Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Hợp tác nghiên cứu trong cộng đồng khoa học hiện nay qua nghiên cứu trường hợp tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, ĐHQG hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (622.93 KB, 20 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

------------------------

TRẦN VĂN KHAM

HỢP TÁC NGHIÊN CỨU
TRONG CỘNG ĐỒNG KHOA HỌC HIỆN NAY
(QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQG HÀ NỘI)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI-2004

i


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

------------------------

TRẦN VĂN KHAM

HỢP TÁC NGHIÊN CỨU
TRONG CỘNG ĐỒNG KHOA HỌC HIỆN NAY
(QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQG HÀ NỘI)


CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC
MÃ SỐ: 05.01.09

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI HỌC

Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS Nguyễn An Lịch

HÀ NỘI-2004

ii


LỜI CẢM ƠN
Luận văn với đề tài “Hợp tác nghiên cứu trong cộng đồng khoa học hiện
nay” (qua nghiên cứu trường hợp tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội) là kết quả học tập và nghiên cứu của tác giả trong khoá
học 2001-2004 chuyên ngành Xã hội học, tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tác giả được PGS.TS
Nguyễn An Lịch trực tiếp hướng dẫn. Sự tận tình chỉ bảo của Phó Giáo sư cùng với
sự định hướng chuyên môn, gợi mở những hướng nghiên cứu của các nhà khoa học
trong ngành đã giúp tác giả có điều kiện hoàn thành luận văn của mình. Tác giả xin
được bày tỏ sự biết ơn chân thành nhất đến PGS.TS Nguyễn An Lịch và đội ngũ các
nhà khoa học ngành Xã hội học.
Với sự giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, tác giả đã tiếp cận được thực tế nghiên cứu của mình
qua nhiều nội dung từ điều tra số liệu, thu thập dữ liệu, trao đổi ý kiến… Tác giả xin
chân thành cảm ơn các thầy, cô, các nhà khoa học, đội ngũ lãnh đạo quản lý khoa
học của Nhà trường đã tạo điều kiện giúp đỡ.

Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy, Cô đã giảng dạy cho lớp cao
học 2001-2004 chuyên ngành Xã hội học, xin cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, bạn bè
đã hết lòng giúp đỡ, động viên, tạo mọi điều kiện trong quá trình học tập, nghiên
cứu và hoàn thành luận văn.

Trần Văn Kham

iii


MỤC LỤC

Phần mở đầu

1

1. Lý do chọn đề tài

1

2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

3

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

4

4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu


5

5. Đối tượng khảo sát và phạm vi khảo sát

5

6. Khung lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu

7

7. Bố cục của luận văn

8

Phần nội dung nghiên cứu

10

Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

10

1.1. Lược sử vấn đề nghiên cứu

10

1.1.1. Điểm luận những hướng nghiên cứu cơ bản trong lịch

10


sử xã hội học khoa học
1.1.2. Điểm luận những nghiên cứu về hợp tác nghiên cứu

11

1.1.3. Những công trình nghiên cứu về khoa học và hợp tác

13

nghiên cứu tại Việt Nam
1.2. Những luận điểm lý thuyết

14

1.2.1. Chủ nghĩa Mác Lênin

14

1.2.2. Quan điểm xã hội học khoa học của R.Merton

16

1.2.3. Những quan điểm xã hội học trong giai đoạn chuyển từ

18

mô hình cũ sang mô hình mới
1.2.4. Lý luận về mạng lưới xã hội và lý thuyết trao đổi
1.3. Những khái niệm cơ bản


19
24

1.3.1. Cộng đồng khoa học

24

1.3.2. Hợp tác nghiên cứu

30

1.4. Các phương pháp thu thập thông tin

33
iv


Chương 2: Hợp tác nghiên cứu trong cộng đồng khoá học (qua
nghiên cứu tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,

34

Đại học Quốc gia Hà Nội)
2.1. Một số nét khái quát về cộng đồng khoa học Trường Đại học

34

Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
2.2. Một số yếu tố thúc đẩy quá trình hợp tác nghiên cứu


