Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Thực tiễn thi hành án dân sự ở tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.17 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ MAI

THỰC TIỄN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Ở TỈNH NINH BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ MAI

THỰC TIỄN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Ở TỈNH NINH BÌNH
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nƣớc và pháp luật
Mã số: 60 38 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS DƢƠNG ĐỨC CHÍNH

HÀ NỘI - 2016


MỤC LỤC



Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 98
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THI HÀNH
ÁN DÂN SỰ VIỆT NAM ................. Error! Bookmark not defined.
1.1.

Khái quát chung về thi hành án dân sựError! Bookmark not defined.

1.1.1. Khái niệm thi hành án dân sự.............. Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Đặc điểm của thi hành án dân sự ........ Error! Bookmark not defined.
1.1.3. Ý nghĩa và vai trò của thi hành án dân sựError! Bookmark not defined.
1.2.

Một số nội dung cơ bản của pháp luật thi hành án dân sự qua
các giai đoạn....................................... Error! Bookmark not defined.

1.2.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1950 Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Giai đoạn từ năm 1950 đến năm 1980 Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Giai đoạn từ năm 1981 đến năm 1993 Error! Bookmark not defined.
1.2.4. Giai đoạn từ 1993 đến nay .................. Error! Bookmark not defined.
Kết luận chƣơng 1 ......................................... Error! Bookmark not defined.

Chƣơng 2: THỰC TIỄN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở TỈNH NINH BÌNHError! Bookma
2.1.


Đặc điểm về vị trí địa lý, kinh tế- xã hội ảnh hƣởng đến việc
thực hiện thi hành án dân sự tỉnh Ninh BìnhError! Bookmark not defined.

2.1.1. Đặc điểm về vị trí địa lý, tự nhiên....... Error! Bookmark not defined.


2.1.2. Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội ....... Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Đặc điểm về dân cư, tôn giáo .............. Error! Bookmark not defined.
2.2.

Thực tiễn công tác thi hành án dân sự ở tỉnh Ninh Bình từ
năm 2011 đến nay .............................. Error! Bookmark not defined.

2.3.

Đánh giá chung về công tác thi hành án dân sự ở tỉnh Ninh
Bình từ năm 2011 đến nay ................ Error! Bookmark not defined.

2.3.1. Ưu điểm ............................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế ........................ Error! Bookmark not defined.
2.3.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế ....... Error! Bookmark not defined.
Kết luận chƣơng 2 ......................................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT

LƢỢNG THI HÀNH ÁN Ở TỈNH NINH BÌNHError! Bookmark not defined
3.1.

Phƣơng hƣớng nâng cao chất lƣợng thi hành án dân sự ở tỉnh


Ninh Bình từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025Error! Bookmark n
3.2.

Giải pháp nâng cao chất lƣợng thi hành án dân sƣ từ nay đến
năm 2020 và tầm nhìn 2025 .............. Error! Bookmark not defined.

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự ở Việt Nam
hiện nay ............................................... Error! Bookmark not defined.

3.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng thi hành án dân sự ở tỉnh Ninh BìnhError! Bookma
3.3.

Điều kiện để thực hiện giải pháp hoàn thiện nâng cao chất
lƣợng công tác thi hành án dân sự... Error! Bookmark not defined.

3.3.1. Phía Nhà nước ..................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Phía Cơ quan thi hành dân sự ở tỉnh Ninh BìnhError! Bookmark not defined.
Kết luận chƣơng 3 ......................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 105


