LỜI MỞ ĐẦU
Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đã khẳng định :” Đối với đất nước ta,đổi
mới là yêu cầu bức thiết của sự nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống
còn” . Đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã đưa đất nước ta
sang một giai đoạn phát triển mới , từ nền kinh tế bao cấp,chuyển sang nền kinh
tế hàng hóa nhiều thành phần,vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa đã và đang đặt ra cơ sở và yêu cầu cấp thiết tiếp tục cải cách bộ máy
nhà nước xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam ;trong đó cải
cách tư pháp là một nội dung quan trọng .
Trong hoạt động tư pháp,việc đảm bảo hiệu lực của bản án, quyết định
của Tòa án là một yêu cầu tất yếu khách quan,là nguyên tắc hiến định chỉ đạo
toàn bộ tổ chức và hoạt động thi hành án nói chung và hoạt động thi hành án dân
sự nói riêng.Điều 136 Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam quy định :”Các bản án và các quyết định của Tòa án nhân dân đã có
hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội,các đơn vị vũ trang nhân dân
và mọi công dân tôn trọng;những người và đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh
chấp hành”.Là một bộ phận cấu thành của hoạt động tư pháp,thi hành án dân sự
là một giai đoạn kết thúc quá trình giải quyết các vụ án dân sự nói chung.Thông
qua hoạt động thi hành án dân sự,các bản án phán quyết của Tòa án nhân danh
quyền lực Nhà nước được thi hành trong thực tế,quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân, cuả Nhà nước được bảo vệ, trật tự kỷ cương được đảm bảo, công bằng
xã hội được thực hiện.
Thực hiện Hiến pháp năm 1992 và các đạo luật về tổ chức và hoạt động
của bộ máy Nhà nước, Pháp lệnh thi hành án dân sự được Ủy Ban Thường Vụ
Quốc Hội ban hành ngày 21/04/1993 thay thế Pháp lệnh thi hành án dân sự năm
1989( ngày 28/08/1989). Thực hiện theo Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993
công tác thi hành án dân sự được chuyển giao từ Tòa án sang các cơ quan của
Chính Phủ.Tuy nhiên, thi hành án dân sự trước đây cũng như trong giai đoạn
hiện nay là một vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp, nhằm tiếp tục củng cố và
kiện toàn công tác thi hành án dân sự năm 2004 ỦY Ban Thường Vụ Quốc Hội
ban hành Pháp lệnh thi hành án dân sự mới thay thế Pháp lệnh thi hành án dân
sự năm 1993 vẫn theo hướng tách hoạt động thi hành án ra khỏi Tòa án đặt dưới
sự quản lí của các cơ quan của Chính Phủ mà trực tiếp là Cục thi hành án thuộc
Bộ Tư pháp. Tuy nhiên, qua mấy năm thực hiện Pháp lệnh thi hành án năm 2004
đã nảy sinh một số khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lí và công tác thực
hiện nghiệp vụ. Xuất phát từ tình hình mới của điều kiện kinh tế- xã hội đòi hỏi
phải có những quy định mới về công tác thi hành án trong một văn bản pháp lí
cao nhất do cơ quan quyền lực Nhà nước ban hành vì lí do đó năm 2008 Quốc
Hội nước ta đã ban hành Luật thi hành án và Luật này có hiệu lực kể từ ngày
01/07/2009.
a. Với ý nghĩa là một bộ phận của hệ thống tư pháp,thi hành án dân sự
không phải là một vấn đề bất biến mà luôn luôn phát triển và hoàn thiện
cùng toàn bộ thống tư pháp trong tiến trình lịch sử của Nhà nước. Việc
nghiên cứu toàn diện cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức và hoạt động
của Thia hành án dân sự là vấn đề hết sức mới mẻ, cấp thiết trước yêu cấu
đổi mới về tổ chức và nâng cao hiệu quả họt động của lĩnh vực này. Là
một sinh viên của trường Đại học Luật Hà Nội, nhận thức được tầm quan
trọng của vấn đề thi hành án dân sự trong việc thực hiện các bản án, quyết
định của Tòa án trên thực tế là lý do tôi đã quyết định lựa chọn đề tài:
“Thực tiễn việc tổ chức thi hành án dân sự ở địa phưong” là chuyên đề
nghiên cứu trong kỳ thục tập cuối khóa của mình.