46

2.3. Các hình thức hợp tác nghiên cứu

61

2.4. Các hình thức giao tiếp trong hợp tác nghiên cứu

79

2.5. Lợi ích và chi phí đạt được trong quá trình hợp tác nghiên cứu

84

Phần kết luận và khuyến nghị

90

1. Kết luận

90

2. Khuyến nghị

93

Tài liệu tham khảo và trích dẫn

95


Phụ lục A

97

Phụ lục B

101

v


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:
Ngay sau khi thống nhất đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã xác định
hoạt động khoa học là một trong những nội dung then chốt trong công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong những vấn đề cốt lõi trong việc xây
dựng đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam. Nghị quyết 37 của Đảng ngày 20/01/1981 được xem như là một
điểm khởi đầu cho việc hoạch định chính sách khoa học và kỹ thuật nước nhà
trong tình hình mới. Quan điểm của Đảng được thể hiện trong Nghị quyết này
là: mọi hoạt động khoa học và kỹ thuật trong suốt thời kỳ quá độ tiến lên chủ
nghĩa xã hội phải hướng vào phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp công nghiệp hoá
xã hội chủ nghĩa, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm. Trong những năm tiếp theo,
hoạt động khoa học và công nghệ nước nhà cũng có nhiều chuyển biến, có tác
dụng hữu hiệu cho quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế nước nhà. Sau
10 năm đổi mới, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khoá 8 (ngày 24/12/1996) cũng xác định những chiến lược phát triển
khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến năm
2000. Đến Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX,

Đảng và Nhà nước ta xác định tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2
khoá VIII với phương hướng phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học và công
nghệ đến năm 2005 và đến năm 2010 theo tinh thần đổi mới quản lý, tổ chức
và nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ… Đó là những vấn đề
cơ bản và cần thiết đối với sự phát triển xã hội.
Phân công lao động và phối hợp các hoạt động là hai nội dung cơ bản
của một tổ chức, nhóm xã hội. Thực hiện được hai vấn đề này là điều kiện cần
thiết để tổ chức, nhóm xã hội đó tồn tại và phát triển. Cộng đồng khoa học
cũng được xem như là một nhóm xã hội đặc thù, gồm những nhà khoa học
vi


tham gia vào các hoạt động khoa học và công nghệ. Những cá nhân trong
nhóm xã hội này có những đặc điểm chung về chức năng xã hội của họ, có
liên quan đến vị thế, vai trò, địa vị xã hội… Nghiên cứu các khía cạnh của
cộng đồng khoa học sẽ góp phần làm rõ các luận cứ khoa học quan trọng
trong việc thực hiện tinh thần Nghị quyết TW2 khoá VIII. Tuy nhiên, trong
thời gian qua việc nghiên cứu những nội dung khác nhau của cộng đồng khoa
học vẫn chưa thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà nghiên
cứu.
Luật khoa học và công nghệ (2000) có xác định hoạt động khoa học và
công nghệ là hoạt động xã hội hướng đến sản xuất, tạo dựng các tri thức khoa
học, ứng dụng các tri thức khoa học, đáp ứng các nhu cầu phục vụ xã hội.
Theo UNESCO, hoạt động khoa học và công nghệ bao gồm tất cả các hoạt
động có hệ thống liên quan chặt chẽ tới việc sản xuất, nâng cao, truyền bá và
ứng dụng các kiến thức khoa học và công nghệ, chẳng hạn các khoa học chính
xác và khoa học tự nhiên, cơ khí và kỹ thuật học, y học, khoa học nông
nghiệp cũng như các khoa học xã hội và nhân văn. Đây là môi trường khoa
học tạo dựng được nhiều hình thức tương tác lẫn nhau giữa các nhà khoa học.
Để qua đó, các nhà khoa học thể hiện được mình, chứng tỏ được mình, tiếp

thu được kinh nghiệm quý báu cho hoạt động chuyên môn của bản thân.
Mối quan hệ giữa các thế hệ trong khoa học cũng như việc đào tạo lực
lượng những nhà khoa học trẻ đang là vấn đề đáng lưu ý trong sự phát triển
của cộng đồng khoa học (nghiên cứu và triển khai). Phối hợp, cộng tác nghiên
cứu giữa các thành viên trong cộng đồng khoa học, giữa thành viên trong
cộng đồng khoa học này với các thành viên cộng đồng khoa học khác là điều
cần thiết, cần thúc đẩy. Hành động xã hội đó là những yếu tố sơ khởi, tiềm
tàng, tạo nên được những nhân tố mở rộng về số lượng và chất lượng của các
nhà khoa học, của cả cộng đồng khoa học.
Theo Nghị định 97/CP ngày 10/12/1993 của Thủ tướng Chính phủ, Đại
học Quốc gia Hà Nội được hình thành dựa trên sự sắp xếp, điều chỉnh một số
vii


