Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Phát huy vai trò của đội ngũ trí thức nữ trong các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp ở tỉnh gia lai hiện nay thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.9 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

PHẠM THỊ THANH HÀ

Phát huy vai trò của đội ngũ trí thức nữ trong các trường cao
đảng và trung học chuyên nghiệp ở tỉnh Gia Lai hiện nay
Luận văn Thạc sỹ chủ nghĩa xã hội khoa học
Mã số: 5 01 02

Người hướng dẫn khoa học: TS. Tô Ngọc Thắng

Hà Nội - 2004

1


MỤC LỤC
Trang
Mở đầu................................................................................

1

Chương 1. Vị trí, vai trò của tầng lớp trí thức và đội ngũ trí thức
nữ trong công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước ...............................................

11

1.1. Về khái niệm trí thức, tầng lớp trí thức và trí thức nữ
nước


ta..........................................................................................
1.2. Quá trình hình thành và phát triển lý luận về giải phóng
phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam nữ của chủ nghĩa xã hội
khoa học..............................................................................

11

15

1.3. Một số đặc điểm của đội ngũ trí thức nữ nước ta trong
đổi

18

1.4. Phát huy vai trò của đội ngũ trí thức nữ trong sự nghiệp
đổi mới đất nước là yêu cầu khách quan hiện
nay...............

23

thời

kỳ

mới............................................................................

Chương 2. Thực trạng và xu hướng phát triển của đội ngũ trí
thức nữ trong các trường cao đẳng và trung học
chuyên nghiệp Tỉnh Gia lai hiện nay...............................


32

2.1. Vài nét về đặc điểm, tình hình, môi trường hoạt động của
nữ trí thức trong các trường cao đẳng và trung học chuyên
nghiệp tỉnh Gia Lai..............................................................

32

2.2. Thực trạng đội ngũ trí thức nữ trong các trường cao đẳng
và trung học chuyên nghiệp tỉnh Gia Lai hiện nay............

40

2


2.3. Xu hướng vận động và những vấn đề đặt ra.......................

49

Chương 3. Phương hướng và một số giải pháp nhằm phát huy vai
trò của đội ngũ trí thức nữ trong các trường cao đẳng
và trung học chuyên nghiệp ở tỉnh Gia Lai hiện nay....
3.1. Phương
hướng......................................................................

59
59

3.2. Một số giải pháp cơ bản để phát huy vai trò của đội ngũ

trí thức nữ trong các trường cao đẳng và trung học chuyên
nghiệp tỉnh Gia Lai hiện nay...............................................

75

Kết luận................................................................................

89

Danh mục tài liệu tham khảo.............................................

91

3


BẢNG QUY ƯỚC CHỮ VIẾT TẮT

- Chủ nghĩa xã hội:

CNXH

- Xã hội chủ nghĩa:

XHCN

- Giáo sư:

GS


- Tiến sĩ:

TS

- Phó tiến sĩ:

PTS

- Trung ương:

TW

- Nhà xuất bản:

NXB

- Giai cấp vô sản:

GCVS

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa: CNH, HĐH
- Chủ nghĩa tư bản:

CNTB

- Đế quốc chủ nghĩa:

ĐQCN

- Chủ nghĩa xã hội khoa học :


CNXHKH

- Phổ thông trung học :

PTTH

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình dựng nước và giữ nước, phụ nữ Việt Nam đã có những
đóng góp to lớn vào sự nghiệp chấn hưng, trường tồn của dân tộc. Có rất nhiều
phụ nữ đã hy cả cuộc đời mình cho sự sống còn của Tổ quốc, để lại những tấm
gương mãi mãi sáng ngời trong lịch sử phụ nữ Việt Nam. Rồi cũng chính họ phụ nữ - là những người quyết định đến sự phát triển giống nòi, hạnh phúc gia
đình, sự phát triển sản xuất xã hội cũng như sự ổn định chính trị đất nước.
Tiếp thu những quan điểm đúng đắn của Chủ nghĩa Mác - Lênin về trí
thức và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, từ khi ra đời đến nay, Đảng Cộng sản
Việt Nam luôn coi trọng trí thức, trong đó có trí thức nữ.
Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986) đã đề ra đường lối
đổi mới toàn diện của đất nước, trong đó đặc biệt coi trọng vai trò của trí thức,
coi liên minh công nông trí thức là nền tảng chính trị của Nhà nước Cộng hoà
XHCN Việt Nam.
Với tinh thần ấy, Đảng và Nhà nước ta đã ra nhiều văn bản quan trọng trực
tiếp liên quan đến việc nâng cao vai trò đội ngũ trí thức: Nghị quyết TW 4 (khoá
VII), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII, IX, thực sự nhấn mạnh Giáo dục - Đào
tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá( HĐH) đất nước... Trong tình hình đó vai trò đội
ngũ trí thức nói chung, đội ngũ trí thức nữ nói riêng trong lĩnh vực Giáo dục Đào tạo lại càng được chú ý.

