Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn tại hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp đông thanh, phường đông thanh, thành phố đông hà, tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (875.15 KB, 95 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

TẾ

H

U



------

IN

H

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

K

HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TẠI

C

HỢP TÁC XÃ DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP ĐÔNG THANH,



PHƯỜNG ĐÔNG THANH, THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ,



N

G

Đ



IH

TỈNH QUẢNG TRỊ



Sinh viên thực hiện:

TR

Ư

Nguyễn Thị Thùy Linh

Giáo viên hướng dẫn
Th.S Nguyễn Văn Lạc

Lớp: K45 – KTNN
Niên khóa: 2011-2015

Huế, tháng 5 năm 2015



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc



Lời Cảm Ơn

TR

Ư



N

G

Đ



IH



C


K

IN

H

TẾ

H

U

Sau quá trình học tập và nghiên cứu tài liệu tại trường Đại
học Kinh tế Huế và thời gian tìm hiểu, điều tra thực tế tại đòa
bàn phường Đông Thanh, thành phố Đông Hà, tôi đã hoàn
thành đề tài nghiên cứu của mình “Hiệu quả sản xuất rau an
toàn tại hợp tác xã dòch vụ nông nghiệp Đông Thanh, phường
Đông Thanh, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trò”
Để đạt được kết quả như hiện nay, trước tiên tôi xin bày
tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy giáo Nguyễn Văn Lạc,
người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình làm bài để tôi
có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình, tôi xin cảm ơn
các thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế Huế đã tận tình giảng
dạy và truyền đạt những kiến thức trong thời gian đến
trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các bác, các
anh chò tại hợp tác xã dòch vụ nông nghiệp Đông Thanh cùng
các hộ nông dân là xã viên của hợp tác xã đã giúp đỡ tôi trong
quá trình thực tập và điều tra thực tế tại đòa phương.
Nhờ vào sự giúp đỡ của mọi người và bản thân đã cố gắng

nhiều để hoàn thiện đề tài nghiên cứu song không tránh khỏi
những hạn chế, những thiếu xót, kính mong sự đóng góp ý
kiến của quý thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh

ii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc

U



Huế, tháng 5 năm 2015
Sinh viên thực hiện

TR

Ư



N

G


Đ



IH



C

K

IN

H

TẾ

H

Nguyễn Thò Thùy Linh

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh

iii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC .....................................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU.............................................. viii



DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ...........................................................................................ix

U

DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................ix

H

ĐƠN VỊ QUY ĐỔI ........................................................................................................x

TẾ

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ..........................................................................................xi
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................1

H

1.1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................1

IN

1.2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................2

1.2.1. Mục tiêu chung ...............................................................................................2

K

1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...............................................................................................2

C

1.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................3



1.3.1. Phương pháp thu thập số liệu .........................................................................3

IH

1.3.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ......................................................3
1.3.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp........................................................3



1.3.2. Phương pháp thống kê mô tả ..........................................................................3

Đ

1.3.3. Phương pháp so sánh ......................................................................................3

G

1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu .........................................................................3


N

1.4.1. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................3



1.4.2. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................3

Ư

PHẨN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................4
CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN ...................................4

TR

1.1.

Cơ sở lý luận ......................................................................................................4

1.1.1. Lý luận chung về hiệu quả kinh tế..................................................................4
1.1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế ......................................................................4
1.1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế...................................................................5
1.1.1.3. Ý nghĩa của việc xác định hiệu quả kinh tế .............................................6

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh

iv



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc

1.1.2. Sự cần thiết khách quan của sản xuất rau xanh đối với phát triển kinh tế xã
hội .............................................................................................................................7
1.1.2.1. Giá trị dinh dưỡng của rau........................................................................7
1.1.2.2. Giá trị kinh tế của rau ...............................................................................9



1.1.3. Một số lý luận về rau an toàn........................................................................10

U

1.1.3.1. Khái niệm rau an toàn ............................................................................10

H

1.1.3.2. Nguyên tắc trong sản xuất rau an toàn ...................................................12

TẾ

1.1.3.3. Tiêu chuẩn xác định vùng rau an toàn....................................................16
1.1.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .................................................................17

H

1.1.4.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá năng lực sản xuất ........................................17


IN

1.1.4.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất ..............................................17
1.1.4.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế...........................................18

K

1.2. Cơ sở thực tiễn ....................................................................................................18

C

1.2.1. Tình hình sản xuất rau trên thế giới..............................................................18



1.2.2. Tình hình sản xuất rau trên cả nước .............................................................19

IH

1.2.3. Tình hình sản xuất rau tại tỉnh Quảng Trị ....................................................22
CHƯƠNG II HIỆU QUẢ SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TẠI HỢP TÁC XÃ



DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP ĐÔNG THANH ...........................................................24

Đ

2.1. Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu ...........................................................24


G

2.1.1. Điều kiện tự nhiên.........................................................................................24

N

2.1.1.1. Vị trí địa lý .............................................................................................24



2.1.1.2. Địa hình ..................................................................................................24

TR

Ư

2.1.1.3. Khí hậu thời tiết......................................................................................25
2.1.1.4. Nguồn nước và thủy văn ........................................................................26

2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ................................................................................26
2.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai.......................................................................26
2.1.2.2. Tình hình dân số và lao động .................................................................28
2.1.2.3. Tình hình trang bị cơ sở hạ tầng.............................................................29
2.1.3. Tình hình thực hiện sản xuất dịch vụ của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp
Đông Thanh ............................................................................................................31

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh

v



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc

2.1.3.1. Về trồng trọt ...........................................................................................31
2.1.3.2. Về chăn nuôi...........................................................................................32
2.1.3.3. Về lâm nghiệp ........................................................................................33
2.1.3.4. Ngành nghề.............................................................................................33



2.1.3.5. Các hoạt động dịch vụ ............................................................................33

U

2.1.4. Thực trạng sản xuất rau an toàn của HTX Đông Thanh...............................34

H

2.1.4.1. Thực trạng ..............................................................................................34

TẾ

2.1.4.2. Những thuận lợi và khó khăn .................................................................35
2.2. Hiệu quả sản xuất rau an toàn của các hộ nông dân tại HTX năm 2014 ............36

