của các thiết bị .............................................41

họ

Bảng 12: Đánh giá tác động của quy trình sản xuất hương đến môi trường của người
dân xung quanh cơ sở sản xuất hương ..........................................................................41

Đ
ại

Bảng 13: Đánh giá về khí thải độc hại phát ra từ hoạt động đốt lò sấy hương .............42
Bảng 14: Đánh giá mức độ tác động của việc phơi hương, tiếng ồn và phế liệu của quy
trình sản xuất .................................................................................................................43
Bảng 15: Đánh giá chất lượng sản phẩm Hương Bài của khách hàng ..........................45


ng

Bảng 16: Đánh giá việc sử dụng Hương Bài đến sức khỏe người tiêu dùng ................46

ườ

Bảng 17: Đánh giá việc sử dụng sản phẩm Hương Bài đến môi trường.......................46

Tr

Bảng 18: Kết quả điều tra đặc điểm cần cải thiện của sản phẩm Hương Bài ...............47

SVTH: Ngô Phan Anh Nhật – K45 KTTN&MT

vii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Việt Nam là một vùng đất tâm linh, việc sử dụng hương hằng ngày đã ăn sâu vào
đời sống, thói quen của mỗi người dân. Tuy nhiên việc sản xuất và sử dụng các loại
hương không rõ nguồn gốc vẫn còn nhiều, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, môi trường

uế

sống của mọi người. Ngày nay đời sống phát triển nhu cầu người dân tiêu dùng hàng

hóa sạch ngày càng được tăng cao, hương sạch từ đó cũng ngày càng được biết đến.

tế
H

Công ty TNHH MTV Tân Nguyên là một trong những công ty sản xuất và giới thiệu
sản phẩm hương sạch – Hương Bài. Nhận thức được những tác động tích cực từ việc

sản xuất cũng như sử dụng sản phẩm hương sạch của Công ty tôi đã chọn đề tài:
“Đánh giá tình hình kinh doanh và quy trình sản xuất sản phẩm hương sạch –

h

Hương Bài của Công ty TNHH MTV Tân Nguyên” để làm đề tài nghiên cứu.

in

Đề tài này thực hiện nhằm đánh giá tình hình kinh doanh sản phẩm Hương Bài
và quy trình sản xuất sản phẩm hương sạch của Công ty từ đó tìm ra những giải pháp

cK

cải thiện, khắc phục để tăng khả năng kinh doanh sản phẩm Hương Bài của Công ty
cũng như tìm ra những biện pháp giảm thiểu tác động của quy trình sản xuất sản phẩm
hương sạch của Công ty đến người dân, công nhân sản xuất.

họ

Để đánh giá tình hình kinh doanh và quy trình sản xuất hương sạch của Công ty
tôi đã thu thập một số dữ liệu nhằm phục phụ cho đề tài bao gồm: Các số liệu thu thập

từ các phòng Kỹ thuật, phòng Tài chính – Kế toán của Công ty TNHH MTV Tân

Đ
ại

Nguyên; số liệu từ việc điều tra, khảo sát các hộ gia đình sống xung quanh khu vực cơ
sở sản xuất của Công ty; số liệu điều tra, khảo sát các khách hàng sử dụng sản phẩm
Hương Bài của Công ty; các ý kiến của các nhân viên trong Công ty, giám đốc, quản

ng

lý cơ sở sản xuất, người lao động tham gia sản xuất; các tạp chí, sách, báo có liên quan
đến đề tài; các trang website có các thông tin cần thiết liên quan đến đề tài. Bên cạnh

ườ

đó các phương pháp thu thập và xử lý số liệu bao gồm: Phương pháp điều tra, thu thập
số liệu; phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu SPSS; phương pháp chuyên gia,

Tr

chuyên khảo; phương pháp quan sát trực tiếp.
Từ đó đề tài đã thực hiện phân tích và đưa ra được một số kết quả sau: Tình hình

kinh doanh sản phẩm Hương Bài của Công ty TNHH MTV Tân Nguyên; quy trình sản
xuất và những tác động của quy trình sản xuất, sản phẩm Hương Bài đến đời sống
người dân xung quanh, người lao động và cả người sử dụng; đưa ra một số giải pháp
nhằm cải thiện việc kinh doanh sản phẩm Hương Bài và cải thiện quy trình sản xuất
sản phẩm hương sạch của Công ty.
SVTH: Ngô Phan Anh Nhật – K45 KTTN&MT


viii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội làm cho đời sống của người dân ngày
một tăng cao, các sản phẩm sạch và thân thiện với môi trường từ đó cũng được chú ý

uế

đến. Tuy nhiên, sản phẩm đảm bảo chất lượng về vấn đề an toàn trên thị trường chỉ
chiếm một phần nhỏ, do các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thường chạy đua với lợi

tế
H

nhuận cho riêng mình nên vấn đề về sức khỏe của con người và ô nhiễm môi trường
càng bị xem nhẹ. Những sản phẩm mà quá trình sản xuất không đảm bảo an toàn cho
người lao động cũng như người tiêu dùng ngày càng hiện hữu nhiều. Ở Việt Nam việc

h

sản xuất hương đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng cũng đang đặt ra nhiều vấn đề

in


đáng quan tâm.

Là một quốc gia có truyền thống thờ cúng ông bà tổ tiên lâu đời nên nhu cầu sử

cK

dụng hương là rất lớn. Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, việc sản xuất hương
diễn ra ở khắp mọi nơi, từ sản xuất hộ gia đình, doanh nghiệp và các cơ sở nhỏ lẽ,…

họ

Tuy nhiên với việc giảm thiểu chi phí để tạo ra lợi nhuận cao nên các cơ sở sản xuất
thường sử dụng các loại hoá chất tạo màu, tạo mùi để đáp ứng nhu cầu của người sử
dụng. Việc sử dụng các hoá chất này gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ người sản xuất

Đ
ại

cũng như người tiêu dùng.

