Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm RÈN KỸ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.81 KB, 8 trang )

1


A. TÊN ĐỀ TÀI: RÈN KỸ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 3
B. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
1.1. Cơ sở lý luận
Đọc là kĩ năng quan trọng hàng đầu của con người. Không biết đọc con
người không tiếp thu được nền văn minh của nhân loại. Nhờ biết đọc con người
mới tự học, tự rèn, mới thực hiện được: “Học, học nữa, học mãi”. Vì vậy dạy học ở
phổ thông, nhất là các em học sinh tiểu học là cần thiết và quan trọng.
Đọc thông thì viết thạo. Đọc thạo thì viết mới đúng. Đó là vấn đề quan trọng
cần suy nghĩ và cần tìm cách để dạy Tập đọc cho học sinh Tiểu học.
1.2 Cơ sở thực tiễn.
Việc dạy đọc của học sinh lớp 1, 2, 3 hiện nay bên cạnh những thành công
vẫn còn nhiều hạn chế. Học sinh chưa được như ta mong muốn. Kết quả đọc của
các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kỹ năng đọc, giáo viên
chúng tôi còn lúng túng khi dạy Tập đọc: Cần đọc bài này với giọng như thế nào
(Vì giọng đọc của giáo viên không được chuẩn lắm do phương ngữ mỗi nơi). Làm
thế nào để chữa lỗi phát âm cho học sinh, làm thế nào để các em đọc nhanh hơn,
hay hơn. Đó là cái băn khoăn của chúng tôi.
Học sinh của khối 3 hiện nay đa số còn đọc chậm, nhỏ, phát âm theo tiếng
địa phương. Một số em còn đọc ê, a. Do đó tôi chọn đề tài rèn kỹ năng đọc cho học
sinh lớp 3.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Nâng cao kỹ năng đọc cho học sinh.
Thông qua dạy học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện thao tác tư duy cho học sinh.
Đọc là tiếp thu những thành tựu của học vần đạt được, nâng cao lên ở mức đầy
đủ và hoàn chỉnh hơn, đồng thời tạo nên bốn khả năng đã nêu: đọc đúng, đọc
nhanh, đọc hiểu, đọc diễn cảm.
Phân môn tập đọc giáo dục cho các em lòng ham đọc sách, hình thành cho trẻ


thói quen làm việc với văn bản tới từng học sinh, làm quen với sách giáo khoa. Qua
đó nhà trường là thực sự là trung tâm văn hóa cho các em. Thông qua đọc giúp các
em thích đọc và xác định đọc nhiều văn bản là có ích cho cuộc sống và phát triển trí
tuệ văn minh. Qua đó giáo dục cho các em tư tưởng, tình cảm, đạo đức, thị hiếu,
thẩm mỹ của các em.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Học sinh lớp 3 trường Tiểu học Hướng Phùng.
- Tổng số: 28 em. trong đó:
Nam: 14 em. Nữ: 14 em. Dân tộc: 28 em.
V. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT, THỰC NGHIỆM
- Nghiên cứu bằng thực trạng trên đối với đối tượng học sinh lớp 3H.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục đích nghiên cứu, tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp tham khảo sách và tài liệu.
- Phương pháp khảo sát thực tế.
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp trao đổi cùng đồng nghiệp.
2


- Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm.
VI. PHẠM VI, KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU.
5.1. Phạm vi nghiên cứu.
- Nghiên cứu phương pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 3H trường Tiểu
học Hướng Phùng.
5.2. Kế hoạch nghiên cứu
Kế hoạch được tiến hành từ tháng 9/ 2015 đến hết tháng 3/2016.
C. PHẦN NỘI DUNG.
I. HIỆN TRẠNG
Hiện nay ở trường tiểu học cho ta thấy kỹ năng đọc của học sinh chưa đồng