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Thi hành án dân sự (THADS) là hoạt động đưa bản án, quyết định về
dân sự của Tòa án, Trọng tài thương mại, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh
ra thi hành trên thực tế. THADS bảo đảm cho bản án, quyết định của Tòa án
được chấp hành, góp phần bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật và pháp
chế xã hội chủ nghĩa; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
và lợi ích của nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng

cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước. Chính vì vậy, Điều 106 Hiến
pháp năm 2013 của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định:
“Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ
quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải
nghiêm chỉnh chấp hành” [35].
Thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, Hội đồng nhà nước trước
đây, nay là Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Thi hành án
dân sự năm 1989, Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1993 và gần đây là Pháp
lệnh Thi hành án dân sự năm 2004, Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12
và Nghị quyết về việc thi hành Luật Thi hành án dân sự số 24/2008/QH12,
Luật số 64/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân
sự có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2015 với mục đích nhằm tiếp tục hoàn thiện
thể chế về thi hành án dân sự, tạo cơ sở pháp lý cho sự chuyển biến cơ bản,
bền vững, tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác thi hành án dân sự, góp
phần bảo đảm thực hiện quy định của Hiến pháp năm 2013, theo đó bản án,
quyết định của Toà án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ
chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm
chỉnh chấp hành.

98


Tuy nhiên, do tác động của nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế,
các giao lưu dân sự trong nội bộ nhân dân và giữa các cơ sở kinh tế ngày càng
mở rộng và đa dạng dẫn tới tình trạng số vụ việc tranh chấp về dân sự và kinh
tế ngày càng tăng về số lượng và phức tạp về nội dung. Kết quả là số lượng
các bản án, quyết định phải thi hành ngày càng nhiều, tổng số tiền và hiện vật
phải thi hành ngày càng lớn, trong đó có nhiều vụ việc rất khó khăn, phức tạp
trong việc tổ chức thi hành. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của cấp Ủy Đảng, chính
quyền và sự cố gắng của đội ngũ cán bộ làm công tác thi hành án trong các cơ

quan thi hành án từ Trung ương tới địa phương đã làm giảm đáng kể số lượng
án phải thi hành hàng năm, nhưng số vụ việc và số tiền phải thi hành chuyển
kỳ sau vẫn còn rất lớn, có xu hướng tăng lên. Đáng lo ngại là trên thực tế
nhiều vụ việc không thể thi hành được còn tồn tại rất nhiều. Trong những năm
qua, ngành thi hành án đã đạt được những kết quả nhất định nhưng lượng án
tồn đọng vẫn còn đáng kể. Riêng ở Ninh Bình, công tác thi hành án đã đạt
được kết quả cao theo đúng chỉ tiêu mà Bộ Tư pháp cũng như Tổng cục thi
hành án dân sự đặt ra, năm 2015 việc chiếm 94% (vượt 6% so với chỉ tiêu quốc
hội giao, tiền đạt 82% (vượt 5% so với chỉ tiêu Quốc hội giao). Kết quả đạt
được nói trên phản ánh sự nỗ lực, cố gắng của đội ngũ cán bộ thi hành án ở tỉnh
Ninh Bình, sự quan tâm, chỉ đạo của cấp Ủy Đảng, chính quyền địa phương; sự
phối hợp chặt chẽ của các ngành hữu quan trong thi hành án dân sự.
Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm còn bộc lộ nhiều tồn tại, chưa đáp
ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, vẫn còn trong tình trạng các
bản án, quyết định cuả Tòa án đã có hiệu lực nhưng chưa được nghiêm chỉnh
thi hành, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với cơ quan bảo vệ pháp luật.
Qua thời gian học tập, nghiên cứu tại khoa Luật- Đại học Quốc Gia Hà Nội,
được sự hướng dẫn của Nhà giáo ưu tú.Phó Giáo Sư.Tiến sĩ Dương Đức
Chính học viên chọn đề tài: "Thực tiễn thi hành án dân sự ở tỉnh Ninh
Bình" làm đề tài luận văn Thạc sỹ của mình.