CHƯƠNG I : QUÁ TRÌNH THU THẬP THÔNG TIN
Nhận thức rõ được tầm quan trọng và tính cấp thiết thời sự của
chuyên đề và theo yêu cầu nghiên cứu của đề tài Tôi đã được phân công về
nghiên cứu thực tập tại cơ quan Thi hành án dân sự huyện Sơn Dương – tỉnh
Tuyên Quang . Tại đây, Tôi đã được đội ngũ các anh chị Chấp Hành Viên và
Cán bộ trong cơ quan nhiệt tình giúp đỡ, đặc biệt là Chấp hành viên Nguyễn
Thành Thụy là người trực tiếp hướng dẫn Tôi hoàn thành chuyên đề này . Qua
quá trình tìm hiểu hoạt động Thi hành án dân sự Tôi đã tiếp thu được một số
kiến thức thực tế về hoạt động Thi hành án dân sự ở nước ta hiện nay và những
hoạt động nghiệp vụ của đội ngũ Chấp hành viên và đội ngũ các cán bộ làm
công tác thi hành án dân sự tại cơ quan nơi tôi thực tập .Thông qua đó Tôi xin
trình bày một số hiểu biết mà mình đã thu thập được trong quá trình thực tập của
mình.
1.Giới thiệu về địa bàn thực tập .
Huyện Sơn Dương , tỉnh Tuyên Quang là một huyện miền núi. Đây
là một huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Tuyên Quang . Với diện tích khoảng gần
80.000ha, đây là Huyện có diện tích tương đối lớn của tỉnh . Địa bàn huyện trải
dài với 33 xã, thị trấn gồm: Thị trấn Sơn Dương và các xã Tân Trào, Trung Yên,
Bình Yên, Lương Thiện, Minh Thanh, Tú Thịnh , Hợp Thành , Kháng Nhật, Sơn
Nam, Thượng Ấm, Đông Lợi , Cấp Tiến, Vĩnh Lợi , Văn Phú, Sầm Dương, Chi
Thiết, Tam Đa, Thiện Kế , Ninh Lai, Đồng Quý, Hợp Hòa, Tuân Lộ, Vân Sơn,
Phú Lương , Phúc Ứng , Đông Thọ, Thanh Phát, Lâm Xuyên, Hồng Lạc, Quyết
Thắng , Hào Phú, Đại Phú.
Với diện tích trải dài và tiếp giáp nhiều địa bàn trong và ngoài tỉnh : Phía
Bắc và Đông Bắc giáp huyện Yên Sơn của tỉnh và các huyện Đại Từ và Định
Hóa của tỉnh Thái Nguyên, phía Nam và Tây Nam giáp huyện Lập Thạch của
tỉnh Vĩnh Phúc và một số huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ . Với những nét đặc
thù về vị trí địa lí như vậy ảnh hưởng không nhỏ đến trình độ phát triển kinh tế -
xã hội của huyện .
Dân số của huyện vào khoảng 200.000 người , đây là một địa bàn có mật
độ tương đối cao so với các huyện khác của tỉnh Tuyên Quang . Tuy nhiên, kết
cấu dân số của huyện cũng không đều, người Kinh là cộng đồng chiếm đa số
chủ yếu sống tại khu vực Thị trấn và những vùng có điều kiện kinh tế thuận lợi.
Ngoài ra , trên địa bàn huyện có một bộ phận nhỏ các dân tộc ít người khác sinh
sống như người Tày, Nùng, Dao ở các xã vùng thượng huyện và người Sán Chỉ,
Sán Dìu, Ráy , Lô Lô , Thái ,Dao… ở các xã vùng hạ huyện .Về tôn giáo nhân
dân trong huyện chủ yếu là theo tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ông bà ngoài ra còn
có một bộ phận nhỏ dân cư theo tín ngưỡng đạo KiTô ( tập trung tại các xã
Vĩnh Lợi, Đông Thọ, Đồng Quý). Địa bàn sinh sống của các dân tộc ít người tập
trung chủ yếu ở các vùng có điều kiện kinh tế, giao thông đi lại khó khăn vì vậy
trình độ học vấn và năng lực hiểu biết pháp luật trong các cộng đồng dân tộc là
không giống nhau điều này gây khó khăn không nhỏ cho công tác tuyên truyền
phổ biến pháp luật nói chung và công tác thi hành án dân sự nói chung.