Cũng như các địa phương trong cả nước, để phát triển kinh tế, xã hội... đi
lên ngang bằng với các tỉnh khác, tỉnh Gia Lai càng phải coi trọng và phát huy
vai trò của đội ngũ trí thức nói chung, đội ngũ trí thức nữ nói riêng. Song không

5


phải lúc nào thực tế cũng diễn ra như ý muốn của con người. Mặc dù đã có nhiều
cố gắng song ở tỉnh Gia Lai vẫn xảy ra tình trạng chưa có nhận thức đầy đủ và
những giải pháp hữu hiệu để phát huy vai trò của đội ngũ trí thức nói chung, đội
ngũ trí thức nữ nói riêng... nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Là một
tỉnh Tây nguyên kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn, kinh phí đầu tư cho
giáo dục đào tạo còn hạn hẹp, mạng lưới các trường Cao đẳng và Trung học
chuyên nghiệp ở Gia Lai chưa có điều kiện phát triển như các địa phương khác
trong cả nước.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để đội ngũ trí thức nữ Gia Lai thực hiện tốt
chức năng của mình, có thể cống hiến được nhiều nhất tài năng và trí tuệ cho địa
phương, đất nước đang là vấn đề trăn trở của số đông phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ
trí thức Gia Lai đang hoạt động trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo và những
người quan tâm đến vấn đề trên.
Để góp phần vào tiếng nói chung của đội ngũ trí thức nữ tỉnh Gia Lai,
chúng tôi chọn đề tài: "Phát huy vai trò của đội ngũ trí thức nữ trong các
trường Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp ở tỉnh Gia Lai hiện nay - Thực
trạng và giải pháp" làm luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành CNXHKH của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Sự hưng thịnh hay suy vong của một quốc gia phụ thuộc rất lớn vào việc
nhà cầm quyền sử dụng và đãi ngộ đội ngũ trí thức của mình như thế nào. Vì
vậy, vấn đề trí thức nói chung, tầng lớp trí thức XHCN nói riêng, vị trí vai trò
tầng lớp trí thức trong Cách mạng XHCN, đã được các nhà kinh điển của Chủ
nghĩa Mác - Lênin đề cập trong nhiều tác phẩm.

Ở nước ta, vấn đề trí thức luôn thu hút sự quan tâm của các cấp lãnh đạo
Đảng, Nhà nước và sự tìm tòi nghiên cứu của các nhà khoa học với những khía

6


cạnh khác nhau. Đó là những Văn kiện của Đảng tại Đại hội toàn quốc (lần IV,
V, VII, IX), những bài viết, bài nói chuyện của Hồ Chủ tịch và các đồng chí lãnh
đạo Đảng và Nhà nước về trí thức. Đến nay, các công trình nghiên cứu về trí
thức, trí thức nữ đã được công bố tương đối phong phú. Bàn về vấn đề này có
một số bài viết như: “Phát huy vai trò của các nhà khoa học nữ trong công cuộc
đổi mới hiện nay" của GS. Lê Thi, Tạp chí Khoa học về phụ nữ số 2/1993;
“Những động lực mới của các nhà khoa học nữ trong cơ chế thị trường”. TS. Lê
Thị Muội, Tạp chí Khoa học về phụ nữ số 2/1994; “Trí thức Việt Nam thực tiễn
và triển vọng”, Phạm Tất Dong, NXB Chính trị quốc gia, tháng 4/1995; “Vai trò
của các nhà khoa học nữ trong nền kinh thế thị trường ở Việt Nam”, Tạp chí
Khoa học về phụ nữ, số 2/1996; “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục trí thức
khoa học cho nhân dân”, Trần Trọng Lưu, Tạp chí Sinh hoạt lý luận số 6/1996;
“Phát biểu của đồng chí Trương Thị Mỹ Hoa, Bí thư TW Đảng, Chủ tịch Hội
liên hiệp phụ nữ Việt Nam tại Hội thảo “Nâng cao năng lực quản lý của phụ nữ
trong cơ chế thị trường”, Hà Nội 9/2/1996; “Phụ nữ tham gia lãnh đạo quản lý”,
Viện Khoa học lao động và các vấn đề xã hội nghiên cứu khoa học lao động nữ,
NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1997; “Một số vấn đề về trí thức Việt Nam”,
PTS. Nguyễn Thanh Tuấn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998; “Gia đình và
người phụ nữ”, Lê Minh, NXB Lao động năm 2000 và nhiều công trình khác.
Nội dung của những công trình trên rất đa dạng, đề cập đến nhiều góc độ
khác nhau của vấn đề trí thức. Trong đó, các công trình nghiên cứu về vấn đề
trên có thể chia thành các nhóm sau:
Một là: Nghiên cứu về vai trò, vị trí của trí thức đối với sự phát triển của
đất nước qua các giai đoạn lịch sử. Bàn về vấn đề này có một số bài viết như:


