Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Hiệu quả kinh tế sản xuất dưa hấu trên địa bàn xã tào sơn, huyện anh sơn, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (623.7 KB, 87 trang )

mi

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT
DƯA HẤU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÀO SƠN,
HUYỆN ANH SƠN, TỈNH NGHỆ AN

Sinh viên thực hiện:

Giảng viên hướng dẫn:

Phan Thị Hương

Th.S: Nguyễn Quang Phục

Lớp: K43A - KTNN
Niên khoá: 2009 - 2013

Huế, 05/2013


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục

Qua thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Kinh tế Huế và thời


gian thực tập tốt nghiệp tại xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An tôi đã
hoàn thành khoá luận tốt nghiệp “Hiệu quả kinh tế sản xuất dưa hấu trên địa bàn
xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An”. Để đạt được kết quả này tôi xin
chân thành cảm ơn tất cả các cá nhân và đơn vị đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Lời đầu tiên cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ban giám
hiệu trường Đại học Kinh tế Huế, khoa Kinh tế và Phát triển cùng các quý thầy
cô giáo đã giảng dạy tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo, Ths. Nguyễn
Quang Phục, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong
suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khoá luận này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các bác, các cô, các anh, chị
ở UBND xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An cùng nhân dân xã Tào Sơn
đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cũng như cung cấp cho tôi
những tài liệu cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình và bạn
bè đã quan tâm, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài.
Với sự cố gắng và nỗ lực hết mình nhưng đề tài không tránh khỏi những
thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ quý thầy cô để đề
tài được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 05 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Phan Thị Hương
SVTH: Phan Thị Hương – Lớp K43A KTNN

i


Khoá luận tốt nghiệp


GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ...................................................vi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ............................................................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ...............................................................................viii
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC ......................................................................................ix
ĐƠN VỊ QUY ĐỔI ........................................................................................................x
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ................................................... ...........................................xi
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài. ........................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu. ............................................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU........................................................................4
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................................4
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................4
1.1.1. Cơ sở lý luận..........................................................................................................4
1.1.1.1. Lý luận cơ bản về hiệu quả kinh tế.....................................................................4
1.1.1.1.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế....................................................4
1.1.1.1.2. Ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả kinh tế.....................................................6
1.1.1.1.3. Các phương pháp xác định hiệu quả kinh tế ...................................................6
1.1.1.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất dưa hấu.....................7
1.1.1.2.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất....................................................7
1.1.1.2.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất..................................................8
1.1.1.3. Đặc điểm và giá trị của cây dưa hấu...................................................................8
1.1.1.3.1. Đặc điểm sinh học của cây dưa hấu ................................................................8
1.1.1.3.2. Vị trí và giá trị của cây dưa hấu ....................................................................16

1.1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất dưa hấu....................................17
1.1.1.4.1. Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên ............................................................17
1.1.1.4.2. Nhóm nhân tố về điều kiện kinh tế - xã hội ..................................................18
1.1.2. Cơ sở thực tiễn.....................................................................................................19
SVTH: Phan Thị Hương – Lớp K43A KTNN

ii


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục

1.1.2.1. Tình hình sản xuất dưa hấu trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng .19
1.1.2.1.1. Tình hình sản xuất dưa hấu trên thế giới .......................................................19
1.1.2.1.2. Tình hình sản xuất dưa hấu ở Việt Nam........................................................20
1.1.2.3. Tình hình sản xuất dưa hấu ở tỉnh Nghệ An và trên địa bàn huyện Anh Sơn..21
CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT
DƯA HẤU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÀO SƠN.............................................................23
2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .......................................................23
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................23
2.1.1.1. Vị trí địa lý........................................................................................................23
2.1.1.2. Địa hình địa chất..............................................................................................24
2.1.1.3. Thời tiết khí hậu ..............................................................................................24
2.1.1.4. Thuỷ văn ..........................................................................................................24
2.1.1.5. Tài nguyên: .......................................................................................................25
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................................25
2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động ...........................................................................25
2.1.2.2. Tình hình sử dụng đất đai .................................................................................27
2.1.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng ....................................................................................29

2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế .................................................................................30
2.1.3.1. Cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế: .............................................................30
2.1.3.2. Hiện trạng phát triển các ngành........................................................................31
2.1.3.2.1. Nông - Lâm - Thuỷ sản: ...............................................................................31
2.1.3.2.2. Thương mại - dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp: ............................................32
2.1.4. Đánh giá chung về tình hình cơ bản của xã Tào Sơn ..........................................32
2.1.4.1. Thuận lợi...........................................................................................................32
2.1.4.2. Khó khăn...........................................................................................................32
2.2. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ SẢN XUẤT DƯA HẤU .............................................33
2.2.1. Tình hình sản xuất dưa hấu của xã Tào Sơn........................................................33
2.2.2. Tình hình diện tích gieo trồng một số cây hàng năm ở xã Tào Sơn....................34
2.3. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA ..............................................35
2.3.1. Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ ......................................................35
SVTH: Phan Thị Hương – Lớp K43A KTNN

iii


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục

2.3.2. Tình hình sử dụng đất đai của các hộ ..................................................................37
2.3.3. Tình hình trang bị vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất của các hộ ......................37
2.3.4. Tình hình sử dụng giống dưa hấu của các hộ vụ Xuân 2012 ..............................39
2.4. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT DƯA HẤU CỦA CÁC HỘ
ĐIỀU TRA.....................................................................................................................40
2.4.1. Kết quả sản xuất dưa hấu.....................................................................................40
2.4.1.1. Chi phí sản xuất ................................................................................................40
2.4.1.2. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất dưa hấu..........................................42