Khoảng 50% diện tích của huyện là đồi núi thấp, kinh tế chủ yếu là nông
nghiệp với khoảng 70-80% lao động hoạt động trong lĩnh vực này. Ngoài việc
trồng cây lúa nước nhân dân trong huyện còn trồng các cây lương thực khác như
Ngô, Khoai , Sắn… trên các bãi bồi ven sông và các đồi núi thấp. Với vị trí địa
lí và điều kiện khí hậu thuận lợi trên địa bàn Huyện còn trồng cây công nghiệp
là cây chè trên các đồi núi thấp và xây dựng một số xí nghiệp chế biến chè .Tuy
nhiên, hiện nay việc đầu tư vào cây chè vẫn chưa được chú trọng tương xứng
với tiềm năng. Ngoài hoạt động nông nghiệp trên địa bàn huyện còn tiến hành
một số hoạt động công nghiệp ( chủ yếu là khai thác khoáng sản đặc biệt là khai
thác quặng thiếc tại khu vực các xã Kháng Nhật , Hợp Thành…. và một số loại
khoáng sản khác).
Đời sống của các tầng lớp nhân dân trong huyện còn gặp rất nhiều khó
khăn .Theo số liệu thống kê của Phòng Lao Động – Thương Binh –Xã Hội năm
2008 toàn huyện vẫn còn khoảng 20% tổng số hộ nằm trong diện đói nghèo
trong đó hộ đói chiếm tỉ lệ là 5% theo tiêu chuẩn mới. Chiếm số lượng nhiều
nhất trong số này là hộ đồng bào các dân tộc ít người , đồng bào các xã nằm
trong địa bàn giao thông đi lại khó khăn. Tình trạng không có việc làm, thiếu
việc làm đối với người trong độ tuổi lao động chiếm một tỉ lệ tương đối lớn điều
này đã làm nảy sinh các vấn đề xã hội tiêu cực như trộm cắp , cờ bạc , ma túy,
mại dâm … gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự và là nguyên nhân dẫn đến tình
trạng gia tăng tội phạm và tranh chấp dân sự trong những năm gần đây.
Huyện Sơn Dương là khu vực có nhiều di tích lịch sử cách mạng, cùng
với huyện Định Hóa của tỉnh Thái Nguyên khu di tích lịch sử Tân Trào và các
xã lân cận là chiến khu cách mạng, thủ đô kháng chiến trong chiến tranh chống
pháp trường kỳ . Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước cũng như tỉnh ủy và ủy ban
nhân dân tỉnh Tuyên Quang luôn có sự quan tâm đặc biệt và chỉ đạo sát sao đối
với chính quyền huyện trong việc thực hiện nhiệm vụ an ninh – chính trị- xã
hội , trong đó có công tác thi hành án.Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ thi hành án
của mình Chấp hành viên và cơ quan thi hành án của huyện còn phải đảm bảo
thực hiện rất nhiều chính sách xã hội như đảm bảo quyền và lợi ích của người có
công với cách mạng ,an ninh chính trị trên địa bàn huyện điều này gây không ít
khó khăn cho việc thực hiện nghiệp vụ thi hành án .
2. Thời gian thực tâp.
Với chương trình đào tạo Cử nhân Luật, để hoàn thành chuyên đề
thực tập của mỗi sinh viên trường Đại Học Luật Hà Nội quy định thời gian thực
tập cuối khóa bắt đầu từ ngày 12/01/2009 và kết thúc vào ngày 24/04/2009 .
Thời gian thực tập liên tục trừ tuần nghỉ Tết nguyên đán (từ 26/01 đến
30/01/2009 ), và các ngày lễ, ngày nghỉ khác theo quy định của Luật Lao Động .
Thực hiện đúng các quy định của Trường Tôi đã tuân thủ nghiêm ngặt về thời
gian và thực hiện đúng các yêu cầu về công việc do Cán bộ hướng dẫn thực tập
phân công.
3. Phương pháp thu thập và nguồn tư liệu thu thập .
3.1.Phương pháp thu thập .
Trong quá trình nghiên cứu chuyên đề Tôi đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu : Phân tích , tổng hợp, lôgic pháp lí và lịch sử, so sánh luật …. nhằm
làm rõ những nhận định được đưa ra trong chuyên đề.