H

2.2.1. Tình hình sản xuất RAT của các hộ điều tra ................................................36


IN

2.2.1.1. Năng lực sản xuất của các hộ điều tra ....................................................36
2.2.1.2. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất cho trồng RAT và rau thường của các

K

hộ điều tra ............................................................................................................37

C

2.2.1.3. Diện tích trồng các loại RAT chủ yếu của các hộ..................................38



2.2.1.4. Thời vụ ...................................................................................................38

IH

2.2.2. Tình hình đầu tư chi phí trong sản xuất........................................................39
2.2.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất RAT của các hộ điều tra tại HTX..................43



2.2.3.1. Kết quả sản xuất RAT của các hộ điều tra .............................................43

Đ

2.2.3.2. Kết quả và hiệu quả sản xuất RAT và rau thường của các hộ điều tra ..44


G

2.2.3.3. Hiệu quả xã hội của sản xuất rau an toàn...............................................51

N

2.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất ............................51



2.2.4.1. Ảnh hưởng bởi quy mô đất đai...............................................................51

TR

Ư

2.2.4.2. Ảnh hưởng bởi chi phí sản xuất .............................................................54
2.2.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng khác: .................................................................56

2.2.5. Phân tích chuỗi cung.....................................................................................57
2.2.6. Đánh giá chung .............................................................................................59
2.2.6.1. Mặt làm được .........................................................................................59
2.2.6.2. Mặt hạn chế ............................................................................................60

CHƯƠNG III ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TẠI HỢP TÁC XÃ........................64

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh


vi


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc

3.1. Định hướng .........................................................................................................64
3.2. Giải pháp .............................................................................................................64
3.2.1. Giải pháp về mặt kỹ thuật .............................................................................64
3.2.2. Giải pháp về quy hoạch và sử dụng đất ........................................................66



3.2.3. Giải pháp thị trường......................................................................................67

U

3.2.4. Giải pháp về vốn ...........................................................................................68

H

3.2.5. Áp dụng các chính sách về hỗ trợ đầu tư và khuyến khích sản xuất............68

TẾ

PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................70
3.1. Kết luận ...............................................................................................................70

H


3.2. Kiến nghị .............................................................................................................72

IN

3.2.1. Đối với Nhà nước .........................................................................................72
3.2.2. Đối với tỉnh ...................................................................................................72

K

3.2.3. Đối với thành phố .........................................................................................73

C

3.2.4. Đối với HTX .................................................................................................73



3.2.5. Đối với hộ trồng rau......................................................................................74

TR

Ư



N

G


Đ



IH

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................75

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh

vii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc

: Hợp tác xã

RAT

: Rau an toàn

NN & PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

BVTV

: Bảo vệ thực vật


TLSX

: Tư liệu sản xuất

UBND

: Ủy ban nhân dân

NN

: Nông nghiệp

ĐVT

: Đơn vị tính

NTTS

: Nuôi trồng thủy sản

THCS

: Trung học cơ sở

GO

: Giá trị sản xuất

MI


: Thu nhập hỗn hợp

IC

: Chi phí trung gian

H
TẾ
H

IN

K

C





CP

: Giá trị tăng thêm

IH

VA
Pr


U

HTX



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

: Lợi nhuận
: Chi phí
: Doanh thu

HQKT

: Hiệu quả kinh tế

TR

Ư



N

G

Đ

DT


SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh

viii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ: Chuỗi cung sản xuất rau an toàn ........................................................................58

U



DANH MỤC CÁC BẢNG

H

Bảng 1: Thị trường xuất khẩu hàng rau quả 11 tháng đầu năm 2014 ...........................21

TẾ

Bảng 2: Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản của rau của tỉnh Quảng Trị giai đoạn
2006- 2011.....................................................................................................................22

H

Bảng 3: Tình hình sử dụng đất đai tại địa bàn HTX qua 3 năm 2012-2014 .................27


IN

Bảng 4: Tình hình dân số và lao động tại địa bàn HTX qua 3 năm 2012-2014............28
Bảng 5: Tình hình sản xuất lúa của HTX qua 3 năm 2012-2014..................................31

K

Bảng 6: Tình hình chăn nuôi gia cầm, gia súc của HTX qua 3 năm 2012-2014 ..........32

C

Bảng 7: Tình hình sản xuất rau an toàn của HTX qua 3 năm 2012-2014 .....................34



Bảng 8: Năng lực sản xuất của các hộ điều tra năm 2014.............................................36

IH

Bảng 9: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ điều tra năm 2014 ...................37
Bảng 10: Diện tích trồng các loại RAT chủ yếu của các hộ điều tra năm 2014 ...........38



Bảng 11. Tình hình đầu tư chi phí cho sản xuất RAT của các hộ điều tra năm 2014........39

Đ

Bảng 12: Tổng giá trị sản xuất RAT của các hộ điều tra năm 2014 .............................43


G

Bảng 13: Kết quả và hiệu quả sản xuất RAT của các hộ điều tra năm 2014 ................45

N

Bảng 14: Ảnh hưởng của quy mô đất đai đến kết quả và hiệu quả sản xuất RAT của



các hộ điều tra năm 2014...............................................................................................52

Ư

Bảng 15: Ảnh hưởng của chi phí sản xuất đến kết quả và hiệu quả sản xuất RAT của
các hộ điều tra năm 2014...............................................................................................54

TR

Bảng 16: Đánh giá về thuận lợi .....................................................................................60
Bảng 17: Đánh giá về khó khăn ....................................................................................61
Bảng 18: Nhu cầu, nguyện vọng của các hộ trồng rau..................................................62

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh

ix


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc

ĐƠN VỊ QUY ĐỔI
1 sào = 500 m2

TR

Ư



N

G

Đ



IH



C

K

IN


H

TẾ

H

U



1 ha = 10000 m2

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh

x


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Đề tài nghiên cứu “Hiệu quả kinh tế về sản xuất rau an toàn tại hợp tác xã dịch
vụ nông nghiệp Đông Thanh, phường Đông Thanh, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng



Trị”. Để làm rõ đề tài, bài làm sử dụng các phương pháp nghiên cứu gồm phương pháp

U


thu thập số liệu, so sánh, thống kê, tổng hợp các tài liệu, dữ liệu tìm kiếm và điều tra

H

được qua bảng biểu.

