Tải bản đầy đủ (.pdf) (167 trang)

Xây dựng bản đồ ngập lụt ứng với các mức nước phục vụ công tác chỉ huy phòng chống lụt bão giảm nhẹ thiên tai khi có lũ trên hệ thống sông Lô, sông Gâm và sông Phó Đáy do mưa và xả lũ hồ thủy điện Tuyên Quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.34 MB, 167 trang )

MỤC LỤC
TỔNG QUÁT ĐỀ TÀI ......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 ........................................................................................................................ 12
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ DÂN SINH KINH TẾ XÃ HỘI .......................................... 12
TỈNH TUYÊN QUANG ..................................................................................................... 12
1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN ............................................................................................ 12

1.1.1. Vị trí địa lý............................................................................................... 12
1.1.2 Đặc điểm địa hình ..................................................................................... 12
1.1.3. Đặc điểm thổ nhưỡng đất đai ................................................................... 14
1.2. ĐẶC ĐIỂM DÂN SINH KINH TẾ XÃ HỘI ............................................................. 15

1.2.1. Đặc điểm dân cư ...................................................................................... 15
1.2.2. Tình hình dân sinh kinh tế xã hội ............................................................ 16
CHƯƠNG 2 ........................................................................................................................ 21
ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TỈNH TUYÊN QUANG ................................... 21
2.1. ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG ........................................................................................ 21

2.1.1. Nhiệt độ ................................................................................................... 21
2.1.2. Nắng ........................................................................................................ 21
2.1.3. Bốc hơi .................................................................................................... 21
2.1.4. Mưa ......................................................................................................... 21
2.1.5. Độ ẩm ...................................................................................................... 22
2.1.6. Gió .......................................................................................................... 22
2.2. ĐẶC ĐIỂM THỦY VĂN .......................................................................................... 22

2.2.1. Mạng lưới sông ngòi: ............................................................................... 22
2.2.2. Đặc điểm thủy văn ................................................................................... 23
CHƯƠNG 3 ........................................................................................................................ 26
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH LŨ LỤT VÀ CÔNG TÁC ................................................. 26
PHÒNG CHỐNG LŨ VÀ NGẬP LŨ TỈNH TUYÊN QUANG ........................................ 26


3.1. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH LŨ VÀ NGẬP LŨ TRONG TỈNH TUYÊN QUANG . 26
3.2. THIỆT HẠI DO LŨ VÀ NGẬP LŨ GÂY RA ........................................................... 28
3.3. CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG LŨ LỤT TỈNH TUYÊN QUANG .......................... 34

3.3.1. Các hồ chứa cắt lũ: ................................................................................... 34

i


3.3.2. Tình hình đê điều: .................................................................................... 34
3.3.3. Hiện trạng công trình kè bảo vệ bờ sông: ................................................ 35
3.3.4. Cống tiêu dưới đê ..................................................................................... 35
3.3.5. Tình hình đầu tư các công trình phòng chống lũ: ...................................... 35
3.3.6. Đánh giá công tác đầu tư xây dựng công trình phòng chống lũ................. 36
3.3.7. Công tác chỉ đạo phòng chống lụt bão ...................................................... 37
3.4. VAI TRÒ CỦA THỦY ĐIỆN TUYÊN QUANG VỚI VIỆC PHÒNG CHỐNG LŨ
CHO HẠ DU ................................................................................................................... 40
3.5. ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN TỚI LĨNH VỰC NGHIÊN
CỨU CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................................................... 42
CHƯƠNG 4 ........................................................................................................................ 44
THIẾT LẬP MÔ HÌNH TOÁN MÔ PHỎNG .................................................................. 44
DÒNG CHẢY LŨ............................................................................................................... 44
TRÊN SÔNG LÔ-GÂM VÀ SÔNG PHÓ ĐÁY ................................................................ 44
4.1. GIỚI THIỆU MÔ HÌNH ÁP DỤNG CHO VÙNG NGHIÊN CỨU. .......................... 44

4.1.1. Mô hình thủy lực 1 chiều Mike 11 HD ..................................................... 44
4.1.2. Mô hình thủy lực 2 chiều Mike 21 HD .................................................... 50
4.1.3. Mô hình mô phỏng lũ tràn Mike Flood ................................................... 52
4.2. THIẾT LẬP MÔ HÌNH THỦY LỰC TÍNH TOÁN MÔ PHỎNG LŨ HỆ THỐNG
SÔNG LÔ GÂM VÀ SÔNG PHÓ ĐÁY .......................................................................... 58


4.2.1. Phạm vi tính toán của mô hình thủy lực ................................................... 58
4.2.2. Tài liệu sử dụng cho tính toán mô hình thủy lực ...................................... 59
4.2.3. Tính toán biên và nhập lưu khu giữa ........................................................ 60
4.2.4. Thiết lập mô hình thủy lực cho khu vực nghiên cứu ................................. 66
4.3. HIỆU CHỈNH VÀ KIỂM ĐỊNH CHO MÔ HÌNH THỦY LỰC MÔ PHỎNG LŨ ..... 70

4.3.1 Hiệu chỉnh mô hình thủy lực ..................................................................... 70
4.3.2 Kiểm định mô hình thủy lực...................................................................... 73
CHƯƠNG 5 ........................................................................................................................ 78
TÍNH TOÁN LŨ VÀ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NGẬP LỤT................................................ 78
VEN SÔNG LÔ-GÂM VÀ SÔNG PHÓ ĐÁY................................................................... 78
5.1. XÂY DỰNG CÁC KỊCH BẢN TÍNH TOÁN ........................................................... 78

5.1.1.Căn cứ xây dựng các kịch bản ................................................................... 78

ii


5.1.2 Điều kiện biên cho các kịch bản ................................................................ 78
5.1.3. Các kịch bản tính toán .............................................................................. 85
5.2. TÍNH TOÁN LŨ VÀ NGẬP LŨ HỆ THỐNG SÔNG LÔ – GÂM, PHÓ ĐÁY ỨNG
VỚI CÁC ĐIỀU KIỆN MƯA LŨ VÀ VẬN HÀNH HỒ THỦY ĐIỆN TUYÊN QUANG.87

5.2.1. Kết quả tính toán ứng lũ thực tế năm 1971 ............................................... 87
5.2.2. Kết quả tính toán lũ và ngập lũ ứng với các kịch bản............................... 93
5.3 XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NGẬP LỤT VEN SÔNG LÔ-GÂM VÀ SÔNG PHÓ ĐÁY 128

5.3.1 Phần mềm phục vụ xây dựng bản đồ ngập lụt ARCGIS .......................... 128
5.3.2 Các bước xây dựng bản đồ ngập lụt ........................................................ 129

5.3.3 Kết quả xây dựng bản đồ ngập lụt ........................................................... 130
CHƯƠNG 6 ...................................................................................................................... 133
KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU .............................................................. 133
TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA NGẬP LŨ....................................................................... 133
6.1. GIẢI PHÁP CÔNG TRÌNH. ................................................................................... 133
6.2. GIẢI PHÁP PHI CÔNG TRÌNH ............................................................................. 134
CHƯƠNG 7 ...................................................................................................................... 143
XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU............................................... 143
7.1 GIỚI THIỆU ............................................................................................................ 143
7.2. CẤU TRÚC, GIẢI PHÁP VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT CỦA CHƯƠNG TRÌNH
QUẢN LÝ CSDL NGẬP LỤT TỈNH TUYÊN QUANG ................................................ 144

7.2.1 Các đặc điểm cơ bản của chương trình .................................................... 144
7.2.2 Cấu trúc cơ sở dữ liệu ............................................................................ 145
7.2.3 Các module quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu ....................................... 146
7.2.4 Giải pháp và yêu cầu kỹ thuật ................................................................. 146
7.2.5 Yêu cầu cấu hình..................................................................................... 146
7.2.6 Yêu cầu cài đặt........................................................................................ 146
7.3. HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT, GIỚI THIỆU MỘT SỐ TÍNH NĂNG KHI SỬ DỤNG
PHẦN MỀM QLCSDL .................................................................................................. 147

7.3.1 Hướng dẫn cài đặt phần mềm trên nền hệ điều hành WindowXP ............ 147
7.3.2 Giới thiệu một số tính năng và hướng dẫn sử dụng Chương Trình Quản
Lý CSDL ......................................................................................................... 150
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 157
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 160
iii