đều, một số đọc còn yếu, một số giáo viên chưa chú trọng đến việc dạy cho học
sinh tiểu học, chưa tìm ra biện pháp dạy môn tập đọc để nâng cao hiệu quả giờ dạy.
Nguyên nhân của đọc yếu và đọc chưa tốt của học sinh là do nhiều tác động như:
phương pháp giảng dạy của giáo viên, ngôn ngữ địa phương, do tài liệu, sách giáo
khoa, câu hỏi còn chung chung, chưa đi sâu vào nội dung bài, cách kết hợp các
phương pháp dạy còn hạn chế. Do vậy giờ dạy chưa đạy kết quả cao, dẫn đến học
tốt môn tập đọc còn hạn chế.
Trong thực tế thì mỗi địa phương lại có phương ngữ riêng, hằng ngày các em
phải giao tiếp với mọi người xung quanh, ở làng xóm mình nên các em phát âm theo
tiếng địa phương, bị ảnh hưởng bởi phương ngữ rất nhiều. Đặc biệt Trường Tiểu học
Hướng Phùng bao gồm những đối tượng học sinh khác nhau. Riêng tập thể lớp 3H
100% là học sinh dân tộc Vân Kiều, nên phần lớn các em không có đủ điều kiện để
học tập tốt hơn và do ảnh hưởng của ngôn ngữ địa phương mà các em đọc còn chưa
tốt.Chỉ mới ở trường các em mới được giáo viên dạy phát âm theo chính âm. Tất cả
học sinh lớp tôi đều ở tại xã Hướng Phùng nên các em phát âm theo tiếng dân tộc
của mình. Mà nói tiếng của các em thì sai rất nhiều so với chính âm, các em đọc sai
dẫn đến viết chính tả sai hoặc khiến người nghe hiểu sai ý nghĩa của từ.
II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Để giải quyết được mục đích yêu cầu của tiết Tập đọc và khắc phục những
nguyên nhân tồn tại đã nêu trên. Tôi đã tiến hành thực hiện những giải pháp, biện
pháp cụ thể sau:
1. Một số công việc chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1.1. Đối với giáo viên
- Trước hết muốn rèn cho học sinh đọc thành tiếng đúng thì giáo viên phải
đọc đúng, đọc hay (đọc diễn cảm). Để đạt được yêu cầu trên thì giáo viên phải rèn
luyện bản thân mình đọc đúng, đọc hay. Không cho phép giáo viên dạy Tập đọc mà
lại đọc chưa chuẩn. Trước khi soạn bài giáo viên phải đọc bài nhiều lần, đọc thể
hiện được cảm xúc của tác giả khi viết bài văn đó. Dành quỹ thời gian cho việc
soạn bài và thiết kế các hoạt động cụ thể của giáo viên, học sinh ở từng đoạn của
bài. Giáo viên phải chú ý đến khâu rèn đọc cho học sinh, chú ý đến đối tượng học

sinh đọc kém. Nhất là những tiết luyện đọc ở buổi hai. Giáo viên phải nên sửa, rèn
dứt điểm cho học sinh phát âm sai ở từng cặp phụ âm mà em đó hay phát âm sai
hoặc đọc chưa đúng.
- Tham khảo nội dung sách hướng dẫn giảng dạy để lựa chọn nội dung,
phương pháp, hình thức học tập cho phù hợp với đối tượng của học sinh lớp mình.
3


- Sưu tầm đồ dùng dạy học, tranh ảnh minh hoạ phục vụ cho bài dạy để học
sinh hứng thú học tập tiếp thu bài sâu hơn.
- Chú ý đến yêu cầu của phân môn tập đọc: Đó là rèn đọc, rèn đọc càng
nhiều càng tốt.
1.2. Đối với các em học sinh
- Yêu cầu học sinh đọc kỹ trước bài ở nhà, có đọc trước bài ở nhà học sinh mới
biết được từ nào khó đọc, hay đọc sai để đến lớp nghe giáo viên hướng dẫn sửa chữa.
- Học sinh thường xuyên rèn đọc đúng ở bất kỳ một văn bản nào nói chung
hay trong các bài tập đọc nói riêng.
- Cần có sự ham thích đọc, có ý thức tự đọc. Sưu tầm sách, báo, truyện để đọc.
2. Thực hiện được mục đích, yêu cầu rèn đọc, luyện tập cụ thể trong giờ
Tập đọc
2.1. Rèn phát âm đúng
Để rèn luyện cho học sinh phát âm chuẩn giáo viên phải hướng dẫn học sinh
phát hiện lỗi và sửa lỗi cho học sinh. Trong giờ tập đọc giáo viên gọi học sinh khá
đọc bài, và giao nhiệm vụ cụ thể các em khác đọc thầm theo tìm những tiếng khó
đọc, các phụ âm hay đọc sai. Gọi học sinh phát hiện và phát âm, các em khác theo
dõi nhận xét phát âm của bạn và phát âm lại. Gọi 3, 4 em phát âm và giáo viên kết
luận và sửa (nếu cần thiết) lại cuối cùng. Chẳng hạn: Các em hay đọc sai tiếng có
thanh ngã, thanh sắc, tiếng có các nguyên âm đôi như oa; yê; iê; ươ,...
* Quá trình giảng dạy cần chú ý
- Ví dụ: Trong lớp 3B có nhiều em khi đọc luôn phát âm sai thanh ngã thành

