Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

sáng kiến ứng dụng phương pháp khảo sát tình hình thực tiễn của địa phương soạn thảo và đề xuất ban hành nghị quyết về lệ phí chứng thực trên địa bàn tỉnh cà mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.89 KB, 5 trang )

Mẫu 02/BC-XDSK

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự Do – Hạnh phúc

Cà Mau, Ngày 17 tháng 12 năm 2013

BÁO CÁO
TÓM TẮT NỘI DUNG, HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN

- Tên sáng kiến: Ứng dụng phương pháp khảo sát tình hình thực tiễn của
địa phương soạn thảo và đề xuất ban hành Nghị quyết về lệ phí chứng thực
trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
- Tôi và tên: Lê Thị Nhung
- Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ ngày: 12/7/2012 đến ngày:
31/12/2013.
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
Công tác chứng thực trên địa bàn tỉnh Cà Mau trong thời gian qua có ý
nghĩa to lớn đối với sự phát triển xã hội. UBND cấp huyện cũng như UBND cấp
xã đều thực hiện việc tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính theo “cơ chế một
cửa, một cửa liên thông” và ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc. Qua
đó, nhu cầu chứng thực của nhân dân đã được đáp ứng nhanh chóng, kịp thời,
đúng pháp luật, tình trạng quá tải công chứng, chứng thực tồn tại nhiều năm trước
đây đã giảm rõ; góp phần thực hiện tốt công tác cải cách, đơn giản hóa thủ tục

1


hành chính. Đồng thời phát huy được các mặt tích cực, hạn chế tiêu cực, thúc đẩy
nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Nghị định số 79/2007/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao


từ bản chính, chứng thực chữ ký đã được ban hành ngày 18/5/2007, đây là văn bản
pháp lý quan trọng, tạo tiền đề để hoạt động chứng thực từng bước đi vào nề nếp.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện phát sinh một số khó khăn trong
việc việc chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng song ngữ, có
nhiều loại giấy tờ không hoàn toàn mang tính chất song ngữ. Để khắc phục khó
khăn như trên, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 03/2008/TT-BTP ngày
25/8/2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP.
Để thực hiện việc thu phí theo các văn bản nêu trên, năm 2009 Hội đồng
nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 05/2009/NQ-HĐND ngày 09/5/2009.
Qua hơn 03 năm thực hiện Nghị quyết số 05/2009/NQ-HĐND ngày 09/5/2009 của
HĐND tỉnh về việc ban hành lệ phí chứng thực trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã bộc lộ
những điểm không phù hợp so với tình hình thực tiễn hiện nay. Để kịp thời khắc
phục những điểm không phù hợp của Nghị quyết số 05/2009/NQ-HĐND. Việc ban
hành Nghị quyết về lệ phí chứng thực trên địa bàn tỉnh thay thế cho Nghị quyết số
05/2009/NQ-HĐND là cần thiết.
2. Phạm vi triển khai thực hiện:
UBND các huyện, thành phố và UBND các xã, phường trong toàn tỉnh có
thực hiện công tác chứng thực theo thẩm quyền.
3. Mô tả sáng kiến:
- Qua 3 năm thực hiện Nghị quyết số 05/2009/NQ-HĐND ngày 09/5/2009 của
HĐND tỉnh về việc ban hành lệ phí chứng thực trên địa bàn tỉnh Cà Mau thì khoản thu
từ lệ phí cấp bản sao từ sổ gốc và lệ phí chứng thực đều nộp 100% vào ngân sách nhà
2


nước. Công tác chứng thực đáp ứng được yêu cầu cho công dân trong việc cấp bản
sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký. Tuy nhiên,
việc thu lệ phí chứng thực đã xuất hiện nhiều điểm chưa hợp lý vì các đơn vị không
có kinh phí để trang trải cho công tác này. Cụ thể: Sở Tư pháp thường xuyên tiến hành
kiểm tra công tác chứng thực đối với cấp huyện, cấp xã phát hiện nhiều đơn vị thực

hiện không đúng quy định công tác lưu trữ, nguyên nhân do các đơn vị này không đảm
bảo đủ nguồn kinh phí chi cho các khoản như văn phòng phẩm, sơ mi lưu trữ hồ sơ, sổ
theo dõi…. Bên cạnh đó, có những đơn vị với khối lượng công việc chứng thực nhiều
phải hợp đồng thêm cán bộ phải sử dụng kinh phí hoạt động thường xuyên để chi trả
lương cho những cán bộ này.
- Từ những vấn đề nêu trên, đối chiếu quy định tại điểm b, khoản 2, mục II,
Thông tư liên tịch số 92/2008/TTLT-BTC-BTP ngày 17/10/2008 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính và Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và
sử dụng lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực có quy định “... Trong trường hợp ủy
quyền thu thì Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định tỷ
lệ phần trăm trích lại số lệ phí thu được cho đơn vị được ủy quyền thu lệ phí để trang
trải chi phí cho việc thu lệ phí theo chế độ quy định”.
- Đồng thời tại Phần III, Thông tư 97/2006/TT-BTC quy định: “Hội đồng nhân
dân cấp tỉnh quy định đối với phí, lệ phí được phân cấp, bao gồm việc quy định mức
thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng đối với từng phí, lệ phí cụ thể”. Và tại điểm b,
mục C, phần III, Thông tư 63/2002/TT-BTC quy định “trường hợp tổ chức thu chưa
được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí cho hoạt động thu phí, lệ phí hoặc tổ chức
thu được uỷ quyền thu phí, lệ phí thì tổ chức thu được để lại một phần trong số tiền phí,
lệ phí thu được để trang trải chi phí cho việc thu phí; phần tiền phí, lệ phí còn lại phải
nộp vào ngân sách nhà nước”.
4. Kết quả, hiệu quả mang lại:
3


