Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Cách sơ cứu cực kỳ đơn giản khi trẻ nhỏ bị dị vật đường thở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (717.32 KB, 6 trang )

Cách sơ cứu cực kỳ đơn giản khi trẻ nhỏ bị dị vật đường thở
Dị vật đường thở (1 vật nào đó lọt vào đường thở) rất nguy hiểm, nếu không được cấp cứu
kịp thời nạn nhân có thể bất tỉnh, ngừng thở, tim ngừng đập và dẫn đến tử vong. Trường hợp
này rất hay gặp ở trẻ em, tuy nhiên nếu biết cách sơ cứu sẽ giúp bệnh nhân thoát “án tử”.
Ông Đoàn Đại Dương – Trưởng Ban chăm sóc sức khỏe của Hội Chữ thập đỏ TP Hà Nội cho biết:
Tắc không hoàn toàn là có dấu hiệu của người bị dị vật đường thở thường ho (nạn nhân cố ho khạc
để tống dị vật ra ngoài), có biểu hiện khó thở hoặc thở không bình thường; tắc hoàn toàn thường nạn
nhân không nói được tay ôm lấy cổ; nạn nhân trong trường hợp khó thở, cố gắng thở, mắt trợn
ngược, vẻ mặt hốt hoảng; mặt đỏ, các mạch máu ở cổ nổi phồng; môi và lưỡi bệnh nhân tím tái dần.
Cũng theo ông Dương, dị vật đường thở hay bắt gặp ở trẻ em do một số nguyên nhân sau: Trẻ có
thói quen khi chơi thường cho tất cả các thứ vào miệng, đặc biệt là các đồ chơi có kích thước quá
nhỏ, các hạt như đậu, ngô,…; do ăn uống trẻ bị sặc: sữa, bột, thuốc,…; do trẻ bị nôn: chất nôn trào
ngược vào đường thở.
“Dị vật đường thở rất nguy hiểm, nếu không được cấp cứu kịp thời nạn nhân có thể bất tỉnh, ngừng
thở, tim ngừng đập và dẫn đến tử vong. Trường hợp này rất hay gặp ở trẻ em, tuy nhiên nếu biết
cách sơ cứu sẽ giúp bệnh nhân thoát “án tử” – ông Dương cho biết.
Đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi thì cách sơ cứu là vỗ lưng và ép ngực, mục đích là để dị vật bắn ra ngoài.
Theo ông Dương, đối với phương pháp vỗ lưng thì thực hiện như sau: Người sơ cứu ngồi hoặc đứng
chân ra phía trước, sau đó đặt trẻ nằm sập dọc theo mặt trước cẳng tay để cổ ngửa, đầu thấp. Tiếp
theo, dùng bàn tay vỗ 5 lần vào lưng trẻ ở vị trí giữa 2 xương bả vai.

Dùng 2 ngón tay đỡ cằm em bé lên, mục đích đẩy cổ ngửa lên để dễ thở.


Vị trí dùng tay vỗ là giữa 2 xương bả vai.

Vỗ với lực vừa phải 5 lần để ép dị vật ra khỏi đường thở.
Còn đối với phương pháp ép ngực: Nếu dị vật chưa ra thì lật trẻ nằm ngửa dọc theo cẳng tay, cổ
ngửa, đầu thấp. Vị trí ép là dưới điểm giao nhau giữa xương ức và đường ngang qua 2 núm vú (đặt
3 ngón tay dọc theo xương ức bắt đầu từ điểm giao nhau vừa xác định xác định, sau đó rút bớt 1
ngón tay sát điểm giao nhau); Dùng 2 ngón tay ấn 5 lần vừa phải theo hướng từ ngoài vào trong và


từ dưới lên; Làm xen kẽ 2 phương pháp trên cho đến khi dị vật ra. Nếu dị vật không ra, trẻ trở nên
bất tỉnh thì chuyển sang phần xử trí nạn nhân bất tỉnh.


Nếu dị vật vẫn chưa ra khỏi đường thở, tiếp tục cho trẻ nằm ngửa lên để chuẩn bị thực hiện phương
pháp ép ngực.


Dùng 3 ngón tay ép mạnh 5 lần ở giữa xương ức và đường ngang qua 2 núm vú của trẻ.
“Để phòng ngừa tránh cho trẻ không bị dị vật đường thở, người lớn không nên cho trẻ chơi những đồ
chơi quá nhỏ. Trẻ thường hiếu động, vì vậy phải luôn có người trông coi. Khi cho trẻ em ăn, uống
không được quát tháo hoặc ép trẻ” – ông Dương khuyến cáo.

Nhiều người bệnh ung thư truyền nhau cách chữa ‘bỏ đói tế nào ung thư’: không ăn thịt đỏ,
giảm chất đạm, không uống sữa.
Cha bị ung thư trực tràng, chị H. tìm mọi cách bổ sung dinh dưỡng cho cha từ nước ép hoa quả, đến
thực phẩm chức năng tăng sức đề kháng.
Tuy nhiên, chị không cho cha uống một chút sữa nào với quan điểm sữa làm cho cơ thể sản xuất chất
nhầy, đặc biệt là trong đường ruột. Tế bào ung thư ăn chất nhầy. Không uống sữa thì tế bào ung thư
mất thức ăn nên sẽ chết.