trường Đại học lớn ở Hà Nội. Sứ mệnh của Đại học Quốc gia Hà Nội là phải
trở thành một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu, ứng dụng,
chuyển giao khoa học và công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, đạt
trình độ tiên tiến, làm nòng cốt trong hệ thống giáo dục đại học, đáp ứng nhu
cầu thực tiễn của xã hội. Nội dung hoạt động khoa học và công nghệ của Đại
học Quốc gia gồm 3 nội dung cơ bản: Nghiên cứu khoa học, phát triển công
nghệ và tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ. Với tư cách là thành viên của
Đại học Quốc gia Hà Nội, với truyền thống gần nửa thế kỷ của Trường Đại
học Tổng hợp Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là nơi
tập trung nhiều nhà khoa học với nhiều lĩnh vực nghiên cứu khoa học xã hội
và nhân văn khác nhau, đã trở thành cộng đồng khoa học vững mạnh, đang
dần đáp ứng những nhu cầu do thực tiễn xã hội đặt ra. Trong 6 chương trình
hoạt động định hướng phát triển Nhà trường theo hướng chuẩn hoá-hiện đại
hoá đến năm 2010, việc đào tạo một lực lượng các nhà khoa học đủ chất
lượng phục vụ nhu cầu thực tiễn xã hội, đòi hỏi có những hướng triển khai
phù hợp. Trong thời gian qua, Nhà trường đã từng bước phát huy những lợi

thế của các nhà khoa học theo các mô hình làm việc theo nhóm, tăng cường
tính liên ngành, liên thế hệ, hỗ trợ bổ sung kiến thức lẫn nhau, cùng tham gia
thực hiện những nội dung hoạt động khoa học và công nghệ đã được các nhà
khoa học tiến hành thực hiện… Những hoạt động đó đã làm cho diện mạo
hoạt động khoa học và công nghệ của Nhà trường được đổi mới, hoà nhập
cùng xu hướng phát triển nghiên cứu và đào tạo trong tình hình mới, dần đáp
ứng được những nhu cầu của xã hội đặt ra.
Từ những vấn đề trên, luận văn đi vào nghiên cứu vấn đề Hợp tác
nghiên cứu trong cộng đồng khoa học hiện nay (qua nghiên cứu tại
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội).
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
2.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu

viii


Trên cơ sở học hỏi và kế thừa những hướng nghiên cứu và lý luận nghiên
cứu đi trước, đề tài bước đầu vận dụng những lý luận về cộng đồng khoa học,
hợp tác nghiên cứu, lý luận trao đổi… trong việc đánh giá, tiếp cận vấn đề
nghiên cứu. Đồng thời, thông qua việc vận dụng những phương pháp nghiên cứu
mới về nghiên cứu lịch sử cuộc đời và đo lường xã hội (scientometrics), luận văn
cũng nhằm định hình được những phương pháp nghiên cứu cụ thể, hữu hiệu đối
với những hình thức nghiên cứu về mô hình hợp tác. Mặt khác, luận văn cũng
mong muốn tóm lược một số luận điểm mới của xã hội học khoa học đương đại
phù hợp với đề tài nghiên cứu và những vấn đề hiện thực của xã hội Việt Nam.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Với những đánh giá, kết luận trong quá trình nghiên cứu, đề tài này sẽ
đề xuất một số giả định về mặt chính sách nhằm khuyến khích và đẩy mạnh
hoạt động hợp tác nghiên cứu giữa các nhà khoa học (tại Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội), góp phần vào sự

nghiệp xây dựng Nhà trường theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá các mặt hoạt
động, xây dựng Nhà trường, Đại học Quốc gia Hà Nội theo hướng Đại học
nghiên cứu ngang tầm với các trường đại học trong khu vực và trên thế giới.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ hoạt động hợp tác nghiên cứu giữa các nhà khoa học dưới
góc nhìn của xã hội học khoa học. Hoạt động này đã được thực hiện dựa trên
những mục đích khác nhau của hợp tác nghiên cứu giữa các nhà khoa học;
tìm ra được những mô hình hợp tác phổ biến trong hoạt động nghiên cứu hiện
nay giữa các nhà khoa học…
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tiến hành giải quyết những nhiệm vụ chính sau:
Nhiệm vụ thứ nhất: Xác định những cơ sở lý luận chính và hướng tiếp
cận chính cho vấn đề nghiên cứu.
ix