Nội dung nghiên cứu chính là về hiệu quả sản xuất rau an toàn tại hợp tác xã dịch

TẾ

vụ nông nghiệp Đông Thanh. Từ việc điều tra các hộ sản xuất rau an toàn và rau
thường tại địa bàn từ đó so sánh và đưa ra được kết quả mong muốn của đề tài nghiên

H

cứu. Qua quá trình làm bài, biết được tình hình sản xuất rau an toàn ở địa bàn khá

IN

thuận lợi về điều kiện đất đai, kỹ năng trồng rau, cơ sở vật chất…ngày càng phát triển

K

về cả số lượng và chất lượng rau an toàn. Các hộ trồng rau đã học tập và vận dụng tốt
các kỹ thuật học được từ các lớp tập huấn, áp dụng các yêu cầu cho trồng rau an toàn.

C

Được sự quan tâm của chính quyền, các ban ngành liên quan. Sản lượng, năng suất tại




địa bàn ngày càng tăng, do nhu cầu của người tiêu dùng, nên tại địa bàn ngày càng

IH

được mở rộng quy hoạch các vùng sản xuất rau. Bên cạnh vẫn còn một số khó khăn
như về vốn vì chủ yếu là vốn gia đình, thị trường tiêu thụ sản phẩm, giá bán không ổn



định.

Đ

Từ những cái đạt được và hạn chế, đưa ra các giải pháp, chính sách, kiến nghị để

TR

Ư



N

G

nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả sản xuất rau an toàn.


SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh

xi


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Lý do chọn đề tài
Rau xanh là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của mỗi con



người chúng ta. Đặc biệt khi lương thực và các loại thức ăn giàu đạm đã được đảm bảo

U

thì nhu cầu về rau xanh lại càng gia tăng, như một nhân tố tích cực trong cân bằng

H

dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ. Rau cung cấp cho cơ thể nhiều loại vitamin như: A, B,

TẾ

C, PP, nhiều chất là sinh tố C, tiền vitamin A (Provitamin A). Trong rau còn chứa
năng lượng như Protit, Lipit, Gluxit. Ngoài ra rau còn cung cấp các nguồn dinh dưỡng


H

khác như các axit hữu cơ, hợp chất thơm, các vi lượng và xenlulô.

IN

Sản xuất rau là một ngành quan trọng trong nền nông nghiệp ở nước ta. Các
thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến ngày càng được nhiều nơi nghiên cứu và ứng

K

dụng đã tạo ra được nhiều biện pháp kỹ thuật canh tác mới, các giống rau có chất

C

lượng cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh, năng suất cao và thích nghi rộng.



Ở Quảng Trị, rau cũng được trồng quanh năm và không thiếu trong mỗi bữa ăn.

IH

Tuy nhiên, hiện nay vấn đề sản xuất và tiêu thụ rau trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nói
chung và ở thành phố Đông Hà nói riêng còn nhiều bất cập. Mặt khác, trong xu thế của



một nền nông nghiệp sản xuất thâm canh, bên cạnh gia tăng về khối lượng, chủng loại,


Đ

ngành trồng rau đang bộc lộ mặt trái của nó, như: Việc ứng dụng ồ ạt, thiếu chọn lọc

G

các tiến bộ kỹ thuật và hóa học, công nghệ sinh học, gia tăng về nước thải công

N

nghiệp,...đã làm gia tăng mức độ ô nhiễm các sản phẩm rau xanh. Đây là một trong



những nguyên nhân chính gây ra các loại dịch bệnh về đường tiêu hóa, ngộ độc thực

Ư

phẩm…ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Tình trạng ngộ độc do sử dụng các sản phẩm nông sản không đảm bảo chất

TR

lượng vệ sinh an toàn thực phẩm thường xuyên xảy ra. Nguyên nhân chính là do dư
lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau xanh vượt quá mức cho phép. Chính vì vậy nhu
cầu về rau xanh đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đã trở nên cấp thiết và
là mong muốn của mọi người dân trong toàn xã hội. Hơn 10 năm qua sản xuất rau an
toàn (RAT) ở thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị đã được thực hiện tại các địa
phương như Phường Đông Thanh, Đông Giang, Đông Lễ,... Tuy nhiên, thực trạng sản

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh

1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc

xuất RAT vẫn chưa trở thành tập quán canh tác, việc thực hiện quy trình và đảm bảo
điều kiện sản xuất RAT cũng như nhận thức về sản xuất rau RAT của người dân còn
tồn tại các hạn chế nhất định.
Quá trình sản xuất RAT và thiết lập kênh phân phối rau an toàn đến người tiêu



thụ là một trong những vấn đề còn nhiều nan giải. Trong những năm qua thành phố

U

Đông Hà rất quan tâm đến việc mở rộng diện tích sản xuất rau an toàn và phát triển

H

trên diện rộng, tuy nhiên vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Đó là quy hoạch sản xuất RAT

TẾ

chưa cụ thể về cơ cấu chủng loại rau, tổ chức sản xuất; các quy định, chính sách sản
xuất RAT ở thành phố vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của vùng, các khâu


H

công nghệ sau thu hoạch còn yếu, khâu phân phối và kênh tiêu thụ RAT còn đơn điệu;

IN

thiếu vắng những doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, chế biến và tiêu thụ RAT theo
công nghệ tiên tiến.

K

Tại Việt Nam, hợp tác xã (HTX) có vai trò trong sự đóng góp phát triển kinh tế -

C

xã hội, trong tiến trình xây dựng Nông thôn mới.



