Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Một số giải pháp trong quản lý nhà nước về công tác xóa đói giảm nghèo nhằm góp phần đảm bảo an sinh xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.98 KB, 11 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
(Đề nghị công nhận Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh)

Một số giải pháp trong quản lý nhà nước
về công tác xóa đói giảm nghèo nhằm góp phần đảm bảo an sinh xã hội

- Người thực hiện Lê Thanh Phùng
- Đơn vị công tác: UBND huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
- Chức vụ: Phó Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

I. Đặt vấn đề
Huyện Ngọc Hiển được chia tách theo Nghị định số 138/2003/NĐ-CP ngày
17/11/2003 của Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2004, tổng
diện tích tự nhiên là 73.517,69 ha, dân số 19.903 hộ, 79.183 khẩu, cơ 7 đơn vị hành
chính trực thuộc (gồm 6 xã và 1 thị trấn với 88 ấp, khóm). Đây là một huyện vùng xa,
còn gặp nhiều khó khăn, bất lợi về điều kiện tự nhiên, kết cấu hạ tầng kỹ thuật còn
yếu kém. Địa bàn huyện Ngọc Hiển như một bán đảo nằm ở phía Nam tỉnh Cà Mau,
có phía Bắc tiếp giáp huyện Năm Căn, còn lại ba mặt giáp biển, có hệ thống sông
rạch chằng chịt, giao thông đường bộ chậm phát triển, điều kiện đi lại còn khó khăn,
chủ yếu là đường thủy; phần lớn các hộ dân sống bằng nghề nuôi trồng và khai thác
1


thủy sản. Đời sống của một bộ phận nhân dân vẫn còn đang rất khó khăn, yếu kém cả
về vật chất lẫn tinh thần, đặc biệt là tình trạng nghèo đói vẫn còn tồn tại. Do đó công
tác xóa đói giảm nghèo luôn được các cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở đặc
biệt quan tâm, chú trọng thực hiện.
Trong những năm qua, công tác xóa đói giảm nghèo gắn với đảm bảo an sinh


xã hội đã được các ngành, các cấp trong huyện quan tâm đẩy mạnh thực hiện và đạt
được nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung của tỉnh công tác
xóa đói giảm nghèo vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Tính đến thời điểm cuối năm
2011, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện là 16,48%, tương đương với 3.323 hộ; tỷ lệ
hộ cận nghèo là 9,41%, tương đương với 1.899 hộ. Đến cuối năm 2012, tỷ lệ hộ
nghèo trên địa bàn huyện giảm xuống còn 13,50 %, tương đương với 2.582 hộ; tỷ lệ
hộ cận nghèo là 7,53 %, tương đương với 1.440 hộ. Qua điều tra, khảo sát, tính đến
cuối năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo là 11,28% tương đương với 2.206 hộ; tỷ lệ hộ cận
nghèo là 7,82%, tương đương với 1.528 hộ. Trong khi đó tỷ lệ hộ nghèo chung trong
tỉnh đến cuối năm 2013 là: 6,49%, hộ cận nghèo là: 4,14%.
Thực trạng trên được dẫn đến từ nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nguyên
nhân khách quan và chủ quan. Các chương trình giảm nghèo chưa được triển khai
toàn diện, nguồn lực cho giảm nghèo chưa đáp ứng yêu cầu, lại bị phân tán, dàn trải,
thiếu giải pháp cụ thể để gắn kết việc thực hiện chính sách giảm nghèo với chính sách
an sinh xã hội. Sự quan tâm của một số lãnh đạo địa phương đối với công tác giảm
nghèo chưa cao, chưa có phương pháp, giải pháp cụ thể tổ chức thực hiện đạt hiệu
quả bền vững. Nhiều hộ trong cách làm ăn chưa biết tính toán nên năng suất lao động
2


thấp, thậm chí không biết quản lý và tiêu thụ thành quả sản xuất; dân di cư tự do đến
đông và đa phần là thiếu tư liệu sản xuất; nhận thức của phần lớn hộ nghèo về sự đói
nghèo và tự lực vươn lên chưa cao, còn trông chờ, ỷ lại từ sự hỗ trợ của Nhà nước;
vốn tín dụng cho các hộ vay không thể đáp ứng cùng lúc nhiều hộ; thời tiết, mất mùa
ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nhân dân; đội ngũ cán bộ còn tình trạng vừa
thiếu về số lượng, vừa yếu về năng lực. Phần lớn cán bộ thực thi chương trình giảm
nghèo ở xã đều là kiêm nhiệm, chưa được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên. Việc
theo dõi, giám sát chương trình chưa có hệ thống và đồng bộ.
Trước đặc điểm tình hình trên, bản thân đảm nhiệm trọng trách là Phó Chủ tịch
phụ trách khối Văn hóa – Xã hội, trực tiếp lãnh, chỉ đạo thực hiện công tác xóa đói

