Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước ở các đơn vị hành chính sự nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.05 KB, 8 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO GIẢI PHÁP CÔNG TÁC
Đề nghị công nhận tặng Danh hiệu Chiến sĩ Thi đua cấp tỉnh năm 2013
Tên giải pháp: Giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, sử dụng
ngân sách Nhà nước ở các đơn vị hành chính sự nghiệp.
- Họ và tên: Trịnh Thanh Hiền
- Chức vụ: Kế toán tổng hợp
- Đơn vị công tác: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Trần Văn Thời

I. Đặt vấn đề
Ngân sách Nhà nước là phương tiện không thể thiếu được của mổi chính
quyền Nhà nước ở Việt nam, Luật ngân sách từ khi được ban hành và qua các lần


sữa đổi, bổ sung thừa nhận rằng ngân sách huyện là ngân sách Nhà nước của chính
quyền Nhà nước cấp huyện là một bộ phận cấu thành của ngân sách Nhà nước.
Tuy nhiên, thực tế tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách của của các đơn vị thụ
hưởng còn nhiều hạn chế và kém hiệu quả đặc biệt là các đơn vị hành chính sự
nghiệp. Do đó, nhằm tam mưu cho UBND huyện và Phòng Tài Chính – Kế hoạch
để giúp các đơn vị hành chính sự nghiệp quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước có
hiệu quả và đúng luật ngân sách nhà nước quy định, bản thân có một số gải pháp
nâng cao trong công tác quản lý, sử dụng tài chính trong năm 2013 như sau:
Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài chính ngân sách (gọi chung là
công tác thanh, quyết toán kinh phí) của các đơn vị hành chính sự nghiệp của nhà
nước thuộc huyện là một trong những chức năng và nhiệm vụ của Phòng Tài chính
– Kế hoạch. Việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ này, nhằm đánh giá tình hình
triển khai chấp hành dự toán ngân sách hàng năm của các đơn vị hành chính sự
nghiệp theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, tình hình chấp hành
công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của đơn vị, từ đó chủ động phòng


ngừa, chấn chỉnh các sai sót, kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc tuân thủ quy chế Tài
chính - Kế toán; xử lý kịp thời các sai phạm theo thẩm quyền và từng bước hoàn
thiện công tác quản lý, sử dụng tài chính và kế toán của đơn vị.
Trong quá trình công tác, thực hiện nhiệm vụ tổng hợp thanh, quyết toán
kinh phí của các đơn vị hành chính sự nghiệp tôi thấy một số vấn đề cần được quan
tâm là: kế toán của một số đơn vị đặc biệt là kế toán ở các điểm trường trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế nên thường sai sót trong các khâu như: các
tiểu mục trong giấy rút dự toán về tiền lương và giấy chuyển khoản bảo hiểm

2


thường lệch so với số quyết toán của Phòng Tài chính; khâu phân loại chứng từ và
lập sổ sách kế toán, chứng từ chi thường xuyên của các đơn vị còn nhiều sai sót,
mục chi không đúng mục lục ngân sách, một số nội dung chi không đúng quy định;
tình hình thanh toán kinh phí với Kho bạc không khớp đúng với số quyết toán của
Phòng Tài chính - Kế hoạch, bên cạnh những sai sót của đơn vị thì bộ phận kế toán
thanh toán quyết toán của phòng cũng còn những thiếu sót trong quá trình quyết
toán. Từ những vấn đề trên và để cải thiện những sai lệch, sai sót của đơn vị cũng
như những thiếu sót của bộ phận kế toán thanh, quyết toán nên bản thân tôi đã tìm
ra những giải pháp để hoàn thiện hơn công tác quản lý, sử dụng tài chính của mình.
II. Những biện pháp giải quyết vấn đề
Phòng Tài chính – Kế hoạch là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, có
chức năng tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước
về lĩnh vực tài chính, tài sản, kế hoạch và đầu tư theo quy định của pháp luật. Bản
thân là kế toán tổng hợp quyết toán phòng Tài chính – Kế hoạch tôi phải luôn cố
gắng hoàn thành công việc được giao góp phần hoàn thành nhiệm vụ chung của
phòng, bản thân được phân công là kế toán tổng hợp và thanh toán, với nhiệm vụ
của kế toán thanh toán quyết toán là theo dõi và kiểm tra chặt chẽ thanh, quyết toán
hàng quý của các đơn vị hành chính sự nghiệp như: Sự nghiệp giáo dục, Y tế, Văn

