Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Hiệu quả kinh tế sản xuất hoa cúc trên địa bàn xã phú mậu huyện phú vang tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (626.19 KB, 70 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

h

tế
H

uế



cK

in

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT HOA CÚC TRÊN

họ

ĐỊA BÀN XÃ PHÚ MẬU – HUYỆN PHÚ VANG –

HỒ VĂN HOÀNG

Tr

ườ

ng



Đ
ại

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

KHÓA HỌC: 2010 – 2014


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

cK

in

h

tế
H

uế



họ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Đ
ại

HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT HOA CÚC TRÊN
ĐỊA BÀN XÃ PHÚ MẬU – HUYỆN PHÚ VANG –

ng

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Giáo viên hướng dẫn:

ườ

Sinh viên thực hiện:
Hồ Văn Hoàng

ThS. Nguyễn Thanh Tuấn

Tr

Lớp: K44 KDNN
Niên khóa: 2010 - 2014

Huế, tháng 5 năm 2014

i


LỜI CẢM ƠN

Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với

uế

những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của

tế
H

người khác. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại
học đến khi hoàn thành đề tài khóa luận này, tôi đã nhận được rất nhiều sự
quan tâm, giúp đỡ của các tổ chức và cá nhân.

Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến quý

in

h

thầy cô, đặc biệt là quý thầy cô trong khoa Kinh tế và Phát triển – trường
Đại học kinh tế Huế, những người đã tận tình truyền đạt những kiến thức

cK

quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Thạc sĩ Nguyễn Thanh Tuấn, người

họ

đã tận tâm hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

Tôi xin gởi lời cảm ơn đến UBND xã Phú Mậu và bà con nông dân tại

Đ
ại

địa phương đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp những thông tin, số liệu cần
thiết để tôi hoàn thành đề tài khóa luận này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình

ng

và bạn bè đã giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành

Huế, tháng 5-2014
Hồ Văn Hoàng

Tr

ườ

khóa luận này.

ii


MỤC LỤC
Nội dung

Trang


LỜI CẢM ƠN............................................................................................................. ii

uế

MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ............................................... vi

tế
H

CÁC ĐƠN VỊ QUY ĐỔI ......................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ...................................................................... viii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.............................................................................. ix
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ........................................................................................ x

in

h

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................ 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.......................................................................................... 1

cK

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................... 2
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................... 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................... 2

họ


3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 2
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 3

Đ
ại

5. BỐ CỤC ĐỀ TÀI ................................................................................................... 3
PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..................................................................... 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .......................... 4

ng

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................... 4
1.1.1. Một số vấn đề về hiệu quả kinh tế.................................................................... 4

ườ

1.1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế............................................................................ 4
1.1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế........................................................................ 5

Tr

1.1.1.3. Ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả kinh tế................................................... 5
1.1.1.4. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế .......................... 6
1.1.2. Một số vấn đề về cây hoa Cúc.......................................................................... 7
1.1.2.1. Lịch sử cây hoa Cúc ...................................................................................... 7
1.1.2.2. Đặc điểm thực vật học của cây hoa cúc ........................................................ 8
1.1.2.3. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh................................................................... 9


iii


1.1.2.4. Yêu cầu về dinh dưỡng.................................................................................. 9
1.1.2.5. Giá trị của cây hoa cúc ................................................................................ 10
1.1.2.6. Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa cúc công nghệ cao ................................... 10
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ......................................................................................... 13

uế

1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên cả nước............................................. 13
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa ở tỉnh Thừa Thiên Huế............................ 13

tế
H

CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT HOA CÚC TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ PHÚ MẬU ......................................................................................................... 15
2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN XÃ PHÚ MẬU ................................................... 15
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên........................................................................................... 15

in

h

2.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình.................................................................................... 15
2.1.1.2. Khí hậu, thủy văn ........................................................................................ 15

cK


2.1.1.3. Đất đai, thổ nhưỡng ..................................................................................... 16
2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội.................................................................................. 16
2.1.2.1. Tình hình dân số, lao động .......................................................................... 16

họ

2.1.2.2. Tình hình sử dụng đất đai ............................................................................ 17
2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật ................................................................................. 20

Đ
ại

2.1.2.4. Tình hình phát triển kinh tế ......................................................................... 20
2.1.3. Đánh giá chung về các nguồn lực phát triển .................................................. 23
2.1.3.1. Lợi thế phát triển ......................................................................................... 23

ng

2.1.3.2. Khó khăn và hạn chế ................................................................................... 23
2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HOA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHÚ MẬU ................ 24

ườ

2.3. NĂNG LỰC SẢN XUẤT CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA .................................... 26
2.3.1. Tình hình nhân khẩu và lao động ................................................................... 26

Tr

2.3.2. Tình hình sử dụng đất đai ............................................................................... 28
2.3.3. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất.................................................................. 29

2.4. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT HOA CÚC CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA .......32
2.4.1. Chi phí sản xuất của các hộ ............................................................................ 32
2.4.2. Kết quả và hiệu quả trồng hoa của các hộ ...................................................... 36

iv


2.5. VẬN DỤNG HÀM COOB – DOUGLAS NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN DOANH THU SẢN XUẤT HOA CÚC CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN ... 38
2.5.1. Xây dựng mô hình hồi quy............................................................................. 38
2.5.2. Phân tích kết quả hồi quy ............................................................................... 39

uế

2.6. TIÊU THỤ SẢN PHẨM HOA CÚC CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN ................ 40
2.7. PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT SẢN XUẤT HOA CÚC TRÊN ĐỊA BÀN XÃ

tế
H

PHÚ MẬU................................................................................................................ 44
CHƯƠNG 3: GỢI Ý MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN
XUẤT HOA CÚC TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHÚ MẬU ............................................. 47
3.1. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ......................................................... 47

in

h

3.2. GỢI Ý MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT

HOA CÚC TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHÚ MẬU ......................................................... 48

cK

3.2.1. Giải pháp về sản xuất ..................................................................................... 48
3.2.2. Giải pháp về tiêu thụ....................................................................................... 50
3.2.3. Giải pháp về vốn và tín dụng.......................................................................... 51

họ

3.2.4. Các giải pháp về khoa học công nghệ ............................................................ 51
3.2.5. Giải pháp về khuyến nông .............................................................................. 52