Để hiểu hơn về thực trạng sản xuất và hiệu quả mà một HTX nông nghiệp mang

IH

lại, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn tại hợp tác
xã dịch vụ nông nghiệp Đông Thanh, phường Đông Thanh, thành phố Đông Hà,



tỉnh Quảng Trị”, nhằm góp phần nào đó để phát huy những tiềm năng, lợi thế và đề


Đ

xuất giải pháp thực hiện có hiệu quả hơn cho HTX trong thời gian tới.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu

N

G

1.2.1. Mục tiêu chung



Đánh giá hiệu quả sản xuất rau an toàn của các hộ nông dân tại HTX dịch vụ
nông nghiệp Đông Thanh, phường Đông Thanh, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.

TR

Ư

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế nói chung và

hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn nói riêng.
Phân tích thực trạng sản xuất rau an toàn tại hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp
Đông Thanh.
Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn tại hợp tác xã, từ đó tìm ra các tồn
tại và khó khăn.
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh


2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn
cho các hộ nông dân.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
1.3.1. Phương pháp thu thập số liệu



1.3.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

U

Thu thập thông tin ở hợp tác xã, ủy ban nhân dân phường, các báo nông nghiệp,

H

internet…có liên quan đến nội dung đề tài.

TẾ

1.3.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Thu thập thông tin, số liệu từ việc điều tra các hộ trồng rau an toàn (xã viên HTX)


H

1.3.2. Phương pháp thống kê mô tả

IN

Mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được qua các bảng số liệu.
1.3.3. Phương pháp so sánh

K

So sánh giữa các chỉ tiêu kinh tế, so sánh các điều kiện sản xuất, kết quả và hiệu

C

quả giữa các loại rau.

IH

1.4.1. Phạm vi nghiên cứu



1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

- Phạm vi về không gian




Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Đông Thanh, phường Đông Thanh, tỉnh Quảng Trị

Đ

- Phạm vi về thời gian

G

Tình hình chung của địa bàn HTX qua 3 năm 2012-2014
Hiệu quả sản xuất rau an toàn của hợp tác xã năm 2014



N

1.4.2. Đối tượng nghiên cứu

Ư

- Đối tượng nghiên cứu: Là các hộ nông dân sản xuất rau an toàn. Cụ thể điều tra

60 hộ trồng rau ở HTX dịch vụ nông nghiệp Đông Thanh, phường Đông Thanh, thành

TR

phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.
- Nội dung nghiên cứu: Hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn của các hộ nông

dân.


SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh

3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc
PHẨN II

NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I

1.1.



CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN
Cơ sở lý luận

H

U

1.1.1. Lý luận chung về hiệu quả kinh tế
1.1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế

TẾ

Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế (HQKT), có thể tóm

tắt thành ba loại quan điểm như sau:

H

- Quan điểm thứ nhất cho rằng HQKT được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt

IN

được và các chi phí bỏ ra (các nguồn nhân, tài, vật lực, tiền vốn,..) để đạt được kết quả

K

đó.

Trong đó: H là hiệu quả kinh tế

C

H = Q/C



Q là kết quả đạt được

IH

C là chi phí bỏ ra

Nếu chỉ tập trung vào quan điểm này thì chưa toàn diện, tỷ số giữa kết quả sản




xuất và chi phí bỏ ra là số tương đối, chỉ tiêu này chưa phân tích được sự tác động, ảnh

Đ

hưởng của các yếu tố nguồn nhân lực. Hai cơ sở sản xuất đạt được tỷ số như nhau

G

nhưng ở những không gian, thời gian, điều kiện khác nhau thì sự tác động của nguồn

N

lực là khác nhau như vậy hiệu quả kinh tế cũng khác nhau.



- Quan điểm thứ hai cho rằng HQKT được đo bằng số hiệu giữa giá trị sản xuất

Ư

đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.

TR

HQKT = Kết quả sản xuất – Chi phí
Với quan điểm này thì chưa xác định được năng suất lao động xã hội và so sánh

khả năng cung cấp sản phẩm cho xã hội của những nhà sản xuất có hiệu số giữa kết

quả sản xuất và chi phí sản xuất như nhau.
- Quan điểm thứ ba xem xét hiệu quả kinh tế trong phần biến động giữa chi phí
và sản xuất.

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh

4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc

Theo quan điểm thứ ba, HQKT biểu hiện ở quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng thêm
của kết quả và phần tăng thêm của chi phí.
H = ∆Q/∆C
Trong đó: H là hiệu quả kinh tế



∆Q là phần tăng thêm của kết quả

U

∆C là phần tăng thêm của chi phí

H

Với quan điểm này thì vẫn chưa đầy đủ. Trong thực tế, kết quả sản xuất đạt được


TẾ

luôn là hệ quả của chi phí có sẵn cộng với chi phí bổ sung. Ở các mức chi phí bổ sung
có sẵn khác nhau thì hiệu quả của chi phí bổ sung cũng khác nhau.

H

* Vì vậy, khi xem xét HQKT phải xem xét trên tất cả các góc độ để có cái nhìn

IN

toàn diện, chính xác, tùy theo mục đích và yêu cầu nghiên cứu.

Tóm lại, HQKT là một phạm trù kinh tế thể hiện mối tương quan giữa kết quả và

K

chi phí. Mối tương quan ấy có thể là phép trừ, phép chia của các yếu tố đại diện cho



tự nhiên và phương thức quản lý.

C

kết quả và chi phí. HQKT phản ánh trình độ khai thác các yếu tố đầu tư, các nguồn lực

IH

1.1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế

HQKT là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế. Nâng



cao chất lượng hoạt động kinh tế nghĩa là tăng cường trình độ lợi dụng các nguồn lực

Đ

sẵn có trong hoạt động kinh tế.

G

HQKT làm mối tương quan so sánh cả về tuyệt đối và tương đối giữa lượng kết

N

quả đạt được và chi phí bỏ ra.



HQKT là vấn đề trung tâm nhất của mọi quá trình kinh tế, có liên quan đến tất cả

Ư

các phạm trù và các quy luật kinh tế khác.
HQKT đi liền với nội dung tiết kiệm chi phí tài nguyên cho sản xuất, tức là giảm

TR

đến mức tối đa chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm tạo ra.

Bản chất của HQKT xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế - xã

hội, nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về vật chất và tinh thần của mọi thành viên
trong xã hội.