hoá…, theo đúng chế độ quy định, đúng luật ngân sách, nguyên tắc kế toán và luật
kế toán. Với nhiệm vụ như vậy đòi hỏi người kế toán tổng hợp thanh, quyết toán
phải nắm vững các văn bản như: Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày
16 tháng 12 năm 2002; Thông tư số 59/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003
của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

3


Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003; Nghị định số
130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ quy định chế độ tự
chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối
với các cơ quan nhà nước; Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của
Chính phủ quy định chế độ tự chủ biên chế và kinh phí đối với cơ quan nhà nước
và đơn vị sự nghiệp công lập về cả tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nhân lực, tài chính
để đa dạng hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ công và nguồn lực phát triển sự
nghiệp công; Quyết định số 240/QĐ-UBND ngày 16/02/2011 của UBND tỉnh Cà
Mau về việc quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị và
chế độ chi tiếp khách trên địa bàn tỉnh Cà mau; Nghị quyết 01/2012/NQ-HĐND
ngày 12 tháng 7 năm 2012 của Hội Đồng Nhân Dân tỉnh Cà Mau về chính sách hỗ
trợ kinh phí đào tạo và thu hút nguồn nhân lực của tỉnh Cà Mau; Thông tư số
50/2008/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 09 tháng 9 năm 2008 hướng dẫn thực
hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công
lập…v.v…
Trong quá trình thanh, quyết toán các đơn vị bản thân tôi đã tích lũy được
những kinh nghiệm và tìm ra những giải pháp công tác cần thiết để phục vụ cho
công tác quản lý, sử dụng tài chính ngân sách Nhà nước của mình và giúp các đơn
vị xử lý những khó khăn mà đơn vị thường gặp phải như sau:
Đối với công việc hạch toán tiền lương, vấn đề mà đơn vị thường vướng
phải là số thu thường lệch so với số thực chi, các tiểu mục trong giấy rút dự toán về

tiền lương và giấy chuyển khoản bảo hiểm thường lệch so với số quyết toán của
Phòng Tài chính nên đơn vị phải điều chỉnh số liệu để số liệu giữa Kho bạc và

4


Phòng Tài chính phải khớp đúng. Nhưng vấn đề điều chỉnh đối với các đơn vị đặc
biệt là các trường học gặp nhiều khó khăn, do các trường ở xa, điều kiện đi lại khó
khăn, để điều chỉnh được số liệu thì phải đi lại nhiều lần, tốn kém thời gian và kinh
phí của đơn vị. Hiểu được điều đó nên từ đầu năm ngân sách tôi đã sao chép cho
các đơn vị phần mềm “hạch toán nghiệp vụ kế toán tiền lương” do Sở Tài chính
cung cấp và hướng dẫn các đơn vị mình phụ trách quyết toán cách sử dụng, cách
hạch toán trên phần mềm để từ đó lấy được số liệu nhập vào phần mềm kế toán mà
đơn vị đang sử dụng để số liệu trong giấy rút dự toán về tiền lương chính xác và
khớp đúng so với số liệu quyết toán, bên cạnh đó nếu kế toán trường nào không
biết cách sử dụng thì bộ phận kế toán thanh toán của phòng Tài chính – Kế hoạch
sẳng sàng hướng dẫn và nhập thực tế từ bảng lương của các đơn vị để đơn vị nắm
rỏ hơn về nghiệp vụ kế toán từ đó đáp ứng được nhu cầu và nhiệm vụ dược giao.
Đối với công việc phân loại chứng từ và lập sổ sách kế toán, chứng từ chi
thường xuyên của các đơn vị còn nhiều sai sót, mục chi không đúng mục lục ngân
sách, một số nội dung chi không đúng quy định. Để giải quyết vấn đề này thì từ
đầu năm đã hướng dẫn kế toán của các đơn vị mình quyết toán nắm sâu hơn về
nghiệp vụ kế toán, hướng dẫn các đơn vị về nội dung chứng từ chi sao cho đúng
với hệ thống mục lục ngân sách, việc hướng dẫn này giúp đơn vị chi đúng mục lục
ngân sách tránh tình trạng phải điều chỉnh mục chi. Thường xuyên thông tin cho
các đơn vị về những văn bản mới có liên quan đến nghiệp vụ công tác mình phụ
trách, định kỳ kiểm tra sổ sách kế toán của đơn vị nhằm hoàn thiện hơn công tác
quản lý tài chính của đơn vị. Bên cạnh đó để tránh tình trạng kế toán đơn vị không
quyết toán đúng thời gian dẫn tới tình trạng tồn đọng kéo dài dẫn đến sai sót không
xử lý được nên đã tham mưu với ban lãnh đạo phòng quy định cụ thể thời gian

