Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Phân bón hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 27 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN GIA LÂM
Trường THCS Văn Đức

TÌM HIỂU VỀ PHÂN BÓN HÓA HỌC
Tổ 4 – Lớp 9A


Năm học: 2016-2017


Tên thành viên
1 Đào Long Vũ
2 Nguyễn Minh Đức
3 Nguyễn Mạnh Tuyển
4 Nguyễn Thị Kiều Trang

Nhiệm vụ
Tìm hiểu về nhu cầu dinh
dưỡng của cây trồng
Tìm hiểu các loại phân và cách
sử dụng

5 Đào Thanh Hà

Tìm hiểu tình hình thực tế sử

6 Nguyễn Thị Sáu

dụng phân bón tại địa phương

7 Nguyễn Diệu Linh



Các cách sử dụng phân bón

8 Vương Minh Hải

hiệu quả


I Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng
 Vai trò của các nguyên tố vi lượng
Để cây trồng phát triển tốt thì cây trồng cần cung cấp đủ các chất từ đa,
trung lượng và vi lượng. Mặc dù một số chất vi lượng cần rất ít nhưng
đôi khi lại rất quan trọng đối với cây trồng. Thiếu hoặc thừa chất vi lượng
cũng ảnh hưởng rất lớn tới cây.
• Sắt (Fe):
Thường được bổ sung dưới dạng phức chất (chelat), thí dụ như Fe - EDTA (9%
Fe) hoặc Fe - EDDHA (6% Fe) với hình thức phun lên lá. Sắt không được tái sử
dụng nên rất dễ xảy ra thiếu sắt khi bón phân không cân đối.
(+) Vai trò:
- Sắt có vai trò quan trọng việc hình thành diệp lục, qua đó có vai trò trong việc
cung câp oxi cho cây trồng.
- Khi cây thiếu sắt sẽ biểu hiện qua lá: lá cây có màu xanh nhợt nhạt (bạc lá),
đặc biệt giữa gân lá mầu xanh và khoảng giữa mầu vàng. Dễ quan sát nhất là
các lá non, vào thời kỳ đỉnh sinh trưởng của cây trồng.
- Khi bệnh nặng, toàn bộ cây biến thành màu vàng cho tới trắng lợt. Lá cây thiếu
sắt sẽ chuyển từ màu xanh sang vàng hay trắng ở phần thịt lá, trong khi gân lá
vẫn còn xanh. Triệu chứng thiếu sắt xuất hiện trước hết ở các lá non, sau đến lá
già.

Vi lượng sắt - dưới dạng Fe-EDTA


Thiếu sắt (Fe)


• Mangan (Mn):
Hiện tượng thiếu Mn, chủ yếu xẩy ra đối với đất có độ pH từ axit nhẹ đến
trung tính. Mangan sulfat (24 - 32% Mn) và Mn - EDTA (13 % Mn) đều dễ tan
trong nước và có tác dụng nhanh. Mangan oxyt có thể được sử dụng để làm
tăng độ phì nhiêu cho đất.

(+) Vai trò:
- Mangan là thành phần của các enzyme. Nó có vai trò hoạt hóa một số phản
ứng trao đổi chất quan trọng trong cây và tham gia trực tiếp vào quá
trìnhquang hợp, bằng cách hỗ trợ sự tổng hợp Diệp lục.
- Mangan tăng cường sự chín và sự nẩy mầm của hạt khi nó làm tăng sự hữu
dụng của Lân và Canxi
- Mangan cũng không được tái sử dụng trong cây nên hiện tượng thiếu sẽ bắt
đầu từ những lá non, với mầu vàng giữa những gân lá, và đôi khi xuất hiện
nhiều đốm nâu đen.
- Biểu hiện rõ nhất khi cây thiếu Mn là phần gân lá và mạch dẫn biến vàng. Nhìn
toàn bộ lá có màu xanh sáng, về sau xuất hiện các đốm vàng ở phần thịt lá và
phát triển thành các vết hoại tử trên lá.


