Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Dự án xây dựng dây chuyền sản xuất công nghiệp chế phẩm sinh học EMOZEO phục vụ nuôi trồng thủy sản và xử lý môi trường tại tỉnh cà mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (549.95 KB, 43 trang )

BÁO CÁO TỔNG KẾT DỰ ÁN
thuộc Chương trình “Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2004 - 2010"
A. TÓM TẮT THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN ĐÃ ĐƯỢC PHÊ DUYỆT VÀ ĐÃ
ĐƯỢC ĐIỀU CHỈNH.

1. Thông tin chung về dự án.
Tên Dự án: Xây dựng dây chuyền sản xuất công nghiệp chế phẩm
sinh học EMOZEO phục vụ nuôi trồng thủy sản và xử lý môi trường tại
tỉnh Cà Mau.
Mã số:…………………………………………………………
Cấp quản lý: Bộ Khoa học và Công nghệ
Thời gian thực hiện: 42 tháng. Bắt đầu từ tháng 04/2010 đến 10/2013
(Kể cả thời gian gia hạn).
Dự kiến kinh phí thực hiện: 5.000.000.000 đồng
Trong đó:

- Ngân sách sự nghiệp Khoa học TW: 2.600.000.000 đồng
- Ngân sách địa phương: 2.400.000.000 triệu đồng

Tổ chức chủ trì thực hiện Dự án:
Tên tổ chức: Trung tâm Thông tin & Ứng dụng Khoa học Công nghệ tỉnh
Cà Mau.
Địa chỉ: số 16 đường Vành Đai 2 – Phường 9 – Thành phố Cà Mau.
Điện thoại :(0780) 3821969 – (0780) 3837570
Fax : (0780) 3837570
Chủ nhiệm dự án :
Họ, tên: Nguyễn Đình Văn
Học hàm, học vị : Kỹ sư

Chức vụ: Phó Giám đốc



Địa chỉ: xã Lý Văn Lâm, Tp Cà Mau.

E-mail:

ĐTCQ: (0780) 3837570

Mobile: 0913619952

Cơ quan chủ trì chuyển giao công nghệ :
Đơn vị chuyển giao công nghệ: Viện Công nghiệp Thực phẩm – Bộ Công
thương.
Địa chỉ: Số 301 Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.


Điện thoai: 0438584481; Fax: 048584554
- Viện Công nghiệp Thực phẩm – Bộ Công thương chịu trách nhiệm tư
vấn và chuyển giao công nghệ quy trình lên men vi sinh, biên soạn quy trình và
đào tạo cho cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật của đơn vị nhận công nghệ.
- Đơn vị chế tạo và lắp đặt thiết bị: Viện Cơ học và Tin học Ứng dụng –
Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam.
Địa chỉ: Số 291 Điện Biên Phủ, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoai: (08)39307876;

Fax: 0839308300;

Viện Cơ học và Tin học Ứng dụng chịu trách nhiệm chế tạo, lắp đặt các
thiết bị và đào tạo cán bộ vận hành dây chuyền phục vụ dự án.
1.1. Tính cấp thiết của dự án:
Đặc điểm tự nhiên và kinh tế, xã hội:

* Vị trí địa lý:
Tỉnh Cà Mau nằm ở cực nam của Việt Nam, trên bán đảo Cà Mau, diện
tích tự nhiên của tỉnh năm 2010 là 5.294,87 km 2, bằng 13,1% diện tích Đồng
Bằng sông Cửu Long và 1,58% diện tích cả nước, có 8 huyện và 1 thành phố
trực thuộc tỉnh, trải rộng từ 8 030’ đến 9010’ vĩ độ bắc, từ 104008’ đến 105005’
kinh độ đông, tỉnh Cà Mau có 3 mặt tiếp giáp với biển, phía Đông giáp Biển
Đông, phía Tây và Nam giáp với vịnh Thái Lan, phiá Bắc giáp với tỉnh Bạc Liêu
và Kiên Giang. Địa hình tương đối bằng phẳng, sông ngòi chằng chịt, có xu
hướng cao dần từ Nam lên hướng Bắc, cao trình đất tự nhiên thấp hơn mực nước
đỉnh triều, bình quân từ 0,2 đến 0,6m.
* Khí hậu:
Tỉnh Cà Mau chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ
rệt: Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, với chế độ gió mùa Đông Bắc,
mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 với chế độ gió mùa Tây Nam.
- Độ ẩm không khí và lượng bốc hơi: Độ ẩm cao nhất từ tháng 9,10; mùa
mưa chỉ số ước ẩm (Lượng mưa/lượng bốc hơi) là 4,1lần; vào mùa khô chỉ số
khô hạn (Lượng bốc hơi/lượng mưa) là 2,2lần.
* Chế độ thuỷ văn:
Tỉnh Cà Mau chịu tác động của chế độ bán nhật triều không đều của Biển
Đông và nhật triều của Biển Tây. Biên độ triều của Biển Đông dao động lớn từ
300 - 350cm vào các ngày triều cường, từ 180 - 220cm vào các ngày triều kém
2


(ảnh hưởng khoảng 2/3 diện tích phía Đông Nam của Tỉnh); mùa gió chướng có
thể gây nước dâng, làm cho nước mặn tràn sâu vào nội địa. Biên độ triều Biển
Tây dao động từ 40 - 120cm; mực nước cao nhất vào tháng 10,11; mực nước
thấp nhất vào tháng 4, 5.
* Dân sinh:
Năm 2010, tỉnh Cà Mau có dân số là 1.212.089 người, mật độ dân số 299

người/km2; Về cơ cấu sản xuất có sự thay đổi từ nông – lâm - ngư sang ngư –
nông - lâm nghiệp. Từ năm 2000 đến nay, tỉnh đã chuyển một diện tích lớn
trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Theo số liệu thống kê, đến năm
2011 tỉnh Cà Mau có diện tích nuôi trồng thủy sản là 296.300 ha, trong đó diện
tích nuôi tôm là 266.592 ha. Sản lượng nuôi trồng thủy sản là 233.356 tấn, trong
đó sản lượng tôm nuôi là 107.847 tấn. Năng suất bình quân của tôm nuôi trên
toàn tỉnh Cà Mau năm 2011 là 405 kg/ha/năm (Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Cà Mau, 2011). Phương thức nuôi tôm hiện nay vẫn là nuôi quảng
canh truyền thống, nuôi tôm quảng canh cải tiến, nuôi tôm sinh thái và nuôi
thâm canh. Về chế biến, các nhà máy đổi mới dây chuyền công nghệ sản xuất
tiên tiến giảm tỷ trọng sơ chế, nâng sản lượng tinh chế tạo sản phẩm có gía trị
gia tăng.
Tính cấp thiết của dự án:
Hiện nay xu thế nuôi tôm thâm canh có sử dụng chế phẩm sinh học để xử
lý môi trường nước ao nuôi đang được nhiều nơi áp dụng. Trung tâm Thông tin
và Ứng dụng Khoa học Công nghệ Cà Mau cũng đã áp dụng nuôi thử nghiệm tại
một số dự án và đạt kết quả tốt.
Trong bối cảnh hiện nay, nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học, nuôi tôm
không sử dụng hóa chất, kháng sinh là xu thế chung được ngành chuyên môn
khuyến khích áp dụng. Việc ứng dụng chế phẩm sinh học vào nuôi trồng thủy
sản đang được phổ biến và tuyên truyền rộng rãi. Tại Cà Mau hiện chưa có cơ sở
nào sản xuất công nghiệp chế phẩm sinh học phục vụ nuôi trồng thuỷ sản và xử
lý ô nhiễm môi trường.
Chế phẩm sinh học EM đã được phát triển ở Trường Đại học Tổng hợp
Ryukyus Okinawa Nhật Bản vào đầu năm 1980 do tiến sĩ Teruo Higa giáo sư
nông nghiệp phát minh ra. Chế phẩm sinh học EM là một hỗn hợp vi sinh vật có
ích, có tác dụng nâng cao được hiệu suất nông nghiệp hữu cơ.