7


“Khi trí thức là nguồn lực phát triển” của Phan Thanh Khôi cho rằng nếu
chúng ta biết khai thác tiềm năng của lực lượng trí thức, coi họ là nguồn lực phát
triển thì chắc chắn chúng ta sẽ gặt hái được những thành công trong sự nghiệp
CNH, HĐH đất nước.
“Phát triển đất nước nhanh và bền vững theo định hướng XHCN” của Thủ
tướng Phan Văn Khải cho rằng: Muốn đưa Việt Nam thoát khỏi thực trạng: là
nước nông nghiệp nghèo, đất hẹp, người đông, tài nguyên có hạn… thì động lực
cơ bản giúp chúng ta vượt qua thử thách ấy là ý chí kiên cường và trí tuệ sáng
tạo của dân tộc ta được phát huy trên nền tảng văn hoá Việt Nam. Trong đó
nhiệm vụ lịch sử lớn lao được đặt lên vai các nhà trí thức.
“Tôn vinh trí thức trẻ tài năng” của Hà Thanh Minh đăng trên báo Quân
đội nhân dân, ra ngày 20/08/2004 lại đề cập đến trí thức ở góc độ mới. Ngoài
việc Hà Thanh Minh mô tả buổi “Bái đường” tại “Quốc tử giám” của 112 gương
mặt sinh viên tiêu biểu trên các lĩnh vực và tốt nghiệp thủ khoa tại gần 50 trường
Đại học, Cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội, tác giả đã nêu lên suy nghĩ
của sinh viên về chính sách “Chiêu hiền đãi sĩ”, những chính sách đã thực hiện
và chưa thực hiện, họăc còn bất cập khi sử dụng đối với đội ngũ trí thức trẻ. Bài
viết còn nhấn mạnh “Tài năng và trí tuệ của thế hệ trẻ chỉ có ý nghĩa khi đem
phục vụ cho sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc, phát triển kinh tế xã hội". Sự
nghiệp CNH, HĐH đất nước còn đòi hỏi các em phải không ngừng học tập, rèn
đức, luyện tài để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân”.
“Trí thức với Đảng, Đảng với trí thức trong sự nghiệp giải phóng và xây
dựng đất nước” của PGS. TS. Nguyễn Văn Khánh chỉ rõ: “Dân tộc ta trân trọng
ghi công và tôn vinh trí thức, những hiền tài của đất nước… Sự nghiệp vẻ vang
của Đảng, của dân tộc không thể thành công nếu không được sự ủng hộ tích cực