giảm nghèo trên địa bàn huyện trong quá trình công tác đã đề ra một số giải pháp
trong quản lý nhà nước về công tác xóa đói giảm nghèo nhằm góp phần đảm bảo an
sinh xã hội trên địa bàn huyện cụ thể như sau:
II. Những biện pháp giải quyết vấn đề
Xóa đói giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm giải
quyết tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người
dân, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững thu hút sự quan tâm của các cấp, các
ngành và của toàn xã hội. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của huyện
Ngọc Hiển hiện nay, để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác xóa đói
giảm nghèo, bản thân với trọng trách là Phó Chủ tịch phụ trách khối Văn hóa – Xã
hội trực tiếp chỉ đạo, điều hành thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo đảm bảo an

3


sinh xã hội trên địa bàn huyện đã đề ra một số giải pháp thực hiện công tác xóa đói
giảm nghèo cụ thể theo các bước sau:
1. Xác định tầm quan trọng của công tác xóa đói giảm nghèo
Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội
không thể không đặt xóa đói giảm nghèo lên thành một nhiệm vụ chiến lược quan
trọng. Kết quả của công tác xóa đói giảm nghèo có ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo là
góp phần đảm bảo an sinh xã hội, phát triển bền vững nền kinh tế - xã hội địa
phương.
2. Xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói từ đó đề ra biện
pháp giải quyết cụ thể
Ngay từ đầu mỗi năm, bản thân đã chủ động chỉ đạo các cơ quan chức năng,
chính quyền địa phương rà soát, nắm tình hình, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến nghèo
đói ở từng địa phương. Từ đó tiến hành phân loại đối tượng hộ nghèo thuộc nhóm đối
tượng nào (nghèo do khách quan: do thiên tai, dịch họa, bệnh tật; nghèo do chủ quan:

không chí thú làm ăn, không có ý thức phấn đấu vươn lên thoát nghèo, trông chờ vào
sự hỗ trợ của Nhà nước). Sau khi phân loại được từng nhóm đối tượng hộ nghèo, bản
thân có cái nhìn tổng thể về nguyên nhân, biện pháp áp dụng đối với từng nhóm đối
tượng. Thông qua xin ý kiến tại cuộc họp Thường trực Ủy ban nhân dân huyện phân
tích thực trạng, nguyên nhân và đi đến thống nhất giải pháp hỗ trợ cụ thể cho từng
nhóm đối tượng hộ nghèo trên địa bàn.

4


3. Kiện toàn đội ngũ làm công tác xóa đói giảm nghèo và nâng cao hiệu quả
tham mưu xóa đói giảm nghèo
Bản thân xác định muốn thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo thì một
trong những yếu tố quyết định là phải lựa chọn, bố trí, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có
đủ năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức để làm công tác giảm nghèo ở cơ sở bởi
công tác xóa đói giảm nghèo có vững chắc hay không chính là nhờ phần lớn vào năng
lực và tâm huyết của đội ngũ này. Bên cạnh đó, xem xét chế độ ưu đãi hơn đối với
đội ngũ này để họ bám địa bàn, bám việc, bám dân hơn.
Chỉ đạo lãnh đạo các cơ quan, đơn vị liên quan xác định nhiệm vụ, vai trò của
ngành mình trong công tác giảm nghèo, từ đó tự giác nâng cao tính tiên phong,
gương mẫu trong chỉ đạo, điều hành, triển khai quán triệt tốt, đầy đủ các nhiệm vụ về
công tác giảm nghèo. Cấp xã phải xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội
viên, các doanh nghiệp, các mạnh thường quân ở cơ sở có đủ khả năng, đủ năng lực
để giúp đỡ hộ nghèo và báo cáo kịp thời về Ủy ban nhân dân huyện những kết quả
đạt được cũng như những khó khăn, vướng mắc gặp phải trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ để Ủy ban nhân dân huyện có hướng chỉ đạo khắc phục kịp thời. Tổ chức
phát động thi đua giữa các ngành, các tổ chức, cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ
được giao. Nhờ có biện pháp tổ chức chỉ đạo hợp lý mà ý thức tham mưu của tập thể
các ngành, các tổ chức, cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ ấp nghèo, hộ nghèo
được nâng lên rõ rệt góp phần hoàn thành nhiệm vụ chung của huyện.

