Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Sáng kiến sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy lý luận chính trị ( học phần lịch sử đảng cộng sản việt nam) tại trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện thới bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120 KB, 6 trang )

UBND HUYỆN THƠÍ BÌNH
TT BỒI DƯỢNG CHÍNH TRỊ
*

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Thới Bình, ngày 06 tháng 12 năm 2013

BẢN BÁO CÁO SÁNG KIẾN
SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG GIẢNG DẠY LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
( HỌC PHẦN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM) TẠI TRUNG TÂM
BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ HUYỆN THỚI BÌNH

- Tên cá nhân thực hiện : Qch Xiếu Liếu
- Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ tháng 02/2013 đến hết
tháng 11/2013
Thực tiễn hiện nay đặt ra vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng tích cực, người học làm trung tâm, chủ động tham gia vào q trình lĩnh
hội kiến thức mới. Kết quả dạy học sẽ cao hơn nếu giáo viên cho phép học viên
tiếp cận tài liệu, kiến thức dưới dạng sơ đồ. Sơ đồ hóa kiến thức ( sơ đồ tư duy)
là phương pháp đem lại hiệu quả giảng dạy đáng kinh ngạc, nhất là trong lĩnh
vực giáo dục và kinh doanh. Nếu vận dụng đúng cách trong giảng dạy và học

Trang 01


tập sẽ giúp giải phóng những năng lực tiềm ẩn trong mỗi cá nhân, chắc chắn sẽ
tạo ra những chuyển biến tích cực đối với người dạy và người học.
Bản thân áp dụng sử dụng sơ đồ tư duy với học phần Đường lối cách
mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam - Chương trình Sơ cấp lý luận chính trị tại
Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện Thới Bình vì nó giúp giản lược kiến


thức khỏi những câu chữ diễn dãi quá dài – điều mà học viên cơ sở rất e ngại
khi học các môn lý luận chính trị. Giúp phát triển khả năng sáng tạo của người
học, tự mỗi người có thể vẽ theo ý riêng của mình sao cho dễ nhớ, dễ hiểu,
không phụ thuộc vào 1 cách diễn đạt của giảng viên miễn là đúng kiến thức.
Với cả 1 bài học chưa được giảng, học viên vẫn có thể chuẩn bị trước với ý
tưởng tư duy của mình, giúp người học chủ động trong việc tiếp thu kiến thức
mới đồng thời giảm áp lực cho giảng viên.
- Yêu cầu đối với người dạy: Trước hết phải nắm kĩ mục tiêu bài học,
khối lượng kiến thức của bài học, logic của nội dung bài học. Những bài có
đơn vị kiến thức nhỏ liên quan đến nhau, những bài có tính chất tổng kết, ôn
tập…thì rất thuận lợi cho việc dùng sơ đồ tư duy.
+ Tìm hiểu để nắm thông tin về đối tượng học viên để có thể chọn cách
làm việc độc lập hay theo nhóm...Giảng viên có thể vẽ trên bảng đen hay giấy
khổ A4, giấy khổ lớn với bút màu hoặc sử dụng công nghệ thông tin như vẽ
trên máy tính cá nhân bằng phần mềm hổ trợ, sử dụng PowerPoint để trình
chiếu tùy tình hình thực tế của giờ lên lớp và người học.

Trang 02


Đặc thù của học phần này có liên quan đến nhiều sự kiện lịch sử, nên khi
thiết kế bản đồ tư duy cho từng nội dung, giảng viên có thể tận dụng ký hiệu về
mặt thời gian, các hình ảnh liên quan đến các sự kiện.
+ Giới thiệu để người học làm quen với sơ đồ tư duy thông qua việc
trình chiếu các sơ đồ do giảng viên thiết kế cho bài học.
+ Sau đó hướng dẫn người học vẽ bản đồ tư duy.
- Yêu cầu đối với người học: Chủ động chuẩn bị tài liệu, giáo trình,
công cụ cần thiết như bút màu, giấy khổ A4,..
Trên cơ sở sự hướng dẫn của giảng viên, người học có thể sáng tạo theo
cách riêng của mình, sử dụng các ký hiệu, hình vẽ mà đôi khi chỉ họ biết để