Đ
ại

3.2.6. Các giải pháp khác.......................................................................................... 52
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................ 54
1. KẾT LUẬN .......................................................................................................... 54

ng

2. KIẾN NGHỊ.......................................................................................................... 55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tr

ườ

PHỤ LỤC


v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Bảo vệ thực vật

BQC

Bình quân chung

CNH – HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CN – TTCN

Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp

DCLĐ

Dụng cụ lao động

DT

Diện tích

ĐVT

Đơn vị tính


GO

Giá trị sản xuất

HTX

Hợp tác xã

IC

Chi phí trung gian

SWOT

tế
H

h

in

cK



uế

BVTV


Lao động

Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses

TLSX

họ

(Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội)
và Threats (Nguy cơ)
Tư liệu sản xuất
Ủy ban nhân dân

VA

Giá trị gia tăng

Tr

ườ

ng

Đ
ại

UBND

vi



CÁC ĐƠN VỊ QUY ĐỔI
= 500 m2

1 ha

= 10.000 m2 = 20 sào

1 tạ

= 100 kg

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

cK

in

h

tế

H

uế

1 sào

vii


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

cK

in

h

tế
H


uế

Sơ đồ 1: Chuỗi cung hoa cúc................................................................................ 43

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất của xã Phú Mậu giai đoạn 2011 - 2013..................... 18
Bảng 2: Cơ cấu kinh tế của xã Phú Mậu giai đoạn 2011 - 2012 .................................. 21

uế

Bảng 3: Tình hình sản xuất hoa của xã Phú Mậu giai đoạn 2011 - 2013..................... 25

tế
H

Bảng 4 : Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra năm 2013................... 27
Bảng 5: Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra năm 2013 ............................... 28
Bảng 6: Tình hình trang bị TLSX của các hộ điều tra năm 2013................................. 30
Bảng 7: Chi phí sản xuất bình quân sào của các hộ điều tra năm 2013 ....................... 33

h

Bảng 8: Kết quả và hiệu quả trồng hoa bình quân sào của các hộ điều tra năm 2013 . 36

in


Bảng 9: Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu sản xuất hoa cúc

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

cK

của hộ nông dân............................................................................................................ 39

ix


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Hoa tươi là sản phẩm mang lại nhiều giá trị thẩm mỹ cũng như giá trị tinh thần,
tô điểm thêm cho cuộc sống. Bên cạnh đó, hoa tươi còn làm cho màu sắc của các lễ
hội thêm phần phong phú. Mặc khác, việc trồng hoa theo hướng sản xuất hàng hóa

uế

cũng đóng góp rất lớn vào tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp, góp phần mang
lại một nguồn thu nhập đáng kể cho người nông dân.


tế
H

Xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế là nơi có nhiều điều kiện

thuận lợi cho việc canh tác các loại hoa, đặc biệt là các loại hoa cúc. Năm 2005, được
sự quan tâm giúp đỡ của Viện rau quả Trung Ương, các sở, ban ngành ở tỉnh Thừa

h

Thiên Huế về vật chất và kỹ thuật. Trên địa bàn xã đã triển khai thực hiện mô hình

in

trồng hoa cúc tập trung với diện tích 1 ha. Đến nay, diện tích trồng hoa tập trung đã
được mở rộng lên 2,5 ha. Cùng với khu trồng hoa tập trung thì nhiều hộ nông dân khác

cK

cũng đã chuyển đổi một phần diện tích đất vườn của mình sang trồng hoa cúc. Tuy
nhiên việc trồng hoa cúc trên địa bàn xã cũng còn nhiều khó khăn và hạn chế, thời tiết

họ

diễn diến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất hoa. Bên cạnh
đó, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng chưa được các hộ thực hiện.
Mặc khác, thị trường tiêu thụ hoa còn nhỏ hẹp, giá bán không ổn định nên hiệu quả

Đ
ại


kinh tế mang lại chưa cao. Vì vậy, việc đánh giá đúng thực trạng và chính xác hiệu quả
kinh tế sản xuất hoa cúc có ý nghĩa quan trọng đối với nghề trồng hoa ở xã Phú Mậu.
Xuất phát từ tình hình thực tế đó, tôi đã chọn đề tài: “Hiệu quả kinh tế sản xuất hoa

ng

cúc trên địa bàn xã Phú Mậu - huyện Phú Vang - tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề
tài nghiên cứu cho mình.

ườ

 Mục đích nghiên cứu

Tr

Hệ thống hóa những lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế
Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất hoa cúc của các hộ nông dân trên địa bàn xã

Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Vận dụng hàm Coob-Douglas để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả
sản xuất hoa cúc.

x


Nghiên cứu về thị trường tiêu thụ và kênh phân phân phối sản phẩm hoa cúc của
các hộ nông dân.
Đưa ra định hướng và gợi ý một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất
hoa cúc trên địa bàn xã Phú Mậu.


uế

 Dữ liệu phục vụ nghiên cứu
Số liệu thứ cấp: Được thu thập từ văn phòng UBND xã Phú Mậu, HTX nông

tế
H

nghiệp Phú Mậu 2 và từ các tài liệu liên quan đã được công bố.

