Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Không đơn giản khi dùng thuốc nhức nửa đầu ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.92 KB, 7 trang )

Không đơn giản khi dùng
thuốc nhức nửa đầu

Ảnh minh họa.
Từ thời xưa, nhà y học cổ đại Galien mô tả chứng nhức nửa đầu, gọi
tên là Hemicranie. Đến thế kỷ 17 đổi thành tên Migraine. Có 50% người bệnh
tại phòng khám có nhức đầu, trong số đó Migraine chiếm khoảng 30%. Bệnh
thường xuất hiện lần đầu ở tuổi 20, có khi thấy ở trẻ 3 tuổi song rất hiếm,
không thấy xuất hiện lần đầu ở tuổi 50.
Một số điểm chính về chứng nhức nửa đầu (Migraine)
Migraine có 2 loại:
Migraine không có các rối loạn chức năng của vỏ não hoặc dưới vỏ, trước
gọi là Migraine chung (common Migraine) nay gọi là Migraine không có aura.
Loại này thường không có tiền chứng (mệt mỏi, cáu gắt...) chỉ gặp trong
20% trường hợp, sau đó là cơn nhức đầu dữ dội. Cơn thường xảy ra vào đêm, lúc
mới ngủ dậy, ít khi ban ngày. Cường độ tăng đến tối đa trong vòng vài giờ. Thoạt
đầu nhức một bên, ở thái dương hay trán thái dương. Sau có thể lan ra toàn đầu,
kết thúc cơn ở phía đối diện. Sự đổi bên đau chỉ gặp trong 25% trường hợp. Cơn
đau giật theo nhịp đập mạch máu thái dương, khi mạch thái dương đập nhanh
mạnh, cơn đau cũng giật nhanh mạnh theo. Người bệnh sợ tiếng động, ánh sáng,
phải nằm chỗ tối, yên tĩnh. Đau thường kèm buồn nôn, gây cảm giác nặng nề, khó
chịu, không ăn được, gầy. Khi đang cơn, có sắc mặt xanh nhợt, toàn thân lạnh,
mạch nhanh (có thể chậm nhưng ít hơn). Có người còn rất nhạy cảm với mùi. Sau
vài giờ hay đến 72 giờ, cơn đau tự chấm dứt, thường vào đêm, sáng ra chỉ còn thấy
nặng đầu âm ỉ.
Migraine có các rối loạn chức năng của vỏ não hoặc ở dưới trước, gọi là
Migraine cổ điển (clasic Migraine), nay gọi là Migraine có aura.
Loại này khởi đầu bằng các rối loạn chức năng khu trú ở vỏ não hay thân
não trước khi có cơn khoảng 4 phút, kéo dài 5-20 phút, có khi dài hơn, song không
quá 60 phút. Sau đó là cơn nhức đầu dữ dội, nôn, sợ tiếng động, ánh sáng. Cơn
đau thường ngắn hơn loại trên. Sau vài giờ hay đến 24 giờ, cơn đau tự chấm dứt.