Nhận thức được tác hại của việc sử dụng các hoá chất trong sản xuất hương,
Công ty TNHH MTV Tân Nguyên đã tiến hành sản xuất sản phẩm hương sạch –

ng

Hương Bài nhằm đảm bảo sức khoẻ của người sản xuất cũng như người tiêu dùng.
Nhận thấy những ảnh hưởng tích cực của việc sản xuất hương sạch, nhưng các nghiên

ườ


cứu về vấn đề này còn rất hạn chế. Trong khi đó, nhu cầu về sử dụng hương của người
dân càng ngày càng tăng, tuy nhiên sản phẩm hương sạch còn khá mới mẻ với người

Tr

tiêu dùng. Nhằm đánh giá khả năng kinh doanh cũng như quy trình sản xuất sản phẩm
hương sạch của Công ty TNHH MTV Tân Nguyên tôi quyết định chọn đề tài “Đánh
giá tình hình kinh doanh và quy trình sản xuất sản phẩm hương sạch – Hương Bài
của Công ty TNHH MTV Tân Nguyên” để làm đề tài tốt nghiệp.

SVTH: Ngô Phan Anh Nhật – K45 KTTN&MT

1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đề tài thực hiện nhằm đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao khả năng kinh
doanh cũng như cải thiện quy trình sản xuất hương sạch – Hương Bài của Công ty

uế

TNHH MTV Tân Nguyên.
2.2. Mục tiêu cụ thể


tế
H

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về việc sản xuất và kinh doanh
hương sạch – Hương Bài.

- Đánh giá hiệu quả kinh doanh sản phẩm Hương Bài của Công ty TNHH MTV
Tân Nguyên. Phân tích ảnh hưởng của quy trình sản xuất hương sạch đến môi trường,

in

h

người lao động và người dân xung quanh cơ sở sản xuất.

- Đề xuất một số giải pháp cơ bản góp phần cải thiện khả năng kinh doanh cũng

Tân Nguyên.

cK

như quy trình sản xuất sản phẩm hương sạch - Hương Bài của Công ty TNHH MTV

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

họ

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu về tình hình kinh doanh sản phẩm Hương Bài, đánh


Đ
ại

giá quy trình sản xuất hương sạch của Công ty TNHH MTV Tân Nguyên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại Công ty TNHH MTV Tân

ng

Nguyên, tại khu vực xunh quanh cơ sở sản xuất và đại lý bán hàng của Công ty.
- Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu các số liệu thứ cấp giai đoạn 2012 – 2014.

ườ

4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập số liệu

Tr

4.1.1. Thông tin thứ cấp
- Các tài liệu tham khảo liên quan đến vấn đề nghiên cứu, được thu thập từ sách,

báo, luận văn, tạp chí và các trang điện tử …
- Các tài liệu, số liệu về tình hình kinh doanh và quy trình sản xuất Hương Bài
của Công ty TNHH MTV Tân Nguyên.

SVTH: Ngô Phan Anh Nhật – K45 KTTN&MT


2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh

4.1.2. Thông tin sơ cấp
- Phỏng vấn các nhân viên trong công ty, giám đốc, quản lý cơ sở sản xuất và các
công nhân liên quan đến việc sản xuất sản phẩm Hương Bài.
- Phỏng vấn người dân địa phương xung quanh cơ sở sản xuất hương của Công ty

uế

TNHH MTV Tân Nguyên về tác động của quy trình sản xuất hương.
- Chọn mẫu điều tra: Để phân tích tình hình kinh doanh hương của Công ty nhằm

tế
H

tìm ra giải pháp phát triển kinh doanh đề tài chọn ngẫu nhiên 40 khách hàng sử dụng
sản phẩm Hương Bài của Công ty TNHH MTV Tân Nguyên để tiến hành điều tra

nhằm thu thập số liệu và ý kiến trong việc kinh doanh hương. Và để đánh giá quy trình
sản xuất hương của cơ sở sản xuất hương thuộc Công ty TNHH MTV Tân Nguyên để

in

h


tìm ra giải pháp nâng cao quy trình sản xuất, đề tài chọn ngẫu nhiên 35 hộ dân sống
xung quanh cơ sở sản xuất thuộc Công ty để tiến hành thu thập và điều tra.

cK

4.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
4.2.1. Đối với thông tin thứ cấp

Sau khi thu thập được các thông tin thứu cấp, tiến hành phân loại, sắp xết thông

họ

tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu
thì tiến hành lập các bảng biểu.

Đ
ại

4.2.2. Đối với thông tin sơ cấp

Phiếu điều tra sau khi hoàn thành được kiểm tra về độ chính xác sẽ được nhập
vào máy tính bằng phần mềm SPSS, thống kê mô tả để tiến hành tổng hợp, xử lý.

ng

4.3. Một số phương pháp khác

- Phương pháp chuyên gia chuyên khảo.

ườ


Phương pháp thu thập dựa trên cơ sở thu thập ý kiến của các chuyên gia trong

Công ty, những người sản xuất giỏi có kinh nghiệm sản xuất và một số chuyên gia có

Tr

liên quan để trao đổi trực tiếp thu thập ý kiến.
- Phương pháp quan sát trực tiếp.
Đi khảo sát thực địa tại cơ sở sản xuất, thu thập thông tin bằng cách quan sát

bằng mắt, ghi nhớ, ghi chép lại hoặc chụp lại.

SVTH: Ngô Phan Anh Nhật – K45 KTTN&MT

3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC TIỄN SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH
SẢN PHẨM HƯƠNG SẠCH - HƯƠNG BÀI

uế

1.1. Giới thiệu về sản phẩm hương sạch – Hương Bài của Công ty TNHH MTV

Tân Nguyên

tế
H

Cây hương bài (thuộc họ Vertiver, còn có tên gọi khác là cây hương lâu, cây rễ
quạt, cây hương ren,…) có tên khoa học Veriveria zizaniodes (L.) Nash là một loài cây

bản địa thuộc miền bắc Ấn Độ sống tự nhiên trên các vùng rừng núi, ở Việt Nam cây

h

phân bổ hầu khắp từ Bắc đến Nam, được trồng nhiều ở Thái Bình, Nghệ An [1]. Từ xa

in

xưa người dân phía Bắc và miền Trung đã sử dụng cây hương bài để làm nguyên liệu
sản xuất hương thắp.

cK

Cây hương bài có chứa tinh dầu thơm trong rễ và gốc cây nên khi thắp nén
hương làm từ cây hương bài sẽ tỏa mùi thơm rất đặc trưng, khác biệt với các loại

họ

hương khác. Do trữ lượng cây hương bài trong tự nhiên không nhiều và khó khai thác
nên chỉ được dùng trong những ngày đặc biệt – nhất là vào những dịp lễ tết.
Với mong muốn mang hương thơm đặc biệt này đến được với tất cả mọi người,


Đ
ại

giữ gìn truyền thống làm hương từ cây hương bài hằng trăm năm của cha ông, Công ty
Tân Nguyên đã xây dựng vùng nguyên liệu, tiến hành sản xuất đại trà và phân phối
trên thị trường sản phẩm hương được làm từ cây hương bài với thương hiệu Hương

ng

Bài Tân Nguyên (hình 3 phụ lục).

