Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh trường trung học cơ sở huyện đan phượng – hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.35 KB, 15 trang )

Đại học quốc gia hà nội

Tr-ờng Đại học giáo dục
----------

Nguyễn Thị hồng giang

biện pháp quản lý hoạt động tự học của
học sinh tr-ờng trung học cơ sở
huyện đan ph-ợng-hà nội

luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 05
Ng-ời h-ớng dẫn khoa học:
PGS.TS. L-u xuân mới

Hà Nội - 2009

1


Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Từ cổ chí kim hoạt động tự học luôn đ-ợc coi là cốt lõi của hoạt động
học tập, ai cũng có khả năng tự học nh-ng không phải bất kỳ ng-ời học nào
cũng có ý thức tự giác học tập và biết cách tự học hiệu quả. Tự học có ý
nghĩa và vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất l-ợng dạy học hiện
nay, do đó việc quản lý hoạt động tự học của học sinh cũng đang là vấn đề
mà nhiều nhà giáo dục quan tâm. Tầm quan trọng của việc học sinh tự học


đã đ-ợc Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII chỉ rõ: Tập trung sức nâng
cao chất lượng dạy và học, tạo ra năng lực tự học sáng tạo của học sinh
Ch-ơng trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số
16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ tr-ởng Bộ GDĐT nhấn mạnh
việc bồi d-ỡng cho học sinh ph-ơng pháp tự học, dạy học theo h-ớng tích
cực hoá hoạt động của học sinh, giúp học sinh chủ động, sáng tạo trong học
tập cùng với sự tổ chức h-ớng dẫn thích hợp của giáo viên, góp phần hình
thành ph-ơng pháp và nhu cầu tự học, các kỹ năng tự học, năng lực tự học
để có thể học tập suốt đời.
Thực tế nhiều năm qua, những tồn tại trong ngành giáo dục nh-, chạy
đua theo thành tích giữa các tr-ờng, các địa ph-ơng đã ảnh h-ởng không tốt
đến ý thức, thái độ học tập của học sinh. Một bộ phận học sinh không cần
nỗ lực học tập mà vẫn đ-ợc lên lớp, hiện t-ợng ngồi nhầm lớp diễn ra ở
nhiều địa ph-ơng trong cả n-ớc, từ đó khiến không ít học sinh có thói quen
ỷ lại vào thầy cô mà không tự mình phấn đấu v-ơn lên trong học tập.
Chất l-ợng dạy học tại tr-ờng THCS huyện Đan Ph-ợng mặc dù có cải
thiện song vẫn còn những mặt hạn chế nhất định. Có nhiều nguyên nhân,
song lâu nay chúng ta chỉ thấy nguyên nhân cơ bản là do chất l-ợng quản
lý, do chất l-ợng đội ngũ giáo viên mà quên đi yếu tố có tác động không
nhỏ và quyết định đến chất l-ợng đầu ra chính là học sinh. Ngành giáo dục
có đổi mới nội dung ch-ơng trình, thay sách giáo khoa, nhà tr-ờng có đ-ợc
2


đổi mới về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, giáo viên đ-ợc bồi d-ỡng
nâng cao, đổi mới ph-ơng pháp dạy học mà học sinh l-ời học, ham chơi,
l-ời suy nghĩ, học đối phó, thiếu những kỹ năng tự học thì khó có thể
nâng cao chất l-ợng dạy học.
Để nâng cao chất l-ợng giáo dục phổ thông cần thực hiện nghiêm túc,
đồng bộ việc đổi mới nội dung, ch-ơng trình, ph-ơng pháp dạy học hiệu