Số liệu sơ cấp: Được thu thập từ 50 hộ nông dân tham gia sản xuất hoa cúc trên
địa bàn xã Phú Mậu.
 Phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu

in

h

Phương pháp điều tra và phương pháp định lượng

Phương pháp kinh tế lượng

cK

Phương pháp thống kê

Phương pháp phân tích định tính
Phương pháp chuyên khảo


họ

 Những kết quả đạt được

Thấy được tình hình sản xuất hoa ở xã Phú Mậu trong những năm vừa qua,

Đ
ại

những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất hoa của địa phương
Thấy rõ kết quả và hiệu quả kinh tế đạt được từ việc sản xuất hoa cúc của các hộ
nông dân trên địa bàn xã

ng

Phân tích được ma trận SWOT sản xuất hoa của địa phương, đưa ra những giải
pháp thông qua việc tận dụng những điểm mạnh và tranh thủ các cơ hội.

ườ

Biết rõ thị trường tiêu thụ sản phẩm hoa của địa phương, các kênh phân phối hoa

Tr

chủ yếu của các hộ nông dân.

xi


PHẦN I

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Theo xu thế chung của thế giới ngày nay, sự tăng trưởng mạnh của nền kinh tế

uế

toàn cầu cùng với sự gia tăng về dân số đã kéo theo sự gia tăng mạnh mẽ nhu cầu tiêu

tế
H

dùng của con người. Việc con người ngày càng chú trọng hơn đến các nhu cầu tinh

thần, giải trí cũng là một điều tất yếu. Trong đó hoa tươi là một trong những sản phẩm
được con người sử dụng nhiều và tăng mạnh trong những năm gần đây.

Hoa tươi là sản phẩm mang lại nhiều giá trị thẩm mỹ cũng như giá trị tinh thần,

h

tô điểm thêm cho cuộc sống. Bên cạnh đó hoa tươi còn làm cho màu sắc của các lễ hội

in

thêm phần phong phú. Mặc khác, việc trồng hoa theo hướng sản xuất hàng hóa cũng

cK

đóng góp rất lớn vào tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp, góp phần mang lại
một nguồn thu nhập đáng kể cho người nông dân.


Việt Nam là một nước đang phát triển với nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất

họ

cơ bản, giữ vai trò chủ đạo trong việc phát triển kinh tế cũng như xã hội. Chính vì vậy
việc đầu tư để khai thác các tiềm năng sẵn có trong nông nghiệp là điều rất cần được
quan tâm. Trong đó, sản xuất hoa tươi cũng là lĩnh vực là một lĩnh vực đầy tiềm năng

Đ
ại

của Việt Nam. Trong những năm gần đây, nghề trồng hoa đã và đang phát triển mạnh
trên khắp cả nước. Nhiều địa phương nhận thấy được giá trị kinh tế mà loại cây này
mang lại nên đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ những loại cây có giá trị

ng

kinh tế thấp sang trồng hoa.
Xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế là nơi có nhiều điều kiện

ườ

thuận lợi cho việc canh tác các loại hoa, đặc biệt là các loại hoa cúc. Năm 2005, được
sự quan tâm giúp đỡ của Viện rau quả Trung Ương, các sở, ban ngành ở tỉnh Thừa

Tr

Thiên Huế về vật chất và kỹ thuật. Trên địa bàn xã đã triển khai thực hiện mô hình
trồng hoa cúc tập trung với diện tích 1 ha. Đến nay, diện tích trồng hoa tập trung đã

được mở rộng lên 2,5 ha. Cùng với khu trồng hoa tập trung thì nhiều hộ nông dân khác
cũng đã chuyển đổi một phần diện tích đất vườn của mình sang trồng hoa cúc. Tuy
nhiên việc trồng hoa cúc trên địa bàn xã cũng còn nhiều khó khăn và hạn chế, thời tiết

1


diễn diến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất hoa. Bên cạnh
đó việc ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất cũng chưa được các hộ thực hiện. Mặc khác,
thị trường tiêu thụ hoa còn nhỏ hẹp, giá bán không ổn định nên hiệu quả kinh tế mang
lại chưa cao. Vì vậy, việc đánh giá đúng thực trạng và chính xác hiệu quả kinh tế sản

uế

xuất hoa cúc có ý nghĩa quan trọng đối với nghề trồng hoa ở xã Phú Mậu. Xuất phát từ

tình hình thực tế đó, tôi đã chọn đề tài: “Hiệu quả kinh tế sản xuất hoa cúc trên địa

tế
H

bàn xã Phú Mậu - huyện Phú Vang - tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài nghiên cứu
cho mình.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

h

Hệ thống hóa những lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế

huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.


in

Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sản xuất hoa cúc trên địa bàn xã Phú Mậu,

cK

Vận dụng hàm Coob-Douglas để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả
sản xuất hoa cúc.

họ

Phân tích ma trận SWOT nghề sản xuất hoa cúc của các hộ nông dân trên địa bàn
xã Phú Mậu.

Đ
ại

Gợi ý các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trồng hoa cúc trên địa bàn.
Từ đó thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế và cải thiện đời sống của người dân trên địa
bàn xã.

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

ng

3.1. Đối tượng nghiên cứu

ườ


Các hộ nông dân trồng hoa cúc, những vấn đề kinh tế kỹ thuật liên quan tới phát

triển sản xuất và hiệu quả kinh tế sản xuất hoa cúc trên địa bàn xã Phú Mậu, huyện

Tr

Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tại 3 thôn Tiên Nộn, Vọng Trì và Thế

Vinh thuộc xã Phú Mậu có diện tích trồng lớn và nền đất cao thích hợp cho cây hoa
cúc sinh trưởng và phát triển.