3



Ở Việt Nam công nghệ EM đã được bắt đầu đánh giá khả năng ứng dụng
trong khuôn khổ của đề tài độc lập cấp Nhà nước do trường Đại học Nông
nghiệp 1 Hà Nội chủ trì. Hiện nay đã có nhiều tỉnh phía Nam áp dụng rộng rãi
chế phẩm EM trong nhiều lĩnh vực: thủy sản, nông nghiệp, môi trường…như:
Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh,
Bến Tre, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
Công dụng của chế phẩm sinh học này dùng để khử mùi hôi rác thải,
chuồng trại chăn nuôi, tăng độ phì nhiêu của đất, tăng sức đề kháng, kích thích
hệ tiêu hóa động vật nuôi nhờ hệ thống enzyme sinh học và cải thiện tạo màu
nước, giảm BOD, COD, giảm hàm lượng khí độc NH 3, H2S trong bùn đáy. Hiệu
quả của chế phẩm sinh học EM trong xử lý môi trường cũng như trong nuôi
trồng thủy sản đã được khẳng định và đã được sử dụng tại một số địa phương
trong và ngoài tỉnh mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên ở Cà Mau giá chế phẩm
EM khá cao (từ 12.000- 15.000 đồng/lít) vì phải chịu một khoảng chi chí vận
chuyển từ các tỉnh khác về.
Để khắc phục điều này, được sự quan tâm tạo điều kiện của Sở Khoa học
và Công nghệ tỉnh Cà Mau, Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học Công nghệ
(nay là Trung tâm Thông tin và Ứng dụng Khoa học Công nghệ) đã triển khai áp
dụng dự án ''Sản xuất thử nghiệm chế phẩm sinh học EM". Theo đó, tổ sản xuất
được thành lập với số lượng 03 người, tổ có nhiệm vụ tiếp thu công nghệ và chủ
động sản xuất chế phẩm EM đảm bảo chất lượng với giá thành hạ hơn so với thị
trường.
Trong khuôn khổ hợp tác khoa học với Viện Sinh học Nhiệt đới Thành
phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng Khoa học Công nghệ đã
nắm bắt kỹ thuật sản xuất EM thứ cấp và đăng ký sở hữu công nghiệp đối với
sản phẩm EMOZEO tại Cà Mau. Sản phẩm đã đưa ra thị trường trong nhiều năm
qua và được nhiều người dân đưa vào sử dụng, nhiều nhất là trong nuôi trồng
thủy sản và xử lý ao tù, nước đọng.
Hiện tại chế phẩm sinh học EMOZEO của Trung tâm Thông tin & Ứng

dụng Khoa học Công nghệ đã được Cục Nuôi trồng Thủy sản - Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn cho phép lưu hành. Nhãn hiệu EMOZEO đã được Cục
Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu hàng
hoá.

4


Trong giai đoạn 2006 - 2008, Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học
Công nghệ đã sản xuất trên hai trăm ngàn lít chế phẩm EMOZEO. Tuy nhiên
việc ứng dụng công nghệ lên men vào sản xuất chế phẩm EMOZEO tại địa
phương hiện nay còn hạn chế; công nghệ và kỹ thuật sản xuất còn đang ở mức
thủ công, máy móc thiết bị gần như chưa có gì và ở dạng thô sơ; thói quen sử
dụng chế phẩm sinh học EMOZEO trong nhân dân mới bước đầu tiếp cận.
Do sản phẩm EMOZEO sản xuất bằng thủ công nên sản lượng còn thấp,
giá thành còn cao, chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng rộng rãi của người dân.
Chế phẩm sinh học dùng trong xử lý môi trường và nuôi trồng thủy sản
EMOZEO được Trung tâm Thông tin và Ứng dụng Khoa học Công nghệ sản
xuất có các thành phần vi khuẩn như sau: Bacillus subtilis 2,5x103 CFU/ml;
Lactobacillus lactic 6,9x107 CFU/ml; Saccharomyces cerevisiae 1,2x105
CFU/ml.
Một hạn chế khác của chế phẩm EMOZEO khi sản xuất thủ công là thời
gian bảo quản ngắn, không quá 6 tháng; chất lượng sản phẩm không ổn định;
sản xuất nhỏ lẻ nên giá thành còn cao.
Ứng dụng kỹ thuật, chuyển giao công nghệ để xây dựng dây chuyền qui
mô công nghiệp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản xuất,
đồng thời nâng cao nhận thức, trình độ kỹ thuật cho người dân nuôi trồng thủy
sản là rất cần thiết, góp phần ổn định nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thủy
sản, tăng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh và qua đó nâng cao đời sống kinh tế xã
hội cho vùng nông thôn tỉnh Cà Mau.

Với vai trò và ý nghĩa quan trọng của chế phẩm EMOZEO trong nuôi
trồng thuỷ sản và xử lý ô nhiễm môi trường, UBND tỉnh Cà Mau khuyến khích
và tạo điều kiện để Trung tâm Thông tin và Ứng dụng Khoa học Công nghệ mở
rộng công suất và nâng cao chất lượng chế phẩm. Ngày 16/9/2009 UBND tỉnh
Cà Mau đã có công văn số 3587/UBND-VX gửi Bộ Khoa học và Công nghệ đề
nghị cho triển khai dự án "Xây dựng dây chuyền sản xuất công nghiệp chế phẩm
sinh học EMOZEO phục vụ nuôi trồng thủy sản và xử lý môi trường tại tỉnh Cà
Mau"
1.2. Những cơ sở pháp lý liên quan đến việc hình thành dự án và các
chủ trương hiện nay của tỉnh.