8


và tham gia đông đảo của trí thức”. Công trình đã phân tích quan điểm Chủ
nghĩa Mác - Lênin về trí thức và vai trò của họ trong sự nghiệp Cách mạng của
giai cấp vô sản; giới thiệu khái quát về trí thức Việt Nam thời phong kiến, những
đóng góp của họ trong xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc, trong phong
trào giải phóng dân tộc (trước khi có Đảng) cũng như trình bày những họat động
của trí thức Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đặc
biệt tác phẩm đã nêu bật sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng, Nhà
nước đối với trí thức, đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ trí thức cách mạng
đáp ứng những đòi hỏi của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
Hai là, nhóm các bài viết về vai trò vị trí của trí thức nữ trong CNH, HĐH
đất nước. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu về nhóm này gồm có: “Phụ nữ
tham gia lãnh đạo quản lý” của Trần Thị Tuy Hòa và Tập thể cán bộ Trung tâm
Nghiên cứu khoa học lao động nữ đã chỉ ra rằng “Cho dù ở bất kỳ cương vị nào,
làm công việc gì thì người phụ nữ luôn tỏ rõ vai trò và năng lực của giới mình”.
Tác giả trên cơ sở tìm hiểu thực trạng và những chính sách đối với lao động nữ,
nhất là trong lĩnh vực lãnh đạo quản lý nhằm đánh giá đúng thực trạng của phụ
nữ trong lĩnh vực này, đã đưa ra một số giải pháp nâng cao năng lực của phụ nữ
trong công tác lãnh đạo, quản lý.
“Xây dựng đội ngũ cán bộ nữ đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH đất
nước” của TS. Trương Thị Minh Thông đăng trên Tạp chí Lịch sử Đảng (số
2/2004, trang 9) nghiên cứu trí thức nữ trên lĩnh vực cán bộ lãnh đạo là nữ. Bài
viết đã chứng minh: Phụ nữ ngày càng trưởng thành, đảm nhận nhiều vị trí quan
trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng, chính quyền các cấp từ Trung ương đến
cơ sở, số nữ trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày càng tăng lên, từ đó
đưa ra những giải pháp căn bản nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ nữ trong thời kỳ
mới.
9



“Bài phát biểu của Thứ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Đặng Thị Huỳnh
Mai”, đăng trên báo Giáo dục - Thời đại ra ngày 16/10/2004 đã chỉ ra “Lực cản
lớn nhất của phụ nữ ngành Giáo dục - Đào tạo cũng có phần chính là từ phía chủ
quan của chị em…”, từ đó Thứ trưởng khẳng định “muốn thành công chị em
phải vượt qua trở ngại ấy, tự lực vươn lên, tự ý thức về năng lực trình độ bản
thân…”
“Tổng kết 9 năm thực hiện Chỉ thị 37 của Ban bí thư về công tác cán bộ
nữ” - Báo Đà Nẵng - ra ngày 12/11/2003 đã chỉ ra những bước chuyển của trí
thức nữ. Tỷ lệ cán bộ nữ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn
tăng hơn so với trước. Đào tạo sau đại học 10,71%, đào tạo đại học 56,18%, đào
tạo trung cao cấp, Cử nhân chính trị chiếm 27,54%…, bên cạnh đó cũng nêu ra
một số hạn chế trong công tác cán bộ nữ.
Ba là, nhóm các bài viết đề cập đến chiến lược phát triển trí tuệ con người
ở thế kỷ XXI:
“Chuẩn bị sẵn sàng đội ngũ trí thức mới đủ sức đủ tài”, bài phát biểu của
đồng chí Đỗ Mười, đăng trên báo Giáo dục - thời đại số 42/2003 đã khẳng định
Việt Nam cần phải chuẩn bị sẵn sàng đội ngũ trí thức mới đủ sức đủ tài trên cơ
sở phân tích tầm quan trọng của trí thức và thực trạng trí thức hiện nay.
“Hội thảo Quốc tế về phụ nữ trong chiến lược phát triển con người ở thế
kỷ XXI được tổ chức từ ngày 14 đến ngày 16/9/2000 tại Hà Nội. Hội thảo tập
trung vào 3 lĩnh vực chính: Tiếp cận chủ đề trên bình diện lý luận và lịch sử, tình
hình đội ngũ chuyên gia khoa học nữ hiện nay và một số phương hướng giải
pháp cho ngày mai. Đặc biệt, Hội thảo nhấn mạnh giải pháp “Tăng cường hợp
tác đào tạo quốc tế, nhất là đào tạo cao học cho nữ, giáo dục cần được gắn với
kinh tế mà trước hết coi nhà trường như một thiết chế trong chuỗi thiết chế của