Nhiệm vụ thứ hai: Mô tả và lý giải mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí
đạt được trong quá trình hợp tác giữa các nhà khoa học
Nhiệm vụ thứ ba: Xác định một số cách đo lường hoạt động hợp tác giữa
các nhà khoa học bằng việc ứng dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành.
Nhiệm vụ thứ tư: Từ những đánh giá và kết luận ban đầu của vấn đề
nghiên cứu, luận văn sẽ gợi mở những giải pháp, chính sách hợp lý nhằm đưa
hoạt động hợp tác nghiên cứu theo hướng xây dựng Nhà trường trở thành đại
học nghiên cứu.
4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu: hoạt động hợp tác nghiên cứu của các nhà khoa học
4.2. Đối tượng nghiên cứu: Hợp tác nghiên cứu trong cộng đồng khoa học
4.3. Phạm vi nghiên cứu:
Do đây là vấn đề nghiên cứu khá phức tạp, đề tài nghiên cứu chỉ tập

trung đến một số khía cạnh sau:
(i) Mô tả những khác biệt trong hoạt động hợp tác giữa những nhà khoa
học trong cộng đồng khoa học (trường đại học); xác định được vị trí và vai trò
của các nhà khoa học với nhiệm vụ chính là nhà sư phạm;
(ii) Lý giải những yếu tố tác động tạo nên sự khác biệt trong hoạt động
hợp tác nghiên cứu giữa các nhà khoa học.
5. Đối tượng khảo sát và phạm vi khảo sát:
5.1. Đối tượng khảo sát:
Đối tượng khảo sát của đề tài là những nhà khoa học đang làm việc tại
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
5.2. Phạm vi khảo sát:

x


Do những hạn chế về điều kiện vật chất, khoa học, đề tài chỉ dừng lại
nghiên cứu tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học
Quốc gia Hà Nội.
Việc khảo sát được tiến hành từ tháng 3.2004 đến 9.2004
Những hoạt động hợp tác của các nhà khoa học được đề cập từ năm
2000 đến năm 2004.
5.3. Mô tả mẫu nghiên cứu
Khảo sát 110 nhà khoa học bằng bảng hỏi với cơ cấu mẫu như sau:
- Về giới tính: 70.9% là nam, 29.1% là nữ
- Về độ tuổi: + Dưới 35 tuổi: 47.3%
+ Từ 35 đến 45 tuổi: 23.6%
+ Trên 45 tuổi: 29.1%
Độ tuổi trung bình trong mẫu nghiên cứu là 38 tuổi
- Về học vị: + Cử nhân: 18.2%
+ Thạc sỹ: 49.1%

+ Tiến sỹ: 32.7%
- Về kết quả nghiên cứu trong 5 năm qua:
+ Dưới 5 công trình nghiên cứu: 72.2%
+ Từ 5 đến 10 công trình nghiên cứu: 18.2%
+ Trên 10 công trình nghiên cứu: 9.1%
Số công trình nghiên cứu trung bình trong mẫu nghiên cứu của các nhà
khoa học trong 5 năm qua là 4 công trình

xi


6. Khung lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu
6.1. Khung lý thuyết
SỨ MỆNH, VỊ THẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN
VĂN

HỢP TÁC NGHIÊN CỨU

Những
yếu tố
thúc đẩy,
định
hướng

Những
nội
dung
hợp tác


Những
hình
thức
giao tiếp

Lợi ích-chi
phí thông
qua hợp tác

TÍ NH cứu
CỐ KẾT CỦA CỘNG ĐỒNG KHOA HỌC
6.2. Giả thuyết nghiên

6.2.1. Giả thuyết 1: Hợp tác nghiên cứu là một mô hình hành động
được nhiều nhà khoa học quan tâm, thực hiện. Hoạt động hợp tác được chủ
yếu thực hiện qua các hoạt động đồng tác giả bài viết, đồng hướng dẫn luận
văn/luận án; đồng chủ trì đề tài… sự kết hợp giữa nhà khoa học già và trẻ có
xu hướng nổi bật hơn mô hình già-già, trẻ-trẻ.
6.2.2. Giả thuyết hai: Lợi ích thu được từ hành động hợp tác nghiên
cứu được thể hiện đáng chú ý là sự chia sẻ - trao truyền: tri thức, kỹ năng,
phương pháp; tạo nên những hình thức tranh luận, phê phán các quan điểm
khoa học.
xii