quả. Tuy nhiên để đổi mới toàn diện đạt hiệu quả cao thì cần phải lấy việc
tự học làm cốt như Bác Hồ từng nói. Tự học được hiểu theo nhiều cách
khác nhau song ở đây đối với học sinh THCS, chúng ta ch-a bàn tới vấn đề
tự động học tập mà chủ yếu tập trung vào vấn đề Tự học theo ch-ơng
trình sách giáo khoa, theo kế hoạch dạy học của nhà trường. Tự học của
học sinh gắn với qui trình dạy- tự học, có kiểm tra-đánh giá của giáo viên
theo từng tiết học, kỳ học và đánh giá chung cho toàn bộ quá trình học tập.
Qua thực tế cho thấy, nhận thức về tự học của mộ bộ phận học sinh
còn hạn chế, thụ động trong tự học, ch-a đ-ợc rèn luyện các kỹ năng tự
học; giáo viên ch-a thực sự quan tâm bồi d-ỡng, h-ớng dẫn, tổ chức, chỉ
đạo kiểm tra hoạt động tự học của HS. Sự chỉ đạo của các cấp quản lý trong
nhà tr-ờng về hoạt động tự học của HS ch-a đ-ợc chú trọng, ch-a tạo đ-ợc
môi tr-ờng thuận lợi và kỷ c-ơng nề nếp tự học, những điều kiện, ph-ơng
tiện dành cho tự học còn thiếu thốn. Hoạt động tự học của các em sẽ không
th-ờng xuyên và không đạt hiệu quả cao nếu thiếu sự h-ớng dẫn, chỉ đạo, tổ
chức và kiểm tra của thầy cô giáo. Học sinh ch-a có ý thức tự giác tự học
cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc dạy thêm, học
thêm tràn lan. Chính vì vậy việc tìm ra các biện pháp quản lý hoạt động tự
học của học sinh tr-ờng THCS đang là một vấn đề cấp thiết. Với lý do trên
chúng tôi chọn đề tài: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh
tr-ờng Trung học Cơ sở huyện Đan Ph-ợng Hà Nội làm luận văn tốt
nghiệp.

3


2. Mục đích nghiên cứu
Dựa trên nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất một số biện
pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh Trung học cơ sở huyện Đan
Ph-ợng - Hà Nội.

3. Khách thể và đối t-ợng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: hoạt động tự học của học sinh tr-ờng THCS
huyện Đan Ph-ợng - Hà Nội.
- Đối t-ợng nghiên cứu: các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học
sinh THCS huyện Đan Ph-ợng - Hà Nội.
4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động tự học của học sinh tại hai
tr-ờng THCS Liên Hồng và THCS Tân Lập thuộc huyện Đan Ph-ợng-Hà
Nội; từ đó đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động tự học của học sinh
tr-ờng THCS có hiệu quả.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động tự học của học sinh.
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động tự học của học sinh THCS , các biện
pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS huyện Đan Ph-ợng.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS có
hiệu quả.
6. Giả thuyết khoa học
Đổi mới PPDH yêu cầu ng-ời học chủ động (tự giác, tích cực, tự lực,
sáng tạo), có khả năng làm việc tự lập, theo nhóm, cặp và khả năng tự học,
tự nghiên cứu. Nếu thực hiện tốt các biện pháp quản lý hoạt động tự học của
HS tr-ờng THCS do tác giả đề xuất thì sẽ tạo điều kiện nâng cao chất l-ợng
dạy học ở các tr-ờng THCS huyện Đan Ph-ợng .

4


7. Ph-ơng pháp nghiên cứu
- Ph-ơng pháp nghiên cứu lý luận: nghiên cứu, phân tích, tổng hợp những
t- liệu về giáo dục học, tâm lý học, lý luận về quản lý giáo dục, luật giáo
dục, các văn kiện của Đảng, tạp chí khoa học có liên quan đến đề tài.