DANH SÁCH HÌNH VẼ

Hình 1. 1: Bản đồ hành chỉnh tỉnh Tuyên Quang ................................................................ 13
Hình 4. 1: Sơ đồ sai phân 6 điểm Abbott............................................................................. 46
Hình 4. 2: Sơ đồ sai phân 6 điểm Abbott cho phương trình liên tục .................................... 47
Hình 4. 3: Sơ đồ sai phân 6 điểm cho phương trình động lượng ......................................... 48
Hình 4. 4: Kết nối chuẩn trong MIKE FLOOD ................................................................... 55
Hình 4. 5: Kết nối bên trong MIKE FLOOD ....................................................................... 55
Hình 4. 6: Kết nối công trình trong MIKE FLOOD............................................................. 56
Hình 4. 7: Dòng chảy tràn từ Mike 21 vào hệ thống cống tiêu ............................................ 57
Hình 4. 8: Dòng chảy lũ từ hệ thống cống tiêu vào Mike 21 ................................................ 57
Hình 4. 9: Phạm vi tính toán mô hình thủy lực ................................................................... 59
Hình 4. 10: Tỷ trọng các trạm mưa lưu vực tương tự .......................................................... 62
Hình 4. 11: Đường quá trình lũ thực đo và tính toán trận lũ tháng 8/1971.......................... 62
Hình 4. 12: Đường tổng lượng lũ thực đo và tính toán trận lũ tháng 8/1971 ....................... 63
Hình 4. 13: Tỷ trọng mưa cho các khu giữa ........................................................................ 64
Hình 4. 14: Dòng chảy các khu giữa trận lũ tháng 8 năm 1996 .......................................... 64
Hình 4. 15: Dòng chảy các khu giữa trận lũ tháng 8 năm 2002 .......................................... 65
Hình 4. 16: Mưa trung bình theo đa giác Theisson ............................................................. 66
Hình 4. 17: Mạng lưới sông mô phỏng trong mô hình 1 chiều ............................................ 67
Hình 4. 18: Chia lưới trên mô hình 2 chiều......................................................................... 68
Hình 4. 19: Địa hình được số hóa trong mô hình 2 chiều .................................................... 69
Hình 4. 20: Kết nối mô hình 1 và 2 chiều trong Mike Flood................................................ 69
Hình 4. 21: Lưu lượng hiệu chỉnh tại trạm Chiêm Hóa trận lũ năm 1996 ........................... 71
Hình 4. 22: Mực nước hiệu chỉnh tại trạm Ghềnh Gà trận lũ năm 1996.............................. 71
Hình 4. 23: Lưu lượng hiệu chỉnh tại trạm Ghềnh Gà trận lũ năm 1996 ............................. 72
Hình 4. 24: Lưu lượng hiệu chỉnh tại trạm Tuyên Quang lũ năm 1996............................... 72
Hình 4. 25: Lưu lượng hiệu chỉnh trạm Vụ Quang Quang lũ năm 1996 ............................. 73
Hình 4. 26: Lưu lượng hiệu chỉnh tại trạm Chiêm Hóa trận lũ năm 2002 ........................... 74
Hình 4. 27: Mực nước hiệu chỉnh tại trạm Ghềnh Gà trận lũ năm 2002.............................. 75
Hình 4. 28: Lưu lượng hiệu chỉnh tại trạm Ghềnh Gà trận lũ năm 2002 ............................. 75
Hình 4. 29: Mực nước hiệu chỉnh tại trạm Tuyên Quang lũ năm 2002 ................................ 76

Hình 4. 30: Mực nước hiệu chỉnh tại trạm Vụ Quang trận lũ năm 2002 .............................. 76

iv


Hình 5. 1: Tương quan mực nước Tuyên Quang và Việt Trì ............................................... 80
Hình 5. 2: Quan hệ W, F và Z hồ Thác Bà ........................................................................ 81
Hình 5. 3: Quan hệ W, F và Z hồ Tuyên Quang ............................................................... 83
Hình 5. 4: Mực nước dọc sông Gâm trận lũ tháng 8 năm 1971 .......................................... 90
Hình 5. 5: Mực nước dọc sông Lô trong trận lũ tháng 8 năm 1971 .................................... 90
Hình 5. 6: Độ sâu ngập lớn nhất trong trận lũ tháng 8 năm 1971 ...................................... 91
Hình 5. 7: Vị trí vết lũ điều tra dọc các sông chính ............................................................ 91
Hình 5. 8: Đường mực nước lớn nhất sông Gâm, lũ 5% (KB1A) .......................................103
Hình 5. 9: Đường mực nước lớn nhất sông Lô, lũ 5% (KB1A) ..........................................103
Hình 5. 10: Đường mực nước lớn nhất sông Phó Đáy lũ thiết kế 5% (KB1A)....................104
Hình 5. 11: Đường mực nước lớn nhất sông Gâm, lũ 5% và có xả từ hồ(KB1B) ..............104
Hình 5. 12: Đường mực nước lớn nhất sông Lô, lũ 5% và có xả từ hồ (KB1B).................105
Hình 5. 13: Đường mực nước lớn nhất sông Gâm, lũ 2% (KB2A) ....................................105
Hình 5. 14: Đường mực nước lớn nhất sông Lô, lũ 2% (KB2A) ......................................106
Hình 5. 15: Đường mực nước lớn nhất sông Phó Đáy lũ thiết kế 2% (KB2A)....................106
Hình 5. 16: Đường mực nước lớn nhất sông Gâm, lũ 2% và có xả từ hồ (KB2B) ..............107
Hình 5. 17: Đường mực nước lớn nhất sông Lô, lũ 2% và có xả từ hồ (KB2B)..................107
Hình 5. 18: Phân bố mực nước lớn nhất khu vực ngập lũ ứng với các

kịch bản lũ

5% khi chưa xả lũ từ hồ chứa (KB1A)...............................................................................108
Hình 5. 19: Phân bố mực nước lớn nhất khu vực ngập lũ ứng với các kịch bản lũ 5% khi xả
lũ từ hồ chứa (KB1B) .......................................................................................................108
Hình 5. 20: Phân bố mực nước lớn nhất khu vực ngập lũ ứng với các kịch bản lũ 2% khi

chưa xả lũ từ hồ chứa (KB2A) ..........................................................................................109
Hình 5. 21: Phân bố mực nước lớn nhất khu vực ngập lũ ứng với các kịch bản lũ 2% khi xả
lũ từ hồ chứa(KB2B) ........................................................................................................109
Hình 5. 22: Phân bố mực nước lớn nhất khu vực ngập lũ ứng với các kịch bản lũ 1% khi
chưa xả lũ từ hồ chứa (KB6).............................................................................................110
Hình 5. 23: Phân bố mực nước lớn nhất khu vực ngập lũ ứng với các kịch bản lũ 0,5% khi
chưa xả lũ từ hồ chứa (KB7).............................................................................................110
Hình 5. 24: Phân bố độ sâu ngập lớn nhất khu vực ngập lũ ứng với các kịch bản lũ 5% khi
chưa xả lũ từ hồ chứa (KB1A) ..........................................................................................111
Hình 5. 25: Phân bố độ sâu ngập lớn nhất khu vực ngập lũ ứng với các kịch bản lũ 5% khi
xả lũ từ hồ chứa (KB1B) ...................................................................................................111

v


Hình 5. 26: Phân bố độ sâu ngập lớn nhất khu vực ngập lũ ứng với các kịch bản lũ 2% khi
chưa xả lũ từ hồ chứa (KB2A) ..........................................................................................112
Hình 5. 27: Phân bố độ sâu ngập lớn nhất khu vực ngập lũ ứng với các kịch bản lũ 2% khi
xả lũ từ hồ chứa (KB2B) ...................................................................................................112
Hình 5. 28: Phân bố độ sâu ngập lớn nhất khu vực ngập lũ ứng với các kịch bản lũ 1%
khi chưa xả lũ từ hồ chứa (KB6) .......................................................................................113
Hình 5. 29: Phân bố độ sâu ngập lớn nhất khu vực ngập lũ ứng với các kịch bản lũ 0,5%
khi chưa xả lũ từ hồ chứa (KB7) .......................................................................................113
Hình 5. 30: Qui trình xây dựng bản đồ cảnh báo ngập lụt ................................................130
Hình 5. 31: Bản đồ cảnh báo ngập lụt lũ 2% ....................................................................131
Hình 5. 32: Bản đồ cảnh báo ngập lụt lũ 5% .................................................................... 132
Hình 7. 1: Cài đặt phần mềm ............................................................................................ 147
Hình 7. 2: Cài đặt chương trình tiếp ................................................................................. 148
Hình 7. 3: Cài đặt chương trình tiếp ................................................................................. 148
Hình 7. 4: Cài đặt chương trình tiếp ................................................................................. 149

