Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Băn khoăn lựa chọn sinh thường hay sinh mổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.1 KB, 2 trang )

Băn khoăn lựa chọn sinh thường hay sinh mổ
"Tôi nên sinh thường hay sinh mổ" là thắc mắc thường gặp nhất của bà bầu khi bước vào giai
đoạn cuối thai kỳ.

Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Trần Thị Minh Nguyệt, bà bầu lựa chọn sinh thường hay sinh mổ đều nên
tham vấn ý kiến bác sĩ, nhất là với phụ nữ gặp vấn đề bất thường trong giai đoạn thai kỳ. Nghiên cứu
cho thấy mỗi phương pháp sinh đều có những ưu và nhược điểm riêng:
Sinh thường là hành trình thai nhi chào đời theo ống sinh sản của người mẹ. Bác sĩ chỉ định sinh
thường khi không có bất kỳ cản trở nào trong quá trình này như mẹ sức khỏe tốt để có thể rặn, hít thở
để cung cấp oxy dưỡng chất cho trẻ; không có cản trở trên đường thoát của thai nhi. Bé đủ sức khỏe
để vượt qua ống sinh sản, không bị sa dây rốn, không suy thai.
Sinh thường có nhiều ưu điểm tốt cho mẹ và bé. Người mẹ có nhiều thời gian để chuẩn bị sinh nở, có
thể thoải mái đi lại và cảm nhận được những thay đổi trong cơ thể mình khi em bé sắp chào đời. Bé
sinh ra cũng không lo sẽ bị ảnh hưởng của các loại thuốc gây tê, thuốc kháng sinh ảnh hưởng đến
nguồn sữa mẹ.
Bà mẹ sinh thường hồi phục nhanh, sau sinh có thể đi lại, vận động và ăn uống thoải mái hơn, chăm
sóc con ngay. Nguồn sữa về rất sớm khi vì quá trình sinh diễn ra tự nhiên khiến cơ thể nhận biết được
những tín hiệu bé chào đời, từ đó nguồn sữa kịp vụ tiết ra để phục vụ em bé.
Trẻ sinh ngả tự nhiên dễ dàng nhận được sự chăm sóc của người mẹ ngay sau sinh. Được bú sữa
mẹ sau những giờ đầu giúp bé không bị hạ đường huyết, thuận lợi cho quá trình tăng trưởng và phát
triển. Quá trình em bé đi qua ống sinh sản của người mẹ sẽ thừa hưởng lượng vi khuẩn có lợi trong
ống sinh, từ đó tăng cường hệ miễn dịch ban đầu.


Trẻ sinh tự nhiên ít có nguy cơ bị ngạt thở bởi quá trình "vượt ải" thúc đẩy nang phổi trẻ mở rộng, tạo
điều kiện thuận lợi cho việc hô hấp tự động sau khi sinh ra. Khi thai nhi chui qua thành âm đạo hẹp,
lồng ngực của bé co bóp mạnh giúp tống xuất dịch trong phổi, nhờ đó giảm viêm phổi sau sinh. Các
trường hợp này thường không cần sự trợ giúp của máy móc và thuốc nên giảm tổn hại hay tác dụng
phụ.
Sinh thường có một số điểm hạn chế: Mẹ mất sức nhiều hơn trong quá trình chuyển dạ và rặn đẻ.
Phương pháp này không an toàn đối với những mẹ gặp vấn đề bất thường trong thai kỳ như nhau tiền