2.4.2. Hiệu quả sản xuất dưa hấu...................................................................................43
2.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
DƯA HẤU CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA........................................................................45
2.5.1. Nhân tố khách quan .............................................................................................45
2.5.1.1. Ảnh hưởng của thời tiết khí hậu .......................................................................45
2.5.1.2. Ảnh hưởng của thị trường tiêu thụ ...................................................................45
2.5.1.3. Ảnh hưởng của biến động giá cả .......................................................................45
2.5.1.2 Ảnh hưởng của quy mô đất đai .........................................................................46
2.5.2. Nhân tố chủ quan.................................................................................................49
2.5.2.1. Ảnh hưởng của chi phí trung gian ....................................................................49
2.5.2.2. Ảnh hưởng của các nhân tố thuộc hàm sản xuất ..............................................51
2.5.2.2.1. Ảnh hưởng của phân chuồng đến năng suất dưa hấu ....................................53
2.5.2.2.2. Ảnh hưởng của phân đạm đến năng suất dưa hấu.........................................53
2.5.2.2.3. Ảnh hưởng của phân kali đến năng suất dưa hấu..........................................53
2.5.2.2.4. Ảnh hưởng của phân NPK đến năng suất dưa hấu........................................54
2.5.2.2.5. Ảnh hưởng của công lao động đến năng suất dưa hấu..................................54
2.5.2.2.6. Ảnh hưởng của kiến thức kỹ thuật đến năng suất dưa hấu............................54
2.6. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ DƯA HẤU CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA .......................55
CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
SẢN XUẤT DƯA HẤU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÀO SƠN .......................................58
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT DƯA HẤU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ.58

SVTH: Phan Thị Hương – Lớp K43A KTNN

iv


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục


3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT DƯA HẤU
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ....................................................................................................59
3.2.1. Giải pháp về lao động và đào tạo nguồn nhân lực ..............................................59
3.2.2. Giải pháp về đất đai .............................................................................................59
3.2.3. Giải pháp về giống...............................................................................................59
3.2.4. Giải pháp về nguồn vốn.......................................................................................60
3.2.5. Giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng .......................................................................60
3.2.6. Giải pháp về công tác khuyến nông ....................................................................60
3.2.7. Giải pháp về thị trường........................................................................................60
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................61
I. KẾT LUẬN ................................................................................................................61
II. KIẾN NGHỊ ..............................................................................................................62
2.1. Đối với nhà nước ....................................................................................................62
2.2. Đối với chính quyền địa phương ............................................................................62
2.3. Đối với người nông dân..........................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................64

SVTH: Phan Thị Hương – Lớp K43A KTNN

v


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

UBND


Ủy ban nhân dân



Lao động

NN

Nông nghiệp

CN

Công nghiệp

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

XD

Xây dựng

ĐVT

Đơn vị tính

DT

Diện tích


DTCT

Diện tích canh tác

BQ

Bình quân

BQC

Bình quân chung

SL

Số lượng

BVTV

Bảo vệ thực vật

NS

Năng suất

LN

Lợi nhuận

GO


Giá trị sản xuất

IC

Chi phí trung gian

VA

Giá trị gia tăng

SVTH: Phan Thị Hương – Lớp K43A KTNN

vi


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

Bản đồ 1: Bản đồ xã Tào Sơn – huyện Anh Sơn – tỉnh Nghệ An.................................23
Biểu đồ 1: Hiệu quả sản xuất dưa hấu vụ Xuân của các hộ ..........................................44
Sơ đồ 1: Kênh tiêu thụ sản phẩm dưa hấu tại xã Tào Sơn.............................................56

SVTH: Phan Thị Hương – Lớp K43A KTNN

vii



Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Diện tích, năng suất, sản lượng dưa hấu của các nước trên thế giới năm 2001
.......................................................................................................................................20
Bảng 2: Tình hình dân số và lao động của xã trong giai đoạn 2010-2012....................26
Bảng 3: Tình hình sử dụng đất đai của xã trong 3 năm 2010-2012 ..............................28
Bảng 4 : Cơ cấu kinh tế theo ngành...............................................................................31
Bảng 5: Tình hình sản xuất dưa hấu của xã Tào Sơn qua 3 năm ..................................33
Bảng 6: Diện tích một số cây trồng hàng năm ở xã Tào Sơn qua 3 năm ......................34
Bảng 7: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra......................................36
Bảng 8: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của các hộ điều tra ..................................37
Bảng 9: Tình hình trang bị vật chất - kỹ thuật của các hộ điều tra................................38
Bảng 10: Tình hình sử dụng giống dưa hấu vụ Xuân của các hộ..................................39
Bảng 11:Chi phí trung gian sản xuất dưa hấu vụ Xuân của các hộ điều tra..................40
Bảng 12: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất dưa hấu của các hộ .....................42
Bảng 13: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất dưa hấu của các hộ ...................43
Bảng 14: Ảnh hưởng của quy mô đất đai đến hiệu quả sản xuất dưa hấu ....................47
Bảng 15: Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất dưa hấu
.......................................................................................................................................50
Bảng 16 : Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất dưa hấu ................52