Hình 7. 5: Cài đặt chương trình tiếp ................................................................................. 150
Hình 7. 6: Cài đặt chương trình thành công ..................................................................... 150
Hình 7. 7: Đăng nhập chương trình .................................................................................. 151
Hình 7. 8: Giao diện chính của chương trình.................................................................... 151
Hình 7. 9: Tra cứu thông tin bản đồ hành chính ............................................................... 152
Hình 7. 10: Tra cứu thông tin mặt cắt Sông Lô ................................................................. 153
Hình 7. 11: Tra cứu số liệu mưa ....................................................................................... 154
Hình 7. 12: Tra cứu thông tin bản đồ ngập lụt Tỉnh Tuyên Quang ứng với lũ 5% ............. 155
Hình 7. 13: Tra cứu thông tin báo cáo chuyên đề 1........................................................... 156

DANH SÁCH BẢNG BIỂU

Bảng 1. 1: Cơ cấu sử dụng đất của tỉnh Tuyên Quang ........................................................ 15
Bảng 2. 1: Mực nước lũ cao nhất các năm điển hình tại Tuyên Quang................................ 25
Bảng 3. 1: Mức độ ngập lụt theo các cấp báo động ............................................................ 27
Bảng 3. 2: Tình hình thiệt hại sản xuất nông nghiệp do ngập lũ .......................................... 28

vi


Bảng 3. 3: Thiệt hại về người và cơ sở hạ tầng do lũ và ngập lũ ......................................... 29
Bảng 3. 4: Thiệt hại về người và tài sản do lũ và ngập lũ tháng 7-2006 .............................. 29
Bảng 3. 5: Tổng gíá trị thiệt hại do lũ tháng 7 năm 2006 .................................................... 32
Bảng 4. 1: Kết quả hiệu chỉnh mô hình trận lũ năm 1996 ................................................... 70
Bảng 4. 2: Kết quả hiệu chỉnh mô hình trận lũ năm 2002 ................................................... 74
Bảng 5. 1: Lưu lượng thiết kế lớn nhất tại trên sông chính................................................ 78
Bảng 5. 2: Lưu lượng thiết kế lớn nhất trên sông nhánh .................................................... 78
Bảng 5. 3: Lưu lượng thiết kế tại Sơn Dươngtrên sông Phó Đáy ........................................ 79
Bảng 5. 4: Mực nước thiết kế lớn nhất tại cửa ra sông Lô.................................................. 79
Bảng 5. 5: Các kịch bản tính toán thủy lực theo mô hình Mike Flood ................................ 86

Bảng 5. 6: Mực nước và lưu lượng tính toán trên sông Lô, Gâm trong lũ tháng 8.1971 ..... 87
Bảng 5. 7: Độ sâu và diện tích ngập tính toán trong trận lũ năm 1971............................. 91
Bảng 5. 8: Mực nước thiết kế trên sông Lô – Gâm theo các kịch bản ................................. 93
Bảng 5. 9: Mực nước lớn nhất dọc các sông ứng với các kịch bản lũ thiết kế 5% và ứng với
các cấp báo động tại Tuyên Quang .................................................................................... 96
Bảng 5. 10: Lưu lượng thiết kế trên sông Lô – Gâm theo các kịch bản............................... 98
Bảng 5. 11: Lưu lượng thiết kế trên sông Lô – Gâm theo các kịch bản 1A, 3A, 4A, 5A ......100
Bảng 5. 12: Một số đặc trưng ngập ứng với lũ thiết kế 5% (KB1A) ..................................113
Bảng 5. 13: Một số đặc trưng ngập ứng với lũ thiết kế 5% và có xả lũ hồ chứa (KB 1B) .115
Bảng 5. 14: Một số đặc trưng ngập ứng với lũ thiết kế 2% (KB2A) ..................................116
Bảng 5. 15: Một số đặc trưnng ngập ứng với lũ thiết kế 2% và có xả lũ hồ chứa (KB 2B) 117
Bảng 5. 16: Một số đặc trưng ngập ứng với lũ thiết kế 1% (KB6) ....................................118
Bảng 5. 17: Diện tích và độ sâu ngập lũ ứng với lũ thiết kế 0,5% (KB7) .........................119
Bảng 5. 18: Một số đặc trưng ngập ứng với lũ thiết kế 5% và mực nước báo động I tại Tuyên
Quang (KB3A)..................................................................................................................120
Bảng 5. 19: Một số đặc trưng ngập ứng với lũ thiết kế 5% và mực nước báo động II tại
Tuyên Quang (KB4A) .......................................................................................................121
Bảng 5. 20: Một số đặc trưng ngập ứng với lũ thiết kế 5% và báo động 3 tại Tuyên Quang
(KB5A) .............................................................................................................................122
Bảng 5. 21: Diện tích ngập theo các phương án ...............................................................124
Bảng 5. 22: Độ sâu ngập một số khu vực theo các phương án ..........................................125
Bảng 5. 23: Giới thiệu các chức năng của phần ARC GIS ................................................129

vii


TỔNG QUÁT ĐỀ TÀI
1. TÊN ĐỀ TÀI
Xây dựng bản đồ ngập lụt ứng với các mức nước phục vụ công tác chỉ
huy phòng chống lụt bão giảm nhẹ thiên tai khi có lũ trên hệ thống sông Lô,

sông Gâm và sông Phó Đáy do mưa và xả lũ hồ thủy điện Tuyên Quang

2. CƠ QUAN QUẢN LÝ ĐỀ TÀI :
Sở Khoa học và Công nghệ Tuyên Quang

3. CƠ QUAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường
Trực thuộc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

4. CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI :
Ths Bùi Đức Hà
Phó Giám đốc Trung tâm Thủy lợi miền núi phía Bắc

5. THỜI GIAN THỰC HIỆN:
Từ tháng 2/2012 – 8/2013.

6 . MỤC TIÊU ĐỀ TÀI :
- Xây dựng được bản đồ ngập lụt, nhằm chủ động ứng phó với các tình huống
ngập lụt, nâng cao năng lực dự báo, phòng chống lũ lụt ứng với các mực nước báo
động và tần suất 2%, 5% trong tỉnh Tuyên Quang, góp phần giảm nhẹ thiệt hại do
thiên tai gây ra.
- Xây dựng phần mềm cơ sở dữ liệu quản lý ngập lụt và phòng chống lụt bão trên
địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
7. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI :
Tuyên Quang là tỉnh miền núi mới được tái lập. Trong những năm qua
cùng với phát triển chung của đất nước, Tuyên Quang đã phát triển mọi mặt kinh
tế xã hội. Đời sống của đồng bào các dân tộc trong tỉnh đã từng bước được cải
thiện và nâng cao. Điều kiện tự nhiên của Tuyên Quang có nhiều thuận lợi cho
phát triển kinh tế, song những bất lợi của nó cũng là rất to lớn. Trong đó, lũ và
ngập lũ là vấn đề bức xúc thường niên của Tuyên Quang. Là tỉnh miền núi, kinh tế