6.2.3. Giả thuyết ba: Chi phí từ hành động hợp tác sẽ thể hiện rõ nét ở
khía cạnh kinh tế, thời gian, sự phức tạp trong quản lý.
6.2.4. Giả thuyết 4: Hợp tác nghiên cứu trong cộng đồng khoa học tạo
thành chất cố kết cộng đồng khoa học.
7. Bố cục và nội dung của luận văn:

Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Đối tượng khảo sát và phạm vi khảo sát
6. Khung lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu
7. Bố cục và nội dung của luận văn
Phần nội dung nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
1.1. Lược sử vấn đề nghiên cứu
1.2. Những nguyên tắc phương pháp luận
1.3. Những khái niệm cơ bản
1.3.1. Khái niệm cộng đồng khoa học
1.3.2. Khái niệm hợp tác nghiên cứu
1.4. Những luận điểm xã hội học về hoạt động hợp tác
1.5. Các phương pháp thu thập thông tin
Chương 2: Hợp tác nghiên cứu trong cộng đồng khoa học
2.1. Khái quát về trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
2.2. Những yếu tố thúc đẩy quá trình hợp tác
2.3. Một số hình thức của hợp tác nghiên cứu
2.4. Các mô hình giao tiếp trong hoạt động hợp tác nghiên cứu
xiii


2.5. Lợi ích và chi phí của hoạt động hợp tác nghiên cứu
Phần kết luận và đề xuất giải pháp
1. Kết luận
2. Đề xuất giải pháp
Tài liệu tham khảo và Phần phụ lục


TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ TRÍCH DẪN

xiv


1.

Ban khoa giáo trung ương, Các văn bản của Đảng và Nhà nước về phát triển
khoa học và công nghệ giai đoạn 1981-2001, NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội 2002.

2.

Bộ môn khoa học luận-Phân viện Báo chí tuyên truyền: Danh từ, thuật ngữ
khoa học, công nghệ và khoa học về khoa học, NXB Khoa học kỹ thuật và
Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội-2001.

3.

Các báo cáo của Ban Giám hiệu Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn trình Hội nghị cán bộ viên chức Nhà trường từ năm 2000 đến 2004 và 6
chương trình hoạt động hướng đến mục tiêu chuẩn hoá hiện đại hoá các mặt
hoạt động của Nhà trường (2003-2010)

4.

Chiến lược phát triển giáo dục trong thế kỷ XXI: Kinh nghiệm của các quốc
gia, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.


5.

G.Endruweit và G.Trommsdorff, Từ điển xã hội học, NXB Thế giới 2001.

6.

J.H.Fichter, xã hội học, (bản dịch của Trần Văn Đĩnh), Hiện đại thư xã xuất
bản, 1974.

7.

Maccô-Maccôp, Chủ nghĩa xã hội và quản lý xã hội, NXB khoa học xã
hội, 1978.

8.

Nguyễn Thị Anh Thu (CB), Đổi mới chính sách sử dụng nhân lực khoa học
và công nghệ trong cơ quan nghiên cứu và phát triển, NXB Khoa học xã hội,
Hà Nội 2000.

9.

Tô Duy Hợp-Lương Hồng Quang, Phát triển cộng đồng: Lý thuyết và
thực hành, NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội 2000.

10.

Tập bài giảng xã hội học khoa học, công nghệ và môi trường (PGS.TS
Vũ Cao Đàm) giảng dạy ở lớp cao học xã hội học 2001-2004.


11.

Triết học phương Tây hiện đại, Từ điển, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội,
1996.

12.

Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Phác thảo chiến lược
phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam đến năm 2010, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội 2003.

13.

TS Lê Đăng Doanh (CB), Đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ ở
Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 2003.