- Ph-ơng pháp nghiên cứu thực tiễn: quan sát, điều tra bảng hỏi, phỏng vấn,
chuyên gia, khảo nghiệm...
- Ph-ơng pháp thống kê toán học: sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để xử lý số
liệu điều tra của đề tài.
8. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Làm sáng tỏ cơ sở lý luận về vấn đề tự học, công tác quản lý hoạt động tự
học của học sinh tr-ờng THCS.
- Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS phù
hợp, có tính khả thi, có giá trị thực tiễn, có thể áp dụng cho các tr-ờng
THCS khác trên địa bàn.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu; Kết luận và Khuyến nghị; Tài liệu tham khảo; Phụ lục,
luận văn đ-ợc trình bày trong 3 ch-ơng:
Ch-ơng 1: Cơ sở lý luận về tự học và quản lý hoạt động tự học của học
sinh.
Ch-ơng 2: Thực trạng hoạt động tự học và quản lý hoạt động tự học của
học sinh tr-ờng THCS Liên Hồng và tr-ờng THCS Tân Lập
huyện Đan Ph-ợng- Hà Nội.
Ch-ơng 3: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh tr-ờng THCS
huyện Đan Ph-ợng.

5


Ch-ơng 1
Cơ sở lý luận về tự học và
quản lý hoạt động tự học của học sinh
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
1.1.1. Trên thế giới
Ngay từ thời cổ đại, khi mà giáo dục ch-a trở thành một khoa học thực

sự thì vấn đề tự học đã đ-ợc đề cập đến. Khổng Tử (551 - 479 tr-ớc công
nguyên) là ng-ời rất coi trọng mặt tích cực suy nghĩ của ng-ời học, cách
dạy học của ông là sự gợi mở để học trò tự tìm ra chân lý. Ông cho rằng,
thầy giáo chỉ giúp học trò cái mấu chốt nhất, còn mọi vấn đề khác học trò
phải từ đó mà tự tìm ra, thầy không đ-ợc làm thay tất cả cho trò. Ông đòi
hỏi ng-ời học phải biết suy nghĩ, phải biết phát huy tính năng động của bản
thân trong học tập.
Đến thế kỷ XVIII - XIX, các nhà giáo dục nổi tiếng nh- J.J. Rousseau
(1712 - 1778), Pestalozi (1746 - 1827), Disterverg (1790 - 1886) và Usinxki
(1824 - 1890) đã quan tâm đến sự phát triển trí tuệ, tính tích cực, tính độc
lập sáng tạo của học sinh và đã nhấn mạnh cách làm cho ng-ời học tự giành
lấy tri thức bằng con đ-ờng tự khám phá tìm tòi.
Phát triển những t- t-ởng, quan điểm của các nhà giáo dục đi tr-ớc,
các nhà giáo dục hiện đại cũng đã đi sâu vào nghiên cứu và tiếp tục khẳng
định vai trò và ý nghĩa to lớn của tự học.
Dựa trên cơ sở lý luận của Tâm lý học hành vi và Tâm lý học trí tuệ,
các nhà khoa học đã chủ tr-ơng đi tìm những ph-ơng pháp dạy học nhằm
khai thác và phát huy tốt nhất cái cá thể trong mỗi người học. Điển hình
như Montaigne, ông khuyên các nhà giáo: Tốt hơn là ông thầy nên để cho
học trò tự đi lên phía tr-ớc mà nhận xét b-ớc đi của họ, đồng thời giảm bớt
tốc độ của thầy cho phù hợp với sức trò [17; Tr.9] . Ngoài ra còn có rất
nhiều tác giả khác đã khẳng định vị thế của ng-ời dạy và ng-ời học, trong
đó, vai trò tự học của ng-ời học đ-ợc đặc biệt đề cao. Theo họ, mọi việc của
6


công tác giáo dục ở nhà tr-ờng phải tập trung nhằm phát triển trò. Hiệu quả
của công tác giáo dục không chỉ đòi hỏi có thầy giảng dạy tốt mà trò cũng
phải tích cực tự học, tự nâng cao tri thức cho bản thân với sự giúp đỡ của
thầy.