2


Về thời gian: Thu thập số liệu và thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài từ các
tài liệu đã công bố trong những năm gần đây, các số liệu thống kê của xã giai
đoạn 2011-2013 và số liệu điều tra các hộ sản xuất hoa cúc năm 2013.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

uế

- Phương pháp điều tra và phương pháp định lượng
Tiến hành điều tra thu thập số liệu và những ý kiến của các hộ nông dân liên

tế
H

quan đến việc sản xuất và tiêu thụ hoa cúc.


Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua các phiếu điều tra phỏng vấn trực tiếp 50
hộ nông dân tại 3 thôn Tiên Nộn, Vọng Trì và Thế Vinh thuộc xã Phú Mậu.

Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua nguồn tài liệu của xã: Báo cáo tình hình

sách, báo, internet…

cK

- Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

in

h

kinh tế xã hội, báo cáo hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp, các số liệu có liên quan từ

Trên cơ sở số liệu thu thập được, chọn lọc và xử lý những số liệu mang tính đặc
trưng phản ánh tình hình sản xuất và hiệu quả sản xuất hoa cúc của hộ nông dân, đánh

họ

giá và lượng hóa bằng phương pháp kinh tế lượng với sự hỗ trợ của công cụ máy tính,
phần mềm xử lý Excel, SPSS.

Đ
ại

- Phương pháp định tính


Phân tích ma trận SWOT, là việc đánh giá tình hình sản xuất hiện tại của hộ nông
dân qua việc phân tích và đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và những nguy

ng

cơ tác động đến việc sản xuất hoa.
- Phương pháp chuyên khảo

ườ

Kế thừa những kết quả nghiên cứu đã được công bố của các thế hệ đi trước có

liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài.

Tr

5. BỐ CỤC ĐỀ TÀI
Ngoài phần đặt vấn đề, kết luận và kiến nghị, đề tài gồm có 3 chương chính sau:
Chương 1: Cơ sở khoa học của đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Kết quả và hiệu quả sản xuất hoa cúc trên địa bàn xã Phú Mậu.
Chương 3: Gợi ý một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất hoa cúc

trên địa bàn xã Phú Mậu.

3


PHẦN II
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

uế

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Một số vấn đề về hiệu quả kinh tế

tế
H

1.1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, hiệu quả kinh tế không chỉ là
mối quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất, các doanh nghiệp mà còn là mối quan
tâm của toàn xã hội.

h

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh chất lượng của các hoạt động kinh tế,

in

là thước đo trình độ tổ chức và quản lý của các doanh nghiệp, cũng như trong sản xuất

cK

nông nghiệp của hộ nông dân. Đồng thời cũng phản ánh trình độ sử dụng các nguồn
lực sản xuất có hạn để đạt được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ


họ

thuật và hiệu quả phân phối. Điều đó có nghĩa là hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính
đến việc xem xét sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt được hiệu quả kỹ

Đ
ại

thuật hay hiệu quả phân phối thì mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ
để đạt được hiệu quả kinh tế. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt tiêu chuẩn cả về
hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối thì lúc đó mới đạt hiệu quả kinh tế (PGS. PTS.
Phạm Văn Đình - TS. Đỗ Kim Chung, 1997)

ng

Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí

ườ

đầu vào hay nguồn lực được sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ
thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Hiệu quả kỹ thuật liên quan

Tr

đến phương diện vật chất của sản xuất, nó chỉ ra một đơn vị dùng vào sản xuất mang
lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm (PGS. PTS. Phạm Văn Đình - TS. Đỗ Kim Chung,
1997)
Hiệu quả phân phối là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu
vào được tính để phản ánh giá trị của sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm
vào. Thực chất của hiệu quả phân phối là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố giá


4


của đầu vào và giá của đầu ra. Vì thế nó còn được gọi là hiệu quả giá (Price efficiency)
(PGS. PTS. Phạm Văn Đình - TS. Đỗ Kim Chung, 1997).
Như vậy hiệu quả kỹ thuật đánh giá về mặt hiện vật, hiệu quả phân phối đánh giá
về mặt giá trị. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả
phân phối thì khi đó mới đạt được hiệu quả kinh tế. Để tồn tại và phát triển đòi hỏi nhà

tế
H

dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất.

uế

sản xuất phải kinh doanh hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi để tái sản xuất mở rộng, áp
1.1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế

Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm
lao động xã hội.

h

Quan điểm này gắn liền với hai quy luật của nền sản xuất xã hội là quy luật
tăng năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian lao động. Điều này thể hiện

in


được mối quan hệ so sánh giữa lượng kết quả hữu ích thu được với lượng hao phí

cK

lao động xã hội. Chính việc khan hiếm nguồn lực và việc sử dụng chúng có tính cạnh
tranh nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội đặt ra yêu cầu phải khai thác
tận dụng và triệt để các nguồn lực. Để đạt được mục tiêu kinh doanh, các doanh
xuất và tiết kiệm chi phí.

họ

nghiệp buộc phải chú trọng các điều kiện nội tại, phát huy năng lực của các yếu tố sản
Vì vậy, yêu cầu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là phải đạt kết quả tối đa

Đ
ại

với chi phí tối thiểu hay nói chính xác hơn là đạt được kết quả tối đa với chi phí nhất
định hay ngược lại đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây được hiểu
theo nghĩa rộng: Chi phí tạo ra nguồn lực và chi phí sử dụng nguồn lực; đồng thời bao

ng

gồm cả chi phí cơ hội.