5


nhận chứng từ là ngày 15 của tháng đầu quý và ngày trả chứng từ là 20 ngày kể từ
ngày nhận chứng từ nếu đơn vị không gửi chứng từ đúng thời gian quy định thì
Phòng tài chính sẽ thông báo ngưng cấp kinh phí và không tham mưu đề xuất tờ
trình có liên quan đến kinh phí của đơn vị đó. Việc quy định thời gian giao nhận
chứng từ giúp cho kế toán chuyên quản chủ động về thời gian có kế hoạch kiểm tra
chứng từ một cách chính xác, trong quá trình quyết toán phát hiện ra sai sót gì thì
kịp thời chấn chỉnh để quý sau đơn vị làm tốt hơn.
Đối với tình hình thanh toán kinh phí với Kho Bạc không khớp đúng với số
quyết toán của Phòng Tài chính – Kế hoạch. Để giải quyết vấn đề này thì thường
xuyên nhắc nhở đơn vị phải đối chiếu và thanh toán tạm ứng với kho bạc trên cơ sở
căn cứ vào chứng từ thu – chi thực tế tại đơn vị, đề nghị đơn vị không được kê
thanh toán không đúng nội dung chi. Trong quá trình kiểm tra chứng từ quyết toán
của các đơn vị tôi phải thường xuyên phô tô giấy rút dự toán về tiền lương, giấy
chuyển khoản bảo hiểm, giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, bảng đối chiếu tình hình
tạm ứng và bảng đối chiếu dự toán kinh phí của đơn vị với kho bạc để lưu lại, nếu
phát hiện trường hợp sai lệch thì đề nghị đơn vị tiến hành điều chỉnh kịp thời đảm
bảo khớp đúng. Bên cạnh đó sau khi kết thúc một quý khi có thời gian tôi sẽ tiến
hành rà soát, đối chiếu lại số liệu một lần nữa trên excel để đảm bảo số liệu trên
bảng thẩm tra quyết toán mà tôi đã thẩm tra của tất cả các đơn vị mình phụ trách
khớp đúng với số liệu của kho bạc, tôi đối chiếu giữa số liệu đơn vị đã thanh toán
với số liệu tôi quyết toán, đối chiêú về chương, loại, khoản, đối chiếu từng mục và
tiểu mục bên trong, đối chiếu nguồn. Việc đối chiếu và kiểm tra cẩn thận từng mục
và tiểu mục giúp tôi kịp thời phát hiện những sai sót nếu có và đảm bảo số liệu của
mình quyết toán là chính xác nhất.
6