Dựa trên nền tảng của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nhiều nhà khoa
học Đông Âu và các nhà khoa học Liên Xô (cũ) cũng đã khẳng định vai trò
to lớn của tự học và quan tâm tới nhiều khía cạnh tổ chức nhằm nâng cao
hiệu quả tự học của ng-ời học. I. F. Khalamôv trong cuốn Phát huy tính
tích cực của học sinh như thế nào? cho rằng: Tự học đóng vai trò quan
trọng trong việc nâng cao tính tích cực nhận thức và hiệu quả hoạt động trí
tuệ của học sinh. Ông đã nghiên cứu tự học theo h-ớng tìm ra những biện
pháp để phát huy tính tích cực học tập của học sinh bằng các hình thức:
tăng c-ờng việc nghiên cứu sách, tài liệu học tập; dạy học nêu vấn đề; đổi
mới ph-ơng pháp kiểm tra, đánh giá... [17; Tr.9].
N.A. Rubakin trong tác phẩm Tự học như thế nào cũng đã nhấn
mạnh vai trò của tự học trong việc chiếm lĩnh tri thức của học sinh. Theo
ông, để tự học đạt kết quả thì đòi hỏi phải giáo dục cho ng-ời học động cơ
đúng trong tự học: Việc giáo dục động cơ đúng đắn là điều kiện cơ bản để
học sinh tích cực, chủ động trong tự học [17; Tr.9]. Đối với ng-ời học, xác
định đ-ợc động cơ đúng trong tự học là vô cùng cần thiết, song trên thực tế,
mặc dù có động cơ tự học đúng nh-ng nếu ng-ời học thiếu kỹ năng thực
hiện thì tự học vẫn không đạt đ-ợc kết quả.
Để đảm bảo việc tự học đạt hiệu quả thì đòi hỏi ng-ời học phải biết kế
hoạch hóa việc tự học, tức là phải biết xây dựng kế hoạch tự học và thực
hiện một cách nghiêm túc kế hoạch đã lập. Có kế hoạch tự học sẽ giúp
ng-ời học chủ động trong hoạt động học tập và thể hiện tác phong khoa học
trong việc tự học của bản thân.
Các công trình nghiên cứu của A.M.Machiuskin [43] đã khẳng định
trong quá trình dạy học giáo viên phải tổ chức hình thành, rèn luyện KNTH

7


cho học sinh. Tác giả cũng khẳng định việc giáo viên giao bài tập nhận thức

cho HS trong thời gian tự học là một biện pháp quan trọng nhằm nâng cao
tính tích cực, độc lập, sáng tạo của HS trong học tập.
ở Châu á, vấn đề tự học cũng đ-ợc các nhà khoa học quan tâm nghiên
cứu. Từ những năm 30-40 của thế kỉ XX nhà s- phạm nổi tiếng Nhật Bản
Tsunesaburo Makiguchi [42] nhấn mạnh động lực giáo dục là kích thích
ng-ời học sáng tạo ra giá trị để đạt tới hạnh phúc của bản thân và của cộng
đồng.
Tác giả Raija Roy Singh [44] chủ tr-ơng nghiên cứu vai trò của năng
lực tự học trong việc học tập th-ờng xuyên, học tập suốt đời. Ông cho rằng
cần phải đề cao vai trò chuyên gia, cố vấn là ng-ời thầy trong việc hình
thành, phát triển năng lực tự học của ng-ời học
Nh- vậy, có thể thấy rằng các công trình nghiên cứu ở n-ớc ngoài đều
khẳng định vai trò của việc tự học, chỉ ra một số KNTH cơ bản đó là
KNĐS, kỹ năng lập kế hoạch tự học; đồng thời cũng nêu lên một số yếu tố
ảnh h-ởng đến họat động tự học của ng-ời học (trong đó động cơ, KNTH là
những yếu tố cơ bản nhất của tự học); chỉ ra vai trò của giáo viên trong việc
tổ chức quá trình dạy học để phát huy đ-ợc tính độc lập, tự giác, sáng tạo
của ng-ời học
1.1.2. ở Việt Nam
ở Việt Nam, vấn đề tự học đã đ-ợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
Một số nhà giáo dục nh- Nguyễn Hiến Lê [27], Nguyễn Duy Cầu [7 ]đã
nêu vai trò của tự học và đ-a ra lời kêu gọi mọi ng-ời hãy tự học. Tuy vậy,
các tác giả mới chỉ dừng lại ở việc nêu lên một số kinh nghiệm tự học của
bản thân để mọi ng-ời tham khảo chứ ch-a nêu đ-ợc cơ sở lí luận, ph-ơng
pháp luận khoa học về hoạt động tự học của ng-ời học.
Khi bàn về vấn đề học tập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Lấy tự
học làm cốt [32; Tr.18]. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: Cách học tập:...
phải lấy tự học làm cốt... [32; Tr.18]. Người còn nhấn mạnh: Phải nâng
8