Vi lượng mangan

Thiếu Mangan (Mg)

• Kẽm (Zn):
Kẽm được coi như là một trong các nguyên tố vi lượng đầu tiên cần thiết cho

cây trồng. Kẽm thường được bón cho cây thiếu dinh dưỡng, có thể phun kẽm
sunfat (23 % Zn) hoặc kẽm chelat (Zn - EDTA) lên lá ở giai đoạn hình thành hạt,
lượng Zn trong lòng đất có vai trò quan trọng hơn so với Zn trên bề mặt.

(+) Vai trò:
- Zn tham gia hoạt hóa khoảng 70 enzym của nhiều hoạt động sinh lý, sinh hóa
của cây. Nó là một nguyên tố có ảnh hưởng to lớn đối với năng suất cây trồng.
- Kẽm hỗ trợ cho sự tổng hợp các chất sinh trưởng và các hệ thống men và cần
thiết cho sự tăng cường một số phản ứng trao đổi chất trong cây. Nó cần thiết
cho việc sản xuất ra chất Diệp lục và các Hydrocarbon.
- Kẽm cũng không được vận chuyển sử dụng lại trong cây nên biểu hiện thiếu
thường xảy ra ở những lá non và bộ phân khác của cây.
- Thiếu Zn sẽ gây rối loạn trao đổi auxin nên ức chế sinh trưởng, lá cây bị biến
dạng, ngắn, nhỏ và xoăn, đốt ngắn và biến dạng. Biểu hiện thiếu kẽm có thể là:
lá non chuyển sang trắng hoặc vàng sáng…


Vi lượng kẽm

Thiếu kẽm (Zn)

• Đồng (Cu):
Là một kim loại nặng nên cần được chú ý khi bón cho cây trồng. Nếu đất
thiếu đồng có thể điều chỉnh bằng cách bón đồng sulfat hoặc oxyt. Thích hợp
nhất là phun chelat hoặc đồng sulfat trung tính lên lá cây đang thiếu dinh
dưỡng.

(+) Vai trò:
- Đồng cần thiết cho sự hình thành diệp lục và làm xúc tác cho một số phản ứng
khác trong cây, nhưng thường không tham gia vào thành phần của chúng.

- Nhiều loại cây rau biểu hiện thiếu đồng với lá rủ xuống và có màu xanh,
chuyển sang quầng màu da trời tối trước khi trở nên bạc lá, biến cong và cây
không ra hoa được.


Vi lượng đồng

Thiếu đồng (Cu)

• Bo (B):
Nhu cầu B cho từng loại đất là rất khác nhau. Nên bón borac (ll - 22% B) cho
cây có nhu cầu B cao. B cũng có thể được bón phối hợp với phân lân hoặc phân
đa dinh dưỡng khác. Polyborat thường được coi là loại cao cấp hơn so với
borac khi dùng để bón lá.

(+) Vai trò:
- Bo cần thiết cho sự nẩy mầm của hạt phấn, sự tăng trưởng của ống phấn, cần
thiết cho sự hình thành của thành tế bào và hạt giống.
- Bo cũng hình thành nên các phức chất đường/borat có liên quan tới sự vận
chuyển đường và đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành protein.
- Bo tác động trực tiếp đến quá trình phân hóa tế bào, trao đổi hocmon, trao
đổi N, nước và chất khoáng khác, ảnh hưởng rõ rệt nhất của B là tới mô phân
sinh ở đỉnh sinh trưởng và quá trình phân hóa hoa, thụ phấn, thụ tinh, hình
thành quả.
- Khi thiếu B thì chồi ngọn bị chết, các chồi bên cũng thui dần, hoa không hình
thành, tỷ lệ đậu quả kém, quả dễ rụng, rễ sinh trưởng kém, lá bị dày lên.


Thiếu Bo (B)


• Molypden (Mo):
Chất này chỉ cần bón với lượng nhỏ, sử dụng muối Natri Molypđat tan trong
nước, còn Amoni Molypđat lại thích hợp để bón lá.

