Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Ăn hạt củ đậu khiến 3 người ngộ độc và 1 người tử vong – thầy thuốc có thể làm gì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.81 KB, 5 trang )

Ăn hạt củ đậu khiến 3 người ngộ độc và 1
người tử vong – Thầy thuốc có thể làm
gì?
Posted in Bác sĩ Nội trú, Cấp cứu, Đau bụng, Ngộ độc By admin On Tháng Mười Hai 22,
2014

Ca lâm sàng:
Ngày 17/12/2014, nhóm 4 người (sinh sống ở Phú Thọ) luộc hạt củ đậu
ăn cùng nhau, trong đó có 1 người ăn nhiều hơn 3 người còn lại. Sau ăn
vài giờ tất cả đều có biểu hiện đau bụng, nôn, ỉa chảy. Triệu chứng tiêu
hóa kéo dài đến hai ngày sau. Trường hợp nặng nhất xuất hiện mệt mỏi,
tê tay chân và nhập viện huyện điều trị khoảng 12 giờ sau khi ăn. Bệnh
nhân xuất hiện ngừng tuần hoàn được chuyển Bệnh viện tỉnh Phú Thọ
trong tình trạng hôn mê sâu (GCS 3 điểm), tụt huyết áp không đáp ứng
thuốc vận mạch. Suy hô hấp phải đặt ống nội khí quản thở máy. Khí máu
cho thấy toan chuyển hóa nặng (pH máu= 6,8). Bệnh nhân đã được
truyền natribicarbonat, lọc máu liên tục nhưng không đáp ứng, và tử
vong ngày thứ 3 sau khi ăn.
Vài nét về cây củ đậu
– Tên khoa học: Pachyrrhizus erosus, thuộc họ đậu (Fabaceace).
– Được trồng ở nhiều nơi mục đích lấy củ làm thực phẩm (98% là nước). Hạt củ
đậu chứa thành phần độc không ăn được nhưng được dùng để sản xuất thuốc trừ
sâu và chữa bệnh ngoài da (ghẻ, lở).
– Đặc điểm hình thái:
+ Thuộc loại cây leo, rễ dạng củ hình con quay.
+ Lá kép, 3 chét mỏng hình quả trám, dài 4 – 8 cm, rộng 4-12 cm.
+ Hoa màu tím nhạt, mọc chùm ở kẽ lá.
+ Quả hơi có lông, không cuống. Kích thước 12 x 1,2 cm, bên trong có thể có
đến 9 hạt với đường kính hạt 7 mm.
+ Rotenon là chất độc chính có trong hạt củ đậu. Trong 1 g hạt củ đậu chứa 3.53
mg đến dưới 0.58 mg. Ngoài ra có thể có trong lá với thành phần thấp hơn




Cây củ đậu (củ, lá, hoa, quả). Ảnh: Wikipedia
Bệnh sinh học
– Thành phần độc trong cây củ đậu là Rotenon tập trung trong hạt củ đậu. Ngoài
ra có thể có trong lá, nhưng với hàm lượng thấp hơn.
– Các trường hợp ngộ độc hầu hết do cố ý. Chỉ một số trường hợp uống nhầm
sau khi chế biến thành thuốc chữa ghẻ hoặc thuốc trừ sâu.
– Cơ chế gây độc của Rotenon: cho đến nay cơ chế gây độc của Rotenon vẫn
chưa thực sự được hiểu rõ. Tuy nhiên có một số cơ chế có thể đóng góp vào độc
tính của – Rotenon lên cơ thể người:
+ Rotenon ức chế men NADH trong phức hợp gắn màng I trong tỉ lạp thể, dẫn
đến ức chế phản ứng phosphoryl oxy hóa. Từ đó giảm phản ứng chuyển hóa ái
khí và tăng sinh lactat.


+ Ức chế hô hấp tế bào dẫn đến việc gia tăng hình thành hydrogen peroxide
(H2O2), các gốc oxy hóa tự do và chết theo chương trình của tế bào.
– Một số đặc điểm độc động học:
+ CTHH: C23H22O6. Trọng lượng phân tử: 393
+ Không tan trong nước.
+ LD50 trên chuột: 60 – 350 mg/kg
+ Không có thông tin thêm về các đặc điểm độc động học trên người và động
vật thí nghiệm.
Triệu chứng ngộ độc cấp hạt củ đậu
Thời gian khởi bệnh:
– Ngay sau khi ăn, uống Rotenon (hoặc uống thuốc trừ sâu có thành phần chế
xuất từ Rotenon) từ 5 – 40 phút có thể biểu hiện ngộ độc. Triệu chứng có thể
tiến triển nhanh và nặng có thể tử vong trong thời gian từ 2 – 5 giờ. Nếu được
kiểm soát tốt, triệu chứng nặng nề nhất có thể hết sau 4 – 7 giờ.