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh

5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc

* Phân biệt giữa hiệu quả kinh tế và một số phạm trù:
- HQKT và hiệu quả xã hội: HQKT là mối tương quan so sánh giữa lượng kết
quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra, hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa

mật thiết với nhau, chúng là tiền đề của nhau và là phạm trù thống nhất.

U

- Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả kinh tế.



kết quả xã hội và tổng chi phí bỏ ra. Giữa HQKT và hiệu quả xã hội có mối quan hệ

H


+ Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí

TẾ

đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật
hay công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến

H

phương diện vật chất của sản xuất. Nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản

IN

xuất đem lại thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Hiệu quả kỹ thuật phụ thuộc vào nhiều
bản chất kỹ thuật và công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, kỹ năng của người

K

sản xuất, môi trường kinh tế - xã hội khác mà trong đó kỹ thuật được áp dụng.

C

+ Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả, trong đó các yếu tố giá sản phẩm và giá



đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi thêm về

IH


đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính
đến các yếu tố về giá của đầu vào và giá của đầu ra. Nói một cách khác, hiệu quả phân



bổ là việc sử dụng các yếu tố đầu vào theo những tỷ lệ nhằm đạt lợi nhuận tối đa khi

Đ

biết cụ thể các giá trị đầu vào.

G

+ Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ

N

thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị được



tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp. Hiệu quả

Ư

kinh tế thể hiện mục đích của người sản xuất là làm cho lợi nhuận tối đa.

TR

1.1.1.3. Ý nghĩa của việc xác định hiệu quả kinh tế

Biết được mức hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp,

các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế để có biện pháp thích hợp nhằm nâng
cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.
Làm căn cứ để xác định phương hướng nhằm đạt tăng trưởng cao trong sản xuất
nông nghiệp. Nếu hiệu quả kinh tế còn thấp thì có thể tăng sản lượng nông nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh

6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc

bằng các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế, ngược lại nếu đạt hiệu quả kinh tế cao
thì để tăng sản lượng cần đổi mới công nghệ.
1.1.2. Sự cần thiết khách quan của sản xuất rau xanh đối với phát triển kinh tế
xã hội



1.1.2.1. Giá trị dinh dưỡng của rau

U

Bữa ăn hàng ngày của chúng ta không thể thiếu rau xanh, các loại rau tươi của

H


nước ta cũng rất phong phú. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng một bữa

TẾ

ăn hàng ngày được cung cấp đầy đủ 4 nhóm thực phẩm là chất bột đường, chất đạm,
chất béo và các loại vitamin, muối khoáng. Rau xanh thuộc nhóm thứ 4 không thể thiếu
trong bữa ăn hàng ngày, rau có vai trò đặc biệt quan trọng cho dinh dưỡng con người.

H

Các loại rau của nước ta rất phong phú. Nhìn chung ta có thể chia rau tươi thành

IN

nhiều nhóm: Nhóm rau xanh như rau cải, rau muống, rau xà lách, rau cần…; nhóm rễ

K

củ như cà rốt, củ cải, su hào, củ đậu…; nhóm cho quả như cà chua, cà bát, cà
pháo, dưa chuột…; nhóm hành gồm các loại hành, tỏi,…

C

Có thể thấy nguồn dinh dưỡng từ rau xanh rất phong phú, chúng bao gồm:



vitamin, protein, lipit, gluxit, các chất khoáng và chất xơ…. Rau xanh chứa nhiều


IH

vitamin A, vitamin C, tổ hợp vitamin B gồm B1, B2, B6, B12, niacin, axit panthothenic,
biotin và axit folic. Tuy lượng protid và lipid trong rau tươi không đáng kể, nhưng



chúng cung cấp cho cơ thể nhiều chất hoạt tính sinh học, đặc biệt là các muối khoáng có

Đ

tính kiềm, các vitamin, các chất pectin và axit hữu cơ. Ngoài ra trong rau còn có loại

G

đường tan trong nước và chất xenluloza. Thiếu một loại vitamin nào đó sẽ làm cho cơ

N

thể phát triển không bình thường và phát sinh ra bệnh tật. Nếu ăn uống lâu ngày thiếu



rau xanh ta thường thấy xuất hiện các triệu chứng như da khô, mắt mờ, quáng gà...do

Ư

thiếu vitamin A; bệnh chảy máu chân răng, tay chân mỏi mệt, suy nhược do thiếu vita
min C; miệng lưỡi lở loét, viêm ngứa chủ yếu do thiếu vitamin PP; tê phù do thiếu


TR

vitamin B (chủ yếu là B1)... Ngoài ra thiếu vitamin làm giảm sức dẻo dai, hiệu suất làm
việc kém, dễ phát sinh nhiều bệnh tật, khi mắc bệnh chữa cũng lâu lành.
Một đặc tính sinh lý quan trọng của rau là chúng có khả năng gây thèm ăn và ảnh

hưởng tới chức phận tiết của tuyến tiêu hoá. Tác dụng này đặc biệt rõ rệt ở các loại rau
có tính tinh dầu như rau mùi, rau thơm, hành, tỏi… Ăn rau phối hợp với những thức ăn

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh

7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc

nhiều protid, lipid, glucid làm tăng rõ rệt sự tiết dịch của dạ dày. Vì vậy, bữa ăn có rau
tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiêu hoá và hấp thu các thành phần dinh dưỡng khác.
Ngoài ra, men trong rau có ảnh hưởng tốt tới quá trình tiêu hoá, như các men
trong củ hành có tác dụng tương tự men pepsin của dịch vị, các men của cải bắp và xà



lách cũng có tác dụng tương tự trypsin của tuyến tuỵ.

U

Về thành phần và giá trị dinh dưỡng của rau có khác nhau tuỳ theo từng loại rau.