99


Học viên mong muốn qua luận văn này đưa ra được những thực trạng
cũng như những đề xuất, kiến nghị trong thực tiễn nhằm phát huy hơn nữa vai
trò của thi hành án dân sự trong việc đưa bản án, quyết định về dân sự của
Tòa án, Trọng tài thương mại, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh ra thi hành
trên thực tế. Đây là một vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc đối
với lĩnh vực thi hành án dân sự nhằm xây dựng và hoàn thiện các quy định

của pháp luật thi hành án dân sự góp phần bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp
của tổ chức, cá nhân và Nhà nước, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây, công tác thi hành án dân sự đang được đặt
ra và là nhiệm vụ cấp bách của Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội và tất cả
công dân Việt Nam. Thi hành án dân sự là một lĩnh vực tương đối rộng và
phức tạp, vì vậy trước những đòi hỏi khách quan của công tác thi hành án dân
sự, đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề thi hành án dân sự,
cụ thể là: Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: “Mô hình quản lý thống nhất công tác thi
hành án”, mã số 96-98-207/ĐT do Cục quản lý thi hành án dân sự Bộ Tư
pháp chủ trì thực hiện; Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Những cơ sở lý
luận và thực tiễn về chế định Thừa phát lại”, mã số 95-98-114/ĐT do Viện
nghiên cứu khoa học pháp lý- Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí
Minh chủ trì thực hiện; Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước: “Luận cứ
khoa học và thực tiễn của việc đổi mới tổ chức và hoạt động thi hành án ở
Việt Nam trong giai đoạn mới” do Viện nghiên cứu khoa học pháp lí thuộc
Bộ Tư pháp chủ trì thực hiện năm 2003; và công trình nghiên cứu khác, như:
Luận án tiến sĩ luật học của Hoàng Thế Anh (2015), "Giám sát thi hành án dân
sự", Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội; Luận văn thạc sĩ luật học của
Nguyễn Công Long (2000): “Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự.
Thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện”; Luận văn thạc sĩ luật học của

100


Nguyễn Thanh Thủy (2001): “Hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự”;
Luận văn thạc sĩ luật học của Trần thị Bích Thủy: “Đổi mới tổ chức bộ máy
cơ quan thi hành án dân sự thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh”; Luận văn
thạc sĩ luật học của Cù Hoàng Hanh (2008): “Đổi mới tổ chức và hoạt động
của cơ quan thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế”; Luận văn

thạc sĩ luật học của Đỗ Thị Lý (2010): “Thực tiễn thi hành án dân sự ở tỉnh
Thái Bình”; Hoàng Thọ Khiêm (2006): “Đổi mới tổ chức cơ quan thi hành
án”, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội; Đề tài khoa học cấp cơ sở: “Triển khai
áp dụng Luật thi hành án +dân sự trong công tác đào tạo nghiệp vụ thi hành
án” do TS Lê Thu Hà, trưởng khoa đào đạo Chấp hành viên và các chức danh
tư pháp khác làm chủ nhiệm; “Những vướng mắc từ thực tiễn thi hành Luật
Thi hành án dân sự”, của Nguyễn Thị Khanh, Tạp chí Dân chủ và pháp luật,
số 05/2010; “Công tác cán bộ thi hành án dân sự - Một số vấn đề từ thực
tiễn” của Đinh Duy Bằng, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 09/2010; “Vướng
mắc trong hoạt động thi hành án dân sự” của Ngọc Biên, Tạp chí Dân chủ và
pháp luật, số 09/2011; “Một số khó khăn sau hai năm áp dụng Luật Thi hành
án dân sự” của Lạc Phong, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 02/2012;
“Nguyên nhân của tình trạng án dân sự tồn đọng” của Hoàng Thế Anh, Tạp
chí Dân chủ và pháp luật, 06/2012; Giáo trình Luật thi hành án dân sự Việt
Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội; Giáo trình kỹ năng thi hành án dân sự
của Học viện tư pháp và một số bài viết trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật,
Tạp chí luật học, Tạp chí Nhà nước và pháp luật; Tin thi hành án dân sự,…
Các công trình nêu trên đã có nội dung nghiên cứu về thi hành án dân
sự ở những góc độ, khía cạnh và mức độ khác nhau. Các công trình nghiên
cứu trên đã nghiên cứu sâu về những vấn đề chung về thi hành án dân sự;
những vấn đề mang tính tổng thể hay những khía cạnh, phạm vi cụ thể khác
nhau của thi hành án dân sự trên phạm vi toàn quốc. Nhưng đến nay, chưa có

