Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

sáng kiến cải tiến quy trình kỹ thuật khảo nghiệm giống lúa để sớm khuyến cáo đưa ra sản xuất đại trà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.84 KB, 9 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO
NỘI DUNG, HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến: Cải tiến quy trình kỹ thuật khảo nghiệm giống lúa để sớm
khuyến cáo đưa ra sản xuất đại trà.
Tôi tên: NGUYỄN VĂN TRANH
Đơn vị: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Cà Mau
Thời gian đã được triển khai thực hiện: 15/9/2011 đến ngày 31/12/2013.
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
Tỉnh Cà Mau có trên 134.000 diện tích gieo trồng lúa, trong đó có 43.000 ha
sản xuất một vụ lúa trên đất nuôi tôm, nhu cầu sớm tuyển chọn nhiếu giống lúa có
triển vọng, thích nghi là rất cần thiết, nhằm khai thác hết lợi thế và tiềm năng của
tỉnh, góp nâng cao năng suất, sản lượng lúa của tỉnh, tăng thêm thu nhập, hiệu quả
kinh tế cho người dân.
Để sản xuất lúa có hiệu quả, thì công tác khảo nghiệm, tuyển chọn giống lúa
thích nhi có vị trí, vai trò rất quan trọng.
Đối với các tỉnh trong khu vực nói chung, Cà Mau nói riêng, công tác
nghiên cứu, khảo nghiệm, tuyển chọn, xác định được một giống lúa thích nghi,


chất lượng tốt, cho năng suất cao, ít nhiễm sâu bệnh phải mất rất nhiều thời gian, vì
từ trước đến nay phải áp dụng Quy trình khảo, kiểm nghiệm giống theo quy định
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì phải mất rất nhiều thời gian, đi
qua các bước: Bước 1: Tiếp nhận các Bộ giống khảo nghiệm từ các Viện, Trường,
về bố trí các thí nghiệm chính quy với 3 lần lập lại, theo dõi, ghi chép các chỉ tiêu
nông học, các thành phần năng suất lý thuyết và thực tế; bước 2: tiến hành sản xuất
thử nghiệm, tổ chức hội thảo, đánh giá chọn giống có triển vọng; bước 3: đưa các
giống lúa có triển vọng ra sản xuất thử ở nhiều điểm; bước 4: Đánh giá chọn ra


những giống tốt, thích nghi đưa ra tổ chức sản xuất trình diễn ở nhiều nơi; bước 5:
nếu được nông dân chấp nhận, đưa ra khu vực hóa sản xuất được ít nhất 1/4 diện
tích trong vùng, thì tiến hành lập thủ tục đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn công nhận (thường phải mất khoảng từ 4-5 năm).
Do vậy, việc rút ngắn thời gian trong quá trình tuyển chọn một giống lúa
thích nghi để khuyến cáo đưa ra sản xuất đại trà là rất cần thiết.
Với mục đích, trong một thời gian ngắn, có thể giúp chúng ta tuyển chọn
được nhiều giống lúa thích nghi đưa ra khuyến cáo sản xuất đại trà, đồng thời giảm
được một phần chi phí cho công tác khảo nghiệm, nhất là đối với giống lúa thích
ứng với điều kiện đất nhiểm mặn để khuyến cáo đưa vào sản xuất cho vụ lúa trên
đất nuôi tôm.
Qua nhiều năm sản xuất vụ lúa trên đất nuôi tôm với các giống lúa mùa địa
phương cho năng suất, chất lượng thấp, đã được các cấp lãnh đạo tỉnh và các
ngành quan tâm. Với tư cách là một Phó Giám đốc Sở trực tiếp chỉ đạo mảng Nông
2


nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó cây lúa là chủ lực. Qua nhiều năm trăn
trở, luôn đầu tư suy nghĩ, làm cách nào để tìm ra giống lúa chịu mặn nhanh nhất để
khuyến cáo đưa ra sản xuất đại trà trên địa bàn tỉnh.
Xuất phát từ đó, bản thân tôi tự xác định và cho chủ trương: Phải đi tắt, đón
đầu, tìm ra giống lúa thích nghi, chịu mặn để kịp thời phục vụ cho sản xuất lúa
trong tỉnh nói chung, lúa trên đất nuôi tôm nói riêng. Để thực hiện công việc đó, từ
đầu vụ 2, của năm 2011, tôi mạnh dạn chỉ đạo và cho chủ trương trực tiếp, giao
cho trung tâm Giống Nông nghiệp tỉnh thực hiện: Ngoài việc thực hiện công tác
khảo, kiểm nghiêm giống lúa theo quy trình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn theo chương trình phối hợp với các Viện, Trường thì đồng thời phải
tiến hành khảo sát trực tiếp các kết quả thử nghiệm của các Viện, Trường, các
công ty, Trung tâm giống… các tỉnh, tuyển chọn ra các giống lúa có triển vọng
(đã qua khảo nghiệm chính quy ở các Viện, trường, công ty và Trung tâm