H

Lượng protid trong rau tươi nói chung thấp (dao động từ 0,5 - 1,5%). Tuy vậy có nhiều

TẾ

loại rau người ta thấy một hàm lượng protid đáng kể như nhóm đậu tươi, đậu đũa (4 6 %), rau muống (2,7%), rau sắng (3,9%), rau ngót (4,1%), cần tây (3,1%), su hào, rau

H

giền, rau đay (1,8 - 2,2%). Về glucid, trong rau tươi có các loại đường đơn dễ hấp thu ,

IN

tinh bột, xenluloza và các chất pectin. Hàm lượng trung bình của glucid trong rau tươi
khoảng 3 - 4 %, có những loại có tới 6 - 8%. Chất xenluloza của rau có vai trò sinh lý

K

lớn vì cấu trúc của nó mịn màng hơn xenluloza của ngũ cốc. Trong rau, xenluloza ở

C

dưới dạng liên kết với các chất pectin tạo thành phức hợp pectin-xenluloza có tác dụng



kích thích mạnh chức năng nhu động ruột và tiết dịch của ruột giúp tiêu hoá dễ dàng.


IH

Rau còn là nguồn chất sắt quan trọng. Sắt trong rau được cơ thể hấp thu tốt hơn
sắt ở các hợp chất vô cơ. Các loại rau đậu, sà lách là nguồn mangan tốt.



Rau chứa các chất khoáng chủ yếu như Ca, P, Fe, là thành phần cấu tạo của

Đ

xương và máu. Những chất khoáng có tác dụng trung hòa độ chua do dạ dày tiết ra khi

G

tiêu hóa các loại thức ăn như thịt, các loại ngũ cốc. Hàm lượng Ca rất cao trong các

N

loại rau cần, rau dền, rau muống, nấm hương, mộc nhĩ (100 - 357 mg%).



Rau là nguồn cung cấp các dinh dưỡng khác. Rau cung cấp cho cơ thể các axit

Ư

hữu cơ, các hợp chất thơm, các vi lượng, các xellulo (chất xơ) giúp cơ thể tiêu hoá
thức ăn dễ dàng, phòng ngừa các bệnh về tim mạch áp huyết cao. Ngoài ra nhiều loại


TR

rau còn chứa các kháng sinh thực vật như Linunen, Carvon, Pinen ở cần tây, allixin ở
tỏi, hành có tác dụng như một dược liệu đối với cơ thể. Bởi vậy nhu cầu ăn rau ngày
càng cao ở tất cả mọi người. Theo tính toán của các nhà dinh dưỡng học thì mức tiêu
dùng rau tối thiểu cho mỗi người cần 90 - 110 kg/năm tức 250 - 300g/người/ngày.
Liên hệ với các nước phát triển có đời sống cao đã vượt quá xa mức quy định này:
Nam Triều Tiên: 141,1 kg; Newzealands: 136,7 kg. Hà Lan lên tới 202 kg/người/năm.
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh

8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc

Ở Canada mức tiêu thụ rau bình quân hiện nay là 227kg/người/năm. Xu hướng các
nước phát triển là để cải thiện đời sống nhân dân cần tăng tỷ lệ thịt, trứng, sữa, rau,
quả. Ở nước ta, do đời sống chưa cao, nhu cầu về rau ngày càng tăng nhưng so với các
nước thì sản lượng bình quân trên đầu người vẫn còn thấp.



Rau là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể con người. Theo tính toán của các

U

nhà dinh dưỡng học thì nhu cầu tiêu thụ rau bình quân hàng ngày của mỗi người trên


H

thế giới cần khoảng 250-300g/ngày/người tức 90-110kg/người/năm. Rau cung cấp cho

TẾ

cơ thể con người các chất dinh dưỡng quan trọng như các loại vitamin, muối khoáng,
axit hữu cơ, các hợp chất thơm, cũng như protein, lipit, chất xơ,... Trong rau hàm

H

lượng nước chiếm 85-95%, chỉ có 5-15% là chất khô. Trong chất khô lượng cacbon rất

IN

cao (cải bắp 60%, dưa chuột 74-75%, cà chua 75-78%). Giá trị dinh dưỡng cao nhất ở
rau là hàm lượng đường (chủ yếu đường đơn) chiếm tỷ lệ lớn trong thành phần

K

cacbon. Nhờ khả năng hoà tan cao, chúng làm tăng sự hấp thu và lưu thông của máu,

C

tăng tính hoạt hoá trong quá trình ôxy hoá năng lượng của các mô tế bào. Một số loại



rau như khoai tây, đậu (nhất là đậu ăn hạt như đậu Hà Lan, đậu Tây), nấm, tỏi cung


IH

cấp 70-312 calo/100g nhờ các chất chứa năng lượng như protit, gluxit.
Tóm lại, rau là nguồn cung cấp vitamin, muối khoáng quan trọng trong mỗi bữa



ăn của mỗi chúng ta.

Đ

1.1.2.2. Giá trị kinh tế của rau

G

Rau là cây trồng đem lại nhiều lợi nhuận góp phần phát triển kinh tế quốc dân

N

đáng kể, ngoài ra rau còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao. Các mặt hàng rau xuất



khẩu chủ yếu là bắp cải, cà chua. Dưa chuột, các loại rau đậu, rau gia vị,…

Ư

Xuất khẩu rau quả sang các thị trường tăng trưởng mạnh. Theo Bộ Nông Nghiệp

và Phát triển Nông thôn (NN & PTNN), lần đầu tiên xuất khẩu rau quả của Việt Nam


TR

đạt cột cốc gần 1,5 tỷ USD, tăng gần 500 triệu USD so với năm 2013. Năm 2013, xuất
khẩu rau quả đạt mốc trên 1 tỷ USD. Còn năm 2012 được 827 triệu USD. Đây là con
số cao nhất từ trước đến nay.
Một số thị trường xuất khẩu có giá trị lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc,
Nhật Bản, Mỹ, Nga, Hà Lan, Malaysia, Hàn Quốc, Indonesia, Đài Loan, Đức,…

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh

9


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc

Rau là nguyên liệu của ngành công nghiệp thực phẩm. Những loại rau được sử
dụng trong công nghiệp chế biến xuất khẩu dưới dạng tươi, muối, làm tương, sấy khô,
xay bột,..,công nghệ đồ hộp (dưa chuột, cà chua, ngô rau, măng tây, nấm...), công
nghiệp bánh kẹo (bí xanh, cà rốt, khoai tây, cà chua...), công nghiệp sản xuất nước giải



khát (cà chua, cà rốt...), công nghiệp chế biến thuốc dược liệu (tỏi, hành, rau gia vị),

U

làm hương liệu (ngò, ớt, tiêu...). Đồng thời cũng là loại rau dự trữ được sử dụng trong


H

nội địa.