thanh sắc. Giáo viên gọi học sinh khá phát âm chuẩn đọc trước, các em phát âm sai
nghe, đọc lại, đọc nhiều lần sửa đến khi đọc đúng. Khi đã sửa cho các em đọc đúng
lỗi đó rồi, trong các tiết học sau giáo viên chú ý đến em đó khi đọc xem em còn
mắc lỗi lại nữa không để kịp thời uốn nắn, sửa chữa (nếu em mắc lại). Vì số lượng
học sinh mắc lỗi này nhiều nên giáo viên dần sửa sai triệt để. Và các âm khác khi
học sinh phát âm sai giáo viên tiến hành tìm các từ ngữ có âm đó luyện phát âm
cho học sinh ngay trong giờ và luyện thêm ở những tiết dạy luyện tập ở buổi hai.
2.2. Rèn đọc đúng
- Đối với các lớp 1,2 việc đọc mẫu thường do giáo viên đảm nhiệm. Đến lớp
3 kỹ năng đọc của học sinh đã được nâng cao.
Giáo viên dùng lời nói kết hợp chữ viết, ký hiệu và đồ dùng dạy học, hướng
dẫn học sinh cách ngắt nghỉ hơi, tốc độ đọc, giọng đọc thích hợp câu thơ hay đoạn
văn. Mỗi đoạn gọi 1 học sinh đọc. Gọi học sinh nhận xét bạn và đọc lại, chú ý; đọc
ngắt, nghỉ những cụm từ trong những câu văn dài trong bài văn xuôi.
+ Ví dụ: Câu trong bài : “Cóc kiện trời’’
“Cóc thấy nguy quá,/ bèn lên thiên đình kiện trời.//
- Sau khi học sinh phát hiện câu dài, giáo viên ghi vào băng giấy hoặc bảng
phụ gọi 1, 2 em đọc. Các em khác nhận xét bạn ngắt nghỉ đúng chưa, ngắt hơi, nghỉ
hơi sau với những tiếng nào, em có đồng ý không? Mời em đó đọc lại. Học sinh
đọc và ngắt hoặc nghỉ để các bạn khác nhận xét bổ xung và giáo viên thống nhất
cách đọc.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm thông qua việc dẫn dắt gợi mở

4


để học sinh thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với hình ảnh, cảm xúc
trong bài thơ, phù hợp tính cách nhân vật trong bài văn (Bước đầu biết làm chủ
được giọng đọc đối với ngữ điệu, tốc độ, cao độ, trường độ, âm sắc nhằm diễn tả
đúng nội dung bài. Đọc diễn cảm phù hợp với sự cảm nhận riêng của từng cá nhân.

Giáo viên có thể viết khổ thơ ra bảng, giấy gắn trên bảng để học sinh tìm ra cách
đọc).
+ Ví dụ: Bài : “Mặt trời xanh của tôi”
Gọi 1,2 em học sinh khá giỏi đọc diễn cảm; nếu HS chưa đọc được thì GV
đoc, kết hợp HD với Giọng nhẹ nhàng, trìu mến, nghỉ hơi dài khi kết thúc. Sau đó
gọi một em đọc lại: Đọc bốn câu thơ sau:
Đã có ai lắng nghe/
Như tiếng thác dội về/
Tiếng mưa trong rừng cọ/
Như ào ào trận gió.//
Trong khi đọc giáo viên hướng dẫn đọc đúng đối với những câu thơ sau dấu
chấm. Đối với các câu cảm, câu hỏi trong bài, giáo viên hướng dẫn các em đọc
đúng giọng của từng loại câu đó thì mới bộc lộ được cảm xúc của từng cảnh vật và
của tác giả.
Giáo viên hướng dẫn các học sinh cần đọc đúng ngữ điệu khi đọc câu hỏi
như nhấn giọng từ để hỏi, cao giọng ở cuối câu. Nếu học sinh đọc chưa hay giáo
viên có thể đọc mẫu cho học sinh để học sinh nghe giọng đọc, để tự điều chỉnh
mình đọc theo giáo viên. Để Học sinh đọc tốt giáo viên cần tạo niềm say mê hứng
thú cho học sinh .
2.3. Rèn đọc từ - cụm từ:
Ở mỗi địa phương, do đặc điểm phương ngữ nên có nhiều em phát âm theo
tiếng địa phương, phát âm sai dẫn đến viết sai chính tả hoặc khiếu người nghe hiểu
sai ý nghĩa của từ, hay nội dung văn bản khi đọc. Mục đích của rèn đọc từ, cụm từ
là nhằm luyện sửa phát âm sai. Rèn cho học sinh đọc đúng chính âm, phân biệt với
cách đọc dễ lẫn (do đặc điểm phương ngữ). Vì thế ở mỗi tiết tập đọc, giáo viên phải
chọn ra những từ ngữ mà nhiều em trong lớp mình hay phát âm sai để rèn đọc,
không nhất thiết phải chọn những từ ngữ theo như hướng dẫn SGK. Trước tiên giáo
viên cần đọc mẫu những từ đó để đưa ra cách phát âm đúng rồi cho học sinh luyện
đọc.
Chẳng hạn, ở lớp tôi, học sinh nói tiếng dân tộc Vân Kiều nên các em phát