5


Cùng với việc triển khai các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà
nước về phát triển nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản. Dự án được thực
hiện dựa trên các văn bản pháp lý như:
+ Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5/8/2008 Hội nghị lần thứ bảy của Ban
chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
+ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 Thủ tướng Chính phủ ban
hành Bộ Tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.
+ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 phê duyệt Chương trình
mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2012-2020.
+ Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 11/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020.
+ Quyết định số 332/QĐ-TTg ngày 3/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau đến năm
2020.
+ Chương trình hành động số 28-CTr/TU ngày 10/11/2008 của Ban Chấp
hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương

Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
+ Kế hoạch số 05/KH-UBND ngày 09/3/2009 của UBND Tỉnh Cà Mau
triển khai thực hiện chương trình hành động của Chính phủ và của Tỉnh ủy về
nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
+ Quyết định số 15/2009/QĐ-UBND ngày 7/7/2009 của Chủ tịch UBND
tỉnh Cà Mau về việc phê duyệt Chương trình phát triển bền vững tỉnh Cà Mau
giai đoạn 2009 – 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.
+ Quyết định số 393/2010/QĐ-UBND ngày 16/3/2010 Ủy ban nhân dân
tỉnh Cà Mau ban hành Bộ Tiêu chí về nông thôn mới tỉnh Cà Mau.
+ Quyết định số 1586/2011/QĐ-UBND ngày 13/10/2011 của UBND
tỉnh Cà Mau về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Cà Mau
đến năm 2020.
+ Quyết định số 119/2012/QĐ-UBND ngày 30/01/2012 của UBND tỉnh
Cà Mau về việc phê duyệt Chương trình phát triển nuôi tôm công nghiệp tỉnh Cà
Mau đến 2015 và định hướng đến năm 2020.

6


+ Thông báo số 823/TB-BKHCN ngày 17/4/2009 của Bộ Khoa học &
Công nghệ về kết luận của Thứ trưởng Trần Quốc Thắng tại buổi làm việc với
lãnh đạo tỉnh Cà Mau.
1.3. Tính tiên tiến và thích hợp của công nghệ được chuyển giao:
Viện Công nghiệp thực phẩm là Viện nghiên cứu chuyên ngành có bề dày
kinh nghiệm trong nghiên cứu và phát triển công nghệ lên men vi sinh vật, trong
đó nhiều công nghệ lên men đã được triển khai ở qui mô công nghiệp tại nhiều
địa phương trong cả nước. Tóm tắt qui trình công nghệ chuyển giao được trình
bày trong sơ đồ dưới đây, bao gồm các công đoạn sau:
- Chuẩn bị môi trường:
Môi trường chính là mật rỉ đường, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết.

- Thanh trùng:
Sau khi môi trường được chuẩn hóa theo điều kiện lên men tối ưu. Môi
trường được thanh trùng ở điều kiện 121 oC trong 21 phút. Tùy theo yêu cầu
công nghệ, một số chất phải được thanh trùng riêng.
- Làm nguội:
Môi trường sau khi thanh trùng được làm nguội đến nhiệt độ tối ưu lên
men.
Giống gốc đã chuẩn bị theo yêu cầu được đưa vào bình lên men cấp 1.
Dung tích chủng gốc là 10% thể tích lên men.
- Lên men cấp 1:
Lên men cấp 1 thực hiện ở cấp 20 lít/mẻ. Sản phẩm của khâu lên men cấp
1 được sử dụng làm giống cho lên men cấp 2.
- Lên men cấp 2:
Môi trường được chuẩn bị như lên men cấp 1. Lên men cấp 2 thực hiện ở
cấp 200 lít/mẻ.
- Lên men cấp 3:
Môi trường được chuẩn bị như lên men cấp 1 và cấp 2. Lên men cấp 3
thực hiện ở cấp 2000 lít/mẻ
- Thu nhận chế phẩm:

7


Sau khi lên men, chế phẩm được thu lại theo qui trình công nghệ thu nhận
sinh khối chế phẩm lên men.
- Xử lý chế phẩm:
Chế phẩm lên men được xử lý theo yêu cầu công nghệ trước khi đóng cal,
đóng thùng hoặc sử dụng làm giống cho mẻ sau.
Sau khi xử lý chế phẩm, sản phẩm EMOZEO được đóng cal, đóng chai,
sử dụng ngay cho mục đích nuôi trồng thủy sản và xử lý môi trường hoặc sử

dụng làm giống cho mẻ lên men sau.
Sơ đồ qui trình công nghệ sản xuất công nghiệp chế phẩm EMOZEO
Chuẩn bị môi trường

Thanh trùng môi trường

Làm nguội

Lên men cấp 1 – 20 lít

Lên men cấp 2 – 200 lít

Lên men cấp 3 – 2000 lít

Thu nhận chế phẩm

Xử lý chế phẩm

EMOZEO thành phẩm
8

Chuẩn bị giống gốc


Với công nghệ và kỹ thuật chuyển giao từ Viện Công nghiệp Thực phẩm,
dây chuyền sản xuất công nghiệp chế phẩm sinh học EMOZEO phục vụ nuôi
trồng thủy sản và xử lý môi trường tại tỉnh Cà Mau sẽ tạo ra chế phẩm
EMOZEO có giá thành phù hợp với khả năng chi phí của người nông dân. Dự
kiến giá bán khi sản xuất 100% công suất giá 1 lít chế phẩm khoảng 5.000 đồng,
do vậy có thể ứng dụng rộng rãi cho tất cả các vùng nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh.

Công nghệ chuyển giao là một dây chuyền sản xuất công nghiệp được
kiểm soát kỹ thuật từ khâu nguyên liệu đầu vào đến khi cho ra thành phẩm, đảm
bảo chất lượng ổn định. Mật độ vi sinh vật hữu ích ≥ 10 7CFU/ml. Chế phẩm
EMOZEO giúp tăng năng suất nuôi trồng thuỷ sản ≥ 10%, phòng tránh được
mức độ tạp nhiễm và kéo dài thời gian bảo quản tới 12 tháng.
2. Mục tiêu dự án.
2.1. Mục tiêu chung.
Tiếp nhận công nghệ lên men để xây dựng cơ sở sản xuất chế phẩm sinh
học EMOZEO quy mô công nghiệp với hệ thống các trang thiết bị đồng bộ, phù
hợp với điều kiện điạ phương tạo sản phẩm có chất lượng và giá thành hợp lý
phục vụ phát triển bền vững nghề nuôi trồng thủy sản và xử lý ô nhiễm môi
trường ở tỉnh Cà Mau.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Tiếp nhận công nghệ sản xuất chế phẩm EMOZEO quy mô công nghiệp
và xây dựng một dây chuyền sản xuất EMOZEO, công suất 1.000.000 lít sản
phẩm/năm.
- Sản xuất 500.000 lít chế phẩm EMOZEO có chất lượng đảm bảo chỉ tiêu
công bố.
- Xây dựng được các mô hình ứng dụng có hiệu quả chế phẩm EMOZEO
trong nuôi thủy sản tại Cà Mau, qua đó góp phần ổn định nguyên liệu cho các
nhà máy chế biến thủy sản, tăng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Tạo công ăn việc
làm cho người nuôi tôm, công nhân chế biến thủy sản và các hoạt động dịch vụ
trong nuôi trồng thủy sản giúp phát triển đời sống của người dân ở vùng nông
thôn.
9