101


công trình nghiên cứu nào dưới góc độ lý luận và thực tiễn về công tác thi
hành án dân sự ở một địa phương cụ thể với những đặc thù riêng biệt của địa
bàn có tốc độ đô thị hóa nhanh như tỉnh Ninh Bình. Do vậy, việc lựa chọn đề
tài "Thực tiễn thi hành án dân sự ở tỉnh Ninh Bình" được xem là một trong

những công trình đầu tiên nghiên cứu về thực tiễn công tác thi hành án dân sự
ở một địa phương cụ thể.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Mục đích khoa học của Luận văn là lãm rõ cơ sở lý luận cũng như
thực tiễn công tác thi hành án dân sự ở Ninh Bình. Trên cơ sở đó thấy được
thực trạng của công tác thi hành án dân sự, đánh giá đúng và nghiêm túc về
vai trò, vị trí của công tác thi hành án dân sự, để đưa ra các yêu cầu và giải
pháp tăng cường hơn nữa vai trò của công tác hoạt động thi hành án dân sự,
đảm bảo mọi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án phải được
đưa ra thi hành góp phần nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự ở
tỉnh Ninh Bình nói riêng và thi hành án dân sự cả nước nói chung trong giai
đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
Để đạt được mục đích trên cần phải giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Luận giải hệ thống lý luận về thi hành án dân sự
- Đánh giá thực trạng hoạt động công tác thi hành án dân sự ở tỉnh
Ninh Bình.
- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động công tác thi
hành án đưa ra phương hướng, yêu cầu và giải pháp để nâng cao chất lượng
thi hành án dân sự.
3.3. Đối tượng nghiên cứu
Việc nghiên cứu được thực hiện trên quy định về thi hành án dân sự
trong pháp luật hiện hành và thực tiễn công tác thi hành án dân sự ở tỉnh Ninh
Bình hiện nay.

102


3.4. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu của Luận văn: Luận văn tập trung nghiên cứu
những vấn đề lý luận về thi hành án và hoạt động thực tiễn công tác thi hành
án dân sự ở tỉnh Ninh Bình. Từ đó đưa ra các yêu cầu và giải pháp nâng cao
chất lượng công tác thi hành án dân sự. Về thời gian nghiên cứu: Thời gian
nghiên cứu đề tài từ năm 2011-2015. Ngoài thời gian nghiên cứu trên luận
văn còn mở rộng nghiên cứu các khoảng thời gian lịch sử để có thêm số liệu,
đánh giá, so sánh, minh họa cho các luận cứ trong luận văn.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phương pháp cơ bản được sử dụng trong việc nghiên cứu, hoàn
thiện luận văn: Phương pháp luận của việc nghiên cứu đề tài là chủ nghĩa duy
vật biện chứng, duy vật lịch sử và phép biện chứng của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. Các phương pháp cụ
thể được sử dụng kết hợp, đó là: Phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương
pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp.
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
Thứ nhất: Luận văn đã nghiên cứu tương đối toàn diện và đầy đủ về
“Thực tiễn thi hành án dân sự ở tỉnh Ninh Bình”. Kết quả nghiên cứu của luận
văn góp phần làm sáng rõ những vấn đề lý luận về pháp luật thi hành án dân
sự ở Việt Nam nói chung và Ninh Bình nói riêng.
Thứ hai: Luận văn đã đi sâu nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng pháp
luật thi hành án dân sự hiện hành và liên hệ thực tiễn ở tỉnh Ninh Bình, chỉ ra
những kết quả đạt được, nguyên nhân của những kết quả đạt được cũng như
những tồn tại, hạn chế trong việc thực thi pháp luật thi hành án dân sự.
Thứ ba, luận văn đưa ra các giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao
chất lượng công tác thi hành án dân sự ở tỉnh Ninh Bình hoàn thiện pháp luật
thi hành án dân sự từ ngay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025.