cao và h-ớng dẫn việc tự học Ng-ời khuyên: Không phải có thầy thì học,
thầy không đến thì đùa. Phải biết tự động học tập [32; Tr.79]. Để đảm bảo
việc tự học của người học có hiệu quả cao, Người cho rằng: có thảo luận
và chỉ đạo giúp vào và yêu cầu người dạy phải nâng cao và h-ớng dẫn tự
học cho ng-ời học. Ng-ời coi đây là một trong những yêu cầu rất quan
trọng của ng-ời dạy.
Những năm 60 - thế kỉ XX, vấn đề tự học đã đ-ợc nhiều tác giả đề cập
một cách trực tiếp hoặc gián tiếp trong các công trình tâm lý học, giáo dục
học... Các nhà giáo dục nh- Nguyễn Kỳ [24,25], Trần Kiều [23], Lê Khánh
Bằng [5]... đã chỉ ra các biện pháp nâng cao chất l-ợng và hiệu quả tự học
là hình thành ý thức tự học, bồi d-ỡng ph-ơng pháp tự học, đảm bảo các
điều kiện vật chất cho ng-ời học và giáo viên phải th-ờng xuyên kiểm tra
việc tự học của HS.
Đến những năm 80 của thế kỷ XX, nhóm các nhà khoa học do nhà
khoa học Nguyễn Cảnh Toàn làm chủ nhiệm đã tiến hành nghiên cứu đề tài
đào tạo giáo viên theo ph-ơng thức tự học có h-ớng dẫn kết hợp với thực
tập làm giáo viên dài hạn. Nhóm nghiên cứu cũng đ-a ra ph-ơng pháp dạy
học có tên là dạy - tự học.
Thực hiện yêu cầu về tạo ra năng lực tự học sáng tạo của học sinh
và phong trào tự học, tự đào tạo của toàn dân, Bộ trưởng Bộ Giáo dụcđào tạo đã có công văn số 7603/VP ngày 4-9-1997 đã cho phép các Sở Giáo
dục-đào tạo, các tr-ờng đại học và cao đẳng, các cơ quan thuộc Bộ, hợp tác
nghiên cứu, ứng dụng phát triển tự học và dạy-tự học với Trung tâm nghiên
cứu và phát triển tự học. Hoạt động hợp tác đầu tiên giữa Trung tâm nghiên
cứu và phát triển tự học với Nhà xuất bản giáo dục, Tr-ờng cán bộ quản lý
giáo dục, Tr-ờng ĐHSP, ĐHQGHN là tổ chức hội thảo khoa học với tiêu đề
Nghiên cứu, phát triển tự học-tự đào tạo. Mục tiêu của hội thảo nhằm
trao đổi cơ sở lý luận và thực tiễn về tự học, dạy - tự học, đào tạo-tự đào tạo,