14.

Từ Điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2003

15.

V.P. Cudơmin, Nguyên lý tính hệ thống trong lý luận và phương pháp
luận của Mác, NXB Sự thật, 1986.
xv


16.

V.X.Bilblero, Khái lược về lịch sử và lý luận phát triển khoa học, NXB Khoa

học xã hội, Hà Nội-1975.

17.

Collins and Restovia: The 'Mooting' of Science Studies: Research Programs
and Science Policy, pp. 53-83 in K. Knorr-Cetina and M. Mulkay, Science
Observed, Beverly Hills, CA: Sage, 1983;

18.

David Jary and Julia Jary, The Happer Collins Dictionary of Sociology, The
Happer Collins Publisher 1991.

19.

Gary M.Olson, Thomas W.Malone and John B.Smith, Coordination theory
and Collaboration technology, Lawrence Erlbaum Associates, Inc, 2001.

20.

Gordon Marshall, The Concise Oxford Dictionary of Sociology, Oxford
University Press 1994.

21.

Grit Laudel, Collaboration, creativity and rewards: why aand how scientists
collaborate, International Journal of Technology Management, Vol 22, no
7/8, 2001.

22.


J.H.Turner, Structure of Sociological Theory, The Dorsey Press 1986

23.

K. Marx and F. Engels, The German Ideology, New York: International
Publishers, 1947.

24.

R. K. Merton, Science, Technology, and Society in Seventeenth Century
England. New York: Harper and Row, 1970.

25.

R. K. Merton, The Sociology of Science, Chicago: University of Chicago
Press, 1973.

26.

R. K. Merton,. Social Theory and Social Structure. Enlarged ed. New
York: The Free Press, 1968.

27.

Stig A.Lundberg, Sociology of Knowledge, Honefess, 2004.

28.

T.Kuhn, Structure of Scientific Revolutions, Chicago: University of Chicago

Press, 1970.

xvi


PHỤ LỤC A
MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN

1.

Đặng Quốc Bảo-Nguyễn Quốc Hưng, Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai: Vấn
đề và giải pháp, NXB chính trị quốc gia, 2004.

2.

Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Sử dụng tri thức phục vụ phát triển đối với
Việt Nam, NXB Văn hoá Thông tin, 2001.

3.

PGS.TS Phan Thanh Khôi (2004), Vấn đề dân chủ trong nghiên cứu khoa học ở
nước ta hiện nay, (Toạ đàm khoa học: Giá trị xã hội chủ nghĩa trong chính sách
khoa học và giáo dục, Dự án Rosa-Luxemburg, Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, ĐHQG Hà Nội).

4.

Phạm Phụ, Giáo dục đại học dưới góc nhìn của kinh tế học, Tạp chí Tia sáng, số 1
năm 2002.


5.

Tạo nhu cầu thật cho hoạt động khoa học, Tạp chí Tia sáng, tháng 6.2002.

6.

Trần Văn Kham, Phối hợp và phân công lao động trong tổ chức (Hội nghị cán bộ
khoa học trẻ Đại học Quốc gia Hà Nội lần thứ II-2002)

7.

„Producing Communities‟ as a Theoretical Challenge 11 Turner, Ralph H., 1970:
Determinants of Social Movement Strategies. In: Tamotsu Shibutani (ed.),
Amsterdamska, Olga and L. Leydesdorff, 1989: Citations: Indicators of
Significance? Scientometrics 15, 449-471

8.
9.

Baber, 1952, Science and Social Order, New york, The Free Press.

10. Babu,

A.R; Singh,Y.P (1998),
Scientometrics, 43(3), 309-329.

11.

12.


Determinants

of

Research

Productivity,

Balog, C. (1979/1980).
“Multiple Authorship and Author Collaboration in
Agricultural Research Publications.” Journal of Research Communication Studies,
2, 159-169.
Balog, C., 1979/1980. Multiple authorship and author collaboration in agricultural
research publications. Journal of Research Communication Studies 2, 159-169.

13. Barnett, A; Ault,R.W&Kaserman,D.L (1998), The rising incidence of co-authorship
in economics: futher evidence, Review of economics and statistics, August, 539543.

14.

Beaver, D. de B. (2001). “Reflections on Scientific Collaboration (and Its Study):
Past, Present and Future.” Scientometrics, 52, 365-377.