- Đào tạo được đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân sản xuất trong lĩnh vực
sản xuất chế phẩm sinh học EMOZEO.
3. Nội dung dự án:

3.1. Bằng nguồn vốn đối ứng của địa phương Trung tâm Thông tin & Ứng
dụng Khoa học, Công nghệ Cà Mau đã xây dựng Xưởng sản xuất có diện tích
300m2, thuộc loại kiên cố, khung sắt, mái tôn. Bố trí mặt bằng phù hợp với việc
lắp đặt thiết bị và đảm bảo yêu cầu sản xuất. Nội dung xây dựng bao gồm:
- San lấp mặt bằng để xây dựng nhà xưởng.
- Xây dựng mới 300m2 nhà xưởng và hạ tầng cơ sở.
- Lắp đặt hệ thống điện, nước, phục vụ sản xuất.
3.2. Tiếp nhận công nghệ sản xuất chế phẩm EMOZEO quy mô công
nghiệp từ đơn vị chuyển giao công nghệ.
3.3. Mua sắm thiết bị để sản xuất EMOZEO, công suất 1.000.000 lít sản
phẩm/năm.
3.4. Đào tạo 04 cán bộ quản lý và 06 công nhân kỹ thuật nắm vững quy
trình vận hành và sản xuất chế phẩm sinh học EMOZEO.
3.5. Mở 05 lớp tập huấn kỹ thuật nuôi tôm quảng canh cải tiến sử dụng
chế phẩm sinh học để xử lý môi trường nước ao nuôi. (khoảng 500 người)
3.6. Xây dựng 5 mô hình trình diễn ứng dụng chế phẩm sinh học
EMOZEO nuôi tôm sú, nuôi cua với quy mô 2ha/mô hình và ứng dụng chế
phẩm sinh học để xử lý ô nhiễm rác thải, nước thải 02 mô hình với quy mô xử lý
rác thải 5 – 10 tấn và nước thải là 500m3.
3.7. Sản xuất thử nghiệm chế phẩm EMOZEO
3.8. Đánh giá hiệu quả của chế phẩm EMOZEO trong nuôi trồng thuỷ sản
ở Cà Mau.
3.9. Mua sắm 01 xe ô tô bán tải ISUZU để phục vụ dự án.
4. Sản phẩm và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, chất lượng:
Sau khi tiếp nhận công nghệ và thiết bị, Trung tâm Thông tin & Ứng dụng
Khoa học công nghệ đã sản xuất chế phẩm sinh học EMOZEO theo quy trình
công nghệ do Viện Công nghệ thực phẩm chuyển giao với thành phần vi khuẩn
như sau: Bacillus subtilis 2,5x103 CFU/ml; Lactobacillus lactic 6,9x107
CFU/ml; Saccharomyces cerevisiae 7,3x105 CFU/ml.
10



Sản phẩm đạt chất lượng tốt trong nuôi trồng thủy sản và xử lý môi
trường, sản phẩm không chứa các chất cấm sử dụng theo Thông tư số
15/2009/TT-BNN ngày 17/3/2009 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn,
ban hành danh mục thuốc, hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng.
Thời gian sử dụng từ 6 đến 12 tháng kể từ ngày sản xuất.
Dây chuyền sản xuất đạt quy mô 1.000.000 lít/năm. Kể từ ngày lắp đặt
thiết bị đến nay đã sản xuất đủ 500.000 lít theo thuyết minh dự án được duyệt.
Ngoài ra Trung tâm cũng đã nghiên cứu sản xuất chế phẩm EMOZEO dạng bột
với quy mô 50kg/ngày đảm bảo chất lượng để đa dạng hóa sản phẩm, cung cấp
cho nuôi tôm công nghiệp.
B. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN.
I. Công tác tổ chức, quản lý điều hành để triển khai thực hiện dự án
1. Tình hình chung:
Sau khi hợp đồng được ký kết giữa Văn phòng Chương trình Nông thôn
miền núi và Trung tâm Thông tin & Ứng dụng Khoa học Công nghệ Cà Mau về
việc thực hiện dự án Chương trình xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao
khoa học và công nghệ phuc vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi
giai đoạn từ nay đến năm 2010. Trung tâm đã tham mưu và được Sở Khoa học
& Công nghệ Cà Mau cấp kinh phí đối ứng để thực hiện phần xây dựng cơ bản
và trang bị xe ô tô bán tải.
Tuy nhiên, dự án bị chậm tiến độ do phần xây dựng cơ bản bằng vốn đối
ứng của địa phương, nên cơ quan chủ trì và chủ nhiệm dự án phải thực hiện đầy
đủ các thủ tục xây dựng theo quy định của nhà nước nên mất nhiều thời gian làm
chậm tiến độ dự án. Mặt khác, trong quá trình thực hiện mua sắm thiết bị, do
thiết bị đặt thù không có bán rộng rãi trên thị trường nên phải tìm đơn vị có khả
năng chế tạo thiết bị, đồng thời phải thực hiện các thủ tục về mua sắm nên mất
nhiều thời gian. Khi lắp đặt thiết bị cần có thời gian hiệu chỉnh và chạy thử đạt
kết quả tốt thì mới thanh toán kinh phí và thanh lý hợp đồng.

Do trụ sở Trung tâm được đầu tư xây dựng mới, nên phải đầu tư hạ thế
đường điện 3 pha để phục vụ dự án. Việc đầu tư đường dây điện 3 pha phải thỏa
thuận với Công ty Điện lực Cà Mau và phải có chủ trương của UBND tỉnh nên
cũng mất khá nhiều thời gian làm chậm đến việc vận hành thiết bị. Vì những lý
do trên nên thời gian thực hiện dự án bị chậm tiến độ.

11


2. Thành lập Ban quản lý dự án ở các cấp.
Ban quản lý dự án được thành lập theo Quyết định số 12B/QĐ-TTr
01/7/2010 của Giám đốc Trung tâm Thông tin & Ứng dụng Khoa học công nghệ
Cà Mau. Theo quyết định Ban quản lý gồm 6 thành viên, được phân công, phân
nhiệm cụ thể để thực hiện. (Có quyết định kèm theo).
3. Chọn điểm, chọn đối tượng, chọn hộ để tiếp nhận và triển khai
thực hiện các nội dung của dự án.
Dự án đã chọn 2 huyện Thới Bình và Đầm Dơi để thực hiện các mô hình.
Tại huyện Thới Bình bố trí mô hình xử lý rác thải và nước thải, huyện Đầm Dơi
thực hiện mô hình nuôi tôm. Chủ nhiệm dự án đã kết hợp với Phòng Tài nguyên
& Môi trường huyện Thới Bình và Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Đầm
Dơi khảo sát để thống nhất chọn địa điểm thực hiện.
3.1. Địa điểm xử lý rác thải:
Thực hiện tại bãi rác của huyện, địa điểm tại ấp 6, xã Thới Bình, huyện
Thới Bình tỉnh Cà Mau. Đây là bãi tập kết rác thải của thị trấn, rác được tập kết
về bãi hàng ngày, qua khảo sát ghi nhận được như sau:
- Chiều dài bãi rác: 150m
- Chiều rộng bãi rác: 15m
- Độ cao trung bình rác thải: 1,2m
- Khối lượng rác: 2.700 m3
- Nguồn rác thải:

+ Rác thải sinh hoạt của các hộ dân khu vực thị trấn.
+ Rác thải từ chợ (mua bán kinh doanh).
- Hiện trạng ô nhiễm:
- Rác chưa được phân loại.
+ Bãi rác bốc mùi hôi thối rất nặng.
+ Lượng rác mới đổ chưa phân huỷ khoảng 80% tổng khối lượng rác.
+ Ruồi, muỗi và côn trùng sinh sống với mật độ rất cao.
3.2. Địa điểm xử lý nước thải:
Thực hiện tại rạch Bà Năm, địa điểm tại khóm 8, thị trấn Thới Bình, con
rạch nầy nằm trong khu dân cư của Thị trấn, hai bên rạch có nhiều hộ dân sinh

12


sống. Do con rạch không có đường thoát nước nên bị ô nhiễm nặng. Qua khảo
sát ghi nhận được như sau:
+ Chiều dài của rạch: 230m
+ Chiều rộng: 4,5m
+ Độ sâu trung bình: 1,2m
- Thể tích nước: 1.242m3
- Nguồn nước:
+ Nước thải sinh hoạt của các hộ dân xung quanh khu vực
+ Nước thải do mua bán kinh doanh
- Hiện trạng ô nhiễm: Nước màu đen, mùi hôi nặng, có nhiều rác nổi trên
mặt kênh.
3.3. Địa điểm thực hiện mô hình nuôi tôm.
Thực hiện tại ấp Tân Thành và ấp Tân Long xã Tân Duyệt, huyện Đầm
Dơi trên cơ sở tổ hợp tác sản xuất có sẵn. Do dự án chỉ hỗ trợ 2.000.000 đ/mô
hình nên Chủ nhiệm dự án kết hợp với một dự án khác của tỉnh để triển khai thực
hiện.

- Chủ nhiệm dự án phối hợp UBND xã ký kết hợp đồng trách nhiệm với
hộ dân. Các hộ dân phải cam kết thực hiện mô hình đúng với quy trình và tiến độ
đề ra.
- Đơn vị chủ trì cử 2 cán bộ kỹ thuật có chuyên môn trong lĩnh vực NTTS
để triển khai thực hiện.
- Tiêu chí chọn hộ là những hộ dân có điều kiện để sản xuất, cần cù lao
động, có khả năng đối ứng kinh phí để thực hiện mô hình.
- Mô hình thực hiện tại 21 hộ dân ở ấp Tân Thành và ấp Tân Long, xã Tân
Duyệt, huyện Đầm Dơi. Các hộ dân tham gia mô hình có đủ điều kiện để triển
khai, có sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình thực hiện và quản lý mô hình.
- Mục tiêu đề ra là xây dựng mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến, sử
dụng chế phẩm sinh học EMOZEO để xử lý môi trường nước với quy mô 18,6 ha
với năng suất đạt từ 350kg/ha/vụ trở lên.
- Ứng dụng chế phẩm sinh học EMOZEO trong nuôi tôm sẽ góp phần
phát triển công nghệ sinh học vào sản xuất, tạo ra sản phẩm sạch và bảo vệ môi
trường để góp phần phát triển bền vững nghề nuôi thủy sản ở tỉnh Cà Mau.

13


II. Kết quả thực hiện các nội dung:
1. Công tác chuyển giao công nghệ, đào tạo kỹ thuật viên cơ sở và tập
huấn:
1.1. Chuyển giao máy móc thiết bị để sản xuất chế phẩm sinh học
EMOZEO.

1.Nồi nấu 550 - Hiệu: Viện Cơ học & Tin học ứng dụng
lít
- Model: KBC-NN-550
- Xuất xứ: Việt Nam

- Tổng thể tích: 580 lít.
- Thể tích sử dụng: 550 lít.
- Nhiệt độ nấu: 120oC.
- Vật liệu: thân nồi bằng inox 304, nắp dày 4 mm, có timer
cài đặt thời gian khuấy, có cửa quan sát trên nắp nồi, mở
nắp bằng bản lề.
- Đèn chiếu sáng để quan sát sản phẩm trong qua trình làm
việc.
- Hệ thống điện động lực, điều khiển của Hàn Quốc, Đài
Loan, Nhật Bản và Đức sản xuất, mới 100%.
- Điện áp sử dụng: 220/380V, 3 pha.
- Ổ trục được cấu tạo đặc biệt để không có dầu mỡ bôi trơn
nhiễm vào sản phẩm, đồng thời chịu áp lực để khí không
thoát ra hoặc lọt vào trong quá trình vận hành.
- Mô tơ khuấy công suất 3 HP, do Đài Loan sản xuất.
- Quạt hút 1 Hp, do Đài Loan sản xuất.
- Toàn bộ thiết bị và phụ kiện mới 100%.
- Máy đạt tiêu chuẩn GMP.
2. Nồi khuấy - Hiệu: Viện Cơ học & Tin học ứng dụng
2.000 lít.
- Model: KBC-NK-2000
- Xuất xứ: Việt Nam
- Dung tích nồi: 2.250 lít.
- Dung tích làm việc: 2.000 lít.
- Vật liệu: SUS304
14


- Đèn chiếu sáng để quan sát sản phẩm trong quá trình làm
việc.

- Hệ thống điện động lực, điều khiển của Hàn Quốc, Đài
Loan, Nhật Bản và Đức sản xuất, mới 100%.
- Điện áp sử dụng: 220/380 V, 3 pha.
- Ổ trục được cấu tạo đặc biệt để không có dầu mỡ bôi trơn
nhiễm vào sản phẩm.
- Vạch chia thể tích khắc bên trong thành bồn để định thể
tích liệu chứa trong bồn.
- Có cửa và đèn sáng.
- Thiết bị chỉ có 01 lớp, không có bảo ôn.
- Bồn khuấy kín, không áp lực.
- Mô tơ khuấy 2,2 kW, do Đài Loan sản xuất.
- Toàn bộ thiết bị và phụ kiện mới 100%.
- Máy đạt tiêu chuẩn GMP.
3. Bồn chứa và - Hiệu: Đại Thành.
lên men inox.
- Xuất xứ: Việt Nam.
- Thể tích: 2.000 lít.
- Vật liệu: inox 304.
4. Máy khuấy - Hiệu: Viện Cơ Học & Tin Học Ứng Dụng
di động.
- Model: KBC-KDĐ
- Xuất xứ: Việt Nam
- Vật liệu: Motor Đài loan, cánh khuấy SUS304
5. Máy chiết * Bao gồm:
rót.
1. Máy chiết:
- Hiệu: Viện Cơ học & Tin học ứng dụng
- Model: KBC-CR-10
- Xuất xứ: Việt Nam
- Năng suất: 10 lít/phút.