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại hương khác nhau nhưng đa số là các

ườ

loại hương tẩm hóa chất tạo mùi rất có hại cho sức khỏe. Hương Bài Tân Nguyên có
thành phần 100% tự nhiên, không sử dụng các hóa chất tạo màu, tạo mùi. Hương thơm

Tr

đặc biệt của hương bài có nhiều công dụng như tạo cảm giác thư thái, xua tan mệt mỏi
khi ngửi mùi và một số công dụng y học [18]. Bên cạnh đó nén hương còn thể hiện
lòng thành kính đến ông bà tổ tiên.
Công ty Tân Nguyên là Công ty đầu tiêu ở Việt Nam tiến hành sản xuất đại trà
sản phẩm hương thắp từ cây hương bài, đã và đang phân phối rộng rãi trên toàn quốc.
Sản phẩm Hương Bài Tân Nguyên còn được bình chọn là sản phẩm CNNT tiêu biểu
SVTH: Ngô Phan Anh Nhật – K45 KTTN&MT

4



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh

tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2013 (hình 2 Phụ lục) từ đó dần dần khẳng định được giá trị
thương hiệu và từ đó nâng cao vị thế của sản phẩm Hương Bài Tân Nguyên trên thị
trường trong nước.
1.2. Khái niệm hương sạch và vai trò sản xuất hương sạch

uế

1.2.1. Khái niệm hương sạch và nguyên nhân khiến hương không an toàn
Khái niệm về hương: Còn được gọi là nhang, được chế tạo từ các chất của thực

tế
H

vật có mùi thơm, thông thường được bổ sung thêm tinh dầu chiết ra từ thực vật hay có
nguồn gốc động vật, dùng để tỏa ra khói có mùi thơm khi cháy. Hương được sử dụng
trong các mục đích tôn giáo, chữa bệnh theo kinh nghiệm hay đơn thuần mang tính
thẩm mỹ [26].

in

h

Hiện nay chưa có khái niệm nào được nêu ra để định nghĩa rõ về hương sạch,
nhưng trong các Công ty sản xuất hương hoặc trong việc tiêu thụ hương người ta định


cK

nghĩa rằng: Hương sạch là hương không hóa chất, hay quá trình sản xuất sản phẩm
hương không sử dụng các hóa chất độc hại nhằm tạo màu hoặc tạo mùi cho sản phẩm
gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

họ

Tiêu chuẩn về hương sạch được quy định là các tiêu chuẩn cơ sở được áp dụng
cho các sản phẩm hàng hóa do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý dựa trên Luật tiêu

Đ
ại

chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 9
thông qua ngày 29/6/2006, bao gồm các phần:
- Phạm vi áp dụng.

ng

- Phần kỹ thuật: Yêu cầu về nguyên liệu, yêu cầu về kỹ thuật, yêu cầu về ngoại
quan, các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu và các tiêu chuẩn chỉ điểm chất lượng.

ườ

- Thời hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng và bảo quản.
- Quy trình sản xuất.

Tr


- Chất liệu bao bì và quy cách bao gói.
- Các biện pháp phân biệt thật giả (nếu có).
- Nội dung ghi nhãn.
Hầu hết tất cả các vùng trên cả nước đều có các cơ sở sản xuất hương, đa số các

cơ sở sản xuất đều muốn tạo ra các sản phẩm theo ý thích người tiêu dùng như hương
khi đốt thì cuốn tàn, đậu tàn hay hương có màu đẹp và mùi thơm. Việc tạo ra các loại
SVTH: Ngô Phan Anh Nhật – K45 KTTN&MT

5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh

sản phẩm hương có yêu cầu như vậy hầu hết các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ đều sử dụng các
hóa chất để tạo được sản phẩm hương như ý muốn khách hàng. Việc sử dụng các hóa
chất trong sản xuất làm cho người trực tiếp tham gia sản xuất sản phẩm chịu ảnh
hưởng từ việc sử dụng hóa chất và người tiêu thụ sản phẩm chịu ảnh hưởng từ việc sử

uế

dụng sản phẩm có sử dụng hóa chất. Nguy hiểm nhất trong đó là việc tạo ra sản phẩm
hương có cuốn tàn, đậu tàn. Việc sản xuất hương có cuốn tàn đậu tàn này đòi hỏi việc

tế
H

sử dụng một hóa chất độc hại đó là H3PO4.


Giải thích cho hiện tượng này theo TS. Nguyễn Công Ngữ - Viện Công nghệ sau
thu hoạch thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng: Trước hết thành
phần chủ yếu của một cây hương gồm có tăm hương và bột hương. Về nguyên tắc thì

in

h

khi đốt hương phải cháy hết cả tăm lẫn bột hương. Vì vậy theo lý giải khoa học: Khi
chúng ta đốt hương có tăm làm bằng tre, nứa thì phải cháy hết, cây hương cuốn tàn có

cK

nghĩa là tăm hương cháy không hết (hình 5, 6 phụ lục). Để cho cây hương không cháy
hết thì trước khi sản xuất hương, người ta ngâm tăm nhang vào dung dịch H3PO4 (axit
photphoric) làm cho các hợp chất hữu cơ sẽ bị loại bỏ, H3PO4 sẽ kết hợp với xenlulo

họ

(thành phần chính của que tre, nứa) tạo thành estephotphat. Sau khi phơi khô, nước sẽ
bay hơi, trên tăm nhang sẽ chỉ còn estephotphat. Khi đốt nhang, nhiệt độ sẽ làm cho