SVTH: Phan Thị Hương – Lớp K43A KTNN

viii


Khoá luận tốt nghiệp


GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

1. Bảng hỏi điều tra
2. Số liệu điều tra sản xuất dưa hấu
3. Kết quả chạy hàm hồi quy

SVTH: Phan Thị Hương – Lớp K43A KTNN

ix


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục

ĐƠN VỊ QUY ĐỔI

1 sào = 500m2
1 ha = 1000m2
1 ha = 20 sào
1 tấn = 1000 kg

SVTH: Phan Thị Hương – Lớp K43A KTNN

x


Khoá luận tốt nghiệp


GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của đề tài là tìm hiểu thực trạng tình hình sản xuất dưa hấu của các
nông hộ trên địa bàn xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. Qua đó tính toán
hiệu quả kinh tế sản xuất dưa hấu của các nông hộ, làm rõ các nguyên nhân ảnh hưởng
đến năng suất dưa hấu. Từ đó tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất
dưa hấu trên địa bàn xã Tào Sơn- huyện Anh Sơn- tỉnh Nghệ An.
Dữ liệu phục vụ nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài tôi đã sử dụng những nguồn tài liệu sau:
- Số liệu thu thập từ UBND xã Tào Sơn
- Số liệu thu thập từ điều tra phỏng vấn 60 hộ sản xuất dưa hấu trên địa bàn xã
- Một số trang web
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra thu thập số liệu
- Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp xử lý số liệu
Kết quả đạt được
Sau một thời gian nghiên cứu tôi đã thu được kết quả sau:
- Đánh giá được thực trạng sản xuất, kết quả và hiệu quả sản xuất dưa hấu ở xã
Tào Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.
- Đánh giá được những thuận lợi cũng như những khó khăn của người dân trong
phát triển sản xuất dưa hấu tại xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.
- Đưa ra những giải pháp về thị trường tiêu thụ.

SVTH: Phan Thị Hương – Lớp K43A KTNN

xi



Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài.
Ở nước ta, ngành nông nghiệp đóng một vai trò hết sức quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân. Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế cung
cấp lương thực, thực phẩm, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, tham gia
xuất khẩu thu về ngoại tệ cho đất nước. Nông nghiệp nông thôn còn là nơi tập trung
sinh sống của hơn 70% dân số ở nước ta. Do đó mà thúc đẩy phát triển nông nghiệp
nông thôn luôn được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của
Đảng và Nhà nước ta. Trong bối cảnh tự do hoá thương mại và hội nhập kinh tế quốc
tế, sản xuất nông nghiệp ở nước ta đã và đang đứng trước những cơ hội và thách thức
to lớn.
Cùng với xu thế phát triển nông nghiệp hàng hoá hội nhập, bên cạnh việc đầu
tư cho sản xuất cây lương thực, một yêu cầu bức thiết với nền nông nghiệp nước ta cần
phải đa dạng các sản phẩm cây trồng, chuyển dịch cơ cấu cây trồng và lựa chọn những
cây trồng phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu
cây trồng của nông dân đã góp phần đưa nền sản xuất nông nghiệp dần dần chuyển đổi
sang nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá xuất khẩu. Một trong những mô hình được
lựa chọn đó là mô hình sản xuất dưa hấu. Hiện nay, dưa hấu đã trở thành cây trồng chủ
đạo có giá trị kinh tế cao tại nhiều địa phương trong cả nước. Dưa hấu là loại cây ngắn
ngày có giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng cao và là một mặt hàng xuất khẩu có giá
trị, mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn, góp phần ổn định kinh tế - xã hội của đất nước.
Tào Sơn là một xã trung du miền núi của huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An, địa
bàn nằm dọc bờ sông Lam hàng năm được bù đắp một lượng phù sa lớn nên đất đai rất
tốt cho sản xuất nông nghiệp. Trong những năm qua, nông dân trong xã đã chuyển đổi

những diện tích đất từ trồng lúa và hoa màu kém hiệu quả sang sản xuất dưa hấu. Phát
triển cây dưa hấu đã góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao thu
nhập, cải thiện mức sống cho người dân, từ đó tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã
hội, không những thế nó còn góp phần sử dụng hợp lí và có hiệu quả tài nguyên đất
sản xuất nông nghiệp của địa phương. Sản phẩm dưa hấu của xã có chất lượng khá tốt
và được tiệu thụ rông rãi ở thị trường trong nước và xuất khẩu sang nước ngoài.
SVTH: Phan Thị Hương – Lớp K43A KTNN

1


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục

Tuy nhiên việc sản xuất dưa hấu trên địa bàn xã cũng gặp phải những vấn đề
khó khăn như vốn đầu tư cao khiến cho người nông dân khó mở rộng diện tích sản
xuất; Thời tiết diễn biến thất thường gây trở ngại lớn cho việc sản xuất dưa hấu; Đặc
biệt là vấn đề đầu ra, chưa có thị trường tiêu thụ dưa hấu cụ thể, mà chủ yếu là bán cho
tư thương. Nắm được thực trạng tình hình sản xuất dưa hấu trên địa bàn xã, xác định
các nhân tố ảnh hưởng từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao năng suất, hiệu quả sản
xuất dưa hấu góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân. Đó cũng chính
là lý do tôi chọn đề tài: “Hiệu quả kinh tế sản xuất dưa hấu trên địa bàn xã Tào
Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát:
Tính toán hiệu quả kinh tế sản xuất dưa hấu của các nông hộ, làm rõ các nguyên
nhân ảnh hưởng đến năng suất dưa hấu. Trên cơ sở đó tìm ra một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả sản xuất dưa hấu trên địa bàn xã Tào Sơn - huyện Anh Sơn - tỉnh
Nghệ An.