1.1.1.3. Ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả kinh tế

ườ

Hiệu quả kinh tế đóng vai trò rất quan trọng không chỉ đối với bản thân một


doanh nghiệp, một hộ nông dân hay một cá nhân nào đó mà còn là mối quan tâm của

Tr

toàn xã hội. Do đó việc đánh giá hiệu quả kinh tế sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh
là rất quan trọng và không thể thiếu đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nói
chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng.
Khi đánh giá hiệu quả kinh tế chúng ta biết được mức độ sử dụng các nguồn lực
trong quá trình sản xuất đã hiệu quả hay chưa, đã tối thỉu hóa các chi phí sản xuất hay
chưa. Đồng thời biết được nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của nó để
từ đó có các biện pháp điều chỉnh sao cho hợp lý.
5


Đánh giá hiệu quả kinh tế còn là căn cứ để xác định mục tiêu phương hướng sản
xuất kinh doanh của đơn vị trong thời gian tiếp theo nhằm đạt được sự tăng trưởng cao
trong sản sản xuất kinh doanh trên cơ sở những kết quả đánh giá được ở hiện tại.
1.1.1.4. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế

uế

Để đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất hoa cúc của các hộ nông dân
trên địa bàn xã Phú Mậu, đề tài sử dụng các chỉ tiêu sau:

tế
H

 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả


Tổng giá trị sản xuất (GO): là giá trị tính bằng tiền của toàn bộ sản phẩm vật chất
và dịch vụ được tạo ra trong một chu kỳ sản xuất.
GO được tính theo công thức sau:

h

i Qi

in

GO =
Trong đó:

Pi: Giá sản phẩm loại i

cK

Qi: Lượng sản phẩm loại i được sản xuất ra

Chi phí trung gian (IC): Là chi phí cho một đơn vị sản xuất, trong một khoảng

họ

thời gian, bao gồm các chi phí vật chất và dịch vụ được tiêu dùng trong quá trình sản
xuất.

Đ
ại

Giá trị gia tăng (VA): Là chênh lệch giữa GO và IC, phản ánh phần giá trị mới

tăng thêm do kết quả hoạt động sản xuất của hộ nông dân.
Công thức tính như sau: VA = GO – IC

ng

 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
- Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn

ườ

Tỷ suất giá trị sản xuất trên chi phí trung gian (GO/IC): chỉ số này phản ánh một

Tr

đồng chi phí trung gian bỏ ra tạo ra bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.
Tỷ suất giá trị gia tăng trên chi phí trung gian (VA/IC): chỉ số này phản ánh một

đồng chi phí trung gian bỏ ra tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.
- Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động
Tỷ suất giá trị sản xuất trên lao động (GO/lđ): chỉ số này phản ánh một lao động
tạo ra bao nhiêu nghìn đồng giá trị sản xuất.

6


Tỷ suất giá trị gia tăng trên lao động (VA/lđ): chỉ số này phản ánh một lao động
tạo ra bao nhiêu nghìn đồng giá trị gia tăng.
1.1.2. Một số vấn đề về cây hoa Cúc
1.1.2.1. Lịch sử cây hoa Cúc


uế

Cây hoa cúc có tên khoa học là Chrysanthemum, được định nghĩa từ Chiysos
(vàng) và themum (hoa) bởi Linnde năm 1973. Hoa cúc có nguồn gốc từ Trung Quốc,

tế
H

Nhật Bản và một số nước châu Âu. Theo Zenhua và Shouhe, hoa cúc được trồng ở
Trung Quốc cách đây 3000 năm, có nguồn gốc từ một số loài hoang dại thuộc loại cúc

(Dendranthema), trải qua quá trình trồng trọt, lai tạo và chọn lọc từ những biến dị để
trở thành những giống cúc ngày nay. Các nhà khảo cổ học Trung Quốc đã chứng minh

in

h

rằng từ đời Khổng Tử người ta đã dùng hoa cúc trong các lễ mừng thắng lợi và cây
hoa cúc đã đi vào các tác phẩm hội họa, điêu khắc từ đó. Từ những năm 1930, việc

cK

trồng hoa cúc được coi trọng, được bảo hộ và đề cao, đến những năm 1980, hoa cúc
được phát triển mạnh. Năm 1982, Trung Quốc đã tổ chức triển lãm hoa cúc đầu tiên ở
Thượng Hải với hơn một nghìn giống cúc, đánh dấu bước chuyển biến quan trọng

họ

trong việc trồng hoa cúc. Các năm sau đó các nhà khoa học Trung Quốc đã thu thập

mô tả chụp ảnh hàng nghìn màu giống và tiếp tục tổ chức các cuộc triển lãm hoa cúc

Đ
ại

(Đặng Văn Đông, 2002).

Ở Nhật Bản, cây hoa cúc được di thực từ Trung Quốc sang, nó được đánh giá rất
cao và được mệnh danh là "Hoàng thất quốc hoa". Năm 1889, Edsmit đã bắt đầu lai

ng

tạo thành công nhiều loại cúc và ông đặt tên cho hơn 100 giống cúc của các thế hệ sau
đó, một số khác ngày nay vẫn còn duy trì và được trồng đến ngày nay. (Đặng Văn

ườ

Đông, 2004).

Năm 1843, nhà thực vật học người Anh Fortune mang từ Trung Quốc giống cúc

Tr

Chusan Daisy lai tạo ra các loại hình cầu và hình tán xạ ngày nay.
Năm 1789 nước Pháp nhập từ Trung Quốc 3 loại cúc đại đóa, đến năm 1927

Bemct đã thành công trong việc lai tạo ra giống cúc mới dẫn đến một sự cải tiến rất
mạnh mẽ về giống cúc ở châu Âu (Đặng Văn Đông, 2004).
Ở Mỹ, từ đầu thế kỷ 18 hoa cúc đã được trồng nhiều, đến năm 1860 hoa cúc trở
thành hàng hoá và được trồng trong nhà lưới. Ở Việt nam hoa cúc được nhập vào từ