10



nền kinh tế quốc dân. Giáo dục không những tạo nguồn nhân lực mà còn là “cỗ
máy tạo việc làm” của xã hội.
Bốn là nhóm bài viết đề cập về bình đẳng nam nữ trong lĩnh vực giáo dục:
“Bình đẳng nam nữ trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo” của TS. Lê Thị
Vinh Thi cập nhật trên báo Nhân dân điện tử (3/12/2003). Tác giả đã nêu bật
được những thành tựu đã đạt được ở Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục như: “Đạt
tỉ lệ rất cao cho người biết chữ cả nam và nữ… khắc phục tệ phân biệt đối xử với
phụ nữ khi thực hiện chương trình cung cấp giáo dục cơ bản, có chất lượng cho
toàn dân… Giáo dục đại học và trên đại học được mở rộng dần cả hai phía cho
cả nam và nữ”. Tác giả khẳng định có được điều này là do “Việt Nam đã khơi
dậy sự đa dạng phong phú các hình thức và phương pháp giáo dục - đào tạo. Nhờ
vậy, phụ nữ chẳng những đã hỗ trợ để thực hiện các chức năng sản suất, tái sản
xuất mà còn được hưởng lợi từ nhiều chính sách đặc biệt, khuyến khích họ tích
cực tham gia quá trình giáo dục - đào tạo và tự đào tạo dưới nhiều hình thức”.
Nhìn chung, những công trình nghiên cứu về trí thức ở nước ta chưa phải
là nhiều, còn rất ít tác giả bàn đến trí thức nữ và hầu như chưa có đề tài nào
chuyên bàn về thực trạng và những giải pháp nhằm phát huy vai trò đội ngũ trí
thức nữ trong các trường chuyên nghiệp ở tỉnh Gia Lai hiện nay. Vì thế, chúng
tôi chọn đề tài "Phát huy vai trò của đội ngũ trí thức nữ trong các trường Cao
đẳng và Trung học chuyên nghiệp ở tỉnh Gia lại hiện nay - thực trạng và giải
pháp" làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích

11


Mục đích nghiên cứu của luận văn là khảo sát thực trạng và đưa ra một số
giải pháp nhằm phát huy vai trò của đội ngũ trí thức nữ trong các trường cao

đẳng và trung học chuyên nghiệp ở tỉnh Gia Lai hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
- Hệ thống hoá một số quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về vị trí vai trò của tầng lớp trí thức,
trong đó có đội ngũ trí thức nữ trong công cuộc đổi mới, thực hiện CNH, HĐH
đất nước.
- Khảo sát thực trạng đội ngũ trí thức nữ trong các trường cao đẳng và
trung học chuyên nghiệp của tỉnh Gia Lai.
- Bước đầu nêu lên phương hướng và một số giải pháp để phát huy vai trò
của đội ngũ trí thức nữ Gia Lai trong sự nghiệp đổi mới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đội ngũ trí thức nữ - cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu khoa học, cán
bộ quản lý tại các trường chuyên nghiệp.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Do hạn chế về tư liệu, thời gian và khuôn khổ đề tài, Luận văn chủ yếu
nghiên cứu, phân tích vai trò của trí thức nữ tại một số trường Cao đẳng và
Trung học chuyên nghiệp ở tỉnh Gia Lai hiện nay (khoảng 5 năm gần đây)
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam về đội ngũ trí
thức...

12


Trong quá trình thực hiện, tác giả có kế thừa những thành tựu nghiên cứu
của các nhà khoa học đi trước, qua các công trình hoặc các bài viết đã được công
bố có liên quan đến đề tài.
Luận văn vận dụng phương pháp lôgích - lịch sử, điều tra xã hội học, kết

hợp phân tích tổng hợp...

13


6. Đóng góp của luận văn
Luận văn làm rõ thực trạng của đội ngũ trí thức nữ trong các trường cao
đẳng và trung học chuyên nghiệp ở tỉnh Gia Lai hiện nay.
Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát huy vai trò của đội ngũ
trí thức nữ tại các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp ở tỉnh Gia Lai
hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Vị trí vai trò của tầng lớp trí thức và đội ngũ trí thức nữ trong
công cuộc đổi mới, thực hiện CNH, HĐH đất nước.
Chương 2: Thực trạng và xu hướng phát triển của đội ngũ trí thức nữ
trong các trường Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp tỉnh Gia Lai.
Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp nhằm phát huy vai trò đội
ngũ trí thức nữ trong các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp ở tỉnh Gia
Lai hiện nay.

14


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Báo cáo của Ban Chấp hành Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Gia Lai khóa IX tại

Đại hội đại biểu phụ nữ toàn tỉnh lần thứ X.

2.

Báo Gia Lai, số 1176 (2925), thứ Hai, ngày 23/8/2004.

3.

Báo Lao động, ra ngày 15/10/2003.

4.