9



và đóng góp ý kiến xây dựng chương trình hành động: Chương trình
nghiên cứu và phát triển tự học - tự đào tạo.
Vấn đề tự học đ-ợc nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Trong
các nghiên cứu của mình, tác giả Lê Khánh Bằng [5,6] đã đề cập đến việc
tổ chức công tác tự học cho sinh viên từ việc xác định ý nghĩa, cơ sở lý luận
chung của việc tự học, ph-ơng pháp tự học. Tác giả cũng đi sâu vào một số
biện pháp cụ thể nh- nghe giảng, ghi chép, đọc sách, lập kế hoạch và tổ
chức việc học tập của học sinh. Tác giả cho rằng đối với thời đại ngày nay,
thời đại của sự bùng nổ thông tin, khối l-ợng tri thức học đ-ợc trong nhà
tr-ờng đại học dù có nhiều bao nhiêu đi nữa thì cũng ch-a đủ.
Tác giả Nguyễn Văn Đạo [14;Tr.10] nhấn mạnh rằng, tự học là công
việc suốt đời của mỗi ng-ời. Theo tác giả, do cuộc sống và thực tiễn vô
cùng phong phú, luôn luôn biến động và phát triển, những kiến thức mà con
ng-ời thu nhận đ-ợc ở nhà tr-ờng chỉ là những kiến thức cơ bản và tối
thiểu, do đó, mỗi ng-ời sau khi ra tr-ờng phải tự bổ túc thêm kiến thức rất
nhiều. Tác giả cũng đã chỉ ra những điều kiện cơ bản cần thiết cho việc tự
học: thứ nhất, tự học phải đ-ợc coi là công việc tự giác của mỗi ng-ời, khi
tự học đã trở thành việc tự giác thì mọi khó khăn (thiếu thời gian, thiếu tài
liệu, sách vở, thiếu các điều kiện khác...) trong tự học đều có thể v-ợt qua;
thứ hai, để tự học có kết quả cần phải có một nền kiến thức cơ bản vững và
thông thạo vài ngoại ngữ; thứ ba là cần phải có ph-ơng pháp tự học tốt. Tác
giả Trần Bá Hoành [18; Tr.14] nhấn mạnh tầm quan trọng của tự học, tự
đào tạo trong quá trình dạy học, giáo dục và đào tạo. Tác giả cho rằng việc
rèn luyện ph-ơng pháp tự học phải trở thành một mục tiêu dạy học. Tác giả
chỉ rõ: nếu rèn luyện cho ng-ời học có đ-ợc kỹ năng, ph-ơng pháp, thói
quen tự học, biết ứng dụng các điều đã học vào những tình huống mới, biết
tự lực phát hiện và giải quyết những vấn đề gặp phải thì sẽ tạo cho họ lòng
ham học, khơi dậy tiềm năng trong mỗi con ng-ời. Làm đ-ợc nh- thế thì

kết quả học tập sẽ đ-ợc nhân lên gấp bội, học sinh có thể tiếp tục tự học khi
vào đời, dễ dàng thích ứng với cuộc sống lao động trong xã hội. Còn tác
10


giả Đặng Thành H-ng [20], Phạm Minh Hạc, Lê Đức Phúc [16] đã đi sâu
phân tích những đặc tr-ng cơ bản của hoạt động tự học. Tác giả cho rằng tự
học là quá trình tự giác, chủ động, gắn với nhu cầu, giá trị và khả năng cá
nhân. Tác giả L-u Xuân Mới [35] cho rằng việc rèn luyện cho ng-ời học
các KNTH là rất quan trọng, cần tập d-ợt cho ng-ời học xây dựng kế hoạch
tự học một cách tỉ mỉ và thiết thực, h-ớng dẫn tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá và h-ớng dẫn học sinh biết cách tự kiểm tra, tự đánh giá hoạt động
tự học của mình. Trong quá trình dạy học, nếu cá nhân nào đó đã thực sự
trở thành chủ thể học thì đồng thời cũng là ng-ời tự học.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu trong và ngoài n-ớc đã nghiên
cứu vấn đề tự học của HS ở những bình diện khác nhau, có thể khái quát
một số điểm chung của các công trình đó nh- sau:
- Tự học có vai trò rất quan trọng: tự học không chỉ quyết định kết quả
học tập mà còn là cơ sở để ng-ời học có thể học suốt đời.
- Các tác giả đều khẳng định bản chất của tự học là ng-ời học tự giác,
tích cực, chủ động, độc lập lĩnh hội tri thức bằng hành động của chính mình
nh-ng không tách rời sự tổ chức, điều khiển của giáo viên.
- Một số công trình đã nêu lên một số yếu tố ảnh h-ởng đến việc tự
học, trong đó khẳng định yếu tố chủ quan của ng-ời học đóng vai trò quyết
định kết quả học tập.
- Các tác giả đã chỉ ra một số KNTH, song các KNTH đ-ợc các tác giả
trình bày chủ yếu d-ới dạng chia sẻ kinh nghiệm, đ-a lời khuyên cho ng-ời
học. Và vẫn còn rất ít các đề tài nghiên cứu về các KNTH của HS.
Về vị trí và vai trò của việc tự học trong học tập đ-ợc nhiều nhà nghiên
cứu trong và ngoài n-ớc quan tâm, song việc tự học d-ờng nh- vẫn là vấn
đề khó khăn đối với học sinh vì không phải ai cũng biết cách tự học hiệu