Giống các tỉnh) đem về trồng thử nghiệm trực tiếp trên các vùng đất khác nhau
trong tỉnh (kể cả trên vùng đất nhiễm mặn, nuôi tôm của tỉnh), không qua giai
đoạn khảo nghiệm chính quy tại tỉnh nhà, nhằm sớm xác định giống lúa thích
nghi, cho năng suất, chất lượng cao để sớm đưa ra khuyến cáo sản xuất đại trà.
2. Phạm vi triển khai:
Với chủ trương đề xuất cải tiến quy trình chon giống nêu trên, tôi mạnh dạn
chỉ đạo và giao cho Trung tâm Giống Nông nghiệp tỉnh triển khai và áp dụng thực
hiện từ vụ 2 năm 2011 đến nay qua 5 vụ sản xuất thử nghiệm với 10 bộ giống lúa
triển vọng, có trên 100 giống, được bố trí ở các địa bàn xã Khánh Lâm (huyện U
3


Minh), xã Tân Lộc Bắc, Tân Phú (Thới Bình), xã Khánh Bình, Khánh Bình Đông,
Khánh Bình Tây Bắc (Trần Văn Thời).
Riêng thử nghiệm giống lúa chịu mặn được triển khai tại 2 điểm: xã Trí Lực
(huyện Thới Bình ) và xã Khánh Lâm (U Minh ), với 10 giống lúa có triển vọng
được tuyển chọn ra từ các Viện, Trường, các công ty, Trung tâm Giống các tỉnh
gồm:
Thời gian
sinh
STT

Tên giống

Xuất xứ

Ghi chú
trưởng
(ngày)


01

TS20

Cơ sở sản xuất giống lúa
Hồ Quang ở Sóc Trăng

Giống lúa thơm,
120

đặc

sản

xuất

khẩu.
02

ST5

Cơ sở sản xuất giống lúa
Hồ Quang ở Sóc Trăng

Giống lúa thơm,
115

đặc
khẩu.


03

Nàng

Thơm

Chịu ảnh
Huyện Cần Đước, Long

Chợ Đào

hưởng
An
quang kỳ

04

OM9905

Viện Lúa ĐB SCL

95-100

05

OM9916

““

““


06

OM9577

““

““

07

GKG15

Trung Tâm Giống Nông
90-100
nghiệp Kiên Giang

08

GKG8

““

““
4

sản

xuất



09

GKG1

““

85-90

09

Nam Ưu 1051 Công ty CP Giống cây
90-100
trồng Miền Nam

10

Nam Ưu 901

““

““

3. Mô tả sáng kiến:
Đối với các giống lúa cao sản, phục vụ cho vùng chuyên canh lúa, tuyển
chọn trực tiếp trên 100 giống lúa có triển vọng từ các Viện, Trường, các công ty,
Trung tâm Giống các tỉnh trong khu vực Đông bằng Sông Cửu Long (không qua
khảo nghiệm tại tỉnh) đưa về sản xuất thử nghiệm, quy mô mối giống 200 m 2,
không lập lại tại các xã Khánh Lâm (huyện U Minh), xã Tân Lộc Bắc, Tân Phú
(Thới Bình), xã Khánh Bình, Khánh Bình Đông, Khánh Bình Tây Bắc (Trần Văn

Thời). Qua kết quả sản xuất thử nghiệm tại các điểm qua 5 vụ đã đánh giá các chỉ
tiêu và xác định ngay được các giống lúa có năng suất cao, kháng sâu bệnh, thích
nghi với điều kiện thời tiết, đất đai, khí hậu ở Cà Mau, chất lượng gạo tốt, đạt tiêu
chuẩn xuất khẩu, được khuyến cáo sản xuất đại trà trên vùng sản xuất chuyên canh
lúa của tỉnh Cà Mau như: OM6162, OM4900, OM5451, OM6976, OM2395,
OM6677, OM4218, OM2517, OM4498.
Riêng đối với giống lúa chịu mặn, tuyển chọn 10 giống lúa ở bảng nêu trên,
cho tiến hành sản xuất thử nghiệm, quy mô mỗi giống lúa trung bình 200 m 2,
không lập lại, tại xã Trí Lực (huyện Thới Bình) và xã Khánh Lâm (huyện U Minh)
trong vụ mùa 2012. Qua kết quả sản xuất thử nghiệm, đã xác định được các giống
lúa có khả năng chịu mặn khá như: ST20, OM9916, GKG15, GKG1, năng suất
trung bình đạt từ 4,5 đến 5 tấn/ha, cá biệt có những giống đạt trên 6 tấn/ha. Đặc
5