– Hạt củ đậu là hạt cứng do vậy có thể làm chậm hấp thu Rotenon do đó triệu
chứng có thể biểu hiện muộn và kéo dài hơn quá 12 giờ.
– Nếu không kiểm soát tốt, tình trạng huyết áp tụt kéo dài và toan chuyển hóa
có thể dẫn tới tử vong hoặc sống sót có di chứng.
Biểu hiện đa cơ quan và không đặc hiệu:
– Tiêu hóa: đau bụng, nôn, ỉa chảy, tăng tiết nước bọt.
– Tuần hoàn: nhịp tim nhanh, huyết áp ban đầu tăng sau đó tụt. Ngừng tuần
hoàn có thể xảy ra rất nhanh.
– Thần kinh: bắt đầu bằng tình trạng đau đầu, kích thích thần kinh, nhanh chóng
đi vào hôn mê, co giật. Đồng tử giãn.
– Hô hấp: kích thích hô hấp kiểu toan chuyển hóa, sau đó thở chậm và ngừng
thở. Thở chậm và ngừng thở là dấu hiệu tiên lượng nặng của bệnh.
– Chuyển hóa: toan chuyển hóa tăng khoảng trống anion và lactat. Tăng kali
máu thường gặp. Ngoài ra có thể gặp tăng hoặc hạ thân nhiệt.
– Ngoài ra: thiểu niệu, vô niệu do suy thận cấp, tổn thương gan cấp.
Theo tác giả Hung YM và cộng sự: nghiên cứu trên 5 trường
hợp ngộ độc Rotenon sau ăn cháo đun với rễ củ đậu, người nặng
nhất biểu hiện ngộ độc tương tự như ngộ độc cyanua, với các biểu
hiện toan chuyển hóa nặng tăng acid lactic, hôn mê tiến triển nhanh chóng, đồng
tử giãn và suy tuần hoàn cấp tính. 4 người còn lại ăn ít hơn, triệu chứng thoáng
qua chủ yếu đường tiêu hóa và thần kinh hồi phục hoàn toàn với điều trị hỗ trợ.
Xét nghiệm:
– Khí máu động mạch có lactat ngay khi BN vào viện và bất kì thời điểm nào
nghi ngờ toan chuyển hóa. Do ức chế hô hấp tế bào không sử dụng được oxy
nên nồng độ oxy máu động mạch và tĩnh mạch đều cao ngay cả khi có tụt huyết
áp.
– Theo dõi monitor điện tim liên tục.


– Các xét nghiệm khác theo dõi chức năng gan, thận, điện giải, đường máu,

nhiễm trùng.
– XQ phổi khi nghi ngờ viêm phổi sặc.
– Xét nghiệm Rotenon: chưa xác định được Rotenon tại Trung tâm Chống độc –
Bệnh viện Bạch Mai
Hướng tiếp cận điều trị ngộ độc hạt củ đậu
Ngộ độc Rotenon trong hạt củ đậu không có thuốc giải độc đặc
hiệu
– Đo đặc điểm tổn thương gây ức chế hô hấp tế bào mạnh và nhanh chóng
chóng thời gian ngắn dẫn đến toan chuyển hóa nặng tăng acid lactic, suy hô hấp,
suy tuần hoàn và hôn mê nên thái độ xử trí cần tích cực, khẩn trương
– Bệnh nhân đến sớm trước 1 giờ có thể dùng than hoạt tính liều 1-2
g/Kg. Chưa chứng minh được vai trò của than hoạt đa liều.
Điều trị triệu chứng và hồi sức tích cực là cơ bản và mấu chốt:
– Đặt nội khí quản bảo vệ đường thở, đặc biệt khi có toan chuyển hóa, tụt huyết
áp hoặc hôn mê
– Thở máy sớm giảm công hô hấp. Tránh đợi đến khi thở chậm, ngừng thở mới
đặt NKQ thở máy.
– Hồi sức dịch tích cực. Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm ngay khi BN vào viện
có triệu chứng. Sau khi bù đủ dịch cho thuốc vận mạch. Ưu tiên cho thuốc co
mạch như Noradrenallin do tình trạng toan chuyển hóa nặng.
– Nhanh chóng khắc phục toan chuyển hóa. Vì toan chuyển hóa kéo dài là
nguyên nhân dẫn đến suy hô hấp và suy tuần hoàn đáp ứng kém với vận mạch:
+ Truyền Natribicarbonat: hiện nay chưa có khuyến cáo về số lượng và tốc độ
Natribicarbonat trong ngộ độc Rotenon.
+ Chúng tôi khuyến cáo truyền Natribicarbonat tích cực trong thời gian ngắn,
nhanh chóng đưa bệnh nhân thoát khỏi tình trạng toan chuyển hóa tạm thời để
đảm bảo nâng huyết áp và tưới máu tổ chức.
+ Các nghiên cứu về sử dụng natribicarbonat trong điều trị ngộ độc cấp có thể
tới 1000 mEq/12 giờ sau ngộ độc vẫn a toàn.
+ Liều Natribicarbonat: 2 mEq/lần.