dựa chính vào sản xuất nông nghiệp, khu vực có thể sản xuất nông nghiệp là
1


những cánh đồng nhỏ hẹp trong các lũng sông hai bên các sông lớn trong tỉnh.
Vào mùa lũ, hầu như các lũng sông này đều bị ngập theo các mức độ khác nhau.
Đời sống và các hoạt động của người dân trong các lũng sông bị ảnh hưởng
nghiêm trọng. Thành phố Tuyên Quang, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của
tỉnh, các phường ven sông cũng thường xuyên bị ngập vào mùa lũ
Theo thống kê trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang khi có
lũ, dù là chưa lớn, đã gây ngập lụt tới gần 80 xã, phường, thị trấn vùng ven sông
và hạ nguồn các suối nhỏ, nghiêm trọng nhất là Thành phố Tuyên Quang, huyện
Yên Sơn và vùng hạ huyện Sơn Dương. Trên sông Lô, sông Gâm, sông Phó Đáy,
mỗi năm có từ 2 đến 4 trận lũ xuất hiện, cá biệt có tới 6 hoặc 7 trận lũ. Lũ lớn nhất
trong năm thường tập trung vào tháng 7 và 8. Mức lũ lịch sử xẩy ra vào năm 1971,
với mực nước tại Tuyên Quang là 31,35m. Các trận lũ có đỉnh lũ cao nhất tại
Thành phố Tuyên Quang từ 22,00m trở lên, tương đương cấp báo động I, đều gây
ra ngập lũ và thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến đời sống sinh
hoạt của nhân dân hai bên các sông suối lớn. Lũ và ngập lũ làm hư hỏng nhiều
công trình, cơ sở hạ tầng thủy lợi, giao thông và thiệt hại cho sản xuất nông
nghiệp, phải mất nhiều thời gian, công sức và kinh phí mới khắc phục được.
Sau khi thủy điện Tuyên Quang đi vào vận hành, cái được của thủy điện là
cung cấp điện năng cho cả nước, trong đó có Tuyên Quang. Song vận hành của
nó, nhất là vận hành xả lũ lại ảnh hưởng rất lớn tới khu vực hạ lưu thủy điện mà
Tuyên Quang là trực tiếp. Chưa kể tới những biến động hạ du do xói phổ biến lan
truyền gây ra sạt lở bờ sông, xói hạ thấp lòng sông, vận hành của thủy điện Tuyên
Quang đã ảnh hưởng rất lớn tới khu vực ven các sông trong tỉnh Tuyên Quang.
Khi thủy điện xả lũ, lũ lên nhanh hơn, thời gian lũ kéo dài hơn làm cho thời gian
ngập lũ trong các lũng sông kéo dài ảnh hưởng rất nhiều tới sản xuất nông nghiệp
và các hoạt động của cộng đồng. Việc điều tiết theo phụ tải ngày đêm gây ra sóng

xả thủy điện làm gia tăng sạt lờ bờ sông và ảnh hưởng tới các hoạt động nuôi và
khai thác thủy sản ven sông.
Mặt khác, một trong những nhiệm vụ của thủy điện Tuyên Quang là cắt lũ
cho hạ du song theo quy trình vận hành của liên hồ chứa thì: “ Khi lũ trên sông
Đà, sông Thao nhỏ và dự báo mực nước sông Lô tại thành phố Tuyên Quang vượt
quá cao trình 27 m trong 24 giờ tới, được phép sử dụng dung tích hồ đến cao
trình 115 m, giữ mực nước sông Lô tại thành phố Tuyên Quang không vượt quá
cao trình 27 m.” ( trích Quy tình vận hành liên hồ chứa 2007)

2


Tổ hợp các điều kiện trên lại sẽ rất khó khăn cho hồ Tuyên Quang cắt lũ phục
vụ hạ mực nước lũ cho thành phố và tỉnh Tuyên Quang trong các trường hợp có tổ
hợp lũ phức tạp. Mặt khác, với cấp mực nước thấp hơn + 27,0m tại thành phố
Tuyên Quang là cấp tiêu chuẩn cho cắt lũ vẫn có rất nhiều cánh đồng ven các
sông Lô Gâm, Phó Đáy trong tỉnh Tuyên Quang bị ngập. Nếu có cắt lũ chỉ giải
quyết được một phần ngập lụt của thành phố Tuyên Quang ở + 27,0m mà ít có
hiệu quả đối với các vùng úng ngập khác. Vì vậy việc xả lũ của thủy điện Tuyên
Quang vẫn còn phụ thuộc các yếu tố tự nhiên mà chưa hoàn toàn theo mong
muốn, chủ động của con người, vì thế ngập lũ vẫn ảnh hưởng rất nhiều tới hạ du
trong đó tỉnh Tuyên Quang sẽ chịu tác động mạnh nhất.
Lưu ý vấn đề vận hành an toàn đập Tuyên Quang trong các trường hợp lũ đặc
biệt lớn thủy điện Tuyên Quang phải xả lũ tấp cập để bảo vệ công trình. Đây là
vấn đề rất phức tạp và ảnh hưởng rất nhiều tới hạ du. Kinh nghiệm ở các tỉnh
Miền Trung ( 2012,2013) việc theo đúng quy trình vào thời điểm lũ lớn xảy ra là
rất khó khăn và bị động. Do đó tỉnh Tuyên Quang phải chủ động có nhiều phương
án phòng chống lũ là rất cần thiết
Là tỉnh miền núi điều kiện địa hình rất khó khăn, khi tiềm lực kinh tế của tỉnh
chưa đủ mạnh thì chưa thể có các biện pháp công trình chống lũ một cách chủ

động như lên đê hay tường ngăn lũ. v.v.. Lúc này thích hợp hơn cả là dùng biện
pháp phi công trình trong công tác phòng chống lũ. Đó là làm tốt công tác điều
hành dựa trên các cảnh báo dự báo về tình hình lũ và ngập lũ cho các khu vực đã
được xác định là vùng ngập để cộng đồng có thể chuẩn bị ứng phó trước và công
tác chỉ đạo được kịp thời, hiệu quả. Để thực hiện được như vậy, quan trọng hàng
đầu là phải xây dựng được bản đồ ngập lụt ứng với các mức nước khi có lũ trên hệ
thống Sông Lô, sông Gâm và sông Phó Đáy đồng thời với việc xả lũ hồ thủy điện
Tuyên Quang với các tần xuất nguy hiểm khác nhau. Có được bản đồ ngập lụt này,
công tác điều hành chống lũ có cơ sở để thông báo dự báo mức độ ngập lụt cho các
khu vực ven các sông lớn chuẩn bị đối phó, giảm thiểu các thiệt hạ về người và tài
sản, đồng thời đánh giá được mức độ ngập để có các giải pháp hỗ trợ kịp thời cho
cộng đồng dân cư các khu vực trên. Bản đồ ngập lụt trên các sông lớn còn là cơ sở
cho việc quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh một cách toàn diện và phù
hợp hơn.
Với tầm quan trọng của bản đồ ngập lụt như trên, UBND tỉnh Tuyên Quang, trực
tiếp là sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tuyên Quang đã cho triển khai thực hiện đề
tài: Xây dựng bản đồ ngập lụt ứng với các mức nước phục vụ công tác chỉ huy phòng
chống lụt bão giảm nhẹ thiên tai khi có lũ trên hệ thống sông Lô, sông Gâm và sông
Phó Đáy do mưa và xả lũ hồ thủy điện Tuyên Quang.

3


Đây là nhiệm vụ rất kịp thời, đáp ứng với đòi hỏi của thực tiễn xã hội. Viện
Khoa học Thủy lợi Việt Nam là đơn vị có bề dày kinh nghiệm về phòng chống lũ
lụt nói chung và xây dựng bản đồ ngập lụt nói riêng ở các địa phương khác, được
giao nhiệm vụ này sẽ có rất nhiều thuận lợi để triển khai tốt nhiệm vụ này.
8. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục tiêu và các nội dung đặt ra, các phương pháp nghiên cứu
chủ yếu sau sẽ được áp dụng:

a. Phương pháp tiếp cận, kế thừa: Tiếp cận đối tượng nghiên cứu, tiếp cận
hệ thống và tiếp cận những công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến cũng như kế
thừa những kết quả liên quan đến nội dung nghiên cứu trong phương án.
b. Phương pháp nghiên cứu hiện trường, điều tra khảo sát.
c. Phương pháp thu thập, thống kê, phân tích tài liệu: Nội dung của đề tài
yêu cầu phải thu thập các tài liệu về địa hình, thuỷ văn, tình hình ngập lụt...để làm
cơ sở cho việc nghiên cứu xây dựng bản đồ ngập lụt.
d. Phương pháp mô hình toán: Sử dụng mô hình toán để tính toán các kịch
bản lũ có thể xảy ra. Bộ mô hình sử dụng là mô hình toán thủy lực lũ tràn Mike
Food là sự kết hợp giữa mô hình 1D Mike 11 và mô hình 2D Mike 21 FM, đây là
bộ mô hình tiên tiến hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam.

9. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH ĐỀ TÀI ĐÃ TRIỂN KHAI THỰC
HIỆN
a. Thu thập tài liệu cơ bản phục vụ nghiên cứu :
Đề tài đã thu thập một khối lượng lớn các tài liệu cơ bản :
- Tài liệu khí tượng : Nhiệt độ, bốc hơi, lượng mưa của các trạm trong tỉnh từ
năm 1990 đến năm 2010
- Tài liệu thủy văn: Mực nước, lưu lượng, tốc độ dòng chảy của các trạm thủy
văn trên các sông Lô, Gâm, Phó Đáy, từ năm 1990 đến năm 2010
- Tài liệu địa hình : bản đồ địa hình, bản đồ số tỷ lệ 1/50.000 và 1/10.000, và
các loại bản đồ hành chính, giao thông, sử dụng đất, vv .. của tỉnh Tuyên Quang
- Tài liệu về các công trình thủy lợi trong tỉnh, bao gồm cả tài liệu về vận hành
của thủy điện Tuyên Quang
- Tài liệu dân sinh - kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu.
Từ các tài liệu này đề tài đã phân tích tính toán và xử lý số liệu phục vụ cho các
nghiên cứu

4



b. Điều tra, khảo sát bổ sung các tài liệu cơ bản :
- Điều tra vết lũ, diện ngập tình trạng ngập lụt, tình hình thiệt hại do các trận lũ
lớn gây ra.
- Khảo sát địa hình các mặt cắt ngang trên sông Lô, Gâm, Phó Đáy phục vụ
tính toán mô hình thủy lực.
Số lượng : 11 mặt cắt trên sông Lô, 8 mặt cắt trên sông Gâm, 10 mặt cắt trên
sông Phó Đáy
c. Phân tích đánh giá tổng quát về đặc điểm tự nhiên, dân sinh kinh tế và
tình hình lũ và ngập trong tỉnh Tuyên Quang
Trên cơ sở các số liệu thu thập, xử lý phân tích tài liệu, đề tài thực hiện nội
dung này và thể hiên trong chương 1, chương 2, chương 3 của Báo cáo Tổng hợp.
d. Thiết lập mô hình toán mô phỏng dòng chảy lũ hệ thống sông Lô - Gâm và
sông Phó Đáy.
Đề tài đã thực hiện :
- Thiết lập mô hình thủy lực 1 chiều, 2 chiều cho hệ thống sông và các khu
vực nghiên cứu
- Thiết lập mô hình lũ tràn (MIKE FLOOD) cho các khu vực tràn lũ hai bên
các sông
- Hiệu chỉnh mô hình 1 chiều, 2 chiều.
-

Kiểm định mô hình 1 chiều, 2 chiều.

-

Kết nối và tính toán thử nghiệm mô hình MIKE FLOOD

Các mô hình đề tài sử dụng nghiên cứu tính toán đã được hiệu chỉnh và
kiểm định và được xác định là phù hợp với dòng chảy lũ thực tế. Như vậy các mô

hình đã có đủ các điều kiện cần thiết như là giấy thông hành cho phép bước vào
tính toán cụ thể ở các bước sau.
Nội dung thực hiện này được thể hiện trong chương 4 của Báo cáo Tổng hợp.
e. Tính toán thủy lực lũ, tràn lũ và xây dựng bản đồ ngập lụt hai bên sông LôGâm và sông Phó Đáy
a. Tính toán thủy lực lũ và tràn lũ với các kịch bản của tổ hợp lũ và xả lũ khác
nhau:

5


Từ bước thiết lập mô hình mô phỏng lũ ở trên và xác định được mô hình có
đủ các điều kiện để tính toán, đề tài đã tính toán lũ và ngập lũ bằng mô hình lũ
tràn MIKE FLOOD với nhiều các kịch bản khác nhau. Các kịch bản được dựa trên
tổ hợp của dòng chảy lũ tự nhiên của sông Lô với dòng xả lũ bất lợi từ thủy điện
Tuyên Quang với sông Lô và Gâm. Cụ thể là:
- Tổ hợp giữa lũ tương ứng với các cấp báo động I, II, III tại Tuyên Quang
với dòng xả lũ lớn của thủy điện Tuyên Quang có tần suất : 5% ( lũ 20 năm), 2% (
lũ 50 năm), 1% ( lũ 100 năm ), 0,5%( lũ 200 năm ), 0,2 ( lũ 500 năm ).
- Tổ hợp giữa lũ tương ứng với các cấp lũ lớn của sông Lô tự nhiên với
dòng xả lũ lớn có tần suất của thủy điện Tuyên Quang : 5% ( lũ 20 năm), 2% ( lũ
50 năm), 1% ( lũ 100 năm ), 0,5%( lũ 200 năm ), 0,2 ( lũ 500 năm ).
Tổng số có tất cả 13 kịch bản được tính toán trên sông Lô và sông Gâm.
Sau này, trên sông Gâm và các nhánh của nó có thể có thêm các công trình
thủy điện, song các công trình này đều nhỏ và dung tích phòng lũ rất nhỏ hoặc
không có nên sẽ không có ảnh hưởng lớn tới hạ du. Khi xây dựng quy trình vận
hành xả lũ người ta vẫn phải lấy thủy điện Tuyên Quang làm chính yếu. Vì vậy
khi tính với thủy điện Tuyên Quang là đã bao hết các vấn đề xả lũ từ hồ chứa
thượng nguồn.
Trên sông Phó Đáy, do không ảnh hưởng của công trình thủy điện Tuyên
Quang nên dòng chảy lũ và ngập lũ được tính như ở trạng thái tự nhiên với các tần

suất 5%, 2%, 1%, 0,5%, 0,2% của sông Phó Đáy
b.Xây dựng bản đồ ngập lụt ứng với các kịch bản của tổ hợp lũ và xả lũ khác nhau
Từ kết quả tính toán lũ và ngập lũ, đề tài đã xây dựng bản đồ ngập lụt ứng
với tổ hợp lũ sông và xả lũ của thủy điện Tuyên Quang. Bản đồ ngập lụt ở các
vùng ven sông ngoài thành phố Tuyên Quang tỷ lệ 1/25.000 (bản đồ số), tỷ lệ
1/50.000 (bản đồ giấy), bản đồ ngập lụt của thành phố Tuyên Quang và huyện
Sơn Dương tỷ lệ 1/10.000, tương ứng với bản đồ quốc gia đã xuất bản. Các thông
tin trên bản đồ bao gồm tên địa danh vùng vị ngập (xã/phường), diện tích vùng
ngập, chiều sâu ngập của từng vùng.
Toàn bộ nội dung trên thể hiện trong chương 5 của Báo cáo Tổng hợp
f. Đề xuất các giải pháp công trình và phi công trình nhằm giảm thiểu tác động
của ngập lụt đến phát triển kinh tế, xã hội

6


Trên cơ sở xác định các khu vực ngập lũ ven sông và sơ bộ đánh giá tình
hình dân sinh kinh tế xã hội trong mỗi khu vực, đề tài đề xuất các giải pháp công
trình cho các khu vực cần thiết, đáp ứng với yêu cầu của phát triển kinh tế xã hội,
kỹ thuật và đề xuất các giải pháp phi công trình cho các khu vực còn lại nhằm
giảm thiểu tác động của ngập lụt.
Toàn bộ nội dung trên thể hiện trong chương 6 của Báo cáo Tổng hợp
g. Xây dựng phần mềm cơ sở dữ liệu quản lý ngập lụt và phòng chống lụt bão
trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Để quản lý những số liệu của đề tài đã thu thập được và những kết quả thực
hiện của đề tài được hiệu quả và mang tính khoa học cao, đề tài đã xây dựng phần
mềm cơ sở dữ liệu quản lý ngập lụt, cung cấp cho các cơ quan quản lỹ điều hành
tốt công tác phòng chống thiên tai lũ lụt trong tỉnh Tuyên Quang. Toàn bộ tài liệu
này được cung cấp trực tiếp cho cơ quan quản lý.
Phần nội dung này sẽ được thể hiện trong chương 7 của Báo cáo Tổng hợp.