Các rối loạn chức năng vỏ não gồm rối loạn: ám điểm lóe sáng mạnh, đom đóm
mắt, nhìn mờ; dị cảm môi miệng; không vận ngôn được, nói lắp, loạn ngôn, loạn
viết; suy nghĩ chậm chạp, lú lẫn, mộng mị… Thực tế, không xuất hiện đầy đủ, chỉ
thấy nhìn mờ, hoa nhức mắt, rồi cơn đau đến nhanh, khu trú nửa đầu. Trong cả hai
loại cơn có thể thưa (tháng chỉ một lần), có thể dày (tháng 3-4lần).
Một số thuốc và những lưu ý khi dùng
Thuốc thế hệ cũ:
Loại chữa triệu chứng:
Dùng khi cơn đau thưa. Thường là kháng viêm không steroid (NSAIDs) thế
hệ cũ, như aspirin, paracetamol, ibuprofen, filurbiprofen, naproxen. Cơ chế giảm
đau: do ức chế cyclooxygenase- 2 (COX-2) làm giảm tiết ra loại prostaglandin gây
đau.
Tác dụng phụ: ức chế cyclo-oxygenase- 1 (COX-1) làm giảm tiết ra loại
prostaglandin có chức năng bảo vệ niêm mạc dạ dày-ruột, gây viêm loét dạ dày-
ruột. Tuy nhiên, do chỉ dùng trong thời gian ngắn nên không gây hại. Cần dùng
loại phóng thích nhanh để có hiệu quả sớm. Riêng người có tiền sử hay đang viêm
đau dạ dày-ruột thì không dùng NSAIDs thế hệ cũ (kể cả viên bao tan trong ruột
như aspirin pH-8) mà dùng NSAIDs thế hệ mới. Thế hệ NSAIDs mới rất ít ức chế
(COX-1) nên hầu như không gây tác dụng phụ. Có thể dùng 2-3 lần trong ngày
cho đến khi hết cơn song không vượt liều tối đa (ví dụ aspirin chỉ dùng một lần
1.000mg, mỗi ngày 2-3 lần).
Loại dùng ngăn cơn đau:
Thường dùng ergotamin, dihydroergotamin. Chúng làm co mạch, tác dụng
đến quá trình bệnh lý đau. Khi mới có biểu hiện tiền chứng (mắt nhìn mờ, nhức
mắt, nổi đom đóm) dùng ngay sẽ ngăn không cho cơn đau xảy ra. Chúng không
phải là thuốc phòng bệnh, nếu dùng lâu dài sẽ gây co mạch làm rối loạn tuần hoàn
ngoại vi, thậm chí gây hoại tử. Cũng do làm co mạch nên không dùng cho người
có các bệnh: tăng huyết áp, thiếu máu cục bộ tim, đau thắt ngực do gắng sức, bệnh
thận, gan, loét dạ dày-ruột, suy dinh dưỡng, rối loạn mạch máu ngoại vi, cường
tuyến giáp. Không dùng cho người có thai (gây sảy thai), cho con bú (thuốc bài

tiết vào sữa mẹ).
Loại ngừa cơn đau:
Dùng cho người có cơn đau dày nhằm ngừa cơn tái phát. Thường dùng:
flumarizin, pizotifen.
Cơ chế: flumarizin chặn kênh canxi, chống sự tích tụ canxi trong tế bào
thần kinh nên ức chế sự co mạch máu trong não; pizotifen chống lại sự tăng cường
chất dẫn truyền serotonin (là các nguyên nhân làm xuất hiện cơn Migraine).
Tác dụng phụ chung: gây buồn ngủ, làm mệt mỏi song chỉ thoáng qua,
ngừng dùng sẽ hết, sau đó có thể cho làm quen lại thuốc với liều thấp hơn.
Flumarizin nếu dùng liều cao thì sự mệt mỏi có thể tiến triển đến lãnh đạm trì trệ,
nếu dùng cho người suy kiệt có thể gây hội chứng ngoại tháp (vận động chậm,
không linh hoạt, loạn vận động mặt - miệng hay rùng mình), phải ngừng điều trị.
Pizotifen gây thèm ăn, tăng cân, không dùng cho người glaucoma góc đóng, phì
đại tuyến tiền liệt, có thai. Cơn Migraine có chu kỳ, có thể dùng trước từng đợt mà
không cần dùng liên tục.
Các thuốc thế hệ mới
Các thuốc thế hệ mới có cơ chế chung là tác dụng chọn lọc lên thụ thể
seretonin (5-HT1) gây co mạch (động mạch cảnh) làm giảm đau, gọi là nhóm
triptan. Nhóm gồm nhiều hoạt chất: sumatriptan, naratriptan, rizatriptan,
zolmitriptan, amlotriptan. Trường hợp nặng (nhiều cơn trong tháng, cơn kéo dài)
các thuốc khác không đáp ứng thì nhóm này đáp ứng tốt. Tuy nhiên, chúng có các
nhược điểm:
- Với liều dùng thông thường có thể có các tác dụng phụ: đau, có cảm giác
ngứa ran, nóng bức, nặng nề, sức ép hay căng thẳng; ngủ lơ mơ, buồn nôn, nôn
mửa; hoa mắt, chóng mặt, nhuộm màu đỏ máu, mạch yếu. Thường chỉ thoáng qua
song cũng có thể nặng nề, ảnh hưởng tới bất cứ phần nào của cơ thể trong đó có
ngực, họng.

×