15. Beaver, D., deB&Rosen, R. (1978a), Studies in scientific collaboration- Part 1, The
profession origins of scientific co-authorship, Scientometrics, 1(1), 65-84.

16. Beaver, D., deB&Rosen, R. (1978a), Studies in scientific collaboration- Part III,
The profession origins of scientific co-authorship, Scientometrics, 1(3), 231-245


xvii


17. Beaver, D., deB&Rosen, R. (1978b), Studies in scientific collaboration- Part II,
Research productivity and visibility in the French scientific elite, 1799-1830,
Scientometrics, 1(2), 133-149.

18.

Bell, Colin and Howard Newby, 1971: Community Studies: An Introduction to the
Sociology of the Local Community. London: George Allen and Unwin

19. Bellas,M.L&Toutkoushian, R.K (1999), Faculty time allocation and research
productivity: Gender, race and family effects, Review of Higher Education, 22(4),
367-382.

20.

Bưhme, Gernot, 1975a: The Social Function of Cognitive Structures: A Concept of
the Scientific Community within a Theory of Action. In: H. D. Knorr, H. Strasser
and H. G. Zilian (eds.)

21. Bozeman, B. (1986), 'The credibility of policy analysis: Between method and use.,'
Policy Studies Journal 14, No.4, pp.519-539.

22.
23.
24.

25.


Brint, Steven, 2001: Gemeinschaft revisited: A Critique and Reconstruction of the
Community Concept, Sociological Theory 19, 3-23
Bush, G.P. and Hattery, L.H. (1956.) “Teamwork and Creativity in Research.”
Science Quarterly, 1, 361-362.
Calhoun, C. J., 1980: Community: toward a variable conceptualization for
comparative research. Social History 5, 105-129. „Producing Communities‟ as a
Theoretical Challenge
Charles Kurzman aand Lynn Owens, The Sociology of Intellectuals,
Review of Sociology, no.28, 2002, pp.63-90.

Annual

26. Christian Health, Hubert Knoblauch and Paul Luff (2000), Technology and Social
Interaction: The Emergence of Workplace Studies, Bristish Journal of Sociology, no
51, Issue 2; pp.299-320.

27.

Chubin, Daryl E., 1976: The Conceptualization of Scientific Specialties, The
Sociological Quarterly 17, 448-476

28. Clark,B.R, (1964), Multiple authorship trends in scientific papers, Science, 143,
822-824.

29. Crane, D (1965), Scientists at major and minor universities: a study of productivity
and rcognition, American Sociological Review, 30, 699-714.

30. Crane, D (1969), Collaboration, communication and influence: a study of the effects
of formal and informal collaboration emong scientists, Mimeo.


31.
32.

Determinants and Controls of Scientific Development, Dordrecht/Boston: Reidel
1975, 205-225
Donald DeB.Beaver, Reflections on Scientific Collaboration (and its study): Past,
present aanfd future, Scientometrics, vol.52, no.3, 2001, pp.365-377.

33. Durden, G&Gaynor, P.(1997a), Reasons for multi-authorships, Journal of Economic
Perspectives, 11(2), 192-193.

xviii


34. Durden, G.C&Perri,T.J (1995), Coauthorship and publication efficiency, Atlantic
Economic Journal, 23(1), 69-76.

35.

Effrat, Marcia Pelly, 1974: Approaches to Community: Conflicts and
Complementaries. In: Marcia Pelly Effrat (ed.), The Community: Approaches and
Applications, New York and London:, The Free Press, 1-32

36. Fox, K.J&Milbourne, R (1999), What determines research output of academic
economists? Economic Record, 76(230), 256-267.

37. Fox,M.F&Faver,C.A (1982), The process of collaboration in scholarly research,
Scholarly Publishing, 13, 327-339.


38.
39.

Frame, J.D. and Carpenter, M.P. (1979). “International Research Collaboration.”
Science, 9, 481 – 487.
Glọser, Jochen, 2001: Scientific specialties as the (currently missing) link between
scientometrics and the sociology of science. Proceedings of the 8th International
Conference on Scientometrics & Informetrics, Sydney, Australia, July 16-20th 2001,
191-210

40. Goran Melin, Pragmatism and self-organization: Research collaboration on the
individual level, Research Policy (29) 2000 31–40.