4. Xây dựng chương trình, kế hoạch, giải pháp xóa đói giảm nghèo

5


Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, hàng năm bản thân chỉ đạo các ngành chức
năng tổ chức điều tra, rà soát thống kê hộ nghèo một cách công khai, minh bạch,
đúng theo quy định luật định. Dựa trên kết quả điều tra có được, chỉ đạo các ngành
chức năng tham mưu Ủy ban nhân dân huyện xây dựng các chương trình, kế hoạch
tổng thể, trong đó đề ra mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể thực hiện trong từng giai
đoạn, giải pháp thực hiện cụ thể, đáp ứng được yêu cầu thực tế của địa phương trong
từng thời điểm. Từ đó, chỉ đạo các ngành xây dựng kế hoạch cụ thể riêng của từng
ngành trong thực hiện nhiệm vụ. Trong quá trình thực hiện bản thân thường xuyên
kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện của các đơn vị, cá nhân đảm bảo thực hiện
đúng tiến độ theo kế hoạch đã đề ra, kịp thời đề ra phương hướng, giải pháp khắc
phục những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đình kỳ tổ chức sơ
tổng kết để đánh gia rút kinh nghiệm những mặt đạt, chưa đạt để khắc phục, phát huy
trong thời gian tới.
5. Quán triệt sâu sắc, phổ biến rộng rãi các chủ trương, đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà nước đối với người nghèo
Căn cứ chỉ tiêu giảm nghèo hàng năm được Ủy ban nhân dân tỉnh giao, bản
thân nhanh chóng triển khai, quán triệt nhiệm vụ đến các cơ quan, các ngành chức
năng, các địa phương để tổ chức thực hiện. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, phổ biến chủ trương, chính sách hỗ trợ hộ nghèo của Đảng và Nhà nước đến
các cơ quan, địa phương để tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo tất cả hộ nghèo, cận
nghèo đều được thụ hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước, thể hiện sự quan tâm của
Đảng và nhà nước đối với nhân dân, đặc biệt là đối với những hộ nghèo, cận nghèo.
6



Triển khai đồng bộ việc thực hiện các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo về
phát triển sản xuất, đồng thời mở rộng giải quyết chế độ chính sách, sắp xếp ổn định
cho các đối tượng dân di cư tự do đến theo quy định. Song song với đó, bản thân luôn
nêu cao tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của hộ nghèo
để họ có ý thức chí thú làm ăn, tự lực vươn lên thoát nghèo, không còn tư tưởng trông
chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.
Thường xuyên đi cơ sở để lắng nghe ý kiến phản hồi của người dân về chủ
trương, chính sách đang thực hiện, nếu có khó khăn, bất cập thì căn cứ theo thẩm
quyền chỉ đạo tháo gỡ hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
6. Đẩy mạnh đào tạo dạy nghề, truyền nghề gắn với tạo việc làm cho người
lao động
Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho người lao động nói chung và người
nghèo nói riêng có nghề nghiệp vững vàng để họ có cơ hội tham gia vào thị trường
lao động xã hội, ổn định cuộc sống. Mở các lớp đào tạo nghề ngắn hạn và dài hạn cho
lao động nông thôn đặc biệt là người nghèo phù hợp với tình hình đặc điểm lao động
sản xuất ở địa phương và phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động. Mời những
người có kinh nghiệm khai thác biển tập huấn cho ngư dân các xã ven biển về kinh
nghiệm ra khơi, thăm dò ngư trường tôm cá và kinh nghiệm đánh bắt, bảo quản hải
sản đánh bắt từ biển.
Chỉ dạo các địa phương cử người thường xuyên theo dõi, thống kê, cập nhật
thông tin người lao động trong độ tuổi lao động mà chưa có việc làm hoặc việc làm
không ổn định để giúp đỡ họ được học nghề, tìm việc làm phù hợp thông qua sàn
7


giao dịch việc làm, hợp tác cung ứng lao động với nhà tuyển dụng, các công ty, xí
nghiệp…
7. Huy động sức mạnh các nguồn lực tập trung cho công tác xóa đói giảm
nghèo
Tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan, đơn vị, nhất là cơ quan, ngành cấp tỉnh