(+) Vai trò:
- Molipden cần cho sự tổng hợp và hoạt động của men khử Nitrat. Loại men này
khử Nitrat thành Ammonium trong cây.
- Molipden có vai trò sống còn trong việc tổng hợp đạm cộng sinh bởi vi khuẩn
Rhizobia trong nốt sần cây họ đậu.
- Molipden cũng cần thiết cho việc chuyển hóa Lân từ dạng vô cơ sang hữu cơ
trong cây.
- Thiếu Mo sẽ ức chế dinh dưỡng đạm của cây trồng nói chung, đặc biệt của các
cây họ đậu . Hiện tượng thiếu Molipden có biểu hiện chung như vàng lá và đình
trệ sinh tưởng. Sự thiếu hụt Molipden có thể gây ra triệu chứng thiếu Đạm
trong các cây họ đậu như đậu tương, cỏ alfalfa, vì vi sinh vật đất phải có


Molipden để cố định Nitơ từ không khí. Molipden trở nên hữu dụng nhiều khi
pH tăng, điều đó ngược lại với đa số vi lượng khác.

Thiếu Molypden (Mo)

• Clo (Cl):
Clo là nguyên tố vi lượng sống còn cho cây trồng.

(+) Vai trò:
- Clo tham gia vào các phản ứng năng lượng trong cây. Cụ thể là nó tham gia
vào sự bẻ gẫy phân tử nước với sự hiện hữu của ánh sáng mặt trời và hoạt hóa
một số hệ thống men.


- Nó cũng tham gia vào quá trình vận chuyển một số chất như Canxi, Magie, Kali
ở trong cây, điều hòa hoạt động của những tế bào bảo vệ không khí do đó kiểm
soát được sự bốc thoát hơi nước…


Thiếu Clo (Cl)

II Các loại phân bón thường dùng
1 Phân bón đơn
 Phân đạm: là tên gọi chung của các loại phân bón vô cơ cung cấp đạm
cho cây.
• Phân urê có tỷ lệ đạm cao nhất (44 - 48%); có khả năng thích nghi rộng, phát
huy tác dụng trên nhiều loại đất và các loại cây trồng khác nhau, thích hợp
trên đất chua phèn. Urê được dùng để bón thúc. Có thể pha loãng theo
nồng độ 0,5 - 1,5% để phun lên lá.


Phân URÊ

• Sunphat đạm (phân SA) chứa 20 - 21% nitơ (N) nguyên chất và 29% lưu
huỳnh (S). Phân SA có dạng tinh thể, mịn, màu trắng ngà hoặc xám xanh.
Phân có mùi khai, vị mặn, hơi chua, dễ tan trong nước. SA có thể bón cho tất
cả các loại cây trồng, trên nhiều loại đất khác nhau, trừ đất phèn và chua.
Nếu đất chua cần bón thêm vôi và lân. Phân này dùng tốt cho cây trồng trên
đất đồi, đất bạc màu (thiếu S). SA dùng để bón thúc và bón nhiều lần,
chuyên dùng cho các cây đậu đỗ, lạc, ngô...

Phân đạm sunfat



• Phôtphat đạm (phốt phát amôn) chứa 16% đạm và 20% lân. Phân có dạng
viên, màu xám tro hoặc trắng, dễ chảy nước, dễ tan trong nước và phát huy
hiệu quả nhanh, dùng để bón lót, bón thúc đều tốt. Phân dễ sử dụng, thích
hợp ở đất nhiễm mặn. Cần bón phối hợp với các loại đạm khác.

Phân đạm photphat

• Phân đạm Clorua: Chứa 24 - 25% N nguyên chất. Dạng tinh thể mịn, màu
trắng hoặc vàng ngà, dễ tan trong nước, không bị vón cục, dễ sử dụng. Là
loại phân sinh lý chua nên bón kết hợp với lân và các loại phân bón khác.
Không nên dùng để bón cho khoai tây, hành, tỏi, bắp cải, chè,... Đất khô hạn,
nhiễm mặn không nên bón phân đạm clorua, dễ làm cho cây bị ngộ độc (dư
clo).


Phân đạm clorua

• Phân amoni nitrat: có 33 - 35% N nguyên chất. Phân ở dạng tinh thể muối
kết tinh có màu vàng xám, dễ chảy nước, dễ tan trong nước, dễ vón cục, khó
bảo quản và sử dụng. Là loại phân sinh lý chua, có thể bón cho nhiều loại cây
trồng trên nhiều loại đất khác nhau, thích hợp cho cây trồng cạn như mía,
ngô, bông hoặc dùng để tưới bón thúc cho nhiều loại rau, cây ăn quả.