7


thế kỷ 15, người Việt Nam coi hoa cúc là biểu tượng của sự thanh cao, là một trong
những loài hoa mộc được xếp vào hàng tứ quý "tùng, cúc, trúc, mai" hoặc "mai, lan,
cúc, đào". Hoa cúc còn được liệt kê vào loại hoa cao quý "hoa hướng quần phương
xuất nhập đầu" nghĩa là so với muôn loài hoa thì hoa cúc đứng đầu (PGS.TS. Đào

uế

Thanh Vân và cộng sự, 2007)
1.1.2.2. Đặc điểm thực vật học của cây hoa cúc

tế
H

Rễ: Thuộc loại rễ chùm, phần lớn phát triển theo chiều ngang, phân bố ở tầng đất
mặt từ 5-20 cm, số lượng rễ lớn nên có khả năng hút nước và dinh dưỡng mạnh.
Thân: Cúc là cây thân thảo có nhiều đốt giòn, dễ gãy nên khi cây lớn phải làm
giàn để đỡ cho cây khỏi đổ.

in

h

Lá: Thường là lá đơn, mỗi giống cúc có đặc điểm khác nhau: hình dạng lá xẻ
thùy nông hay sâu, phiến lá dày hay mỏng và màu sắc là khác nhau.

cK


Hoa: Hoa Cúc chủ yếu có 2 dạng.

+ Hoa lưỡng tính ( có cả nhị đực và nhị cái)

+ Hoa đơn tính (chỉ có nhị đực hoặc nhị cái)

họ

Hoa cúc chính gồm nhiều hoa nhỏ gộp lại trên một cuống hoa. Tùy theo mục
đích sử dụng mà có thể để một bông hay nhiều bông trên cành.

Đ
ại

Tùy theo cách sắp xếp cánh hoa mà người ta phân ra thành nhóm hoa kép (có
nhiều vòng hoa sắp xếp/bông) và hoa đơn (chỉ có một vòng hoa/bông). Hiện nay người
ta sử dụng loại hoa kép là chủ yếu. Hoa kép nhiều hơn hoa đơn và thường mọc nhiều

ng

hoa trên một cành phát sinh từ nách lá.
Hoa có nhiều màu sắc khác nhau (trắng, vàng, đỏ, tím, xanh…). Những cánh hoa

ườ

ở phía ngoài thường có màu sắc đậm hơn xếp thành nhiều tầng, sẽ chặt hay lỏng tùy
theo từng giống. Cánh có nhiều hình dáng khác nhau, cong hoặc thẳng, có loại cánh

Tr


ngắn đều, có loại dài, cuốn ra ngoài hay cuốn vào trong.
Đường kính bông hoa phụ thuộc vào giống:
+ Giống hoa to: Đường kính 10-12cm (Pha lê, Đại Đóa…)
+ Giống hoa trung bình: Đường kính 5-7cm (Thọ đỏ, Đỏ nhung…)
+ Giống hoa nhỏ: Đường kính 1-2cm ( Chi trắng, chi vàng…).
Quả: là một quả bế khô chỉ chứa một hạt. Hạt có phôi thang và không có nội nhủ

8


1.1.2.3. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh
 Nhiệt độ
Nhiệt độ thích hợp cho cây phát triển từ 15 - 200C, cây có thể sinh trưởng phát
triển bình thường trong phạm vi nhiệt độ từ 10-350C. Nếu nhiệt độ thấp hơn 100C và
trưởng, nhiệt độ cao hơn 400C cây cúc sẽ bị tổn thương sinh lý, lá cháy.

tế
H

 Ánh sáng

uế

cao hơn 350C cây sinh trưởng phát triển kém, nhiệt độ dưới 50C cây ngừng sinh

Cây cúc là cây ngày ngắn, ưa ánh sáng. Tuy nhiên ở mỗi thời kỳ sinh trưởng phát
triển cây có yêu cầu ánh sáng khác nhau. Thời gian chiếu sáng rất quan trọng và ảnh
hưởng lớn đến năng suất, chất lượng bông. Thời kỳ cây con cần ít ánh sáng. Thời kỳ


in

h

chuẩn bị phân cành cần tăng thời gian chiếu sáng (trên 14 giờ) để giúp cây sinh trưởng
phát triển mạnh, giúp cho thân cao, lá to, hoa nở muộn nhưng chất lượng hoa tăng.
 Ẩm độ

cK

Nếu thắp điện thấp hơn 14h, cây sẽ bị thấp, ra nụ sớm, giảm chất lượng hoa.

Ẩm độ đất thích hợp khoảng 70 - 80%, ẩm độ không khí thích hợp khoảng 65  Thổ nhưỡng

họ

70%, ẩm độ cao hơn 85% cây dễ bị nấm bệnh xâm nhập.

Đ
ại

Do cây cúc có bộ rễ phát triển cạn, rễ chùm nên cần đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng.
1.1.2.4. Yêu cầu về dinh dưỡng
Các nguyên tố N, P, K,Ca, Mg và vi lượng như Fe, Zn, Mn, Cu, Bo có vai trò

ng

quan trọng đối với sinh trưởng, phát triển, năng suất phẩm chất các loài hoa.
- Đạm (N): Có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cúc và ảnh hưởng đến


ườ

thời kỳ phát triển. Thiếu đạm cây cằn cỗi, lá úa vàng, hoa nhỏ xấu. Nếu thừa đạm cây
sinh trưởng mạnh, thân mập, cành nhánh nhiều có thể không ra hoa, đạm nhiều sâu

Tr

bệnh phát triển và ảnh hưởng đến chất lượng của hoa. Cây cúc cần đạm vào thời kỳ
chuẩn bị phân cành và thời kỳ phân hoá mầm hoa.
- Lân (P): Có tác dụng làm cho bộ rễ phát triển mạnh thân cứng, hoa bền, màu

sắc đẹp chóng ra hoa, giúp cây hút đạm nhiều và tăng khả năng chống rét cho cây.
Thiếu lân, bộ rễ kém phát triển cành nhánh ít, hoa chóng tàn, màu nhợt nhạt, hoa ra
muộn. Cúc yêu cầu lân đặc biệt mạnh vào thời kỳ phân hoá mầm hoa.