41. Gordon, M.D(1980), A critical reassessment of inferred relationship between
multiple authorhip, scientific collaboration and the production of papers and their
acceptance for publication, Scientometrics, 2, 193-201.

42.
43.

44.

Hagstrom, W.O. (1965). The Scientific Community, Basic Books, New York.
Hagstrom, Warren O., 1965: The Scientific Community. Carbondale: Southern
Illinois Univ. Press. Hillery, George A. Jr., 1955: Definitions of Community: Areas
of Agreement, Rural Sociology 20, 111-123
Heffner, A.G. (1981.) “Funded Research, Multiple Authorship, and Subauthorship
Collaboration in Four Disciplines.” Scientometrics, 3, 5-12.

45. Hudson,J,(1996), Trends in multi-authored papers in economics, Journal of

economics Perspectives, 11, 153-158.

46. John Hagedoorn, Albert N. Link, Nicholas S. Vonortas, Research partnerships,
Research Policy (29) 2000, 567–586.

47.
48.

49.

Katz, J.S. and Martin, B.R. (1997). “What Is Research Collaboration?” Research
Policy, 26, 1-18.
Knorr-Cetina, Karin, 1982: Scientific Communities or Transepistemic Arenas of
Research? A Critique of Quasi-Economic Models of Science, Social Studies of
Science 12, 101-130
Knorr-Cetina, Karin, 1995a: Laboratory Studies: The Cultural Approach to the
Study of Science. In: Sheila Jasanoff, Gerald E. Markle, James C. Petersen and
Trevor Pinch (eds.), Handbook of Science and Technology Studies, Thousand Oaks,
London and New Delhi: Sage, 140-166.

xix


50.

51.
52.

Kraut, R. and Egido, C. (1988). “Patterns of Contact and Communication in Scientific
Research Collaboration.” Proceedings of the Conference on Computer-Supported

Cooperative Work. September 1988, Portland, OR, 1-12.
Latour, Bruno and Steve Woolgar, 1979: Laboratory Life: The Social Construction
of Scientific Facts. Beverly Hills: Sage
Luukkonen, T., Persson, O. and Sivertsen, G. (1992). “Understanding Patterns of
International Scientific Collaboration.” Science Technology and Human Values, 1,
101-126.

53. M.J.Mulkay, 1980, Sociology of Scientific Research Community, University of
New york.

54.
55.

Melin, G. and Persson, O. (1996). “Studying Research Collaboration Using Coauthorships.” Scientometrics, 36, 363-377.
Merton, R.K. (1973). The Sociology of Science. The University of Chicago Press:
Chicago.

56. On being a scientist: Responsible Conduct in Research, National Academy Press,
1995

57.

R.S.Smith, Contested Memory: Notes on R.K.Merton‟s “The Thomas Theorem and
the Matthew Effect”, The American Sociologist, Summer 1999

58. Ralph Schroeder aand Richard Swedberg (2002), Weberian perpectives on science,
technology and the economy, Bristish Journal of Sociology, no.53, Issue 3; pp.383401.

59.
60.

61.
62.

Stacey, Margaret, 1969: The Myth of Community Studies, The British Journal of
Sociology 20, 134-147
Stokes, T.D. and Hartley, J.A. (1989). “Coauthorship, Social Structure, and
Influence with Specialties.” Social Studies of Science, 19, 101-125.
Sullivan, Daniel, D. Hywel White and Edward J. Barboni, 1977: Co-Citation
Analyses of Science: An Evaluation, Social Studies of Science 7, 223-240
Thorsteinsdottir, O. Halla. (2000). “External Research Collaboration in Two Small
Science Systems.” Scientometrics, 49, 145-160.

63.

Woolgar, Steve W., 1976: The Identification and Definition of Scientific
Collectivities. In: Gerard Lemaine, Roy MacLeod, Michael Mulkay, and Peter
Weingart (eds.), Perspectives on the Emergence of Scientific Disciplines, The
Hague: Mouton & Co, 235-245.

64.

www.interdisciplines.org/interdisciplinarity/papers

65.

Zuckerman, Harriet, 1988: The Sociology of Science. In: Smelser, Neil J. (ed.),
Handbook of Sociology, Newbury Park, London, New Delhi: Sage, 511

xx




×