Phân amoni nitrat

 Phân lân: có vai trò quan trọng trong đời sống cây trồng.

• Phôtphat nội địa: là loại bột mịn, màu nâu thẫm hoặc đôi khi có màu nâu
nhạt. Phân này chỉ nên dùng để bón lót, không dùng để bón thúc. Khi sử
dụng có thể trộn với phân đạm để bón, nhưng trộn xong phải đem bón ngay,

không được để lâu. Phân này dùng để ủ với phân chuồng rất tốt. Phân
phôtphat nội địa ít hút ẩm, ít bị biến chất, cho nên có thể cất giữ được lâu.
Vì vậy, bảo quản tương đối dễ dàng.


Phôtphat nội địa

• Phân apatit: Là loại bột mịn, màu nâu đất hoặc màu xám nâu. Apatit có tỷ lệ
vôi cao nên có khả năng khử chua cho đất. Phân này được sử dụng tương tự
như phôtphat nội địa. Sử dụng và bảo quản phân này tương đối dễ dàng vì
phân ít hút ẩm và ít biến chất.

Khai thác phân lân apatit

• Supe lân: Là loại bột mịn màu trắng, vàng xám hoặc màu xám thiếc. Một số
trường hợp supe lân được sản xuất dưới dạng viên. Supe lân có thể dùng để
bón lót hoặc bón thúc. Phân này có thể sử dụng để bón ở các loại đất trung
tính, đất kiềm, đất chua đều được. Tuy nhiên, ở các loại đất chua nên bón
vôi khử chua trước khi bón supe lân. Supe lân có thể dùng để ủ với phân
chuồng. Phân supe lân thường phát huy hiệu quả nhanh, để tăng hiệu lực
của phân, người ta thường bón tập trung, bón theo hốc, hoặc sản xuất
thành dạng viên. Phân này có thể dùng để hồ phân rễ mạ.


Super lân

• Phân lân kết tủa (Prexipitat): Có dạng bột trắng, xốp nhẹ trông giống như vôi
bột. Phân lân kết tủa màu trắng đục, vô định hình, tơi rời ít hút ẩm, thích
hợp cho đất chua và ít chua. Phân lân kết tủa thường dùng để sản xuất các
loại phân phức hoặc dùng để làm thức ăn gia súc.


Lân kết tủa


 Phân kali: Kali có vai trò chủ yếu trong việc chuyển hoá năng lượng
trong quá trình đồng hoá các chất dinh dưỡng của cây.

• Phân KCl: Phân có dạng bột màu hồng như muối ớt. có thể dùng để bón cho
nhiều loại cây trên nhiều loại đất khác nhau. Có thể dùng phân này để bón
lót hoặc bón thúc. Bón thúc lúc cây sắp ra hoa làm cho cây cứng cáp, tăng
phẩm chất nông sản. Không nên dùng phân này để bón vào đất mặn, là loại
đất có nhiều clo. Phân này cũng không nên dùng bón cho một số loài cây
hương liệu, chè, cà phê, vì phân ảnh hưởng đến phẩm chất nông sản.

Kali Clorua

• Phân Kali Sunfat : Phân có dạng tinh thể nhỏ, mịn, màu trắng. Phân dễ tan
trong nước, ít hút ẩm nên ít vón cục. Phân này có thể sử dụng thích hợp cho
nhiều loại cây trồng. Kali Sunfat là loại phân chua sinh lý. Sử dụng lâu trên
một chân đất có thể làm tăng độ chua của đất. Không dùng sunphat kali liên
tục nhiều năm trên các loại đất chua, vì phân có thể làm tăng thêm độ chua
của đất.


Kali Sunfat

2 Phân bón kép
• Phân NPK: Loại phân NPK là loại phân chuyên cung cấp cho cây trồng 3
nguyên tố dinh dưỡng: kết hợp N(đạm), P(lân),K(kali). Có nhiều loại phân
phù hợp với từng giai đoạn và các loại cây trồng.