Đ
ại

estephotphat thăng hoa dưới dạng andihrit photphoric (P2O5). Nó làm cho cây nhang
không thể nào cháy hết hoàn toàn, từ đó mới có hiện tượng cuốn tàn hình cong tròn.
Khi đốt H3PO4 cháy sinh ra P2O5 rất độc hại, ngửi mùi này gây nhức đầu chóng mặt và


ng

có thể gây mù lòa khi tiếp xúc bằng mắt.
Bên cạnh đó TS. Nguyễn Công Ngữ còn phân tích: “Sử dụng hóa chất bừa bãi và

ườ

các loại mùn cưa được lấy từ các loại gỗ độc sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc mắt, khiến
mắt mờ dần. Hít vào thường xuyên cũng ảnh hưởng đến niêm mạc hô hấp. Đặc biệt,

Tr

chủ yếu các khí độc này còn tồn tại trong phổi sẽ gây bệnh hiểm nghèo, gây ung thư
phổi và các bệnh khác”.
Một số nguyên nhân chính khiến sản phẩm hương không an toàn là :
Một là, hầu hết các cơ sở sản xuất hương đều là những cơ sở gia đình, có quy mô
nhỏ và không áp dụng các kỹ thuật vào sản xuất, các quy trình sản xuất hương không
an toàn và sử dụng các hóa chất ngâm tẩm vào sản phẩm, không quan tâm đến loại hóa
SVTH: Ngô Phan Anh Nhật – K45 KTTN&MT

6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh

chất, liều lượng, điều kiện và tác hại của việc sử dụng hóa chất đó. Đây chính là
nguyên nhân khiến cho hầu hết các sản phẩm hương trở nên không an toàn, gây ra các
ảnh hưởng đến người tham gia sản xuất và người sử dụng hương tẩm hóa chất.

Hai là, việc quản lý các cơ sở sản xuất hương chưa chặt chẽ, chưa có tiêu chuẩn

uế

cụ thể đo lường chất lượng hương, các chế tài xử phạt chưa có tính răng đe, chưa có
quy định cụ thể về việc sản xuất hương. Vì thế người sản xuất vẫn sử dụng các hóa

tế
H

chất để sản xuất hương nhằm tạo ra các sản phẩm mong muốn.

Ba là, việc quản lý nhập khẩu và kinh doanh, sử dụng hóa chất sử dụng trong
công nghiệp còn yếu kém, chưa có các biện pháp xử phạt nghiêm khắc dẫn đến tình
trạng buôn bán hóa chất còn diễn ra một cách tràn lan.

in

h

Bốn là, việc sử dụng hương sạch từ các cơ sở sản xuất có uy tín, được nhà nước
cấp phép còn quá thấp, chưa hấp dẫn được các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất kinh

cK

doanh đại trà, cơ sở sản xuất chưa dám mở rộng quy mô sản xuất. Hầu hết các sản
phẩm hương được buôn bán trên thị trường có nguồn gốc không rõ, và việc tiêu thụ
hương không rõ nguồn gốc diễn ra rất phổ biến. Bên cạnh đó việc tuyên truyền phổ

họ


biến các tác hại từ việc sử dụng hương tẩm hóa chất chưa được diễn ra rộng rãi khiến
cho người dân vẫn tiếp tục sử dụng sản phẩm hương không an toàn.

Đ
ại

Năm là, trình độ nhận thức của người dân còn chưa cao, việc tiêu thụ sản phẩm
hương dựa trên hình thức như: Màu sắc, mùi thơm, hay hương khi đốt có cuốn tàn…
mà không quan tâm đến xuất xứ của sản phẩm cũng là nguyên nhân quan trọng khiến

ng

cho việc sản xuất hương không an toàn tiếp tục diễn ra, ảnh hưởng không nhỏ đến việc
phát triển các cơ sở sản xuất hương sạch trên cả nước.

ườ

Tuy nhiên, hầu hết người dân bất chấp các nguyên nhân trên mà vẫn tiếp tục sử

dụng các sản phẩm hương không an toàn. Hầu hết các hộ gia đình vẫn sử dụng các sản

Tr

phẩm hương không sạch, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo về chất lượng.
1.2.2. Vai trò của việc sản xuất hương sạch
Hương là một sản phẩm tâm linh, việc sản xuất hương sạch có ít nhiều ý nghĩa

đến cuộc sống của mọi người, cụ thể là:
- Về sức khỏe con người, sản xuất và sử dụng hương sạch có tác dụng tốt đến sức

khỏe con người. Người trực tiếp tham gia sản xuất tiếp xúc thường xuyên với các tinh
SVTH: Ngô Phan Anh Nhật – K45 KTTN&MT

7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh

dầu thực vật sẽ mang đến một tâm thái tích cực hơn, tăng các giác quan và có thể làm
đẹp, người sử dụng hương chứa tinh dầu thực vật mang lại cảm giác thư thái, giảm
căng thẳng, giảm stress [18]. Hơn nữa, việc sản xuất hương sạch còn góp phần bảo vệ
sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng do giảm, tránh việc tiếp xúc với các hóa

uế

chất độc hại.
- Về môi trường, việc sử dụng hương sạch các loại hương như hương trầm,

tế
H

hương quế có công dụng tẩy ô uế, làm sạch nhà thông qua việc khử vi khuẩn bằng tinh

dầu khi đốt hương [20]. Bên cạnh đó, việc sản xuất hương bằng việc sử dụng các
nguyên liệu tự nhiên giúp hạn chế ô nhiễm môi trường so với việc sử dụng hóa chất.
Các loại hương sạch đều có nguồn gốc từ thiên nhiên và việc sử dụng rất thân thiện

in


h

với môi trường, đặc biệt các loại hương không tăm còn giảm tối đa lượng chất thải rắn
ra môi trường.

cK

- Về mặt hiệu quả xã hội, cũng là một ngành CNNT nên sản xuất hương có ý
nghĩa trong việc giải quyết lao động ở nông thôn, làm tăng thu thập cho người dân địa
phương, cải thiện cuộc sống của họ qua đó góp phần ổn định trật tự xã hội. Bên cạnh

họ

đó việc sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên giúp cho người dân có thêm thu nhập
từ việc trồng trọt cung cấp nguyên liệu cho sản xuất hương.