10. NHỮNG KẾT QUẢ CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI:
a. Tính toán và xây dựng được bộ bản đồ ngập lụt.
- Đề tài đã tính toán và xây dựng được một bộ bản đồ ngập lụt ứng với các
kịch bản lũ và xả lũ của hồ chứa.
- Từ các kết quả tính toán và xây dựng bộ bản đồ ngập lụt đã chỉ ra tình
hình ngập lụt trên toàn tỉnh Tuyên Quang bao gồm diện tích ngập và độ sâu ngập
trong các vùng ngập tương ứng với các kịch bản tính toán.
* Với thành phố Tuyên Quang:
Có 7 phường xã bị ngập, trong đó bên bờ phải có 5 phường ,xã, bên bờ trái
có 2 phường xã
- Diện tích ngâp chung thành phố tăng từ 1444 ha ( 5% ) tới 1871 ( 0,5%)
- Diện tích ngập lớn nhất là phường Ỷ La, tăng từ 537,5ha (5%) tới 717ha
(0,5%)
- Diện tích ngập nhỏ nhất là phường Minh Xuân, tăng từ 25ha (5%) tới
60,5ha (0,5%)
- Độ sâu ngập bình quân thành phố tăng từ 2,5m ( 5%) tới 4,1m ( 0,5%)
- Độ sâu ngập lớn nhất là phường Hưng Thành, tăng từ 3,9m (5%) tới 6,4
m (0,5%)
- Độ sâu ngập nhỏ nhất là phường Minh Xuân, tăng từ 0,6m (5%) tới 1,3 m
7


(0,5%)
* Với huyện Yên Sơn:
Có 15 xã, thị trấn bị ngập bên bờ phải sông Lô
- Diện tích ngâp chung tăng từ 3029( 5% ) tới 5241 (0,5%)
- Diện tích ngập lớn nhất là xã Kim Phú, tăng từ 539,8 ha (5%) tới 839,5 ha
(0,5%)
- Diện tích ngập nhỏ nhất là xã Hoàng Khai, tăng từ 76,8ha (5%) tới 193ha

(0,5%)
- Độ sâu ngập bình quân chung tăng từ 1,6m ( 5%) tới 2,7m ( 0,5%)
- Độ sâu ngập lớn nhất là thị trấn Tân Bình xã Đội Bình, tăng từ 2,3m và
2,4m (5%) tới 3,5m và 3,4m ( 0,5%) . Với lũ 2% độ sâu ngập ở 2 khu vực này đạt
tới 5,4m
- Độ sâu ngập nhỏ nhất là xã Hoàng Khai, tăng từ 0,2m (5%) tới 0,6 m
( 0,5%)
* Với huyện Sơn Dương:
Có 8 xã, thị trấn bị ngập bên bờ trái sông Lô
- Diện tích ngâp chung tăng từ 1580( 5% ) tới 2307,5 (0,5%)
- Diện tích ngập lớn nhất là xã Vĩnh Lợi, tăng từ 520 ha (5%) tới 657 ha
(0,5%)
- Diện tích ngập nhỏ nhất là xã Vân Sơn, tăng từ 76,8ha (5%) tới 193ha
(0,5%)
- Độ sâu ngập bình quân chung tăng từ 2,3m ( 5%) tới 3,0m ( 0,5%)
- Độ sâu ngập lớn nhất là xã Lâm Xuyên, tăng từ 3,1m (5%) tới 3,6m (
0,5%).
- Độ sâu ngập nhỏ nhất là xã Vân Sơn chỉ ngập với lũ 0,5% là 1,9m
b. Các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của ngập lũ
Các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của ngập lũ được xác định là:
* Giải pháp công trình:
- Vùng ngập thành phố Tuyên Quang :
Đây là vùng ngập lũ tập trung có diện tích lớn nhất. Hầu như diện tích ngập
là khu đô thị dân cư tập trung, xen kẽ có các cánh đồng nhỏ hẹp hai bên sông.
Khu vực thành phố Tuyên Quang cần được ưu tiên lên đê trước, trong đó bên bờ
phải ưu tiên đầu tiên. Khi lên đê cần có quy hoạch chi tiết cụ thể để bảo đảm hiệu
quả kỹ thuật và kinh tế tối ưu, đặc biệt phải kết hợp với cảnh quan đô thị.
- Vùng ngập hạ du thành phố Tuyên Quang tới Đoan Hùng :
8



Đây là vùng ngập ở hai bên sông Lô thuộc huyện Yên Sơn. Tuy không phải
là khu dân cư tập trung, song để ổn định cuộc sống và canh tác nông nghiệp,
nguồn sống chính của cộng đồng ở đây, giải pháp lên đê là cần thiết. Hơn thế nữa,
ngập lũ và tính chất cộng đồng xã hội, canh tác ở vùng này không khác các khu
vực ven sông Lô ở hạ lưu từ Đoan Hùng cho tới Việt trì, song ở khu vực đó lại
được lên đê bảo vệ an toàn. Vì vậy để bảo đảm công bằng xã hội việc lên đê cần
được tiến hành.Tuy nhiên, do nguồn vốn của tỉnh và TW có hạn thì có thể khởi
động sau việc lên đê ở khu vực thành phố Tuyên Quang trong từng bước lên đê.
- Vùng ngập ven sông Phó Đáy thuộc huyện Sơn Dương:
Đây là vùng ngập nằm dọc hai bên sông Phó Đáy từ thị trấn Sơn Dương
cho tới Quảng Cư giáp địa phận Vĩnh Phúc.Vùng ngập hẹp chạy dài theo sông
chủ yếu là các cánh đồng hẹp dọc sông, trong đó có các thôn xóm dân cư không
tập trung. Đối với vùng này, vì diện tích cần bảo vệ, chống ngập không lớn lắm,
mặt khác lũ sông Phó Đáy không kéo dài mà lên nhanh xuống nhanh nên trong
giai đoạn này, cần cân nhắc giữa việc dùng giải pháp công trình lên đê hay dùng
giải pháp phi công trình. Đề tài kiến nghị ít nhất vài chục năm nữa, vùng này vẫn
dùng giải pháp phi công trình, sau này khi kinh tế phát trỉển, các khu dân cư ven
sông Phó Đáy phát triển, khi đó sẽ dùng giải pháp lên đê chống ngập úng.
Giải pháp chống ngập cho các vùng ngập lũ Tuyên Quang là rất cần thiết,
trong khuôn khổ đề tài chỉ nghiên cứu giải pháp mang tính định hướng dựa trên
cơ sở khoa học đã được đề tài xác định. Để thực hiện giải pháp công trình lên đê
bảo vệ, cần phải có các dự án chuyên sâu mà bắt đầu từ dự án quy hoạch sau đó
mới là các dự án đầu tư cụ thể cho từng khu vực.
* Giải pháp phi công trình
Nhóm các giải pháp thường xuyên lâu dài:
- Công tác kiểm tra, kiểm soát thường xuyên trước mùa lũ.
- Để giảm thiểu thiệt hại do lũ và ngập lũ cũng như các sự cố kéo theo, cần
làm tốt công tác dự báo cảnh báo lũ sớm.
- Trong mỗi khu vực ngập lũ cần xây dựng các cột mốc thủy chí để người dân

theo dõi dao động của mực nước trong vùng khi mực nước lên hoặc rút theo các bản
tin dự báo của cơ quan PCLB.
- Từ bản đồ ngập lụt, các cơ quan có thẩm quyền xây dựng các cột mốc mực
nước lũ tại các khu dân cư, đồng ruộng trong vùng ngập nhằm hạn chế người dân tập

9


trung trong vùng ngập sâu khi xảy ra lũ lụt. Không để người dân xây dựng nhà cửa
sát bờ sông, bờ suối.
- Cùng với công tác dự báo, cảnh báo ở trên công tác thông tin liên lạc cực kỳ
quan trọng vào mùa lũ.
- Tăng cuờng công tác bảo vệ rừng và trồng rừng là nhiêmi vụ chiến lược và
thường xuyên.
Nhóm giải pháp nâng cao năng lực phòng chống lũ cho các vùng ngập lũ;
- Cần nghiên cứu, xây dựng các tuyến đường thoát lũ, thoát sự cố cho người
dân cũng như phương hướng và địa điểm di chuyển cho người dân ra khỏi khu vực
ngập lũ khi cần thiết.
- Có kế hoạch xây dựng các khu dân cư tập trung tại những vùng đất cao, hạn
chế xây dựng các khu dân cư mới trong vùng trũng và ngập sâu.
- Xây dựng mô hình nhà đặc biệt tránh lũ cho dân.
- Có thể xây các khu nhà đa mục tiêu kết hợp nhà cơ quan, trụ sở làm việc,
nhà văn hóa … với chức năng tránh lũ tập trung tại những địa điểm có độ cao an toàn
cho cộng đồng khi ngập lũ lớn.
* Nhóm các giải pháp khi ngập lũ khẩn cấp:
- Các giải pháp khẩn cấp cần phải được chuẩn bị chu đáo trong công tác
phòng chống lũ ở vùng ngập lũ. Có thể chia ra làm 3 giai đoạn chính:
Trước lũ: đưa ra các biện pháp ứng phó hiệu quả;
Trong lũ : đề ra các biện pháp cụ thể chi tiết hiệu quả giảm thiểu đến mức các
hậu quả do ngập lũ gây ra;

Sau lũ: cần có kế hoạch biện pháp hỗ trợ cộng đồng để phục hồi cuộc sống và
sản xuất sau lũ.
- Phương châm 4 tại chỗ cần được quán triệt: chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại
chỗ,vật tư thiết bị tại chỗ, hậu cần tại chỗ, khi có các sự cố lũ và ngập lũ xảy ra.
Như vậy bản đồ ngập lụt đóng một vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao
nhận thức của mọi người. Qua đó các cơ quan quản lý, người dân thấy được khả năng
ngập của từng vùng, từng khu vực từ đó đưa ra phương án và địa điểm sơ tán cho
cộng đồng. Đối tượng phải quan tâm nhiều nhất ở đây là người già và trẻ em vì đây là
2 đối tượng nhạy cảm nhất với sự cố lũ .