3.2. Nguồn tư liệu thu thập.
Để có được những thông tin phục vụ cho mục đích nghiên cứu của chuyên
đề Tôi đã tiến hành thu thập từ nhiều nguồn thông tinh khác nhau:
- Trước hết, là việc nghiên cứu tài liệu thi hành án của cơ quan, nghiên
cứu các văn bản khác có liên quan đến hoạt động thi hành án, nghiên
cứu hồ sơ thi hành án trong những năm gần đây;
- Tham khảo ý kiến của các Chấp hành viên, Cán bộ làm công tác thi
hành án trong và ngoài cơ quan;
- Tham gia vào các buổi đi làm việc tại cơ sở nhằm đôn đốc giáo dục
các đương sự tự nguyện thi hành án, tiến hành xác minh điều kiện thi
hành án của đương sự để đưa ra hướng giải quyết cho công tác thi
hành án;
- Thu thập thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng như Đài
phát thanh, truyền hình, sách báo pháp luật, các chuyên đề về thi hành
án dân sự và các công trình, đề tài nghiên cứu cao học Luật của một số
học giả trong nước.
Sau quá trình tìm hiểu và nghiên cứu bước đầu Tôi đã thu thập được một số
kiến thức mang tính chất lí luận về hoạt động thi hành án dân sự ở nước ta
trong giai đoạn hiện nay.
4. Những vấn đề có tính chất lí luận trong tổ chức và hoạt động thi hành án dân
sự ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
4.1. Khái niệm về thi hành án dân sự.
Hoạt động xét xử thể hiện tập trung nhất quyền tư pháp của Nhà nước.
Toàn bộ hoạt động điều tra, truy tố và các hoạt động có liên quan khác đều nhằm
phục vụ cho công tác xét xử để bảo vệ, khôi phục lại quyền và nghĩa vụ hợp
pháp của công dân, tổ chức kinh tế, xã hội và các cơ quan Nhà nước. Tuy nhiên,
các quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án mới chỉ là những giai đoạn đầu
của quá trình bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Kết thúc giai đoạn
xét xử, Tòa án mới chỉ đưa ra được phán quyết về nội dung vụ án, xác định
quyền và nghĩa vụ của các bên. Khi những phán quyết này của Tòa án được thực
thi đầy đủ trong thực tế cuộc sống thì quyền tư pháp của Nhà nước mới được
thực hiện trọn vẹn, công lí trở thành hiện thực, trật tự tư pháp mới được bảo
đảm, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân mới được bảo vệ.
Điều 136 Hiến pháp 1992 đã quy định : “ Các bản án và quyết định của
Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh
tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng ;
những người và đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”. Nguyên tắc
Hiến định này có ý nghĩa chỉ đạo toàn bộ tổ chức, nội dung hoạt động thi hành
án nói chung và hoạt động thi hành án dân sự nói riêng.
Trong quá trình giải quyết các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình,
kinh tế, lao động,vv… khi mà bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực
pháp luật được đưa ra thi hành, trong đó xác định các quan hệ pháp lí, sự kiện
pháp lí buộc người phải thi hành án có nghĩa vụ phải làm hoặc không được làm
một công việc nhất định vì lợi ích của người được thi hành án. Đây là thời điểm
chức năng xét xử của Tòa án hoàn thành. Việc thi hành các bản án hoặc các
quyết định của Tòa án là giai đoạn tiếp theo của giai đoạn xét xử ; trong giai
đoạn này, Tòa án không ra bất cứ một phán quyết nào có liên quan đến nội dung
vụ án, mà chỉ có thể giải thích những điểm chưa rõ ràng trong bản án hay quyết
định khi có yêu cầu từ phía cơ quan thi hành án. Khi bản án hoặc quyết định của
Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được đưa ra thi hành các đương sự có thể tự
nguyện thi hành án, tự thỏa thuận với nhau về những vấn đề có liên quan đến
việc thi hành bản án, quyết định đó theo quy định của pháp luật. Mặt khác khi
đương sự không tự nguyện thi hành án, người được thi hành án có đơn yêu cầu
thi hành án theo quy định của pháp luật thì các chủ thể tham gia vào quá trình thi
hành án cũng chỉ có nghĩa vụ thực hiện đúng những phán quyết của Tòa án như
ở trong giai đoạn xét xử mà không có quyền thay đổi bất cứ một vấn đề gì về nội
dung vụ án cũng như trình tự, thủ tục thi hành án kể cả Chấp hành viên được
phân công giải quyết vụ việc đó. Khoản 4 Điều 67 Pháp lệnh thi hành án dân sự
năm 2004 quy định : “ Chấp hành viên không thi hành đúng bản án, quyết định
của Tòa án, trì hoãn việc thi hành án, áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án
trái pháp luật, vi phạm quy chế Chấp hành viên thì bị xử lí kỉ luật hoặc truy cứu
trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại phải bồi thường”. Như vậy, thi hành án
dân sự là giai đoạn tiếp theo của giai đoạn xét xử và là giai đoạn cuối cùng của
quá trình giải quyết vụ án.