Báo Nhân dân, ra ngày 8/3/1999.

5.

Báo Nhân dân, ra ngày 01/5/1952.

6.

Báo Nhân dân Điện tử, ra ngày 03/02/2003.

7.

Báo Phụ nữ Việt Nam, ra ngày 20/10/2003.

8.

Ban Khoa học Lịch sử - Viện Khoa học xã hội thành phố Hồ Chí Minh
(2000), Từ điển Hồ Chí Minh sơ giản, NXB Trẻ.


9.

Đỗ Thị Bình (1996), “Vai trò các nhà khoa học nữ trong nền kinh tế thị
trường ở Việt Nam”, Khoa học về phụ nữ, (2).

10. C. Mác - Ph.Ăngghen (1980), Tuyển tập, tập 2, NXB Sự thật, Hà Nội.
11. Danh nhân Hồ Chí Minh - cuộc đời và những sự kiện (2001), NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
12. Phạm Tất Dong (chủ biên), (1995), Trí thức Việt Nam, thực trạng và triển
vọng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Lê Duẩn (1976), Giai cấp công nhân và liên minh công nông, NXB Sự thật,
Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp
hành Trung ương Đảng, khóa VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15


15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Trần Mai Hương – Dương Tự Đan và một số tác giả (8/1993), “Nhu cầu và
nguyện vọng của nữ sinh viên ở trường Đại học phía Bắc”, Phụ trương Tạp
chí Đại và - Giáo dục chuyên nghiệp.
17. Kết luận của Hội ngị Trung ương lần thứ VI về Giáo dục - đào tạo của Ban
Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai.
18. Phan Văn Khải (2002), Phát triển đất nước nhanh và bền vững theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Nguyễn Văn Khánh (2004), Trí thức với Đảng, Đảng với trí thức trong sự
nghiệp giải phóng và xây dựng đất nước, NXB Thông tấn, Hà Nội.

20. Vũ Ngọc Khánh (1985), Tìm hiểu nền Giáo dục Việt Nam trước 1945, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
21. Phan Thanh Khôi (1992), Động lực của trí thức trong lao động sáng tạo ở
nước ta hiện nay, Luận án Phó tiến sĩ Triết học.
22. Vũ Khiêu (1987), Người trí thức Việt Nam qua các chặng đường lịch sử,
NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
23. V.I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 8, NXB Tiến bộ Mátxcơva.
24. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
25. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 6, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
26. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 9, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. Hồ Chí Minh với sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo (1976), NXB Sự thật, Hà
Nội.
28. Hồ Chí Minh (1976), Về trí thức và cách mạng, NXB Sự thật, Hà Nội.
29. Những lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1990), NXB Sự thật, Hà Nội.

16


30. Nghị quyết Bộ Chính trị (10/1993), “Giải phóng phụ nữ - một mục tiêu và
nội dung quan trọng của công cuộc đổi mới”, Tạp chí Cộng sản.
31. Nguồn Internet - Trang Lâm Đồng.
32. Nguồn trang Web của Đaklak.
33. Số liệu thống kê của Bộ Giáo dục - mạng giáo dục, trang
w.w.w.edn.vn/thongke.
34. Tài liệu của Phòng Tổ chức trường Trung học Lâm nghiệp Tây Nguyên.
35. Tạp chí Cộng sản, số 1/1995.
36. Tạp chí Quốc phòng toàn dân, tháng 12/1998.
37. Tài liệu hỏi đáp về các Nghị quyết Trung ương 7 - Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa IX.
38. Theo Báo tin nhanh Việt Nam, địa chỉ: http: //vnexpressnet - Thứ Bảy, ngày

19/10/2002.
39. Trần Dân Tiên (1976), Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ
tịch, NXB Sự thật, Hà Nội,
40. Nguyễn Thanh Tuấn (1998), Một số vấn đề về trí thức Việt Nam, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
41. Từ điển Chủ nghĩa Cộng sản khoa học (1986), NXB Sự thật, Hà Nội.
42. Từ điển Triết học (1975), NXB Tiến bộ, M.
43. Trích Báo cáo tổng kết 25 năm xây dựng và phát triển trường Trung học
Lâm nghiệp Tây Nguyên.
44. Viện Khoa học lao động và các vấn đề xã hội - Trung tâm Nghiên cứu khoa
học lao động nữ (1997), Phụ nữ tham gia lãnh đạo quản lý, NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội.

17



×