Phân NPK

• Phân KNO3: Chứa 50 – 60% K2O, dạng bột màu hồng như muối ớt, có dạng
màu trắng như muối bọt, dễ hút ẩm, vón cục. Là loại phân chua sinh lý, KCL
bón cho nhiều loại cây trên nhiều loại đất, thích hợp với cây dừa (vì dừa ưa
chất Clo)


Phân KNO3

• Phân DAP (công thức hóa học là (NH4)2HPO4): Phân DAP có tỷ lệ các chất
dinh dưỡng (N, P, K) là: 18:46:0. Phân DAP có thể sử dụng để bón cho nhiều
loại cây trồng khác nhau, có thể sử dụng để bón lót hoặc bón thúc. Phân
DAP thường được sử dụng cho cây ăn trái và rau lá trong giai đoạn cây kiến

tạo bộ rễ và ra chồi đâm nhánh mới.
Phân DAP

3 Phân vi lượng


• Phân đồng (Cu): Đồng tham gia vào thành phần cấu tạo enzim thúc đẩy chức
năng hô hấp, chuyển hoá chất dinh dưỡng, thúc đẩy quá trình hình thành
vitamin A trong cây, loại vitamin rất cần cho sự phát triển bình thường của
hạt. Đồng làm tăng hiệu lực của kẽm, mangan, Bo.

• Phèn xanh (CuS04.7H20) có thể sử dụng làm phân bón có đồng. Trong phèn
xanh có 25,9% Cu. Phèn xanh là những tinh thể màu xanh, tơi, rời, dễ hoà
tan trong nước. Phèn xanh được sủ dụng để bón vào đất với lượng 10 –

25kg/ha. Phèn xanh cũng có thể dùng để xử lý hạt giống với dung dịch có
nồng độ 0,01 – 0,02% hoặc phun lên cây với nồng độ 0,02 – 0,05%.

• Phân sắt (Fe): Có vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp của cây. Cây
thiếu sắt không có khả năng tổng hợp được chất diệp lục, lá bị hủy hoại.
Thiếu sắt nặng làm cho cây chết. Triệu chứng đầu tiên của tình trạng thiếu
sắt là lá chuyển sang màu vàng, nhưng gân lá vẫn giữ màu xanh. Trong nông
nghiệp, để bổ sung sắt cho đất thường người ta tăng cường bón phân
chuồng, phân xanh.

• Phân kẽm (Zn): Đây là chất tham gia vào việc thúc đẩy quá trình hình thành
các hoocmôn trong cây, làm tăng tính chịu nóng, chịu hạn và chống lại sự
xâm nhập của sâu bệnh hại. Kẽm làm tăng khả năng tổng hợp prôtit, các axit
nucleic, thúc đẩy việc sử dụng và chuyển hóa đạm trong cây. Cây thiếu kẽm
giảm năng suất rõ rệt.

• Sunphat kẽm (ZnSO4.7H20): Phân có dạng tinh thể màu trắng, các tinh thể
phân tan trong nước. Phân chứa 22,8% Zn. Phân vi lượng này được sử dụng
đề xử lý hạt giống với nồng độ 0,1%, phun lên lá với nồng độ 0,02-0,05%.
Trong quá trình chăm sóc, nếu bón quá nhiều vôi, nhiều lân cũng thường xảy
ra trường hợp thiếu kẽm. Đất kiềm, đất trung tính cũng thường hay thiếu
kẽm.

• Phân bo (B): Đây là chất đảm bảo cho hoạt động bình thường của mô phân
sinh ngọn cây. Bo thúc đẩy quá trình tổng hợp các prôtit, lignin. Nó còn tham


gia vào việc chuyển hoá các hydrat cacbon, thúc đẩy quá trình phân chia tế
bào. Bo tăng cường việc hút Ca của cây, đảm bảo cân đối tỷ lệ K:Ca trong
cây. Bón bo cho cây vào thời kỳ chuẩn bị ra hoa sẽ làm tăng tỷ lệ đậu hoa,

quả.

• Phân Borat natri (Na2B407.10H20) có hàm lượng B trong phân là 11,3%,
dùng để phun lên lá, xử lý hạt giống.

• Phân borat magiê, chứa 1,4% B và 19% Mg. Phân được sử dụng để bón vào
đất hoặc phun lên lá.