- Dung tích chiết: 10 – 20 – 30 lít.
- Số vòi chiết: 02 vòi.
- Mô tơ bơm công suất 10 HP, do Đài Loan sản xuất.
- Điện áp sử dụng: 220 V/380 V, 3 pha.
- Các bộ phận tiếp xúc liệu bằng inox 316.
- Khung máy được bao che bằng inox.
2. Băng tải.

15


- Vật liệu: khung băng tải bằng inox.
- Chiều rộng xích tải: 300 cm.
- Chiều dài băng tải: 6 m.
- Chiều cao băng tải điều chỉnh: ± 50.
- Mô tơ băng tải công suất 2 HP, do Đài Loan sản xuất.
+ Số vòng quay: 1.400 vòng/phút.
+ Tốc độ vô cấp: 0 – 0,3 m/giây.
+ Điều chỉnh bằng inverter.
3. Phễu chứa liệu:
- Vật liệu phễu: bằng inox 304.
- Giá đỡ phễu: bằng inox 304.
- Dung tích phễu: 200 lít.
- Đầu dò mực liệu tự động.
4. Hệ thống điện, thủy lực, khí nén:
- Hệ thống điện do Đài Loan và Hàn Quốc sản xuất. Hãng
Autonic, Hanyoung Nux
- Hệ thống điều khiển hiệu Siemens, do Đức sản xuất.PLC
S7-300
- Piston, xilanh cụm bơm và chặn chai do Đài Loan Sản

xuất. Hãng STNC
6. Máy vặn - Hiệu: Viện Cơ học & Tin học ứng dụng
nắp.
- Model: KBC-SN-30
- Xuất xứ: Việt Nam
- Vật liệu: SUS304, SILICON
- Quy cách: sử dụng air motor
- Thông số kỹ thuật: vặn nắp d 80mm
7. Giàn thao Chi tiết kết cấu:
tác phục vụ - Vật liệu chế tạo: Bê tông cốt thép
pha chế.
- Kích thước bao: D6000xR3000X C3900.(mm)
- Cột chính: 200x200
- Lan can an toàn: Vuông 30, vuông 40.
- Đà ngang: 200x300.
- Đà giằng: 200x200
- Mặt sàn thao tác: bê tông.
- Chân móng.
- Sàn thao tác cứng vững, ổn định chống rung đảm bảo cho
16


các thiết bị lắp đặt trên sàn hoạt động ổn định.
- Cầu thang lên xuống cho người vận hành được làm bằng
sắt vuông 30, tấm gân 3mm
8. Lò hơi 200 - Hiệu: Viện Cơ học & Tin học ứng dụng
kg hơi/giờ.
- Model: NHT-0.2/6-01
- Xuất xứ: Việt Nam
- Năng suất hơi định mức: 200 kg/giờ.

- Áp suất thiết kế: 5 kg/cm2.
- Nhiệt độ nước cấp: 30 – 90oC.
- Nhiên liệu đốt: than, củi.
- Suất tiêu hao than: 25 kg/giờ.
- Nhiệt độ nấu: 120oC.
- Quạt hút công suất 1 HP, do Đài Loan sản xuất.
- Toàn bộ thiết bị và phụ kiện mới 100%.
9. Thiết bị phụ 1. Máy nén khí:
trợ
+
vận - Hiệu: Puma.
chuyển + lắp - Model: PX-50160
đặt.
- Xuất xứ: Đài Loan.
- Cơng suất: 15 HP.
2. Bơm:
- Hiệu: Ebara.
- Model: 2CDX 70/20
- Xuất xứ: Ý.
- Lưu lượng bơm: 50 – 100 lít/phút.
3. Điều khiển và động lực:
- Hộp điện chung:
+ Kích thước hộp điện chung:
+ Vật liệu hộp điện chung:
- Thiết bị điều khiển:
+ Hiệu: Siemens.
+ Xuất xứ: Đức.
- Nút bấm điều khiển do Đài Loan sản xuất.
- CB và công tắc do Hàn Quốc sản xuất.
4. Phụ kiện: (chi tiết)

- Van inox thường hiệu Kitz, do Nhật Bản sản xuất.
17


- Van inox điện từ, lọc hơi, ống hơi và phụ kiện do Đài
Loan sản xuất.
- Bộ tháo lắp nhanh cho đường ống do Nhật Bản sản xuất.
- Đường ống, co và tê nối bằng inox 304.
- Khớp nối mền đường ra bơm và Cable điện do Hàn Quốc
sản xuất.
- Chi phí vận chuyển và lắp đặt 01 hệ thống:
Vận chuyển, lắp ráp, kết nối, đồng bộ hóa dây chuyền.
Đào tạo và hướng dẫn vận hành.
10. Cụm thiết 1. Máy trộn:
bị sản xuất - Hiệu: Viện Cơ học & Tin học ứng dụng
EMOZEO
- Model: KBC-TLC-20
dạng bột.
- Xuất xứ: Việt Nam
* Thông số kỹ thuật:
- Năng suất máy: 20Kg/mẻ.
- Thùng trộn: inox, φ400x500.
- Cánh trộn: inox, có thể tháo rời.
- Bao che bằng inox
- Motor cánh trộn: 3HP, 1450 v/ph,
- Số vòng quay cánh trộn: 0-100v/phút (điều khiển = biến
tần)
- Motor cánh phụ:1Hp-1450 v/ph,
- Điện thế sử dụng : 220V/380V, 3pha.
- Có hệ thống khí nén cổ trục, túi lọc bụi, cửa xem bằng

mica.
- Hệ thống điều khiển tự động theo thời gian cài đặt hoặc
điều khiển bằng tay (manual)
- Kích thước máy D1280 x R700 x C1000
2. Nồi hấp Autoclau:
- Hiệu: Viện Cơ học & Tin học ứng dụng
- Model: KBC-NH-100
- Xuất xứ: Việt Nam
- Quy cách:
* Thông số kỹ thuật:
- Dung tích nồi : 100 lít.
18


- Nhiệt độ nấu: 1200C
- Điện trở nhiệt: 3KW
- Điện áp sử dụng: 220/380V, 3 pha.
- Áp suất hơi nấu: 2-2.5 Kg/cm2..
- Kích thước: D1200 x R1200 x C1400 (mm)
- Đóng mở van hơi, van nước bằng van điện từ.
- Đường ống, van an toàn, áp kế…
- Vật liệu chế tạo thiết bị: SuS304 & CT3
3. Tủ sấy:
- Hiệu: Viện Cơ học & Tin học ứng dụng
- Model: KBC-TST-0.6M3
- Xuất xứ: Việt Nam
- Quy cách:
* Thông số kỹ thuật:
- Dung tích sấy: 600L.
- Nhiệt độ sấy max: 50 – 180 °C.