9


- Kali (K) giúp cho cây tổng hợp, vận chuyển các chất trong cây, giúp cây chịu
hạn, chịu rét, chống chịu sâu bệnh. Thiếu K màu sắc hoa không tươi thắm, mau tàn.
Cúc cần Kali vào thời kỳ phân hoá mầm hoa.
- Các nguyên tố vi lượng: Cây cần ít nhưng không thể thiếu và không thể thay thế

uế

được như Fe, Zn, B, Mn, Cu…
1.1.2.5. Giá trị của cây hoa cúc

tế
H


 Giá trị thẩm mỹ

Hoa cúc là loài hoa trang nhã, là một trong những “tứ quân tử” (tùng, trúc, cúc,
mai). Hoa cúc luôn được góp mặt trong các dịp lễ, tết. Người ta có thể dùng hoa cúc
kết hợp với các loại hoa khác như hoa hồng, hoa cẩm chướng, đồng tiền,.. để trưng bày

in

h

trong nhà hoặc ở các công sở. Cùng với các loại khác, hoa cúc góp phần tăng thêm
 Giá trị y học

cK

màu sắc cho lễ hội, tăng thêm vẻ đẹp cho cuộc sống.

Hoa cúc là một vị thuốc được sử dụng từ lâu đời. Tất cả các loài hoa cúc đều có
thể dùng làm thuốc. Tuy nhiên, hai loại thường dùng nhất là hoa cúc trắng và hoa cúc

họ

vàng. Theo Tây y, ngoài tinh dầu và nhiều nguyên tố vi lượng, hoa cúc có
chứa selen có khả năng khử gốc tự do, chống lão hoá và chứa crom là chất phân giải

Đ
ại

và bài tiết cholesterol, phòng chống bệnh tim mạch. Theo Đông y, hoa cúc có vị ngọt,

cay, tác động vào ba đường kinh gồm kinh phế, kinh can và kinh thận. Hoa cúc có tác
dụng dưỡng âm, ích can, tán phong thấp, thanh đầu mục, giáng hỏa.

ng

 Giá trị kinh tế

Ở Việt Nam, hoa cúc được trồng làm cảnh từ lâu nhưng thực sự trở thành sản

ườ

phẩm kinh tế từ năm 1995. Những năm qua, nghề trồng hoa cúc đã góp phần mang lại
cho người nông dân một nguồn thu đáng kể, cao hơn hẳn so với trồng lúa và hoa màu.

Tr

Nhận thấy được giá trị kinh tế mà cây hoa cúc mang lại nên nhiều hộ nông dân đã
chuyển đổi từ các cây trồng khác sang trồng hoa nhằm cải thiện mức thu nhập.
1.1.2.6. Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa cúc công nghệ cao
 Thời vụ trồng
Nhìn chung, ở Việt Nam có một số thời vụ chính để trồng cúc như sau:

10


- Vụ Xuân Hè: Trồng tháng 3, 4 thu hoạch vào tháng 6, 7: Trồng giống Vàng hè,
Trắng hè, Tím hè....
- Vụ Hè Thu: Trồng tháng 5, 6 thu hoạch vào tháng 9, 10: Trồng giống Vàng hè,
Vàng hoè, Tím hè...


uế

- Vụ Thu Đông: Trồng tháng 8, 9 thu hoạch vào tháng 11,12: Trồng giống Tím
sen, Vàng Đài Loan, Vàng hoè, Vàng nghệ, Đỏ nhung, Phalê, Trắng huệ...

tế
H

- Vụ Đông Xuân: Trồng tháng 10, 11 thu hoạch vào tháng 1, 2: Trồng giống
Vàng Đài Loan, Tím sen, Chi trắng, Muống hồng, Tia sao, Thọ đỏ...
 Làm đất

Đất thích hợp để trồng cúc là đất thịt nhẹ, tơi xốp, đất xét pha nhiều mùn có tầng

in

h

canh tác dày, tưới tiêu nước tốt, pH từ 6 - 6.5

Đất được cày sâu, bừa kỹ, phơi ải trước 10 – 15 ngày, tăng hoạt động của vi sinh

cK

vật háo khí, giữ phân giữ nước tốt. Cày sâu, rễ cây phát triển mạnh có tác dụng tăng
mật độ cây trên đơn vị diện tích. Đất cày sâu, phơi ải kết hợp với bón phân sẽ tạo điều
kiện bộ rễ ăn sâu xuống đất được dễ dàng

họ


Lên luống cao thấp tùy theo thời vụ: Vụ thu đông thời tiết hanh khô làm luống

thoát nước.

Đ
ại

thấp khoảng 20 - 25 cm, vụ Đông Xuân độ ẩm cao, mưa nhiều lên luống cao để dễ

Bón phân lót trước khi trồng từ 10 - 12 ngày gồm có phân chuồng hoai mục và
một phần phân hóa học N, P, K.

ng

 Mật độ và khoảng cách trồng
Với giống 1 bông: 14 x 15cm hoặc 15 x 15cm, mật độ 40 - 45 cây/m2 (tương

ườ

đương 18.000 - 19.000 cây/sào Trung Bộ).
Với giống nhiều bông: 16 x 18 cm hoặc 18 x 18 cm, mật độ từ 30 - 35 cây/m2

Tr

(tương đương 14.000 - 15.000 cây/sào Trung Bộ).
 Bón phân
Cúc là loại cây phàm ăn nên việc bón phân cho cúc sẽ làm tăng năng suất, chất

lượng hoa. Dựa trên nhu cầu dinh dưỡng và khả năng hấp thụ của cây, tác dụng của
các loại phân bón đến chất lượng hoa, tính chất đất để có lượng phân bón, cách bón và

thời kỳ bón thích hợp.