Đ
ại

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sản xuất sản phẩm Hương Bài
1.3.1. Điều kiện tự nhiên

Cây hương bài là một loài thực vật nên yếu tố tự nhiên ảnh hưởng rất lớn đến khả

ng

năng sinh trưởng của cây, tuy có khả năng chống chịu tốt với điều kiện khí hậu biến
đổi nhưng cây hương bài vẫn cần các yếu tố cần thiết để phát triển [3].


ườ

1.3.1.1. Vị trí địa lý
Ở mỗi vùng hay mỗi quốc gia điều có điều kiện địa lý, khí hậu rất khác nhau ảnh

Tr

hưởng tới những loại cây khác nhau. Điều kiện địa lý ảnh hưởng tới việc thu mua
nguyên liệu, khả năng tiếp cận kinh nghiệm nuôi trồng các loại cây ở các tỉnh khác hay
các nước khác. Điều kiện khí hậu ảnh hưởng lớn tới việc nuôi trồng và sinh trưởng của
cây. Nước ta nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa là điều kiện thuận lợi
không nhỏ trong việc nuôi trồng và phát triển loại cây hương bài [7].

SVTH: Ngô Phan Anh Nhật – K45 KTTN&MT

8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh

Cơ sở nuôi trồng cây hương bài của Công ty TNHH MTV Tân Nguyên nằm ở thị
xã Hương Thủy thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, gồm 5 phường và 7 xã, trung tâm tại thị
trấn Phú Bài. Thị xã Hương Thủy nằm ở cửa ngõ phía Nam của thành phố Huế, phía
Đông giáp huyện Phú Lộc, Phú Vang, phía Tây giáp thành phố Huế và thị xã Hương

họ

cK


in

h

tế
H

uế

Trà, phía Bắc giáp huyện Phú Vang, phía Nam giáp huyện Nam Đông và Phú Lộc.

Hình 1: Bản đồ hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế
Thị xã Hương Thủy nằm liền lề thành phố Huế, có điều kiện giao thông khá

Đ
ại

thuận lợi: Có quốc lộ 1A và đường sắt Bắc – Nam chạy qua nối Hương Thủy với các
đô thị lớn trong vùng và cả nước; có quốc lộ 49A nối Hương Thủy với vùng ven biển,
đầm phá của tỉnh về phía Đông và nối với đường Hồ Chí Minh đến các cửa khẩu sang

ng

Lào và nối với các tỉnh Tây Nguyên. Trên địa bàn thị xã có sân bay quốc tế Phú Bài,
ga hàng hóa đường sắt Hương Thủy, Khu Công nghiệp Phú Bài; Hương Thủy nằm

ườ

cách không xa khu kinh tế thương mại Chân Mây – Lăng Cô và đô thị Đà Nẵng. Đây

là điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng giao lưu kinh tế với cả nước và hội nhập khu

Tr

vực Đông Nam Á và quốc tế.
Từ đây tạo điều kiện không nhỏ trong việc tiếp thu kinh nghiệm trồng cây hương

bài từ các tỉnh thành phố khác hay các nước khác, cũng như việc thu mua nguyên liệu
đáp ứng việc sản xuất sản phẩm; hay việc mở rộng thị trường, tăng khả năng kinh
doanh hương sạch của Công ty.

SVTH: Ngô Phan Anh Nhật – K45 KTTN&MT

9


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh

1.3.1.2. Điều kiện về đất đai
Đất đai là điều kiện không thể thiếu đối với sản xuất nuôi trồng các cây công
nghiệp nói chung và cũng như cây hương bài nói riêng. Nước ta có sự đa dạng về tài
nguyên thiện nhiên. Ở trình độ kinh tế như hiện nay, tài nguyên đất giữ vị trí quan

uế

trọng trong phát triển công nghiệp. Đất là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản
xuất đặc biệt không thể thay thế được nhất là nguyên liệu công nghiệp. Nhờ tài nguyên


tế
H

đất dồi dào tạo rất nhiều thuận lợi trong trồng cây công nghiệp nói chung và cây
hương bài nói riêng.

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn thị xã là 45602,1 ha được chia thành nhiều loại
đất: đất nông nghiệp (chiếm 10,97%), đất lâm nghiệp (chiếm 62,2%), đất chuyên dùng

in

h

(chiếm 18,15%), đất ở (chiếm 3,64%) và đất chưa sử dụng (chiếm 5,04%) [6]. Đất
vùng đồi núi của thị xã hầu hết thuộc hệ Feralit như đất đỏ vàng trên đá sét (Fs), đất

cK

nâu tím trên phiến thạch, đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp). Các loại đất này thường có
tầng đất nông, nghèo mùn, nếu giữ được độ ẩm thì có thể cải tạo thành loại đất khá
màu mỡ. Hệ đất phù sa có diện tích là 3326,6 ha chiếm 7,29% diện tích tự nhiên toàn

họ

thị xã [6].

Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây hương bài phụ thuộc rất lớn vào điều

Đ
ại


kiện đất đai. Sinh khối phần khí sinh và số lượng rễ tạo thành trong mỗi nhóm cũng
giảm dần từ đất phù sa đến đất cát rồi đến đất đồi. Đất đai càng màu mỡ thì cây hương
bài sinh trưởng càng nhanh và số lượng dãnh của cây càng nhiều [7]. Từ đó có thể thấy

ng

điều kiện đất ở thị xã Hương Thủy có nhiều đặc điểm thích hợp và thuận lợi cho quá
trình sinh trưởng, phát triển của cây hương bài.