10


- Khi có cảnh báo lũ cần chuẩn bị đủ lượng thực, thuốc men, trang thiết bị cần
thiết, nếu thiếu phải có kế hoạch bổ sung ngay nhằm đảm bảo cuộc sống cho người
dân ít nhất trong vòng 48h.
- Tổ chức ứng cứu kịp thời các trường hợp khẩn cấp đặc biệt nguy hiểm
- Đánh giá thiệt hại và khôi phục sản xuất suất sau lũ.
Có kế hoạch phục hồi sản xuất ngay sau khi lũ xuống, đảm bảo cuộc sống cho
người dân vùng ảnh hưởng ngập lũ.

11


CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ DÂN SINH KINH TẾ XÃ HỘI
TỈNH TUYÊN QUANG
1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
1.1.1. Vị trí địa lý
Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam nằm ở tọa độ 21o29’ ÷

22o42’ vĩ độ Bắc và 104o50’ ÷ 105o40’ kinh độ Đông.
- Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hà Giang.
- Phía Đông giáp tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên.
- Phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ.
- Phía Đông Nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc.
- Phía Tây giáp tỉnh Yên Bái.
Tổng diện tích đất tự nhiên là 586.732,71 ha.
Đơn vị hành chính tỉnh Tuyên Quang gồm có 06 huyện và 01 thành phố với 129
xã, 07 phường và 05 thị trấn
1.1.2 Đặc điểm địa hình
Địa hình tỉnh Tuyên Quang khá phức tạp. Ở khu vực phía Bắc, địa hình bị
chia cắt bởi nhiều dãy núi cao và sông suối. Ở khu vực phía Nam, địa hình thấp
dần, ít bị chia cắt, có nhiều đồi núi thấp và thung lũng chạy dọc theo các con
sông. So với các tỉnh vùng núi phía Bắc, Tuyên Quang có độ cao trung bình
không lớn, đỉnh cao nhất là đỉnh Chạm Chu với độ cao 1.587 m. Địa hình thấp
nhất ở phía Nam huyện Sơn Dương độ cao 23 - 24 m so với mực nước biển. Địa
hình tỉnh Tuyên Quang có xu thế thấp dần từ Bắc xuống Nam được chia thành 3
vùng chính sau:

12


Hình 1. 1: Bản đồ hành chỉnh tỉnh Tuyên Quang

13


a. Vùng địa hình núi cao:
Vùng này nằm ở phía Bắc tỉnh bao gồm toàn bộ huyện Nà Hang, 11 xã
vùng cao của huyện Chiêm Hoá, 2 xã vùng cao của huyện Hàm Yên và một phần

phía Bắc của huyện Yên Sơn; Chiếm trên 50% diện tích toàn tỉnh, độ dốc trung
bình từ 20o
b. Vùng địa hình núi thấp:
Gồm các xã của huyện Chiêm Hoá (trừ 11 xã vùng cao), huyện Hàm Yên
(trừ 2 xã vùng cao), một phần phía Nam huyện Yên Sơn và huyện Sơn Dương,
chiếm khoảng 40% diện tích toàn tỉnh. Độ cao trung bình khoảng 500 m, thấp dần
từ Bắc xuống Nam, độ dốc từ 15o- 20o.
c. Vùng địa hình đồi và thung lũng ven sông:
Khu vực này nằm dọc sông Lô, sông Gâm, sông Phó Đáy gần như ở giữa
tỉnh, bao gồm thị xã Tuyên Quang, phần còn lại của huyện Yên Sơn và Sơn
Dương, chiếm khoảng 10% diện tích toàn tỉnh. Vùng này có những cánh đồng
tương đối rộng, bằng phẳng, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Địa hình thung
lũng phân bố dọc theo các con sông, tạo thành các bãi bồi thuận lợi cho việc trồng
cây nông nghiệp và hoa màu, tuy nhiên. Đây cũng là khu vực thường xuyên bị
ngập nước vào mùa mưa lũ theo các mức độ khác nhau.
Tuyên Quang nằm ở khu vực chuyển tiếp giữa vùng núi cao và vùng trung
du của miền Bắc Việt Nam. So với các tỉnh lân cận phía Bắc như: Cao Bằng, Bắc
Kạn, Hà Giang thì địa hình đồi núi tương đối thấp hơn. Tuy nhiên với địa hình đồi
núi như vậy, cũng ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là phát
triển cơ sở hạ tầng và phân bố dân cư. Ngoài ra, địa hình đồi núi dốc còn làm gia
tăng quá trình xói mòn đất, làm đất bạc màu nhanh, gây nhiều khó khăn cho sản
xuất nông lâm nghiệp.
1.1.3. Đặc điểm thổ nhưỡng đất đai
a. Đặc điểm thổ nhưỡng
Nhìn chung, tầng thổ nhưỡng phủ trên toàn tỉnh tương đối dày, hàm lượng
dinh dưỡng thuộc loại trung bình và khá. Trừ một số loại đất phù sa sông suối và
đất lầy thụt ở các thung lũng, còn lại chủ yếu là đất feralit, chiếm 85% diện tích cả
tỉnh. Với 17 loại đất khác nhau Tuyên Quang có khả năng phát triển mạnh kinh tế
nông - lâm nghiệp.


14


Ở vùng núi cao, gồm huyện Na Hang và phía bắc các huyện Hàm Yên,
Chiêm Hoá, đất được hình thành trên các lớp đá mẹ là đá biến chất và đá trầm
tích. Tiêu biêu cho vùng này là nhóm đất đỏ vàng và vàng nhạt trên núi được hình
thành ở độ cao 700 - 1800m
Ở vùng núi thấp, bao gồm phần phía nam của các huyện Hàm Yên, Chiêm
Hoá, phía bắc các huyện Yên Sơn, Sơn Dương và một phần thị xã Tuyên Quang,
đất được hình thành chủ yếu từ các loại đá mẹ là đá biến chất mà tiêu biểu là
nhóm đất đỏ vàng vùng. Đây là nhóm đất có giá trị đối với sản xuất nông, lâm
nghiệp của cả tỉnh.
Ở các vùng còn lại, là ở các thung lũng do sản phẩm dốc tụ, các loại đất
phù sa sông suối, chủ yếu ở phía nam các huyện Yên Sơn, Sơn Dương và rải rác ở
một số nơi khác. Nhóm đất này có khả năng trồng các loại cây lương thực (lúa,
màu) cho năng suất cao.
b. Diện tích đất được khai thác
Số đất chưa sử dụng còn lớn và còn khả năng diện tích đưa vào sử dụng,
mặc dù gặp rất nhiều khó khăn.
Bảng 1. 1: Cơ cấu sử dụng đất của tỉnh Tuyên Quang
Các loại đất

Diện tích
(ha)

Chiếm tỷ lệ %
so với tổng diện tích

Đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp

Đất chuyên dùng
Đất thổ cư

62.052
324.358
12.925
5 339

10,7
55,7
2,2
0,9

Đất chưa sử dụng
Tổng diện tích

177.328
582.002

30,5
100,0

Hiện nay đất sử dụng trong nông nghiệp mới chỉ chiếm 10,7% tổng diện
tích tự nhiên của cả tỉnh. Trong khi đó, diện tích đất chưa sử sụng, chiếm tới
30,5% tổng diện tích và tập trung ở các huyện Na Hang, Chiêm Hoá, Hàm Yên,
Sơn Dương.