11


Nguyên tắc bón phân: Đúng lúc, đúng cách và đúng liều lượng.
Lượng phân bón: Phân hữu cơ 30 tấn/ha, đạm 140 - 160kg, lân 120 - 140kg, và
Kali 100 – 120kg
Bón lót toàn bộ phân chuồng + 2/3 supe lân + 2/3 kali. Lượng phân còn lại chia

uế

bón thúc làm 3 đợt.
Để việc bón phân có hiệu quả nên bón cân đối giữa các loại trên, chú ý nhiều đến

tế
H

phân chuồng và vôi vì chúng có tác dụng thau chua, rửa mặn và góp phần cải tạo đất.
 Tưới nước

Tưới mặt: dùng vòi hoặc bình ô doa để tưới, chỉ tưới đủ ẩm, không nên tưới đẫm
nước (dùng cho cây mới trồng).

khô hanh, cây trồng được 10-15 ngày)

cK

 Tỉa cành


in

h

Tưới rãnh: Cho nước ngập 2/3 rãnh, để 1-2 giờ sau đó rút nước đi (tưới khi trời

Đối với cúc 1 bông phải tỉa bỏ các cành nhánh phụ và nụ con, chỉ để 1 nụ to trên
thân chính. Tỉa bỏ ngay khi nụ còn bé để không tiêu hao dinh dưỡng của nụ chính. Đối

họ

với cúc chùm, nên tỉa bớt các cành tăm, cành mọc gần sát gốc cây và ngắt bỏ nụ chính
để các nụ bên phát triển đồng đều.

Đ
ại

 Xử lý quang gián đoạn để ngăn cản hiện tượng nở hoa sớm
Khi trồng cúc vào vụ Đông Xuân: Dùng bóng điện 75W để chiếu sáng thêm 2-3
giờ/ngày. Chiếu sáng liên tục từ khi trồng đến trước trổ bông khoảng 30 ngày

ng

 Làm giàn giữ cây

Khi cây cúc đạt chiều cao từ 20 – 30 cm thì tiến hành cắm cọc, làm giàn giữ cho

ườ

cây cúc mọc thẳng không bị đổ. Khi cây lớn dần thì lưới được nâng dần lên theo độ

cao của cây.

Tr

 Phòng trừ sâu bệnh
Các loại sâu hại chính là: rệp, sâu xanh, sâu khoang, sâu vẽ bùa... Khi bị sâu hại,

dùng tay để bắt hoặc sử dụng thuốc Karate 2,5 EC, Supracide 40ND, Pegasus 500 SC,
Supathion 40 EC... để phòng trừ.
Các loại bệnh thường gặp là: đốm lá, phấn trắng, đốm nâu, gỉ sắt. Có thể phòng
trừ bằng thuốc Topsin M-70 WP, Score 250ND, Anvil 5 SC, Roval WP...

12


 Thu hoạch và bảo quản hoa
Trước khi thu hoạch 7 - 10 ngày, hoà loãng kali vào nước tưới cho cây, trước khi
cắt hoa 1 - 2 ngày cần tưới đẫm nước.
Lựa chọn những bông hoa nở khoảng 2/3 số cánh, hoặc nở gần hoàn toàn cánh

uế

vòng ngoài, dùng kéo cắt cành cách mặt đất khoảng 10 cm, cắt vào lúc sáng sớm hoặc
chiều mát, vào các ngày khô ráo.

tế
H

Hoa sau khi thu hoạch cần đưa vào nhà mát để xử lý sơ bộ, sau đó ngâm vào
dung dịch STS ( Silver thiosulphate) 0,1%, ngập sâu 8 - 10 cm chiều dài cành trong

thời gian 10 phút.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

in

h

1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên cả nước

Sản xuất hoa tươi đang là một trong những xu hướng mới của ngành nông nghiệp

cK

Việt Nam. Năm 2010, diện tích trồng hoa tươi của Việt Nam có khoảng trên 8.000 ha
với 4,5 tỷ cành và hơn 1 tỷ cành đã được xuất khẩu, trong đó 85% là hoa hồng, cúc và
lan.

họ

Sản xuất hoa cắt cành của Việt Nam tập trung ở các tỉnh thành lớn như Hà Nội,
Hải Phòng, Lâm Đồng... Thành phố Hà Nội và một số vùng lân cận chủ yếu trồng các

Đ
ại

loại hoa như hoa hồng, cúc, đào, lay ơn, cẩm chướng; thị trấn Sapa (Lào Cai) là nơi có
tiềm năng trồng hoa xuất khẩu vì có khí hậu lạnh nhưng quy mô vẫn còn nhỏ hẹp.
Khu vực miền Trung mới bắt đầu sản xuất hoa cắt cành và chủ yếu phục vụ thị

ng


trường tại chỗ. Các tỉnh Nam bộ chủ yếu sản xuất các loại hoa có nguồn gốc từ các
vùng nhiệt đới.

ườ

Tỉnh Lâm Đồng được mệnh danh là xứ sở của các loài hoa.Vùng sản xuất hoa

chủ yếu của tỉnh tập trung tại Đà Lạt, Đơn Dương và Đức Trọng. Diện tích trồng hoa

Tr

của toàn tỉnh năm 2013 là 7.100 ha với sản lượng đạt 1.945 triệu cành, sản lượng xuất
khẩu 200 triệu cành.
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Ở tỉnh Thừa Thiên Huế, nghề trồng hoa đã xuất hiện từ lâu nhưng mới phát triển
mạnh trong những năm trở lại đây. Hoa chủ yếu do nông dân sản xuất tự phát theo xu
hướng đáp ứng nhu cầu thị trường trong tỉnh chứ chưa có một doanh nghiệp nào sản

13


×