nhận giúp đỡ các xã, thị trấn theo sự phân công của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Qua đó
xây dựng cơ chế phối hợp thống nhất với các cơ quan, ngành cấp tỉnh để có sự thống
nhất chung trong chính sách giảm nghèo tại địa phương, trong đó chú trọng huy động
được sự ủng hộ về nhiều mặt. Chỉ đạo các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch và có biện
pháp hữu hiệu giúp đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn thoát
nghèo bền vững, chú trọng huy động nguồn lực tại chỗ và ngoại lực.
Tham mưu Thường trực Huyện ủy phân công các ban, ngành, đoàn thể huyện
phụ trách hỗ trợ ấp nghèo, qua đó tăng cường tinh thần trách nhiệm của cấp ủy Đảng,
chính quyền địa phương đối với công tác giảm nghèo của huyện, cũng như vận dụng
tối đa sự hỗ trợ bằng nhiều hình thức của các ngành chức năng đối với người nghèo
trên địa bàn.
Triển khai và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu
giảm nghèo, nguồn vốn tín dụng hỗ trợ giải quyết việc làm, vận động lập Quỹ Vì
người nghèo để hỗ trợ người nghèo về nhà ở, tạo việc làm ổn định vươn lên thoát
nghèo bền vững.

8


Đẩy mạnh cuộc vận động tương trợ trong cộng đồng với truyền thống tương
thân, tương ái, dòng họ, anh em giúp đỡ nhau cùng thoát nghèo vươn lên ổn định
cuộc sống.
Lấy công tác xã hội hóa giảm nghèo làm mục tiêu quan trọng, thường xuyên,
liên tục để vận động cộng đồng xã hội ủng hộ về vật chất, tinh thần giúp hộ nghèo,
cận nghèo từng bước ổn định cuộc sống. Việc vận động ủng hộ phải được thực hiện
bằng nhiều hình thức: tổ chức văn nghệ gây Quỹ Vì người nghèo, thường xuyên mở
cao điểm vận động các mạnh thường quân, phát động phong trào toàn dân hưởng ứng
ngày vì người nghèo…
III. Kết quả ứng dụng triển khai, kiến nghị, đề xuất:
* Kết quả ứng dụng triển khai:

Với những giải pháp như đã nêu trên, trong thời gian vừa qua, bản thân đã áp
dụng vào quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình cũng như nhiệm vụ chung của
huyện mà cụ thể là áp dụng trong công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện đã
có nhiều chuyển biến tích cực: Tỷ lệ hộ nghèo ở thời điểm cuối năm 2011 là 16,48%,
tương đương với 3.323 hộ; hộ cận nghèo là: 9,42%, tương đương với 1.899 hộ. Tỷ lệ
hộ nghèo tính đến cuối năm 2012 giảm xuống còn 13,50 %, tương đương với 2.582
hộ; tỷ lệ hộ cận nghèo là 7,53 %, tương đương với 1.440 hộ. Tính đến cuối năm 2013,
tỷ lệ hộ nghèo là 11,28% tương đương với 2.206 hộ; tỷ lệ hộ cận nghèo là 7,82%,
tương đương với 1.528 hộ. Điều quan trọng hơn là đa số hộ nghèo đều nâng cao ý
thức vượt lên thoát nghèo, chí thú làm ăn, ổn định cuộc sống, không còn tư tưởng
trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước. Qua đó, đời sống vật chất, tinh
9


thần của nhân dân trong huyện ngày càng được nâng lên, góp phần đảm bảo an sinh
xã hội, phát triển bền vững nền kinh tế - xã hội huyện nhà.
* Kiến nghị, đề xuất:
- Hàng năm Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Lao động – Thương binh & Xã hội
tỉnh nên xây dựng kế hoạch trung và dài hạn đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho cán
bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo ở cơ sở.
- Tăng cường sự lãnh đạo và trách nhiệm tham mưu của các ngành liên quan,
chính quyền các cấp trong thực hiện các chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo bền
vững ở từng địa phương.
- Thường xuyên phân loại đối tượng, điều tra nắm bắt tình hình đời sống, tâm
tư, nguyện vọng của nhân dân; có chủ trương, biện pháp giải quyết kịp thời những
vấn đề bức xúc về sản xuất và đời sống của nhân dân.
Trên đây là phần trình bày một số giải pháp trong quản lý nhà nước về công tác
xóa đói giảm nghèo nhằm góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện.
Trong quá trình nghiên cứu và viết báo cáo chắc chắn không sao tránh khỏi những
hạn chế và tồn tại. Rất mong được sự đóng góp ý kiến để bản thân tự điều chỉnh và

thực hiện vận dụng sáng kiến kinh nghiệm ngày càng hoàn thiện hơn./.
Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị

Người viết báo cáo

10


Lê Thanh Phùng

11



×