- Dung sai nhiệt độ: ∆t=±5°C.
- Motor Đài Loan (mới 100%): 1450 rpm, 1HP, 220/380v
3 pha.
- Công suất nhiệt: 8 KW.
- Điện trở có cánh tản nhiệt, TAIWAN mới 100% (dễ
thay thế).
- Lồng quạt và quạt: Inox SUS304.
- Kích thước khay : D 500 x R 800 x C 35.
- Số khay: 10 khay.
- Kích thước bao: Dài x Rộng x Cao = 1020 x 700 x
1500.
Vật liệu: toàn bộ tủ sấy và xe bằng inox SUS304.
Điều khiển tự động, bằng tay, thiết bị của Korea, Nhật,
Đài Loan mới 100%.
Điều khiển tự động thời gian sấy, nhiệt độ sấy.
4. Máy hàn bao (đóng gói):
- Hiệu: Viện Cơ học & Tin học ứng dụng
- Model: KBC-MHB-200
19


- Xuất xứ: Việt Nam
- Thông số kỹ thuật:
- Chiều dài đường hàn max: 250mm
- Điện trở: 1kw
Năng suất dây chuyền: 4.000 lít/ngày.
Dự kiến thời gian sản xuất trong 1 năm là 300 ngày.
Tổng công suất của dây chuyền: 4.000 lít/ngày x 300 ngày = 1.200.000 lít
sản phẩm/năm.
Điện thế sử dụng: 220/380V, 3 pha. Công suất điện tổng: 25 Kw nguồn

cấp khí nén, máy nén khí 5 HP.
Mô tả sự vận hành hoạt động của hệ thống:
- Mật rỉ đường chứa trong bồn Composite được đưa lên giàn thao tác bằng
máy bơm, bơm vào nồi nấu.
- Vận hành lò hơi để nấu nguyên vật liệu, lò hơi được đun bằng củi.
- Nguyên liệu mật rỉ cần nấu được đưa vào nồi nấu có dung tích 550 lít.
Tại đây nguyên liệu sẽ được gia nhiệt tới độ sôi 100 oC trong thời gian khoảng 45
– 60 phút và duy trì ở nhiệt độ sôi trong khoảng 5 – 10 phút. Nồi nấu có cánh
quạt trộn và quét nguyên liệu để không xảy ra tình trạng cháy khét và dính thành
nồi. Nồi nấu có quạt hút xả hơi ra ngoài để ngăn tình trạng sôi trào bọt.
- Sau khi hoàn tất quá trình nấu, nguyên liệu được xả vào nồi khuấy. Làm
nguội còn ở nhiệt độ 35oC, đưa giống gốc vào sau đó khuấy trộn với lượng nước
đã bơm sẵn trong nồi khuấy, sau khi khuấy xong sẵn sàng để chuyển qua bồn
chứa lên men.
- Nguyên liệu sau khi khuấy và cấy giống gốc được xả vào 12 bồn chứa
có số thứ tự từ 1 – 12, ủ trong thời gian 7 ngày, tại đây quá trình lên men chế
phẩm sẽ diễn ra.
- Sau thời gian 7 ngày kiểm tra độ pH của chế phẩm và các yếu tố khác
nếu đạt chất lượng tiến thành thu sinh khối. Dùng máy khuấy di động để khuấy
đều bồn chứa và kết nối từng bồn chứa với máy chiết rót.
- Can nhựa được đưa vào máy chiết rót. Tại các cụm chiết rót, lượng dung
dịch EMOZEO được đưa vào cal nhanh chóng và chính xác với phương pháp
định lượng chân không. Sau khi chiết rót xong nhờ tự trọng cal chứa dung dịch
sẽ chạy trên băng tải con lăn để chuyển tiếp sang công đoạn đóng nút.

20


- Cuối băng tải công nhân ngồi tại băng chuyền và dùng máy vặn nắp
xách tay để siết chặt nắp cal, dán nhãn và kết thúc quy trình.


Mô tả sơ đồ bố trí thiết bị:

21


1.2. Chuyển giao công nghệ lên men vi sinh.
Dự án đã ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ với Viện Công nghiệp
Thực phẩm – Bộ Công thương. Theo hợp đồng chuyển giao công nghệ số
16/HĐ-TrT ngày 10/8/2010, đơn vị chuyển giao công nghệ đã đào tạo, chuyển
giao quy trình sản xuất và vận hành bằng lý thuyết và thực hành cho 13 cán bộ
của Trung tâm. Gồm 10 kỹ thuật viên và 03 cán bộ quản lý sản xuất.
1.3. Công tác đào tạo kỹ thuật viên cơ sở và tập huấn.
- Đào tạo lý thuyết tại Cà Mau:
Đơn vị chuyển giao công nghệ cử 02 cán bộ đến Cà Mau tập huấn cho 10
cán bộ của Trung tâm. Thời gian giảng dạy tại Cà Mau 30 tiết (3 ngày). Qua tập
huấn hầu hết cán bộ tham gia tập huấn đều nắm bắt được quy trình sản xuất chế
phẩm sinh học EMOZEO cũng như những kiến thức chung về vi sinh. Các cán
bộ tham gia tập huấn hiện nay đều tham gia sản xuất và vận hành dây chuyền
đạt kết quả tốt.
- Đào tạo thực hành:
Cơ quan chủ trì đã cử 03 kỹ sư đến Viện Công nghiệp Thực phẩm – Bộ
Công thương tập huấn về phần thực hành, gồm các cán bộ sau:
+ Trương Bảo Khuyên – Cử nhân Công nghệ sinh học.
+ Nguyễn Thị Mỹ - Kỹ sư Công nghệ thực phẩm.
+ Lê Hoàng Hợp – Kỹ sư Nuôi trồng thủy sản.
Các nội dung đã được đào tạo:
Thực hành phương pháp lên men chế phẩm sinh học theo các quy
trình:
- Quy trình sản xuất cũ của Trung tâm (sử dụng phụ gia).

- Quy trình sản xuất của Viện Công nghiệp Thực phẩm – Bộ Công thương
(sử dụng Urê + Phốt pho).
- Quy trình sản xuất cũ của Trung tâm có kiểm soát độ Bx đường.
- Quy trình sản xuất của Viện Công nghiệp Thực phẩm Hà Nội có kiểm
soát độ Bx đường.
Các phương pháp kiểm tra chế phẩm sinh học:
- Phương pháp đo độ Bx đường trong mật đường nguyên liệu.
22