TẾ

Rau là nguồn thức ăn cho gia súc. Với chăn nuôi gia súc, gia cầm, rau giữ vai trò
khá quan trọng: 1 đầu lợn tiêu thụ 1 ngày 2-3kg rau, trong đó có 50 - 60% loại rau

H

dùng cho người: Rau muống, bắp cải, su hào, dền, mồng tơi, rau ngót, rau đậu, khoai

IN

lang. Trung bình 9kg rau xanh thì cho 1 đơn vị thức ăn và 100g đạm tiêu hóa được.
Rau thường chiếm 1/3 - 1/2 trong tổng số đơn vị thức ăn dành cho chăn nuôi, vậy

K

muốn đưa chăn nuôi lên ngành sản xuất chính phải tính toán vấn đề sản xuất rau và các

C

loại rau có giá trị dinh dưỡng cao.



Rau là cây trồng quan trọng trong ngành trồng trọt, được trồng ở nhiều vùng


IH

sinh thái khác nhau với lợi thế là thời gian sinh trưởng ngắn và có thể trồng được
nhiều vụ trong năm, do vậy rau được coi là cây trồng chủ lực trong việc chuyển dịch



cơ cấu cây trồng, xóa đói giảm nghèo cho nông dân Việt Nam. Mặt khác, rau có đặc

Đ

điểm là kích thước nhỏ nên cây rau rất thích hợp trồng xen hay gối vụ với những cây

G

trồng khác, như vậy trồng rau sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Trồng rau có hiệu

N

quả cao hơn so với các cây trồng khác về khả năng khai thác năng suất/1 đơn vị diện



tích/1 đơn vị thời gian, vì chúng có đặc điểm sinh trưởng và phát triển nhanh trong
một thời gian ngắn.

TR

Ư


1.1.3. Một số lý luận về rau an toàn
1.1.3.1. Khái niệm rau an toàn
* Khái niệm: Những sản phẩm rau tươi (bao gồm tất cả các loại rau ăn củ, thân,

lá, hoa, quả) có chất lượng giống như đặc tính của nó, hàm lượng các chất độc và mức
độ nhiễm các sinh vật gây hại ở dưới mức độ cho phép, bảo đảm an toàn cho người
tiêu dùng và môi trường thì được coi là rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm gọi tắt
là “rau an toàn”.
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh

10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc

* Yêu cầu chất lượng của rau an toàn:
- Chỉ tiêu nội chất: Được quy định cho rau tươi bao gồm:
+ Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV).

+ Hàm lượng một số kim loại nặng chủ yếu: Cu. Pb, Hg, Cd, As…



+ Hàm lượng nitrat (NO3).

U


+ Mức độ nhiễm các vi sinh vật gây bệnh (E.coli, Samonella…) và ký sinh trùng

H

đường ruột (trứng giun đũa, Ascaris…).

TẾ

Tất cả 4 chỉ tiêu trong sản phẩm của từng loại rau phải đạt dưới mức cho phép.
Theo tiêu chuẩn của các tổ chức quốc tế (FAO/WHO) hoặc của một số nước tiên tiến

H

Nga, Mỹ… và Việt Nam.

IN

- Chỉ tiêu hình thái:

Sản phẩm được thu hoạch đúng lúc, đúng yêu cầu từng loại rau (đúng độ già

K

kỹ thuật hay thương phẩm); không dập nát, hư thối, không lẫn tạp chất, sâu bệnh và có

C

bao gói thích hợp.




* Điều kiện sản xuất rau an toàn:

IH

- Nhân lực:

+ Có hoặc thuê cán bộ kỹ thuật chuyên ngành trồng trọt hoặc bảo vệ thực vật từ



trung cấp trở lên để hướng dẫn, giám sát kỹ thuật sản xuất rau, quả an toàn (cán bộ của

Đ

cơ sở sản xuất, cán bộ khuyến nông, BVTV hoặc hợp đồng lao động thường xuyên

G

hoặc không thường xuyên);

N

+ Người lao động phải qua tập huấn kỹ thuật, có chứng chỉ đào tạo của Sở Nông



nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc tổ chức có chức năng nhiệm vụ tập huấn về

Ư


VietGAP và các quy định quản lý sản xuất, kinh doanh RAT.

TR

- Đất trồng và giá thể:
+ Vùng đất trồng phải trong quy hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh (UBND),

thành phố phê duyệt. Không bị ảnh hưởng trực tiếp các chất thải công nghiệp, chất
thải sinh hoạt từ các khu dân cư, bệnh viện, các lò giết mổ gia súc tập trung, nghĩa
trang, đường giao thông lớn;

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh

11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc

+ Hàm lượng một số kim loại nặng trong đất, giá thể trước khi sản xuất và trong
quá trình sản xuất (kiểm tra khi thấy có nguy cơ gây ô nhiễm) không vượt quá ngưỡng
cho phép theo quy định.
- Nước tưới:

U

tập trung, trang trại chăn nuôi, lò giết mổ gia súc để tưới trực tiếp cho rau.




+ Không sử dụng nước thải công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện, khu dân cư

H

+ Hàm lượng một số hoá chất và kim loại nặng trong nước tưới trước khi sản

TẾ

xuất và trong quá trình sản xuất (kiểm tra khi thấy có nguy cơ gây ô nhiễm) không
vượt quá ngưỡng cho phép theo quy định.

* Nguyên tắc trong việc sản xuất RAT:

K

- Không trồng rau trên vùng đất ô nhiễm.

IN

1.1.3.2. Nguyên tắc trong sản xuất rau an toàn

H

+ Nước sử dụng trong sản xuất rau phải đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt cho người.

C

- Không dùng phân tươi, nước giải tưới cho rau.




- Không dùng nước bẩn tưới cho rau: Nước thải từ nguồn gây ô nhiễm (như ở

IH

nguyên tắc đầu).