Bác sĩ Đinh Thị Kim Liên
Chị C. thì nhất quyết không cho người nhà dùng thịt đỏ với quyết tâm tiêu diệt môi trường sống thuận
lợi (thịt đỏ tạo ra môi trường axit) cho tế bào ung thư.
Quan điểm này có hợp lý hay không?
Theo BS Đinh Thị Kim Liên, nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng, bệnh viện Bạch Mai,
có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ung thư, trong đó có chế độ ăn chưa hợp lý, do thực phẩm nhiễm
bẩn. Từ khâu chế biến, nuôi trồng đến vận chuyển, chỗ nào cũng có thể có nguy cơ gây ung thư.
Với những người đã mắc ung thư, những người tự áp dụng chế độ ăn uống hiện nay có hai xu

hướng: một là dùng thực phẩm chức năng như kiểu nước ép cà rốt, nước hoa quả hoặc kiêng một số
thức ăn như kiêng thịt động vật, chỉ ăn chay, ăn gạo lứt.
Tuy nhiên, cần hiểu rằng, ung thư là tế bào đột biến. Những tế bào khỏe mạnh khác cũng cần phát
triển bình thường. Nếu nhịn ăn, giảm ăn, ăn thiếu đạm để tế bào ung thư không phát triển hay chết đi,
thì có nghĩa là các tế bào khỏe mạnh khác cũng chết đi, tiêu hủy đi. Từ đó, cơ thể không còn sức
chống đỡ.
“Chế độ ăn hợp lý cho người mắc bệnh ung thư là làm thế nào để các tế bào khỏe mạnh phát triển, át
đi phần ung thư thì cơ thể mới có sức chống chọi bệnh tật”, BS Liên cho biết.
Dinh dưỡng trong chữa ung thư rất quan trọng. Cần ăn theo chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ nhóm
lương thực (gạo, mỳ, ngô, khoai, sắn), chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa), dầu mỡ, rau xanh, quả chín. Bỏ
một trong số các nhóm này là không đủ dinh dưỡng.
Nếu cho rằng ăn kiêng hoặc nhịn ăn để khối u phát triển chậm lại, thậm chí nó sẽ chết đi là một quan
điểm sai lầm. Thực tế cho thấy, 50-90% bệnh nhân ung thư sụt cân, hơn 90% bệnh nhân ung thư giai
đoạn cuối bị suy kiệt.
Hơn thế nữa, việc ăn kiêng dẫn đến giảm cân sẽ gây giảm đáp ứng điều trị, làm trầm trọng thêm các
tác dụng phụ của hóa chất, xạ trị, không đủ sức khỏe để tiếp tục điều trị... Đặc biệt, càng sụt cân,
người bệnh càng mệt mỏi, chán ăn, tăng nguy cơ di căn xương, giảm hoạt động của các cơ quan
chức năng như tim, phổi, tiêu hóa, thiếu máu, suy yếu đáp ứng miễn dịch nguy cơ nhiễm trùng cao…
Bác sĩ Liên kể, có bệnh nhân ung thư trực tràng, gia đình khá giả, khi mắc bệnh quyết tâm áp dụng
chế độ chỉ ăn gạo lứt muối vừng, người sụt cân nghiêm trọng, nhưng vẫn nói cảm giác rất khỏe.
Kết quả bệnh vẫn di căn, y học không thể can thiệp được vì quá yếu và người bệnh tử vong. “Ở đây
có thể là yếu tố tinh thần, người bệnh cảm giác khỏe nhưng thực tế không phải vậy. Rất khó điều trị
khi thể trạng người bệnh suy sụp. Nếu bệnh nhân hợp tác, có chế độ dinh dưỡng hợp lý, cơ thể sẽ
khỏe mạnh hơn là một bộ xương di động”, bác sĩ Liên chia sẻ.


Sữa là ‘tội đồ’?
Theo BS Liên, việc một số bệnh nhân ung thư kiêng uống sữa là sai lầm lớn. Sữa được coi là thực
phẩm giàu chất dinh dưỡng và dễ hấp thu, giúp nâng cao thể trạng cho bệnh nhân, nhất là phòng
chống suy dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư rất tốt.

“Điều quan trọng là chọn sữa cho phù hợp. Có sữa chuyên dùng cho người ung thư, đã bổ sung thêm
EPA - một acid béo không no, có tác dụng điều trị chứng sụt cân cho bệnh nhân ung thư.
Với các loại sữa khác, cần tư vấn từ bác sĩ dinh dưỡng để điều chỉnh liều lượng vừa phải. Tuy nhiên,
với bệnh nhân ung thư, dùng nhiều EPA cũng không tốt, vì nhiều quá lại kích thích tế bào phát triển.
Giống như dùng thuốc kháng sinh vậy, không đủ liều không khỏi, quá liều thì ngộ độc”, BS Liên nhấn
mạnh.
Về việc dùng nhiều nước ép hoa quả, nhất là nước ép cà rốt (được cho là có công dụng thần kỳ trong
điều trị ung thư), bác sĩ Liên cho rằng, nước ép hoa quả nói chúng rất tốt vì chứa nhiều vitamin và
chất khoáng.
Tuy nhiên, nước ép cà rốt nhiều lại gây tác dụng phụ. Cà rốt chứa nhiều beta carotene, dùng liên tục
với số lượng lớn, cơ thể không kịp đào thải sẽ gây ra các bệnh lý khác như vàng da.
“Tổng lượng hoa quả, rau củ một ngày là 800g. Rau quả cũng phải đủ nhóm, nhóm màu xanh có lá,
nhóm vàng, nhóm củ, nhóm quả chứ không phải chỉ có một thứ”, bác sĩ Liên khuyến cáo.
Tốt nhất là trong quá trình điều trị và dự phòng ung thư, người bệnh cần tìm hiểu rõ để thực hiện chế
độ ăn uống cho phù hợp với từng loại ung thư, giai đoạn của bệnh và thể trạng của người bệnh.



×