- Phương pháp xác định COD.
- Phương pháp xác định đường tổng.
- Phương pháp xác định đường khử.
- Phương pháp xác định tổng số vi sinh vật.
- Phương pháp xác định hoạt lực của vi khuẩn.
* Tính ưu việt của công nghệ, dây chuyền sản xuất công nghiệp chế
phẩm sinh học được chuyển giao so với sản xuất thủ công trước đây.
- Sản xuất theo quy trình thủ công do Trung tâm tự làm:
+ Sản xuất theo quy trình cũ của Trung tâm chủ yếu bằng phương pháp
thủ công, theo công thức dùng một lượng mật đường và phụ gia nhất định nên
chất lượng đôi khi chưa ổn định do hàm lượng đường trong mật đường theo từng
đợt nhập nguyên liệu cao thấp khác nhau.
+ Do không đo được hàm lượng đường trong mật rĩ nên tiêu hao mật rĩ
nhiều hơn. Mặt khác khi sử dụng phụ gia thì giá thành còn cao mặc dù chất
lượng vẫn tương đương với quy trình do Viện Công nghiệp thực phẩm hướng
dẫn.
+ Trước đây do chất lượng sản phẩm của Trung tâm chưa được ổn định
nên định kỳ phải gởi mẫu sản phẩm đi kiểm nghiệm tại Thành phố Hồ Chí Minh
vừa mất thời gian vừa tốn thêm chi phí.
+ Sản xuất thủ công tốn nhiều công lao động, người sản xuất rất vất vả,

lượng sản phẩm làm ra từng đợt không nhiều. Chất lượng sản phẩm làm ra
không đồng đều, đôi khi còn bị hư hỏng phải hủy bỏ.
- Sản xuất theo quy trình công nghiệp của Viện Công nghiệp Thực
phẩm chuyển giao:
+ Sản xuất theo quy trình của Viện Công nghiệp Thực phẩm không sử
dụng phụ gia mà thay bằng Urê và Phốt pho là các nguyên liệu rẻ tiền nên giảm
được chi phí.
+ Theo quy trình mới do kiểm soát được độ Bx đường nên lượng mật
đường sử dụng giảm dẫn đến chi phí cho sản xuất cũng giảm đáng kể. Bên cạnh
đó, quy trình công nghệ của Viện là quy trình công nghiệp khép kín từ khâu

23


thanh trùng nguyên liệu đến khâu chiết rót thành phẩm nên sản phẩm làm ra chất
lượng ổn định hơn.
+ Sau khi được Viện Công nghiệp Thực phẩm hướng dẫn các phương
pháp kiểm tra chất lượng của sản phẩm, được trực tiếp thực hành kiểm nghiệm
trên máy móc thiết bị của Viện như: chiết quang kế, máy đo COD, bể ổn nhiệt,
máy khuấy từ gia nhiệt, máy li tâm, các dụng cụ phòng thí nghiệm... các cán bộ
tham gia lớp tập huấn đều nắm vững được nguyên tắc sản xuất cũng như kiểm
tra được chất lượng sản phẩm do Trung tâm sản xuất.
+ Kiểm tra được mật độ vi sinh vật trong chế phẩm; Nhân sinh khối vi
sinh vật; Xác định được lượng COD, đường tổng, đường khử trong chế phẩm để
xác định được tính ổn định của sản phẩm.
+ Sản xuất theo quy trình mới thời gian bảo quản sản phẩm lâu hơn, sản
phẩm hầu như không bị hư hỏng.
+ Do sử dụng dây chuyền sản xuất nên giảm được công lao động, sản xuất
nhanh hơn, chất lượng sản phẩm đồng đều, độ ổn định cao.
+ Giá thành sản phẩm thấp hơn so với sản xuất thủ công trước đây.

2. Kết quả xây dựng các mô hình.
a. Mô hình xử lý rác thải.
Chủ nhiệm dự án đã kết hợp với Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện
Thới Bình để thực hiện xử lý rác thải, nước thải tại ấp 6 xã Thới Bình và khóm
8, thị trấn Thới Bình huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau.
+ Khối lượng rác thải xử lý 2.700 m3 rác sinh hoạt, rác được thu gom từ
các khu chợ và khu dân cư, đa phần là rác hữu cơ chưa được xử lý, mức độ ô
nhiễm cao.
+ Trước khi xử lý bãi rác bị ô nhiễm nặng, có mùi hôi phát tán ảnh hưởng
đến các hộ dân sinh sống gần bãi rác tập kết. Phát sinh ruồi, muỗi rất nhiều, địa
phương đã nhiều lần xử lý nhưng không triệt để.
+ Qua khảo sát Dự án đã hỗ trợ Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện
Thới Bình 1.000 lít chế phẩm sinh học EMOZEO, được chia làm 2 lần để xử lý,
mỗi lần 500 lít, mỗi đợt xử lý cách nhau 10 ngày.
24


+ Phương pháp xử lý bằng cách pha loãng chế phẩm sinh học EMOZEO
với tỷ lệ 1 lít EMOZEO với 10 lít nước tưới đều lên bãi rác thải.
+ Kết quả ghi nhận sau khi xử lý bằng cảm quan cho thấy thể tích rác thải
giảm khoảng 30 - 40%, mùi hôi giảm không còn phát tán đến khu dân cư. Ruồi
muỗi giảm hẳn so với khi chưa xử lý. Sau xử lý rác phân hủy rất nhanh, có thể
sử dụng để làm phân bón cho cây trồng.
b. Mô hình xử lý nước thải.
Thực hiện tại rạch Bà Năm, khóm 8, thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình.
- Qua khảo sát đo đạt tổng khối lượng nước cần xử lý khoảng 1.242 m 3
nước và bùn đen, kênh bị ô nhiễm nặng do nước tù đọng không có hệ thống
thoát, hàm lượng hữu cơ gây ô nhiễm cao.
+ Qua khảo sát Dự án đã hỗ trợ Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện
Thới Bình 1.000 lít chế phẩm sinh học EMOZEO, được chia làm 2 lần để xử lý,

mỗi lần 500 lít, mỗi đợt xử lý cách nhau 10 ngày.
+ Phương pháp xử lý bằng cách pha loãng chế phẩm sinh học EMOZEO
với tỷ lệ 1 lít EMOZEO với 5 lít nước tưới đều lên mặt kênh.
+ Kết quả ghi nhận sau khi xử lý bằng cảm quan cho thấy nước thải giảm
mùi hôi, nước trong không còn màu đen, giảm ô nhiễm không còn phát tán mùi
hôi đến khu dân cư. Ruồi muỗi giảm hẳn so với khi chưa xử lý.
c. Mô hình nuôi tôm:
Cơ quan chủ trì, chủ nhiệm phối hợp với UBND xã Tân Duyệt khảo sát
chọn địa điểm triển khai thực hiện mô hình tại: ấp Tân Thành và ấp Tân Long, xã
Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. Số hộ tham gia thực hiện mô hình là
21 hộ, trong đó thuộc tổ hợp tác sản xuất ấp Tân Thành 8 hộ, ấp Tân Long 13 hộ,
với tổng diện tích là 18,6 ha.
Theo đề cương được duyệt thì dự án phải thực hiện 5 mô hình gồm nuôi
tôm, cua với diện tích mỗi mô hình là 2 ha, tổng diện tích là 10 ha. Do tại thời
điểm triển khai thực hiện không bố trí được mô hình nuôi cua chuyên canh nên
chỉ thực hiện mô hình nuôi tôm sú. Tuy nhiên, trong thực tế triển khai các mô
hình, các hộ dân có thả cua nuôi kết hợp với nuôi tôm. Do diện tích nuôi không

25


×