• Phân axit boiric (H2Bo3) chứa 17,5% B, có dạng tinh thể màu trắng, dễ tan
trong nước, phân thường ở trong trạng thái tơi rời, dễ sử dụng để bón cho
cây. Người ta sử dụng loại phân này để phun lên lá với nồng độ 0,03 –
0,05%, xử lý hạt giống, bón cho những nơi có hàm lượng B dễ tiêu dưới
0,2mg/100g đất.
• Phân côban (Co): Loại phân vi lượng này rất cần cho quá trình cố định đạm
không khí của vi sinh vật. Co làm tăng khả năng hút lân của cây. Co rất thích
hợp với các loài cây có nhiều vitamin B12. Nó còn làm tăng chất lượng thức
ăn gia súc, giúp cho gia súc tiêu hoá thức ăn, làm tăng số lượng hồng cầu
trong máu gia súc. Bởi vậy, ngưòi ta thường bón phân vi lượng này lên trên
các đồng cỏ.

• Phân mangan (Mn): Tham gia vào việc thúc đẩy cây nảy mầm sớm, làm cho
hệ rễ khoẻ, cây ra hoa kết quả nhiều, hạt chắc mẩy. Nên bón phân vào giai
đoạn cây đang ra hoa. Mangan có tác dụng tăng hiệu lực phân lân, thúc đẩy
quá trình hô hấp trong cây, xúc tiến quá trình oxy hoá các hyđrat cacbon tạo
thành CO2 và H2O và tăng hoạt tính của men trong quá trình tổng hợp chất
diệp lục.

• Phân sunphat mangan (MnSO4.5H20) chứa 24,6% mangan. Đây là loại phân
vi lượng ít tan trong nước, dùng để xử lý hạt giống, phun lên lá, bón vào đất.



• Phân molipđen (Mo): Đây là loại phân vi lượng có vai trò quan trọng trong
việc làm tăng khả năng quang hợp của cây và tổng hợp vitamin C trong cây.
Mo giúp cây hấp thụ được nhiều N và giúp cho quá trình cố định đạm. Mo
rất cần cho vi sinh vật cố định đạm cộng sinh ở rễ cây và giúp cho sự phát
triển nhiều nốt sần ở rễ cây họ đậu. Mo làm tăng hiệu lực của phân lân.

• Molipdat natri (NaMoO4. 2H20) chứa 39% Mo, Molipdat Amôn
(NH4)2.Mo7O3.4H2O) chứa 54% Mo. Hai loại phân vi lượng này có dạng tinh
thể dùng để bón cho nhiều loại cây trồng khác nhau, trên nhiều loại đất khác
nhau. Trường hợp đất chua, Mo làm tăng hiệu quả của việc bón vôi và phân
lân. Người ta thường sử dụng phân vi lượng này để xử lý hạt giống, phun lên
lá với nồng độ 0,06 – 0,10%.

III Sử dụng phân bón hiệu quả


 Bón phân hợp lý và đúng cách sẽ làm tăng năng suất cây trồng đem lại
hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra, bón phân đúng cách còn đảm bảo chất
lượng nông sản và bảo vệ môi trường.
 Các cách sử dụng phân bón hiệu quả:

1/ Chọn đúng loại phân
- Cây cần phân gì bón đúng loại phân đó. Phân có nhiều loại, mỗi loại có những
tác dụng riêng. Bón không đúng loại phân không những phân không phát huy
được hiệu quả, mà còn có thể gây ra những hậu quả xấu.
- Bón đúng loại phân là tính đến đặc điểm và tính chất của đất. Đất chua không
bón các loại phân có tính axit. Ngược lại, trên đất kiềm không nên bón các loại
phân có tính kiềm.


2/ Bón đúng lúc
- Nhu cầu đối với các chất dinh dưỡng của cây thay đổi tùy theo các giai đoạn
sinh trưởng và phát triển. Có nhiều giai đoạn sinh trưởng cây cần đạm nhiều
hơn kali, có nhiều giai đoạn cây cần kali nhiều hơn đạm. Bón đúng thời điểm
cây cần phân mới phát huy được tác dụng.
- Để cây trồng sử dụng tốt các loại phân bón, tốt nhất là chia ra bón nhiều lần.
Bón tập trung vào một lúc với nồng độ và liều lượng phân bón quá cao, cây


không sử dụng hết, lượng phân bị hao hụt nhiều, có thể gây ra những tác động
xấu đối với cây.