Từ những phân tích trên, với ý nghĩa là một giai đoạn cuối cùng của quá
trình giải quyết một vụ án dân sự nói chung có thể đưa ra khái niệm về thi hành
án dân sự như sau: Thi hành án dân sự Việt Nam là hoạt động hành chính – tư
pháp nhằm thực hiện đầy đủ, kịp thời những bản án, quyết định của Tòa án đã
tuyên do Chấp hành viên và cơ quan thi hành án tiến hành theo trình tự, thủ tục
nhất định do pháp luật quy định.
4.2. Các nguyên tắc thi hành án dân sự.
Các nguyên tắc thi hành án dân sự là những quan điểm chỉ đạo quán triệt
trong toàn bộ tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự. Là một bộ phận cấu
thành của tổ chức và hoạt động Nhà nước nói chung, tổ chức và hoạt động thi
hành án dân sự vừa tuân thủ những nguyên tắc chung về tổ chức và hoạt động
Nhà nước như: Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, nguyên tắc mọi công dân
đều bình đẳng trước pháp luật, nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong tổ chức và hoạt
động của bộ máy Nhà nước …. vừa tuân thủ nhưng nguyên tắc mang tính chất
chuyên môn, nghiệp vụ đó là các nguyên tắc sau:
• Nguyên tắc đảm bảo hiệu lực của các bản án, quyết định của Tòa án
( Điều 3 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004).
Việc thi hành nghiêm chỉnh và triệt để các bản án, quyết định có hiệu lực
pháp luật của Tòa án là một tất yếu khách quan trong hoạt động tư pháp của bất
kì nhà nước nào. Bản án, quyết định của Tòa án là sự phán xét nhân danh Nhà
nước và phải được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.
Điều 136 Hiến pháp 1992 quy định : “ Các bản án , quyết định của Tòa án đã có
hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã
hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng; những người và
đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”. Khi bản án, quyết định của Tòa
án đã có hiệu lực pháp luật được đưa ra thi hành thì tất cả các đương sự, các cơ
quan nhà nước, các tổ chức xã hội hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành
không cho phép bất kì một sự cản trở, chống đối nào đối với việc thi hành các
bản án, quyết định đó.
Nội dung của các bản án, quyết định phải được thi hành một cách đầy đủ,
kịp thời. Khi phát hiện thấy những sai sót hoặc điều chưa rõ ràng trong bản án,
quyết định của Tòa án, những chủ thể tham gia hoạt động thi hành án chỉ có
quyền khiếu nại, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền xem xét, quyết định. Mặt khác,
khi bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật được đưa ra thi hành thì cơ quan
Tòa án, Thi hành án hoặc bất cứ một cơ quan nào khác cũng đều không có
quyền sửa đổi, bổ sung nội dung của vụ án, quyết định đó. Tòa án nơi đã đưa ra
bản án, quyết định được đưa ra thi hành chỉ có quyền giải thích những điều mà
cơ quan thi hành án và Chấp hành viên yêu cầu.
Việc đảm bảo chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án
được đưa ra thi hành là đảm bảo sự tôn trọng pháp luật, hiệu lực của Nhà nước,
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân. Nguyên tắc này đòi
hỏi phải có một bộ máy, cơ chế thích hợp, đội ngũ cán bộ đủ năng lực đảm bảo
cho hoạt động thi hành án có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong
từng giai đoạn xây dựng và bảo vệ tổ quốc, bảo vệ Nhà nước pháp quyền Việt
nam xã hội chủ nghĩa.
• Nguyên tắc chỉ có Chấp hành viên, cơ quan thi hành án được thành lập
theo quy định của pháp luật là có thẩm quyền thi hành án.