Từ thực trạng trên, bản thân đã đề xuất và chủ trì soạn thảo, được HĐND
tỉnh thông qua Nghị quyết với nội dung:
- Đối với Phòng tư pháp các huyện và thành phố Cà Mau các đơn vị, tổ chức
được giao nhiệm vụ cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng
thực chữ ký thì nộp vào ngân sách cấp huyện 50% lệ phí thu được, 50% được trích
để lại đơn vị nhằm để trang trải chi phí cho việc thực hiện công tác chứng thực

theo quy định.
- Đối với UBND cấp xã nộp ngân sách cấp xã 100% lệ phí thu được và quản lý
sử dụng theo đúng quy định, cụ thể, Chủ tịch UBND cấp xã là chủ tài khoản bố trí kinh
phí đảm bảo các khoản chi thực hiện công tác chứng thực theo quy định.
So với Nghị quyết số 05/2009/NQ-HĐND thì Nghị quyết số 06/2012/NQHĐND về lệ phí chứng thực trên địa bàn tỉnh Cà Mau có thay đổi nội dung về mức
thu lệ phí; quản lý và sử dụng lệ phí. Cụ thể
- Đối với mức thu lệ phí Tuy mức thu lệ phí của Nghị quyết có phần tăng so
với Nghị quyết số 05/2009/NQ-HĐND nhưng vẫn nằm trong khung quy định
Thông tư liên tịch số 92/2008/TTLT-BTC-BTP ngày 17/10/2008 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp,
quản lý và sử dụng lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực.
- Đối với việc quản lý và sử dụng lệ phí: Trong thời gian qua từ khi thực
hiện theo Nghị quyết 05/2009/NQ-HĐND ngày 09/5/2009 của HĐND tỉnh thì
nguồn thu từ lệ phí chứng thực không được trích để lại. Điều này dẫn đến các cơ
quan thực hiện cấp bản sao từ sổ gốc cũng như thực hiện việc chứng thực gặp
nhiều khó khăn vì không được cấp kinh phí hoặc có nhưng rất ít không đảm bảo
trang trải phục vụ cho công tác này. Chính vì vậy, Nghị quyết mới được thông qua
trích tỉ lệ % nộp ngân sách Nhà nước và tỉ lệ % để lại cho cơ quan đơn vị thực hiện
4


cấp bản sao từ sổ gốc và chứng thực nhằm trang trải chi phí cho việc thực hiện
công tác chứng thực theo quy định.
5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
- Nghị quyết về lệ phí chứng thực trên địa bàn tỉnh Cà Mau được Chủ tịch
HĐND tỉnh thông qua vào ngày 12/7/2012 và có hiệu lực kể từ ngày 01/8/2012.
Nghị quyết tạo được nguồn thu cho ngân sách và kinh phí cho cơ quan, tổ chức
thực hiện cấp bản sao từ sổ gốc và chứng thực.
- Nghị quyết về mức thu lệ phí chứng thực được HĐND tỉnh thông qua đã
mang lại hiệu quả cao cho hoạt động chứng thực tại địa phương, đảm bảo kinh phí

trích lại phục vụ cho hoạt động chứng thực, từ có cải cách hành chính, ứng dụng
công nghệ thông tin trong công tác chứng thực được quan tâm, đầu tư đúng mức,
phục vụ tốt hơn yêu cầu của nhân dân.
6. Kiến nghị, đề suất:
Một số vấn đề cần quan tâm để nâng cao công tác chứng thực trên địa bàn
tỉnh Cà Mau trong thời gian tới:
- Tiếp tục đầu tư trang thiết bị, tin học hóa công tác chứng thực tại UBND
cấp xã, ngày càng nâng cao công tác này và giúp công tác chứng thực ngày càng
chuyên nghiệp hơn.
- Tiếp tục nghiên cứu, khảo sát và điều chỉnh mức thu phù hợp với tình hình
thực tế của địa phương qua từng thời kỳ và đảm bảo phù hợp với văn bản QPPL
của trung ương.

Ý kiến xác nhận
của thủ trưởng đơn vị

Người báo cáo

5



×