ườ

1.3.1.3. Điều kiện về khí hậu
Yếu tố khí hậu có ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nuôi trồng cây công nghiệp

Tr

nói chung và cây hương bài nóng riêng. Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có
pha trộn tính chất ôn đới nhất là miền Bắc và được trải rộng trên 4 vùng rộng lớn, phức
tạp: Trung du, miền núi, đồng bằng và ven biển. Đặc điểm này đem lại cho sản xuất
nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp nói chung và cây hương bài nói riêng nhiều
thuận lợi cơ bản, đồng thời cũng có những khó khăn trong quá trình phát triển sản xuất
công nghiệp.
SVTH: Ngô Phan Anh Nhật – K45 KTTN&MT

10


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh

Thị xã Hương Thủy nằm trong vùng có nhiệt độ trung bình quanh năm ở mức
cao từ 25oC đến 27oC, số giờ nắng trên 2000 giờ. Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến
tháng 12 chiếm 60% lượng mưa cả năm trung bình đạt 2844 mm/năm, mùa khô từ
tháng 1 đến tháng 8. Ở thị xã độ ẩm trung bình từ 85% - 90%. Lượng bay hơi bình

uế

quân hằng năm khá lớn, khoảng 1000 – 1100 mm/năm, tập trung vào những tháng mùa
hè chiếm 70 – 75% lượng bay hơi cả năm [19]. Rất phù hợp với cây hương bài là loài

tế
H

cây ưa ẩm, sinh trưởng tốt trên những vùng đất ẩm ven sông, suối, nhưng cũng mọc
được trên vùng khô hạn, đồi núi. Lượng mưa khoảng 300 mm và nhiệt độ thích hợp
cho cây từ 18- 25oC. Là cây ưa sáng, sinh trưởng trên nhiều loại đất, từ rất chua pH 4,1
đến đất kiềm mạnh pH 9,6. Cây hương bài là loài phát triển tốt ở điều kiện ẩm, thông

in

h

thường cần ít nhất một mùa ẩm ướt khoảng 3 tháng [3]. Bên cạnh đó thị xã Hương
Thủy có mùa khô kéo dài thích hợp cho việc sản xuất sản phẩm Hương Bài, việc phơi

cK

hương đòi hỏi số giờ nắng nhiều nhằm có được chất lượng hương tốt, điều kiện khí

hậu của thị xã Hương Thủy đáp ứng tốt cho việc sản xuất sản phẩm Hương Bài cũng
như việc phát triển của cây hương bài.

1.3.2.1. Tài nguyên

họ

1.3.2. Nhóm nhân tố về kinh tế - xã hội

Đ
ại

Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất tri thức được sử dụng để tạo ra sản phẩm
mà ở đây có thể hiểu là đất đai và con người. Đất đai cung cấp diện tích nuôi trồng cây
và là tiền đề xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động công nghiệp. Trong quá trình công

ng

nghiệp hóa, sự biến đổi của cơ cấu kinh thế theo hướng hiện đại, sẽ làm tăng diện tích
đất cho nuôi trồng cây công nghiệp phục vụ nên công nghiệp nước nhà. Tuy nhiên sự

ườ

tiến bộ của khoa học công nghệ khiến cho việc sử dụng các nguyên liệu thay thế làm
giảm tầm quan trọng của đất đai trong quá trình phát triển.

Tr

Ở thị xã Hương Thủy có nguồn tài nguyên khá dồi dào bao gồm: tài nguyên đất,


tài nguyên rừng và tài nguyên khoáng sản. Về tài nguyên rừng: Thị xã Hương Thủy có
diện tích đất lâm nghiệp là 28365,9 ha chiếm 62,2% tổng diện tích đất toàn thị xã.
Trong đó rừng hiện có 26496,6 ha. Đất rừng là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các
ngành tiểu thủ công nghiệp, rừng trồng hiện có 495 ha chiếm tỉ lệ nhỏ trong đất rừng
[6]. Rừng là nguồn cung cấp tài nguyên lớn, là nơi cây hương bài mọc hoang dã cũng
SVTH: Ngô Phan Anh Nhật – K45 KTTN&MT

11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh

là nơi nuôi trồng một lượng cây hương bài và một số nguyên liệu phụ như gỗ, tre nứa
phục vụ việc sản xuất sản phẩm Hương Bài của Công ty.
1.3.2.2. Lao động
Một quốc gia muốn phát triển thì cần phải có các nguồn lực của sự phát triển

uế

kinh tế như : Tài nguyên, vốn, khoa học – công nghệ, con người… Trong số đó thì
nguồn lực lao động con người là quan trọng nhất, có tính chất quyết định trong sự tăng

tế
H

trưởng và phát triển kinh tế của mọi quốc gia từ trước đến nay. Một nước cho dù có tài
nguyên thiên nhiên phong phú, máy móc kỹ thuật hiện đại nhưng không có những con
người có trình độ, đủ khả năng khai thác các nguồn lực khác thì khó có khả năng đạt

được phát triển như mong muốn.

in

h

Trong sản xuất kinh doanh thì lực lượng lao động của doanh nghiệp có thể vừa là
nhân tố sáng tạo vừa là nhân tố lao động tạo ra tiềm năng lớn cho việc nâng cao hiệu

cK

quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lực lượng lao động trực tiếp tác động đến
năng suất lao động, trình độ sử dụng nguồn lực khác (máy móc, nguyên vật liệu,…)
nên tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

họ

Với Nghị định số 134/2004/NĐ-CP, ngày 9/6/2004 của Chính phủ về khuyến
khích phát triển CNNT (gọi là hoạt động khuyến công) trong 5 năm phát triển, chương

Đ
ại

trình đào tạo nghề và phát triển nghề cho lao động nông thôn đã tổ chức đào tạo,
truyền nghề, đào tạo nâng cao tay nghề cho 329.620 lao động nông thôn, tỷ lệ lao động
sau lao động sau đào tạo nghề có việc làm ổn định đạt trên 94%. Bên cạnh đó còn đào

ng

tạo cho hơn 17000 học viên về kỹ năng quản trị doanh nghiệp. Từ đó có thể nhìn thấy

nhà nước ưu tiên đào tạo nguồn lao động có năng lực cao để phục vụ cho việc phát

ườ

triển CNNT [5].