103


Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo

cho các hoạt động nghiên cứu, chỉ đạo, tổ chức hoạt động của công tác thi
hành án nhằm tiếp tục phát huy vai trò của công tác thi hành án dân sự nói
chung, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội nghĩa ở Việt Nam
hiện nay.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về thi hành án dân sự Việt Nam
Chương 2: Thực tiễn thi hành án dân sự ở Ninh Bình.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp, điều kiện nâng cao chất lượng
công tác thi hành án dân sự ở tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới.

104


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Hoàng Thế Anh (2005), Giám sát thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay,
Luận văn Thạc sỹ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

2.

Hoàng Thế Anh (2015), Giám sát thi hành án dân sự, Luận án tiến sĩ luật
học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội.

3.

Phạm Quốc Anh (2004), "Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của

Đảng ta về hoạt động Tư pháp", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (62).

4.

Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 06 năm
2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

5.

Bộ Tư pháp - Bộ Công an - Bộ Tài chính - Toà án Nhân dân tối cao Viện kiểm sát Nhân dân tối cao (2011), Thông tư liên tịch ngày 11 tháng
07 năm 2011 hướng dẫn về thủ tục Thi hành án dân sự, Hà Nội.

6.

Bộ Tư pháp (2007), Thông tư 06/2007/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc
hướng dẫn thực hiện một số thủ tục hành chính trong hoạt động thi hành
án dân sự, Hà Nội.

7.

Bộ Tư pháp, Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý (1996), “Những cơ sở lý
luận và thực tiễn về chế định Thừa phát lại”, Kỷ yếu đề tài nghiên cứu
khoa học cấp Bộ, Mã số 95-98/114/ĐT, Hà Nội.

8.

Lê Cảm - Nguyễn Ngọc Chí (2004), Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong
giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.

9.


Chính phủ (2004), Nghị định 173/2004/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 qui định
về thủ tục, cưỡng chế và xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án
dân sự, Hà Nội.

10. Chính phủ (2005), Nghị định số 50/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm
2005 của Chính phủ về cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi
hành án dân sự và cán bộ, công chức làm công tác thi hành án dân sự,

105


Hà Nội.
11. Cục thi hành án Dân sự tỉnh Ninh Bình (2015), Báo cáo công tác thi
hành án dân sự 5 năm 2011-2015, Ninh Bình.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Hội nghị lần thứ Chín Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 25
tháng 4 năm 2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn
thiện hệ thống Pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm
2020, Hà Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 2 tháng
6 năm 2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách Tư pháp đến năm
2020, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Nguyễn Minh Đoan (2004), "Góp phần nhận thức về cải cách tư pháp ở
nước ta", Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (10).

18. Trần Ngọc Đường (2004), “Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về
tổ chức thực hiện pháp luật - Nhiệm vụ trung tâm xây dựng Nhà nước
pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân”, Tạp
chí Nhà nước và pháp luật, (25).
19. Trần Đình Hảo (2003), "Về cải cách tư pháp và vấn đề thi hành án xét từ
góc độ của luật kinh tế dân sự", Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (14).
20. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Khoa Nhà nước và pháp luật
(2004), Tài liệu học tập và nghiên cứu môn học lý luận chung về Nhà
nước và pháp luật, tập 1, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội.
21. Học viện Hành chính Quốc gia (2001), Lý luận chung về nhà nước và