đạo hoặc mẹ bị tử cung bé, xương chậu hẹp. Trong quá trình sinh nở, nếu xảy ra sự cố sẽ khó xử lý
hơn vì lúc đó thai nhi đã tụt xuống cổ tử cung, không thể sử dụng những phương pháp sinh nở khác
thay thế được. Như thế sẽ rất nguy hiểm với thai nhi.
Phương pháp sinh mổ thường được lựa chọn trong các trường hợp bị bất thường như đầu thai
không thuận, bé bị bệnh nguy hiểm như bệnh tim, thận, nhau tiền đạo…
Ưu điểm của phương pháp sinh mổ là sản phụ không mất sức vì không phải chịu đựng cơn đau đẻ và
hoàn toàn tỉnh táo trong suốt quá trình ca mổ đẻ diễn ra. Ca mổ sinh diễn ra nhanh chóng và được
chuẩn bị cẩn thận nên gia đình chỉ cần chọn ngày đến bệnh viện và làm thủ tục, người mẹ không phải
chịu đựng cơn đau đẻ lên đến 2-3 ngày như thông thường.
Sinh mổ giúp em bé an toàn hơn khi chào đời vì phương pháp này rất dễ khắc phục khi có sự cố xảy
ra. Đặc biệt thai nhi đang trong tình trạng nguy hiểm, có thể lấy bé ra khỏi cơ thể người mẹ rất nhanh.
Tuy nhiên việc lựa chọn sinh mổ phải được bác sĩ tư vấn và có chỉ định. Thông thường chỉ định sinh
mổ lấy thai chủ động trong trường hợp người mẹ bị khung chậu bất thường, đường ra của thai bị cản
trở như nhau tiền đạo, u tiền đạo, tử cung có sẹo xấu ở lần sinh mổ trước. Chỉ định cũng áp dụng cho
trường hợp sức khỏe người mẹ không bảo đảm, suy thai cấp nên đứa trẻ không thể ở lâu trong bụng
mẹ được.
Ngày nay, rất nhiều phụ nữ chọn sinh mổ vì sợ đau. Tuy nhiên phương pháp này cũng có nhiều
nhược điểm cần phải cân nhắc. Chẳng hạn như nguy cơ tai biến khi gây tê, gây mê cho mẹ và bé.
Sản phụ bị sẹo ngoài da, đặc biệt cơ địa sẹo lồi càng mất thẩm mỹ. Hậu phẫu kéo dài, người mẹ
không đi lại, ăn uống bình thường sau sinh được. Bởi sinh mổ gây mất máu nhiều hơn sinh thường,
giảm lượng máu để co rút tử cung, ảnh hưởng đến sự hồi phục của tử cung, sản phụ lâu hồi phục sức
khoẻ hơn.
Với ca sinh mổ, mẹ không thể cho con bú trong những giờ đầu sau sinh. Về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến
sự phân tiết bình thường của tuyến sữa. Thủ thuật áp dụng trong sinh mổ có thể để lại nhiều di chứng
cho người mẹ như tử cung bị mẩn đỏ dễ dẫn đến dính ruột, viêm bàng quang, nhiễm trùng vết mổ, vết
mổ không lành và đau nhức, ngứa.
Trên thực tế, sản phụ có một vết mổ cũ trên tử cung sẽ có nguy cơ bị tai biến trong lúc mang thai và
chuyển dạ nhiều hơn người không có vết mổ cũ. Hầu hết sản phụ đã có một vết mổ cũ trên tử cung
phải mổ lấy thai ở lần sinh tiếp theo. Các bác sĩ khuyên người mẹ đã có hai lần mổ bắt con không
được mang thai nữa vì nguy cơ vỡ tử cung trong lần mang thai sau rất cao.

Sức đề kháng miễn dịch của trẻ sinh mổ kém hơn bình thường vì không thừa hưởng được lượng vi
khuẩn có lợi từ ống sinh của người mẹ.Bé thiếu đi sức ép cần thiết của đường sinh sản nên dễ
mắchội chứng trụy hô hấp, xuất huyết nội, viêm phổi.
Tóm lại, sinh thường có nhiều ưu điểm, tốt hơn cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Các chuyên gia sản
khoa luôn khuyên bà bầu nếu có thai kỳ khỏe mạnh bình thường nên thuận theo tự nhiên và chọn
phương pháp sinh thường. Người mẹ không thể sinh thường mới mổ để đảm bảo an toàn cho mẹ
con.



×