Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Rối loạn tiêu hóa vì mẹ lạm dụng thuốc tăng cường miễn dịch cho trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.26 KB, 2 trang )

Rối loạn tiêu hóa vì mẹ lạm dụng thuốc tăng cường miễn dịch cho trẻ
Chỉ cần thấy trẻ còn mệt mỏi, chán ăn là các bậc phụ huynh lại mua thuốc tăng cường miễn
dịch cho trẻ. Thế nhưng, với thói quen “tẩm bổ” tùy hứng này lại lợi bất cập hại.
Bác sỹ kê một lần, mẹ cũng trở thành dược sỹ
Chị Nguyễn Thị Hương (Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ, thấy con bị ho, chị đưa con đi khám tại một
phòng khám tư trên phố Lê Thanh Nghị (Hà Nội).
Sau khi khám, ngoài 2 loại kháng sinh, bác sỹ có kê đơn thêm 1 loại thuốc tăng cường miễn dịch, tăng
sức đề kháng. Sau lần khám đó, hễ thấy con mệt mỏi, chán ăn là chị lại tìm mua các loại thuốc tăng
cường miễn dịch xách tay về cho con sử dụng.
“Thấy con uống thuốc tăng cường miễn dịch vào ăn ngon miệng hơn, nên tôi cũng tin tưởng vào các
sản phẩm này. Nhà tôi có người quen sống ở Đức nên thường xuyên nhờ mua thuốc có nguồn gốc rõ
ràng từ bên đó gửi về”, chị Hương nói.
Không chỉ chị Hương mà rất nhiều bà mẹ đều có tâm lý chung là điều kiện kinh tế khá giả, họ muốn
“tẩm bổ” cho con khỏe mạnh, không phải vào viện. Vì thế, các loại thuốc tăng cường miễn dịch cũng
trở nên đắt khách.
Theo ghi nhận của PV, tại các hiệu thuốc, các shop bán thuốc xách tay quảng cáo đa dạng các loại
thuốc tăng cường miễn dịch nhập ngoại từ Anh, Pháp, Đức, Mỹ… Các loại thuốc này có giá dao động
từ 430- 750 đồng/hộp, thậm chí có loại lên tới hàng triệu đồng/hộp.
Theo quảng cáo của chị Thanh Trà - người chuyên bán hàng xách tay, thuốc tăng cường miễn dịch
được của Đức và Úc được các bà mẹ lựa chọn nhiều hơn cả. Có các loại thuốc tăng cường miễn dịch
như: interferon, các vitamin (E,C, beta-caroten…), một số yếu tố vi lượng (kẽm, selen…) bán rất chạy.
“Thuốc tăng cường miễn dịch giúp trẻ tăng khả năng chống chọi với bệnh tật, với sự thay đổi của thời
tiết. Các loại thuốc này thường được sản xuất ở dạng viên nén, kẹo dẻo nên dễ sử dụng. Phòng bệnh
hơn chữa bệnh, con mình dùng thường xuyên các loại thuốc miễn dịch nên gần như nói không với
bác sỹ”, chị Trà tiếp thị.
Không dừng lại ở đó, ngoài thuốc tăng cường miễn dịch nhiều bà mẹ còn tìm mua các loại thuốc bổ
sung dưỡng chất, thực phẩm chức năng dành cho trẻ như: vitamin tổng hợp, vitamin A, D, DHA, chất
xơ…
Với những lời quảng cáo có cánh, các bà mẹ lại càng săn lùng thuốc tăng cường hệ thông miễn dịch
bằng mọi giá. Tuy nhiên, việc sử dụng loại thuốc này vẫn cần tư vấn của bác sỹ và cảnh giác với
những tác dụng không mong muốn.


Tăng cường miễn dịch: Không nên dùng tùy tiện!
Theo các bác sỹ chuyên khoa Nhi, các thuốc có tác dụng tăng cường miễn dịch bằng cách tăng các
chức năng hoạt động chung của cơ thể, làm cho cơ thể mạnh lên, tăng hoạt hóa các cytokin,
interleukin làm cho tế bào miễn dịch tiết ra nhiều kháng thể giúp cơ thể chống chọi với mầm bệnh xâm
nhập. Vì thế, với trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ mắc bệnh mạn tính… được khuyên dùng thuốc tăng
cường miễn dịch.
PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng - nguyên Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cho hay, thuốc được
chế tạo từ nhiều nguyên liệu khác nhau như: tinh chất của tuyến ức vì tuyến ức là một trong những
nơi sinh ra các yếu tố miễn dịch; những kháng thể tách chiết từ máu như bạch cầu, huyết thanh để
tạo ra thuốc chống lại những bệnh đặc hiệu (uốn ván, bạch hầu, rắn độc cắn…); hoặc dùng chính
những con vi khuẩn gây bệnh ở người sau đó làm suy yếu bằng công nghệ cao rồi đưa lại vào cơ thể
nhằm kích thích cơ thể chống lại vi khuẩn này….


Bác sỹ khuyến cáo không nên lạm dụng thuốc tăng cường miễn dịch cho trẻ
Vì thế, đối với mỗi trường hợp cụ thể, việc sử dụng thuốc tăng cường miễn dịch cần phải được sự
thăm khám của bác sỹ để được chỉ định rõ loại thuốc cần dùng dựa trên tiền sử bệnh và thể trạng của
từng trẻ.
Chẳng hạn, thuốc tăng cường miễn dịch dạng uống broncho vaxom được dùng khá phổ biến cho trẻ
mắc bệnh hen. Thế nhưng, loại thuốc này thường được dùng cho dạng hen do virus chứ không dùng
cho các trường hợp hen do dị ứng hay hen do vận động.
Khi sử dụng thuốc, nếu dùng không đúng cách hay không phù hợp với người dùng thì không chỉ tốn
kém tiền bạc mà còn gây hại. Thông thường, các bệnh nhi rơi vào tình trạng thừa một số vitamin.
Thừa vitamin sẽ làm tăng canxi máu, ở trẻ dưới 1 tuổi có thể gây kích thích, co giật, xương hóa sụn
sớm. Nguy hiểm là thừa vitamin A ở trẻ em có thể làm tăng áp lực nội sọ, đau xương, viêm da, viêm
teo thần kinh thị giác....
Theo PGS.TS.Nguyễn Tiến Dũng, dùng các loại thuốc miễn dịch không đúng cách sẽ gây rối loạn tiêu
hóa. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần có sự tư vấn của bác sỹ trước khi tẩm bổ cho con.




×