- Mục tiêu cụ thể:
+ Hệ thống hoá những vấn đề về lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế sản
xuất dưa hấu
+ Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất dưa hấu vụ Xuân năm 2012 ở xã Tào Sơn.
+ Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất cây dưa hấu
trên địa bàn xã Tào Sơn.
+ Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất dưa hấu của xã trong
thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Các hộ nông dân sản xuất dưa hấu tại địa bàn xã Tào Sơn - huyện Anh Sơn tỉnh Nghệ An
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Địa bàn xã Tào Sơn - huyện Anh Sơn - tỉnh Nghệ An.

SVTH: Phan Thị Hương – Lớp K43A KTNN

2


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục

+ Về thời gian: Phân tích thực trạng sản xuất dưa hấu của xã Tào Sơn từ 2010
đến 2012 và hiệu quả sản xuất dưa hấu vụ Xuân của các nông hộ tại thời điểm năm
2012.
- Do sản xuất chủ yếu là dưa hấu vụ Xuân, còn vụ Thu chỉ có một số rất ít các
hộ sản xuất nên tôi chỉ đánh giá hiệu quả sản xuất dưa hấu vụ Xuân.
4. Phương pháp nghiên cứu.
4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu

- Số liệu thứ cấp: được thu thập từ UBND xã Tào Sơn, phòng địa chính, phòng
thống kê xã, các báo cáo kinh tế - xã hội của xã và từ sách báo, internet,...
- Số liệu sơ cấp: được thu thập thông qua điều tra phỏng vấn trực tiếp 60 hộ sản
xuất dưa hấu trên địa bàn xã.
4.2. Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả: Các thông tin và số liệu được cụ thể hoá thành
các bảng biểu, sơ đồ và đồ thị thống kê mô tả.
- Phương pháp phân tổ thống kê: Phân ra các nhóm để đánh giá mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố như quy mô đất đai, chi phí phân bón,...đến kết quả và hiệu quả
sản xuất cây dưa hấu.
- Phương pháp phân tích kinh tế: Phương pháp này được dùng để đánh giá hiệu
quả sản xuất dưa hấu của các hộ điều tra thông qua các chỉ tiêu như giá trị sản xuất
(GO), tổng chi phí (TC),...
- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Tham khảo ý kiến của những nhà
nghiên cứu, các kỹ sư nông nghiệp, cán bộ khuyến nông, cán bộ lãnh đạo xã, trưởng
thôn, những người am hiểu và có kinh nghiệm trong sản xuất dưa hấu.
- Phương pháp toán kinh tế: Được vận dụng để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng
đến năng suất dưa hấu bằng mô hình hàm sản xuất Cobb-Douglas
4.3. Phương pháp xử lý số liệu
Toàn bộ số liệu điều tra được xử lý tính toán trên phần mềm excel.

SVTH: Phan Thị Hương – Lớp K43A KTNN

3


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục
PHẦN II

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1.1. Lý luận cơ bản về hiệu quả kinh tế
1.1.1.1.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt thì hiệu quả
kinh tế không còn là vấn đề quan tâm hàng đầu của bản thân nhà sản xuất, doanh
nghiệp, hay của bất kỳ một cá nhân nào mà nó là vấn đề của toàn xã hội. Hiệu quả
kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế, đo lường trình độ quản lý và trình độ tổ
chức, đồng thời là cơ sở tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Muốn đánh giá
hiệu quả của nền sản xuất xã hội trước hết phải xác định được mục tiêu của nó. Mọi nỗ
lực trong sản xuất kinh doanh đều nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao hiệu quả kinh
tế nhằm thu được lợi nhuận cao hơn.
Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế. Ở mỗi góc độ,
mỗi quan điểm có một cách nhìn nhận khác nhau, tuy nhiên chúng ta có thể hiểu hiệu
quả kinh tế là tỷ lệ của sự so sánh giữa kết quả đạt được và toàn bộ chi phí bỏ ra để đạt
được được kết quả đó. Như vậy bản chất của hiệu quả kinh tế là mối quan hệ so sánh
giữa kết quả đạt được và toàn bộ chi phí bỏ ra, kết quả so sánh càng lớn chứng tỏ hiệu
quả kinh tế càng cao và ngược lại.
Theo Farell (1957) và một số nhà kinh tế học khác thì chúng ta chỉ có thể tính
được hiệu quả kinh tế một cách đầy đủ theo nghĩa tương đối. Hiệu quả kinh tế là một
phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối.
Điều đó có nghĩa là khi tiến hành xem xét việc sử dụng các yếu tố nguồn lực phục vụ
sản xuất chúng ta phải tính đến cả hai yếu tố hiện vật và giá trị. Khi nói đến hiệu quả
kinh tế trong sản xuất nông nghiệp thì phải phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản về hiệu
quả:
+ Hiệu quả kỹ thuật: là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi
phí đầu vào, hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về