+ Chú ý tránh quá tải dịch, tăng Natri và hạ Kali máu
– Lọc máu:
+ Giúp giải quyết nhanh chóng tình trạng toan. Lựa chọn lọc máu ngắt quãng
nếu BN chưa có tụt HA mới có toan chuyển hóa nặng. Chọn lọc máu liên tục
TM – TM (CVVH) nếu BN đã có tụt huyết áp hoặc phải dùng thuốc vận mạch
liều cao.
+ Chưa chứng minh được vai trò của lọc máu trong loại trừ chất độc
+ Khắc phục toan chuyển hóa sớm và đảm bảo duy trì pH máu > 7,15 trong thời
gian 7 giờ đầu sau ngộ độc có ý nghĩa quyết định cứu sống BN
Tóm tắt và khuyến cáo


– Triệu chứng ngộ độc Rotenon do ăn hạt củ đậu giống triệu chứng ngộ độc
cyanua, chủ yếu là toan chuyển hóa và nhanh chóng tiến triển đến suy hô hấp,
suy tuần hoàn, hôn mê. Tuy nhiên nếu hồi sức phụ hợp triệu chứng nặng có thể
qua sau 4 – 7 giờ.
– Điều trị chủ yếu tập trung vào hồi sức và điều trị triệu chứng. Trong đó hồi
sức dịch, nhanh chóng khắc phục toan bằng Natribicarbonat liều cao và lọc máu
là quan trọng nhất. Đặt ống NKQ và thở máy sớm ngay khi có chỉ định. Sử
dụng thuốc vận mạch tích cực, ưu tiên Noradrenallin.
– BN tử vong thường do: đến muộn với triệu chứng hôn mê, tụt huyêt áp và suy
hô hấp. Hoặc những BN đến sớm nhưng không đươc chẩn đoán hoặc xử trí với
thái độ không phù hợp.
– KEY: ổn định bệnh nhân nhanh chóng đặc biệt trong 7 giờ đầu tiên sau ngộ
độc
Tài liệu tham khảo
1.
Hung YM, Hung SY, Olson KR, Chou KJ, Lin SL, Chung HM, Tung
CN, Chang JC ().Yam bean seed poisoning mimicking cyanide Intern
Med J ; 37 (2); 1302

2.
Narongchai P, Narongchai S, Thampituk S (2005). The first fatal case
of yam bean and rotenone toxicity in Thailand. J Med Assoc
Thai. 88(7):984-7.
3.
Catteau L, Lautié E, Koné O, Coppée M, Hell K, Pomalegni
CB, Quetin-Leclercq J. (2013) Degradation of rotenone in yam bean seeds
(Pachyrhizus sp.) through food processing. J Agric Food Chem.
61(46):11173-9.
4.
Lautié E, Rozet E, Hubert P, Vandelaer N, Billard F, Felde
TZ, Grüneberg WJ, Quetin-Leclercq J. (2013) Fast method for the
simultaneous quantification of toxic polyphenols applied to the selection of
genotypes of yam bean (Pachyrhizus sp.) seeds. Talanta. 15;117:94-101
5.
Toxin.com/Rotenone
ThS. BS. Nguyễn Đàm Chính
Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai



×