Thị xã Hương Thủy có dân số là 100.313 người, trong đó dân thành thị có 58641

Tr

người chiếm 58,46% dân số, dân số nông thôn có 41672 người chiếm 41,54%. Theo
thống kê toàn thị xã có 64540 lao động chiếm 64,34% dân số của toàn thị xã. Đây là
nguồn lao động khá dồi dào cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thị xã [6]. Với lực
lượng lao động tại thị xã Hương Thủy khá dồi dào chiếm hơn 64% dân số đáp ứng ít
nhiều nhân lực trong việc trồng trọt cây hương bài phục vụ cho phát triển vùng nguyên
liệu cũng như đáp ứng nhân lực trong hoạt động sản xuất sản phẩm hương của Công ty
SVTH: Ngô Phan Anh Nhật – K45 KTTN&MT

12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh

nói riêng và các ngành CNNT nói chung. Với việc gần một nửa dân sinh sống tại nông
thôn tạo thuận lợi không nhỏ trong việc phát triển các ngành CNNT, trong đó có sản
xuất hương.
1.3.2.3. Vốn


uế

Bên cạnh nguồn lực về lao động, nguồn vốn là vấn đề tiên yếu, không thể thiếu
trong việc xây dựng và phát triển các doanh nghiệp. Vốn là một nhân tố tổng hợp phản

tế
H

ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng vốn doanh nghiệp có thể huy
động vào kinh doanh.

Vốn đầu tư của các cơ sở kinh tế thuộc các loại hình và các thành phần kinh tế
trong các ngành kinh tế quốc dân, với mục đích tăng thêm tài sản cố định, tài sản lưu

in

h

động cho hoạt động sản xuất kinh doanh, gồm cả đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng kỹ
thuật công nghệ mới, sản xuất sản phẩm mới, mô hình quản lý mới,… Các ngành công

cK

nghiệp khác nhau, quy mô khác nhau cũng đòi hỏi một lượng vốn khác nhau. Yếu tố
vốn là chủ chốt quyết định đến quy mô của doanh nghiệp và khả năng khai thác cơ hội,
nó phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp và là yếu tố đánh giá hiệu quả sản xuất

họ

kinh doanh của doanh nghiệp trong kinh doanh.


Với việc CNH – HĐH thì lượng vốn đầu tư vào ngành công nghiệp cũng đang

Đ
ại

tăng dần, đặc biệt với ngành CNNT với các chương trình phát triển CNNT thì lượng
vốn đầu tư vào ngành này tăng đáng kể. Bên cạnh đó nhà nước cũng đang có những
giải pháp hỗ trợ vốn cho CNNT thông qua Nghị định 134/2004/NĐ-CP ngày 9/6/2004

ng

của Chính phủ về khuyến khích phát triển CNNT; Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày
21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công đã giúp hỗ trợ kinh phí cho các chương trình

ườ

nhằm phát triển ngành CNNT như: Hỗ trợ xây dựng mô hình tình diễn kỹ thuật,
chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật; chương trình phát triển sản phẩm

Tr

CNNT tiêu biểu; chương trình phát triển hoạt động tư vấn, cung cấp thông tin; chương
trình hỗ trợ liên doanh liên kết hợp tác kinh tế và phát triển các cụm công nghiệp…Với
việc các ngân hàng hỗ trợ lãi xuất cho vay đối với các doanh nghiệp nhằm thu hút mở
rộng sản xuất, tăng khả năng sử dụng vốn đầu tư cho các doanh nghiệp từ đó phát triển
ngành công nghiệp trong nước. Tác động không nhỏ đến việc khả năng tiếp cận nguồn

SVTH: Ngô Phan Anh Nhật – K45 KTTN&MT


13


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh

vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nói riêng và các doanh
nghiệp nói chung.
Trong những năm qua trên địa bàn thị xã Hương Thủy công tác huy động vốn
cũng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Thị xã Hương Thủy cũng đã tranh thủ

uế

nguồn vốn đầu tư của tỉnh giai đoạn 2010- 2014 hơn 118,916 tỷ đồng để đầu tư nhiều
công trình hạ tầng phát triển đô thị như đường Trưng Nữ Vương, Sóng Hồng, Thanh

tế
H

Lam… Công tác huy động vốn đầu tư đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh

tế - xã hội của thị xã, từng bước đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội nhằm
đảm bảo phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong địa
bàn thị xã được thuận lợi hơn [19]. Việc đầu tư vốn vào cơ sở hạ tầng góp phần thúc

1.3.2.4. Thị trường

cK


năng kinh doanh của doanh nghiệp.

in

h

đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài vào địa phương, giúp tăng khả năng cạnh tranh, khả

Nhân tố thị trường có ảnh hưởng rất lớn chi phối quá trình sản xuất và kinh
doanh hương của các cơ sở sản xuất hương sạch trên cả nước.

họ

Thị trường đóng vai trò hướng dẫn sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị
trường. Các nhà sản xuất đều phải xuất phát từ nhu cầu của khách hàng và tìm mọi

Đ
ại

cách thỏa mãn nhu cầu đó chứ không phải xuất phát từ ý kiến chủ quan của mình.
Ngày nay nền sản xuất đã phát triển đạt đến trình độ cao, hàng hóa và dịch vụ được
cung ứng ngày càng nhiều, việc tiêu thụ trở nên khó khăn hơn. Do đó, khách hàng có

ng

khả năng thanh toán của họ, bộ phận chủ yếu trong thị trường của doanh nghiệp, sẽ
dẫn dắt toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

ườ


Thị trường tồn tại một cách khách quan nên từng doanh nghiệp chỉ có thể tìm

phương hướng hoạt động thích ứng với thị trường. Mỗi doanh nghiệp phải trên cơ sở

Tr

nhận biết nhu cầu của thị trường kết hợp với khả năng của mình để đề ra chiến lược,
kế hoạch và phương án kinh doanh hợp lý nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của thị
trường xã hội.
Về nhu cầu thị trường đối với hương sạch: Cầu thị trường phụ thuộc vào thu
nhập, cơ cấu dân cư ở các vùng, các khu vực. Thu nhập của dân cư tăng lên thì nhu
cầu về hương sạch, thân thiện với môi trường cũng tăng lên, do hương sạch là sản
SVTH: Ngô Phan Anh Nhật – K45 KTTN&MT