106


pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
22. Học viện Tư pháp, (2013), Tài liệu bồi dưỡng ngạch Thư ký thi hành án
dân sự.
23. Lê Xuân Hồng (2002), Xã hội hóa một số nội dung thi hành án dân sự,
Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
24. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2003), Giáo trình lí luận và lịch
sử Nhà nước và Pháp luật Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
25. Nguyễn Công Long (2000), Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân
sự. Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
26. Nguyễn Đức Nghĩa (2005), Cơ sở lý luận và thực tiễn khắc phục án tồn
đọng trong thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sỹ
Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
27. Nguyễn Hiền Nhân (2001), “Xác định loại tố tụng của thi hành án dân
sự”, Tin thi hành án dân sự, Cục quản lý thi hành án dân sự, (5).
28. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999), Bộ luật
Hình sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Nghị quyết
số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều
của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.
30. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật
11/2003/QH11 ngày 26/11/2003 về tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy
ban nhân dân, Hà Nội.
31. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật
26/2004/QH11 ngày 15/6/2003 về sửa đổi bổ sung một số điều của Luật
Khiếu nại, tố cáo, Hà Nội.
32. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Luật tố
tụng dân sự, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
33. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Bộ luật
Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc

107


gia, Hà Nội.
34. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật thi
hành án dân sự, Nxb Lao động, Hà Nội.
35. Quốc hội (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
Hà Nội.
36. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
Hà Nội.
37. Nguyễn Hữu Quỳnh và tập thể tác giả (1999), Từ điển luật học, Nxb Từ
điển Bách khoa, Hà Nội
38. Nguyễn Quang Thái (2003), Đổi mới tổ chức và hoạt động thi hành án
dân sự ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh.
39. Thủ tướng Chính phủ (2008), Chỉ thị số 21/2008/CT-TTg ngày 01 tháng

7 năm 2008 về việc tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác
thi hành án dân sự, Hà Nội.
40. Thủ tướng chính phủ (2013), Nghị định số 125/2013/NĐ-CP ngày 14
tháng 10 năm 2013 về việc sủa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
58/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về
thủ tục thi hành án dân sự.
41. Nguyễn Thanh Thủy (2001), Hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân
sự, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
42. Trường Đại học Luật Hà Nội (2004), Giáo trình Lý luận nhà nước và
pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
43. Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1993), Giáo trình Lý luận chung về
nhà nước và pháp luật.
44. Lê Anh Tuấn (2004), Đổi mới thủ tục thi hành án dân sự Việt Nam, Luận

108


văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
45. Lê Anh Tuấn (2004), Đổi mới thủ tục thi hành án dân sự Việt Nam, Luận
văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
46. Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình (2008), Chỉ thị 01/2008/CT-CTUBND
ngày 02/3/2008 về việc tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi
hành án dân sự, Ninh Bình.
47. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2004), Pháp lệnh 13/2004/PL-UBTVQH11
ngày 14/1/2004 về Thi hành án dân sự, Hà Nội.
48. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, Tập 44, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
49. Viện Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp (2002), "Một số vấn đề về tổ chức
và hoạt động thi hành án hiện nay", Thông tin Khoa học pháp lý, (6).
50. Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2005), Luận cứ khoa học và thực

tiễn của việc đổi mới tổ chức và hoạt động thi hành án ở Việt Nam trong
giai đoạn mới, Báo cáo phúc trình đề tài cấp nhà nước độc lập, Hà Nội.
51. Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Ninh Bình (2012), Báo cáo công tác kiểm
sát 5 năm 2011-2015, Ninh Bình.
52. Viện nghiên cứu Khoa học Pháp lý – Bộ Tư pháp (2001), “Xã hội hóa
hoạt động Thi hành án dân sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp
chí Thông tin khoa học pháp lý, (8).
53. Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật (1995), Những vấn đề lý luận
cơ bản về Nhà nước và pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
54. Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin,
Hà Nội.

109



×