3/ Bón đúng đối tượng
- Trong một số trường hợp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt tạo nên
nguồn thức ăn dồi dào cho sâu bệnh tích lũy và gây hại nặng. Càng bón thêm
phân, cây sinh trưởng thêm, sâu bệnh lại phát sinh nhiều hơn và gây hại nặng
hơn. Ở những trường hợp này, bón phân đạt mục tiêu là ngăn ngừa sự tích lũy
và gây hại của sâu bệnh.
- Bón phân trong một số trường hợp có tác dụng làm tăng khả năng chống chịu
của cây trồng đối với các điều kiện không thuận lợi trong môi trường và với sâu
bệnh gây hại. Đặc biệt, các loại phân kali phát huy tác dụng này rất rõ. Như vậy,
bón phân không phải lúc nào cũng là để cung cấp thêm chất dinh dưỡng, thúc
đẩy sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Có những trường hợp phải tác
động theo chiều hướng ngược lại: cần kìm hãm bớt tốc độ tăng trưởng và phát
triển của cây trồng, làm tăng tính chống chịu của chúng lên.

4/ Đúng thời tiết, mùa vụ
- Thời tiết có ảnh hưởng đến chiều hướng tác động và hiệu quả của phân bón.
Mưa làm rửa trôi phân bón gây lãng phí lớn. Nắng gắt cùng với tác động của các
hoạt động phân bón có thể cháy lá, hỏng hoa, quả.

- Trong điều kiện khí hậu, thời tiết và sản xuất của nước ta đối với các loại cây
ngắn ngày, mỗi năm có 3 - 4 vụ. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây
trồng ở từng vụ có khác nhau, cho nên nhu cầu đối với các nguyên tố dinh
dưỡng cũng như phản ứng đối với tác động của từng yếu tố dinh dưỡng cũng
khác nhau. Lựa chọn đúng loại phân, dạng phân và thời vụ bón hợp lý có thể
nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón.

5/ Bón đúng cách
- Có nhiều phương pháp bón phân: bón vào hố, bón vào rãnh, bón rải trên mặt
đất, hòa vào nước phun lên lá, bón phân kết hợp với tưới nước...
- Bón phân chia làm nhiều loại: bón lót, bón thúc đẻ nhánh, thúc ra hoa, thúc
kết quả, thúc mẩy hạt,...


- Lựa chọn đúng cách bón cho cây trồng, cho vụ sản xuất, cho loại đất,... có thể
làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón lên gấp nhiều lần.

6/ Bón phân cân đối
- Cây trồng có yêu cầu đối với các chất dinh dưỡng ở những lượng nhất định với
những tỷ lệ nhất định giữa các chất. Thiếu một chất dinh dưỡng nào đó, cây
sinh trưởng và phát triển kém, ngay cả những khi có các chất dinh dưỡng khác
ở mức thừa thãi. Các nguyên tố dinh dưỡng không chỉ tác động trực tiếp lên
cây mà còn có ảnh hưởng qua lại trong việc phát huy hoặc hạn chế tác dụng của
nhau.
- Đối với mỗi loại cây trồng có những tỷ lệ khác nhau trong mức cân đối các yếu
tố dinh dưỡng. Tỷ lệ cân đối này cũng thay đổi tùy thuộc vào lượng phân bón
được sử dụng. Tỷ lệ cân đối giữa các nguyên tố dinh dưỡng cũng khác nhau ở
các loại đất khác nhau
- Điều cần lưu ý là không được bón phân một chiều, chỉ sử dụng một loại phân
mà không chú ý đến việc sử dụng các loại đất khác. Bón phân không cân đối sẽ

không phát huy được tác dụng tốt của các loại phân, gây lãng phí và tác dụng
xấu đối với năng suất cây trồng, môi trường.
- Do đó, bón phân cân đối có tác dụng ổn định và cải thiện độ phì nhiêu của đất,
bảo vệ đất chống rửa trôi, xói mòn. Đồng thời, tăng năng suất cây trồng, nâng
cao hiệu quả của phân bón đảm bảo phẩm chất của nông sản.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×