biệt trong đó có giống lúa ST20, ST5 là giống lúa thơm đặc sản, cực kỳ ngon cơm,
được hầu hết các khách hàng ưa thích.
Từ kết quả nêu trên, vụ mùa năm 2013, với vai trò là chỉ đạo trực tiếp, mạnh
dạn khuyến cáo cho người dân gieo cấy giống lúa ST20, ST5 trên diện rộng được
khoảng 1.000 ha, tập trung ở huyện Thới Bình 700 ha, U Minh 100 ha, thành phố
Cà Mau 100 ha, và các nơi khác 100 ha, năng suất trung bình đạt từ 4,5 – 5 tấn/ha,
các thương lái tranh nhau mua với giá 6.500 – 7.000 đồng/kg (lúa tươi).
Đây là phương pháp rẻ tiền, ít tốn kém và nhanh nhất để đánh giá tính thích
nghi và tiềm năng về năng suất của giống lúa để khuyến cáo đưa ra sản xuất đại
trà. Với phương pháp này rút ngắn thời gian sớm hơn được một năm, giảm chi
phí hơn 15.000.000 đồng/1 khảo nghiệm (do bỏ qua giai đoạn khảo nghiệm chính
quy mà từ trước đến nay các tỉnh đã từng làm).
5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
Đối với sáng kiến này, hiện nay đã được ngành Nông nghiệp tập trung chỉ
đạo, áp dụng thực hiện phổ biến và lâu dài trong quá trình nghiên cứu, chọn tạo

giống lúa thích nghi trên địa bàn tỉnh.
Với những giống lúa cao sản có năng suất cao, kháng sâu bệnh, thích nghi
với điều kiện thời tiết, đất đai, khí hậu ở Cà Mau, chất lượng gạo tốt, đạt tiêu chuẩn
xuất khẩu, tuyển chon theo phương pháp này đã được khuyến cáo sản xuất đại trà
trên vùng sản xuất chuyên canh lúa của tỉnh Cà Mau như: OM6162, OM4900,
OM5451, OM6976, OM2395, OM6677, OM4218, OM2517, OM4498. Trong 3

6


năm qua cho thấy các giống lúa này luôn ổn định về các đặc tính, cũng như thích
nghi tốt trên đồng đất Cà Mau và tiếp tục được bà con nông dân chấp nhận.
Riêng đối với các giống lúa có phẩm chất tốt, chất lượng cao, thích nghi với
điều kiện trồng trên nền đất nhiễm mặn như ST20, ST5, đã mở ra cho tỉnh Cà Mau
một triển vọng mới, để giải quyết “một tình huống khó” cho giải pháp rút ngắn
thời gian tìm kiếm giống lúa chịu mặn để bổ sung vào cơ cấu giống cho bộ giống
lúa sản xuất trên đất nuôi tôm của tỉnh trong thời gian tới.
Trong các giống lúa nêu trên, thì giống ST20, ST5 là giống chủ lực, được
xác định ngay từ đầu, vụ mùa năm 2013, tôi mạnh dạn chỉ đạo cho Trung Tâm
Giống Nông nghiệp tỉnh tổ chức sản xuất nhân giống trong tỉnh vào vụ 2 năm
2013, ước thu hoạch hơn 100 tấn giống để sẵn sàng cung ứng cho sản xuất vụ lúa
trên đât nuôi tôm năm 2014 và tiếp tục nhân rộng cho những năm tiếp theo.
Những giống lúa nêu trên, có khả năng gieo cấy được hầu hết diện tích đất
nhiễm mặn (tương ứng như ở huyện Thới Bình và U Minh) khuyến cáo trồng luân
canh một vụ lúa – một vụ tôm cho các tỉnh trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu
Long.
Với phương pháp nêu trên, cung cấp kịp thời các giống lúa thích nghi, chất
lượng tốt phục vụ sản xuất trong tỉnh, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng lúa
của tỉnh Cà Mau năm sau cao hơn năm trước (trong khi diện tích trồng lúa của
tỉnh có xu hướng giảm dần).

6. Kiến nghị, đề xuất:

7


- Tiếp tục duy trì và khuyến cáo triển khai thực hiện công tác tuyển chon
giống lúa theo phương pháp này để rút ngắn thời gian và tiết kiệm được chi phí.
- Với kết quả đạt được từ thử nghiệp nêu trên, mạnh dạn đề xuất:
+ Đối với các giống lúa cao sản: OM6162, OM4900, OM5451,
OM6976,OM2395, OM6677, OM4218, OM2517, OM4498 chính thức khuyến cáo
đưa vào cơ cấu bộ giống lúa sản xuất đại cho các vùng chuyên canh lúa của tỉnh Cà
Mau.
+ Đối với giống lúa đặc sản: ST20, ST5 chính thức đưa vào cơ cấu bộ giống
lúa gieo cấy trên đất nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Cà Mau từ năm 2014 trở đi.
- Đề nghị triển khai và khuyến cáo rộng rải trên hệ thống thông tin đại chúng
và các địa phương để người dân nắm bắt và áp dụng vào sản xuất.
- Nhà nước tăng cường kinh phí khuyến nông cho Sở Nông nghiệp và PTNT
để đẩy mạnh việc khuyến cáo giống lúa thơm chất lượng cao ST20, ST5 để từng
bước thay thế dần các giống lúa mùa địa phương chất lượng thấp trên diện tích sản
xuất luân canh lúa - tôm.
Trên đây là báo cáo sáng kiến của tôi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ qua
các năm và năm 2013, đề nghị Hội đồng xét duyệt sáng kiến cơ sở công nhận và đề
nghị xét tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh”.

Xác nhận của Hội đồng sáng kiến

Người báo cáo sáng kiến

8



Nguyễn Văn Tranh

9



×