SVTH: Phan Thị Hương – Lớp K43A KTNN

4


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục

nguồn lực hay công nghệ áp dụng. Hiệu quả kỹ thuật chủ yếu xem xét về mặt vật chất
của quá trình sản xuất, nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực được đưa vào sản xuất có
khả năng đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Do đó hiệu quả kinh tế phụ thuộc vào kỹ
năng của nhà sản xuất, để có được hiệu quả kinh tế cao nhất yêu cầu người sản xuất
phải sử dụng các nguồn lực hợp lý nhất, tiết kiệm nhất.
+ Hiệu quả phân phối (hay hiệu quả giá): là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu
tố giá sản phẩm và giá đầu vào được tính toán để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm
trên một đồng chi phí về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân phối
chính là hiệu quả kỹ thuật có tính đến giá của các yếu tố đầu vào và giá của sản phẩm
đầu ra trong quá trình sản xuất. Hay nói cách khác, trên cơ sở giá của các yếu tố đầu
vào, giá cả sản phẩm bán ra để phân bổ và sử dụng các yếu tố đầu vào theo tỷ lệ hợp lý
để tối đa hóa lợi nhuận thu được. Tức là giá trị biên của sản phẩm sản xuất phải bằng
giá trị biên của các nguồn lực sử dụng vào sản xuất.
+ Hiệu quả kinh tế: là phạm trù kinh tế trong đó sản xuất đạt hiệu quả kỹ thuật
và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả yếu tố hiện vật và yếu tố giá trị đều tính
đến khi xem xét các nguồn lực. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt hiệu quả kỹ
thuật và hiệu quả phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế.
Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm
lao động xã hội. Đây là hai mặt của một vấn đề về hiệu quả kinh tế. Hai mặt này có
quan hệ mật thiết với nhau, gắn liền với quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội là
quy luật tăng năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian lao động. Yêu cầu của

việc nâng cao hiệu quả kinh tế là đạt kết quả tối đa với chi phí nhất định hoặc ngược
lại, đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây được hiểu bao gồm chi
phí để tạo ra nguồn lực và chi phí cơ hội.
Tóm lại, có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế nhưng chúng
đều thống nhất về mặt bản chất. Và việc nâng cao hiệu quả kinh tế có ý nghĩa rất quan
trọng đối với yêu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế nói riêng và phát triển xã hội
nói chung.

SVTH: Phan Thị Hương – Lớp K43A KTNN

5


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục

1.1.1.1.2. Ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả kinh tế
Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và sản xuất nông nghiệp nói
riêng, việc đánh giá hiệu quả kinh tế sau mỗi chu kỳ sản xuất là rất quan trọng và
không thể thiếu.
Hiệu quả kinh tế là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá, phản ánh chất lượng
của các đơn vị hoặc giữa các loại sản phẩm. Việc đánh giá hiệu quả giúp cho người
sản xuất thấy được trong nền kinh tế thị trường không chỉ các đơn vị hay doanh nghiệp
nào mà chính người nông dân cũng phải tính đến chất lượng đầu tư, đến hiệu quả của
đồng vốn bỏ ra.
Khi đánh giá hiệu quả kinh tế chúng ta phải xem xét, đánh giá cả yếu tố đầu vào
và đầu ra, từ đó biết được mức độ sử dụng các nguồn lực đã đạt hiệu quả hay chưa,
biết được nguyên nhân làm hạn chế sản lượng đầu ra trên cơ sở đó đưa ra các biện
pháp khắc phục hợp lý. Đồng thời nó còn là căn cứ để xác định phương hướng đạt tăng

trưởng cao trong sản xuất. Một kết quả có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân tạo
thành. Vì vậy chỉ có tác động đúng đối tượng, sử dụng đúng biện pháp thì sản xuất
mới đi đúng hướng và đạt hiệu quả cao.
1.1.1.1.3. Các phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế được đo lường bằng các chỉ tiêu tương đối, thể hiện quan hệ so
sánh giữa các yếu tố đầu ra và đầu vào của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Có hai
phương pháp xác định hiệu quả kinh tế:
- Phương pháp 1:
Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả thu được với chi phí bỏ
ra. Nghĩa là, một đơn vị chi phí bỏ ra thu được bao nhiêu đơn vị sản phẩm.
Công thức tính:
H = Q/C
Trong đó:
H: Hiệu quả kinh tế
Q: Kết quả sản xuất kinh doanh
C: Chi phí bỏ ra
Phương pháp này phản ánh rõ nét trình độ sử dụng các nguồn lực, xem xét được
SVTH: Phan Thị Hương – Lớp K43A KTNN

6


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục

một đơn vị nguồn lực sử dụng đã mang lại bao nhiêu đơn vị kết quả.
- Phương pháp 2:
Hiệu quả kinh tế được xác định bằng cách so sánh phần tăng thêm của kết quả
thu được và phần tăng thêm của chi phí bỏ ra.

Công thức tính:
H=∆Q/∆C
Trong đó:
H: Hiệu quả kinh tế
Q: Phần tăng thêm của kết quả
C: Phần tăng thêm của chi phí
Phương pháp này giúp chúng ta xác định được hiệu quả của một đồng chi phí
đầu tư thêm đem lại. Phương pháp này thường áp dụng trong nghiên cứu đầu tư theo
chiều sâu, đầu tư cho tái sản xuất mở rộng.
Như vậy có nhiều cách xác định hiệu quả kinh tế khác nhau, mỗi cách phản ánh
một khía cạnh nhất định về hiệu quả kinh tế. Do đó, tùy theo từng điều kiện của đơn vị
sản xuất, kinh doanh mà lựa chọn cách tính phù hợp.
1.1.1.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất dưa hấu
1.1.1.2.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất
- Giá trị sản xuất (GO): Là chỉ tiêu biểu hiện bằng tiền của toàn bộ sản phẩm
thu được trên một đơn vị diện tích canh tác trong một chu kỳ sản xuất nhất định.
GO =∑Qi*Pi

(i = 1...n)