biểu đạt nội dung bài học. Tuy nhiên, từ giản đồ đó, người học phải hệ thống
được kiến thức một cách chuẩn xác chứ không phải tùy tiện. Từ đó, người học
có thể dễ dàng nắm bắt tổng thể nội dung của bài học, nhanh chóng xác định
các nội dung chính, phụ và liên kết chúng theo logic nhất định. Thậm chí,
người học có thể nhớ được dàn ý của bài học ngay sau khi một giản đồ ý được
vẽ xong.
- Các bước tiến hành một giờ giảng với sơ đồ tư duy:
Giảng viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, điều chỉnh, giúp người
học đi đúng hướng trong việc nhận thức và giải quyết vấn đề. Giờ giảng sẽ
được tiến hành như sau:

Trang 03


+ Giảng viên giới thiệu nội dung sẽ thiết kế (phần này đã được giao về
nhà chuẩn bị trước). Có thể tiến hành theo nhóm hoặc cá nhân. Học viên sẽ
nghiên cứu giáo trình, tài liệu và tự thiết kế bản đồ theo cách của mình.
+ Giảng viên phổ biến mục tiêu và yêu cầu của giờ học.
+ Học viên sẽ trình bày nội dung đã chuẩn bị theo ý của mình.
+ Các học viên khác, các nhóm khác sẽ nhận xét, trao đổi ý kiến xoay
quanh nội dung vừa được trình bày.
+ Giảng viên sẽ nhận xét, chỉnh sửa, đánh giá, rút kinh nghiệm và chốt
lại nội dung bài học với những nội dung quan trọng mà sinh viên cần chú ý.
Phần nhận xét của giảng viên thường tập trung vào sự chính xác và tính logic
của nội dung, sơ đồ có thể hiện hết nội dung cơ bản và đạt được mục tiêu của
bài học hay không? Tính sáng tạo (cách sử dụng từ khóa, ký hiệu, hình ảnh…)
cũng như khả năng liên tưởng, kết nối các nội dung…
+ Sau cùng giảng viên có thể gợi mở những vấn đề lý luận và thực tiễn
liên quan đến nội dung bài học, giúp học viên mở rộng phạm vi kiến thức.
Phương pháp này cũng rất hữu ích khi sử dụng nó để hệ thống hóa kiến

thức trong những giờ ôn tập, tổng kết học phần. Nó giúp người học có được cái
nhìn tổng thể về toàn bộ nội dung của học phần. Qua thực tế áp dụng bản đồ tư
duy trong việc giảng dạy một số nội dung của học phần này, bước đầu đã tạo
sự hứng khởi cho học viên, khắc phục 1 số khiếm khuyết trong cách dạy và học
theo lối truyền thống, khiến học viên phải chủ động trong việc học tập và
Trang 04


nghiên cứu. Giúp học viên dễ nhớ, dễ thuộc đối với các vấn đề cần ghi nhớ và
dễ hiểu hơn, biết cách trình bày một nội dung bài học một cách logic. Tuy
nhiên, đây mới chỉ là những đánh giá bước đầu, cần tiếp tục nghiên cứu cải
tiến và theo dõi.
Phương pháp này có thể áp dụng cho việc giảng dạy và học tập học phần
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tại các Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị,
Trường Chính trị và cả các trường Cao đẳng, Đại học bởi nội dung các giáo
trình đều được biên soạn thống nhất bởi Ban Tuyên Giáo Trung ương, Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
Để sử dụng phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải có trình độ chuyên
môn vững vàng, người học phải có tài liệu và chuẩn bị đầy đủ. Khi áp dụng
những sơ đồ khái quát cần bổ sung những vấn đề thực tiễn để tăng sức thuyết
phục đối với người học.Tuy nhiên, không có một phương pháp giảng dạy nào
được xem là tối ưu, có thể áp dụng cho mọi nội dung, mọi học phần, mọi đối
tượng vì vậy phải tùy vào trường hợp cụ thể mà áp dụng linh hoạt các phương
pháp và khai thác có hiệu quả các phương tiện và công cụ hiện có để giờ giảng
đạt hiệu quả tốt nhất./.

Ý kiến xác nhận

Ngày 06 tháng 12 năm


2013
của Thủ trưởng đơn vị

Người báo cáo

Trang 05


Quách Xiếu Liếu

Trang 06



×