14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh

phẩm tiến bộ, có thể đảm bảo sức khỏe của người dân trong quá trình sử dụng. Hiện
nay thu nhập của dân cư ngày càng tăng, người dân ngày càng có nhu cầu chăm sóc,
bảo vệ sức khỏe của mình, chính vì vậy nhu cầu về hương sạch ngày càng tăng lên, thị
trường hương sạch ngày càng được mở rộng.

uế

Về cung cấp hương sạch, là yếu tố quan trọng trong cơ chế thị trường. Việc sản
xuất và cung cấp hương sạch hiện nay còn ít, chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Các hình thức


tế
H

sản xuất hương sạch hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ, các mô hình, quy mô
nhỏ. Để tổ chức sản xuất kinh doanh hương sạch được hiệu quả cần có sự quản lý chặt

chẽ trong quá trình sản xuất hương sạch, cung cấp được số lượng cần thiết cũng như
chất lượng hương sạch đúng theo tiêu chuẩn để tăng uy tín đối với khách hàng.

in

h

Giá cả cũng là một yếu tố quan trọng trong việc quyết định thị trường của sản
phẩm hương sạch, giá hương sạch thường cao hơn nhiều so với hương được sản xuất

cK

thông thường, do chi phí sản xuất hương sạch bỏ ra cao hơn. Giá cao thì người tiêu
dùng sẽ tiêu dùng ít hơn, và nếu giá thấp thì không đảm bảo được vốn và lợi nhuận
cho sản xuất. Chính vì vậy cơ sở sản xuất kinh doanh hương sạch cần có mức giá hợp

họ

lý để đảm bảo cung ứng sản phẩm cho thị trường.

Bên cạnh đó thị trường còn phản ánh thế lực của doanh nghiệp. Mỗi doanh

Đ

ại

nghiệp hoạt động trên thương trường đều có một vị thế cạnh tranh nhất định. Thị
trường mà doanh nghiệp chinh phục được càng lớn chứng tỏ khả năng thu hút khách
hàng càng mạnh, số lượng sản phẩm tiêu thụ được càng nhiều và do đó mà vị thế của

ng

doanh nghiệp ngày càng cao. Thị trường rộng giúp cho việc tiêu thụ thuận lợi hơn dẫn
tới doanh thu và lợi nhuận tăng nhanh hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tái đầu tư,

ườ

hiện đại hóa sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, tăng thêm khả năng chiếm lĩnh và mở
rộng thị trường.

Tr

Với những thuận lợi về vị trí địa lý – kinh tế, điều kiện giao thông, tài nguyên

thiên nhiên mà thị xã Hương Thủy đang có là điều kiện tốt để mở rộng giao lưu kinh tế
với các địa phương trong tỉnh, với các tỉnh trong cả nước và hợp tác khu vực, quốc tế.
Từ đó thị trường của các doanh nghiệp trong thị xã được mở rộng ra các tỉnh khác và
cả khu vực quốc tế. Thị trường sản phẩm Hương Bài của Công ty cũng được mở rộng
tạo tiền đề phát triển sản xuất.
SVTH: Ngô Phan Anh Nhật – K45 KTTN&MT

15



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh

1.3.2.5. Chính sách, cơ chế quản lý
Các chính sách, cơ chế quản lý hợp lý sẽ tạo nhiều thuận lợi trong phát triển sản
xuất hàng hóa nói chung và hương sạch nói riêng. Nhà nước có các chính sách để hỗ
trợ cho việc phát triển CNNT như trong Nghị định số 134/2004/NĐ-CP của chính phủ

uế

ngày 9/6/2004 về khuyến khích phát triển nông thôn bao gồm các chính sách ưu đãi sử
dụng đất cho các cơ sở sản xuất, chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách về thông tin thị

tế
H

trường, chính sách khuyến khích sử dụng công nghệ tiên tiến nhằm tạo điều kiện thuận
lợi cho các doanh nghiệp tăng khả năng sản xuất và kinh doanh của mình.

Bên cạnh đó nhà nước còn ban hành Nghị định số 179/2004/NĐ-CP của Chính
phủ về Quy định quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hóa nhằm tạo một

in

h

quy chuẩn chung về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hàng hóa, xây dựng hệ thống tiêu
chuẩn chất lượng sản phẩm, quy định các danh mục sản phẩm phải áp dụng tiêu chuẩn


cK

nhằm tạo cơ sở cho các doanh nghiệp tuân theo.

Thị xã Hương Thủy cũng là nơi nhận được các chính sách hỗ trợ cho phát triển
CNNT của nhà nước từ các chương trình phát triển, các Nghị định cũng như chiến

họ

lược phát triển của nhà nước, từ đó góp phần xây dựng các chương trình hỗ trợ phát
triển, tạo tiền đề thúc đẩy hoạt động kinh tế trên địa bàn thị xã. Thúc đẩy hoạt động

Đ
ại

phát triển CNNT nói chung và hoạt động sản xuất hương của Công ty nói riêng.
1.3.2.6. Cơ sở hạ tầng và khoa học công nghệ
Các yếu tố về cơ sở hạ tầng như: hệ thống đường giao thông, hệ thống bến cảng,

ng

kho bãi, hệ thống thông tin liên lạc, điện nước… đều là những nhân tố tác động mạnh
mẽ đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sản

ườ

xuất kinh doanh ở vị trí có hệ thống giao thông thuận lợi, dân cư đông đúc và có trình
độ dân trí cao sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, tăng tốc độ tiêu

Tr


thụ sản phẩm, tăng doanh thu, giảm chi phí sản xuất kinh doanh… Và do đó nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu cơ sở hạ tầng yếu kém sẽ ngược
lại. Cơ sở hạ tầng còn là yếu tố quan trọng thu hút vốn đầu tư cũng như mở rộng đầu
tư của các doanh nghiệp.
Các nhân tố về kỹ thuật và công nghệ sản xuất đặc biệt quan trọng trong việc
tăng khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ của cơ sở sản xuất kinh doanh
SVTH: Ngô Phan Anh Nhật – K45 KTTN&MT

16


×