Trong đó:
GO: Giá trị sản xuất
Q: Khối lượng sản phẩm i
P: Giá bán sản phẩm i
Giá trị sản xuất bình quân một sào: GO/sào = ∑GO / ∑ DTGT
- Giá trị gia tăng (VA): là giá trị sản xuất còn lại sau khi đã trừ đi chi phí trung gian.
VA = ∑GO - ∑IC
Trong đó:
VA: Giá trị gia tăng
SVTH: Phan Thị Hương – Lớp K43A KTNN


7


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục

GO: Giá trị sản xuất
IC: Chi phí trung gian.
- Chi phí trung gian (IC): Là một bộ phận cấu thành tổng giá trị sản xuất, bao
gồm chi phí vật chất và dịch vụ thuê hoặc mua ngoài được sử dụng trong quá trình sản
xuất ra sản phẩm. Chi phí trung gian bao gồm: chi phí phân bón, giống, thuốc BVTV,
chi phí thuê lao động, thuê máy móc,...
- Chi phí trung gian bình quân một sào: IC/sào = ΣIC / ΣDTGT
- Giá trị gia tăng bình quân một sào: VA/sào = GO/sào – IC/sào
1.1.1.2.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất
- Năng suất: chỉ tiêu này cho biết sản lượng dưa hấu thu được trên một đơn vị
diện tích gieo trồng.
N = Q/S
Trong đó:
N: Năng suất
Q: Sản lượng
S: Diện tích
- Giá trị sản xuất trên chi phí trung gian (GO/IC): Cho biết một đồng chi phí
trung gian bỏ ra thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất trong một thời kỳ nhất định.
Hiệu suất này càng lớn thì sản xuất càng có hiệu quả.
- Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian (VA/IC): Cho biết một đồng chi phí
trung gian bỏ ra thu được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.
1.1.1.3. Đặc điểm và giá trị của cây dưa hấu

1.1.1.3.1. Đặc điểm sinh học của cây dưa hấu
a. Đặc điểm sinh học
Rễ: Rễ dưa hấu phát triển rất mạnh, rễ chính có thể ăn sâu từ 50 - 120cm, rễ phụ
ăn lan rộng trên lớp đất mặt cách gốc 60 - 80cm. Nhờ bộ rễ phát triển mạnh nên cây
dưa hấu chịu hạn tốt nhưng kém chịu úng và rễ không có khả năng phục hồi sau khi bị
đứt.

SVTH: Phan Thị Hương – Lớp K43A KTNN

8


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục

Thân: Dưa hấu thuộc cây hằng niên, thân thảo, mềm, có góc cạnh, dạng bò, dài
trung bình 2 - 3m. Trên thân có nhiều lông tơ màu trắng. Thân có nhiều đốt, mỗi đốt
có 1 lá, 1 chồi nách và vòi bám.
Lá: Có hai dạng lá là lá mầm và lá thật. Lá mầm là lá ra đầu tiên, tồn tại trong
suốt quá trình sinh trưởng của cây, nuôi cây trong giai đoạn đầu, lá có hình oval hay
hình trứng. Lá mầm là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự sinh trưởng của cây ở giai
đoạn đầu. Lá mầm to dày, phát triển cân đối hứa hẹn cây sinh trưởng mạnh, lá mầm
nhỏ, mỏng, mọc không cân đối cây sẽ sinh trưởng yếu. Lá thật là lá đơn, mọc xen có
chia thùy nhiều hay ít, sâu hay cạn tùy theo giống, lá đầu tiên có sẻ thùy cạn.
Hoa: Thuộc loại hoa đơn tính, trên một cây có cả hoa đực và hoa cái. Hoa mọc
đơn lẻ từng cái ở nách lá, gồm 5 lá dải màu xanh và 5 cánh hoa màu vàng dính vào
nhau. Hoa đực thường hình thành trước hoa cái 2 - 3 ngày.
Trái: Có nhiều hình dạng từ hình cầu, hình trứng đến hình bầu dục. Trái tương
đối lớn, nặng trung bình 2 - 3 kg, có giống dưa cho trái nặng tới 5 - 6 kg, trái chứa

nhiều nước.
Hạt: Có nhiều màu như màu đen, nâu, xám, đỏ nâu. Trên vỏ hạt đôi khi có
chấm đen hoặc có vân. Trong trái dưa chứa 200 - 900 hạt.
b. Nhu cầu sinh thái
Nhiệt độ: Cây dưa hấu có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nên chịu được nhiệt độ
cao, nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển từ 20 - 30oC, tối thích 25 30oC, nhiệt độ thấp dưới 18oC cây sinh trưởng kém.
Ẩm độ: Dưa hấu là cây chịu hạn, không chịu úng. Điều kiện khô ráo thuận lợi
cho cây phát triển tốt. Giai đoạn cây ra trái và phát triển trái cây cần nhiều nước do đó
cần cung cấp đủ nước ở giai đoạn này nếu thiếu nước sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển
của trái. Khi trái gần chín cần giảm nước để trái tích lũy nhiều đường làm tăng phẩm
chất và độ ngọt của trái.
Gió: Cần chú ý đến hướng gió khi trồng dưa hấu, tùy theo mùa mà bố trí cây
dưa bò xuôi theo chiều gió, không nên bố trí hướng cây bò thẳng góc với chiều gió, vì
gió mạnh dễ làm lật dây, gãy ngọn, rụng nụ và hoa.