1.2. ĐẶC ĐIỂM DÂN SINH KINH TẾ XÃ HỘI
1.2.1. Đặc điểm dân cư
a. Dân số


15


Theo số liệu thống kê năm 2012 tổng số dân trong toàn tỉnh là 739.668
người, mật độ dân số bình quân 126 người/km2, trong đó nam chiếm 50,08%, nữ
49,92%. Dân cư phân bố không đồng đều, dân số thành thị chiếm 13,15%, nông
thôn chiếm 86,85%.
Trên địa bàn tỉnh có 22 dân tộc anh em sinh sống, bao gồm dân tộc Kinh,
Tày, Dao, Cao Lan, Mông, Sán dìu,…Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên toàn tỉnh ở mức
11,69 ‰. Dân số trong độ tuổi lao động 397.700 người chiếm 54,84% tổng dân
số. Số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế khu vực nhà nước là 42.529
người chiếm 4,8% dân số. Lao động nông nghiệp chiếm 8%, lao động công
nghiệp chiếm 20,2 %, các ngành khác chiếm 71,8 % tổng số lao động trong tỉnh.
So với các tỉnh trung du và miền núi, tốc độ gia tăng dân số của Tuyên
Quang tương đố thấp. Tỉ suất gia tăng tự nhiên liên tục giảm và đạt mức trung
bình năm là 1,6%. Trừ thị xã Tuyên Quang, nơi có tỉ suất gia tăng tự nhiên thấp
nhất, ở các huyện còn lại có sự giảm dần tỉ suất gia tăng tự nhiên từ vùng cao
xuống vùng thấp. Hai huyện phía nam của tỉnh là Yên Sơn và Sơn Dương có mức
gia tăng thấp. Hai huyện phía bắc là Na Hang và Chiêm Hoá dẫn đầu tỉnh về mức
gia tăng dân số tự nhiên;
b. Dân tộc
Tuyên Quang là tỉnh có nhiều thành phần dân tộc với hơn 22 dân tộc anh
em. Trong đó có 8 dân tộc có số dân đông hơn cả là Kinh, Tày, Dao, Cao Lan,
Nùng, Hoa, H'Mông, Sán Dìu.
Người Kinh chiếm hơn 1/2 dân số Tuyên Quang cư trú trên khắp địa bàn
tỉnh, trong đó đông nhất ở thành phố Tuyên Quang và các huyện Yên Sơn, Sơn
Dương. Đứng thứ hai về số dân là người Tày (24,4% dân số), phân bố chủ yếu ở
Chiêm Hoá, Na Hang. Tiếp theo là người Dao, tụ cư ở Hàm Yên, Na Hang, người
Cao Lan ở Sơn Dương, người Nùng ở Sơn Dương

1.2.2. Tình hình dân sinh kinh tế xã hội
Tuyên Quang là tỉnh miền núi có nền kinh tế còn thấp so với mặt bằng cả
nước. Kinh tế của tỉnh dựa chính vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Nền sản xuất
hàng hoá mới đang trong quá trình hình thành.
Trong những năm 90 của thế kỉ XX, tổng sản phẩm GDP của tỉnh tăng lên
liên tục, năm 1991, đạt 161,9 tỉ đồng, năm 1994 đạt 231,4 tỉ đồng (tính theo giá
cố định năm 1989). Sau 3 năm GDP tăng 69,5 tỉ đồng, trong đó phần của nông

16


nghiệp là 23,2 tỉ đồng (chiếm 33,4%), của công nghiệp là 25,4 tỉ đồng (36,6%) và
của dịch vụ là 20,9 tỉ đồng (30,0%). Như vậy mức tăng GDP trung bình hàng năm
trong thời kì này là 11,6 % cao hơn mức bình quân của vùng Đông Bắc (9,1%) và
của cả nước (7,9%).
Trong những năm gần đây, kinh tế của tỉnh Tuyên Quang tiếp tục tăng
trưởng với tốc độ khá cao, GDP tăng bình quân 5 năm 2006-2010 đạt 13,53%,
năm 2011 tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn đạt trên 14%; cơ cấu
kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, các ngành
dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản. GDP bình quân đầu
người đạt 702 USD/năm. Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội được
tăng cường. Văn hóa – xã hội phát triển phù hợp với tăng trưởng kinh tế. Chất
lượng giáo dục và đào tạo, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân được tăng lên.
Đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. Lao động,
việc làm, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội đạt kết
quả quan trọng. Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Hiệu
lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền từng bước được nâng cao.
Tuy nhiên, kinh tế Tuyên Quang còn đứng trước hàng loạt khó khăn, mặt
bằng xuất phát thấp, kinh tế dựa chủ yếu vào nông nghiệp lạc hậu, chuyển dịch
kinh tế còn chậm, khả năng mở cửa hạn chế, dân trí thấp, lực lượng lao động có

trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ít…
a. Tình hình phát triển một số ngành và lĩnh vực chính
- Nông nghiệp :
Trong giai đoạn 2005-2010 tốc độ tăng giá trị sản xuất trồng trọt dưới
1,5%/năm, trong khi đó chăn nuôi tăng 4,3%/năm và dịch vụ tăng 2,8%/năm.
Lương thực ổn định là điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi và thực hiện an
toàn lương thực.
- Giao thông:
Mạng lưới đường bộ của tỉnh đến nay có 4731,47km, bao gồm:
+ Quốc lộ: có 340,5 km.
+ Tỉnh lộ: Đường nhựa mới đạt 85,12% còn lại là đường cấp phối và đường
đất.
+ Huyện lộ:có 688,80km, trong đó chỉ có 58,7km/688,8km đường nhựa,
chiếm 8,52%.
17


+ Hệ thống cầu đường bộ: toàn tỉnh có 162 cầu trên các quốc lộ và các tỉnh
lộ, đại đa số là cầu chưa đủ tiêu chuẩn của đường cấp III miền núi về tải trọng và
khổ rộng của cầu.
+ Giao thông đường thủy:
Tổng chiều dài các tuyến đường sông là 265km. Trong đó: Sông Lô có 156 km.
Sông Gâm có 109 km.
- Xây dựng đô thị :
Toàn tỉnh hiện có 6 đô thị, bao gồm thành phố Tuyên Quang là đô thị loại III,
còn 5 thị trấn là đô thị loại V. Dân số đô thị năm 2012 là 97.266 người chiếm
13,15% tổng dân số, điều kiện sống của dân đô thị khá tốt
- Thương mại, dịch vụ :
Giá trị sản xuất ngành thương mại, dịch vụ năm 2012 đạt 10.329,816 tỷ đồng
tăng 2.377,451 tỷ đồng so với cùng kỳ.

b. Sự phân hoá kinh tế theo lãnh thổ
- Tiểu vùng phía bắc :
Bao gồm các huỵên Na Hang, Chiêm Hoá, Hàm Yên với diện tích 3777,14
km2 (65,9% lãnh thổ cả tỉnh), số dân 289.000 người (42,2% dân số toàn tỉnh).
Dân cư thưa thớt, chủ yếu là đồng bào các dân tộc (Tày, Dao, Cao Lan…), trình
độ phát triển kinh tế thấp
Phần lớn diện tích tiểu vùng là đồi núi cao nên thiếu đất trồng cây lương
thực. Đất lâm nghiệp có tiềm năng lớn. Thế mạnh về nông nghiệp của các huyện
Hàm Yên, Chiêm Hoá là cây công nghiệp (chè, mía, sả…). Hàm Yên có nhiều
điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trang trại với cây cam là chủ đạo. Tiểu
vùng này có khả năng phát triển gia súc (trâu, bò, dê, lợn).
Tiềm năng thuỷ điện ở đây tương đối lớn. Trong tương lai, có thể xây dựng
thêm một số nhà máy thuỷ điện trên sông Gâm, khi đó bộ mặt kinh tế xã hội của
tiểu vùng sẽ có những thay đổi sâu sắc.
- Tiểu vùng trung tâm :
Gồm huyện Yên Sơn và Thành phố Tuyên Quang, có diện tích 1252,04
km2 (21,6%) số dân 227.191 người (33,1% toàn tỉnh), So với các tiểu vùng khác,
đây là nơi có trình độ phát triển kinh tế cao nhất, kết cấu hạ tầng tốt nhất.

18


×