Ngoài những sai sót của đơn vị hành chính sự nghiệp thì bộ phận kế toán
thanh toán quyết toán của phòng Tài chính cũng còn những thiếu sót trong quá
trình quyết toán, để khắc phục những thiếu sót này và ngày càng hoàn thiện và
nâng cao nghiệp vụ hơn thì bản thân đã tham mưu, đề xuất ban lãnh đạo phòng Tài
chính – Kế hoạch cho phép bộ phận kế toán thanh toán, quyết toán có sự kiểm tra
chéo với nhau, việc kiểm tra này đặt dưới sự giám sát của lãnh đạo phòng. Việc
kiểm tra chéo này được tiến hành cụ thể như sau: Bộ phận kế toán thanh của phòng
tài chính có 3 cán bộ phụ trách quyết toán, trong 1 quý thì ban lãnh đạo phòng sẽ
chọn ra chứng từ của 1 đến 2 đơn vị nằm trong những đơn vị mà tôi đã quyết toán
hoàn thành để 2 kế toán chuyên quản còn lại kiểm tra, xem xét, đánh giá và cho ý
kiến, việc kiểm tra này thì được lặp lại tương tự với 2 kế toán chuyên quản còn lại.
Việc kiểm tra chéo này tạo điều kiện cho kế toán chuyên quản có sự kiểm soát qua
lại lẫn nhau, tránh tình trạng thiên vị, cả nể trong quyết toán, ngoài ra việc kiểm
tra, giám sát này giúp cho bản thân tôi cũng như những kế toán chuyên quản còn
lại rút ra được những mặt bản thân làm được cũng như chưa làm được, nếu chưa
làm được thì biết được chưa làm được hoặc làm sai ở khâu nào để có hướng khắc
phục, từ đó rút ra kinh nghiệm và ngày càng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp
vụ cho bản thân.
3. Kết quả ứng dụng triển khai, kiến nghị và đề xuất:
Qua 4 năm làm kế toán tổng hợp và thanh toán dưới sự quan tâm, chỉ đạo
của ban lãnh đạo phòng, bản thân ít nhiều cũng còn thiếu sót nhưng nhờ được bồi
dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cộng với tinh thần tìm tòi, học hỏi và nhờ
áp dụng những sáng kiến kinh nghiệm và đưa ra một số giải pháp áp dụng cho

7


công việc của mình nên đạt được những kết quả như sau: Đã xây dựng dự toán thu,
chi của huyện và kiểm tra chặt chẽ việc quyết toán hàng quý của các bộ phận cho
các đơn vị được phụ trách, thanh quyết toán theo đúng chế độ quy định, đúng luật

ngân sách, nguyên tắt tài chính và luật kế toán. Luôn cập nhật thông tin và thực
hiện bảo quản, lưu trữ chứng từ đúng luật kế toán, không để thất lạc mất mác
chứng từ, hồ sơ tài liệu kế toán. Thường xuyên đôn đốc, nhắc nhỡ và giúp đỡ về
chuyên môn, nghiệp vụ tài chính kế toán cho các đơn vị mình phụ trách quyết toán
nên đa số chứng từ chi và đề nghị thanh toán của các đơn vị đảm bảo theo nguyên
tắc tài chính. Đa số các đơn vị đã biết cân đối kinh phí và lập được các báo cáo tài
chính – kho bạc theo quy định. Tính đến quý III năm 2013 thì số liệu thanh toán
với Kho bạc của các đơn vị đảm bảo khớp đúng 100% với số cấp phát của Phòng
Tài chính – Kế hoạch. Bên cạnh đó việc áp dụng biện pháp kiểm tra chéo trong bộ
phận kế toán thanh toán góp phần khắc phục những thiếu sót trong quá trình quyết
toán, giúp cho bản thân tôi cũng như bộ phận kế toán thanh toán quyết toán ngày
càng hoàn thiện và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Trên đây là những kinh nghiệm sáng kiến của bản thân trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ được phân công trong năm 2013
Xác nhận của đơn vị

Người đưa ra sáng kiến

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Trịnh Thanh Hiền

8



×