SVTH: Phan Thị Hương – Lớp K43A KTNN

9


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục

Đất: Dưa hấu có thể trồng được trên nhiều loại đất từ đất cát đến đất sét nặng.
Nhưng đất trồng dưa hấu thích hợp nhất là đất thịt nhẹ, đất cát pha có tầng canh tác
dày, hoặc đất phù sa ven sông, thoát nước tốt, độ PH thích hợp cho cây dưa hấu phát
triển 6 - 7
c. Kỹ thuật canh tác
Thời vụ trồng:

Nhờ có điều kiện thời tiết khí hậu tương đối thuận lợi nên ở nước ta dưa hấu có
thể trồng được quanh năm. Dưa hấu có thể trồng các vụ sau:
- Vụ Xuân (vụ chính): gieo hạt cuối tháng 2 đầu tháng 3, thu hoạch cuối tháng 5
đầu tháng 6.
- Vụ Thu: gieo hạt vào cuối tháng 5, đầu tháng 6, thu hoạch vào tháng 7 đầu
tháng 8.
- Vụ Đông Xuân: gieo hạt tháng 11, thu hoạch tháng giêng, đầu tháng 2. Thời
vụ này chỉ áp dụng cho các tỉnh phía Nam.
Giống:
Giống là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển
của cây dưa hấu cũng như chất lượng quả dưa. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều
loại giống, sự lựa chọn tuỳ theo yêu cầu thị trường tiêu thụ. Các giống dưa đang được
trồng phổ biến như: giống Sugar baby, các giống lai F1: An Tiêm, Hắc Mỹ Nhân 1430
(công ty Nông Hữu) và 308 (công ty Trang Nông), TN 755, TN 386, Bảo Long, Thành
Long, Hoàng Long, Tiểu Long, Tiểu Đồng, Phù Đổng (Cty Syngenta - An giang phân
phối ).
Chuẩn bị đất trồng:
Cày bừa phơi đất trước khi xuống giống 7 - 10 ngày làm cho đất tơi xốp thuận
lợi cho bộ rễ dưa phát triển, sau đó lên luống. Luống đơn rộng 2,5 - 3m, luống đôi
rộng 4,5 - 6m, rãnh rộng 30 - 50cm, sâu 25cm. Giữ mực nước trong mương tưới thấp
hơn mặt luống ít nhất 15cm.
Sau khi đánh luống, bón lót xong tiến hành phủ nilon. Trước khi trồng đục lỗ
theo khoảng cách trồng, đường kính lỗ khoảng 10 cm.

SVTH: Phan Thị Hương – Lớp K43A KTNN

10


Khoá luận tốt nghiệp


GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục

Gieo hạt, trồng cây:
Trước khi gieo, ngâm hạt vào trong nước 4 - 6 giờ, sau đó ủ khoảng 24 - 36 giờ
cho hạt nảy mầm rồi gieo, có thể gieo trực tiếp lên luống hoặc vào bầu đất. Bầu có thể
làm bằng lá chuối, lá dừa, chiều ngang 5 cm, chiều cao 7 cm, hoặc dùng bọc nilon có
đục lổ thoát nước. Vật liệu làm bầu gồm phân chuồng hoai mục, đất xốp nhẹ không có
mầm bệnh, mùn trộn với nhau theo tỷ lệ 30%:60%:10%.
Trong thời gian ươm cây phải chú ý phòng trừ sâu bệnh và tưới nước giữ ẩm
thường xuyên. Cây con được 7 - 10 ngày, vừa lú lá nhám đem trồng ngay. Rải một ít
đất mịn hoặc rơm hoặc trấu mục vào trong lổ, tưới nước vào lổ rồi trồng cây con vào.
Khoảng cách trồng giữa 2 cây trung bình 50 - 60cm (mật độ 600 - 7200 cây/1.000 m2)
Chăm sóc sau khi trồng:
- Tưới nước
Lượng nước tưới và số lần tưới tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây. Giai
đoạn cây còn nhỏ rễ chưa ăn sâu, rộng nên tưới nhiều lần trong ngày và tưới gần gốc.
Trong điều kiện trời nắng gắt, cây con phát triển chậm để làm giảm nhiệt độ đất và
không khí xung quanh cây cần tưới ướt cả mặt luống. Khi cây lớn tưới xa gốc dần để
rễ mọc lan rộng và tăng dần lượng nước tưới theo sự phát triển của cây. Tuyệt đối
không tưới ngay gốc, trên lá dưa. Trên đất ruộng thường tưới mỗi ngày 1 - 2 lần, ruộng
có phủ bạt tưới 3 - 5 ngày/lần. Khi dưa có trái cần cung cấp nước đều đặn và đầy đủ
giữ ẩm độ đất tốt để trái phát triển đầy đặn, không bị nứt. Khi trái bắt đầu chín giảm
lượng nước tưới từ từ và ngưng tưới tưới trước khi thu hoạch 5 - 7 ngày.
Bón phân
Bón phân đơn:
Liều lượng phân bón tính trên 1 ha như sau: phân chuồng: 20 tấn; Đạm: 200 230 kg; Kali sunphat: 250 - 340 kg; Supelan: 600 - 700 kg
Cách bón: Bón lót 10 - 12 tấn phân chuồng + 1/3 phân hoá học. Nếu trồng trên
màng phủ PE cần bón lót toàn bộ phân chuồng + lân + ½ phân đạm và kali
Bón thúc đợt 1 kết hợp với vun xới sau trồng 15 - 20 ngày: gồm số phân chuồng

còn lại + 1/3 phân hoá học
Bón thúc lần 2 khi cây ra hoa rộ (cách đợt 1 từ 15 - 20 ngày): 1/6 phân hoá học
SVTH: Phan Thị Hương – Lớp K43A KTNN