Trong lịch sử hình thành và phát triển của công tác thi hành án dân sự Việt
Nam , pháp luật đã xác lập những cơ sở pháp lí về tính chuyên trách của họat
động thi hành án dân sự. Điều 24 Luật tổ chức Tòa án năm 1960 quy định : “ Tại
các Tòa án nhân dân địa phương có Chấp hành viên làm nhiệm vụ thi hành
những bản án và quyết định về dân sự, những khỏan về bồi thường và tài sản
trong các bản án hình sự”. Điều 4 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993 quy
định chỉ có thủ trưởng cơ quan thi hành án mới có quyền ra quyết định thi hành
án và Điều 12 xác định chỉ có Chấp hành viên là người được Nhà nước giao
nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của pháp
luật và được bảo vệ. Nội dung các quy định này tiếp tục được khẳng định Khoản
1 và Khoản 2 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004.
Nguyên tắc này không chỉ khẳng định tính chuyên trách của hoạt động thi
hành án dân sự mà còn thể hiện trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tập thể. Trong điều kiện của nền kinh tế
thị trường, khi trình độ văn hóa pháp lí của nhân dân còn hạn chế nguyên tắc này
có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc giữ gìn trật tự kỷ cương xã hội chống
lại hiện tượng “ thỏa thuận” thuê người thi hành án, “ dịch vụ đòi nợ” gây thiệt
hại đến lợi ích của nhân dân lao động.
• Nguyên tắc kết hợp chặt chẽ việc tôn trọng quyền tự định đoạt của đương
sự với chủ động tổ chức thi hành án của cơ quan thi hành án và Chấp hành viên
trong hoạt động thi hành án dân sự.
Việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của người được thi
hành án thể hiện sự tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự. Đây là điểm
khác biệt cơ bản giữa hoạt động thi hành án dân sự và thi hành án hình sự. Khi
bản án hình sự có hiệu lực pháp luật, việc thi hành các bản án đó được các cơ
quan chức năng thực hiện theo quy định của pháp luật, không phụ thuộc vào ý
chí của đương sự. Đối với các vụ án dân sự nói chung, sau khi bản án hoặc
quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, các bên vẫn có quyền tiếp tục thể
hiện ý chí của mình về việc có thi hành các phán quyết của Tòa án. Pháp luật
thừa nhận sự thỏa thuận tự nguyện của người được thi hành án và người phải thi
hành án về thể thức, phương pháp và những vấn đề khác liên quan đến việc chấp
hành bản án, quyết định của Tòa án nếu sự thỏa thuận đó đúng theo quy định
của pháp luật, không vi phạm lợi ích của Nhà nước, xã hội và chuẩn mực đạo
đức chung.Điều 6 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 quy định : “ 1. Nhà
nước khuyến khích các đương sự tự nguyện thi hành án; 2. Người được thi hành
án, người phải thi hành án có quyền thỏa thuận với nhau về thời gian, địa điểm,
phương thức thi hành án, nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội ….”.
Bên cạnh việc tôn trọng quyền tự định đọat , tự nguyện thi hành án của
đương sự, pháp luật còn quy định quyền chủ động của cơ quan thi hành án và
Chấp hành viên trong việc tổ chức hoạt động thi hành án dân sự. Khi có yêu cầu
thi hành án của người được thi hành án hoặc người phải thi hành án cơ quan thi
hành án và Chấp hành viên chủ động tiến hành các trình tự thi hành án và được
áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật buộc người phải
thi hành án thực hiện đúng phán quyết của Tòa án, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của người được thi hành án. Điều 22 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm
2004 quy định việc thủ trưởng cơ quan thi hành án chủ động ra quyết định thi
hành án trong những trường hợp sau:
- Án phí, lệ phí tòa án, trả lại án phí, lệ phí tòa án;
- Hình phạt tiền;
- Tịch thu tài sản, truy thu thuế, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính;
- Xử lí vật chứng đã thu giữ;
- Thu hồi đất theo quyết định của Tòa án;
- Quyết định về biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quyết định của Tòa
án.
Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định người phải thi hành án có điều kiện
thi hành mà không tự nguyện thi hành án thì sẽ bị cưỡng chế theo quy định của
pháp luật( Điều 7 Pháp lệnh).
• Nguyên tắc kết hợp vai trò chủ của Chấp hành viên cơ quan thi hành án
trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao và sự chỉ đạo của
chính quyền địa phương, sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức có liên quan.