quả, các kỹ năng và ph-ơng pháp tự học không phải là do bẩm sinh. Chính
vì vậy việc h-ớng dẫn, quản lý hoạt động tự học không chỉ có ý nghĩa và
quan trọng đối với sinh viên, học sinh THPT mà cũng rất cần thiết cho học
sinh THCS.
11


Tài liệu tham khảo

1. Bộ GDĐT (2007). Điều lệ Tr-ờng THCS, THPT và tr-ờng PT có nhiều
cấp học.(Ban hnh kốm theo Quyt nh s: 07/2007/Q-BGDT ngy
02/4/2007 ca B trng B Giỏo dc v o to.
2. Bộ GDĐT, Hội khuyến học Việt Nam ( 2003). Dự thảo đề án: Xây
dựng xã hội học tập ở Việt Nam.
3. Bộ GDĐT ( 2007). Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS Môn Tiếng Anh , Nxb giáo dục.
4. Đặng Quốc Bảo và tập thể tác giả (1999). Khoa học tổ chức và quản
lý-một số vấn đề lý luận và thực tiễn . Nxb thống kê Hà Nội.
5. Lê Khánh Bằng (1994). Ph-ơng pháp tự học. Nxb Giáo dục, Hà nội.
6. Lê Khánh Bằng (2001). Học cách học trong thời đại ngày nay. Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
7. Nguyễn Duy Cầu (1999). Tôi tự học. Nxb Thanh Niên, Hà Nội.
8. Nguyễn Quốc Chí (2004).Những cơ sở lý luận quản lý giáo dục, tài
liệu dành cho học viên cao học quản lý giáo dục. Khoa s- phạm -Đại
học quốc gia Hà nội.
9. Nguyễn Quốc Chí- Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996-2004). Cơ sở khoa học
quản lý, tài liệu dành cho học viên cao học quản lý giáo dục, Khoa sphạm Đại học quốc gia Hà nội.
10. Chính phủ n-ớc CH XHCN Việt Nam. Chiến l-ợc phát triển giáo
dục giai đoạn 2001- 2010. Phê duyệt ngày 28/12/2001.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996). Nghị quyết Trung -ơng 2, Khoá
VIII.


12


12. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2006). Văn kiện Đại hội Đảng X, Nxb
Chính trị Quốc Gia. Hà Nội
13. Vũ Cao Đàm (2005). Ph-ơng pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb
Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
14. Nguyễn Văn Đạo (1999). Tự học là kinh nghiệm suốt cả đời của mỗi
con ng-ời. Tự học, tự đào tạo t- t-ởng chiến l-ợc của phát triển giáo
dục Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
15. Đỗ Ngọc Đạt (1997). Tiếp cận hiện đại hoạt động dạy học. NXB Đại
học quốc gia, Hà Nội.
16. Phạm Minh Hạc- Lê Đức Phúc (chủ biên) (2004). Một số vấn đề
nghiên cứu nhân cách- NXB Chính trị quốc gia, Hà nội.
17.Trần Thị Minh Hằng (2003). Một số yếu tố tâm lý cơ bản trong tự học
của SV cao đẳng s- phạm, Luận án Tiến sĩ Tâm lý học, Đại học SPHN.
18. Trần Bá Hoành (1998). Vị trí của tự học, tự đào tạo trong quá trình
dạy học, giáo dục và đào tạo, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 7.
19. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan (1998). Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học
s- phạm. Nxb Giáo dục, Hà nội.
20. Đặng Thành H-ng (1998). Học tập và tự học: Nhu cầu thiết yếu để
phát triển toàn diện con ng-ời trong điều kiện xã hội công nghiệp hoá,
hiện đại hoá - Kỷ yếu hội thảo cơ sở khoa học của sự phát triển toàn
diện con ng-ời - Thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Tp. HCM
21. Trần Kiểm (1997).Quản lý giáo dục quản lý nhà tr-ờng-Viện KHGD,
Hà Nội.
22.Trần Kiểm (2006). Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục. Nxb Đại
Học S- Phạm, Hà nội.
23. Trần Kiều (Chủ biên) (1997). Đổi mới ph-ơng pháp dạy học ở tr-ờng