11


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục

Bón thúc lần 3: Khi quả to bằng nắm tay (trước thu hoạch 15 ngày) bón hết số
phân hoá học còn lại.
Bón phân hỗn hợp NPK:
Liều lượng phân bón tính trên 1 ha như sau: phân chuồng: 15 - 20 tấn; NPK:
500 - 1000 kg; Ure 50 kg; Kali 50 kg
Cách bón: Bón lót 15 - 20 tấn phân chuồng + 200 - 400 kg NPK
Bón thúc đợt 1 sau trồng 15 - 20 ngày: 200 - 400 kg NPK
Bón thúc lần 2 khi cây ra hoa rộ (cách đợt 1 từ 15 - 20 ngày): 100 - 200 kg NPK
+ 1 kg Ure + 1 kg kali
Bón thúc lần 3: Khi quả to bằng nắm tay (trước thu hoạch 15 ngày) bón 80 100 kg NPK + 1 kg Ure + 1 kg kali
- Tỉa nhánh
Cắt bỏ những nhánh phụ không cần thiết nhằm giúp cây dưa tập trung dinh
dưỡng nuôi những nhánh chính để lấy trái sau này. Tiến hành trước khi lấy trái mỗi
cây dưa để 1 thân chính và 1 - 2 nhánh phụ. Nông dân thường để 2 nhánh phụ, cho bò
song song với thân chính. Việc tỉa nhánh thực hiện sớm và thường xuyên khi chồi non
mới ra 5 - 7cm, tỉa bỏ hết dây chồi, dây bơi đến khi dưa thụ phấn.
- Thụ phấn (châm nhuỵ):
Thụ phấn là biện pháp kỹ thuật quan trọng cần thiết trong việc canh tác dưa.
Công việc này được tiến hành vào giai đoạn hoa nở rộ sau khi trồng 25 - 30 ngày, lúc

này dây dưa dài khoảng 1,5m, nên thụ phấn vào buổi sáng từ 7 - 9 giờ, thời giai thụ
phấn bổ sung kéo dài 5 - 7 ngày. Chọn hoa đực mới nở, to, có nhiều phấn, ngắt bỏ
những cánh hoa, chấm phấn đều lên nướm nhụy của hoa cái vừa mới nở. Thời gian thụ
phấn bổ sung càng ngắn càng tốt để trái sau này lớn đồng đều hơn, dễ chăm sóc. Sau
khi thụ phấn xong, khi trong ruộng dưa cho trái đều, trái lớn bằng trái chanh thì tiến
hành chọn trái.
- Chọn trái:
Để cho trái dưa to và đồng đều nên để mỗi dây một trái, giai đoạn chọn trái
khoảng 40 - 45 ngày sau khi trồng. Chọn trái có cuống to, dài, bầu noãn lớn, tròn đầy,

SVTH: Phan Thị Hương – Lớp K43A KTNN

12


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục

không bị sâu bệnh và lớn nhanh sau khi thụ phấn. Chọn trái xong cần cắm cây làm dấu
và tỉa bỏ tất cả các trái khác đậu tự nhiên, các trái ra sau.
Thu hoạch
Dưa hấu sau khi trồng được 60 - 70 ngày tuỳ từng giống, khi vỏ láng bóng, gân
hiện rõ, phần tiếp xúc với đất có màu vàng, 80% dây đã héo lá có thể thu hoạch được.
Cần ngưng nước 4 - 5 ngày trước khi thu hoạch giúp dưa ngon ngọt, để dành
được lâu và ít bị bể khi vận chuyển. Việc ngưng tưới phân và phun thuốc 10 ngày
trước khi thu nhằm bảo đảm phẩm chất dưa sạch cho người tiêu dùng.
Phòng trị sâu, bệnh:
Sâu:
- Bọ trĩ (rầy lửa):

+ Đặc điểm: Thành trùng và ấu trùng rất nhỏ có màu trắng hơi vàng, sống tập
trung trong đọt non hay mặt dưới lá non, chích hút nhựa cây làm cho đọt non bị xoăn
lại. Bệnh tấn công vào giai đoạn cây con đến ra hoa đậu quả
+ Cách phòng trị: Dùng thuốc Actara 25WG, Regent 800 Wp, Confidor 100SL,
Oncol,....
- Bọ rầy dưa:
+ Đặc điểm: Thành trùng có cánh cứng, màu vàng cam, lớn bằng hạt đậu, sống
lâu 2 - 3 tháng, đẻ trứng dưới đất quanh gốc cây dưa. Thường gây thiệt hại nặng khi
cây dưa còn nhỏ đến lúc cây có 4 - 5 lá nhám. Ấu trùng có màu vàng lợt, đục vào
trong gốc cây dưa làm dây héo chết.
+ Cách phòng trị: Có thể bắt bằng tay vào sáng sớm khi cây dưa còn nhỏ, để
tránh lây lan sang vụ sau cần thu gom tiêu hủy cây dưa sau mùa thu hoạch, chất thành
đống để dẫn dụ bọ dưa tập trung rồi phun thuốc. Rãi thuốc bột như Sumi-alpha,
Baythroit 5SL, Admire 50 EC 1-2 %o.
- Dòi đục lá:
+ Đặc điểm: Thành trùng là loại ruồi nhỏ màu đen, ấu trùng đục giữa hai lớp
biểu bì thành những đường ngoằn nghèo làm khô lá.
+ Cách phòng trị: Dùng thuốc Bulldock 025EC, Baythroid50EC, Cyper MapEC
- Sâu ăn tạp, sâu ổ, sâu đàn:
SVTH: Phan Thị Hương – Lớp K43A KTNN

13


×