âm tương đối đúng phụ âm đầu nhưng lại phát âm sai dấu thanh rất nhiều. Do đó,
tùy theo bài tập đọc mà tôi chọn ra những từ có vần và dấu thanh học sinh hay phát
âm sai để luyện đọc cho các em, đặc biệt là các vần uyên, oai, uy, ươu, oác…
2.4. Rèn đọc câu:
Mục đích của rèn đọc câu là hướng dẫn học sinh ngừng nghỉ, ngắt hơi, ngắt
nhịp đúng chỗ, biết lên giọng, nhấn giọng, hạ thấp giọng, … ở những từ ngữ thích
hợp trong tiết tập đọc, giáo viên cần chọn ra những câu văn dài, những câu thơ khó
ngắt nhịp ghi ra bảng phụ, sau đó giáo viên đọc mẫu cho học sinh phát hiện ra
những chỗ ngắt hơi, ngắt nhịp trong câu đó; Sau đó dùng bút lông (phấn màu) sổ
(đánh dấu) chỗ ngắt hơi, ngắt nhịp, nhấn giọng… học sinh có thể dùng chì để làm
kí hiệu vào SGK. Sau đó cho các em luyện đọc cá nhân, hoặc đồng thanh tổ có
nhiều học sinh đọc yếu.
2.5. Rèn đọc đoạn:
5


Phương pháp mới ở phân môn Tập đọc hiện nay là giáo viên hướng dẫn học
sinh luyện đọc xong rồi mới tìm hiểu bài, sau đó tiếp theo phần luyện đọc lại. Thực
tế học sinh lớp lúc đầu chưa hiểu hết nội dung bài nên đọc bài lúc đầu chưa thể đọc
đúng, đọc diễn cảm được. Giáo viên lúc đó phải đọc mẫu cho học sinh tiếp xúc với
tác phẩm, sau khi luyện đọc từ, câu khó có trong đoạn xong giáo viên mới hướng
dẫn luyện đọc đoạn, giáo viên cần nêu cách cụ thể về đọc như: Nhấn giọng, kéo dài
giọng ở từ ngữ nào, đọc cao hạ thấp từ nào…, nhanh, chậm, vui, buồn.
Tóm lại giáo viên cần phải rèn cho học sinh đó có ngữ điệu, giọng điệu phải
phù hợp với từng loại câu (kể, hỏi, cảm, cầu khiến). Giáo viên hướng dẫn đọc một
cách cụ thể, rõ ràng, tránh hướng dẫn chung chung như phần hướng dẫn đọc ở
SGK. Đối với các bài thơ để rèn học sinh đọc diễn cảm, giáo viên phải biết khai
thác những nét đặc trưng của thơ: Dòng thơ, nhịp thơ, vần thơ, thể thơ. Cần hướng
dẫn kỹ về cách ngắt nhịp, cách ngắt nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, cách đọc những
tiếng cùng vần với nhau… sao cho phù hợp với thể thơ, nội dung của từng khổ thơ,

đoạn thơ.
2.6. Rèn đọc lại:
Rèn đọc lại nghĩa là tùy theo bài mà yêu cầu đọc lại đoạn hoặc bài văn, bài
thơ. Sau khi tìm hiểu nội dung bài. Giáo viên nêu lại cách đọc toàn bài và đọc mẫu
một đoạn nữa, rồi mới gọi học sinh luyện đọc diễn cảm từng đoạn và cả bài, đồng
thanh. Tuy nhiên để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, trong khi học
sinh luyện đọc (diễn cảm) xong gọi học sinh khác nhận xét chỗ nào được, chỗ nào
chưa được cần khắc phục, để từ đó rút kinh nghiệm chung cho cả lớp. Các em có
thể đọc diễn cảm theo cách sáng tạo của riêng mình. Mỗi em có một cách đọc khác
nhau, không nhất thiết phải đọc đúng theo sự hướng dẫn của giáo viên nhưng cách
đọc phải phù hợp với nội dung bài.
III. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
Sau khi lựa chọn các biện pháp rèn đọc cho học sinh. Tôi thấy đạt kết quả rõ
rệt.
* Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm:
* Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm:
TSHS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
28