trung học cơ sở. Viện Khoa học giáo dục, Hà Nội.
24. Nguyễn Kỳ (1999). Khơi dậy và phát huy tối đa nội lực trong giáo dục,
Tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 2.
13


25. Nguyễn Kỳ (2001). Giúp trẻ tự học nên ng-ời. Nxb thanh niên Trung
tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây, Hà nội.
26. Đặng Bá Lãm ( 2005). Quản lý Nhà n-ớc về Giáo dục: Lý luận và thực
tiễn. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
27. Nguyễn Hiến Lê (1992). Tự học Một nhu cầu của thời đại, Nxb Trẻ
Tp. HCM.
28. Nguyễn Văn Lê (1985). Khoa học quản lý nhà tr-ờng. Nxb Thành phố
Hồ Chí Minh.
29. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2003). Bài giảng môn Tâm lý học quản lý. Khoa
s- phạm-Đại học Quốc gia,Hà nội.
30. Nguyễn Thị Mỹ Lộc- Nguyễn Quốc Chí (2005). Những quan diểm
giáo dục hiện đại, Khoa s- phạm, ĐHQG Hà Nội.
31. Phan Trọng Luận (1995). Về khái niệm học sinh là trung tâm. Tạp
chí nghiên cứu giáo dục số 2.
32. Hồ Chí Minh (1957). Bàn về học tập. Nxb Sự thật, Hà nội.
33. Hà Thế Ngữ (1987). Giáo dục học, Tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
34. L-u Xuân Mới (2003). Ph-ơng pháp luận nghiên cứu khoa học. NXB
Đại học s- phạm, Hà Nội.
35. L-u Xuân Mới (2003). Rèn luyện kỹ năng tự học cho sinh viên đại
học.Tạp chí Phát triển giáo dục, số 9 tháng 9 năm 2003.
36. Quốc Hội n-ớc CH XHCN Việt Nam (2005). Luật Giáo dục. Nxb
Chính trị Quốc gia.
37. Bùi Văn Quân (2005). Động lực học và tạo động lực học tập. Tạp chí
Giáo dục số 27.

38. Nguyễn Cảnh Toàn (1998). Học và dạy cách học: Nxb Đại học SPhạm, Hà nội.
39. Nguyễn Cảnh Toàn (1999). Luận bàn và kinh nghiệm tự học. Nxb
Giáo dục, Hà nội.

14


40. Nguyễn Cảnh Toàn (1998). Quá trình Dạy- Tự học. Nxb Giáo dục, Hà
nội.
41. IU.K.BABANXKI (1996).Giáo dục học, Bản tiếng Việt, Lê Khánh
Tr-ờng dịch. Nxb ĐHSP TP Hồ Chí Minh ).
42.Tsunesaburo Makiguchi (1994). Giáo dục vì cuộc sống sáng tạo, Nxb
Trẻ Tp. HCM.
43. A.M. Machiuskin (1986). Các tình huống có vấn đề trong t- duy và dạy
học, T- liệu ĐHSPHN, Hà nội.
44. Raja Roysingh (1994). Nền giáo dục cho thế kỷ 21: Những triển vọng
của châu á Thái Bình D-ơng. Viện khoa học giáo dục Việt Nam, Hà
Nội.

15



×