- Không dùng thuốc BVTV độ độc cao, thuốc cấm, thuốc hạn chế sử dụng.



- Không dùng quá nhiều phân đạm bón cho rau.

Đ

- Không dùng phân đạm trong vòng 10-15 ngày trước khi thu hoạch.

G

- Đảm bảo thời gian cách ly của từng loại thuốc BVTV.

N

* Cơ sở khoa học của các nguyên tắc trong vệ sinh sản xuất RAT:



- Không trồng rau trên đất bị ô nhiễm:


Ư

Đất ô nhiễm chất thải công nghiệp thì hàm lượng kim loại nặng (chì, thuỷ

TR

ngân…) thường cao. Khi trồng rau dư lượng kim loại nặng trong rau thường lớn.
Đất ô nhiễm thuốc BVTV, chất thải bệnh viên, cụm dân cứ, nghĩa trang…

thường có hàm lượng chất dư lượng thuốc BVTV hoặc các vi sinh vật gây bệnh cho
người cao khi trồng rau không đảm bảo an toàn.
- Không dùng phân tươi, nước giải tươi bón cho rau:
Nước giải tương, phân chuồng tươi thường có vi sinh vật gây bệnh không những
cho rau mà cả cho người sử dụng.
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh

12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc

- Không sử dụng phân đạm quá cao.
Việc bón phân đạm quá cao, đẫn đến dư lượng nitơrat trong rau lớn, gây hại cho
người sử dụng. Không những thế bón đạm cao mất cân đối giữa các loại phân khác
nhau dẫn đến sâu, bệnh hại trên rau nhiều.




- Không sử dụng thuốc BVTV độ độc cao (nhóm I, II), thuốc cấm, thuốc hạn chế

U

sử dụng:

H

Mặc dù một số loại thuốc này có hiệu lực trừ sâu, bệnh cao song gây hại rất lớn

TẾ

cho môi trường, sức khoẻ người sản xuất. Bên cạnh đó để lại dư lượng thuốc có độ độc
lớn trên rau, thời gian phân huỷ của lôại thuốc này thường chậm, vì vậy sử dụng chúng

H

không an toàn.

IN

- Không sử dụng thuốc BVTV không đảm bảo thời gian cách ly, phân đạm 10-15
ngày trước khi thu hoạch.

K

Sử dụng thuốc BVTV, phân đạm muộn thì hàm lượng các chất hóa học chưa kịp




* Phân tích 4 nguyên tắc IPM:

C

phân huỷ đến mức an toàn. Khi sử dụng sản phẩm rau sẽ gây độc.

IH

IPM là chức viết tắt tiếng của tiếng Anh “Integrated Pests Management” có nghĩa
là “Quản lý dịch hại tổng hợp”, 4 nguyến tắc IPM cụ thể như sau:



- Trồng cây khoẻ:

Đ

+ Cây trồng khoẻ là áp dụng các biện pháo trồng trọt để cây có khả năng sinh

G

trưởng phát triển tốt. Cho năng suất cao, cụ thể như sau: Hạt giống, cây con tốt, sạch

N

bệnh, đủ tiêu chuẩn.




+ Biện pháp kỹ thuật gieo trồng thời vụ: Làm đất tốt, bón phân hợp lý cân đối,

Ư

dùng kỹ thuật. Sử dụng có hiệu quả thuốc BVTV…

TR

- Bảo vệ thiên dịch:
+ Thiên dịch là những sinh vật có ích “bạn của nhà nông” góp phấn tiêu diệt, hạn

chế dịch hại trên đồng ruộng như: Nhện, Kiến 3 khoang, Ong ký sinh…
+ Vì vậy, bảo vệ thiên địch không những làm giảm sự gây hại và bùng phát của
dịch hại mà còn giảm sử dụng thuốc BVTV, giảm chi phí sản xuất.

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh

13


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc

+ Biện pháp bảo vệ thiên địch là nông dân hiểu biết về lợi ích của thiên địch, tập
tính hoạt động của nhóm sử dụng các biện pháp kỹ thuật phát huy vai trò của thiên
địch trên đồng ruộng, hạn chế sử dụng thuốc BVTV.
- Thăm đồng thường xuyên:




Để nắm được diễn biến sâu bệnh hại, sinh trưởng phát triển cây trồng làm cơ sở

U

cho việc phân tích hẹ sinh thái, đề xuất được biện pháp quản lý đồng ruộng hợp lý,

H

hiệu quả nhất.

TẾ

- Nông dân là chuyên gia:

Là người quyết định thực hiện các biện pháp kỹ thuật trên đồng ruộng vì vậy
người nông dân phải hiểu được hệ sinh thái đồng ruộng có khả năng đưa ra các quyết

H

định đúng đắn, hợp lý nhất. Không những thế họ còn hỗ trợ, khuyến khích giúp đỡ các

IN

nông dân khác cùng làm theo IPM. Bởi vì các biện pháp IP chỉ phát huy được hiệu quả

K

khi được thực hiện có tính cộng đồng.


* Kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV trên rau.



+ Thuốc trừ chuột.

IH

+ Thuốc trừ nấm hại.



+ Thuốc trừ sâu hại.

C

- Thuốc BVTV có các nhóm như sau:

+ Thuốc trừ cỏ.

Đ

+ Thuốc kích thích, điều hoà sinh trưởng cây trồng.

G

+ Thuốc trừ nhện hại.

N


+ Thuốc trừ tuyến trùng.



- Nồng độ, liều lượng sử dụng:

Ư

+ Nồng độ: Là lượng thuốc cần dùng pha trộn với một đơn vị thể tích trọng

TR

lượng của nước, hạt giống, không khí…ví dụ: Pha 100ml thuốc vào 101 nước, nghĩa là
nước thuốc đã pha có nống độ 1 phần nghìn.
+ Liều lượng sử dụng: Là lượng thuốc cần dùng cho một đơn vị thể tích hoặc

diện tích. Ví dụ: Dùng bassa trừ rầy nâu hại lúa dùng 1-1,5l/ha.
- Các tác dụng của thuốc BVTV tác động lên dịch hại:
+ Tác dụng tiếp xúc .

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh

14


×