4
14,28%
7
25%
10
35,72%
7
25%
* Kết quả sau khi áp dụng các biện pháp:
TSHS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
28
8
28,57%
14
50%
6
21,42%
0

0%
Qua bảng đối chứng so với chất lượng đầu năm học thì bây giờ học sinh lớp
tôi đọc đã tốt hơn rất nhiều. Bên cạnh sự tiến bộ về chất lượng đọc, học sinh còn có
tiến bộ cả về tâm lý, các em tự tin hơn trong cuộc sống, trong giao tiếp, trong hoạt
động hằng ngày. Điều đó cũng rất quan trọng góp phần hình thành và phát triển
nhân cách toàn diện cho các em.
D. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN:
6


Khi áp dụng các cách rèn đọc ở sách tài liệu, sách giáo viên Tiếng Việt 3,
sách thiết kế bài soạn… Qua tham khảo các loại sách hướng dẫn đó, bản thân tôi
đọc đúng và diễn cảm như đã nêu trên. Khi áp dụng vào thực tế giảng dạy tôi thấy
các biện pháp có tính hiệu quả cao, giúp cho kĩ năng đọc của học sinh lớp tôi tiến
bộ rõ rệt. Đồng thời phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong học
tập. Một khi các em đọc tốt thì không những góp phần nâng cao chất lượng môn
Tiếng Việt mà còn giúp các em học tốt hơn những môn học khác.
Như vậy, để giúp các em đọc có kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm, càng ngày
càng đọc lưu loát thì giáo viên cần phối hợp các biện pháp trên một cách thường
xuyên. Có làm như thế mới theo sát được từng học sinh kịp thời uốn nắn, sửa chữa
những chỗ sai của từng em, giúp các em ngày một tiến bộ hơn trong học tập.
Khi đưa ra biện pháp rèn đọc cho học sinh. Tôi phải chuẩn bị và sắp xếp thời
gian cho từng tiết học trong một buổi để có thời gian nhiều hơn cho phân môn tập
đọc.
II. KIẾN NGHỊ:
Muốn có kết quả cao trong việc sử dụng các biện pháp rèn đọc cho học sinh.
Tôi cần chú ý đến những vấn đề sau:
- Nắm đặc điểm, tâm sinh lí của học sinh Tiểu học.
- Gặp gỡ phụ huynh học sinh trao đổi kết quả học tập của con em và yêu cầu

phụ huynh cần quan tâm nhắc nhở các em rèn đọc trong thời gian ở nhà. Hướng
cho các em nói đúng chính âm khi giao tiếp với mọi người, hạn chế phát âm theo
địa phương.
- Nhà trường hằng năm tổ chức hội thi “đọc thơ, văn diễn cảm để các em học
sinh của trường Tiểu học trong huyện có dịp cọ sát học hỏi lẫn nhau. Đồng thời
cũng tạo ra không khí thi đua rèn đọc tốt, khích lệ các em phấn đấu, luyện đọc để
có giọng đọc ngày càng hay. Bên cạnh đó, tài năng, óc sáng tạo của các em cũng
được bộc lộ qua hội thi.
Quảng Trị, ngày 26 tháng 3 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Nguyễn Thị Như Quỳnh

MỤC LỤC
A. TÊN ĐỀ TÀI ……………………………...………………………………...1

7


B. PHẦN MỞ ĐẦU……………………………...…………………..…………1
I. Lí do chọn đề tài………………………………………………....……..……...1
II. Mục đích nghiên cứu…….……………………………....……….…………..1
III. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………….1
IV. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm …………………………………………...1

V. Phương pháp nghiên cứu……………………...…………….……….……....1
IV. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu...…….……...………………..…………....2
C. PHẦN NỘI DUNG………………………...…………………..…………….2
I. Hiện trạng……………………………...…………………………..…………..2
II. Giải pháp …………………………………….......………..……….................2
III. Kết quả………….………………………………………….…………….......5
D. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......………...………………………………..6
I. Hiện trạng……………………………...…………………………..…………..6
II. Giải pháp …………………………………….......………..……….................6

8



×